BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN MINH THÚY
MÃ SINH VIÊN: 1101510
SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG
ƯƠNG TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI - 2016
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN MINH THÚY
MÃ SINH VIÊN: 1101510
SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG
ƯƠNG TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Song Hà
2. Ths. Lê Thị Uyển
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
2. Bệnh viện Nội tiết Trung ương
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên nhiệt tình của các thầy cô
giáo trong trường, các dược sỹ tại bệnh viện Nội tiết Trung ương cùng gia
đình và bạn bè.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn
chân thành tới:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ, người thầy kính mến đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
thành khóa luận.
Ths. Lê Thị Uyển, trưởng khoa Dược bệnh viện Nội tiết Trung ương,
người đã chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thiện khóa luận.
Dược sĩ Nguyễn Văn Thắng đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện khóa
luận.
Bạn Phạm Thị Ngọc Linh đã cùng tôi làm việc và giúp đỡ tôi hoàn
thiện khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên
khích lệ và giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Minh Thúy
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................3
1.1. Tổng quan về hoạt động cấp phát thuốc ..............................................3
1.1.1. Khái niệm, vị trí của cấp phát thuốc trong sử dụng thuốc ......3
1.1.2. Các chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc .........................3
1.1.3. Mối liên hệ giữa hoạt động cấp phát thuốc và hiểu biết của
người bệnh điều trị ngoại trú về sử dụng thuốc .......................4
1.2. Các can thiệp cải thiện chất lượng hoạt động cấp phát thuốc trên thế
giới và ở Việt Nam ................................................................................5
1.2.1. Thế giới .......................................................................................5
1.2.2. Việt Nam .....................................................................................14
1.2.3. Các biện pháp can thiệp triển khai tại Bệnh viện Nội tiết Trung
ương ............................................................................................14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........18
2.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian, địa điểm nghiên cứu......................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................18
2.1.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ............................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................18
2.2.2. Mẫu nghiên cứu .........................................................................20
2.2.3. Các biến số, chỉ số sử dụng trong nghiên cứu .........................22
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................27
2.2.5. Phương pháp phân tích, trình bày, xử lý số liệu ......................27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................29
3.1. Kết quả nghiên cứu ...............................................................................29
3.1.1. Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu ...................29
3.1.2. So sánh hoạt động cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh
viện Nội tiết Trung ương trước và sau can thiệp ...............................30
3.1.2.1. Các chỉ số chung đánh giá hoạt động cấp phát thuốc ..........30
3.1.2.2. Chỉ tiêu cụ thể về quy trình cấp phát thuốc ...........................31
3.1.3. So sánh sự hiểu biết về sử dụng thuốc của người bệnh điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương trước và sau can thiệp ...........38
3.1.3.1. Hiểu biết của người bệnh về sử dụng thuốc ..........................38
3.1.3.2. Ý kiến của người bệnh về việc gắn tờ hướng dẫn sử dụng
thuốc ...........................................................................................41
3.2. Bàn luận ................................................................................................42
3.2.1. Bàn luận về hoạt động cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú
tại bệnh viện Nội tiết Trung ương trước và sau can thiệp .......42
3.2.1.1. Các chỉ số chung của hoạt động cấp phát .............................42
3.2.1.2. Các chỉ tiêu cụ thể về quy trình cấp phát thuốc ....................43
3.2.2. Bàn luận về sự hiểu biết về sử dụng thuốc của người bệnh điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết trung ương trước và sau can thiệp ..46
3.2.2.1. Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu ................46
3.2.2.2. Sự hiểu biết về sử dụng thuốc của người bệnh bảo hiểm y tế
ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương trước và sau can
thiệp ............................................................................................47
3.2.3. Hạn chế của đề tài..............................................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
Bảo hiểm y tế
BVNTTW Bệnh viện Nội tiết Trung ương
CMTND
Chứng minh thư nhân dân
CT
Can thiệp
ĐH
Đại học
ĐTĐ
Đái tháo đường
HĐ
Hoạt động
KMM
Không mong muốn
MSH
Management Sciences for Health (Cơ quan khoa học vì sức khỏe
Hoa Kỳ)
NB
Người bệnh
NSAIDs
Nonsteroidal anti-inflammatory drugs (Thuốc chống viêm không
steroid)
THPT
Trung học phổ thông
TT
Thứ tự
USP
United States Pharmacopeia (Dược điển Hoa Kỳ)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Tên bảng
Các chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc
Các nghiên cứu can thiệp lên hoạt động cấp phát
thuốc trên thế giới
Các biến số chung đánh giá hoạt động cấp phát
thuốc
Các biến số cụ thể đánh giá quy trình cấp phát thuốc
Các chỉ số đánh giá hiểu biết của người bệnh về sử
dụng thuốc
Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu
Số lượng thuốc trung bình được phát cho một người
bệnh trước - sau can thiệp
Các chỉ số chung đánh giá hoạt động cấp phát thuốc
trước - sau can thiệp
Các chỉ tiêu cụ thể của quy trình cấp phát thuốc
trước - sau can thiệp
Quy trình cấp phát thuốc trước - sau can thiệp
Điểm trung bình về hiểu biết của người bệnh về sử
dụng thuốc
Ý kiến của người bệnh về việc gắn tờ thông tin về
thuốc
Trang
5
12
23
24
28
31
32
33
34
40
40
43
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
Tên hình vẽ, đồ thị
Trang
Hình 1.1 Chu trình sử dụng thuốc
3
Hình 2.2 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
19
Hình 3.3 Quy trình cấp phát thuốc cho người bệnh
33
Hình 3.4
Thay đổi về tỷ lệ người bệnh hiểu biết về sử dụng
thuốc
Hình 3.5 Ý kiến của người bệnh về ưu điểm của tờ thông tin
40
42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cấp phát thuốc đóng một vai trò quan trọng trong chu trình sử dụng
thuốc và là yếu tố thiết yếu trong sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Cấp phát
thuốc thường được coi là quy trình đơn giản, thường quy và không thể có sai
sót. Vì vậy, hoạt động cấp phát thuốc thường ít được quan tâm hơn so với
hoạt động kê đơn và sự tuân thủ của người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế có rất
nhiều sai sót gặp phải trong quá trình cấp phát thuốc làm giảm hiệu quả điều
trị, gây lãng phí nguồn lực, tăng tác dụng không mong muốn, thậm chí là có
thể dẫn tới tử vong. Tất cả các nỗ lực liên quan đến chăm sóc người bệnh
trước khi phát thuốc đều có thể trở thành vô nghĩa nếu phát không đúng
thuốc, không đúng liều lượng, không đúng người bệnh, đóng gói không thích
hợp và không có sự tư vấn chính xác. Những nghiên cứu gần đây cho thấy
thực trạng cấp phát thuốc ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế và sai sót. Thời
gian cấp phát thuốc ở các bệnh viện thường ngắn hơn so với khuyến cáo của
tổ chức Y tế thế giới (3 phút), tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ thấp, có nơi
là 0,0% [3], [4], [6]. Hoạt động cấp phát chủ yếu tập trung vào phát đúng và
đủ thuốc, rất ít thời gian dành cho tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc, các bước
của quy trình cấp phát cũng không được thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của
tổ chức Y tế thế giới. Vì vậy việc tìm ra những giải pháp để nâng cao chất
lượng hoạt động cấp phát thuốc là rất cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay các
nghiên cứu về giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cấp
phát thuốc trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn rất hạn chế.
Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối về
điều trị các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Với hơn 90% người bệnh
khám và điều trị tại bệnh viện là người bệnh điều trị ngoại trú và số lượng
ngày càng gia tăng đòi hỏi bệnh viện phải có những chính sách cải cách, đổi
2
mới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ thuốc cho người bệnh, đặc biệt là cấp
phát thuốc ngoại trú. Năm 2015, khoa Dược bệnh viện Nội tiết Trung ương đã
tiến hành các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện chất lượng hoạt động cấp
phát thuốc ngoại trú. Để đánh giá hiệu quả của những can thiệp này, chúng tôi
tiến hành đề tài “So sánh hoạt động cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại
trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương trước và sau can thiệp” với 2 mục
tiêu như sau:
1. So sánh hoạt động cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại bệnh
viện Nội tiết Trung ương trước và sau can thiệp.
2. So sánh sự hiểu biết về sử dụng thuốc của người bệnh điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương trước và sau can thiệp.
Qua đó đưa ra bằng chứng khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về giải
pháp can thiệp giúp nâng cao chất lượng hoạt động cấp phát thuốc tại bệnh
viện Nội tiết Trung ương và các bệnh viện khác trên cả nước.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động cấp phát thuốc
1.1.1. Khái niệm, vị trí của cấp phát thuốc trong sử dụng thuốc
Cấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và phát thuốc tới một người bệnh cụ
thể dựa trên cơ sở đơn thuốc đã được kê. Cấp phát thuốc bao gồm việc diễn
giải đúng đơn thuốc theo mong muốn của người kê đơn, chuẩn bị thuốc và ghi
nhãn chính xác để phục vụ việc sử dụng của người bệnh. Quy trình này có thể
diễn ra ở cơ sở y tế công lập, tư nhân, trung tâm chăm sóc sức khỏe, bệnh
viện hoặc cơ sở bán thuốc cộng đồng [17].
Vị trí của cấp phát thuốc trong sử dụng thuốc
Cấp phát thuốc là một khâu trong chu trình sử dụng thuốc (hình 1.1) và
có liên hệ mật thiết tới các khâu còn lại như chẩn đoán, kê đơn, tuân thủ sử
dụng của người bệnh và theo dõi điều trị.
Hình 1.1: Chu trình sử dụng thuốc [17]
Cấp phát thuốc là một trong những nhân tố quan trọng trong sử dụng
thuốc hợp lý, bất kì sai sót nào đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
người bệnh [17].
1.1.2. Các chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc
Năm 1985, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bộ chỉ số chăm sóc người
bệnh với 5 chỉ số, trong đó, có 4 chỉ số được sử dụng để đánh giá hoạt động
4
cấp phát thuốc: Thời gian cấp phát thuốc trung bình, tỷ lệ thuốc được cấp phát
thực tế, tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ và hiểu biết đúng của người bệnh về
liều dùng [2], [21]. Cách tính các chỉ số này được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các chỉ số đánh giá hoạt động cấp phát thuốc [2], [21]
Chỉ số
TT
1
2
Cách tính
Thời gian cấp phát = Tổng thời gian cấp phát thuốc/ số lần cấp
thuốc trung bình
phát thuốc.
Tỷ lệ thuốc được cấp = Số thuốc được cấp phát thực tế x 100%/
phát thực tế
tổng số thuốc đã được kê đơn.
= Số gói thuốc ít nhất có các thông tin: Tên
3
Tỷ lệ thuốc được dán
nhãn đầy đủ
người bệnh, tên thuốc, liều dùng một lần,
liều dùng một ngày, thời gian uống thuốc x
100%/ tổng số gói thuốc đã được phát cho
người bệnh.
Hiểu biết đúng của
4
người bệnh về liều
dùng
= Số người bệnh có thể trả lời đầy đủ, đúng
liều dùng một lần và một ngày của tất cả các
thuốc x 100%/ tổng số người bệnh được
phỏng vấn.
1.1.3. Mối liên hệ giữa hoạt động cấp phát thuốc và hiểu biết của người
bệnh điều trị ngoại trú về sử dụng thuốc
Vai trò của dược sĩ được biết đến nhiều nhất trong quá trình cấp phát
thuốc, người dược sĩ giúp nâng cao hiểu biết của người bệnh về sử dụng thuốc
thông qua việc cung cấp thông tin, trao đổi và tư vấn cho người bệnh. Trong
quy trình cấp phát thuốc, dán nhãn thuốc (bước 3) và tư vấn sử dụng thuốc
(bước 6) là hai bước người dược sĩ có thể cung cấp thông tin và trao đổi với
người bệnh.
5
Dán nhãn thuốc là rất cần thiết đối với người bệnh, kể cả khi người bệnh
không biết chữ có thể nhờ người nhà đọc hộ. Đặc biệt khi người bệnh điều trị
ngoại trú, nhãn thuốc có thể cung cấp những thông tin cần thiết về thuốc và
liều dùng. Những thông tin nên được ghi trên nhãn thuốc: Tên thuốc, nồng
độ/ hàm lượng, liều dùng, số lượng, cách theo dõi hiệu quả điều trị, nên để
một khoảng trống để ghi tên người bệnh. Nhãn thuốc có thể được in trước và
gắn lên hộp đối với những liều thông dụng, việc sử dụng máy tính, máy in để
sản xuất nhãn thuốc cho thuốc được cấp phát hiện phổ biến ở nhiều nước [17].
Ngoài gắn nhãn thuốc, chất lượng của việc tư vấn và thông tin mà dược
sĩ cung cấp cho người bệnh cũng là một phần quan trọng quyết định hiểu biết
của người bệnh [9]. Ngoài thông tin về tác dụng của thuốc, liều lượng, số lần
dùng, thời gian điều trị, và đường dùng thuốc, có thể ưu tiên cung cấp thêm
các thông tin nhằm tối ưu hóa hiệu quả của việc điều trị. Lời khuyên về sử
dụng thuốc tập trung vào: Khi nào dùng thuốc (đặc biệt là liên quan đến đồ
ăn, thức uống và các loại thuốc khác), cách sử dụng thuốc (nhai, nuốt chửng,
uống với nhiều nước…) và cách bảo quản các loại thuốc [17]. Ngoài ra, cần
cung cấp thông tin cho người bệnh về cách nhận biết xử trí tác dụng không
mong muốn, xử trí khi quên liều là rất cần thiết, đặc biệt với các bệnh lý mãn
tính phải sử dụng thuốc thường xuyên như đái tháo đường, tăng huyết áp…
1.2. Các can thiệp cải thiện chất lượng hoạt động cấp phát thuốc trên thế
giới và ở Việt Nam
1.2.1. Thế giới
Can thiệp lên quy trình cấp phát thuốc
Nhằm cải thiện sự hài lòng của người bệnh thông qua giảm thời gian chờ
đợi để nhận thuốc tại nhà thuốc của phòng khám gia đình ở Abu Dhabi,
Mohamed Shaat đã tiến hành nghiên cứu thay đổi mô hình hoạt động cấp phát
thuốc [14]. Các đơn thuốc cấp phát tại nhà thuốc sẽ được phân chia thành 2
6
nhóm: Có từ 3 thuốc trở xuống (nhóm 1) và nhiều hơn 3 thuốc (nhóm 2). Với
các đơn thuốc ít hơn 3 thuốc sẽ được cấp phát thông qua “cửa tắt” (fast track
window) và người cấp phát sẽ tư vấn trực tiếp luôn cho người bệnh. Với các
đơn thuốc trên 3 thuốc, người bệnh sẽ được phát số thứ tự và ngồi chờ đơn
thuốc của mình được chuẩn bị. Tác giả tiến hành đánh giá hiệu quả của can
thiệp thông qua: Phỏng vấn sự hài lòng của người bệnh, dữ liệu về thời gian
chờ đợi, biểu thị quá trình, phỏng vấn nhân viên và so sánh số lượng phàn nàn
về thời gian chờ đợi. Kết quả phỏng vấn người bệnh cho thấy những thay đổi
tích cực về sự hài lòng của người bệnh: Tỷ lệ người bệnh hài lòng với dịch vụ
dược tăng từ 53,0% lên 81,9%. Dữ liệu về thời gian chờ đợi cho thấy thời
gian chờ đợi trung bình giảm 63,0% ở nhóm 1 và 41,6% ở nhóm 2, mức giảm
chung là 50,3%. Tất cả các nhân viên đều hài lòng và số lượng phàn nàn về
thời gian chờ đợi giảm tới 67,3%.
Với mong muốn giảm thiểu các sai sót trong quá trình cấp phát thuốc,
một can thiệp cải tiến nhãn thuốc lưu trữ và quy trình cấp phát mới đã được
triển khai tại một bệnh viện ở Đài Loan [13]. Các nhãn thuốc mới được thiết
kế chứa nhiều thông tin hơn bao gồm cả các thông tin liên quan đến dạng bào
chế, cảnh báo thận trọng tới người cấp phát để tránh nhầm lẫn với các thuốc
khác tương tự. Quy trình cấp phát mới yêu cầu các dược sĩ khoanh tròn các
mục trên đơn mà cần thiết phải xác nhận trên nhãn lưu trữ bao gồm: Tên
thuốc (generic/biệt dược), nồng độ - hàm lượng, dạng bào chế, hình ảnh, đóng
gói trước khi đặt thuốc vào giỏ thuốc.
Sau khi tiến hành can thiệp, mức độ hài lòng của dược sĩ tăng lên đáng
kể về: Tất cả các mục của mẫu nhãn mới, thiết kế phù hợp, sử dụng các phông
chữ phân biệt tên thuốc tương tự, hình ảnh nhắc nhở phân biệt thuốc, và thông
tin nhãn đầy đủ. Tỷ lệ sai sót trong cấp phát thuốc ngoại trú hàng tháng (được
7
tính bằng số lượng sai sót trong cấp phát chia cho tổng số sự cố trong cấp phát
thuốc nhân với 100) giảm đáng kể từ 0,019% xuống còn 0,009% (p <0,001).
Can thiệp đào tạo, giáo dục cán bộ cấp phát về quy trình cũng như thực
hành cấp phát thuốc
Một số can thiệp được tiến hành sử dụng hình thức đào tạo, giáo dục cán
bộ cấp phát về quy trình cũng như thực hành cấp phát thuốc.
Nghiên cứu được thực hiện ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
vùng Volta, Ghana [8], cho thấy cung cấp áp phích về cấp phát thuốc làm
tăng đáng kể thời gian cấp phát thuốc trung bình (từ 36,4 lên 50,7 giây) sau 6
tháng. Tỷ lệ thuốc dán nhãn đầy đủ của nhóm được cung cấp áp phích cũng
tăng đáng kể, từ 0,2% lên 32,3% tại tháng thứ 6 (p < 0,05). Hiểu biết của
người bệnh tăng từ 4,7% lên 13,4%.
Kafle K.K và cộng sự (1995) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá vai trò
của hai can thiệp – giáo dục và giám sát tới hoạt động cấp phát thuốc [11]. 21
cơ sở y tế đã được chọn từ 9 quận của Terai, Nepal và chương trình giáo dục
được triển khai cho người cấp phát thuốc ở 7 cơ sở thuộc nhóm 1, với 7 cơ sở
ở nhóm 2, người cấp phát sẽ được giáo dục kết hợp với giám sát trong khi đó
7 cơ sở ở nhóm 3 sẽ không được can thiệp.
Chương trình giáo dục bao gồm các nội dung: Mục đích của cất phát
thuốc, định nghĩa đơn thuốc, các bước cấp phát đúng, các tính toán, các từ
viết tắt, theo dõi và bảo quản thuốc, thuốc thiết yếu, một số đặc tính vật lý
nhằm phục vụ đánh giá chất lượng thuốc và tư vấn người bệnh, sự tuân thủ
của người bệnh. Nội dung thực hành cấp phát bao gồm: Cấp phát 1 đơn thuốc,
kiểm tra đặc tính vật lý của thuốc, hạn sử dụng, tư vấn người bệnh và đánh
giá hiểu biết về điều trị của từng học viên, thăm quan cơ sở cấp phát (các học
viên sẽ theo dõi thời gian cấp phát, kiểm tra tính đầy đủ của nhãn và hiểu biết
của người bệnh về liều dùng). Với nhóm 2, các học viên sẽ được giám sát tại
8
chỗ lần đầu 2 tuần sau khi đào tạo và lần thứ hai là 2 tháng sau đó. Trong suốt
buổi giám sát, các cán bộ giám sát đánh giá thực hành cấp phát, sử dụng các
công cụ giám sát và kết quả sẽ được phản hồi ngay lại cho người cấp phát.
Sau can thiệp, thời gian cấp phát thuốc trung bình giảm 13,0 giây ở
nhóm 1, tăng 12,9 giây ở nhóm 2 và giảm 18,0 giây ở nhóm chứng. Sự khác
biệt ở nhóm 1 không có ý nghĩa thống kê trong khi ở nhóm 2 có ý nghĩa.
Không có thuốc nào cấp phát được dán nhãn đầy đủ ở cả 3 nhóm trước và sau
can thiệp. Tỷ lệ người bệnh hiểu biết đúng về liều dùng tăng 16,9% ở nhóm 1
(có ý nghĩa thống kê), giảm 9,0% ở nhóm 2 (không có ý nghĩa thống kê) và
giảm 15,8% ở nhóm 3. Hiểu biết của người cấp phát cũng được đánh giá sau
can thiệp. Mặc dù hiểu biết ở nhóm 1 và nhóm 2 tốt hơn nhóm chứng, tuy
nhiên, không có sự cải thiện đáng kể trong thực hành cấp phát ở nhóm giáo
dục hay nhóm giáo dục kết hợp với giám sát ở khu vực tư nhân. Hiểu biết về
nhãn thuốc ở nhóm kết hợp giáo dục với giám sát có cải thiện nhưng không
có chuyển biến trong việc thực hành [11].
Can thiệp cung cấp tờ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc
Nghiên cứu can thiệp có đối chứng của Usha Gupta và cộng sự (2005)
[20], cung cấp tờ thông tin thuốc cho người bệnh với những nội dung: Tác
dụng của thuốc (chỉ định, hiệu quả mong đợi), liều dùng, cách dùng, cách bảo
quản, tác dụng không mong muốn (KMM) thường gặp và những lưu ý khi sử
dụng. Hiểu biết của người bệnh về thuốc được đánh giá trước và sau can thiệp
và được tính điểm, 2 điểm nếu người bệnh trả lời đúng cho một tiêu chí, 0
điểm nếu người bệnh trả lời sai. Điểm tối đa là 8 điểm trên một thuốc cho 4
tiêu chí chính (mục đích, liều dùng, cách dùng, khoảng thời gian điều trị). Với
các tiêu chí bổ sung (lần khám tới, tác dụng không mong muốn, những chú ý
khi dùng thuốc) người bệnh được 1 điểm nếu trả lời đúng. Tỷ lệ người bệnh
quên thuốc cũng được đưa vào đánh giá. Sau can thiệp trung bình điểm hiểu
9
biết của các tiêu chí chính của nhóm can thiệp tăng so với trước can thiệp, có
ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Điểm hiểu biết về tác dụng của thuốc sau can
thiệp gấp 2 lần trước can thiệp (từ 1,7 lên 3,6 điểm). Điểm hiểu biết về liều
dùng, cách dùng lớn hơn trước can thiệp 1,4 lần. Hiểu biết về tác dụng không
mong muốn của người bệnh sau can thiệp tăng 1,5 điểm (từ 0,5 lên 2 điểm,
gấp 50 lần). Sau can thiệp tỷ lệ người bệnh không quên 1 liều thuốc nào tăng
18,7%.
Trong nghiên cứu của Sharon Gibbs và cộng sự (1989), cung cấp tờ
hướng dẫn sử dụng thuốc bao gồm các thông tin: Tên thuốc, tác dụng, chống
chỉ định, cách dùng, cách xử trí khi quên 1 liều, tác dụng KMM và cách xử trí
khi gặp tác dụng KMM, cách bảo quản của các nhóm thuốc: NSAIDs, thuốc
chẹn thụ thể β và thuốc giãn phế quản dạng hít. Sau khi được nhận tờ thông
tin sử dụng thuốc 1 - 2 tuần, người bệnh được phỏng vấn về hiểu biết sử dụng
thuốc. Kết quả là hiểu biết về sử dụng thuốc của những người bệnh nhận được
tờ hướng dẫn tốt hơn so với những người không được nhận. Đối với thuốc
NSAIDs: Tỷ lệ người bệnh nhóm can thiệp biết tác dụng của thuốc nhiều hơn
nhóm chứng là 1,3%, tỷ người bệnh nhóm can thiệp biết về cách dùng nhiều
hơn nhóm chứng 9,1%, tỷ lệ người bệnh biết cách xử trí khi quên liều ở nhóm
can thiệp nhiều hơn nhóm chứng 10,8%. Đối với thuốc chẹn thụ thể β: Tỷ lệ
người bệnh nhớ tên thuốc ở nhóm can thiệp nhiều hơn nhóm chứng 13,0%, tỷ
lệ người bệnh hiểu biết về tác dụng, cách dùng thuốc ở nhóm can thiệp cũng
nhiều hơn nhóm chứng 6,3% và 5,1% tương ứng. Với thuốc giãn phế quản
dạng hít hiểu biết của người bệnh về tác dụng của thuốc, cách dùng ở nhóm
can thiệp cũng tốt hơn so với nhóm chứng. Tuy nhiên, với tiêu chí hiểu biết
về tên thuốc thì không được cải thiện ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng
đối với thuốc NSAIDs và thuốc giãn phế quản [19].
10
Trong nghiên cứu của George C.F và cộng sự (1983), tờ thông tin hướng
dẫn sử dụng thuốc được phát cho 56 người bệnh dùng penicillin và 43 người
bệnh dùng NSAIDs. Sau 4 – 10 ngày, phỏng vấn những người bệnh này và so
sánh với 65 người bệnh dùng penicillin, 33 người bệnh dùng NSAIDs ở nhóm
không nhận tờ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc. Sau can thiệp, tỷ lệ hiểu
biết về tên thuốc penicillin ở nhóm can thiệp là 91,0%, nhóm không can thiệp
là 75,0%, tăng 16,0% (không có ý nghĩa thống kê), còn ở nhóm dùng NSAIDs
tỷ lệ người bệnh biết tên thuốc ở nhóm can thiệp là 86,0%, nhóm không can
thiệp là 55,0%, tăng 31,0% có ý nghĩa thống kê [10]. Tỷ lệ hiểu biết của
người bệnh về tác dụng không mong muốn ở nhóm can thiệp nhiều hơn so với
nhóm chứng, mặc dù thông tin về tác dụng không mong muốn không được đề
cập trong tờ thông tin phát cho người bệnh (NB).
11
Bảng 1.2: Các nghiên cứu can thiệp lên hoạt động
cấp phát thuốc trên thế giới
Tác giả
Thiết kế
Cỡ mẫu
Can thiệp
Kết quả
nghiên cứu
Chuang
Can thiệp
27 dược sĩ,
Sử dụng
- Mức độ hài lòng của dược sỹ
M.H và
trước - sau
1.075.878
nhãn lưu
tăng lên đáng kể sau khi thực
cộng sự
không đối
nhãn cũ và
trữ và cải
hiện nhãn mới.
(2012)
chứng
1.102.902
tiến quy
- Tỷ lệ lỗi trong cấp phát đã
nhãn mới.
trình giảm
giảm đáng kể 0,019% xuống
sai sót
còn 0,009% (p < 0,001).
[13]
trong cấp
phát.
Mohamed
Can thiệp
Trước can
Quy trình
- Tăng tỷ lệ người bệnh hài
Shaat
không đối
thiệp: 147
cấp phát:
lòng với dịch vụ dược từ
(2011)
chứng
NB.
Cửa tắt
53,0% lên 81,9%.
Sau can
dành cho
- Giảm thời gian chờ đợi trung
thiệp: 155
đơn từ 3
bình: nhóm 1: 63,0% ; nhóm
NB.
thuốc trở
2: 41,6%, chung: 50,3%.
xuống.
- Số lượng phàn nàn về thời
[14]
gian chờ đợi giảm 67,3%.
Ameyaw
Can thiệp
M.M,
ngẫu nhiên
Cung cấp
Ofori-
không đối
áp phích về gian cấp phát tăng (từ 36,4 lên
Adjei D
chứng
(1997)
[8]
40 cơ sở y tế - Nhóm 1 :
Cung cấp áp phích có hiệu
quả can thiệp tốt nhất. Thời
cấp phát
50,7 giây) sau 6 tháng. Tỷ lệ
thuốc.
thuốc dán nhãn đầy đủ của
- Nhóm 2 :
nhóm được cung cấp áp phích
Hội thảo.
cũng tăng đáng kể, từ 0,2%
12
- Nhóm 3 :
lên 32,3% tại tháng thứ 6 (p <
Áp phích + 0,05). Hiểu biết của người
Hội thảo.
21 cơ sở y tế - Nhóm 1:
bệnh tăng từ 4,7% lên 13,4%.
Kafle
Can thiệp
Thời gian cấp phát thuốc
K.K và
có đối
Đào tạo
trung bình giảm 13,0 giây ở
cộng sự
chứng
người cấp
nhóm 1, tăng 12,9 giây ở
(1995)
phát thuốc.
nhóm 2 (có ý nghĩa thống kê)
[11]
- Nhóm 2:
và giảm 18,0 giây ở nhóm
Đào tạo và
chứng. Không có thuốc nào
giám sát tại cấp phát được dán nhãn đầy
chỗ.
đủ ở cả 3 nhóm trước và sau
-Nhóm 3:
can thiệp. Tỷ lệ người bệnh
Nhóm
hiểu biết đúng về liều dùng
chứng.
tăng 16,9% ở nhóm 1 , giảm
9,0% ở nhóm 2 và giảm
15,8% ở nhóm 3.
Usha
Can thiệp
Nhóm CT:
Cung cấp
Sau can thiệp, điểm hiểu biết
Gupta và
trước - sau
118 NB.
tờ thông
về tác dụng của thuốc tăng
cộng sự
có đối
Nhóm
tin thuốc
gấp 2 lần, điểm hiểu biết về
(2005)
chứng
chứng: 114
cho người
liều dùng, cách dùng lớn hơn
NB.
bệnh.
trước can thiệp 1,4 lần. Hiểu
[20]
biết về tác dụng không mong
muốn của người bệnh sau can
thiệp tăng 1,5 điểm (từ 0,5 lên
2 điểm). Tỷ lệ người bệnh
không quên 1 liều thuốc nào
tăng 18,7%. Khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
13
Sharon
Can thiệp
Nhóm CT:
Cung cấp
Hiểu biết về tác dụng, cách
Gibbs và
có đối
NSAIDs
tờ hướng
dùng của những người bệnh
cộng sự
chứng
(232 NB),
dẫn sử
nhận được tờ hướng dẫn tốt
chẹn β (122
dụng thuốc
hơn so với những người
NB), giãn
của nhóm
không được nhận với cả 3
phế quản
thuốc
nhóm thuốc. Tỷ lệ người bệnh
dạng hít (65
NSAIDs,
nhớ được tên thuốc chẹn thụ
NB).
thuốc chẹn
thể β ở nhóm can thiệp cao
Nhóm
thụ thể β
hơn nhóm chứng, tỷ lệ người
chứng:
và thuốc
bệnh nhớ được tên thuốc ở 2
NSAIDs
giãn phế
nhóm thuốc còn lại không có
(122 NB),
quản dạng
sự khác biệt so với nhóm
chẹn β (100
hít.
chứng.
(1989)
[19]
NB)
, giãn phế
quản (100
NB).
George
Can thiệp
Nhóm CT:
Cung cấp
Sau can thiệp, tỷ lệ hiểu biết
C.F và
có đối
Penicillin
tờ thông
về tên thuốc penicillin tăng
cộng sự
chứng
(56 NB),
tin hướng
16,0% nhưng không có ý
(1983)
[10]
NSAIDs (43 dẫn sử
nghĩa thống kê, tỷ lệ người
NB).
dụng thuốc
bệnh biết tên thuốc ở nhóm
Nhóm
penicillin
NSAIDs tăng 31,0% có ý
chứng:
và
nghĩa thống kê.
Penicillin
NSAIDs
Tỷ lệ hiểu biết của người bệnh
(65 NB),
cho người
về tác dụng không mong
NSAIDs (33 bệnh.
muốn ở nhóm can thiệp nhiều
NB).
hơn so với nhóm chứng.
14
1.2.2. Việt Nam
Hiện tại, phần lớn các nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào việc
mô tả thực trạng cấp phát thuốc cho người bệnh ngoại trú ở các bệnh viện và
tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động này, chưa có nhiều nghiên
cứu phân tích tác động của can thiệp lên hoạt động cấp phát thuốc.
Nguyễn Thị Thu Ba và cộng sự (2012) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá
hiệu quả của việc triển khai mô hình tự đào tạo nâng cao chất lượng trong
phát hiện và ngăn chặn sai sót trong sử dụng thuốc tại Bệnh viện Fortis Hoàn
Mỹ Đà Nẵng 9 tháng đầu năm 2012 [1]. Các dược sĩ trung học của khoa Dược
được đào tạo hàng tuần kết hợp với phân tích sử dụng thuốc theo ca lâm sàng
và bình đơn thuốc vào đầu mỗi buổi sáng. Nội dung đào tạo bao gồm các kiến
thức về sử dụng thuốc, kiến thức điều trị lâm sàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
tư vấn. Kiến thức và kỹ năng qua thực tế xét duyệt y lệnh hoặc đơn thuốc sẽ
được kiểm tra. Trong quá trình kiểm soát y lệnh hoặc đơn thuốc, các dược sĩ
sẽ làm việc theo nhóm, hỗ trợ nhau kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn các sai
sót trong kê đơn và sao chép y lệnh. Tất cả các sai sót đều được ghi chép theo
mẫu để phân tích tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Kết quả cho
thấy trong 9 tháng đầu năm 2012, có 156 sai sót trong kê đơn ngoại trú được
phát hiện và trong đó 155 sai sót được ngăn chặn. Sai sót chủ yếu được phát
hiện trong khâu kiểm duyệt đơn thuốc (93,6%), một số nhỏ được phát hiện
khi cấp phát (0,06%) hoặc tư vấn sử dụng thuốc (0,01%). Loại sai sót phổ
biến nhất trong kê đơn thuốc ngoại trú là sai số lượng (35,6%), sai liều dùng
(28,0%) và sai thuốc (15,6%). Đối với các trường hợp nguyên nhân do sai tên
thuốc thì có 30,3% là do tên gọi gần giống nhau và xếp liền kề nhau trong
danh mục điện tử.
1.2.3. Các biện pháp can thiệp triển khai tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Chuẩn bị cho can thiệp (từ tháng 1/2015 đến hết tháng 7/2015):
15
(1) Xây dựng và ban hành quy trình chuẩn cho hoạt động cấp phát thuốc
cho bệnh nhân điều trị ngoại trú:
-
Quy trình chuẩn được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Tổ chức y tế
thế giới và cơ quan khoa học vì sức khỏe Hoa Kỳ và điều chỉnh cho phù
hợp với các quy định của Bộ Y tế, của bệnh viện cũng như tình hình thực
tế.
-
Quy trình được Giám đốc bệnh viện phê duyệt và áp dụng trong phạm
vi bệnh viện.
(2) Xây dựng nội dung hướng dẫn về sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều
trị ngoại trú:
-
Các nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú
bao gồm: Tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, tác dụng của thuốc,
cách dùng, tác dụng không mong muốn, xử trí khi gặp tác dụng không
mong muốn, xử trí khi quên một liều, các chú ý đặc biệt của thuốc (nếu có),
cách bảo quản.
-
Nội dung hướng dẫn về sử dụng thuốc được xây dựng dựa trên các
nguyên tắc:
Xây dựng dựa trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế Việt
Nam phê duyệt. Mọi nội dung đều phải phù hợp với nội dung tờ hướng
dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y tế phê duyệt.
Trường hợp không tìm thấy các thông tin cần thiết trong tờ hướng dẫn
sử dụng thì thông tin trong Dược thư Quốc gia Việt Nam sẽ được lấy để
làm căn cứ xây dựng.
Trường hợp hai tài liệu trên không có thông tin về thời điểm uống thuốc
và xử trí khi quên thuốc sẽ tham khảo thêm một số nguồn tài liệu khác,
bao gồm: Cuốn sách PDR – Consumer Guide to Prescripton Drugs (bản
xuất bản năm 2011), tờ thông tin cho bệnh nhân (Patient Information
16
Leaflet) từ trang web của cơ quan Y tế Châu Âu và Cục quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Các nội dung được thông qua bởi Hội
đồng thuốc và điều trị của bệnh viện.
(3) Thiết kế tờ thông tin hướng dẫn về thuốc:
Tờ thông tin hướng dẫn về thuốc được thiết kế để gắn lên các hộp thuốc,
vỉ thuốc, chứa các nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Hội đồng
thuốc và điều trị thông qua như trên và sử dụng phông chữ Times New
Roman, kích thước 13 pt, màu đen in trên nền trắng.
Tiến hành can thiệp ( Bắt đầu từ 1/8/2015):
(1) Đào tạo, phổ biến về quy trình chuẩn cho hoạt động cấp phát thuốc:
- Đào tạo, tập huấn cho nhân viên về quy trình cấp phát thuốc cho bệnh
nhân điều trị ngoại trú, tầm quan trọng của công tác cấp phát thuốc và hướng
dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
-
Tập huấn cho nhân viên khoa Dược các kiến thức về các loại thuốc
được cấp phát ngoại trú.
- Tập huấn kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử với bệnh nhân.
Từ tháng 8 đến tháng 12/2015, Bệnh viện đã thực hiện 19 buổi đào tạo,
trong đó, các nội dung chủ yếu của chương trình đạo tạo được thực hiện trong
tháng 8 và tháng 9. Các buổi đào tạo trong tháng 10, 11, 12 mang tính chất
nhắc lại, tổng kết và rút kinh nghiệm. Thời gian, địa điểm và nội dung đạo tào
được trình bày trong phụ lục 2.
(2) Gắn tờ thông tin hướng dẫn về thuốc lên tất cả các thuốc cấp phát
cho bệnh nhân: Tờ thông tin hướng dẫn về thuốc sau khi được in ra sẽ được
nhân viên cấp phát thuốc gắn trước lên các hộp thuốc, vỉ thuốc vào những lúc
vắng bệnh nhân (cuối giờ chiều hoặc đầu giờ sáng hàng ngày). Việc gắn được
thực hiện bằng hình thức ghim chắc chắn để đảm bảo tờ thông tin không bị
rơi ra trong quá trình cấp phát cũng như di chuyển, đồng thời, bệnh nhân vẫn