Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh viện đa khoa bỉm sơn tỉnh thanh hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.72 KB, 73 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THÁI BÌNH

KH¶O S¸T THùC TR¹NG Sö DôNG THUèC B¶O HIÓM Y TÕ
NGO¹I TRó T¹I BÖNH VIÖN §A KHOA BØM S¥N
TØNH THANH HãA N¡M 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THÁI BÌNH

KH¶O S¸T THùC TR¹NG Sö DôNG THUèC B¶O HIÓM Y TÕ
NGO¹I TRó T¹I BÖNH VIÖN §A KHOA BØM S¥N
TØNH THANH HãA N¡M 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý Dược
Mã số: CK 60 72 04 12

Hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Thắng

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Dược sỹ chuyên khoa cấp I, với sự kính trọng
và lòng biết ơn sâu sắc, Tôi xin chân thành cảm ơn:
TS. Đỗ Xuân Thắng – Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược.
Thầy là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tinh thần tôi
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Dược
Hà Nội, các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược cùng toàn thể các
thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa
Bỉm Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.
Cuối cùng tôi cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân yêu của tôi, những người
đã chăm sóc, chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trưởng thành và vươn lên trong
cuộc sống.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
HỌC VIÊN

Vũ Thái Bình


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................ 3
1.1. Tình hình sử dụng thuốc và kê đơn thuốc tại Việt Nam ..................... 3
1.1.1. Tình hình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam. ............................... 3
1.1.2. Tình hình kê đơn thuốc ở Việt Nam ............................................ 4
1.1.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng tại một số bệnh viện. .......... 7

1.2. Kê đơn thuốc và các tiêu chí đánh giá.......................................... 11
1.2.1. Kê đơn thuốc ............................................................................ 11
1.2.2. Khái niệm về kê đơn thuốc tốt .................................................. 13
1.2.3. Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc ngoại trú .............................. 14
1.3. Một số văn bản quản lý của Bộ y tế trong lĩnh vực dược liên quan đến
kê đơn thuốc và sử dụng thuốc ....................................................... 17
1.4. Vài nét về Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn. .......................................... 25
1.4.1. Cơ cấu tổ chức .......................................................................... 26
1.4.2. Cơ cấu nhân lực bệnh viện. ....................................................... 26
1.4.3. Hội đồng thuốc và điều trị. ....................................................... 27
1.4.4. Khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn.................................. 28
1.4.5. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn năm 2014.... 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 31
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: ............................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................. 31
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................... 33
2.2.3. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu ..................................... 33
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 34


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 37
3.1. Phân tích danh mục thuốc BHYT ngoại trú sử dụng tại Bệnh viện Đa
khoa Bỉm sơn năm 2014 ................................................................. 37
3.1.1. So sánh giá trị sử dụng thuốc ngoại trú so với toàn bệnh viện
năm 2014 ................................................................................. 37
3.1.2. So sánh giá trị thuốc ngoại nhập và thuốc nội ........................... 37
3.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ................... 38

3.1.4. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo phương pháp phân tích ABC. . 40
3.1.5. Cơ cấu nhóm thuốc hạng A theo tác dụng dược lý. ................... 41
3.1.6. Phân tích thuốc ngoại trú theo phương pháp VEN .................... 42
3.2. Đánh giá hoạt động kê đơn thuốc Bảo hiểm y tế khám ngoại trú tại
Bệnh viện Đa khoa Bỉm sơn năm 2014. .......................................... 42
3.2.1. Thông tin, thủ tục hành chính trong đơn thuốc.......................... 42
3.2.2. Tỷ lệ số lượng thuốc trung bình thuốc trong một đơn ............... 43
3.2.3. Tỷ lệ giá trị tiền thuốc trung bình trong một đơn....................... 44
3.2.4. Cơ cấu số lượng và giá trị sử dụng thuốc trong một đơn .......... 45
3.2.5. Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh .................................................. 46
3.2.6. Tỷ lệ đơn thuốc có phối hợp kháng sinh .................................. 46
3.2.7. Tỷ lệ đơn thuốc có corticoid .................................................... 47
3.2.8. Tỷ lệ đơn thuốc có vitamin ....................................................... 47
3.2.9. Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu. ........ 47
3.2.10. Tỷ lệ đơn thuốc có chứa thuốc tiêm được kê đơn. ................... 48
3.2.11. Tỷ lệ đơn thuốc kê không theo chẩn đoán ............................... 49
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 50
4.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện ............................. 50
4.1.1. So sánh giá trị sử dụng thuốc ngoại trú so với thuốc sử dụng toàn
bệnh viện .................................................................................. 50
4.1.2. Tỷ lệ thuốc nhập ngoại và thuốc sản xuất trong nước ............... 50
4.1.3. Cơ cấu giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ......... 50
4.1.4. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo phương pháp phân tích ABC .. 51


4.1.5. Cơ cấu nhóm thuốc hạng A theo tác dụng dược lý .................... 51
4.1.6. Phân tích thuốc ngoại trú theo phương pháp VEN .................... 52
4.2. Thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú BHYT tại bệnh viện đa
khoa Bỉm Sơn ................................................................................. 53
4.2.1. Thông tin, thủ tục hành chính trong đơn thuốc.......................... 53

4.2.2. Tỷ lệ số lượng thuốc trung bình thuốc trong một đơn ............... 53
4.2.3. Tỷ lệ giá trị tiền thuốc trung bình trong một đơn....................... 54
4.2.4. Cơ cấu số lượng thuốc được kê trong một đơn .......................... 54
4.2.5. Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh, Corticoid và Vitamin. .............. 55
4.2.6. Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu. ........ 55
4.2.7. Tỷ lệ thuốc tiêm được kê đơn ................................................... 55
4.2.8. Tỷ lệ đơn thuốc kê không theo chẩn đoán ................................. 56
KẾT LUẬN ................................................................................................. 57
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
WHO
INRUD

Tiếng Anh

Tiếng Việt

World Health Organization

Tổ chức y tế Thế giới

Interationl Network for the

Hiệp hội sử dụng thuốc hợp

Rational Use of Drugs


lý Thế giới

MHBT

Mô hình Bệnh tật

HĐT - ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

BV

Bệnh viện

ADR

Adverse drug reaction

Phản ứng có hại của thuốc

BHYT

Bảo hiểm y tế

TW

Trung ương

DMTBV


Danh mục thuốc bệnh viện

DLS

Dược lâm sàng

DSĐH

Dược sỹ đại học

DSTH

Dược sỹ trung học

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc của WHO................................ 16
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực bệnh viện ........................................................... 26
Bảng 1.3: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị ............................. 27
Bảng 1.4. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn, năm 2014 ...... 30
Bảng 3.1. So sánh giá trị sử dụng thuốc ngoại trú BHYT so với toàn bệnh viện .... 37
Bảng 3.2. So sánh giá trị thuốc ngoại nhập và thuốc nội............................... 37
Bảng 3.3. cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ....................... 38
Bảng 3.4. Giá trị tiền thuốc phân tích theo phương pháp ABC ..................... 40
Bảng 3.5. Phân loại thuốc theo tác dụng dược lý ......................................... 41

Bảng 3.6. Phân tích thuốc ngoại trú theo phương pháp VEN ........................ 42
Bảng 3.7. Thông tin, thủ tục hành chính trong đơn thuốc ............................. 43
Bảng 3.8. Tỷ lệ số lượng thuốc trung bình thuốc trong một đơn ................... 43
Bảng 3.9. Tỷ lệ giá trị tiền thuốc trung bình trong một đơn .......................... 44
Bảng 3.10. Cơ cấu số lượng và giá trị sử dụng thuốc trong một đơn............. 45
Bảng 3.11. Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh .................................................... 46
Bảng 3.12. Tỷ lệ đơn thuốc có phối hợp kháng sinh ..................................... 46
Bảng 3.13. Tỷ lệ đơn thuốc có corticoid ....................................................... 47
Bảng 3.14. Tỷ lệ đơn thuốc có vitamin ......................................................... 47
Bảng 3.15. Tỷ lệ thuốc được kê nằm trong danh mục thuốc thiết yếu. .......... 48
Bảng 3.16. Tỷ lệ đơn thuốc có chứa thuốc tiêm được kê đơn. ..................... 48
Bảng 3.17. Tỷ lệ đơn thuốc kê không theo chẩn đoán................................... 49


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:

Cơ cấu tổ chức bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn.............................. 26

Hình 1.2:

Sơ đồ tổ chức của khoa Dược ................................................... 28

Hình 2.1:

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ......................................................... 32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ

con người. Việc quyết định lựa chọn thuốc, đường dùng, cách dùng, liều
dùng, thời điểm dùng thuốc phụ thuộc vào người thầy thuốc người trực tiếp
thăm khám và chẩn đoán bệnh; bệnh nhân là người thực hiện đầy đủ và đúng
theo phác đồ điều trị của thầy thuốc.
Để chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân an toàn, hợp lý và có hiệu
quả, vai trò của người thầy thuốc là hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi người thầy
thuốc phải có trình độ chuyên môn giỏi, vững vàng và phải có đạo đức nghề
nghiệp. Tuy nhiên trước tác động của cơ chế thị trường việc sử dụng thuốc
chưa hiệu quả và không hợp lý trong quá trình cung ứng và sử dụng đang là
vấn đề cần báo động, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các loại thuốc mới
và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống y – dược tư nhân đã làm cho việc quản
lý kê đơn và sử dụng thuốc ngày càng trở lên khó khăn hơn.
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước nghành y
tế nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thị
trường thuốc đã đáp ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh, tình hình
cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong điều trị đã được chấn chỉnh, công tác
dược bệnh viện ngày càng tiến bộ và hoàn thiện.
Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn là Bệnh viện công lập dưới sự quản
lý trực tiếp của Sở y tế Thanh Hóa, nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa với nhiệm
vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thị xã Bỉm Sơn và một số huyện lân cận.
Hàng năm Bệnh viện đã thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho hàng c
nghìn lượt người bao gồm các đối tượng bệnh nhân khác nhau như Bệnh nhân
Bảo hiểm y tế, bệnh nhân viện phí, chính sách và dịch vụ. Để đảm bảo hoạt
động sử thuốc đạt hiệu quả cao đặc biệt là trong công tác khám bệnh ngoại
trú. HĐT & ĐTBV, Khoa Dược luôn bám sát các thông tư, hướng dẫn của Bộ
1


y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và công tác sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Tuy nhiên thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế còn

nhiều bất cập.
Để góp phần quản lý, sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn
nhất là tình hình kê đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế, Tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc Bảo hiểm y tế ngoại trú tại
Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn, năm 2014” với các mục tiêu sau:
1.

Phân tích danh mục thuốc Bảo hiểm y tế ngoại trú sử dụng tại Bệnh viện
Đa khoa Bỉm Sơn năm 2014.

2.

Đánh giá hoạt động kê đơn thuốc Bảo hiểm y tế khám ngoại trú tại Bệnh
viện Đa khoa Bỉm Sơn năm 2014.
Với những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài, Tôi mong muốn góp

một phần tăng cường và nâng cao công tác khám chữa bệnh và kê đơn thuốc
ngoại trú bảo hiểm y tế trong những năm tiếp theo.

2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình sử dụng thuốc và kê đơn thuốc tại Việt Nam
1.1.1. Tình hình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam.
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới về mức độ đáp ứng của hệ
thống y tế, Việt Nam là 1 trong 33 nước có dưới 1 giường bệnh/ 1000 người
và các bệnh viện công lập đang trong tình trạng quá tải. Mặc dù hệ thống
bệnh viện tư nhân tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên còn chưa đủ mạnh, mặt
khác do lượng bệnh nhân phần lớn tập trung ở khối bệnh viện công lập nên tỷ

lệ người dân trên 1 giường bệnh vẫn chưa được cải thiện. việc cung ứng
thuốc phục vụ nhu cầu điều trị được các công ty dược chủ yếu tập trung vào
thị trường bệnh viện công thông qua đấu thầu. Năm 2010, tỷ lệ tiền thuốc
kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ so với
năm 2009 ( 38,4% ). Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid trong cơ
cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% (
năm 2009) xuống còn 4,7% ( năm 2010). Đây là tín hiệu đáng mừng trong
công tác sử dụng thuốc hợp lý tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị đặc biệt tuyến
tỉnh, huyện chưa thực hiện tốt sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi phí không
cần thiết cho người bệnh, tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Trong thời gian tới, cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt
động của hội đồng thuốc và điều trị, công tác bình bệnh án, phân tích sử dụng
thuốc trong các ca lâm sàng nhằm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh và
vitamin, nâng cao chất lượng điều trị. Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng
số tiền sử dụng thuốc cao, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam
có tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm
dụng kháng sinh còn khá phổ biến. Theo báo cáo của BMI ( Business
Monitor International ), năm 2008 Việt nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD cho
dược phẩm. Trong năm 2009, con số này tăng lên khoảng 1,2 tỷ USD do chi
3


phí mua thuốc để phòng chống các dịch bệnh tăng lên. Vào năm 2013, chi
phí này sẽ tăng lên khoảng 1,7 tỷ USD. Giá trị thị trường thuốc kê đơn ước
đạt 1,45 tỷ USD vào năm 2013, chiếm khoảng 73,2% thị trường dược phẩm.
thuốc không kê đơn sẽ đạt khoảng 529 triệu USD, chiếm khoảng 26,8% [8].
Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012, nhìn chung hệ
thống sản xuất, cung ứng thuốc đã đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu đáp
ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, sản xuất thuốc trong nước
hiện đáp ứng 47% nhu cầu về thuốc của người dân về giá trị sử dụng. Mạng

lưới bán lẻ rộng khắp với dân số bình quân trên 1 cơ sở bán lẻ thuốc là 2000
người. Nhu cầu sử dụng vắc – xin tại Việt Nam được đáp ứng từ nguồn sản
xuất trong nước và nhập khẩu. Bộ y tế tăng cường triển khai thực hiện các
tiêu chuẩn thực hành tốt trong tất cả các khâu sản xuất, cung ứng, lưu thông
thuốc. Đến cuối năm 2011 đạt mục tiêu 100% doanh nghiệp sản xuất thuốc
trong nước đạt tiêu chuẩn GMP. Thông tư 08/2010/TT – BYT “Hướng dẫn
báo cáo số liệu nghiên cứu sinh khả dụng/ tương đương sinh học trong đăng
ký thuốc” là nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng
hiệu quả điều trị của thuốc lưu hành trên thị trường [2].
1.1.2. Tình hình kê đơn thuốc ở Việt Nam
Kê đơn thuốc ở Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của Thế
Giới. Mặc dù Bộ Y tế đã có nhiều văn bản qui định hết sức cụ thể từ những
chi tiết nhỏ như qui trình kê đơn, tiêu chuẩn một đơn thuốc hợp lý. Ví dụ như
ghi tên thuốc theo đúng qui định phải là tên gốc, đối với thuốc có nhiều thành
phần mới ghi tên biệt dược thông dụng. Nhưng các thầy thuốc thường không
nắm được qui định này hoặc biết nhưng vẫn bỏ qua. Theo một cuộc khảo sát
ở thành phố Huế, với 300 đơn thuốc đã được kê, chỉ có 12 đơn thuốc có mẫu
đúng qui chế chiếm tỉ lệ 37,3%, còn lại 62,7% số đơn được kê trên các loại
mẫu mã, kiểu cách không đúng qui định mà phần lớn là các tờ quảng cáo của
các hãng dược phẩm. Cần phải lên tiếng báo động về tình trạng lạm dụng
4


thuốc biệt dược làm ảnh hưởng đến kinh tế bệnh nhân và gia đình. Không
những thế còn gây ra một thị hiếu dùng thuốc không đúng, dẫn đến tình trạng
lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc vitamin vẫn tiếp tục diễn
ra. Trong số 873 báo cáo, số lượng ADR nhiều nhất vẫn là kháng sinh (449),
đặc biệt là kháng sinh nhóm batalactam (256), sau đến nhóm hạ sốt giảm đau
- chống viêm (110), thuốc chống lao (99), thuốc thần kinh tâm thần (42), dịch
truyền (33), thuốc tê-mê (16), corticoid và vitamin (11), thuốc giãn cơ (10),

vaccin (9), thuốc đông y (27). Trong một nghiên cứu về cung ứng steroid tại
các nhà thuốc ở Hà Nội, 98% nhà thuốc nghiên cứu đều bán hoặc là
prednisolon hoặc là dexamethaxon và chỉ có duy nhất một lần khách hàng
được hỏi về đơn thuốc.
Đơn thuốc là căn cứ để dược sĩ cung cấp thuốc, theo đó bệnh nhân sử
dụng điều trị bệnh. Những sai sót trong kê đơn sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng
tiếc cho bệnh nhân. Có tới 80 - 90% thầy thuốc nghĩ rằng mỗi triệu chứng ở
bệnh nhân cần phải điều trị bằng một loại thuốc riêng biệt nên đã kê đơn
nhiều loại thuốc. Đôi khi thầy thuốc kê đơn chịu áp lực của cả bệnh nhân lẫn
gia đình họ muốn dùng nhiều thuốc để chóng khỏi bệnh. Ngoài ra, người thầy
thuốc mắc thói quen kê đơn không đúng thường có xu hướng chịu áp lực về
kê đơn không đúng của đồng nghiệp, các công ty dược phẩm giàu quyền lực.
Khi uống thuốc, ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây ra
những phản ứng làm xáo trộn cơ thể, đây là những tác dụng không mong
muốn hay còn gọi là tác dụng phụ của thuốc.
Vì thế vấn đề an toàn sử dụng thuốc là trách nhiệm đặt ra cho cả bác sĩ,
dược sĩ, điều dưỡng, cơ quan quản lý dược, hãng bào chế và bản thân người
bệnh. Trong một nghiên cứu đánh giá chất lượng kê đơn trong điều trị tại
khoa tiêu hóa của một bệnh viện tuyến thành phố cho thấy: số thuốc ít nhất
được kê trong một đơn là 3, số thuốc nhiều nhất trong một đơn là 8, đơn có
số tương tác lớn nhất là 3. Trong đơn có tương tác, để số tương tác tăng từ 1 5


2 cần trung bình 0,9 thuốc trên một đơn nhưng để số tương tác tăng từ 2 - 3
chỉ cần tăng trung bình 0,4 thuốc trên một đơn. Do đó, có thể nói rằng số
tương tác tăng theo cấp số nhân so với số thuốc kê. Mặc dù bác sĩ kê đơn là
nhằm mục đích chăm sóc điều trị bệnh nhân nhưng thực tế không có loại
thuốc nào khi cho dùng lại không có rủi ro của nó. Thách thức chủ yếu của
công tác an toàn sử dụng thuốc là làm sao giảm thiểu đến mức tối đa những
tác dụng đối nghịch của thuốc.

Thực vậy, phản ứng có hại do dùng thuốc dẫn đến nguyên nhân gây
bệnh và thậm chí dẫn đến tử vong là chuyện đã được biết đến từ 400 năm
trước công nguyên. Thời bấy giờ, chính Hippocrates đã khuyến cáo các thầy
thuốc chỉ được kê toa cho bệnh nhân khi đã thực hiện đầy đủ các bước thăm
khám bệnh. Theo điều tra của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của
Bộ Y tế tại 9 tỉnh (Sơn La, Cao Bằng, Nam Hà, Vĩnh Phú, Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Long An) cho thấy hiện tượng lạm dụng thuốc kháng sinh
rất rõ rệt: 34 - 37% dùng kháng sinh để điều trị bệnh cảm cúm, 78% dùng
kháng sinh cho bệnh nhân đau đầu, đau thần kinh. Việc sử dụng kháng sinh
vẫn thường dựa theo kinh nghiệm của bác sĩ qua thăm khám lâm sàng có
hoặc không có một số xét nghiệm bổ trợ như: công thức bạch cầu, X - quang,
v.v..., còn các xét nghiệm tìm vi khuẩn và kháng sinh đồ ít được thực hiện, vì
vậy việc vẫn còn tồn tại kiểu điều trị kháng sinh “bao vây” hoặc lạm dụng
kháng sinh cho các trường hợp bệnh không cần thiết. Các chuyên gia nhất trí
rằng việc chống sử dụng kháng sinh bất hợp lý là chiến lược chủ chốt để giải
quyết sự tràn lan kháng thuốc.
Thách thức của thế kỷ tới là thuyết phục các thầy thuốc và cộng đồng
nhận ra rằng chính hoạt động của họ trực tiếp liên quan tới sự kháng thuốc
này. Trên thực tế, tình trạng kháng thuốc có thể còn trầm trọng hơn so với
một số số liệu khảo sát. Có những điều ai cũng biết, cũng vi phạm mà không
ai xử lý. Một trong những vi phạm đó là quy chế kê đơn và bán thuốc theo
6


đơn không được tuân thủ. Bộ Y tế đang dự thảo lại quy chế kê đơn để thay
thế qui chế tạm thời năm 1995. Nhưng vấn đề ở đây không phải là nội dung
của qui chế mà ở việc chấp hành nó như thế nào.
1.1.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng tại một số bệnh viện.
Kết quả khảo sát tại bệnh viện E năm 2009 [30] cho thấy, kinh phí mua
thuốc chiếm gần 50% tổng chi tiêu thường xuyên của bệnh viện. Tại bệnh

viện Hữu Nghị từ năm 2004 đến năm 2010, tổng tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ
lệ từ 29,4% (năm 2010) đến 41,2% (năm 2007) trong tổng kinh phí bệnh viện.
Các báo cáo của Bộ y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của các bệnh
viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các bệnh viện
[5],[14]. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của
Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong
bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị
tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện [4],[11],[18],[21],[25].
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua
thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng. Kết quả khảo sát của Bộ Y tế tại một số bệnh viện cho thấy, từ năm
2007 đến năm 2009, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi, từ
32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh
viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh
và 17 bệnh viện huyện/ quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết
quả tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung
bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện (43,1%) và
thấp nhất tại các bệnh viện tuyến trung ương (25,7%)[20].
Cũng trong năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y tế từ các báo cáo về
tình hình sử dụng thuốc của một số bệnh viện, tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng
7


sinh trung bình tại các bệnh viện chuyên khoa trung ương (21 bệnh viện) là
28%, tại các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (15 bệnh viện) là 34% và tại
các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (52 bệnh viện) là 43%. Tại một số bệnh viện
chuyên khoa tuyến trung ương có đến hơn 50% giá trị tiền thuốc sử dụng
phân bổ cho nhóm kháng sinh. Tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương, nhóm

kháng sinh chiếm đến 52,2% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2009 và đặc
biệt, tỷ lệ này lên đến 70,3% tại bệnh viện Phổi Trung Ương và 89% tại bệnh
viện Nhi thành phố Hồ Chí Minh [13],[22].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện
trung ương Quân đội 108 trong năm 2008 và 2009 cho thấy, nhóm thuốc
kháng sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc, chiếm tỷ lệ
trung bình là 26,4% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [23]. Tương tự, tại bệnh
viện C Thái Nguyên năm 2011, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng
chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [16]. Theo
một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm
2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất (chiếm 43,7% tiền
thuốc BHYT), có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh (chiếm tỷ lệ
21,91% tiền thuốc BHYT) [15].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ
các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng
kháng sinh vẫn còn phổ biến [12].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm
dụng cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho
thấy vitamin là 1 trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các
tuyến bệnh viện . Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại
bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2008 đến năm 2010 và tại bệnh viện E năm 2009
[18],[20],[25].
8


Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin, các thuốc có tác dụng hỗ trợ,
hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các
bệnh viện trong cả nước.
Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước

năm 2010 cho thấy, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất,
có các thuốc bổ trợ là L-Ornithin L-Aspartat, Ginkgo Biloba và Arginin.
Trong đó, hoạt chất L-Ornithin L-Aspartat nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ
lệ lớn nhất về giá trị thanh toán. Đồng thời, hoạt chất này cũng là một trong
những hoạt chất chiếm giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc nhóm tiêu hóa có xuất
xứ từ Ấn Độ và Hàn Quốc năm 2008 [24],[28].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm
2009, các nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn tại tất cả các BV khảo
sát, trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan mật (L-Ornithin L-Aspartat và
Arginin) chiếm tỷ lệ cao. Tại 1 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 3 thuốc
chứa L-Ornithin L-Aspartat 500 mg, dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ,
chiếm tỷ trọng 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Ngoài ra, tại các bệnh viện tuyến
TW và tuyến tỉnh, nhóm thuốc giải độc và dùng trong các trường hợp ngộ độc
cũng chiếm tỷ lệ cao về giá trị và phần lớn giá trị của nhóm thuốc này tập
trung vào các hoạt chất có giá thành cao, hiệu quả điều trị không rõ ràng là
Glutathion và Alfoscerate.
Một thực tế cho thấy, hiện nay các thuốc sản xuất trong nước vẫn
chiếm tỷ lệ thấp trong danh mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng. Các kết
quả khảo sát tại 1 số BV đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến BV đều cho thấy,
các thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%-43,3% số khoản mục thuốc và
7%-51% tổng giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất là các BV tuyến TW. Bên
cạnh đó, trong các thuốc nhập khẩu, các BV ưu tiên sử dụng các thuốc nhập
khẩu từ các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc. Năm 2008, thuốc thành phẩm nhập
khẩu từ 2 quốc gia này chiếm trên 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc thành
9


phẩm vào thị trường Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu là các nhóm thuốc
kháng khuẩn, chuyển hóa và tiêu hóa mà nhiều doang nghiệp trong nước đang
tiến hành sản xuất.

Theo thống kê của Cục quản lý dược, năm 2010, tổng tiền mua thuốc
của các bệnh viện trung ương tăng 26,9% so với năm 2009 nhưng tỷ lệ sử
dụng thuốc nội lại bị giảm 0,4%. Tại các bệnh viện tỉnh/ thành phố, bệnh viện
huyện, kinh phí mua thuốc tăng tương ứng 17,4% và 28%, đồng thời tỷ lệ sử
dụng thuốc nội tăng nhẹ 0,7% và 0,9%. Tỷ lệ thuốc nội sử dụng nói chung
cho tất cả các bệnh viện tăng 0,5% từ 38,3% lên 38,7%. Năm 2010, tỷ lệ
thuốc ngoại vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kinh phí mua thuốc: Bệnh viện TW
là 88,1%, các bệnh viện tỉnh/ thành phố là 66,1%, bệnh viện huyện là 38,5%
và chiếm 61,3% kinh phí mua thuốc chung cho tất cả các bệnh viện. Việc sử
dụng thuốc ngoại với tỷ lệ lớn như trên sẽ gây lãng phí nguồn kinh phí dành
cho thuốc đồng thời không khuyến khích sản xuất trong nước. Nguyên nhân
khách quan là do thuốc sản xuất trong nước chủ yếu chỉ đáp ứng được điều trị
các bệnh thông thường với dạng bào chế đơn giản (trên 90%), chưa đầu tư sản
xuất thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị hoặc thuốc có yêu cầu sản xuất với
công nghệ cao. Trong tổng số 9046 thuốc tân dược đăng ký sản xuất trong
nước chỉ là chế phẩm của 652 hoạt chất, trong đó thuốc kháng sinh chiếm
19,4%, vitamin và thuốc bổ chiếm 11,8%. Các thuốc chuyên khoa như thuốc
tim mạch chỉ chiếm 0,96%, hormon và cấu trúc hormon chiếm 0,6%, thuốc
chống ung thư chiếm 0,0001%. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân chủ quan từ
phía bệnh viện mà một phần là HĐT&ĐT tại nhiều bệnh viện vẫn chưa văn
bản hóa tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc bệnh viện, dẫn tới việc
danh mục thuốc bệnh viện chứa nhiều loại thuốc ngoại nhập, kể cả những
thuốc có chất lượng kém hơn hoặc bằng so với thuốc sản xuất trong nước, dẫn
tới việc bác sĩ có nhiều khả năng lựa chọn kê đơn thuốc nhập ngoại.

10


1.2. Kê đơn thuốc và các tiêu chí đánh giá
1.2.1. Kê đơn thuốc

 Khái niệm
Đơn thuốc là tài liệu pháp lý của việc chỉ định dùng thuốc và bán thuốc, là
sự hướng dẫn của người kê đơn dành cho người bán thuốc và sử dụng thuốc.
 Nội dung của một đơn thuốc phải có đầy đủ:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của người kê đơn.
- Ngày, tháng, năm.
- Tên thuốc, hàm lượng.
- Dạng thuốc, tổng số thuốc.
- Hướng dẫn, cảnh báo về thuốc.
- Tên, địa chỉ, tuổi bệnh nhân.
- Chữ ký của người kê đơn.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm các thông tin khác như: loại bảo hiểm y tế
của bệnh nhân.
 Cách ghi nội dung của một đơn thuốc
- Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này.
- Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác.
- Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã;
- Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ;
- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu
ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất);
- Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi thuốc;
- Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
- Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết bằng
số và thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số.
11


- Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh;
- Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên

người kê đơn.
 Điều kiện của người được phép kê đơn thuốc
- Đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có bằng tốt nghiệp.
Đại học Y và được người đứng đầu cơ sở phân công khám, chữa bệnh.
- Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi,
vùng khó khăn và những nơi chưa có bác sĩ: Sở Y tế có văn bản uỷ quyền cho
Trưởng phòng Y tế huyện chỉ định y sĩ của Trạm Y tế thay thế cho phù hợp
với tình hình địa phương.
 Tầm quan trọng của một đơn thuốc
Thầy thuốc là người trực tiếp khám và thu thập thông tin về triệu chứng
bệnh lý của người bệnh, theo đó có những phác đồ điều trị cụ thể. Người thầy
thuốc phải biết chắc rằng thuốc được kê cho bệnh nhân là thực sự cần thiết và
phải là người quyết định loại thuốc nào quan trọng chứ không phải bệnh nhân
hay người bán thuốc. Trách nhiệm của bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương
pháp điều trị; người dược sĩ bán, cấp thuốc và hướng dẫn và cung cấp những
thông tin sử dụng thuốc cho bệnh nhân một cách hiểu ngắn gọn, dễ hiểu.
Trong bệnh viện, góp phần vào sử dụng thuốc còn có vai trò của y tá. Y tá là
người thực hiện y lệnh của bác sĩ, trực tiếp cho bệnh nhân dùng thuốc. Nhất
thiết thực hiện y lệnh bác sĩ là trách nhiệm của y tá . Việc điều trị có thành
công hay không một phần phụ thuộc vào mối quan hệ chặt chẽ giữa bác sĩ dược sĩ và y tá. Đơn thuốc chính là nguồn thông tin ngắn gọn mà thầy thuốc
gửi đến cho người bán thuốc và y tá nhằm mục đích cuối cùng để điều trị cho
bệnh nhân. Trong quy định của quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn năm
1995 có ghi:

12


- Người bán thuốc có trách nhiệm đọc kỹ đơn thuốc trước khi bán, nếu
thấy đơn thuốc không đúng hoặc có nghi vấn thì có quyền từ chối bán thuốc.
Nếu có điều kiện thì hỏi lại người kê đơn, nhất là trường hợp cấp cứu.

- Người bán thuốc phải bán đúng thuốc kê trong đơn; không được tự ý
thay đổi. Trường hợp chất có cùng thành phần dược chất, cùng dạng bào chế,
chỉ khác tên biệt dược thì được quyền thay thế nhưng phải được sự đồng ý
của người mua, và ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng đã thay thế vào đơn.
1.2.2. Khái niệm về kê đơn thuốc tốt
 Khái niệm về đơn thuốc tốt
Một đơn thuốc tốt phải đảm bảo đầy đủ các thông tin tiêu chuẩn được
yêu cầu cho đơn thuốc bao gồm:
- Nội dung đơn thuốc.
- Cách ghi nội dung đơn thuốc.
- Cách bố trí các mục trong đơn theo yêu cầu của từng nước.
 Nội dung về kê đơn tốt
Kê đơn thuốc là sự chỉ định thuốc cho điều trị.
Kê đơn tốt là sự chỉ định thuốc cho điều trị một cách có lựa chọn dựa
vào quá trình suy luận logic trên những thông tin chính xác và khách quan.
Quá trình này không giống như phản xạ đầu gối, hoặc một thực đơn trong
sách dạy nấu ăn, hay là trước một áp lực thương mại.
 Những yêu cầu về kê đơn thuốc tốt
Để kê đơn thuốc tốt người thầy thuốc cần phải tuân theo cách tiếp cận
vấn đề một cách có hệ thống bao gồm:

 Tuân theo quá trình điều trị hợp lý như sau:
- Đầu tiên cần xác định một cách thận trọng vấn đề bệnh lý của bệnh
nhân (Chẩn đoán bệnh).
13


- Sau đó, cần xác định mục tiêu điều trị (giúp người thầy thuốc tập
trung vào vấn đề chính, hạn chế các khả năng điều trị ở số lượng nhất định, do
đó giúp cho việc lựa chọn cuối cùng dễ dàng hơn).

- Chọn cách điều trị đã được chứng minh là có hiệu quả và an toàn
trong số những phương án điều trị khác nhau.
- Bắt đầu điều trị đó là: Viết một đơn thuốc một cách cẩn thận và cung
cấp cho bệnh nhân những thông tin và hướng dẫn rõ ràng.
- Sau một thời gian theo dõi kết quả điều trị, chỉ có thầy thuốc mới biết
là quá trình điều trị có thành công hay không.
- Nếu bệnh được chữa khỏi thì có thể ngừng điều trị. Nếu không, cần
phải nghiên cứu lại tất cả các bước trên.

 Lựa chọn thuốc thường dùng:
Lựa chọn các thuốc của riêng mình để sử dụng thường xuyên kê đơn.
Vì thế, cần biết rõ các thuốc này, người thầy thuốc phải xem lại sách giáo
khoa dược lý, dược điển Quốc gia và hướng dẫn điều trị khác hiện có.

 Cập nhật kiến thức:
Người thầy thuốc cần phải tiếp nhận và sử dụng các thông tin mới về thuốc:
- Lập danh sách tất cả các nguồn thông tin sẵn có.
- So sánh các ưu - nhược điểm của các nguồn thông tin này và lựa chọn
nguồn thông tin bổ ích cho riêng mình.
- Đọc tài liệu một cách có hiệu quả.
1.2.3. Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc ngoại trú
 Sử dụng thuốc hợp lý
Theo tổ chức y tế thế giới WHO: “Việc sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi
bệnh nhân phải nhận được những thuốc điều trị phù hợp với yêu cầu lâm
sàng của họ, với liều dùng đúng với nhu cầu riêng của từng cá nhân, với thời
gian điều trị đầy đủ và với mức chi phí thấp nhất dành cho họ và cộng động
của họ” [1],[31].

14



Trong chu trình sử dụng thuốc có rất nhiều đối tượng tham gia:
- Hệ thống y tế, cơ sở khám chữa bệnh.
- Người kê đơn
- Nhân viên phân phối, cấp phát.
- Người bệnh và cộng đồng.
Để sử dụng thuốc hợp lý , an toàn các đối tượng tham gia phải có sự
phối hợp chặt chẽ; thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trong sử dụng thuốc.
 Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc ngoại trú
Để đơn giản và chuẩn hóa các nghiên cứu sử dụng thuốc, WHO và
INRUD đã đưa ra một hướng dẫn để điều tra sử dụng thuốc trong các cơ sở
chăm sóc sức khỏe.
Hướng dẫn này mô tả chi tiết một tập hợp các chỉ số đáng tin cậy để đo
lường việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú nói chung và phương pháp
tiêu chuẩn để thu thập các dữ liệu cho các chỉ số này. Các điểm chính của
hướng dẫn sử dụng sử dụng được tóm tắt ở bảng 1.1.
Mặc dù không phải toàn diện, các chỉ số cốt lõi cung cấp một công cụ
đơn giản để đánh giá một cách nhanh chóng và đáng tin cậy một vài khía
cạnh của việc sử dụng thuốc. Từ đó phác thảo được một bức tranh khái quát
về các hoạt động sử dụng thuốc hiện tại ở khu vực nghiên cứu so với giá trị
tối ưu cho mỗi chỉ số. Chẳng hạn bằng cách sử dụng chỉ số này, cho thấy ở
Ghana và Nigeria đều sử dụng tương đối nhiều thuốc cho một đơn thuốc (4,3
và 3,8 thuốc /đơn); ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu như tại Bệnh viên đa
khoa tỉnh Bắc Giang năm 2011 tỷ lệ 3,4-3,6 thuốc/đơn; tại bệnh viện A tỉnh
Thái Nguyên năm 2013 là 2,4±1,0 thuốc/đơn [14],[19],….

15


Bảng 1.1: Bộ chỉ số đo lường sử dụng thuốc của WHO [32]

Các chỉ số cốt lỗi
Chỉ số kê đơn:
1. Số thuốc trung bình một đơn thuốc
2. Tỷ lệ phần trăm thuốc đơn kê đơn theo tên generic
3. Tỷ lệ phần trăm thuốc có kê kháng sinh
4. Tỷ lệ phần trăm thuốc có kê thuốc tiêm
5. Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê từ danh sách thuốc thiết yếu, thuốc
chủ yếu trong cơ sở khám, chữa bệnh.
Chỉ số chăm sóc bệnh nhân:
6. Thời gian khám bệnh trung bình
7. Thời gian phát thuốc trung bình
8. Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế
9. Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn hợp lý
10. Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân hiểu biết đúng liều dùng
Chỉ số tại các cơ sở y tế:
11. Sự có sẵn của một bản sao của DMTTY, DMTCY
12. Sự có sẵn các loại thuốc thiết yếu quan trọng
Các chỉ số sử dụng thuốc bổ sung
1. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị không cần dùng thuốc
2. Chi phí thuốc trung bình cho mỗi lần khám.
3. Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc kháng sinh
4. Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc tiêm
5. Đơn thuốc kèm theo hướng dẫn điều trị
6. Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với sự chăm sóc họ nhận được
7. Tỷ lệ phần trăm của các cơ sở chăm sóc y tế có quyền truy cập
thông tin thuốc.

16



×