Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa thành phố thái bình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.8 KB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

BÙI DUY DUYN

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

BÙI DUY DUYN

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM 2014
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
Mã số: CK 60 72 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp Dƣợc sỹ CKI, cho phép tôi
đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới những ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ts. Nguyễn Thị Thanh Hương,
ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo bộ môn
Quản lý và Kinh tế Dƣợc đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn
tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc, khoa Dƣợc BVĐK
thành phố Thái Bình đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến cho
tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, gia đình, bạn bè và những
ngƣời thân đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2015

Ds: Bùi Duy Duyn


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ..................................................................................... 3
1.1


Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới. .................................................... 3

1.2

Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam.................................................... 3

1.3

Danh mục thuốc và nguyên tắc xây dựng ............................................... 5

1.3.1

Khái niệm danh mục thuốc bệnh viện. ................................................... 5

1.3.2

Nguyên tắc xây dựng .............................................................................. 6

1.3.3

Tiêu chí lựa chọn thuốc ........................................................................... 6

1.3.4

Quy trình xây dựng DMTBV .................................................................. 7

1.3.4.1 Quy trình bổ sung thuốc vào danh mục. ................................................. 8
1.3.4.2 Thuốc hạn chế sử dụng ........................................................................... 9
1.3.4.3 Sử dụng thuốc ngoài danh mục thuốc bệnh viện .................................... 9
1.3.4.4 Sử dụng thuốc mang tên generic ............................................................. 9

1.4

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lựa chọn DMTBV ................ 10

1.4.1

Mô hình bệnh tật ................................................................................... 10

1.4.2

Mô hình bệnh tật ở Việt Nam ............................................................... 11

1.4.2.1 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện ............................................................. 12
1.4.3

Hướng dẫn điều trị chuẩn ...................................................................... 12

1.5

Danh mục thuốc thiết yếu ..................................................................... 13

1.5.1

Sự cần thiết phải có DMTTY ................................................................ 13

1.5.2

Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ................................................... 14

1.6


Một số phương pháp phân tích sử dụng thuốc ...................................... 15


1.6.1

Phương pháp phân tích ABC ................................................................ 15

1.6.2

Phương pháp phân tích VEN ................................................................ 15

1.6.3

Phương pháp tính chi phí sử dụng thuốc theo liều DDD. ..................... 16

1.6.3.1 Định nghĩa. ............................................................................................ 16
1.6.3.2 Cách tính DDD...................................................................................... 17
1.6.3.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp .................................................. 18
1.7

Thực trạng cơ cấu danh mục thuốc tại một số Bệnh viện..................... 18

1.8

Vài nét khái quát về Bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình ............. 19

1.8.1

Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 19


1.8.2

Mô hình bệnh tật tại bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình. ............. 21

1.8.3

Hoạt động lựa chọn thuốc của HĐT&ĐT tại bệnh viện năm 2014 ...... 21

1.8.3.1 Cơ cấu tổ chức của HĐT&ĐT bệnh viện đa khoa thành phố ............... 21
1.8.3.2 Hoạt động lựa chọn DMT của HĐT&ĐT: ............................................ 22
2.1

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 23

2.2

Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 23

2.2.1

Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 23

2.2.2

Phân tích và xử lý số liệu ...................................................................... 23

2.2.2.1 Phân tích số liệu: ................................................................................... 23
2.2.2.2 Xử lý số liệu: sử dụng phần Microsofl Excell for windows. ................ 24
2.2.3


Chỉ số/ biến số nghiên cứu .................................................................... 24

2.2.3.1 Liều sử dụng trong ngày theo DDD ( Defined Daily Dose) ................. 26
3.1

So sánh cơ cấu danh mục thuốc chủ yếu và danh mục thuốc sử dụng tại
bệnh viện năm 2014. ............................................................................. 27

3.1.1

So sánh DMT chủ yếu và DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2014. ...... 27


3.1.1.1 Phân tích cơ cấu hoạt chất trong danh mục thuốc sử dụng tăng lên so
với danh mục thuốc chủ yếu ................................................................. 27
3.1.1.2 Phân tích cơ cấu hoạt chất trong danh mục thuốc sử dụng giảm đi so
với danh mục thuốc chủ yếu ................................................................. 29


So sánh cơ cấu hoạt chất nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn giữa DMT chủ yếu và DMT sử dụng. ............................. 29

3.1.2

So sánh cơ cấu danh mục thuốc chủ yếu và danh mục thuốc sử dụng
theo nguồn gốc ...................................................................................... 31

3.1.3


Phân tích cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành của 2 DMT ......... 32

3.1.3.1 So sánh cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần giữa danh mục
thuốc chủ yếu và danh mục thuốc sử dụng. .......................................... 32
3.1.4

So sánh tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc chủ yếu và danh
mục thuốc sử dụng. ............................................................................... 33

3.1.5

So sánh cơ cấu theo đường dùng giữa 2 danh mục thuốc .................... 34

3.2

Phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại bệnh viện năm 2014 ...................... 35

3.2.1

Phân tích chi phí thuốc trong tổng kinh phí hoạt động của bệnh viện
năm 2014. .............................................................................................. 35

3.2.2

Cơ cấu chi phí thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ............................... 35

3.2.3

Phân tích cơ cấu giá trị tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc ......................... 37


3.2.4

Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC. ......................... 38

3.2.4.1 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC. ......................... 38


Phân tích cơ cấu các nhóm thuốc hạng A ............................................. 39

3.2.4.2 Phân tích số khoản mục thuốc thiết yếu trong mỗi hạng đối với danh
mục thuốc sử dụng ................................................................................ 40


3.2.5

Phân tích cơ cấu chi phí nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống
nhiễm khuẩn theo DDD. ....................................................................... 42

3.2.5.1 Phân tích cơ cấu chi phí thuốc kháng sinh. ........................................... 42
3.2.5.2 Phân tích cơ cấu tiêu thụ kháng sinh tiêm sử dụng theo liều DDD tại
bệnh viện năm 2014. ............................................................................. 44
Chương 4: BÀN LUẬN........................................................................................45
4.1

So sánh danh mục thuốc chủ yếu và danh mục thuốc sử dụng tại bệnh
viện năm 2014 ....................................................................................... 45

4.2

Bàn luận về cơ cấu, chi phí thuốc tiêu thụ tại bệnh viện năm 2014. .... 51


KẾT LUẬN..........................................................................................................55
KIẾN NGHỊ..........................................................................................................56


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADR:

Adverse Drug Reaction - Phản ứng có hại của thuốc

DMT:

Danh mục thuốc

DMTBV:

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTTY:

Danh mục thuốc thiết yếu

DDD:

Difined Daily Dose - Liều xác định trong ngày

HC:

Hoạt chất


HĐT&ĐT:

Hội đồng thuốc & Điều trị

KM:

Khoản mục

MHBT:

Mô hình bệnh tật

NK:

Nhập khẩu

SXTN:

Sản xuất trong nước

TTM:

Tên thương mại

TCYTTG:

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Giá trị tiêu thụ thuốc một số năm gần đây
Bảng 1.2 Giá trị sử dụng thuốc trên đầu người qua các năm
Bảng 1.3 Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
Bảng 1.4 Mô hình bệnh tật ở Việt Nam giai đoạn từ 2009 - 2012
Bảng 1.5 Cách tính DDD
Bảng 1.6 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tính theo DDD
Bảng 1.7 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện đa khoa thành phố năm 2014
Bảng 2.8 Các biến số về thuốc và danh mục thuốc
Bảng 3.9 So sánh sự chênh lệch giữa danh mục thuốc chủ yếu và danh mục
thuốc sử dụng
Bảng 3.10 Cơ cấu hoạt chất trong DMT sử dụng tăng lên so với DMT chủ yếu
Bảng 3.11 Cơ cấu hoạt chất trong DMT sử dụng giảm đi so với DMT chủ yếu
Bảng 3.12 So sánh cơ cấu hoạt chất nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn trong danh mục
Bảng 3.13 So sánh 2 danh mục thuốc theo nguồn gốc
Bảng 3.14 So sánh cơ cấu thuốc đơn thành phần và đa thành phần giữa danh
mục thuốc chủ yếu và danh mục thuốc sử dụng
Bảng 3.15 Cơ cấu thuốc mang tên gốc, thuốc biệt dược gốc, thuốc mang tên
thương mại của các thuốc đơn thành phần trong 2 danh mục thuốc
Bảng 3.16 So sánh tỷ lệ thuốc thiết yếu trong 2 danh mục
Bảng 3.17 So sánh cơ cấu theo đường dùng giữa 2 danh mục thuốc
Bảng 3.18 Tỷ lệ giá trị tiền thuốc trong tổng kinh phí hoạt động
Bảng 3.19 Cơ câu chi phí thuốc sử dụng theo phân nhóm tác dụng dược lý
Bảng 3.20 Cơ cấu giá trị tiêu thụ thuốc theo nguồn gốc


Bảng 3.21 Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC.
Bảng 3.22 Cơ cấu các nhóm thuốc trong hạng A
Bảng 3.23 Tỷ lệ số khoản mục thuốc thiết yếu trong mỗi hạng đối với danh mục
thuốc sử dụng

Bảng 3.24 Cơ cấu thuốc hạng A có trong danh mục thuốc chủ yếu mà không có
trong danh mục thuốc thiết yếu.
Bảng 3.25 Cơ cấu chi phí thuốc kháng sinh trong danh mục thuốc sử dụng
Bảng 3.26 Số liều DDD /100 ngày - giường năm 2014 của kháng sinh
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình tổ chức bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã hàng ngàn năm nay, thuốc được sử dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh
và đã trở thành nhu cầu thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, do đó những vấn đề liên quan đến thuốc ngày
càng được quan tâm.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhiều hoạt chất,
biệt dược, kỹ thuật chẩn đoán mới, hiện đại đã ra đời và được đưa vào sử dụng
nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Đây là thuận lợi lớn cho công
tác phòng và chữa bệnh.
Theo thống kê trong những năm qua số lượng chế phẩm thuốc đưa vào sử
dụng không ngừng tăng qua các năm. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý
Dược tính đến tháng 7 năm 2014 có 28.659 số đăng ký thuốc đang lưu hành,
trong đó có 15.799 thuốc trong nước và 12.860 thuốc nước ngoài với khoảng
1.500 hoạt chất [34], đây là thuận lợi lớn, song cũng gây ra sự lúng túng cho
thầy thuốc khi kê đơn và những khó khăn nhất định cho công tác lựa chọn và
cung ứng thuốc, đồng thời cũng góp phần làm tăng chi phí khám chữa bệnh của
người dân. Chính vì vậy sử dụng thuốc an toàn, hợp lý ngày càng trở thành yêu
cầu cấp thiết đối với ngành y tế.
Bệnh viện là cơ sở trực tiếp khám chữa bệnh và góp phần vào việc chăm
sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh, là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp
vụ cao về y tế. Một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
khám chữa bệnh là sử dụng thuốc hợp lý, đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng thuốc thường chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế đã phát triển thì nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng có những yêu cầu cao hơn, nên cần
có sự nghiên cứu đầy đủ để đạt hiệu quả.
Đã có nhiều đề tài tiến hành nghiên cứu lựa chọn thuốc, song chưa có đề tài
nào nghiên cứu hoạt động lựa chọn thuốc tại Bệnh viện đa khoa thành phố Thái
1


Bình. Bệnh viện có nhiệm vụ khám và điều trị cho nhân dân trên địa bàn thành
phố Thái Bình. Hoạt động lựa chọn thuốc tại bệnh viện đã đạt được nhiều kết
quả song cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế. Vì vậy để góp phần nâng
cao công tác quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện trong giai đoạn hiện nay đồng
thời có cái nhìn sâu sắc hơn về những khó khăn, thuận lợi của bệnh viện, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa thành phố
Thái Bình năm 2014.
Với các mục tiêu sau:
1. So sánh cơ cấu danh mục thuốc chủ yếu và danh mục thuốc sử dụng tại
Bệnh viện năm 2014.
2. Phân tích cơ cấu thuốc tiêu thụ tại Bệnh viện năm 2014.
Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất với bệnh viện và cơ quan quản lý để
nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1 Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới.
Trong những năm qua dân số toàn cầu tăng nhanh, điều kiện vật chất đầy

đủ, tuổi thọ ngày càng tăng, tuy nhiên, do sinh hoạt ăn uống thiếu khoa học, môi
trường sống bị ô nhiễm đã trở thành nguyên nhân chủ yếu góp phần làm gia tăng
nhu cầu về thuốc men chăm sóc sức khỏe con người. Thống kê cho thấy chi phí
dành cho thuốc và các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho con người
trên toàn thế giới tăng nhanh qua các năm.
Tổng giá trị tiêu thụ thuốc một số năm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1 Giá trị tiêu thụ thuốc một số năm gần đây
Năm

2016
2010

2011

2012

1013

2014

685

725

714

717

745


Giá trị
Giá trị tiêu thụ
(tỷ USD)

(Dự báo)

820

[26]
Cũng dựa trên số liệu thống kê năm 2013 cho thấy, tiêu thụ thuốc bình
quân đầu người của toàn thế giới vào khoảng 185 USD, tuy nhiên mức tiêu thụ ở
các nước cũng rất khác nhau như: Mỹ 892 USD/ năm, Canada 664 USD/ năm,
Nhật 420 USD/ năm, Hàn Quốc 323 USD/ năm, Nga 179 USD/ năm, Ấn Độ 33
USD/ năm, các nước đang phát triển khoảng 95 USD. Số liệu này cũng phản ánh
rằng tiền thuốc bình quân đầu người ở các nước phát triển cao gấp nhiều lần so
với các nước đang phát triển và kém phát triển [27].
1.2 Tình hình sử dụng thuốc tại Việt Nam
Trong thời kỳ bao cấp, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung do đó thuốc được cung ứng và sử dụng theo kế hoạch với giá bao cấp của
nhà nước. Hầu như mọi người dân đều được nhà nước bao cấp hoàn toàn về
3


thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý nhà nước, quản lý việc cung
ứng và sử dụng thuốc. Mặc dù, trong thời kỳ bao cấp giá trị sử dụng thuốc trên
đầu người mỗi năm chỉ là 0,3 USD nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu tối thiểu
trong công tác phòng bệnh chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy vậy,
tình trạng khan hiếm thuốc vẫn là một vấn đề cần được quan tâm.
Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, xóa bỏ chế độ bao
cấp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cung ứng thuốc, đồng thời xóa bỏ chế

độ bù lỗ, giá cả đã phản ánh đúng giá trị của thuốc. Thuộc tính hàng hóa của
thuốc đã được công nhận, nhiều hoạt chất mới ra đời, nhiều dạng thuốc mới
được bào chế đã góp phần tích cực mang lại hiệu quả điều trị và phục vụ người
bệnh. Đặc biệt vẫn phải nhấn mạnh việc đảm bảo chất lượng, sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, có hiệu quả trong công tác phòng và chữa bệnh.
Công tác cung ứng thuốc nói chung và sử dụng thuốc nói riêng tại bệnh
viện là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo hiệu quả chăm
sóc sức khỏe, do vậy, đã luôn được ngành y tế coi trọng. Sự phát triển mạnh của
hệ thống cung ứng thuốc đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào
thành tích của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Hiện nay, tại
các bệnh viện, hầu hết thuốc dùng cho người bệnh được mua chủ yếu thông qua
hoạt động đấu thầu do đó đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu sử dụng tại các cơ sở
khám chữa bệnh, Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trong bệnh viện vẫn còn những
hạn chế nhất định, tình trạng sử dụng thuốc chưa hợp lý an toàn và lạm dụng
thuốc (kháng sinh, vitamin, corticoid,..) là đáng lo ngại. Theo kết quả nghiên
cứu, tại các nước đang phát triển, 30%-60% bệnh nhân sử dụng kháng sinh
gấp 2 lần so với tình trạng cần thiết và hơn một nửa số ca viêm đường hô hấp
trên điều trị kháng sinh không hợp lý [33]. Báo cáo kết quả công tác khám chữa
bệnh năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 58,7% tổng giá trị tiền viện phí
hàng năm trong bệnh viện [2]. Đồng thời kết quả thống kê nhiều năm cho thấy
tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện thường chiếm 60% ngân sách của bệnh viện
4


[3]. Việc xây dựng danh mục thuốc mặc dù đã được thực hiện ở nhiều bệnh
viện nhưng vẫn còn gần 10% bệnh viện chưa xây dựng danh mục dùng trong
bệnh viện, 36% (10/28) bệnh viện vẫn thường xuyên kê đơn thuốc ngoài danh
mục [4].
Bảng 1.2 Giá trị tiêu thụ thuốc qua các năm

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Giá trị thuốc sử dụng (tỷ USD)

1,9

2,4

2,6

2,8

3,5

Tiền thuốc/ người /năm (USD)

22,25

27,60


29,50

33,0

38,0

Chỉ tiêu

[18]
1.3 Danh mục thuốc và nguyên tắc xây dựng
1.3.1

Khái niệm danh mục thuốc bệnh viện.

DMTBV là cơ sở pháp lý để bệnh viện có kế hoạch chủ động cung ứng
thuốc phục vụ công tác điều trị, phù hợp với khả năng khoa học kỹ thuật và kinh
phí của bệnh viện. Vì vậy, danh mục thuốc được hiểu là: “Danh mục những loại
thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh bệnh viện, phù hợp với
MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện và
khả năng chi trả của người bệnh. Những thuốc này trong một phạm vi không
gian, thời gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn sẵn có bất cứ
lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng đảm bảo, dạng bào chế thích hợp, giá
cả phải chăng [4],[29].
Để đáp ứng yêu cầu trên Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội
đồng thuốc và điều trị tại các bệnh viện tại Thông tư 21/2013/TT-BYT, ngày
08 tháng 8 năm 2013, trong đó đã nêu ra nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn
DMTBV. Hiện nay các bệnh viện đều xây dựng DMTBV căn cứ vào danh mục
thuốc chủ yếu sử dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ y tế ban hành [9],
đồng thời căn cứ tình hình khám chữa bệnh, nguồn ngân sách, MHBT [30].
5



Vì vậy, yêu cầu đối với DMTBV là phải thống nhất với DMT chủ yếu của
Bộ Y tế. Việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng
DMT là rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách bài bản nhằm tạo
dựng giá trị của DMT cũng như sự tin tưởng của thầy thuốc kê đơn [30].
1.3.2 Nguyên tắc xây dựng
Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT tại Thông tư
21/2013/TT-BYT, theo đó đã đưa ra các quy định về nguyên tắc lựa chọn thuốc
vào DMT bao gồm các yêu cầu như: trước tiên là ưu tiên thuốc sản xuất trong
nước, tiếp đến là bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc
dùng điều trị trong bệnh viện, phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của
bệnh viện, dựa trên các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp
dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời phải đáp ứng với các
phương pháp, kỹ thuật mới trong điều trị, phù hợp với phạm vi chuyên môn của
bệnh viện và cuối cùng là thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục
thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành [5].
1.3.3 Tiêu chí lựa chọn thuốc
HĐT&ĐT là nơi đưa ra các quyết định lựa chọn thuốc thông qua các tiêu
chí. Để thống nhất Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chí áp dụng cho các bệnh viện lựa
chọn thuốc gồm: thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị; thuốc sẵn
có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng; ổn định về chất lượng
trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định; khi có từ hai thuốc
trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ
các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung
ứng; đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ
chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với
nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí
tính theo đơn vị của từng thuốc; ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với
những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh

liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị, có lợi thế vượt trội về
6


hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất; ưu tiên lựa
chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược
hoặc nhà sản xuất cụ thể, trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu
tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống
kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng... [5],[30].
1.3.4 Quy trình xây dựng DMTBV
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, DMTBV được xây dựng qua
bốn giai đoạn bao gồm 19 bước, cụ thể như sau:
Bảng 1.3 Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện [26].
Các giai đoạn
Công tác
hành chính

Các bƣớc tiến hành
Bước 1: Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có sự ủng hộ của lãnh
đạo bệnh viện

Bước 2: Thiết lập Hội đồng thuốc và điều trị
Bước 3: Xây dựng các chính sách và quy trình
Bước 4: Xây dựng hoặc lựa chọn phác đồ điều trị
Bước 5: Thu nhập các dữ liệu để đánh giá lại DMT hiện đang có
Bước 6: Phân tích mô hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc.
Xây dựng Bước 7: Đánh giá từng nhóm thuốc để phác thảo DMTBV.
các hướng Bước 8: Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng trong Bệnh viện .
dẫn sử dụng
Bước 9: Giáo dục cho cán bộ bệnh viện về quy định sử dụng thuốc

không có trong danh mục, bổ sung hay loại bỏ thuốc khỏi
danh mục, sử dụng thuốc gốc và tương đương điều trị.
Bước 10: Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục thuốc.
Xây dựng Bước 11: Xây dựng các quy định và thông tin trong cẩm nang DMT
cẩm nang
Bước 12: Xây dựng các chuyên luận dặc biệt trong cẩm nang.
danh mục
Bước 13: Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm nang.
thuốc
Bước 14: Xây dựng các tra cứu.
Bước 15: In và phát hành cẩm nang.
Bước 16: Xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn.
Duy trì danh Bước17: Thiết kê và tiến hành điều tra sử dụng thuốc.
mục thuốc Bước 18: Thiết kế và tiến hành hệ thống theo dõi phản ứng có hại của
thuốc (ADR).
Bước 19: Cập nhật danh mục thuốc sau đó cập nhật cẩm nang sử dụng.
7


Khi triển khai các bước hành chính: HĐT&ĐT thu thập các thông tin để
giúp ban giám đốc Bệnh viện thấy rõ hiệu quả của việc quản lý tốt DMT và
thuyết phục các nhà quản lý bệnh viện đồng ý và ra quyết định về DMT và xem
đây là quy định của bệnh viện [29]. Các thông tin HĐT&ĐT cần thu thập bao
gồm: tổng giá trị và tỷ trọng tiền thuốc của năm trước đã dùng, số lượng các
thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng, giá trị và nguyên nhân các thuốc bị hủy
năm trước, tên 10 loại thuốc sử dụng nhiều nhất, các phản ứng có hại của thuốc,
các thuốc giả, thuốc kém chất lượng. HĐT&ĐT chịu trách nhiệm xây dựng,
giám sát mọi quy định và quy trình liên quan đến thuốc tại bệnh viện. Một số
quy định nên được HĐT&ĐT quy định rõ ràng bằng văn bản: quy trình lựa chọn
thuốc mới, các thuốc hạn chế sử dụng, sử dụng thuốc ngoài danh mục và kê đơn

thuốc theo tên generic [5], [27].
1.3.4.1 Quy trình bổ sung thuốc vào danh mục.
Chỉ có bác sỹ, dược sỹ mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc,
có xác nhận của trưởng khoa lâm sàng. Các đề xuất bổ sung thuốc được chuẩn bị
dựa trên các mẫu chính thức đã xây dựng, sau đó gửi cho thư ký của HĐT&ĐT,
nếu đã được điền đầy đủ các thông tin yêu cầu, được chuyển tới đơn vị thông tin
thuốc hoặc dược sỹ chịu trách nhiệm về thông tin thuốc, đơn vị thông tin thuốc
tìm kiếm các thông tin để đánh giá thuốc mới được yêu cầu với thuốc đã có
trong danh mục thuốc bệnh viện có cùng chỉ định. Mục tiêu so sánh là chi phí hiệu quả, độ an toàn và giá. HĐT&ĐT đánh giá các đề nghị bổ sung thuốc dựa
trên các tiêu chí có cơ sở bằng chứng rõ ràng, cụ thể và được tất cả các thành
viên HĐT&ĐT thống nhất [1].
Đối với các thuốc chưa có trong DMT bệnh viện hiện tại, HĐT&ĐT cần
đánh giá hiệu quả điều trị, hiệu lực và độ an toàn của thuốc theo các tài liệu đáng
tin cậy, chất lượng của thuốc thông qua các việc cấp số đăng ký của Bộ Y tế và
hệ thống cung ứng đảm bảo chất lượng về vận chuyển, bảo quản và sản xuất.
Các thuốc mới đánh giá dựa trên năng lực, kinh nghiệm lâm sàng cũng như điều
kiện trang thiết bị cần cho việc sử dụng thuốc, vai trò của bác sỹ theo dõi điều trị
8


và dự tính chi phí của bệnh viện khi thuốc được đưa vào sử dụng và khả năng
cung ứng thuốc [24].
Đối với các thuốc đề nghị đã có thuốc tương tự trong danh mục thuốc,
HĐT&ĐT cần xem xét các yếu tố: thuốc mới có vượt trội so với thuốc hiện có
trong danh mục về hiệu quả điều trị, độ an toàn, tiện dụng không và so sánh tổng
chi phí cho một liệu trình điều trị bằng thuốc mới so với thuốc hiện có. Đối với
thuốc mới sử dụng cho một số trường hợp nhất định thì không nên đưa vào danh
mục. Những tình huống như vậy bao gồm: bệnh nhân không đáp ứng hoặc có
những chống chỉ định với các thuốc hiện có hoặc trước đó đã đáp ứng tốt với
thuốc không có trong danh mục thuốc bệnh viện và việc thay đổi thuốc có thể

gây nguy hại cho người bệnh. HĐT&ĐT thảo luận và biểu quyết ý kiến đề xuất
về thuốc mới. Quyết định của HĐT&ĐT được phổ biến tới tất cả các nhân viên
trong bệnh viện [24].
1.3.4.2 Thuốc hạn chế sử dụng
HĐT&ĐT quy định hạn chế sử dụng một số loại thuốc nhất định trong
danh mục: thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3,4 hay một số thuốc hóa trị
liệu hoặc gây độc cho tế bào, thuốc có giá thành cao, thuốc dễ bị lạm dụng [24].
1.3.4.3 Sử dụng thuốc ngoài danh mục thuốc bệnh viện
HĐT&ĐT quy định mẫu đề nghị sử dụng thuốc ngoài danh mục thuốc của
bệnh viện. Khoa Dược lưu lại các biên bản đề xuất bao gồm tên bác sỹ đề nghị,
tên và số lượng thuốc yêu cầu để theo dõi sự tuân thủ DMTBV và đánh giá sự
đáp ứng của danh mục thuốc bệnh viện với mô hình bệnh tật và cân nhắc có bổ
sung thuốc vào DMTBV hay không [24].
1.3.4.4 Sử dụng thuốc mang tên generic
Thuốc generic là thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát minh
được sản xuất không có giấy phép nhượng quyền của công ty phát minh và đưa
ra thị trường sau khi bằng phát minh và thời gian bảo hộ độc quyền hết hạn [6].
9


Các quyết định về lựa chọn thuốc phải dựa trên bằng chứng y học lâm
sàng, đạo đức, luật pháp, quy tắc xã hội, chất lượng cuộc sống, các yếu tố kinh
tế nhằm đạt được kết quả tối ưu trong chăm sóc bệnh nhân [28]. Nguyên tắc này
được thực hiện tại nhiều quốc gia như: Australia, Hà Lan, Mỹ, Canada... Đây là
bước quan trọng nhất trong quá trình lựa chọn thuốc vào DMT [23].
Sau khi đã thiết lập được các quy định và quy trình lựa chọn thuốc, bước
tiếp theo của HĐT&ĐT là lựa chọn thuốc vào DMTBV. Trước khi xây dựng
danh mục, cần thu thập những dữ liệu cần thiết để phân tích cơ cấu sử dụng
thuốc hiện có. Các thông tin cần thu thập là: tổng giá trị tiền thuốc đã sử dụng
của năm trước, tỷ lệ giá trị tiền so với tổng chi phí của bệnh viện, số lượng các

thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng tại bệnh viện, giá trị của thuốc bị hủy trong
năm, tên 10 thuốc sử dụng nhiều nhất, ADR, số ca tử vong do thuốc, các thuốc
cấm sử dụng, thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã thông tin [27].
Sau khi thống nhất DMT, HĐT&ĐT cần cung cấp DMT đó cho các bác sỹ
lâm sàng để thực hiện dưới dạng cẩm nang nhằm giúp cán bộ y tế trong bệnh
viện, nhất là bác sỹ hiểu được hệ thống DMT và chức năng của HĐT&ĐT [30].
Cuối cùng là duy trì danh mục thuốc. Việc sử dụng thuốc không hợp lý vẫn
xảy ra ngay khi có một DMT lý tưởng, hướng dẫn điều trị chuẩn hay phác đồ
điều trị là công cụ hiệu quả để tăng cường kê đơn hợp lý [30]. Các điều tra về sử
dụng thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cũng giúp HĐT&ĐT quản lý
DMT và việc sử dụng thuốc trong bệnh viện hiệu quả hơn.
1.4 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động lựa chọn DMTBV
1.4.1 Mô hình bệnh tật
MHBT của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập hợp tất
cả tình trạng mất cân bằng về thể xác tinh thần dưới tác động của những yếu tố
khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng, xã hội đó trong khoảng thời gian nhất
định.

10


Nghiên cứu mô hình bệnh tật là một trong những nhiệm vụ của các nhà
quản lý, đặc biệt là cơ quan quản lý chăm sóc sức khoẻ. Kết quả nghiên cứu mô
hình bệnh tật giúp cho việc:
- Quản lý được sức khoẻ và bệnh tật của toàn xã hội.
- Xác định được thực trạng xu hướng thay đổi cơ cấu bệnh tật trong cộng
đồng, để có chiến lược và chính sách phòng chống và đối phó với bệnh tật.
- Định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử dụng
thuốc khoa học.
- Chủ động nghiên cứu về sản xuất, cung ứng và phân phối thuốc.

- Các nhà hoạch định chính sách y tế có thể dự đoán những bệnh có khả
năng thanh toán được, những bệnh mới sẽ xuất hiện, dự đoán trong tương lai các
bệnh tật. Nhờ đó lập kế hoạch ngân sách y tế, kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ
thuật, các chiến lược chung của ngành, chủ động, hợp lý và hiệu quả [23].
1.4.2 Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mô hình bệnh tật hiện nay đang ở giai đoạn chuyển đổi, với
đa gánh nặng. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm, nhưng một số bệnh lây
nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại; tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng gia
tăng; tai nạn, chấn thương, ngộ độc tăng nhanh; một số dịch bệnh mới lạ xuất
hiện và diễn biến khó lường.
Sự gia tăng của những bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh
chóng chi phí khám chữa bệnh. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung
bình cao gấp 40 – 50 lần so với điều trị bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao,
thuốc điều trị đắt tiền, thời gian điều trị dài, dễ biến chứng [23].

11


Bảng 1.4 Mô hình bệnh tật ở Việt Nam giai đoạn từ 2009 – 2012
Chƣơng bệnh

2009
Mắc Chết
(%)
(%)

2010
Mắc Chết
(%)
(%)


2011
Mắc Chết
(%)
(%)

2012
Mắc Chết
(%)
(%)

Bệnh lây

22,90

17,23

22,9

14,08

25,89

16,62

27,25

14,79

Bệnh không lây


66,32

60,02

63,34

63,34

62,72

67,34

61,91

68,20

Tai nạn, chấn
thƣơng, ngộ độc

10,78

22,58

10,78

22,58

11,39


16,04

10,84

17,01
[15]

Mô hình bệnh tật của Việt Nam có đặc điểm của các nước bắt đầu công
nghiệp hoá: Có sự đan xen giữa nhiễm trùng và không nhiễm trùng, giữa bệnh
cấp tính và mãn tính, xu hướng bệnh không nhiễm trùng và bệnh mãn tính ngày
càng cao. Nguyên nhân là do đô thị hoá làm tăng tai nạn giao thông, sự ô nhiễm
môi trường làm tăng các loại bệnh ung thư, dùng nhiều loại hoá chất trong nông
nghiệp không được kiểm soát dẫn đến ngộ độc, đời sống ngày càng cao làm tăng
tuổi thọ và làm tăng bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì, tiểu đường...Bên cạnh đó,
các bệnh như HIV/AIDS, sốt rét, sốt xuất huyết, lao tăng rõ rệt và có diễn biến
phức tạp. Sự xuất hiện của một số bệnh như: Viêm đường hô hấp cấp (SARS),
dịch cúm gia cầm...đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
1.4.2.1 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện
Đối với MHBT tại các bệnh viện ở nước ta được chia làm hai loại
- Mô hình bệnh tật của bệnh viện đa khoa
- Mô hình bệnh tật của bệnh viện chuyên khoa
1.4.3 Hướng dẫn điều trị chuẩn
Đây là những tài liệu có giá trị pháp lý được sử dụng tại các cơ sở điều trị
để tham khảo, áp dụng và là căn cứ giải quyết tranh chấp chuyên môn khi xảy
ra. Đồng thời đây cũng là tài liệu để xây dựng danh mục hoạt chất trong điều trị.

12


Hướng dẫn điều trị chuẩn được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử

dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học của mỗi loại bệnh. Một phác đồ điều
trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau. Nên hướng dẫn điều
trị chuẩn còn là công cụ hiệu quả để tăng cường kê đơn hợp lý.
Đến nay, tại nước ta Bộ y tế và một số bệnh viện có trình độ chuyên môn
sâu (bệnh viện Bạch Mai) đã ban hành nhiều tập phác đồ điều trị như: Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp (Bộ Y tế), hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học (Bộ Y tế), cẩm nang “Hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị bệnh nội khoa” (Bệnh viện Bạch Mai).
1.5 Danh mục thuốc thiết yếu
1.5.1 Sự cần thiết phải có DMTTY
Theo TCYTTG "Chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi
80% các chứng bệnh thông thường của người dân tại cộng đồng để thực hiện
chính sách chăm sóc sức khoẻ ban đầu" [21].
“Thuốc thiết yếu là những thuốc cần thiết cho chăm sóc sức khoẻ của đa số
nhân dân, được nhà nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn liền
nghiên cứu, sản xuất, phân phối với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khoẻ của nhân
dân, được chọn và cung ứng để luôn sẵn có với số lượng đầy đủ, dạng bào chế
phù hợp, chất lượng tốt, an toàn và giá cả phù hợp” [1]
Khái niệm thuốc thiết yếu được hình thành từ đại hội lần thứ 28 của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1975. Sau đại hội, một Hội đồng chuyên gia
được thành lập và nhận nhiệm vụ soạn thảo một danh mục mẫu các loại thuốc
của từng nhóm bệnh với quan niệm là những thuốc đó cần phục vụ cho nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ của đa số nhân dân, số lượng chủng loại thuốc phụ thuộc vào
mức độ và khả năng của từng tuyến y tế. Danh mục mẫu được sửa đổi định kỳ 23 năm một lần với mục đích cập nhật những thông tin mới về thuốc và những
tiến bộ trong điều trị bệnh tật, nhằm đáp ứng với yêu cầu chữa bệnh, phù hợp
với sự phát triển của ngành Dược cũng như sự tiến bộ trong điều trị bệnh. Đến
13


năm 1995 danh mục thuốc thiết yếu đã có 10 lần sửa đổi và ban hành lại, danh

mục thuốc thiết yếu lần thứ 10 gồm 246 thuốc và vaccin [1].
1.5.2 Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam
Theo chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam định nghĩa: "Danh mục
thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ lúc nào với
số lượng cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý".
Danh mục TTY được Bộ Y tế ban hành nhằm mục đích thống nhất các
chính sách của Nhà nước về: Đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế, các vấn đề liên quan
đến thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc
trong Danh mục phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; Cơ quan
quản lý nhà nước xây dựng chủ trương, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp
số đăng ký lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc; Xây dựng danh mục thuốc
thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế. Đây là chủ trương lớn để thống
nhất trong quản lý nhà nước về thuốc, các cơ sở điều trị chủ động trong việc xây
dựng danh mục thuốc.
Ngày 26 tháng 12 năm 2013 Bộ Y tế ban hành Thông tư 45/2013/TT-BYT
về việc ban hành danh mục thuốc thiết yếu đã được sử đổi và ban hành lần thứ
VI. Đồng thời theo mục tiêu đề án chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam
đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tỷ lệ thuốc thiết
yếu trong DMT của các bệnh viện phải đạt 75% [11], [13].
Trước đó, năm 1985, Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ
nhất gồm 225 thuốc tân dược. Năm 1989, danh mục thuốc tối cần và chủ yếu
được ban hành lần thứ II gồm 64 thuốc tối cần, 116 thuốc thiết yếu. Năm 1995
Bộ y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ III gồm 225 thuốc thiết yếu
được phân cấp phù hợp với trình độ chuyên môn của cán bộ y tế và chức năng,
nhiệm vụ của cơ sở y tế từ tuyến trung ương xuống địa phương. Danh mục thuốc
thiết yếu lần thứ IV được ban hành năm 1999 gồm 346 thuốc tân dược, 81 thuốc
14



y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị thuốc Nam bắc. Năm 2005 Bộ Y tế
ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V gồm 325 thuốc tân dược, 94 chế
phẩm y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 215 vị thuốc Nam bắc. Danh mục
thuốc thiết yếu lần thứ VI được Bộ Y tế ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2013
trong đó chỉ sửa đổi và bổ sung danh mục thuốc tân dược (466 tên thuốc), danh
mục chế phẩm y học cổ truyền, cây thuốc nam và danh mục vị thuốc nam bắc
được giữ nguyên như danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V [1],[14].
Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra thông tư 40/2014 ngày 17/11/2014, ban hành danh
mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn
quốc. Mục tiêu của danh mục thuốc đặt ra là: đảm bảo sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý, hiệu quả; Đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh; đảm bảo quyền lợi
về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế; Phù hợp với khả
năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế [1], [9].
1.6 Một số phƣơng pháp phân tích sử dụng thuốc
1.6.1 Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách. Các thuốc loại A (chiếm 10-20% tổng số thuốc ứng với khoảng
70-80% ngân sách), các thuốc loại B (với tỷ lệ sử dụng trung bình) và các thuốc
loại C (đại đa số các thuốc có cách sử dụng riêng lẻ ở mức thấp, mà tổng của
chúng chỉ chiếm ít hơn 25% tổng ngân sách). Phân tích ABC có thể được dùng
để đưa ra sự ưu tiên đối với các thuốc thuộc loại A trong việc đưa ra các quyết
định lựa chọn và mua sắm thuốc [5].
1.6.2 Phương pháp phân tích VEN
Một phương pháp phân tích khác được sử dụng trong lựa chọn thuốc là
phân tích VEN. Phân tích VEN dựa trên mức độ quan trọng của các
nhóm thuốc: nhóm V (Vital) là những thuốc tối cần; nhóm E (Essential) là
những thuốc thiết yếu; nhóm N (Non Essential) là những thuốc không thiết yếu,
15



×