Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng hợp xử lý ô nhiễm nhằm bảo vệ môi trường và phát triển theo hướng bền vững cho làng nghề chế biến tinh bột sắn cát quế hoài đức hà tây luận văn t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 95 trang )

MỤC LỤC
CÁC

THUẬT

NGỮ

VIẾT

TẮT............................................

..........................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................vi
Mở đầu .............................................................................................................. 1
Chương 1: Tổng quan...................................................................................... 10
1.1. Giới thiệu chung .................................................................................. 10
1.1.1. Quy mô hoạt động, phân bố của các làng nghề tỉnh Hà Tây .... 11
1.1.2. Quá trình sản xuất, phát triển kinh tế làng nghề ...................... 14
1.1.3. Tổ chức và quy mô hoạt động của làng nghề ............................. 15
1.2. Tình hình phát triển sản xuất và hiện trạng môi trường ở một số
làng nghề điển hình tỉnh Hà Tây .............................................................. 16
1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất ....................................................... 16
1.2.1.1. Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm ............................ 17
1.2.1.2. Làng nghề tái chế phế thải - tái chế sắt .................................. 20
1.2.1.3. Làng nghề dệt nhuộm.............................................................. 22
1.2.2. Hiện trạng môi trường .................................................................. 23
1.2.2.1. Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm ............................ 25
1.2.2.2. Làng nghề tái chế phế thải - tái chế sắt ...................................... 27
1.2.2.3. Làng nghề dệt nhuộm............................................................... 31
1.3. Tác động của làng nghề đến đời sống kinh tế - xã hội .................... 32


1.3.1. Nguyên nhân và nhân tố tác động chủ yếu đến môi trường ở các
làng nghề ................................................................................................. 33
1.3.2. Hệ quả tác động của tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường
đến sức khoẻ và đời sống của dân cư và người lao động..................... 34
1.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường làng nghề tỉnh Hà Tây ... 36

-1-


1.4.1. Bộ máy tổ chức quản lý môi trường ............................................. 36
1.4.2. Công tác quản lý chất thải làng nghề của địa phương ............... 39
Chương 2: Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu .......................................... 45
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 45
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 45
2.2.1. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu và số liệu thứ cấp ..... 45
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa................................................... 46
2.2.3. Phương pháp bản đồ .................................................................... 46
2.2.4. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)......... 47
2.2.5. Phương pháp tham gia ý kiến chuyên gia .................................. 48
Chương 3: kết quả nghiên cứu ........................................................................ 49
3.1. Hiện trạng làng nghề chế biến tinh bột sắn Cát Quế - Hoài Đức Hà Tây ......................................................................................................... 49
3.2. Công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến nông sản và giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường làng nghề ......... 53
3.2.1. Công nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn Cát Quế - Hoài
Đức - Hà Tây ........................................................................................... 53
3.2.1.1. Cơ sở khoa học cho giải pháp xử lý nước thải ....................... 53
3.2.1.2. Xử lý nước thải bằng biogas .................................................. 55
3.2.1.3. Xử lý nước thải bằng hồ sinh học ............................................ 55
3.2.1.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn .......... 56
3.2.2. Các giải pháp quản lý môi trường làng nghề .............................. 59

3.3. Xây dựng mô hình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến
tinh bột sắn tại xã Cát Quế - Hoài Đức - Hà Tây ................................... 67
3.3.1. Quy hoạch và thiết kế hệ thống xử lý chất thải ........................... 67
3.3.1.1. Bố trí quy hoạch...................................................................... 67
3.3.1.2. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải ............................................ 67

-2-


3.3.1.3.Quy hoạch đường giao thông ................................................... 75
3.3.1.4. Quy hoạch cây xanh................................................................. 76
3.3.2. Xây dựng mô hình thí điểm ........................................................... 76
3.3.2.1. Nội dung xây dựng mô hình ..................................................... 76
3.3.2.2. Tổng dự toán ........................................................................... 76
3.3.3. Kết quả xây dựng hệ thống xử lý nước thải................................ 77
3.3.4. Mô hình tổ chức quản lý môi trường .......................................... 82
3.3.4.1. Tình hình chung ....................................................................... 82
3.3.4.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường ở Cát Quế ............... 83
3.3.5. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý vệ sinh môi trường làng nghề
Cát Quế .................................................................................................... 85
3.3.5.1. Ban quản lý xã ......................................................................... 85
3.3.5.2. Tổ quản lý vệ sinh môi trường thôn, xóm ................................ 86
3.3.5.3. Quản lý tài chính..................................................................... 86
Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88
Kết luận ....................................................................................................... 88
Kiến nghị..................................................................................................... 90
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 93

-3-



CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
TCCP

:

Tiêu chuẩn cho phép.

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam.

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội.

ĐBSH

:

Đồng bằng sông Hồng.

KH – CN

:


Khoa học công nghệ.

UBND

:

Uỷ ban nhân dân.

BVMT

:

Bảo vệ môi trường.

VSMT

:

Vệ sinh môi trường.

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường.

HTXL

:


Hệ thống xử lí.

HTTN

:

Hệ thống thoát nước.

HĐND

:

Hội đồng nhân dân.

KHCN

:

Khoa học công nghệ.

BKHCN&MT:

Bộ khoa học công nghệ và môi trường.

-4-


DANH MỤC BẢNG
Danh mục
Trang

Bảng 1.1: Phân loại làng nghề theo nhóm sản phẩm
5
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994
8
Bảng 1.3: Các dạng chất thải và đặc trưng
17
Bảng 1.4: Kết quả phân tích chất lượng không khí làng nghề tái chế
kim loại Vĩnh Lộc
21
Bảng 1.5: Kết quả đo thông số khí hậu và mức âm làng nghề tái chế
kim loại
22
Bảng 1.6: Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước thôn Vĩnh Lộc 22
Bảng 1.7: Hàm lượng kim loại trong mẫu đất thôn Vĩnh Lộc
Bảng 1.8: Kết quả phân tích không khí tại một số làng nghề dệt
nhuộm
Bảng 1.9: So sánh các loại bệnh của người lao động trong 4 ngành
kinh tế
Bảng 3.1: Thành phần và tính chất nước thải từ chế biến tinh bột sắn
làng nghề Cát Quế
Bảng 3.2: Thành phần và tính chất nước thải từ mẫu nước mặt làng
nghề Cát Quế
Bảng 3.3: Lượng bã thải hàng ngày tại khu vực sản xuất tại lang nghề
Cát Quế
Bảng 3.4: Lưu lượng nước thải tính toán của làng nghề Cát Quế
Bảng 3.5: Kết quả phân tích nước thải tại mương tiêu nước chính
Bảng 3.6: Chỉ tiêu kĩ thuật hầm Biogas
Bảng 3.7: Thành phần phân tích nước thải
Bảng 3.8: Thành phần nước thải tại rãnh tiêu làng nghề Cát Quế
Bảng 3.9: Tổng lượng nước thải các hộ trong thôn 5 Cát Quế

Bảng 3.10: Kích thước rãnh tiêu trong mô hình
Bảng 3.11: Số gia đình chăn nuôi lợn trong khu vực xây dựng dự án
Bảng 3.12: Kết quả phân tích nước thải tại hồ sinh học
Bảng 3.13: Diễn biễn trung bình của chất lượng nước thải dọc theo hệ
thống thoát nước thải trước khi xây dựng hệ thống
Bảng 3.14: Diễn biễn trung bình của chất lượng nước thải dọc theo hệ
thống thoát nước thải sau khi xây dựng hệ thống
Bảng 3.15: Hiệu qủa xử lí nước thải sau khi xây dựng hệ thống

-5-

23
24
28
43
44
44
45
46
49
58
59
60
61
64
69
69
70
72



DANH MỤC HÌNH
Danh mục

Trang

Hình 1.1: Bản đồ phân bố các làng nghề tỉnh Hà Tây

7

Hình 1.2: Quy trình sản xuất bún mì khô

12

Hình 1.3: Quy trình tái chế sắt xã Phùng Xá

14

Hình 3.1: Hệ thống quản lí môi trường

29

Hình 3.2: Tổ chức phân nhóm các cơ sở sản xuất

35

Hình 3.3: Sản xuất tinh bột sắn tại xã Cát Quế

41


Hình 3.4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

42

Hình 3.5: Ô nhiễm nước mặt và bã thải tại làng nghề Cát Quế

43

Hình 3.6: Sơ đồ hoạt động hồ sinh học

47

Hình 3.7: Sơ đồ quy trình chế biến tinh bột sắn Cát Quế

48

Hình 3.8: Sơ đồ hầm Biogas

49

Hình 3.9: Sơ đồ hệ thống xử lí thải làng nghề Cát Quế

50

Hình 3.10: Chất thải rắn chưa được thu gom tại Cát Quế

53

Hình 3.11: Hiện trạng hệ thống tiêu thoát nước tại Cát Quế


54

Hình 3.12: Sơ đồ tổ chức quản lí vệ sinh môi trường xã

55

Hình 3.13: Sơ đồ xử lí nước thải sinh hoạt và sản xuất

60

Hình 3.14: Xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải

61

Hình 3.15: Sơ đồ xử lí chất thải bằng bể Biogas

64

Hình 3.16: Bể Biogas xử lí chất thải cho người và gia súc

65

Hình 3.17: So sánh giá trị diễn biến giá trị pH dọc theo HTTN
trước và sau khi xây dựng hệ thống xử lí nước thải

70

Hình 3.18: So sánh giá trị diễn biến giá trị COD dọc theo
HTTN trước và sau khi xây dựng hệ thống xử lí nước thải


71

Hình 3.19: So sánh giá trị diễn biến giá trị SS dọc theo HTTN
trước và sau khi xây dựng hệ thống xử lí nước thải

-6-

71


MỞ ĐẦU
Làng nghề nông thôn đã có một truyền thống lâu dài và đóng vai trò quan
trọng trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những năm qua
trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tập trung phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng của
chủ nghĩa xã hội, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển
mạnh mẽ để giải quyết những áp lực nặng nề về công ăn việc làm cho lực
lượng lao động dư thừa từ các vùng nông thôn Việt Nam, chấn hưng các làng
nghề truyền thống và phát triển các làng nghề mới là chủ trương đúng đắn của
Đảng, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chiến lược này làm thay
đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết
công ăn việc làm lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân , góp phần
ổn định kinh tế, xã hội khu vực.
Vấn đề bùng nổ dân số, tài nguyên nông nghiệp ngày càng hạn chế, quá
trình phát triển các khu công nghiệp và tốc độ đô thị hoá nhanh ngày càng cao
làm mất, giảm diện tích canh tác, tăng tỷ lệ thất nghiệp dư thừa lao động, sẽ
làm mất tính ổn định môi trường xã hội, là mầm mống của sự phát triển tệ nạn
xã hội. Việc củng cố và phát triển các làng nghề sẽ giải quyết được nhiều vấn
đề kinh tế - xã hội, nó đóng vai trò hết sức quan trọng cho đất nước trong quá
trình khôi phục kinh tế và phát triển trong tương lai.

Chính phủ đánh giá rất cao vai trò của làng nghề thôn và đã đưa ra
chương trình phát triển mở rộng với quy mô và số lượng trong cả nước. Các
làng nghề ở khu vực Sông Hồng cũng nằm trong mục tiêu chương trình phát
triển này. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến
nay cả nước có khoảng 1.450 làng nghề với 108 ngành nghề và giải quyết

-7-


được việc làm cho trên 10 triệu lao động nông thôn. Khu vực Đồng bằng
Sông Hồng có khoảng 800 làng nghề [20].
Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) có diện tích khoảng 12.663 km2 chiếm
khoảng 4% diện tích tự nhiên của cả nước. Thuộc địa bàn hành chính - kinh tế
của 11 tỉnh thành phố. Đây là khu vực tập trung đông dân cư và phần lớn ở
nông thôn, (với hơn 13,59 triệu người chiếm 80,5% dân số của toàn vùng và
23% dân số nông thôn cả nước). Thu nhập từ nông nghiệp nói chung hiện vẫn
chiếm trên 60% thu nhập của các hộ nông thôn và chiếm gần 30% GDP của
các tỉnh trong vùng[23]. Song nông thôn Đồng bằng Sông Hồng cũng là nơi
có truyền thống phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với sự hình
thành và phát triển đa dạng của nhiều ngành nghề (làng nghề mà từ lâu đã nổi
tiếng trong cả nước). Sự phát triển của làng nghề đã tác động tích cực đến
phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong vùng, thúc đẩy quá trình công nghiệp
hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nông thôn. Các ngành nghề, làng
nghề đã tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần vào tăng trưởng
GDP của các địa phương và cải thiện, nâng cao thu nhập mức sống của dân
cư trong vùng và ở các làng nghề.
Hà Tây có diện tích đất tự nhiên trung bình so với các tỉnh khác trong cả
nước với tổng số 2191,6 km2; Hà Tây có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hệ
thống giao thông thuận tiện cho việc phát triển công thương, là một trong
những vùng trọng điểm phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của cả nước,

sản xuất công nghiệp của tỉnh Hà Tây cũng phát triển rất mạnh, góp phần
không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của nước ta. GDP bình
quân đầu người năm 2005 đạt 6,1 triệu đồng, thu ngân sách Nhà nước năm
2005 đạt gần 2.000 tỷ đồng. Mật độ dân số của Hà Tây thuộc loại cao trong
khu vực ĐBSH (1141người/km2) và phần lớn tập trung ở vùng nông thôn
(2.245.075 người chiếm 90% dân số)[22]. Lực lượng lao động vùng nông

-8-


thôn khá dồi dào. Ngoài sản xuất nông nghiệp thì phần lớn họ tham gia sản
xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Song song với việc phát triển làng nghề,
vấn đề xử lý chất thải đang trở nên cấp bách cho các ngành chức năng về
quản lý môi trường. Ví dụ điển hình làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm
tại xã Cát Quế - Hoài Đức - Hà Tây hàng ngày thải xuống sông, ao, hồ bình
quân 1.200m3 nước thải có chỉ số ô nhiễm rất cao (COD, BOD5, OSS, NH4,
Coliform) thải bỏ 10,75 tấn chất thải rắn ra môi trường, ngoài ra còn khí thải
do đun nấu chế biến và khí do quá trình phân huỷ chất hữu cơ của các bãi rác
và nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng làng nghề này. Vấn đề nhức
nhối của môi trường làng nghề không chỉ của Cát Quế - Hà Tây mà cũng là
vấn đề chung của các làng nghề khác trong tỉnh, là thách thức của nhà quản lý
phải cố gắng tìm được mô hình và các biện pháp quản lý môi trường làng
nghề hữu hiệu. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay vẫn còn là một bài toán khó
cần tìm lời giải phù hợp.
Nội dung chính của Luận văn này nhằm đánh giá được mức độ phát triển
của làng nghề Cát Quế - Hoài Đức - Hà Tây, hiện trạng môi trường và công
tác quản lí môi trường hiện nay của địa phương đồng thời đưa ra các giải pháp
tổng hợp xử lý ô nhiễm môi trường cho làng nghề chế biến tinh bột sắn tại xã
Cát Quế - Hoài Đức - Hà Tây, với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển
theo hướng bền vững.


-9-


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu chung
Trước đây tất cả các làng nghề đều coi là các làng nghề thủ công. Trong
quá trình theo thời gian và xu hướng phát triển, người ta thay đổi cách gọi,
thuật ngữ “Làng nghề thủ công truyền thống” bằng “Làng nghề” nhằm thay
đổi theo nghĩa rộng hơn, không bị bó buộc trong phạm vi nghề thủ công
truyền thống. Trên cơ sở đó người ta phân loại làng nghề theo các nhóm gồm
6 loại:
- Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: Các sản phẩm chính là
tinh bột sắn, dong, miến dong, bún gạo khô, đường mạch nha,...
- Các làng nghề dệt nhuộm: Sản phẩm chính của các làng nghề dệt
nhuộm là lụa tơ tằm, vải lụa, các màu in hoa.
- Các làng nghề kim khí: Sản phẩm chính là hàng kim khí, đồ gỗ cao cấp.
- Các làng nghề mây tre đan, sơn mài, điêu khắc, đồ gỗ: Các sản phẩm
chính là mây tre đan, hàng sơn mài, điêu khắc đồ gỗ.
- Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: Sản phẩm là gạch viên, gạch
ngói.
- Các làng nghề chăn nuôi: Sản phẩm chính là gia súc, gia cầm.
Nằm trong danh mục các làng nghề Việt Nam xã Cát Quế - Hoài Đức Hà Tây là nơi nổi tiếng với sản phẩm tinh bột sắn. Với nghề chế biến tinh bột
sắn nguyên liệu đã mang lại cho người dân ở Cát Quế những cải thiện nhất
định về kinh tế và giải quyết triệt để đầu ra cho mặt hàng nông sản cây sắn
của người dân trong vùng. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của nghề chế biến tinh bột sắn, đã kéo theo những vấn đề về môi trường.
Do vậy cần phải có những nghiên cứu, đánh giá và đề xuất biện pháp xử lý
môi trường đảm bảo cho sự phát triển sản xuất theo hướng bền vững.


- 10 -


1.1.1. Quy mô hoạt động, phân bố của các làng nghề tỉnh Hà Tây
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hà Tây năm 1998, toàn tỉnh có
88 làng nghề . Phân bố các làng nghề như sau: (Bảng 1.1)
Bảng 1.1: Phân loại làng nghề theo nhóm sản phẩm ở tỉnh Hà Tây
Nhóm sản phẩm

Vị trí phân bố

Chế biến nông sản và thực

Xã: Cát Quế, Dương Liễu,

phẩm

Minh Khai

Dệt nhuộm, may mặc, da giày

Số
lượng

%

13

14,77


Xã: Dương Nội, Vạn Phúc

20

22,72

Hàng kim khí, tái chế

Xã: Phùng Xá, Vĩnh Lộc, Đa Sỹ

3

3,40

Mây tre đan, sơn mài, điêu

Xã: Phú Nghĩa, Duyên Thái, Sơn

khắc, đồ gỗ

Đồng, Tràng Sơn, Hữu Bằng

43

48,86

7

7,95


2

2,30

Sản xuất vật liệu xây dựng, dịch
vụ, xây dựng
Chăn nuôi

Xã: Khai Thái - Phúc Xuyên
Các xã Đan Phượng, Cấm Hữu
- Quốc Oai

Tại làng nghề, các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển, thu hút một lượng
lớn lao động tại chỗ và từ các làng xung quanh. Mật độ dân cư làng nghề tới
3.000 người/km2.
Đến năm 2001, trên địa bàn toàn tỉnh số lượng đã tăng lên 972 làng nghề,
trong đó có 120 làng nghề được tỉnh công nhận; Nhưng đến nay đã có khoảng
1.160 làng nghề với khoảng 200 làng nghề được tỉnh công nhận và trên
80.000 hộ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp [25].
Nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục, ngành nghề thủ công
được phát triển và được hình thành nhiều làng nghề mới. Có nhiều mô hình
sản xuất và chế biến nông sản như: Chế biến tinh bột sắn ở Minh Khai, Cát
Quế, Dương Liễu (Huyện Hoài Đức); huyện Quốc Oai; Chương Mỹ; Chế biến
dong giềng, chế biến gỗ, hàng mộc ở Liên Chung (huyện Đan Phượng), hàng

- 11 -


thêu ren Đồng Tâm, Mỹ Đức, Thường Tín,…
Các làng nghề trong tỉnh sản xuất theo mô hình nhỏ, phân tán theo hộ gia

đình. Phương thức và công cụ sản xuất của các làng nghề thô sơ lạc hậu, lao
động bằng sức người là chính. Đặc biệt môi trường làm việc độc hại chính là
nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và cộng đồng. Một số các
ngành cơ khí, dệt, nhuộm, chế biến lương thực thải ra nhiều các chất độc hại,
nước thải, khí thải không được xử lý, được đổ thẳng vào môi trường xung
quanh của chính người lao động. Nước thải của hoạt động sản xuất cơ khí mạ,
đúc kim loại, ... như ở làng nghề kim khí Phùng Xá, Thành Thuý, Đa Sỹ, ... có
chứa các hợp chất vô cơ độc hại như axit, muối, kim loại nặng không được xử
lý gây ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm. Hàm lượng SS trong
nước mặt là 103 – 242 mg/lít; COD là 93  142 mg/lít. Nước ao có nơi màu
xỉn, có những vùng màu vàng lét (báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tây). Sự
phát triển của nghề chế biến tinh bột sắn ở xã Cát Quế, Dương Liễu, Minh
Khai, Tân Hoà, Cư Đà, Cự Khê, ... đã gây ô nhiễm môi trường và nguồn
nước. Những năm gần đây nền kinh tế thị trường phát triển, sản xuất mang
tính sản phẩm hàng hoá, sản phẩm càng gia tăng thì lượng nước thải càng lớn.
Trong khi đó hệ thống cấp, thoát nước trong làng nghề chưa được quy hoạch,
nhỏ bé dẫn đến tình trạng quá tải gây tình trạng ứ đọng nước thải tại khu vực
dân cư trong xã. Lượng bã thải trong nước thải quá lớn gây bồi lắng, tích tụ,
phân huỷ và thối dữa dẫn tới làm giảm khả năng thoát nước. Nước ở các
mương và ao hồ bị ô nhiễm, hàm lượng SS vượt 5 lần tiêu chuẩn cho phép,
BOD5 vượt từ 4  9 lần. Nước không có khả năng tự làm sạch, có màu đen,
nổi váng bọt, cả vùng bị ô nhiễm nặng nề. Mùi xù uế bốc lên từ các thuỷ vực
bị ô nhiễm, ruồi muỗi phát sinh nhiều tạo ra các ổ dịch bệnh. Tỷ lệ dân cư
mắc bệnh ngoài ra và mắt cao, ... Từ các làng nghề chuyên dệt, tẩy, nhuộm,
thêu ren như làng nghề truyền thống Vạn Phúc, in nhuộm Dương Nội do quá

- 12 -


lạm dụng hoá chất, thuốc nhuộm với nhiều loại hoá chất khác nhau, rẻ tiền

nên nước thải ở đây có độ mặn đặc biệt cao gấp từ 16,7  32,7 lần so với tiêu
chuẩn cho phép. Hàm lượng các chất ô nhiễm cao, lượng nước thải lớn gây ô
nhiễm trầm trọng đến môi trường khu vực, sức khoẻ con người bị đe doạ
nghiêm trọng, nhiều bệnh tật ở con người xuất hiện và phát triển gây hoang
mang cho cuộc sống của cộng đồng.
Các làng nghề ở tỉnh Hà Tây rất đa dạng, nó được phân bố tại các nơi
trong tỉnh và nằm các khu vực dọc theo 2 tuyến quốc lộ nối Hà Tây với Hà
Nội và đi các tỉnh khác, quốc lộ Láng - Hoà Lạc và quốc lộ 32 gặp quốc lộ 6
nối Hà Nội với Hoà Bình, Sơn La, ... Hệ thống giao thông trong khu vực là
yếu tố quan trọng tác động thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Hình 1.1: Bản đồ phân bố các làng nghề Hà Tây.

- 13 -


1.1.2. Quá trình sản xuất, phát triển kinh tế làng nghề.
Trước giai đoạn đổi mới, trong cơ chế tập trung bao cấp, nhà nước giao
kế hoạch và thu mua sản phẩm. Sản xuất được tập trung vào các hợp tác xã
tiểu thủ công nghiệp, lúc này các làng nghề trong tỉnh đã từng bước phát triển.
Song sự phát triển còn khó khăn, chưa có môi trường kinh doanh phù hợp.
Chính sách giá cả không hợp lý đã làm cho sản xuất giảm sút, thu nhập không
đạt mong muốn. Người thợ thủ công không sống được bằng nghề nghiệp của
mình, nhiều người phải đi làm việc khác, còn nghệ nhân và thợ tài hoa ngày
một ít đi.
Thực hiện công cuộc đổi mới, các ngành nghề được khôi phục nhanh với
các nhóm nghề: Chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất các mặt hàng tiêu
dùng, hàng thủ công, mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành nghề
dịch vụ như: Vận tải, thương nghiệp và các dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.
Theo các nguồn cung cấp của Chính phủ, trong vòng 10 năm gần đây các làng

nghề có mức độ tăng trưởng (tính theo giá trị sản lượng) vào khoảng 8 
10%/năm.
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo thành
phần kinh tế.

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khu vực

Khu vực kinh tế trong nước
Nhà nước
Năm

Tổng số

có vốn

Ngoài quốc doanh

Trung

Địa

Tập



ương

phương


thể

nhân

Cá thể

Hỗn
hợp

đầu tư
nước
ngoài

1998

2289,9

163,0

216,9

28,9

9,3

1165,3

49,6

662,9


1999

2615,7

175,4

237,0

29,4

26,1

1244,7

108,8

794,4

2000

3080,1

223,7

283,5

40,3

49,6


1437,7

154,9

890,3

2001

3678,3

289,3

271,1

40,4

55,8

1660,7

346,8

1014,2

- 14 -


2002


4488,0

244,3

320,0

44,8

109,1

1852,2

706,8

1210,7

2003

5098,8

273,8

360,8

34,4

151,5

1995,7


767,6

1515,1

2004

5913,6

342,6

417,0

42,1

192,2

2246,0

1060,2

1613,5

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2004)

Các ngành nghề được khôi phục và phát triển tiêu biểu nhất ở tỉnh Bắc
Ninh là huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình. Số hộ gia đình tham gia sản
xuất ngày càng tăng, lan toả từ thôn xóm này sang thôn xóm khác. Các sản
phẩm sản xuất ra được tiêu thụ ở thị trường trong nước và nước ngoài, góp
phần đáng kể vào việc mở rộng ngành nghề và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Từ sau năm 1992 trở lại đây, với sự cố gắng tìm tòi và bám sát nhu cầu

thị trường nhạy bén trong việc cải tiến mẫu mã, thay đổi mặt hàng, đổi mới
công nghệ, làm cho hàng hoá thích ứng với thị trường về số lượng, chất lượng
cũng như chủng loại. Sản xuất trong các làng nghề của tỉnh ngày càng phục
hồi và phát triển. Các hình thức sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng phong
phú. Nhiều làng nghề đã xác định được cách làm ăn mới, nắm được thông tin
về thị trường và có nhiều đối tác mới, biết áp dụng kỹ thuật mới trong từng
công đoạn sản xuất. Đồng thời đã tạo ra sản phẩm thích hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề tỉnh Hà Tây được xem
như một nguồn tiềm năng, tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động khu vực nông thôn. Đã thực sự góp phần tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hàng năm giá trị sản xuất công
nghiệp do các làng nghề tạo ra chiếm từ 75  80% giá trị sản xuất của khối
công nghiệp ngoài quốc doanh.
1.1.3. Tổ chức và quy mô hoạt động của làng nghề
Phần lớn các xưởng ở các làng nghề là các doanh nghiệp gia đình. Các
doanh nghiệp hộ gia đình ở các làng nghề hiện nay có các thuận lợi giống

- 15 -


nhau, sự thuận lợi ở vị trí thị trường đó là các hộ vừa đóng vai trò sản xuất
vừa tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy mà các nhân công lao động ở các hộ gia
đình được tiền lãi cổ phần thay cho khoản tiền lương. Doanh nghiệp hộ gia
đình hoạt động, dưới các phương cách tổ chức rất khác nhau (có thể là sự
phân chia tài sản cho con cái khi họ xây dựng gia đình). Phần lớn những
người làm thuê là nông dân, lương của họ có thể thấp hơn so với lương các
công ty ở thành thị và thường được trả theo mức lương thay đổi tuỳ theo điều
kiện thị trường. Các doanh nghiệp thông thường hoạt động với mức lương
linh động hơn mức lương tính theo giờ bằng hợp đồng. Khi cần giảm có thể

dẫn đến ngày công thấp hoặc nghỉ việc định kỳ. Cần tăng dẫn đến công lao
động dài hơn. Sự linh hoạt đó cho phép các xưởng hoạt động trên lợi nhuận
liên cơ bản, hơn là chi phí trung bình cho lao động, một lợi nhuận dễ nhận
thấy là sản phẩm thấp và thất thường. Tuy nhiên, thậm chí lương trực tiếp nếu
có thể so sánh được với các doanh nghiệp Nhà nước và công ty tư nhân thì
doanh nghiệp hộ gia đình vẫn hoạt động tốt hơn bằng việc trúng được các
khoản chi trả theo luật lao động của Việt Nam.
1.2. Tình hình phát triển sản xuất và hiện trạng môi trường ở một số làng
nghề điển hình tỉnh Hà Tây
1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất
Các làng nghề tỉnh Hà Tây được phân loại theo kiểu sản phẩm và
phương thức sản xuất. Điểm chung của sản xuất làng nghề là sản xuất và kinh
doanh hộ gia đình với các loại hình sản xuất thủ công, bán cơ giới, công nghệ
sản xuất đều mang tính chất truyền thống, công cụ lao động của người thợ chủ
yếu là các thiết bị thủ công, đơn giản, do vậy chỉ sản xuất được với quy mô
nhỏ, năng suất thấp. Có nhiều làng sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng
quy mô và hình thức khác nhau. Có làng nghề thì sản xuất sản phẩm ra làm
nguyên liệu cho làng khác. Do công nghệ sản xuất thủ công, lạc hậu, hơn nữa

- 16 -


hầu hết các chủ sản xuất chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm thích
đáng đến bảo vệ môi trường nên tình trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề
ngày một nghiêm trọng. Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và
quản lý môi trường làng nghề đang là một chủ trương lớn của Chính phủ và
được nhiều cơ quan chức năng quan tâm.
1.2.1.1. Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm
Đây là loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp có từ lâu đời và phổ biến ở
nông thôn Hà Tây (13 làng nghề) và chiếm tỷ trọng đứng thứ ba (15%) trong

tổng số làng nghề của Tỉnh. Được phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh và
nhiều nhất ở xã Dương Liễu - Hà Tây giá trị sản phẩm đạt trên 30 tỷ đồng/năm.
Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong, miến dong, bún gạo khô Cát Quế - Hoài
Đức là một trong những làng nghề tiêu biểu. Là một xã đất chật người đông,
được chia là 4 cụm dân cư chính; đó là cụm Xuân Thắng, Tam Hiệp, Tháp
Thuổng và Cát Ngòi. Trong 4 cụm dân cư trên, mỗi cụm dân cư có những đặc
điểm quản lý khác nhau về môi trường. Trong đó nổi cộm là cụm dân cư Xuân
Thắng có số dân cư đông đúc chiếm 70% dân số trong toàn xã. Đồng thời cụm
dân cư này là khu tập trung các làng nghề chế biến nông sản và dịch vụ, là nơi
phát sinh chất thải do chế biến nông sản và chăn nuôi lợn.
Sản phẩm chính của làng nghề là bún khô, mỳ khô, ... Với quy mô sản
xuất chủ yếu là hộ gia đình, toàn xã có khoảng 1300 hộ sản xuất tinh bột, 68
hộ làm miến, 63 hộ làm bún, mỳ khô, 167 hộ sản xuất nhà và 29 hộ sản xuất
mật chiếm 70  80% trong tổng số hộ của xã. Bún, mỳ khô được sản xuất
theo quy trình công nghệ đơn giản.
Theo quy trình công nghệ, gạo được vo trước khi ngâm, nhằm tẩy trắng.
Thời gian ngâm có thể kéo dài từ 4  8 tiếng. Sau khi ngâm, gạo được xay
nhỏ thành bột mịn, và được ép tách nước (độ ẩm còn lại khoảng 20%) trước
khi vào máy tráng bánh hay đùn mỳ. Bún và mỳ được phơi khô tự nhiên, từ

- 17 -


trước khi phơi khô được cắt với kích thước phù hợp yêu cầu thị trường.
Nước giếng khoan dùng cho toàn bộ quá trình sản xuất của làng nghề,
khoảng 25.000m3/năm. Nhiên liệu được sử dụng là than hoặc điện.

- 18 -



Nước trong thải
Gạo

Nước

Vo

Nước thải
Nước đục

Ngâm

Ồn

Xay

Ép

Nuôi gia súc

Nước
Bánh

Điện
(than)

Khí thải CO, CO2, SO2,
NOx, bụi, tiếng ồn

Máy


Chất thải rắn như xỉ than
Mỳ sợi

Phơi khô

Thành phẩm

Hình 1.2: Quy trình công nghệ.

- 19 -


1.2.1.2. Làng nghề tái chế phế thải - tái chế sắt
Làng nghề Vĩnh Lộc trước kia chủ yếu làm nghề rèn, gia công các
loại mặt hàng công cụ thô sơ như liềm, hái, cày, cuốc, dao, kéo, ... khi cơ
chế thị trường ra đời, lượng phế thải kim loại rồi rào, nhu cầu sử dụng của
người dân cao đã thúc đẩy làng nghề Vĩnh Lộc phát triển mạnh mẽ. Sản
phẩm làng nghề ngoài các mặt hàng truyền thống còn làm thêm cửa sắt,
cửa sổ, cửa xếp, bản lề, ... Từ năm 1997 làng đã có 2 lò nấu tái chế sắt
bằng nhiệt năng và cho tới nay đã có 33 lò mạ kim loại lớn nhỏ.
Các hộ đúc thép ở Vĩnh Lộc, Phùng Xá đều sử dụng lò nấu thép bằng
nhiệt năng, nhiêu liệu tiêu thụ là than Kiple dạng cục, nhiệt độ trong lò khoảng
1.000  1.3000C. Thép được nung trong lò từ nhiệt độ 500  9000C, trước khi
chuyển sang công đoạn cán định hình sản phẩm. Bên cạnh các dạng trang thiết
bị chính này, cơ sở còn sử dụng một số thiết bị phụ trợ khác như hàn hơi, hàn
điện, các bể mạ tự tạo, ...
Nghề tái chế sắt thép đã phát triển và mở rộng không ngừng, lan dần
sang các khu vực lân cận, với công đoạn tái chế chủ yếu là đúc thép. Trong
quá trình sản xuất các cơ sở đã và đang sử dụng một số hoá chất như H2SO4,

ZnSO4, Cr2O3, NaO4, ... Nước thải của quá trình gia công, xử lý bề mặt trên
loại nước bể mạ được xả thải thẳng ra hệ thống thoát nước chung của làng mà
không qua xử lý. Đây là nguồn ô nhiễm rất nghiêm trọng đối với môi trường
đất và nước.

- 20 -


Nguyên liệu thu mua
Phân loại
Phế liệu kích thước
< 3cm chiều rộng
Điện

Rỉ sắt thép

Phế liệu kích thước
> 20cm chiều rộng

Lò đúc thép

COx, NOx
T0, SO2

Cắt hơi

Khuôn đúc

Dầu


Máy cắt
cóc

Than



Phôi thép
6  6cm

Bụi,tiếng ồn
Dầu

Cắt hơi

Phôi
COx, SOx, NOx

Bụi, nhiệt

Máy cán

Thép xây dựng đường kính lớn
 10  18mm

Thép cuộn

Bụi tiếng
ồn
Máy cắt đinh


Thùng quay

Đinh

Hàn dập

Dút dây thép cuộn

HNO3

Trấu

Tiếng ồn

Than

H2SO4,HCN, Nn,
NaOH, nước

Lò ủ thép

Mạ kẽm

Thép dẹt

CO

Máy đột dập


bụi

Các SP khác

Bụi

Xỉ than
Hơi acid, hơi kiềm, hơi Zn2+
hơi CN
Nước thải chứa acidm CN-, kiềm,
Zn2+, gỉ sắt

Thép buộc

- 21 -


Hình 1.3: Quy trình tái chế sắt
1.2.1.3. Làng nghề dệt nhuộm
Làng vạn phúc thuộc thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây, nằm cạnh quốc
lộ 6, giáp thành phố Hà Nội. Làng có hơn 1.276 hộ trong đó có hơn 1.092 hộ
sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt lụa tơ tằm thu hút hơn 1.000 lao
động trên tổng số hơn 2.700 lao động trên địa bàn. (TCCN- tháng 1/2007- Hà
Tây). Tại đây đã hình thành nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng dệt lụa với
vốn đầu tư lớn, nhiều công nghệ và máy móc tiên tiến đã được ứng dụng để
đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại và tăng giá trị sản phẩm.
Với đặc thù thuận lợi về vị trí địa lí, thuận lợi trong việc giao thông đi
lại, việc sản xuất nghề dệt ở Vạn Phúc rất có điều kiện để phát triển gắn với
du lịch làng nghề, góp phần đáng kể cho việc phát triển kinh tế địa phương.
Hàng năm, giá trị sản xuất kinh doanh của làng đạt hơn 100 tỷ đồng, sản

lượng lụa đạt hơn 2 triệu m/năm, cho thu nhập bình quân đầu người đạt trên
1,4 triệu/người/tháng.(TCCN- tháng 1/2007- Hà Tây, trang 1).
Trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề
dệt lụa Vạn Phúc - Hà Tây cho thấy: Các hộ sản xuất khi thực hiện công đoạn
chuội nhuộm lụa thường dùng các thiết bị chuội nhuộm dung tích khoảng từ
0,5 - 1,0 m3 (Đặng Kim Chi)[24]. Lượng nước thải sản xuất, thải ra môi
trường chưa qua xử lí trung bình cho mỗi mẻ chuội nhuộm là tương đối lớn.
Tổng lượng nước thải trong quá trình sản xuất hàng tháng là vấn đề đáng quan
tâm. Độ kiềm, COD, BOD5, SS, độ màu trong nước quá cao so với tỉ lệ cho
phép, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới môi trường.
Nước thải và phương án xử lí nước thải nhằm làm giảm ô nhiễm môi
trường ở các hộ sản xuất dệt nhuộm quy mô nhỏ làng nghề Vạn Phúc được
thực hiện theo sơ đồ sau:

- 22 -


Nước thải
(Độ kiềm, COD,
BOD5, SS, độ màu,
rác rưởi lớn).

1

2

Nước sau
khi xử lí xả
vào dòng
thải chung.


Bùn cặn lắng

1. Song chắn rắc, lưới chắn.
2. Thiết bị lọc qua xỉ than với lắng sơ bộ, điều chỉnh pH.
1.2.2. Hiện trạng môi trường
Như chúng ta đã biết, công nghệ sản xuất tại các làng nghề thuộc loại lạc
hậu, sản xuất chủ yếu theo phương thức thủ công, dựa vào kinh nghiệm là
chính. Bên cạnh đó trang thiết bị sử dụng chắp vá, hoặc là loại đã hết khấu hao
tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. Do đó định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên
liệu lớn, giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh trên thị trường và đồng thời
tình trạng ô nhiễm môi trường cao, môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Dựa vào kết quả phân tích quy trình sản xuất, loại nguyên, nhiên liệu sử
dụng có thể tóm tắt theo bảng 1.3

- 23 -


Bảng 1.3: Các dạng chất thải và đặc trưng
Nước thải

Nhiệt
Chất thải rắn
độ, Khói bụi
tiếng ồn

1

Các làng nghề chế
COD, BOD,

biến lương thực, CO, CO2, SO2,
các chất dinh
thực phẩm, làng NOx, NH3, H2S
dưỡng
nghề bánh, bún

Xỉ than, bã rượu Nhiệt độ Khói bụi

2

COD, BOD,
độ màu PH, Xỉ than, bông vụn,
Các làng nghề dệt CO, CO2, SO2,
Nhiệt độ,
SS, các chất kén, phế liệu, tơ
nhuộm
NOx,
tiếng ồn
dinh dưỡng,
vụn
hữu cơ

Bụi

3

CO, CO2, SO2,
Làng nghề tác chế
COD, BOD, Xỉ than, nhựa, đinh Nhiệt độ,
NOx, Cl2, hơi

giấy
SS, PH, S2
gim, băng dính tiếng ồn
kiềm

bụi

4

Dầu mỡ, PH,
Làng sắt thép đúc CO, CO2, SO2,
acid, CN-, kim Xỉ than, xỉ kim loại
kim loại
NOx,
loại nặng

5

Làng nghề đồ gốm Hơi dung môi
mỹ nghệ
sơn

Dăm bào, gỗ vụn,
Tiếng ồn
mùn cưa

6

Các làng nghề SX CO, CO2, SO2,
vật liệu xây dựng

NOx,

Xỉ than, sản phẩm
Tiếng ồn Khói, bụi
bị hỏng, đá vụn

TT

LÀNG NGHỀ

Khí thải

Bụi, bụi
kim loại
Bụi

Ngoài các đặc trưng chưng về trình độ kỹ thuật và phương thức tổ chức
hoạt động sản xuất của làng nghề như trên, thì các làng nghề với những loại hình
sản phẩm khác nhau, sản lượng và chất thải khác nhau ngoài việc tạo ra tốc độ
phát triển, thu nhập cải thiện đời sống cho người dân ở nông thôn làng nghề.
Song kéo theo sự ô nhiễm môi trường ở những cấp độ khác nhau tại các địa
phương làng nghề đó. Đây là vấn đề cần được quan tâm trong thời đại công
nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay.
Theo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề năm 2005 của Sở
Tài nguyên môi trường Hà Tây cho thấy: Hầu hết các làng nghề phát triển đều
có vấn đề môi trường đang ở mức độ báo động, các làng nghề hiện nay hoạt

- 24 -



động ở mức độ khôi phục và duy trì, tình trạng ô nhiễm bắt đầu xảy ra. Ô
nhiễm môi trường nước mặt là vấn đề đang cần được quan tâm nhất.
Có thể tiến hành đánh giá phân loại mức độ ô nhiễm của các làng nghề
tỉnh Hà Tây như sau [6]:
Các làng nghề ít ô nhiễm là các làng nghề có hầu hết các chỉ tiêu đánh
giá chất lượng môi trường đều dưới TCCP, các chất thải ít độc hại, dễ xử lý,
tải lượng và lưu lượng không lớn.
Làng nghề ô nhiễm vừa là các làng nghề có một số chỉ tiêu chất lượng
môi trường vượt TCCP, các chất thải có thành phần độc hại gây ô nhiễm chủ
yếu với một thành phần môi trường, tải lượng thải trung bình vì quy mô sản
xuất nhỏ.
Làng nghề ô nhiễm nặng là các làng nghề có chỉ tiêu đánh giá chất lượng
môi trường vượt TCCP, gây ô nhiễm nhiều thành phần môi trường, các chất
thải có thành phần độc hại và nguy hiểm, tải lượng lớn, ảnh hưởng rõ nét tới
sức khoẻ cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Tuy nhiên, căn cứ việc đánh giá phân loại mức độ ô nhiễm này còn nhiều
tranh cãi và chỉ có ý nghĩa trong mội thời gian nhất định. Do khả năng biến
động rất lớn, phát triển nhanh và suy yếu cũng nhanh. Tuỳ thuộc vào nhu cầu
xã hội, nên mức độ ô nhiễm môi trường cũng theo đó thay đổi từ nhẹ sang
nặng và ngược lại.
Các loại hình sản xuất khác nhau có mức độ ô nhiễm môi trường làng
nghề khác nhau.
1.2.2.1. Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm
Kết quả đo đạc phân tích hiện trạng môi trường tại các làng nghề Cát
Quế, Dương Liễu - Hà Tây cho thấy:
Chất thải sản xuất và gây ô nhiễm môi trường ở xã Cát Quế, Dương Liễu
là nước thải và bãi thải từ sản xuất tinh bột. Các chất thải này đều chưa được

- 25 -



×