Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện phú quốc tỉnh kiên giang năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 70 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC VIỆT

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ,
CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI NĂM 2015


BỘ Y TÊ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC VIỆT

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ,
CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK. 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng


HÀ NỘI NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Để được hoàn thành luận văn tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I, tôi đã
được Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy, cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến: Ts.Nguyễn Thị Thanh Hương giảng viên trường Đại học
Dược Hà Nội, đã hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cản ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, các
thầy cô đã dạy dỗ tận tình và tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp,
phòng Tổ chức Hành chính, khoa Dược, phòng Kế toán tài vụ, các khoa lâm
sàng, cận lâm sàng Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã tạo
điều kiện cho tôi tham gia khóa học, cung cấp số liệu và đóng góp các ý kiến
quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn các anh, chị, bạn bè, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lới cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn chia sẽ, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng
như trong học tập!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2015
Học viên

NGUYỄN QUỐC VIỆT


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ..................................................................... 2
1.1. Hoạt động tồn trữ thuốc ................................................................... 2
1.2. Hoạt động cấp phát thuốc ................................................................. 3
1.3. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới .............................................. 7
1.4. Tình hình sử dụng thuốc ở nước ta hiện nay .................................... 8
1.5. Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang .................... 8
1.5.1. Quá trình thành lập bệnh viện .................................................... 13
1.5.2. Cơ cấu nhân lực bệnh viện .......................................................... 13
1.5.3. Chức năng, nhiệm vụ bệnh viện .................................................. 14
1.5.4. Mô hình tổ chức bệnh viện .......................................................... 16
1.5.5. Mô hình bệnh tật bệnh viện ......................................................... 17
1.5.6. Khoa Dược Bệnh viện ................................................................ 18
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 21
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ..................................................... 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 21
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 21
2.4.1. Hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc .............................................. 21
2.4.2. Hoạt động sử dụng thuốc ............................................................ 22
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................... 24
2.6. Các biến số nghiên cứu .................................................................. 24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 26
3.1. Thực trạng tồn trữ, cấp phát thuốc tại bệnh viện ........................... 26
3.1.1. Thực trạng tồn trữ thuốc ............................................................. 26
3.1.2. Thực trạng cấp phát thuốc .......................................................... 32
3.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện ......................................... 34


3.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụng ngoài DMT bệnh viện ............................. 34

3.2.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý .............................. 34
3.2.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn góc ........................................ 37
3.2.4. Cơ cấu sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích ABC ........... 39
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ....................................................................... 44
4.1. Hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc .................................................. 44
4.2. Hoạt động sử dụng thuốc ............................................................... 48
KẾT LUẬN .......................................................................................... 54
KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

WHO

Tổ chức y tế thế giới

BHYT

Bảo hiểm y tế

ADR

Phản ứng có hại của thuốc

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

HĐT&ĐT
MHBT

Hội đồng thuốc và điều trị
Mô hình bệnh tật

USD

Đô la Mỹ

VNĐ

Việt Nam đồng

DMT

Danh mục thuốc

DLS

Dược lâm sàng

TTT

Thông tin thuốc

TW


Trung ương

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

HSBA

Hồ sơ bệnh án


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

STT
1.1

1.2

1.3

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu kinh tế ngành dược
Việt nam 2009-2012
Cơ cấu nhân lực Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc
năm 2014
Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa huyện Phú
Quốc năm 2014

Trang
8


13

17

2.4

Các biến số nghiên cứu

24

3.5

Diện tích các kho của khoa Dược

26

3.6

Số lượng trang thiết bị của kho khoa Dược

27

3.7

Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày của các kho

28

3.8


Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm theo giờ quy định của các
kho

29

3.9

Theo dõi nhiệt độ đạt/không đạt của các kho

29

3.10

Kết quả theo dõi độ ẩm đạt/không đạt của các kho

30

3.11

Giá trị tiền thuốc tồn kho năm 2014

31

3.12

Một số chỉ số cấp phát thuốc ngoại trú

33


3.13

Tỷ lệ thuốc sử dụng ngoài DMT bệnh viện

34

3.14

Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

34

3.15

Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu
đã sử thuốc

37


3.16

Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần

37

3.17

Tỷ lệ thuốc theo tên gốc&thuốc theo tên thương mại


38

3.18

Cơ cấu thuốc sử dụng theo dạng bào chế

38

3.19

Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC

39

3.20

Cơ cấu thuốc hạng A theo tác dụng dược lý

40

3.21

Kháng sinh trong hạng A được sử dụng tại bệnh viện

41

3.22

Kháng sinh nhóm ß- lactam sử dụng tại bệnh viện


42


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1.1

Hệ thống kho thuốc

3

1.2

Chu trình cấp phát thuốc ngoại trú

4

1.3

Chu trình cấp phát thuốc nội trú

6

1.4


Sơ đồ tổ chức Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc

17

1.5
3.6

Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh viện đa khoa huyện
Phú Quốc
Quy trình cấp phát thuốc tại khoa Dược

20
32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân
dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật là mục
tiêu của Chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020 13. Bệnh viện là
cơ sở khám chữa bệnh cho người dân, để đảm bảo cung ứng đủ thuốc liên
quan đến nhiều hoạt động trong đó có hoạt động tồn trữ thuốc tại kho dược.
Việc tồn trữ thuốc tốt đảm bảo đủ thuốc có chất lượng phục vụ nhu cầu
khám chữa bệnh của bệnh viện. Để đảm bảo số lượng và chủng loại thuốc
tồn trữ, việc xem xét thực tế thuốc đã sử dụng là cần thiết, đặc biệt là việc
đánh giá thuốc sử dụng có bị lạm dụng không là một nhiệm vụ của bệnh
viện đã được quy định tại thông tư 23 của Bộ y tế về hướng dẫn sử dụng
thuốc trong các cơ sở có giường bệnh 3.
Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc là bệnh viện hạng II trực thuộc
Sở Y tế Kiên Giang có nhiệm vụ khám và điều trị bệnh cho nhân dân trong
huyện. Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong bối cảnh quỹ bảo

hiểm y tế còn eo hẹp thì việc quản lý tồn trữ và sử dụng thuốc hợp lý cần
được quan tâm. Đề tài: “ Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và sử
dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
năm 2014 ” được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc tại Bệnh viện Đa khoa
huyện Phú Quốc năm 2014.
2. Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa huyện
Phú Quốc năm 2014.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động tồn trữ, cấp
phát thuốc, sử dụng thuốc tại bệnh viện.

1


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Hoạt động tồn trữ thuốc
Tồn trữ là sự bảo quản tất cả các nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng
trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và các thành
phẩm trong kho. Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập hàng hóa [17]
Để thực hiện nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện, kho thuốc phải đạt
tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) [4]. Để đảm bảo chất lượng
thuốc trong quy trình tồn trữ đồi hỏi khoa Dược phải có cơ sở vật chất đáp
ứng các yêu cầu về bảo quản thuốc, có quy trình thực hành bảo quản thuốc
tốt. Kho thuốc phải được thiết kế đúng quy định đảm bảo thực hiện 5
chống, đồng thời đảm bảo thực hiện các quy chế quản lý đối với thuốc gây
nghiện, hướng tâm thần, theo đúng quy chế do Bộ Y tế ban hành [17].Các
loại thuốc đều phải đảm bảo được quản lý, giám sát đầy đủ về nguồn gốc
xuất xứ, số đăng ký lưu hành, số lô, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, chất
lượng cảm quan.

Theo quy định, trước khi thuốc nhập kho Hội đồng kiểm nhập có
nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và tiếp nhận thuốc vào kho theo đúng quy
định. Phải kiểm tra lô sản xuất, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, đảm bảo
nhập kho đúng chủng loại, quy cách đóng gói, số lượng, chất lượng.
Khoa Dược

Kho chính

Nội trú

Ngoại trú

2


Hình 1.1. Hệ thống kho thuốc
Thuốc khi nhập kho phải sắp xếp theo độc tính: thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần, thuốc thường và theo tác dụng dược lý: thuốc gây
mê, thuốc gây tê, thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá
mẫn, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hóa…Ngoài ra
việc sắp xếp thuốc còn theo dạng bào chế: thuốc viên, thuốc gói, thuốc
tiêm…và đường dùng: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài.
Chất lượng thuốc trong kho phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm.
Với mỗi loại thuốc khác nhau yêu cầu điều kiện bảo quản khác nhau. Đảm
bảo nhiệt độ bảo quản thuốc là thuốc được bảo quản đúng quy định của nhà
sản xuất, ở điều kiện bình thường, bảo quản ở nhiệt độ khô, thoáng, nhiệt
độ từ 15-250C, hoặc tùy vào điều kiện khí hậu nhiệt độ có thể lên đến 300C
[10].
Độ ẩm có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình bảo quản thuốc, vì nếu
độ ẩm quá cao sẽ dẫn đến thuốc bị ẩm mốc. Vì vậy để bảo quản thuốc tốt

cần có độ ẩm thích hợp trong quá trình bảo quản. Các thuốc yêu cầu bảo
quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong khu
vực mà độ ẩm tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu, độ ẩm tương
đối theo quy định không quá 70% [10].
Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý là bài toán đảm bảo cung ứng kịp
thời cho nhu cầu điều trị, đồng thời đảm bảo tính kinh tế. Không để thuốc
tồn đọng quá nhiều, quá lâu, ảnh hưởng đến công tác bảo quản và tồn đọng
một lượng tiền lớn trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp. Lượng thuốc tồn
kho tại kho dược phải đảm bảo sử dụng khoảng 2-3 tháng thuốc của bệnh
viện [2].
1.2. Hoạt động cấp phát thuốc

3


Trong bệnh viện, cấp phát thuốc cho bệnh nhân do khoa Dược đảm
nhiệm. Thuốc sau khi dán nhãn đầy đủ sẽ được cấp phát cho bệnh nhân
ngoại trú hoặc đưa lên các khoa điều trị nội trú để bệnh nhân sử dụng. Mặc
dù có một số điểm khác nhau trong cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú và
bệnh nhân ngoại trú, nhưng cả hai đều phải tuân theo một số quy tắc bắt
buộc là “ba kiểm tra, ba đối chiếu” [17].
Ba kiểm tra gồm có:
Thể thức phiếu xuất kho, đơn thuốc, liều dùng, cách dùng.
Bao bì, nhãn thuốc.
Chất lượng thuốc.
Ba đối chiếu gồm có:
Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn
Nồng độ, hàm lượng thuốc trong đơn, phiếu với số lượng thuốc sẽ giao.
Số lượng, số khoản thuốc sẽ giao.
Tại bệnh viện, khoa dược có nhiệm vụ cấp phát thuốc cho bệnh nhân

nội trú và ngoại trú. Theo quy định tại Thông tư 22, tùy theo điều kiện của
khoa có thể tổ chức cấp phát thuốc tới khoa lâm sàng.
Theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới, quy trình cấp phát thuốc
cho bệnh nhân ngoại trú gồm 6 bước:

Tiếp nhận,
xác nhận
đơn thuốc

Hiểu và
phân tích đơn
thuốc

Chuẩn bị, dán
nhãn cho các
gói thuốc

Cấp thuốc và
hướng dẫn
sử dụng

Kiểm tra
lại trước
khi cấp

Ghi lại
công việc

Hình 1.2. Chu trình cấp phát thuốc ngoại trú


4


Bước 1: Tiếp nhận và xác nhận đơn thuốc: khi nhận đơn thuốc, người nhận
phải xác nhận đầy đủ và kiểm tra lại họ và tên của bệnh nhân sử dụng
thuốc.
Bước 2: Hiểu và phân tích đơn gồm đọc đơn thuốc, xác định đúng tên các
loại thuốc trong đơn, hiểu một cách chính xác các chữ viết tắt của người kê
đơn, kiểm tra liều lượng, tính chính xác liều lượng và số lượng các thuốc
trong đơn. Việc tính liều lượng nên được kiểm tra hai lần bởi người cấp
phát hoặc bởi một nhân viên khác, tránh tính sai có thể gây hậu quả nghiêm
trọng cho bệnh nhân.
Bước 3: Chuẩn bị các thuốc được phát và dán nhãn gồm các thủ tục: tự
kiểm tra, tính lại để đảm bảo chính xác, cũng như các nội dung theo quy
định của thuốc cấp phát lẻ. Đóng gói và dán nhãn thuốc (tùy theo dạng
thuốc đóng gói cho phù hợp).
Bước 4: Ghi lại công việc: ghi lại các thuốc trong đơn được cấp phát nhằm
xác minh các thuốc đã cấp phát cho bệnh nhân, từ đó góp phần theo dõi bất
kỳ vấn đề nào liên quan tới các loại thuốc đã cấp phát sử dụng cho bệnh
nhân.
Bước 5: Thực hiện kiểm tra lần cuối trước khi cấp phát: kiểm tra cuối cùng
bao gồm việc đọc và giải thích các thuốc trong đơn.
Bước 6: Phát thuốc và hướng dẫn cho bệnh nhân: cảnh báo về tác dụng
không mong muốn thường gặp cho bệnh nhân trước khi sử dụng thuốc như:
buồn nôn, tiêu chảy, màu sắc nước tiểu thay đổi… Đối với tác dụng không
mong muốn nghiêm trọng chỉ nên thông báo trực tiếp cho bệnh nhân sau
khi tham khảo ý kiến của người kê đơn, những người có tính đến rủi ro cho
bệnh nhân khi kê thuốc vì nó có thể làm ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh
từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Đối với bệnh nhân nội trú, việc cấp phát thuốc cho các bệnh nhân tại

khoa Dược được khái quát gồm các giai đoạn như sau:

5


Nhận phiếu tổng
hợp thuốc của các
khoa lâm sàng

Duyệt phiếu
lĩnh thuốc

Chuẩn bị
thuốc

Vào thẻ kho
cấp phát
hàng ngày

Cấp phát
tới khoa
lâm sàng

Kiểm tra
đối chiếu

Hình 1.3. Chu trình cấp phát thuốc nội trú
Bước 1: Nhận phiếu tổng hợp của các khoa lâm sàng do điều dưỡng khoa
thực hiện sau đó gửi xuống khoa Dược. Khi tổng hợp thuốc, điều dưỡng
phải thực hiện các quy định sau:

Tổng hợp thuốc theo đúng y lệnh.
Phiếu lĩnh thuốc phải viết rõ ràng, không viết tắt và phải được trưởng
khoa ký duyệt.
Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần phải có phiếu lĩnh, đơn thuốc
riêng theo quy chế 67.
Bước 2: Duyệt phiếu lĩnh thuốc, sau khi nhận phiếu tổng hợp thuốc từ các
khoa lâm sàng, trưởng khoa dược tiến hành duyệt phiếu lĩnh thuốc.
Bước 3: Chuẩn bị thuốc, căn cứ phiếu lĩnh thuốc của khoa lâm sàng đã
được duyệt, khoa dược chuẩn bị thuốc theo mỗi khoa lâm sàng.
Bước 4: Cấp phát tới khoa lâm sàng: Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của
đơn vị, khoa dược đưa thuốc tới khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận
thuốc tại khoa dược theo quy định của giám đốc bệnh viện. Khoa dược từ
chối cấp phát thuốc trong các trường hợp phiếu lĩnh, đơn thuốc có sai sót;
thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp với bác sĩ lâm
sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc. Thuốc sau khi
được điều dưỡng khoa nhận đủ sau đó chia cho từng bệnh nhân theo chỉ
định thuốc hàng ngày của bác sĩ trong HSBA [4.

6


Dược sĩ khoa dược thực hiện:
Phải phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh.
Thuốc nhập kho phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.
Có trách nhiệm cùng với bác sĩ điều trị hướng dẫn và thực hiện sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
Phải thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới: tên thuốc,
thành phần tác dụng dược lý, tác dụng phụ, liều dùng áp dụng điều trị và
giá thành.
Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện:

- 3 kiểm tra:
+ Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc, liều dùng, cách dùng.
+ Nhãn thuốc.
+ Chất lượng thuốc.
- 3 đối chiếu:
+ Tên thuốc ở đơn, phiếu và nhãn.
+ Nồng độ, hàm lượng thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao.
+ Số lượng, số khoản thuốc ở đơn, phiếu với số thuốc sẽ giao [4.
1.3. Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới
Theo tài liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thới giới chi phí sử dụng
thuốc bình quân đầu người trên thế giới trong năm 2005/2006 dao động
trong khoảng từ 7,61 USD ở các nước có thu nhập thấp đến 431,6 USD ở
các nước có thu nhập cao, không chỉ có vậy, ngay trong mỗi quốc gia thì
chi phí dành cho dược phẩm cũng có mức dao động đáng kể giữa các nhóm
thu nhập trong xã hội. So với năm 1995, mức tăng chi phí xảy ra mạnh hơn
ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình;
16% dân số sống ở các nước có thu nhập cao trên thế giới, riêng
nhóm dân số này đã chiếm hơn 78% chi phí sử dụng thuốc trên toàn cầu;

7


Tổng chi tiêu dược phẩm (Total Pharmaceutical Expenditure - TPE)
chiếm 1,41% đến 1,63% tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product
- GDP) theo các nhóm thu nhập và các khu vực khác nhau, tuy nhiên có sự
biến động đáng kể giữa các quốc gia từ mức 0,2% đến 3,8% GDP;
TPE liên quan chặt chẽ đến cả tổng chi cho y tế (Total Health
Expenditures - THE), và GDP. Tỷ lệ chi cho thuốc trên tổng chi cho y tế
lớn hơn ở những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp. Trung bình
24,9% tổng chi y tế là dành cho thuốc, với mức dao động từ 7,7% đến

67,6%.
Từ năm 1995 trở lại đây, ở tất cả các quốc gia thuộc nhóm thu nhập
thấp và trung bình, chi phí sử dụng thuốc ở khối tư nhân đều tăng lên;
TPE được xác định thông qua giá cả và số lượng của các loại dược
phẩm được tiêu thụ. Ở các quốc gia có mặt bằng giá thuốc thấp và tổng chi
phí sử dụng thuốc đầu người cao thì việc sử dụng thuốc hợp lý là một giải
pháp trọng tâm để kiểm soát TPE và sự tăng trưởng của nó. Việc xây dựng
thêm các chính sách về kiểm soát giá thuốc là cần thiết nhằm đảm bảo sự
công bằng trong tiếp cận và sử dụng thuốc;
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), thể hiện sự cam kết có
tính toàn cầu nhằm đảm bảo việc tiếp cận các loại thuốc thiết yếu với giá cả
hợp lý, và cần phải đạt được vào năm 2015. Để hoàn thành được mục tiêu
này, việc tăng cường nguồn chi cho dược phẩm là cần thiết tại các quốc gia
thu nhập thấp và trung bình. Điều này có thể đạt được thông qua tăng mức
độ bao phủ của bảo hiểm y tế hoặc tăng chi tiêu công dành cho dược phẩm.
1.4. Tình hình sử dụng thuốc ở nƣớc ta trong những năm gần đây
Theo báo cáo đánh giá thực trạng ngành y tế hàng năm (báo cáo
JARH): tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 19,77 USD năm 2009 lên
29,50 USD năm 2012, tăng khảng 1,5 lần, tổng giá trị tiền thuốc cũng tăng

8


với tỷ lệ tương ứng. Cho thấy nhu cầu sử dụng thuốc của người dân tăng rất
nhanh và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới (bảng 1.2).
Bảng 1.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu kinh tế ngành dược
Việt nam 2009-2012
Chỉ tiêu
Tổng giá trị tiền thuốc
sử dụng (1.000USD)

Tổng giá thuốc sản xuất
trong nước (1.000USD)
Tổng giá thuốc nhập
khẩu (1.000USD)
Tiền thuốc bình quân
đầu người (USD)

2009

2010

2011

1.696.135

1.913.661

2.432.500 2.600.000

831.205

919.039

1.140.000 1.200.000

1.096.714

1.252.572

1.527.000 1.750.000


19,77

22,25

27,60

2012

29,50
[5]

Ngành Dược Việt Nam trong những năm qua cũng đã có sự phát
triển vượt bậc trong lĩnh vực công nghiệp Dược. Theo số liệu của Cục
Quản lý Dược, hiện có khoảng 22.615 số đăng ký thuốc lưu hành còn hiệu
lực, trong đó có 11.923 số đăng ký thuốc nước ngoài với khoảng 1.000 hoạt
chất và 10.692 số đăng ký thuốc sản xuất trong nước với khoảng 500 hoạt
chất [14]. Thuốc của các đơn vị sản xuất trong nước đã góp phần đảm bảo
nhu cầu thuốc thiết yếu và bình ổn thị trường thuốc tại Việt Nam, giảm áp
áp lực và làm đối trọng với các thuốc nhập khẩu. Giá trị thuốc sản xuất
trong nước hiện chiếm khoảng 50% tổng giá trị sử dụng hiện tại, nhưng
thực tế sử dụng trong khối điều trị thì thuốc Việt Nam mới được sử dụng
khoảng 38,7%. Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 theo thống kê của 1.018
bệnh viện là 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ

9


tiền thuốc sản xuất trong nước chiếm 38,7% tăng nhẹ so với năm 2009
(38,2%) [12].

Ở Việt Nam, sử dụng thuốc trong hệ thống bệnh viện cũng là một
trong những mối quan tâm hàng đầu. Về cơ cấu sử dụng thuốc trong bệnh
viện theo nhóm tác dụng dược lý thì năm 2010 tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh
trong tổng số tiền thuốc sử dụng vẫn chiếm tới 37,7% tuy có giảm nhẹ so
với năm 2009 (38,4%) [12]. Theo một nghiên cứu năm 2009 tại 36 bệnh
viện ở các tuyến TW, tỉnh, huyện trên cả nước, nhóm thuốc kháng khuẩn
có tỷ trọng lớn nhất tại tất cả các bệnh viện với tỷ lệ trung bình là 32,5%,
cao nhất tại tuyến huyện với 43,1%, thấp nhất tại tuyến tỉnh với 25,7%. Kết
quả này phù hợp với MHBT của Việt Nam về tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng.
Tuy nhiên kết quả phân tích nghiên cứu cũng cho thấy sự bất hợp lý trong
cách lựa chọn và sử dụng thuốc kháng sinh tại các bệnh viện: 47 thuốc
kháng sinh nhóm A của bệnh viện Chợ Rẫy chiếm tỷ lệ 35,7% về giá trị sử
dụng trong nhóm A. Trong đó hoạt chất Prepenem có 5 biệt dược, chiếm tỷ
trọng 21,4%; hoạt chất Cefoperazone có 9 biệt dược, chiếm tỷ trọng 19,2%;
hoạt chất Ceftazidime có 6 biệt dược, chiếm tỷ trọng 13,9%; hoạt chất
Imipenem có 5 biệt dược chiếm 6,6% 8.
Trong những năm qua, các bệnh lây nhiễm tại Việt Nam có xu
hướng giảm dần. Hiện ước tính bệnh này chỉ chiếm 25% tổng số bệnh tật
tại Việt Nam, song nhu cầu và thực trạng sử dụng kháng sinh lại không hề
giảm và ngày càng gia tăng [22]. Các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,
đường hô hấp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn
bệnh viện là các nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao ở
cả Việt Nam và các nước đang phát triển. Việc kiểm soát các loại bệnh này
đã và đang chịu sự tác động bất lợi của sự phát triển và lan rộng tình trạng
kháng thuốc. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, hầu hết các bệnh viện đang

10


phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng với nhiều loại

kháng sinh [22].
Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid trong cơ cấu sử dụng
thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% năm 2009
xuống còn 4,7% năm 2010. Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác sử
dụng thuốc hợp lý. Tuy nhiên, còn một số đơn vi, đặc biệt là tuyến tỉnh,
huyện chưa chú trọng làm tốt công tác này gây tăng chi phí không cần thiết
cho người bệnh 8.
Theo các báo cáo, kinh phí sử dụng thuốc trong bệnh viện thường
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng ngân sách của một bệnh viện, nó có thể
chiếm tỷ trọng tới 40-60% đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, thực tế con số này cao hơn nhiều. Theo báo cáo kết quả công tác
khám chữa bệnh năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế,
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 58,7% tổng
giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện 8.
Để quản lý kinh phí sử dụng thuốc một cách hiệu quả cần có các
phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc. Một trong những
phương pháp đề xuất được xem như là công cụ hỗ trợ cho việc quản lý kinh
phí sử dụng thuốc đó là phương pháp phân tích ABC. Phương pháp phân
tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ
hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
lớn trong ngân sách. Phân tích ABC là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ trong
lựa chọn, mua sắm và sử dụng thuốc hợp lý để có được bức tranh chính xác
và khách quan về kinh phí sử dụng thuốc. Phân tích ABC có nhiều lợi ích
trong lựa chọn thuốc, phân tích được thuốc nhóm A có chi phí cao, các
thuốc này có thể được thay thế bởi các thuốc rẻ hơn 9.

11


Trong các nghiên cứu về sử dụng thuốc hiện nay, việc sử dụng

phương pháp phân tích ABC được sử dụng rất phổ biến. Tại bệnh viện 115,
năm 2012, kết quả nghiên cứu ABC cho thấy về số lượng chủng loại thuốc
3 nhóm A, B, C chiếm tỷ lệ lần lượt là: 9,2%, 16,9% và 73,9% [25]. Nhìn
chung kết quả đều cho thấy, tại các bệnh viện ở Việt Nam, nhóm A là
nhóm có giá trị tiêu thụ lớn 70-80% nhưng lại chỉ tập trung ở một số lượng
rất ít thuốc (<10%). Trong phân nhóm A nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng
và nhiễm khuẩn luôn chiếm tỷ lệ cao về giá trị tiêu thụ và số lượng tiêu thụ.
Tại bệnh viện Hữu Nghị, tỷ lệ về giá trị tiêu thụ thuốc nhóm này chiếm
27,8% [19]. Các nhóm thuốc tiếp theo cũng có số lượng tiêu thụ khá lớn là
các nhóm thuốc có liên quan đến các bệnh không lây nhiễm như: nhóm
thuốc ung thư, nhóm thuốc tim mạch, nhóm hormon và các thuốc tác động
vào hệ nội tiết.
Để đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc, hoạt động báo cáo ADR
cần được đẩy mạnh. Tại Việt Nam hiện nay hoạt động thông tin thuốc và
dược lâm sàng dường như còn rất kém hiệu quả. Tại các bệnh viện, một
trong những chức năng và nhiệm cụ của HĐT&ĐT theo dõi và giám sát
ADR cũng như quản lý đơn vị thông tin thuốc. Ngày 13/11/2013 Cục quản
lý khám chữa bệnh đã có Công văn số 1766/YT-ĐTr về việc hướng dẫn tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị TTT trong bệnh viện. Công văn số
3483/YT-ĐTr của Bộ Y tế ngày 19/5/2004 một lần nữa hướng dẫn các
bệnh viện trên toàn quốc thành lập đơn vị TTT. Từ đó, hoạt động TTT và
theo dõi ADR đã được các bệnh viện trên toàn quốc đưa vào hoạt động.
Ngày 24/3/2009 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 991 thành lập Trung
tâm quốc gia về TTT và theo dõi ADR đặt tại Trường Đại học Dược Hà
Nội cũng đã đóng góp ý nghĩa rất quan trọng và là một bước ngoặc lớn
trong hoạt động DLS tại Việt Nam.

12



Hoạt động của các đơn vị TTT tại các bệnh viện với những hình thức
thu thập, lưu trữ và xử lý TTT đã một phần nào làm cho việc dùng thuốc
của các bệnh viện đi vào quỹ đạo, đem lại hiệu quả trong các phác đồ điều
trị, giúp sử dụng thuốc được tốt hơn, phòng tránh, khắc phục những ADR
trong quá trình dùng thuốc. Tuy nhiên hoạt động TTT muốn làm tốt, cần có
những yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, nhân lực, đặc biệt là thay đổi
nhận thức trong hoạt động TTT. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào TTT kể cả các bệnh viện lớn đầu ngành cũng còn hết sức chậm
chạp. Theo báo cáo của Trung tâm TTT&ADR Quốc gia, điều tra tại 14
bệnh viện lớn và 6 Trường Đại học Y Dược ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh,
Cần Thơ, Huế, Thái Nguyên thì nguồn thông tin chủ yếu của cán bộ y tế
Việt Nam vẫn là tra cứu trong các sách và tạp chí như: Dược thư Quốc gia,
VIDAL, MIMS, thông tin DLS, dược học… Tỷ lệ các cán bộ y tế sử dụng
phần mềm và các Website khoa học uy tín để tra cứu thông tin rất thấp.
Chính vì vậy mà thông tin thường chậm, không cập nhật và hiệu quả không
cao. Bên cạnh đó, hiện nay khoa dược các bệnh viện được giao rất nhiều
nhiệm vụ, kể cả việc phải vận chuyển một khối lượng thuốc lớn xuống
buồng bệnh trong khi nhân lực dược rất thiếu đã làm cho công tác DLS
cũng như TTT gặp rất nhiều khó khăn. Các bệnh viện đã thiếu dược sĩ, lại
chưa được đào tạo cập nhật về DLS, TTT, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả cũng như chất lượng thông tin và phương pháp TTT.
1.5. Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
1.5.1 Quá trình thành lập
Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc được chia tách từ Trung tâm y tế
huyện Phú Quốc và được thành lập theo Quyết định số 1882/QĐ-UBND
ngày 20/11/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thành lập
Bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, là bệnh viện hạng II, với quy mô
giường bệnh hiện nay là 190 giường.

13



Sau 8 năm đi vào hoạt động số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị
tại bệnh viện có xu hướng tăng. Theo thống kê năm 2014 bệnh viện khám
điều trị ngoại trú cho 84.490 lượt bệnh nhân đạt 107% kế hoạch được giao;
10.233 lượt bệnh nhân điều trị nội trú đạt 80 % kế hoạch được giao.
1.5.2. Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện năm 2014
Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc có đội ngũ y, bác sĩ vững vàng
cả tuổi đời và tuổi nghề, đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết. Với nỗ lực
phấn đấu không ngừng cũng như tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì người
bệnh, cán bộ dược chiếm tỷ lệ thấp 6,02% so với toàn bệnh viện; tỷ lệ dược
sĩ đại học trên tổng số bác sĩ trong toàn bệnh viện là 22,73% (bảng 1.2).
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc năm
2014
Trình độ cán bộ

STT

Số lƣợng

Tỷ lệ %

1

Bác sĩ chuyên khoa II

02

0,75


2

Bác sĩ chuyên khoa I

14

5,26

3

Bác sĩ

6

2,26

4

Dược sĩ đại học

05

1,88

5

Điều dưỡng đại học, cao đẳng

29


10,9

6

Điều dưỡng, KTV, nữ hộ sinh trung học

158

59,4

7

Dược sĩ trung học

11

4,14

8

Hộ lý, y công

20

7,52

9

Cán bộ khác


21

7,89

Tổng số

266

100

14


1.5.3. Chức năng nhiệm vụ
1.5.3.1. Chức năng
Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc là đơn vị sự nghiệp y tế trực
thuộc Sở Y tế Kiên Giang, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y
tế, có chức năng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
Đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện tuyến
tỉnh.
Bệnh viện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản
riêng.
1.5.3.2. Nhiệm vụ
Cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh.
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ
các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc
ngoại trú;
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của
nhà nước;
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa

và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa;
- Tổ chức giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi Hội đồng
giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu;
- Tổ chức chuyển cho người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả
năng của bệnh viện.
Đào tạo cán bộ:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học y tế;
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ
sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý
chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Nghiên cứu khoa học về y tế:

15


- Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc
sức khỏe ban đầu;
- Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ
học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp cơ sở;
- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa
bệnh không dùng thuốc;
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
- Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới thực hiện các phác đồ chẩn đoán
và điều trị;
- Tổ chức chỉ đạo xã, phường, thị trấn thực hiện công tác chăm sóc
sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế tại địa phương.
Phòng bệnh:
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện
nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch;
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Hợp tác quốc tế:
Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài
nước về công tác y học theo quy định của nhà nước.
Quản lý kinh tế về bệnh viện:
- Có kế hoạch sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cấp và các
nguồn kinh phí khác;
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, BHYT, đầu
tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế;
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi
ngân sách của bệnh viện, từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh.
1.5.4. Mô hình tổ chức của bệnh viện

16


×