Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện nga sơn tỉnh thanh hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

MỴ ĐỨC ANH

PHÂN TÍCH MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

MỴ ĐỨC ANH

PHÂN TÍCH MỘT SỐ
HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA
NĂM 2014
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 60.72.04.12
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà


HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này,tôi đã nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn
và sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các cán bộ công tác tại bệnh
viện đa khoa huyện Nga Sơn, gia đình và bạn bè.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới PGS. TS Nguyễn Thị Song Hàđã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn
Quản lý và Kinh tế Dược đã trang bị cho tôi những kiến thức và những
kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, các
phòng ban và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều
kiện, dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn chân thành Ban Giám đốc, Khoa Dược và
các khoa phòng Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơnđã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những
người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên, khích lệ trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 4 năm 2015
Học viên

Mỵ Đức Anh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Tổng quan về cung ứng thuốc bệnh viện ................................................... 3
1.1.1. Hoạt động lựa chọn thuốc .................................................................... 4
1.1.2. Tồn trữ và cấp phát thuốc ..................................................................... 6
1.2. Thực trạng cung ứng thuốc trong bệnh viện hiện nay............................ 10
1.2.1. Tình hình cung ứng thuốc trên Thế giới .............................................. 10
1.2.2. Tình hình cung ứng thuốc tại một số bệnh viện ở Việt nam ................. 11
1.3. MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGA SƠN ...... 15
1.3.1. Đặc điểm tình hình ............................................................................. 15
1.3.2. Mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn .................... 16
1.3.3. Cơ cấu nhân lực ................................................................................. 17
1.3.4. Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn ..................... 18
1.3.5. Khoa Dược Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn .................................. 19
1.3.6. Hội đồng thuốc và điều trị .................................................................. 21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 22
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 22
2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................... 22
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 22
2.4.2. Nội dung và các biến số nghiên cứu ..................................................... 23
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 26
2.4.4. Phương pháp xử lý, phân tích và trình bày số liệu ................................ 27
2.4.5. Phương pháp trình bày số liệu .............................................................. 27


Chương 3. KẾT QUẢ .................................................................................. 28
3.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN

ĐA KHOA HUYỆN NGA SƠN ...................................................................... 28
3.1.1. Quy trình lựa chọn thuốc ...................................................................... 28
3.1.2. Kết quả hoạt động lựa chọn thuốc ........................................................ 31
3.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ VÀ CẤP PHÁT THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGA SƠN............................................... 36
3.2.1. Công tác tồn trữ thuốc .......................................................................... 36
3.2.2. Hoạt động cấp phát thuốc..................................................................... 45
Chương 4. BÀN LUẬN ............................................................................... 49
4.1.VỀ HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC TẠI BV ĐA KHOA HUYỆN
NGA SƠN. ........................................................................................................ 49
* Quy trình lựa chọn thuốc ............................................................................. 49
* Kết quả hoạt động lựa chọn thuốc ............................................................... 50
4.2. VỀ HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ VÀ CẤP PHÁT THUỐC TẠI BV ĐA
KHOA HUYỆN NGA SƠN............................................................................. 51
* Công tác tồn trữ thuốc................................................................................. 51
* Hoạt động cấp phát thuốc ........................................................................... 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 56
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 56
VỀ HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ....................... 56
VỀ HOẠT ĐỘNG TỒN TRỮ, CẤP PHÁT THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ...... 56
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

VIẾT TẮT


NỘI DUNG

1

ADR

Phản ứng có hại của thuốc

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BN

Bệnh nhân

4

BS

Bác sĩ

5

BV


Bệnh viện

6

CLS

Cận lâm sàng

7

DMT

Danh mục Thuốc

8

DMTBV

Danh mục Thuốc bệnh viện

9

DS

Dược sĩ

10

DSĐH


Dược sĩ Đại học

11

FEFO

Hết hạn dùng trước, xuất trước

12

FIFO

Nhập trước, xuất trước

13

HC

Hoạt chất

14

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và Điều trị

15

KD


Khoa Dược

16

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

17

MHBT

Mô hình bệnh tật

18

VN

Việt Nam

19

VP

Viện Phí


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn....................... 17

Bảng 1.2. MHBT của BN nội trú tại BV đa khoa huyện Nga Sơn năm 2014 ....... 18
Bảng 2.1. Nội dung, chỉ số, cách tính và kỹ thuật thu thập thông tin của hoạt
động lựa chọn thuốc ....................................................................................... 23
Bảng 2.2. Nội dung, chỉ số, cách tính toán và kỹ thuật thu thập thông tin, của
hoạt động tồn trữ, cấp phát thuốc................................................................... 24
Bảng 3.1. Hoạt chất đề nghị loại bỏ và bổ sung so với danh mục thuốc sử dụng
năm 2013 ....................................................................................................... 30
Bảng 3.2. Danh mục thuốc bệnh viện năm 2014 theo nhóm tác dụng ............. 32
Bảng 3.3. Số lượng HC gây nghiện – hướng tâm thần trong DMTBV năm 2014 34
Bảng 3.4. Tỷ lệ HC thuốc chủ yếu trong DMTBV .......................................... 34
Bảng 3.5. Tỉ lệ HC cần sử dụng tại bệnh viện không trúng thầu ..................... 34
Bảng 3.6. Tỷ lệ HC của DMT sử dụng thực tế so với DMTBV xây dựng. ........ 35
Bảng 3.7. Số HC thuốc sử dụng ngoài DMTBV năm 2014.............................. 36
Bảng 3.8. Số lượng trang thiết bị bảo quản thuốc .......................................... 38
Bảng 3.9. Kết quả hồi cứu sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của các kho thuốc tại
khoa Dược năm 2014 ..................................................................................... 40
Bảng 3.10. Tình hình xuất nhập tồn kho thuốc ............................................... 43
Bảng 3.11. Tỉ lệ thuốc hư hao so với thuốc nhập mua tại bệnh viện ............... 44


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện ........................................ 3
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc của khoa Dược .............................. 10
Hình 1.3. Mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn ................. 16
Hình 1.4 . Sơ đồ tổ chức của khoa Dược ........................................................ 20
Hình 1.5. Sơ đồ thành phần Hội đồng thuốc và điều trị .................................. 21
Hình 2.1 . Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu................................................. 26
Hình 3.1 . Sơ đồ quy trình xây dựng DMT bệnh viện ...................................... 29
Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống kho của khoa Dược................................................ 37

Hình 3.3. Kho thuốc Bảo hiểm nội trú của Khoa Dược .................................. 38
Hình 3.4. Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại Kho Viện phí .................................. 39
Hình 3.5. Sổ kiểm tra của bộ phận Nghiệp vụ Dược ....................................... 42
Hình 3.6. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú ............................. 45
Hình 3.7. Công khai thuốc cho BN Nội trú ..................................................... 46
Hình 3.8. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú ......................... 46
Hình 3.9. Sổ theo dõi nhầm lẫn tại các kho .................................................... 47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc làchất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh,
chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể[28].Có
thể nói rằng, thuốc là một yếu tố quan trọng trong công tác khám bệnh và
chữa bệnh. Trong những năm qua, ngành Dược và công tác Dược nói chung
đã có những bước phát triển cơ bản về sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc.
Thuốc trong nước ngày càng được sản xuất nhiều hơn. Từ chỗ thiếu thuốc,
chủ yếu dựa vào thuốc nhập khẩu, đến năm 2005 thuốc sản xuất trong nước
đã đáp ứng được 47,1% giá trị nhu cầu sử dụng thuốc [19].
Cung ứng thuốc là một chu trình gồm 4 bước: Lựa chọn thuốc, mua
thuốc, tồn trữ, cấp phát và sử dụng thuốc. Cung ứng thuốc giữ vai trò quan
trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.Chủng
loại thuốc đa dạng là một thuận lợi trong công tác Dược.Tuy nhiên, theo cục
quản lý Dược việc cung ứng thuốc trong bệnh viện còn có một số bất cập[20].
Năng lực sản xuất và mạng lưới cung ứng thuốc còn cồng kềnh, qua nhiều
khâu trung gian cùng với chất lượng thuốc sản xuất trong nước còn chưa đáp
ứng được yêu cầu điều trị đã gây những khó khăn không nhỏ trong công tác
Cung ứng Dược. Trước thực trạng đó, trước đâyBộ y tế đã có chỉ thị
05/2004/CT-BYT về việc :”Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc
trong các bệnh viện” với mục đích: hạ giá thành các loại thuốc, chọn lựa được
thuốc tốt, thuốc có chất lượng cao, giảm chi phí khám chữa bệnh. Năm 2014,

Bộ y tế đã có thông tư số 31/2014/TT-BYT quy định bảng tiêu chuẩn đánh
giá về mặt kỹ thuật tại hồ sơ mời thầu mua thuốc cũng nhằm cho mục đích
tăng cường và hoàn thiện hơn công tác cung thuốc tại các bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa Nga Sơn là Bệnh viện hạng II, có nhiệm vụ chăm
sóc sức khỏe cho 17 vạn dân trong huyện và các vùng lân cận. Trong thời
gian qua, cùng với sự tin tưởng của nhân dân, chất lượng khám và chữa
1


bệnhcủa Bệnh viện luôn luôn được khẳng định. Trong đó có những đóng góp
không nhỏ của công tác cung ứng thuốc tại Khoa Dược bệnh viện. Tuy nhiên
tại bệnh viện chưa có một nghiên cứu nào về hoạt động cung ứng thuốc. Vì
vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích một số hoạt động cung
ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm
2014” với hai mục tiêu sau:
- Phân tích hoạt động lựa chọn thuốctại bệnh viện đa khoa huyện Nga
Sơn năm 2014
- Phân tích hoạt động tồn trữ và cấp phát thuốc tại Bệnh viện đa khoa
Huyện Nga Sơn năm 2014
Qua đó, chúng tôi mong muốn kết quả đề tài có thể góp phần cùng
Khoa Dược, Bệnh viện đa khoa Nga Sơn duy trì và nâng cao chất lượng cung
ứng thuốctrong thời gian tới.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về cung ứng thuốc bệnh viện

Quá trình cung ứng thuốc trong bệnh viện gồm có các nội dung như sau:
LỰA CHỌN

Thông tin

SỬ DỤNG

Công
nghệ

Phụ thuộc:
-Mô hình bệnh tật
- Phác đồ điều trị
- Kinh phí

Khoa
học

MUA
THUỐC

Kinh tế

CẤP PHÁT

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện [3],[39].
Như vậy, quá trình cung ứng gồm bốn bước: Lựa chọn, mua thuốc, cấp
phát, sử dụng tạo thành một chu trình khép kín. Mỗi bước trong chu trình là
kết quả hoạt động của các bước phía trước đồng thời là tiền đề để thực hiện
bước tiếp theo. Chúngliên quan chặt chẽ tới nhau, hoạt động nào cũng quan

trọng và đều cần phải được quản lý, thực hiện một cách hợp lý an toàn và hiệu
quả.
Trong chu trình cung ứng thuốc, chức năng của Hội đồng thuốc và điều
trị (HĐT&ĐT) được thể hiện qua các hành động:
- Tư vấn toàn diện về công tác quản lý thuốc
- Xây dựng các chính sách về thuốc
- Đánh giá và lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc

3


- Xây dựng (hoặc tiếp nhận có điều chỉnh) và thực hiện các phác đồ điều
trị chuẩn
- Thực hiện các can thiệp để nâng cao thực hành sử dụng thuốc
- Xử trí các phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều trị
- Thông báo cho các thành viên về những quy định, chính sách liên quan
tới việc sử dụng thuốc.
Như vậy,HĐT&ĐT trực tiếp tham gia vào hoạt động lựa chọn và quản
lý sử dụng thuốc nhưng không tham gia, hoặc trực tiếp tham gia vào hoạt
động mua sắm và phân phối thuốc. Tuy nhiên HĐT&ĐT có trách nhiệm phối
hợp, giám sát nhằm bảo đảm đúng yêu cầu của HĐT&ĐT về Danh mục
Thuốc (DMT) đã được xây dựng và các chính sách về thuốc [38].
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tổng quan sẽ đi sâu vào 2 hoạt động là:
Lựa chọn và Tồn trữ, bảo quản, cấp phát thuốc như sau:
1.1.1. Hoạt động lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là quá trình chọn ra những chủng loại thuốc phục vụ
cho điều trị của từng bệnh viện để cung ứng. Trong quá trình xây dựng DMT
bệnh viện, việc lựa chọn thuốc là bước đầu tiên vàđóng vai trò rất quan trọng.
Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của HĐT&ĐT. Mỗi bệnh viện có
DMT khác nhau, được xây dựng hàng năm theo nhu cầu điều trị thực tế và

hợp lý của các khoa lâm sàng. DMT phù hợp là cơ sở để đảm bảo việc cung
ứng thuốc chủ động góp phần rất lớn trong công tác điều trị, quản lý của bệnh
viện, tiết kiệm được chi phí khám và chữa bệnh. DMT bệnh viện phải luôn
được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế
điều trị.
Hội đồng thuốc và điều trịtổng hợp và xem xét các ý kiến, nhu cầu
thuốc điều trị từ các Khoa lâm sàng. Sau đó sẽ đưa ra các góp ý chỉnh sửa
cùngKhoa Dược (KD) để thống nhất xây dựng DMT bệnh viện. Tiếp theo KD
tổng hợp thành danh mục dự thảo và trình lên Giám đốc bệnh viện xem xét và
4


ký duyệt ban hành danh mục chính thức. Việc lựa chọn danh mục thuốc phải
dựa vào các yếu tố sau:
- Mô hình bệnh tật (MHBT) của địa phương và cơ cấu bệnh tật do bệnh
viện thống kê hàng năm;
- Phác đồ điều trị;
- Trình độ cán bộ và theo danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được phép
thực hiện;
- Các chính sách về thuốc của Nhà nước như: Danh mục thuốc chủ yếu
sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y Tế ban hành
- Khả năng kinh phí của bệnh viện: ngân sách Nhà nước, thu một phần
viện phí và Bảo Hiểm y tế (BHYT).
- Xem xét một số tiêu chí như an toàn, hiệu quả điều trị, hiệu quả - chi
phí hoặc nguồn cung ứng tại chỗ[34].
Năm 2013, Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chí lựa chọn thuốc, làm cơ sở cho
việc xây dựng DMT như sau[14]:
- Lựa chọn thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an
toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định

về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì
phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an
toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng.
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác nhau về dạng
bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí – hiệu quả giữa
các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí theo đơn vị của từng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc dạng
phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng
hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh
5


đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với
thuốc ở dạng đơn chất;
- Ưu tiên lựa chọn thuốc Generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các
đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc
nhà sản xuất, cung ứng.
Như vậy, HĐT&ĐT sẽ có nhiệm vụ xây dựng DMT bệnh viện dựa trên
việc phối hợp các tiêu chí lựa chọn mà Bộ Y tế quy định và đặc điểm riêng,
nhu cầu riêng của đơn vị mình.
1.1.2. Tồn trữ và cấp phát thuốc
Sau khi thuốc được nhập vào kho tại KD, thủ kho có trách nhiệm dự
trữ, bảo quản, cấp phát thuốc theo quy định. Khoa Dược tổ chức kiểm kê số
lượng, chất lượng thuốc định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất.
Về hoạt động tồn trữ thuốc
Tồn trữ thuốc bao gồm cả quá trình xuất nhập kho hợp lý, kiểm tra
kiểm kê, dự trù và các biện pháp kỹ thuật bảo quản thuốc đúng quy định.

Trong quá trình tồn trữ và bảo quản thuốc cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc
các quy chế chuyên môn Dược [34].
* Tổ chức kho thuốc
- Kho chính: Thủ kho là dược sĩ đại học (DSĐH), giúp trưởng khoa lập
dự trù mua thuốc phải nắm vững tình hình tồn kho, cấp phát thuốc cho các
kho lẻ.
- Kho cấp phát lẻ: Cấp phát cho các khoa điều trị, khoa khám bệnh.
Các thủ kho phải nắm vững tình hình tồn kho, tình hình cấp phát thuốc
cho điều trị cho các đối tượng BHYT, đối tượng viện phí. Qua đó báo cáo và
tư vấn giúp Trưởng khoa chủ động lập dự trù mua thuốc.

6


Để quá trình xuất nhập kho thuốc an toàn, hợp lý cần căn cứ vào nhu
cầu điều trị của mỗi BV nhằm quản lý cấp phát, kiểm tra giám sát từ khâu cấp
phát đến khoa phòng và đến tay bệnh nhân, thực hiện tốt quá trình kiểm kê,
dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản thuốc [6],[36].
* Yêu cầu về vị trí, thiết kế kho
Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất,
nhập, vận chuyển và bảo vệ, đảm bảo vệ sinh, chống nhiễm khuẩn, diện tích
kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc, đáp ứng với yêu cầu của
từng mặt hàng thuốc, kho Hóa chất – Vật tư tiêu hao bố trí ở khu vực riêng;
* Yêu cầu về trang thiết bị
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp;
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn
định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để
vệ sinh và xếp dỡ hàng;

- Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, vòi
nước)[14].
* Quy định về bảo quản
Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều
kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất
(với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản
phẩm. Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ
ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
Cần phải kiểm soát đặc biệt đối với (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ). Thuốc bảo quản ở điều kiện
nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản
xuất.
7


- Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
- Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần
hết hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến
màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.
- Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
- Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần [14].
Việc xây dựng cơ sở tồn kho hợp lý cũng là một công việc quan trọng
trong cung ứng thuốc. Xây dựng cơ sở tồn kho phải dựa trên nguyên tắc: Đảm
bảo đủ nhu cầu điều trị đồng thời đảm bảo tính kinh tế, không để lượng thuốc
tồn đọng lớn gây ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng. Theo một số tài liệu
hướng dẫn, số lượng thuốc tồn kho hợp lý phải đảm bảo được nhu cầu sử
dụng của bệnh viện từ 2-3 tháng[17].
Hoạt động tồn trữ thuốc được đánh giá là hiệu quả khi:
- Luôn dự trữ trong kho một lượng thuốc hợp lý, không để xảy ra tình
trạng thiếu hoặc thừa thuốc

- Thuốc được bảo quản trong điều kiện tốt, không có thuốc quá hạn sử
dụng
- Hạn chế tối đa tình trạng hao hụt vì các nguyên nhân khác nhau
- Thuốc được cấp phát cho các khoa đúng, đủ, kịp thời
- Có đủ phương tiện vận chuyển thuốc nhanh chóng
- Theo dõi và hướng dẫn quản lý tốt tủ thuốc trực của các khoa trong
bệnh viện
- Xử lý kịp thời và hợp lý những khó khăn ngoài dự kiến.
- Lưu trữ các tài liệu, sổ sách số liệu tồn trữ, cấp phát đầy đủ, trung thực
và chính xác.
Về hoạt động cấp phát thuốc
Khoa Dược đảm bảo phát thuốc đầy đủ và kịp thời cho các khoa phòng
và bệnh nhân (BN) ngoại trú có thẻ BHYT. Đối với đơn thuốc cấp cho BN
8


ngoại trú sau khi được kiểm duyệt, bệnh nhân nhận thuốc tại nơi cấp thuốc
ngoại trú. Đối với thuốc cho BN nội trú, điều dưỡng tổng hợp thuốc từ bệnh
án vào sổ tổng hợp thuốc sau đó vào phiếu lĩnh thuốc, riêng thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần vào phiếu riêng. Phiếu lĩnh thuốc phải được Trưởng
khoa hoặc người được Trưởng khoa uỷ quyền phê duyệt. Nếu đơn thuốc,
phiếu lĩnh thuốc sai sót khoa Dược có quyền từ chối cấp phát và thông báo lại
với bác sĩ (BS), phối hợp với BS lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn hoặc
thay thế đơn thuốc[11]. Tất cả các thuốc trước khi cấp phát cho các khoa
phòng trong giờ hành chính đều phải được Trưởng khoa Dược hoặc Dược sĩ
(DS) được ủy quyền duyệt phiếu lĩnh thuốc. Hàng tháng cán bộ Thống kê
dược có trách nhiệm theo dõi, thống kê chính xác số liệu nhập, xuất và báo
cáo cho Trưởng khoa Dược. Định kỳ Hội đồng kiểm kê, bộ phận Nghiệp vụ
dược phải thực hiện kiểm kê, đánh giá chất lượng của thuốc, kiểm tra việc bảo
quản, quản lý cấp phát thuốc tại khoa Dược và việc sử dụng và bảo quản

thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng [14].
- Tùy thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, Khoa Dược đưa thuốc
đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng nhận thuốc tại khoa Dược theo
quy định của Giám đốc bệnh viện.
- Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc:
 Thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc;
 Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng,
đường dùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao;
 Nhãn thuốc, chất lượng thuốc;
 Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số
thuốc sẽ giao;
Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày, cấp phát
thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn ngắn hơn

9


xuất trước. Thuốc cấp phát phải đảm bảo còn hạn sử dụng và đảm bảo chất
lượng.
Sơ đồ cấp phát thuốc:

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc của khoa Dược
1.2.

Thực trạng cung ứng thuốc trong bệnh viện hiện nay

1.2.1. Tình hình cung ứng thuốc trên Thế giới
Trong những năm gần đây cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và
phát triển nền kinh tế thị trường và sự quan tâm hơn đến sức khoẻ của người
dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Dược. Thị trường dược phẩm thế giới

ngày càng phát triển đa dạng về chủng loại thuốc, dạng bào chế và mẫu mã
hiện đại. Hệ thống cung ứng thuốc cũng phát triển mạnh và đa dạng các loại
hình cung ứng. Các công ty Dược phẩm cũng rất chú trọng cho việc nghiên
cứu thuốc mới, chi phí cho nghiên cứu cũng chiếm bình quân 15% doanh số
bán của công ty[2]. Hệ thống cung ứng thuốc và sự phân bố sử dụng thuốc có
sự chênh lệch giữa các nước, kinh phí sử dụng thuốc trong bệnh viện thường
chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng ngân sách của một BV, nó có thể chiếm tỉ lệ 4010


60% đối với các nước đang phát triển và 15-20% đối với các nước phát
triển[3], [36].
Tại các nước phát triển và một số nước đang phát triển, vai trò của
HĐT&ĐTrất quan trọng trong đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc tại bệnh
viện. HĐT&ĐTtư vấn cho BS, DS, và các nhà quản lý thông qua việc cung
cấp thông tin liên quan đến lựa chọn, phân phối và sử dụng thuốc.
HĐT&ĐTđề xuất áp dụng các quy định về đánh giá, lựa chọn và sử dụng
thuốc, HĐT&ĐTcó thể xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng các quy định hướng
dẫn sử dụng thuốc tại BV[41], [42]. Hầu hết các BV có Đơn vị Thông tin
thuốc riêng được trang bị đầy đủ cơ sở, các trang thiết bị, các nguồn tra cứu
thông tin chính thống. Tổ thông tin thuốc này có trách nhiệm về mọi thông tin
thuốc và trả lời mọi thắc mắc cho cán bộ y tế cũng như BN của bệnh
viện[31],[41],[45].
1.2.2. Tình hình cung ứng thuốc tại một số bệnh viện ở Việt nam
Vấn đề bất hợp lý và không hiệu quả về cung ứng thuốc trong bệnh
viện đang là một vấn đề bất cập có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn ở mọi cấp độ
chăm sóc y tế [38]. Nếu việc cung ứng thuốc không chặt chẽ và kém hiệu quả,
tình trạng lạm dụng thuốc có thể xảy ra và hạn chế khả năng tiếp cận với
thuốc thiết yếu, gây lãng phí về kinh tế và ảnh hưởng đến công tác chăm sóc
người bệnh [37].
Cùng với các ngành nghề khác, ngành dược Việt Nam (VN) chịu tác

động lớn của nền kinh tế toàn cầu khi VN gia nhập WTO. Năm 2010, 2011,
2012 là những năm nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, các doanh
nghiệp kinh doanh dược phẩm gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự
suy giảm kinh tế toàn cầu dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình cung
ứng thuốc. Tuy nhiên ngành Dược VN đã quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ kế hoạch đề ra đảm bảo đủ thuốc cho nhân dân với giá cả hợp lý.
Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng 47% nhu cầu về thuốc của người dân và
11


hiện đang đáp ứng được 234/314 hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu
của VN lần thứ 5[43].
Năm 2004, Bộ y tế có Chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác cung ứng sử
dụng thuốc trong BV [7]. Năm 2012 Bộ y tế đã ban hành quyết định phê
duyệt đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc của Việt Nam” với mục tiêu
đẩy mạnh việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại các cơ sở Y tế đảm bảo
chủ động nguồn cung ứng thuốc cho phòng bệnh, chữa bệnh, không bị lệ
thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài [13]. Tháng 1 năm 2014, Thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp
dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Bộ y tế cung
đã có quyết định ban hành triển khai Đề án này[15],[32]. Từ đó việc quản lý
giá thuốc được tăng cường không có sự tăng giá đột biến, Cục Quản lý Dược
đã công khai giá thuốc trúng thầu để các cơ sở khám chữa bệnh tham khảo khi
xây dựng kế hoạch đấu thầu[44].
Về hoạt động lựa chọn thuốc
Bộ Y tế đã ban hành một số chính sách nhằm quy định, hướng dẫn hoạt
động lựa chọn thuốc trong BV. Năm 1997, Bộ y tế đã có hướng dẫn tổ chức,
chức năng nhiệm vụ của HĐT&ĐT, theo đó tất cả các bệnh viện và các cơ sở
y tế có giường bệnh được yêu cầu thành lập HĐT&ĐT, đồng thời xây dựng
danh mục thuốc BV [4]. Năm 2013, Bộ Y tế ban hành thông tư mới quy định

chi tiết hơn về tổ chức và hoạt động của HĐT&Đ.Cho đến nay thông tư này là
cơ sở pháp lý để HĐT&ĐT thực hiện các chức năng của mình trong chu trình
cung ứng thuốc trong đó có hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn thuốc để xây
dựng DMTBV[14].Trước đó,năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành và hướng dẫn
thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh
được quỹ BHYTthanh toán. Tất cả các bệnh viện phải thực hiện lựa chọn và
mua thuốc trong danh mục mới được các quỹ BHYT chi trả kinh phí[14].

12


Tuy vậy theo một thống kê năm 2009vẫn còn 10% chưa xây dựng
DMT bệnh viện, 36% bệnh viện vẫn thường xuyên kê đơn thuốc ngoài danh
mục [20]. Chủ trương lựa chọn thuốc là : ưu tiên thuốc thiết yếu, thuốc chủ
yêu, thuốc sản xuất trong nước, hạn chế sử dụng thuốc đa thành phần, thuốc
có nguồn gốc nhập ngoại [12], [13], [14]. Trên thực tế, mặc dù giá trị sử dụng
thuốc sản xuất trong nước tăng theo xu hướng chung của kinh phí mua thuốc,
nhưng tỉ lệ thuốc nội so với tổng số tiền thuốc tại bệnh viện hằng năm lại có
sự chuyển biến khác nhau theo từng phân loại tuyến bệnh viện. Một thống kê
của Cục quản lý Dược, tổng số tiền mua thuốc của các bệnh viện trung ương
tăng 26,9% so với năm 2009 nhưng tỉ lệ sử dụng thuốc nội giảm 0,4%. Tại
các bệnh viện tỉnh/thành phố, bệnh viện huyện, kinh phí mua thuốc tăng
tương ứng là 17,4% và 28%, đồng thời tỉ lệ sử dụng thuốc nội tăng nhẹ 0.7%
và 0,9%. Tỉ lệ thuốc nội sử dụng nói chung cho tất cả các bệnh viện tăng từ
38,3% lên 38,7%.Đến năm 2010, tỉ lệ thuốc ngoại vẫn chiếm tỉ trọng lớn
trong kinh phí mua thuốc: 88,1% tại bệnh viện trung ương; 66,12% tại bệnh
viện tỉnh/thành phố; 38,5% tại các bệnh viện huyện và chiếm 61,3% kinh phí
mua thuốc chung cho tất cả các bệnh viện [13]. Điều này sẽ gây lãng phí
nguồn kinh phí cho thuốc đồng thời không khuyến khích được sản xuất trong
nước. Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc ngoại với tỉ

lệ lớn như vậy là do thuốc sản xuất trong nước chủ yếu mới đáp ứng được
điều trị các bệnh thông thường với các dạng bào chế đơn giản (trên 90%),
thiếu đầu tư thuốc đặc trị, thuốc chuyên khoa hoặc thuốc có yêu cầu sản xuất
với công nghệ cao [18]. Trong tổng số 9046 thuốc tân dược đăng ký sản xuất
trong nước năm 2005 chỉ là chế phẩm của 652 hoạt chất, trong đó thuốc
kháng sinh chiếm 19,4%, vitaminvà thuốc bổ chiếm 11,8%. Các thuốc chuyên
khoa như thuốc tim mạch chỉ chiếm 0,96%, hormon và cấu trúc hormon
chiếm 0,6%, thuốc chống ung thư chiếm 0,0001% [29]. Ngoài các nguyên
nhân chủ quan, còn có các nguyên nhân khách quan từ phía bệnh viện mà một
13


phần là HĐT&ĐT vẫn chưa chuẩn hóa được tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh
mục, điều này sẽ dẫn tới việc DMTBV sẽ có tỉ lệ số thuốc nhập ngoại cao,
ngay cả khi chất lượng một số thuốc đó có thể có chất lượng không tốt hơn
các thuốc sản xuất trong nước.
Trong vấn đề sử dụng kinh phí thuốc, theo các báo cáo cho thấy rằng:
kinh phí sử dụng thuốc trong bệnh viện thường chiến tỉ trọng lớn so với ngân
sách của một bệnh viện. Ở các nước đang phát triển, tỉ trọng này có thể lên tới
40-60%, và 15-20% với các nước đang phát triển, trong khi đó theo thống kê
của WHO trên toàn cầu có khoảng 20-80% thuốc đã được sử dụng không
đúng [36], [38], [40]. Tại Việt Nam, theo một báo cáo năm 2010 của Cục
quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện
chiếm tỉ trọng 58,7% tổng giá trị tiền viện phí hàng năm trong bệnh viện
[9].Các thống kê nhiều năm cho thấy tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện
thường chiếm 60% ngân sách của bệnh viện [18].
Vềcông tác tồn trữ và cấp phát thuốc
Tại các nước phát triển, với hệ thống cung ứng thuận lợi, họ thường
hướng tới mục tiêu tồn trữ là làm thế nào để tiết kiệm tối đa chi phí tồn trữ.
Ngược lại tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, các yếu tố trong

hệ thống cung ứng thuốc còn hạn chế, vì vậy mục tiêu tồn trữ là luôn đảm bảo
đủ thuốc tốt để điều trị, sau đó mới hướng tới kinh phí tồn trữ [33]. Bộ Y tế
quy định lượng tồn trữ tại bệnh viện phải đủ dùng trong 2-3 tháng. Tuy nhiên,
do hệ thống cung ứng kém hay hạn chế nguồn kinh phí nên tình trạng trống
kho, thiếu tạm thời một số thuốc điều trị vẫn xảy ra.
Công tác bảo quản thuốc trong kho được thực hiện đúng yêu cầu với
các thuốc đặc biệt như: Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc bảo
quản lạnh. Đối với các thuốc thông thường, công tác theo dõi độ ẩm, nhiệt độ
còn hạn chế do chưa được trang bị thiết bị, công tác kiểm tra đánh giá còn
yếu. Kho Dược tại các bệnh viện đa số chưa đạt tiêu chuẩn GSP.
14


Công tác cấp phát thuốc tại các bệnh viện cũng có nhiều thay đổi.Trước
đây Y tá hành chính các khoa lĩnh thuốc tại khoa Dược về phát cho người
bệnh. Năm 2004, Bộ y tế đã có chỉ thị cấp phát thuốc tới khoa lâm sàng nhằm
tăng cường công tác quản lý sử dụng thuốc [7].Vấn đề này đã được đưa vào
chấm điểm bệnh viện công lập từ năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2011, vấn đề
này chỉ được Bộ Y Tế đưa vào điểm thưởngvì thực tế nhiệm vụ này còn gặp
nhiều khó khăn, do khoa Dược thiếu cán bộ, hình thức hoạt động chưa có sự
thống nhất, như tại bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội[24]. Một số BV khác thực
hiện tuỳ theo điều kiện đơn vị mình, những bệnh viện không đủ nhân lực
dược, các khoa lâm sàng vẫn tới lĩnh thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú, vì
vậy trong Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện của Bộ Y
tếnăm 2011 đã nêu rõ: tuỳ thuộc vào điều kiện nhân lực của đơn vị, khoa
Dược đưa thuốc đến các khoa lâm sàng hoặc khoa lâm sàng đến khoa Dược
lĩnh thuốc theo quy định của Giám đốc bệnh viện[10], [23].
1.3.

MỘT VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGA SƠN


1.3.1. Đặc điểm tình hình
Huyện Nga Sơn là một huyện vùng biển với dân số trên 17 vạn dân.
Phía đông giáp với biển, phía tây giáp với Huyện Hà Trung, Bỉm Sơn, phía
Bắc giáp với Tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp với huyện Hậu lộc. Bệnh viện
đa khoa Huyện Nga Sơn nằm tại trung tâm của Huyện, tiền thân là một Bệnh
xá được thành lập từ năm 1963.Trải qua quá trình phát triền, tháng 8/2012
bệnh viện đã được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng II với quy mô 150
giường bệnh bao gồm 9 khoa lâm sàng, 3 khoa cận lâm sàng, 4 phòng chức
năng. Công suất sử dụng giường bệnh luôn vượt 100% với trung bình 150200 bệnh nhân nội trú và 200-300 bệnh nhân khám ngoại trú mỗi ngày.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các cấp chính
quyền, các dự án như: dự án GIZ, dự án Vahip, dự án Bắc trung bộ, bệnh viện
đã được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, đào tạo nguồn nhân lực để
15


phát triển chuyên môn và cải tiến chất lượng bệnh viện. Vì vậy, bệnh viện đã
và đang là một địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của nhân dân huyện Nga Sơn
và các vùng lân cận.
1.3.2. Mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn
BAN GIÁM ĐỐC

Hộiđồng tư vấn:

Các Đoàn thể

- HĐ Khoa học
- HĐ Thuốc vàđiều trị
- HĐ Quản lý chất lượng
- HĐ Điều dưỡng

- HĐ KSNK

Khối lâm sàng:
- Phòng khám
- 8 khoa điều trị

Khối cận lâm sàng:
- Khoa Dược
- Khoa CLS
- Khoa KSNK

4 phòng chức năng:
- Phòng ĐD
- Phòng KHTH
- Phòng TCKT
- Phòng TCHC

Hình 1.3. Mô hình tổ chức của Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn
Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn được tổ chức theo đúng quy định
trong Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế ban hành dựa theo tình hình nhân lực và
nguồn lực hiện có của đơn vị.
Năm 2014, BV có 8 khoa điều trị, 05 phòng khám Ngoại trú thuộc khoa
Phòng khám. Hiện tại, BV đã được Sở Y tế Thanh Hóa phê duyệt thành lập
thêm khoa Lão Khoa, tuy nhiên BV đang hoàn thành kế hoạch về nhân lực
nhằm sớm đưa khoa vào hoạt động. Khối Cận lâm sàng gồm 3 khoa: Khoa
Dược, Khoa CLS (Gồm bộ phận chẩn đoán hình ảnh và bộ phận Xét nghiệm),
Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn (Vừa được thành lập và đi vào hoạt động năm
2014). Khối phòng chức năng gồm 4 phòng ban: Phòng Điều dưỡng, phòng
Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính kế toán và phòng Tổ chức hành chính.
16



Bệnh viện có 4 Hội đồng có trách nhiệm Tư vấn cho Ban giám đốc BV
theo đúng chức năng và quyền hạn được quy định.
1.3.3. Cơ cấu nhân lực
Bảng 1.1. Cơ cấu nhân lực Bệnh viện đa khoa huyện Nga Sơn
STT

Trình độ

Số

Tỉ lệ

lượng

%

1

Bác sĩ chuyên khoa II

01

0,5

2

Thạc sỹ


01

0,5

3

Bác sĩ chuyên khoa I

09

4,5

4

Bác sĩ

18

8,9

6

Dược sĩ đại học

04

2,0

7


Dược sĩ trung cấp

09

4,5

8

Đại học điều dưỡng

16

7,9

9

Đại học khác

16

7,9

103

51,0

25

12,3


202

100

10
11

Y sỹ, Kỹ thuật viên, Nữ hộ sinh, Điều dưỡng
trung học
Khác
Tổng

Năm 2014, Tổng số cán bộ biến chế và hợp đồng của bệnh viện là 202
người, tổng số giường bệnh chỉ tiêu là 150 giường, tỉ lệ là 1,34 cán bộ/1
giường bệnh. Tỉ lệ dược sĩ/tổng cán bộ là 6,4%, đặc biệt là tỉ lệ DSĐH/BS là
0,14. Theo quy định của Ngành y tế và Bộ Nội vụ trong thông tư số
08/2007/TTLT-BYT-BNV thì tỉ lệ cán bộ/giường bệnh tại BV đa khoa từ
1,25-1,40, tỉ lệ DSĐH/BS là 1/8-1/15 (0,06-0,125). Như vậy BV đã có chính

17


×