Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Đỗ Đức Hiểu và phê bình thi pháp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.28 KB, 89 trang )

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động văn học nghệ thuật bao gồm nhiều lĩnh vực nh sáng tác,
nghiên cứu, phê bình Trong mạch ngầm vận động của nền văn hoá dân tộc
Việt Nam nổi lên nhiều tác giả và tác phẩm tiêu biểu, phản ánh sự phát triển
rực rỡ của nền văn học nớc nhà. Nền văn chơng hiện đại đợc đánh giá thẩm
định, nhận chân qua công tác phê bình văn học của các nhà phê bình chuyên
nghiệp giàu tâm huyết.
Đỗ Đức Hiểu là một trong những gơng mặt phê bình xuất sắc của văn
học Việt Nam hiện đại. Có thể nói từ quan niệm về văn học, phê bình văn học,
phơng pháp phê bình, cách trình bày của Đỗ Đức Hiểu cũng có những đóng
góp rất độc đáo. Ông là nhà phê bình có t tởng, có chủ kiến và phơng pháp
phê bình riêng. Tuy nhiên đến nay những đóng góp về phê bình văn học của
Đỗ Đức Hiểu cha đợc nghiên cứu một cách đầy đủ. Tiến hành đề tài này
chúng tôi mong có những khám phá bớc đầu về sự nghiệp phê bình văn học
của ông.
Những công trình phê bình của Đỗ Đức Hiểu đóng góp rất lớn vào việc
khẳng định một phơng pháp phê bình mới xuất hiện ở Việt Nam. Có ảnh hởng
sâu sắc trong dạy học ở trờng Đại học và PTTH. Nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu
chúng tôi có điều kiện học tập thêm lý luận phê bình, hiểu sâu sắc hơn những
tác phẩm văn học, có những cách nhìn đúng hơn về những hiện tợng văn học
đơng đại.
Bên cạnh đó, nghiên cứu phong cách, phơng pháp phê bình của Đỗ Đức
Hiểu, đánh giá đúng đắn những u điểm, hạn chế của nó có thể góp phần nhỏ
vào việc đổi mới phê bình lí luận văn học hiện nay, một vấn đề mang tính cấp
thiết đang đặt ra trong đời sống văn học.


Một lí do để chọn đề tài, Đỗ Đức Hiểu nguyên là giáo viên của trờng
THPT Hùng Vơng, Phú Thọ ngay từ những ngày đầu thành lập. Bản thân tôi là


học sinh của trờng. Tiến hành đề tài này, tôi mong muốn khám phá đóng góp
của thầy đối với nền văn học nớc nhà, cũng nh tri ân một ngời thầy giáo đầy
tâm huyết.
2. Lịch sử vấn đề
Đỗ Đức Hiểu trên con đờng nghiên cứu phê bình đã tạo nên sự nghiệp
với những đóng góp đáng kể vào nền phê bình văn học.
Có thể nói việc nghiên cứu về phê bình của Đỗ Đức Hiểu chỉ thực sự
quan tâm khi ông cho xuất bản cuốn sách Đổi mới phê bình văn học (1993),
đặc biệt là khi cuốn Thi pháp hiện đại (2001) ra đời. Đầu tiên là bài viết của
Trịnh Bá Đĩnh sơ lợc đi tìm hiểu phong cách phê bình của Đỗ Đức Hiểu: Sự
ám ảnh về âm và nghĩa. Mặt khác, Trịnh Bá Đĩnh tìm thấy trong phê bình
của Đỗ Đức Hiểu có dấu ấn của nhiều nhà thi pháp học hiện đại: ngữ pháp
thơ của R.Jakobson, lí thuyết đa âm của M.Bakhtin, siêu văn bản của
R.Barthes, thấy cả M.Riffdterre và G.Bachelard. Các lý thuyết mới đợc tiếp
thu nồng nhiệt và hoàn toàn không có sự phê phán.
Trong bài viết GS. Đỗ Đức Hiểu và tác phẩm Đổi mới phê bình văn học,
Đỗ Ngọc Thạch đã đánh giá rất cao đóng góp của Đỗ Đức Hiểu trong việc đổi
mới phê bình: sự sáng tạo của GS. Đỗ Đức Hiểu là ở tầm vóc Đại bàng trên
con đờng đổi mới t duy nghệ thuật. Trong giới phê bình cũng có những nhà
nghiên cứu có những bài viết đầy tâm huyết về Đỗ Đức Hiểu, nổi lên đó là
nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp: Cha bao giờ số phận lại đùa dai cho bằng khi
nó đặt lên vai một ông già gầy gò, xơng xẩu và mỏng nh suối chiều dài thân
thể ông một sức lao động bền bỉ; một khối lợng văn hoá, văn học nhân loại
sâu sắc; một tâm hồn trẻ thơ, một nỗi buồn ẩn sâu, nghẹn ngào chứa chất nớc
mắt mà ít ngời ngoài biết đợc; một tiếng nói nhỏ nhẹ bên một giọng văn bay
bổng, câu dài, triền miên, trẻ trung và mạnh mẽ đến thế Ông kinh điển mà
không cũ kỹ, nhàu nát mà vẫn tơi tắn, trẻ trung, nhỏ nhẹ mà kiên định chẳng


mấy ai bì đợcTất cả những mệnh đề cực đoạn và mâu thuẫn của đời ông đều

bị những ngọn sóng lớn vỗ không mỏi vào một mệnh đề chính: dòng sông văn
chơng, cái đẹp, tình thơng yêu, lòng nhân ái.
Sau những bài viết nói trên thì đáng lu ý nhất phải kể đến Đỗ Lai Thuý
với bài viết: Hình dung ngời đổi mới phê bình văn học, chủ yếu khám phá và
vẽ lên chân dung một ngời có công lớn trong việc đổi mới phê bình văn học
Việt Nam, và bài viết cũng khám phá phong cách của Đỗ Đức Hiểu trong phê
bình Tôi nghĩ anh Hiểu là ngời triệt để hơn cả trên nẻo đờng đến với văn học
từ ngôn ngữ học. Anh coi đấy là phơng pháp duy nhất thực chất, khách quan.
Những bài viết rất hay của anh nh Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hơng, Những
con đờng ra đi của Thuý Kiều, Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Phiên
chợ Giátđều dựa vào sự phân tích ngôn từ tác phẩm rất tỉ mỉ và rất sắc sảo.
Sự thành công của anh còn ở lối làm việc hết mình. Trớc hết là khả năng đào
bới sâu vấn đề định viết. Từ việc đọc sách nớc ngoài xem ngời ta viết thế nào
về vấn đề ấy, đến đọc sâu tác phẩm để tìm ra những cấu trúc ngôn từ đặc biệt,
những nhịp mạnh, những hình tợng ám ảnh, rồi thống kê tần số xuất hiện, ghi
chú liên văn bản, tìm tứ và sau cùng tìm lối viết [12,323].
Nh vậy, nhìn chung các bài viết chỉ mới sơ lợc đi tìm hiểu những đóng
góp của Đỗ Đức Hiểu và phong cách phê bình của ông, cha một bài viết nào
nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ. Vì thế đề tài này đi
tìm hiểu những đóng góp tiêu biểu của Đỗ Đức Hiểu cho việc đổi mới phê
bình.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những đóng góp về
phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu qua công trình Thi pháp hiện đại, một
công trình tiêu biểu nhất của Đỗ Đức Hiểu, thể hiện nổi bật nhất sự đổi mới về
phê bình văn học cũng nh phong cách phê bình của ông.


4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá phơng pháp phê bình của Đỗ Đức Hiểu.

- Trình bày những đóng góp tiêu biểu của Đỗ Đức Hiểu qua việc phê
bình những sáng tác của các nhà văn Việt Nam bằng phơng phơng pháp phê
bình thi pháp học.
- Phân tích những đặc điểm phong cách phê bình của Đỗ Đức Hiểu.
5. Phơng pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phơng pháp sau:
- Phơng pháp đối chiếu so sánh.
- Phơng pháp phân tích, tổng hợp.
- Phơng pháp lịch sử
6. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận gồm 3
chơng:
Chơng 1: Đặc trng của phê bình thi pháp học
Chơng 2: Sự vận dụng phơng pháp phê bình thi pháp học vào phê
bình văn học của Đỗ Đức Hiểu
Chơng 3: Phong cách phê bình của Đỗ Đức Hiểu


Nội dung
Chơng 1. Đặc trng của phê bình thi pháp học
1.1. Phê bình thi pháp học tạo ra sự thay đổi về mặt hệ hình cho phê bình
văn học Việt Nam hiện đại
1.1.1. Những hạn chế của phê bình văn học giai đoạn 1945 - 1985
Đây là giai đoạn lý luận, phê bình văn học của 40 năm dân tộc ta liên
tục chiến đấu hy sinh giành độc lập, tự do dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là xác lập sự lãnh đạo toàn diện
của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với văn hoá văn nghệ, là sự truyền bá lý
luận văn học mác xit và lý luận hiện thực xã hội chủ nghĩa, là xây dựng nền
văn nghệ mới và nền phê bình văn học theo định hớng dân chủ mới và xã hội
chủ nghĩa.

Hoạt động nghiên cứu lý luận và phê bình văn học giai đoạn này bao
gồm các mặt sau đây:
Xây dựng nền lý luận văn nghệ cách mạng, trớc hết là quan điểm chính
trị đối với văn nghệ. Sau Đề cơng văn hoá, báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn
hoá Việt Nam của Trờng Chinh. Trong th gửi cho các văn nghệ sĩ Hồ Chí
Minh cũng nói văn nghệ không thể ở ngoài, mà phải nằm trong kinh tế và
chính trị. Và Vụ văn nghệ thuộc Ban tuyên giáo Trung ơng Đảng đã tổ chức
thảo luận các vấn đề lý luận: Vai trò và chức năng của văn nghệ trong giai
đoạn mới; Thể hiện cuộc sống mới, con ngời mới; không ngừng nâng cao tính
Đảng trong văn nghệ; Nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc của nền
văn nghệ mới.
Đặt ra nhiệm vụ hàng đầu của phê bình văn học giai đoạn này là nâng
đỡ, bảo vệ, khẳng định các thành tựu của văn học cách mạng, văn học vô sản,
những sáng tác của công nông binh, phê bình những rơi rớt của thi ca tiểu t
sản nh buồn rớt, mộng ớt, nhắm rớt. Từ những năm 60, phê bình văn


học càng nhộn nhịp với việc đề cao thơ Tố Hữu, ca ngợi những tác phẩm đề
cao công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp. Xuất hiện nhiều tác phẩm phê bình
văn học nh: Trên đờng học tập và nghiên cứu (3 tập) của Đặng Thai Mai, Phê
bình và tiểu luận (3 tập) của Hoài Thanh, Mấy vấn đề văn học, Công

việc

của ngời viết tiểu thuyết của Nguyễn Đình Thi, Phê phán chủ nghĩa hiện sinh
của Đỗ Đức Hiểu.
Lý luận phê bình văn học giai đoạn này xây dựng cho mình một nền
nghiên cứu văn nghệ mới: đó là đa vào phơng pháp phê bình văn học mác xít.
Phơng pháp này mặc dù xuất hiện trớc 1945, nhng phải đến giai đoạn này phơng pháp phê bình này mới đợc hình thành và phát triển.
Phê bình mác xít giữ đợc vị trí độc tôn trong những năm chiến tranh trở

thành dòng phê bình chủ lu chi phối mọi hoạt động nghiên cứu văn nghệ của
nớc nhà. Và có thể nói phơng pháp phê bình văn học mác xít đã gắn liền với
những thành tựu của phê bình văn học giai đoạn 1945 1985: xây dựng nền
lý luận văn nghệ cách mạng; khẳng định, bảo vệ phát triển thành tựu văn học
cách mạng và đấu tranh, phê bình chống các hiện tợng đi ngợc lại đờng lối
văn học cách mạng của Đảng, xây dựng nền nghiên cứu văn học theo quan
điểm mác xít.
Bên cạnh những đóng góp không thể phủ nhận cho phê bình văn học
cách mạng thì phê bình mác xít cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đây cũng chính là
những hạn chế của phê bình văn học trong giai đoạn này.
Các nhà phê bình mác xít đã sơ lợc và một chiều khi tuyệt đối hoá lý
thuyết phản ánh đợc hiểu giản đơn, tuyệt đối hoá chủ nghĩa hiện thực, không
thấy đóng góp của các phơng pháp sáng tác khác nh chủ nghĩa lãng mạn, tợng
trng. Trong phê bình chủ yếu nghiên cứu cái đợc phản ánh hơn là bản thân tác
phẩm. Chỉ thấy văn nghệ là vũ khí, công cụ của chính trị, có lúc, có ngời đồng
nhất nghệ thuật với chính trị, biến văn nghệ thành tuyên truyền giản đơn, cha
thấy hết, thấy rõ đặc trng thẩm mỹ của văn học nghệ thuật và sự tác động trở
lại của văn học đối với chính trị và văn hoá nói chung. Một cái hạn chế nữa


của phê bình mác xít đó là cha coi trọng cá tính sáng tạo của nhà văn và phát
huy vai trò chủ thể sáng tạo của họ trong việc khuyến khích những tìm tòi về
phong cách và hình thức nghệ thuật nhấn mạnh một chiều tới các nguyên tắc
sáng tác chung mới thực chất là nguyên tắc nhận thức và t tởng. Những hạn
chế này nếu đẩy đến cực đoan sẽ rơi vào phê bình xã hội học dung tục, lối phê
bình chỉ chăm chăm xem xét chủ nghĩa đề tài: viết về công nông binh đợc
đánh giá cao hơn những đề tài khác. Chính điều này khi tác động trở lại, trói
buộc sáng tác, làm cho văn học không tránh khỏi sự nghèo nàn sơ lợc. Phê
bình mác xít đã không đánh giá đúng đặc thù của văn học, tính thẩm mĩ của
văn học cũng bị đẩy lùi. Điều này bắt nguồn sâu xa từ việc truyền bá mác xít

vào Việt Nam, bắt đầu từ cuộc tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ
thuật vị nhân sinh giữa Hoài Thanh và Hải Triều. Một mặt, do lý thuyết nghệ
thuật vị nghệ thuật bám trụ vào đặc tính này để chống lại t tởng vị nhân sinh,
một số ngời thiếu thiện chí cũng vận dụng tính đặc thù này để lẩn tránh sự
lãnh đạo của cách mạng, kết quả khiến cho khái niệm đặc thù trở thành một
thứ cấm kị, ít ngời bàn tới. Chính vì thiếu sự phân biệt đầy đủ mối quan hệ
giữa chính trị và văn nghệ, mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cho nên
không chỉ văn học mà mọi hoạt động đều đợc đo bằng chính trị. Đánh giá hay
xem xét tác phẩm đều quy về lập trờng, quan điểm. Vì vậy không ít sáng tác
viết theo khuynh hớng minh hoạ trở thành công thức, khuôn sáo đơn điệu.
Chính do tuyệt đối hoá nguyên tắc phản ánh cho nên phê bình mác xít cha
đánh giá đúng những sáng tạo của nhà văn, những tìm tòi về nghệ thuật.
Những điều này đã làm cho tính chủ thể và tính sáng tạo của văn học kém
phát triển, trong khoa học khó có thể có ý kiến gì cho là mới mẻ, sáng tạo.
Sau đổi mới 1986, những hạn chế của phê bình mác xít mới dần dần đợc giới nghiên cứu bình tâm suy nghĩ lại. Có nhiều nhà phê bình thấy đợc hạn
chế và quyết tâm đi tìm những con đờng để đổi mới phê bình, khắc phục
những hạn chế của phê bình giai đoạn 1945 1985.
1.1.2. Những con đờng đổi mới phê bình


Những hạn chế của phê bình xã hội học mác xít càng đợc bộc lộ rõ khi
đất nớc chuyển sang thời bình và cùng theo đó sáng tác văn học cũng có
những thay đổi quan trọng. Nhất là sau Đại hội Đảng VI, khi Đảng tuyên bố
cởi trói cho văn nghệ sĩ, lúc này cả giới sáng tác lẫn phê bình đợc nói thẳng,
nói thật suy nghĩ của mình. Có thể nói, Đại hội VI đã thổi một luồng gió mới
vào đời sống văn học. Trong phê bình văn học đây là giai đoạn mà giới lý luận
dám nhìn thẳng vào những hạn chế của lý luận phê bình của giai đoạn đã qua.
Đồng thời những hiện tợng văn học trớc đây vốn là đối tợng cấm lại đợc nhìn
nhận và đánh giá lại. Chẳng hạn, Thơ Mới, Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng
Phụng Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của văn học, những hiện t ợng văn

học mới xuất hiện, chẳng hạn Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, thúc đẩy các
nhà lý luận phê bình tìm đến con đờng đổi mới phê bình. Sau đây là hai trong
số nhiều gơng mặt tìm con đờng đổi mới phê bình.
1.1.2.1. Những tìm tòi đổi mới về mặt lý luận của Lê Ngọc Trà
GS. Trần Đình Sử viết Muốn phê bình có cơ sở chắc chắn thì cần
nghiên cứu lí luận. Trong không khí văn học sôi nổi và hào hứng ở ta những
năm 1987 1988, có một ngời đã tìm tòi và đóng góp vào cuộc vận động đổi
mới đó là Lê Ngọc Trà với công trình Lý luận và văn học. Công trình này đã
đợc giải thởng Hội nhà văn Việt Nam 1991. Trong năm 1991, về văn học tác
phẩm Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cũng nhận đợc giải thởng.
Đứng trớc những hạn chế của phê bình văn học, Lê Ngọc Trà đã đa ra
những hớng giải quyết. Trớc hết đó là mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị.
Lê Ngọc Trà đã chỉ ra Lâu nay ở ta một trong những nguyên nhân làm cho
văn nghệ nghèo nàn đi là do cách hiểu () về mối quan hệ giữa văn học và
chính trị. Đây chính là hạn chế của quan điểm mác xít trong văn học Việt
Nam 30 năm chiến tranh, chúng ta luôn kêu gọi văn học phục vụ chính trị, văn
học phục vụ công nông binh, gắn bó với đời sống phản ánh và phục vụ đời
sống là nguyên tắc sinh tử của văn học nghệ thuật. Do cách hiểu máy móc đã
làm cho văn học của chúng ta trong giai đoạn này nghèo nàn cả về đề tài lẫn


cách thể hiện. Mặc dù không thể phủ nhận những tác phẩm có giá trị. Hãy
nhìn lại giải thởng văn nghệ 1951 1952, giải thởng văn học 1954 1955
là những giải thởng đợc xem là giá trị của thời đó, đến nay còn mấy tác phẩm
cha bị xoá sổ, còn mấy tác phẩm cuốn hút ngời đọc. Điều này cho thấy
quan điểm lý luận văn nghệ giai đoạn đó vẫn còn những hạn chế, khuyết
điểm. Nguyễn Khải có nhận xét so sánh Nguyễn Tuân và Thanh Tịnh:
Nguyễn Tuân đi đâu, ở đâu đều viết, nhất cử nhất động cùng mọi biến thái
trong tâm hồn một lãng tử ông đều dàn ra trên trang giấy, vần vò, mân mê, lộn
trái lật phải từng chi tiết, từng cảnh huống trong cái thế giới riêng của cá nhân

đợc mở rộng đến vô cùng. Nhng văn của Nguyễn Tuân làm sao đọc trớc đám
đông đợc, đọc trớc bộ đội sắp xuất kích đợc. Nó là cái thiệt của ông, để bù lại
văn ông sống lâu hơn, ngày càng có nhiều bạn đọc hơn. Còn thơ độc tấu của
Thanh Tịnh thì phục vụ rất đắc lực trong các chiến dịch, khiến ngời lính vui
thích hơn, nhẹ nhõm trớc lúc bớc vào trận chiến. Đó là cái đợc của anh, là sự
sáng tạo độc đáo của anh nhng cho đến nay mấy ai còn nhớ những bài thơ đó?
Đến nay tác giả cũng quên lời thơ của bài độc tấu đầu tiên của anh kia mà?.
Thấy đợc rõ những hạn chế của quan điểm mác xít, Lê Ngọc Trà đã chỉ
rõ mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị. Một nền văn nghệ tồn tại trong một
thể chế chính trị nào đó đều có nhiệm vụ phục vụ xây dựng chế độ đó nhng
văn nghệ và chính trị là hai hình thái ý thức có những đặc điểm riêng biệt. ý
thức chính trị thể hiện nhận thức của con ngời về cái tất yếu của lịch sử, thể
hiện quyền lợi chung của giai cấp, tập đoàn xã hội hay quốc gia, dân tộc, thể
hiện quan điểm và thái độ đối với các vấn đề kinh tế, quyền lãnh đạo xã hội,
vấn đề tự do và quyền lực. Nhng ý thức nghệ thuật có nội dung riêng: Nghệ
thuật là tiếng nói về số phận con ngời, là câu chuyện về đời ngời. T duy
chính trị cũng không phải là t duy nghệ thuật. Xã hội vận động theo quy luật
khách quan của kinh tế chính trị, nhà quản lí xã hội cũng cần chú ý đến
những vấn đề mang tính tất yếu, cần có một t duy lôgíc. Nghệ thuật là khát
vọng lý tởng đem t duy nghệ sĩ vào quản lý xã hội thì hay đấy nhng phải coi


chừng vì cha biết thực h thế nào. Làm chính trị là đem lại những điều tốt đẹp
đảm bảo cuộc sống cho số đông, cho quần chúng nhân dân. Văn nghệ ngoài
việc phục vụ số đông đó, còn phải là tiếng nói cảm thông, đồng cảm những
niềm vui, nỗi buồn của từng cá nhân.
Văn nghệ và chính trị đó là hai hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ
bổ sung cho nhau trong công cuộc đi tìm hạnh phúc của con ngời. Lê Ngọc
Trà đã viết Trong hoàn cảnh đặc biệt nh chiến tranh, cách mạng ý thức chính
trị trở thành nội dung cơ bản của ý thức xã hội, bao trùm lên các ý thức khác.

Lúc đó tiếng nói chính trị có thể trùng với tiếng nói văn nghệ. Nhng còn trong
những ngày bình thờng chính trị và văn nghệ không hát cùng một bè trong bản
đồng ca. Chính trị nghiên cứu bản chất và số phận lịch sử của các lực lợng
xã hội, đề xuất sách lợng tập hợp lực lợng này, cô lập lực lợng kia nhằm mục
đích thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác trong các thể chế xã
hội, các hình thái nhà nớc. Văn nghệ, theo nh nhà dân chủ cách mạng Nga
Sécnusepxki phạm vi của văn nghệ gồm tất cả những gì có trong hiện thực
(trong thiên nhiên và trong đời sống) làm con ngời quan tâm, không phải cái
quan tâm của một học giả, mà là cái quan tâm của con ngời bình thờng. Cái
mọi ngời quan tâm trong đời sống là nội dung của nghệ thuật (dẫn theo Lý
luận văn học tập 1 tr 55). Đặc biệt trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trờng phát triển kéo theo sự phát triển xã hội một cách chóng mặt, với tốc độ
tăng trởng kinh tế hơn 8% GDP một năm, cuộc sống vật chất của con ngời đợc
nâng cao rõ rệt. Văn học không thể đứng ngoài sự tiến bộ của xã hội, nhà văn
học phải ủng hộ cái mới, cái hợp lý, cái đang mở ra phía trớc nhng quan trọng
hơn không phải là mặt trớc của tấm huân chơng mà nhà văn phải nói lên
những mặt ẩn đằng sau đó, mặt trái của nền kinh tế thị trờng. Về một phơng
diện nào đó, văn học gần với đạo đức hơn. Đây cũng chính là một điểm mà Lê
Ngọc Trà đa ra: mối quan hệ giữa văn học và đạo đức. Bằng những lý lẽ chứng
minh rằng mặc dù văn học gần với đạo đức nhng không phải là đạo đức. Ông
đã kết luận: Khác với chính trị và đạo đức, sức tác động mạnh mẽ của văn


nghệ thể hiện chủ yếu không phải là ở chỗ nó tuyên truyền và răn dạy mà ở
khả năng khêu gợi, đánh thức lơng tri của mỗi ngời, kích thích quá trình tự
giáo dục ở họ. Đó là sự tác động hết sức sâu sắc, tế nhị và cũng rất kì diệu mà
không phải tác phẩm nghệ thuật nào cũng có thể đạt tới.
Sống dới một mái nhà chung của thể chế xã hội, văn nghệ sẽ ủng hộ
những t tởng chính trị lành mạnh, hiện thực của xã hội nhân đạo và cởi mở.
Nhng văn nghệ sẽ chết dần chết mòn trong cảnh nghèo túng đề tài khi các văn
nghệ sĩ quá tập trung vào chủ đề chính trị theo nghĩa hẹp, làm mất đi t duy

những chủ đề chính trị theo nghĩa rộng ở tầm cỡ lớn lao, đó là các vấn đề
chiến tranh, hoà bình, lịch sử dân tộc, quan hệ con ngời trong xã hội mới
Đặt ra vấn đề này Lê Ngọc Trà băn khoăn khi nào ở ta sẽ có một lớp nhà văn:
có đợc hệ thống t tởng lý luận đúng đắn và triệt để, có cách nghĩ độc lập, dám
xả thân vì t tởng - đó là những nhà văn kiêm nhà t tởng, cần cho cả văn học
nghệ thuật và chính trị.
Ông quan niệm ngời nghệ sĩ phải có những phẩm chất: Trớc hết Anh
ta phải đau nỗi đau của xã hội, của đời ngời để từ đó cất tiếng nói diễn đạt nỗi
đau chung của nhân loại. T chất rõ nhất của nhà văn là ngời giàu tình cảm, dễ
xúc động và nhạy cảm. Trong văn chơng tình cảm nằm trong thành phần sáng
tạo, nhà văn nhạy cảm tinh tế phát hiện ra những niềm vui, nỗi buồn, đồng
cảm chia sẻ với những vui, buồn, yêu, ghét đó, nuôi dỡng tình cảm đến độ
mãnh liệt khi đó xuất hiện sự sáng tạo. Lỗ Tấn nói Gặp những cái gì hay và
đáng yêu thì họ sẽ ôm choàng lấy, nếu gặp điều ngang trái đáng giận thì họ
bác bỏ phải kịch liệt công kích cái sai nh từng nhiệt liệt chủ trơng cái đúng.
Ôm chặt ngời yêu nh thế nào thì phải nghiền chặt kẻ thù nh thế, nh Ecquyn
nghiền chặt ngời khổng lồ ăngtê, anh ta nhất định sẽ làm đứt xơng gân kẻ thù
mới thôi. Trong những trang nhật ký viết về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bên
kia sông Đuống của Hoàng Cầm cũng cho thấy đợc chữ tình trong phẩm
chất của ngời nghệ sĩ: Vào một đêm giữa tháng 4/1948, Hoàng Cầm trực tiếp


nghe tin giặc đánh phá quê hơng mình, ông xúc động ngay đêm ấy đã viết bài
thơ, cảm xúc cứ tuôn chảy trên đầu ngọn bút nhiều lúc ông sợ mình không
viết kịp dòng cảm xúc đó. Ngô Thì Nhậm nói tình cảm dồi dào thì thơ nảy
sinh.
Nếu chỉ có cảm xúc, có trái tim nhạy cảm, tấm lòng chân thành thì tác
phẩm dễ đi vào lòng ngời, sẽ có những giọt nớc mắt cảm thông, những nụ cời
chia sẻ của độc giả nhng tác phẩm thiếu sinh khí của triết học, thiếu chút siêu
hình để trờng tồn. Văn học thực sự đòi hỏi tài năng và tâm hồn, cả sự thông

minh và lòng trắc ẩn, cả cảm xúc và sự chiêm nghiệm vợt lên trên thời gian và
lịch sử. Nói cho cùng ngời nghệ sĩ là một ngời sáng tạo, dấn thân đi tìm hiểu
cái đẹp và những giá trị tinh thần.
Một hạn chế nữa của phê bình cần khắc phục giải quyết đợc Lê Ngọc
Trà đa ra đó là mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Lâu nay chúng ta vẫn
nghe nói rằng văn học phản ánh hiện thực, nhiệm vụ chủ yếu của văn học là
phản ánh hiện thực. Trong phê bình chủ yếu tìm hiểu cái đợc phán ánh mà
không thấy đợc sự sáng tạo của nhà văn. Khi đẩy đến cực đoan thì nhà phê
bình dễ có xu hớng đồng nhất tác phẩm với hiện thực ngoài đời. So sánh các
yếu tố trong tác phẩm với các yếu tố ngoài đời sống ở cấp độ chi tiết rồi phán
xét xem nhà văn giống hay không giống, từ đó dễ bắt bẻ vô lý không chú ý
đến tính hệ thống của tác phẩm.
Trong bài viết của mình, Lê Ngọc Trà nhấn mạnh thuyết phản ánh, ông
lấy quan điểm của triết học duy vật biện chứng và phản ánh luận duy vật về
nghệ thuật thành chính bản thân lý luận về nghệ thuật. Theo đó nghệ thuật là
hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh hiện thực xã hội. Xét từ góc độ này,
toàn bộ nội dung tác phẩm văn học kể cả t tởng tình cảm của nhà văn và
hiện thực đợc mô tả trong đó - xét đến cùng cũng chỉ là phản ánh đời sống xã
hội. Phản ánh hiện thực, ở đây, là thuộc tính chứ không phải là nhiệm vụ của
văn học. Việc đề cao quá mức tính phản ánh và nhiệm vụ mô tả hiện thực của


văn học đã dẫn đến chỗ hiểu lệch bản chất của hoạt động sáng tạo, coi nhẹ sự
tìm tòi t tởng và thể hiện những suy nghĩ của cá nhân nghệ sĩ trong tác phẩm.
Lê Ngọc Trà đã đa ra đợc quan điểm riêng của mình khi ông nhìn nhận
mối quan hệ giữa văn học và hiện thực: Trên bình diện lý luận nghệ thuật
() văn học trớc hết không phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm về hiện
thực. Theo nhà lý luận thì tác phẩm nghệ thuật thể hiện cách nhìn của nhà
văn về cuộc sông, sự khao khát công lý xã hội, nó là lời tâm sự, hay sám hối,
là tiếng nói của tình yêu cái đẹp không đạt đợc, là gánh nặng u t về lẽ đời, lẽ

còn mất của nhân sinh và vũ trụ. Văn học không phải là ghi chép hiện thực mà
là hành động tự nhận thức của nhà văn. Nội dung tác phẩm trớc hết phản ánh
t tởng, tình cảm, cá tính của nhà văn.
Trong bài viết của mình, Lê Ngọc Trà đã đa ra khái niệm nghiền ngẫm
về hiện thực, khái niệm này đã bị nhiều ngời phê bình, phản bác vì cho rằng
cách nói của Lê Ngọc Trà dù muốn hay không muốn cũng đã đồng nhất phản
ánh với phản ánh đơn giản (miêu tả, ghi chép vô chủ thể, và không nghiền
ngẫm). Quan niệm của Lê Ngọc Trà đa phản ánh xuống hàng thứ hai sau
nghiền ngẫm là không xác đáng, vì nếu hiểu đúng phản ánh thì mọi sự kể
lại, miêu tả tự nó đã bao hàm nghiền ngẫm, cắt nghĩa, giải thích ở trong rồi.
Nghiền ngẫm nh vậy chỉ là một hình thức của phản ánh (có tác phẩm nào mà
chẳng nghiền ngẫm). Bên cạnh những ngời phê bình cũng có những ngời đồng
tình với quan điểm của Lê Ngọc Trà khi ông trình bày mối quan hệ giữa văn
học và hiện thực, những ngời đồng tình ủng hộ Lê Ngọc Trà đó là Hoàng
Ngọc Hiến và Lữ Phơng
Tóm lại, với quan điểm đổi mới lý luận của Lê Ngọc Trà rất đáng trân
trọng và đóng góp của ông về mặt lý luận rất lớn đã định hớng cho xây dựng
một nền lý luận mới. Song việc đổi mới của Lê Ngọc Trà ở đây không triệt để
vì ngay việc sử dụng các thuật ngữ trong lý luận vẫn còn gây tranh luận cha đợc sự đồng thuận của cả giới phê bình lý luận.


Một hớng đổi mới nữa nhng lại thiên về phê bình đó là con đờng đổi
mới của Nguyễn Đăng Mạnh.
1.1.2.2. Khuynh hớng nhấn mạnh tính thẫm mĩ trong phê bình văn học
của Nguyễn Đăng Mạnh
Nếu nh Lê Ngọc Trà đổi mới về mặt lý luận thì Nguyễn Đăng Mạnh đi
tìm con đờng đổi mới bắt đầu từ phê bình, đặc biệt văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 1945. Vì tập trung vào những hiện tợng văn học phức tạp lại chú
ý đến tính thẩm mĩ nên càng thấy rõ hạn chế của phê bình đơng thời. Từ phê
bình những hiện tợng cụ thể, ông đã khái quát thành lý luận qua cuốn Con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, con đờng phê bình mới đã thể

hiện nỗ lực của nguyễn Đăng mạnh trong việc vợt qua những hạn chế của phê
bình xã hội học mác xít để nhìn nhận đợc sự sáng tạo cá tính phong cách riêng
của nhà văn, đồng thời làm nổi rõ đặc trng quan trọng của văn học phải là
hình thái thẩm mĩ.
Cá tính tạo nên diện mạo nhà văn, đặc biệt phong cách văn chơng của
ông ta. Phong cách tức là ngời. Có thể nói Nguyễn Đăng Mạnh là một trong
những ngời đầu tiên vận dụng phong cách vào nghiên cứu văn học ở Việt
Nam. Mà nghiên cứu một nhà văn, theo Nguyễn Đăng Mạnh thực chất lại là
nghiên cứu t tởng của nhà văn đó: Tầm cỡ của nhà văn rút cục phụ thuộc vào
tầm cỡ t tởng của ông ta [7,7].
T tởng của nhà văn là gì? Có những nhà văn đồng thời là nhà t tởng.
Ngợc lại có thể nhà t tởng không thể là nhà văn. Mà t tởng của một nhà văn
phải gắn với một tác phẩm văn chơng, với thế giới nghệ thuật của nhà văn đó,
đợc biểu đạt bằng hình tợng nghệ thuật. Bởi vậy theo Nguyễn Đăng Mạnh
việc phân biệt t tởng của nhà văn càng trở nên cấp thiết, nhất là với những ai
đang muốn tìm cách nhấn mạnh đặc trng thẩm mĩ của văn học.
Nguyễn Đăng Mạnh đã gọi t tởng của nhà văn là t tởng nghệ thuật, một
thuật ngữ mợn của Bêilinxki, nhà phê bình, nhà cách mạng Nga đầu thế kỉ
XIX nhng gắn với một quan niệm mới về khái niệm đó. Theo Nguyễn Đăng


Mạnh thì chính Bêilinxki cũng cha hiểu đúng t tởng nghệ thuật và do đó để đi
đến khái niệm cuối cùng chính Bêilinxki cũng cha phải trải qua một quá trình
tìm tòi. Nên Bêilinxki đã nhìn t tởng nghệ thuật giống với hình thái ý thức xã
hội khác Nhà phê bình văn học Nga này đã có lúc nhầm lẫn về chính khái
niệm t tởng nói trên khi phân biệt t duy triết học với t duy nghệ thuật: nhà
triết học nói bằng tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng hình tợng và những bức
tranh, nhng cả hai đều nói về cùng một nội dung khác nhau chỉ là hình thức
diễn đạt và thuyết phục mà thôi [7,9]. Sau này Bêilinxki đã phản bác lại quan
niệm đó và nhận định quan điểm toàn diện hơn: Nghệ thuật không chấp nhận

ngời ta đến với nó bằng những t tởng triết học trừu tợng. Nó càng không dung
nạp những t tởng xuất phát từ ngộ tính, nó chỉ chấp nhận những t tởng nghệ
thuật và một t tởng nghệ thuật không phải là một tam đoạn luận, một giáo điều
hay một quy tắc, đó là một say mê mãnh liệt, một nhiệt hứng Trong tâm
trạng nhiệt hứng, t tởng xâm chiếm nhà thơ một cách đắm say nh một ngời
tình xinh đẹp bằng xơng bằng thịt mà ông ta chiêm ngỡng, không phải bằng
ngộ tính, bằng lí trí, bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn, mà
bằng toàn bộ con ngời tinh thần của mình với tất cả nội dung phong phú và
tính tổng thể toàn vẹn của nó. Vì thế t tởng trong thơ không phải là một t tởng
trừu tợng hay một hình thái chết, mà là một sáng tạo sống động [7,9].
T tởng nghệ thuật theo ông là một hình thái nhận thức đặc thù của nghệ
sĩ. Nhận thức bằng toàn bộ con ngời tinh thần với cả nội dung phong phú và
tính tổng thể toàn vẹn của nó [7,10]. Nh vậy t tởng nghệ thuật bao gồm cả
tính chủ thể của ngời nhận thức lẫn tính khách thể của đối tợng nhận thức.
Nhng cả ở đây nữa, Nguyễn Đăng Mạnh vẫn rất nhất quán với mình, coi tính
chủ thể là quan trọng hơn, có tính quyết định, bởi ngời nhận thức ở đây không
phải bất kì một ai đó, mà là nghệ sĩ, là những cá nhân với những cá tính độc
đáo. Từ đó t tởng nghệ thuật mới là của riêng mỗi nhà văn. Và chính nhờ vào
thứ tài sản t hữu này mà ngời ta mới có thể phân biệt đợc những nhà văn này
là hữu sản hay nhà văn khác là vô sản.


Với phơng pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh đã có đóng góp cho
việc nghiên cứu nhà văn, tác phẩm và dựng chân dung văn học. Từ giảng dạy
nên phải nghiên cứu và do nghiên cứu văn học mà dấn lên viết phê bình văn
học. Từ bục giảng đến trờng văn trận bút có vẻ nh một hệ quả liên hoàn. Nhng
điều quan trọng là ông hớng đến quan niệm phê bình mới, ông đề cao lối phê
bình nghiên cứu kết hợp với phê bình trực giác đòi hỏi có năng khiếu thẩm
mĩ. Có thể chỉ viết về một tác phẩm nhng nhất thiết phải nghiên cứu toàn bộ
sự nghiệp của tác giả. Lối phê bình này của ông đợc Chu Văn Sơn đánh giá:

quan niệm này đúng là của một ngời nghiên cứu bớc vào sân phê bình, tiêu
biểu cho lối phê bình đại học, tiêu biểu cho quan niệm hiện đại về phê bình.
Bài phê bình nào của ông, dù ngắn đến đâu cũng là sản phẩm đầy công phu,
đầy dấu vết lao tâm nhọc trí (.). Ngòi bút phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh
đã có một hoa tiêu dẫn đờng chắc chắn. Đọc những trang phê bình của ông
thấy chuyện văn cũng sâu mà chuyện đời cũng sắc, cải hai đều dựa vào nhau
trong mỗi ý văn.
Các công trình nghiên cứu phê bình của ông đợc chọn lọc vào các cuốn
sách nh: Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách. Cuốn sách đợc xem là tinh hoa Nguyễn Đăng Mạnh bởi những gì tiêu biểu nhất cho phong
cách tiêu biểu của ông đều họp mặt ở đây. Đối tợng ông ham mê nhất là tác
giả. Điều ông rành nhất ở một tác giả là t tởng và phong cách. Kiểu tâm đắc
nhất là phê bình chân dung Tiếp theo cuốn sách cách nay hơn hai mơi năm
Nhà văn t tởng và phong cách, một lần nữa đánh dấu một hành trình, hoàn
thiện ngòi bút phê bình hành trình vợt mình của Nguyễn Đăng Mạnh.
Đây là nỗ lực cách tân của ông, theo nhiều ngời Nguyễn Đăng Mạnh
chán ghét lối phê bình xã hội học dung tục đơng thời, ông tìm cách đổi mới và
t tởng của ông là nhấn mạnh tính nghệ thuật của văn học, đa chức năng thẩm
mĩ lên quan trọng nhất. Theo ông điều quan trọng nhất, trớc hết là phải thởng
thức đợc giá trị thẩm mĩ của đọc văn. Nếu nh phê bình mác xít chủ yếu nghiên
cứu cái xã hội trong sáng tác của nhà văn, nặng về mặt nhận thức của văn học.


Nó không chú ý đúng mức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn thì Nguyễn Đăng
Mạnh quan tâm tính nghệ thuật của tác phẩm.
Nguyễn Đăng Mạnh đã tìm tòi, khắc phục điều đó bằng cách khám phá
t tởng nghệ thuật mang tính chủ quan, kết tinh sáng tạo những nhà văn tầm cỡ.
Bằng cách này ông có thể khám phá chỗ độc đáo, dám húc đầu vào những
hiện tợng phức tạp và chỉ đánh giá cao những nhà văn thực sự có t tởng, thật
sự có cá tính và phong cách. [20,60].
Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện khái niệm t tởng nghệ thuật của Bêilinxki,

có thể nói trong phơng pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh là ông chủ trơng kết hợp nhiều phơng pháp khác nhau, trong đó phơng pháp xã hội học đợc
vận dụng tích cực, sáng tạo mang phong cách Nguyễn Đăng Mạnh, đúng nh
lời nhận định của Đỗ Lai thuý may mắn lí luận của Nguyễn Đăng Mạnh
không bao giờ là chay, hay những nguyên lý đợc mớm trớc mà là lí luận ứng
dụng, một thứ mĩ học hành tiến, đợc làm sống động bởi kinh nghiệm giảng
văn nhà nghề của ông, bởi tâm hồn nhạy cảm và sâu lắng của ông, bởi sự khổ
công tìm cách diễn đạt đến kinh ngời của ông. Nếu xét cho cùng, phê bình
văn học của ông thiên về giảng luận, thiên về cảm xúc, tuy đi xa, thậm chí có
thể rất xa mà không ra khởi cái dòng của Hoài Thanh, Trần Thanh Mai, Dơng
Quảng Hàm ngày xửa ngày xa đã khơi nguồn [20,61]. Sự tích cực hiệu quả
nói trên đợc thể hiện rõ trong những thành tựu về phê bình văn học của
Nguyễn Đăng Mạnh.
Nguyễn Đăng Mạnh sử dụng khái niệm t tởng nghệ thuật của Bêilinxki
mặc dù có sáng tạo theo quan niệm của ông nhng khi vận dụng bị nhiều ngời
phê bình vì ông tập trung vào nghiên cứu cảm hứng (tình cảm, cảm xúc) của
nhà văn. Mà đã thế thì không thể gọi là t tởng đợc, chẳng hạn nh: T tởng của
Vũ Trọng Phụng là niềm căm uất khôn nguôi. ở đây là tĩnh cảm chứ không
phải là t tởng của nhà văn. Có sự nhầm lẫn này là do căn nguyên của khái
niệm Bêilinxki cho t tởng chính là tình cảm và nhiệt hứng.


Ngoài ra, trong lập thuyết Nguyễn Đăng Mạnh lại có sự sai sót nhỏ
đã bị phê bình nh lẫn lộn khái niệm t tởng với t duy nghệ thuật, định nghĩa
không đúng về khái niệm phơng pháp luận Tuy nhiên, những sai sót này chỉ
là sơ suất trong diễn đạt, không phải là sai lầm trong nhận thức nh nhiều ngời
đã nói.
1.1.2.3. Phê bình thi pháp học đã giải quyết triệt để vấn đề lí luận văn
học
Phê bình thi pháp học đã mang đến sức sống mới cho phê bình văn học
Việt Nam. Thi pháp học tập trung vào khám phá văn bản, cụ thể là thế giới

nghệ thuật đợc thể hiện trong đó, từ đó rút ra những sáng tạo của nhà văn. Đây
là con đờng khách quan khoa học tránh đợc những hạn chế do căn cứ vào
những yếu tố bên ngoài.
Thi pháp học giải quyết đợc mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
của tác phẩm văn học. Đỗ Lai Thuý đã nhận xét về phơng diện này thi pháp
học đã gỡ bí cho lí luận văn học ở điểm cốt tứ của nó. Lí luận văn học trớc đây
cũng quan niệm nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng. Tuy nhiên
yêu tố nội dung lại giữ vai trò quyết định, hình thức đợc quan niệm biểu hiện
cho nội dung. Vì vậy đã dẫn đến sự sai lệch trong phê bình. Thi pháp học đã
giải quyết đợc cái sai lệch này.
Trớc khi xuất hiện thi pháp học có nhiều hiện tợng văn học đã đợc phê
bình rất kỹ tởng nh là cạn kiệt không có gì khai thác. Tuy nhiên khi vận dụng
thi pháp để phê bình các hiện tợng đó, các nhà nghiên cứu đã thu đợc những
tác dụng mới mẻ thậm chí đã khám phá ra cả một mùa màng bội thu, làm cho
tác phẩm lộ ra những chiều kích thẩm mĩ mới, bởi thế thật không ngoa cho
rằng thi pháp học đã đem lại cho phê bình sức sống mới, làm trẻ hoá phê bình
văn học Việt Nam.
Thi pháp học ra đời góp phần đánh giá đợc những hiện tợng văn học
mới, văn học đơng thời: Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài


Nh vậy, thi pháp học ra đời đã giải quyết đợc những vấn đề bí bách,
những hạn chế cho phê bình văn học Việt Nam. Những đặc trng của phê bình
thi pháp học nh thế nào chúng tôi sẽ tìm hiểu kĩ ở phần sau.
1.2. Những đặc điểm cơ bản của phê bình thi pháp học
Thi pháp học là một hớng nghiên cứu văn học mạnh mẽ của thế kỷ XX,
phân biệt với các hớng nghiên cứu văn học tiêu biểu của thế kỷ XIX nh thực
chứng luận, phê bình ấn tợng, phê bình xã hội học, nghiên cứu tiểu sử, tác giả,
nghiên cứu văn hoá lịch sử Đặc điểm của các hớng nghiên cứu trên là muốn

qua tác phẩm để tìm đến những biểu hiện, những bằng chứng của lịch sử, xã
hội, tác giả mà cha chú ý đầy đủ đến bản thân nghệ thuật nh một hiện tợng
đặc biệt của đời sống tinh thần. Các nhà thi pháp học hiện đại muốn khắc lối
nghiên cứu văn học bằng cách lợc quy văn học vào các hiện tợng ngoài nó,
xem nhẹ đặc trng nghệ thuật, khắc phục lối suy diễn chủ quan, tuỳ tiện và
mong muốn đa nghiên cứu văn học vào quỹ đạo khoa học. Đó là động cơ dẫn
dắt thi pháp học hiện đại dấn thân vào các nẻo đờng khác nhau. Đặc điểm cơ
bản của phê bình thi pháp học:
Phê bình thi pháp học làm thay đổi hệ tình nghiên cứu văn học. Hệ hình
là tất cả các quan niệm lý thuyết phơng pháp thiết bị mà tất cả cộng đồng các
nhà khoa học sử dụng để đề xuất và giải quyết vấn đề khoa học. Khi khả năng
sử dụng của một hệ hình đã cạn kiệt thì t duy khoa học sẽ tìm đến một hệ hình
mới.
Nói thi pháp học đã tạo nên sự thay đổi về hệ hình trong phê bình văn
học có nghĩa là khuynh hớng này đã đề xuất đợc quan điểm mới và hệ thống lí
thuyết mới về văn học và các thao tác phơng pháp trong phê bình. ở đây khi
trình bày về đặc điểm của phê bình thi pháp học chúng tôi chủ yếu dựa vào
công trình của Trần Đình Sử.
Thi pháp học tập trung nghiên cứu phơng diện bản thế luận của tác
phẩm văn học. Đây là nét mới so với thi pháp học cổ đại của phơng Tây đợc
xây dựng theo nguyên tắc lý tính, cũng giống nh văn học thể hiện đạo ở ph-


ơng Đông, thì bắt đầu từ thời khai sáng với I.Kant, thi pháp học lãng mạn chủ
nghĩa chú trọng tài năng sáng tạo, biểu hiện của chủ thể. Đồng thời với chủ
nghĩa hiện thức, thi pháp đợc xem xét trong quan hệ văn học với đời sống
khách quan. Đến thế kỉ XX, bản thân phơng thức tồn tại và cách biểu hiện của
văn học mới đợc chú trọng. Đó là một bớc tiến mới trong lý luận văn học và
cách tiếp cận văn học. Hớng đến bản thể luận của tác phẩm văn học và tập
trung giải quyết câu hỏi cái gì đã tạo nên tính thẩm mĩ văn học. Để trả lời câu

hỏi này không phải chỉ đơn giản chỉ ra tác phẩm đã phản ánh đời sống cũng
nh thể hiện ý đồ tốt đẹp của nhà văn nh thế nào? Mà phải tập trung nghiên cứu
tác phẩm và cơ cấu của nó để tìm ra chất văn, theo đó tác phẩm văn học đợc
xem là một thế giới nghệ thuật đặc thù có quy luật riêng, thể hiện cái nhìn độc
đáo của nhà văn về thế giới, do đó ngời nghiên cứu không phải là đối chiếu
từng yếu tố với hiện thực mà phải miêu tả văn bản đó và thống kê các yếu tố
thờng xuyên lặp lại và các yếu tố độc đáo của tác phẩm để phát hiện ra quy
luật cấu tạo của nó cũng nh để trả lời câu hỏi cái gì đã tạo nên chất thơ chất
văn của nó.
Phê bình thi pháp đã làm sáng tỏ quan niệm về nội dung và hình thức
của tác phẩm văn học. Thi pháp đã vợt qua sự đối lập nội dung và hình thức
bên ngoài để nghiên cứu nội dung ngay trong cấu trúc của hình thức hình
thức của nội dung, hình thức mang ý nghĩa. Hình thức không phải chỉ có vai
trò bị động phụ thuộc vào nội dung mà hình thức ở đây là hình thức có tính
quyết định sự sáng tạo của nhà văn. Vậy hình thức không phải là cái vỏ bọc
bên ngoài của nội dung mà hình thức ở đây là hình mang tính quan niệm, hình
thức của cái nhìn, hình thức ở đây là hình thức sáng tạo ra nội dung.
Và nh vậy, tìm hiểu hình thức ở đây không phải chỉ là những yếu tố đơn
lẻ mà là cả một hệ thống và chúng có tác dụng cấu tạo thế giới nghệ thuật và
nghiên cứu hình thức là nghiên cứu mô hình về thế giới của nhà văn và mô
hình bị chi phối bởi mô hình thế giới của thời đại. Thi pháp không chỉ làm


công việc chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà còn lí giải tại sao lại dùng các
biện pháp nghệ thuật đó.
Điều đáng nói thi pháp học đã khám phá cấu trúc biểu hiện hết sức
phức tạp của các thể loại văn học và ngôn ngữ văn học nói chung, đặc biệt là
thể loại tự sự, sự phát triển lịch sử của hình thức văn học, đặc biệt là văn học
dân tộc, phong cách thời đại, thi pháp học chú trọng khám phá mối tơng quan
giữa hình thức nghệ thuật và hệ hình t duy, ý thức nghệ thuật của các chủ thể

nghệ thuật, tức là các hình thức chủ quan trong việc cảm nhận chiếm lĩnh đời
sống.
Thi pháp học giúp nâng cao năng lực chiếm lĩnh nghệ thuật cho ngời
đọc, thúc đẩy sự giao tiếp của các nền văn học thuộc các thời đại khác nhau và
khu vực dân tộc khác nhau.
1.3. Một số mô hình phê bình thi pháp học tiêu biểu ở Việt Nam
Thi pháp học hiện đại đã thay đổi hệ hình t duy, hệ thuật ngữ và ngôn
ngữ nghiên cứu, phê bình văn học.
Trong phê bình thi pháp học nổi lên các nhà phê bình: Trần Đình Sử.
Đỗ Lai Thuý, Đỗ Đức Hiểu, Đặng Anh Đào ở đây, dựa theo đề xuất của
Trịnh bá Đĩnh trong bài Ba kiểu nhà phê bình hiện đại, chúng tôi trình bày
một số mô hình phê bình thi pháp học tiêu biểu ở Việt nam:
Mô hình phê bình của Trần Đình Sử: tìm hiểu các hình thức tinh thần.
Cho đến nay vẫn có nhiều ngời nghĩ không đúng rằng phê bình thi pháp đại
thể chỉ là xem xét không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và quan niệm
về con ngời trong tác phẩm văn học. Mô hình đó dờng nh đã thành một công
thức. Cách nghĩ này một phần có lẽ do ấn tợng từ các công trình của Trần
Đình Sử vào khoảng giữa những năm 80 nh: Thời gian nghệ thuật trong
Truyện Kiều, Thi pháp thơ Tố Hữu. Trần Đình Sử không quan niệm thi pháp
một cách cứng nhắc và đơn giản nh vậy. Sau này qua các công trình của ông
ta thấy quan niệm của ông về thi pháp đa dạng hơn nh về điểm nhìn, kết cấu,


hình dáng câu thơ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng trong thực tiễn phê
bình thì mô hình phê bình của ông chủ yếu cặp ba trên gây ấn tợng hơn cả,
vừa mới mẻ, vừa thú vị, vừa hay lặp lại trong các bài viết. Đó là loại văn bản
tinh thần, là các hình thức tinh thần mà ngòi bút của ông luôn hớng tới.
Theo hớng đó ông có những phát hiện thú vị về thời gian gấp gáp trong
Truyện Kiều, không gian công cộng, và con ngời số đông trong thơ Tố
Hữu (vạn kiếp, vạn nhà, trăm tay), Thời gian nghệ thuật trong Truyện

Kiều và Thi pháp thơ Tố Hữu là những tác phẩm có giá trị của Trần Đình Sử.
Thi pháp Trần Đình Sử nghiêng hẳn về mô tả hình thức tinh thần mà quan tâm
cha nhiều đến tinh thần của hình thức. Vì vậy, cũng có khi ông lí giải văn học
theo thực tiễn đời sống xã hội của thời đại, hoàn cảnh sống và hoạt động của
nhà văn. Nói chung ông có sự nhợng bộ đáng kể với chủ nghĩa hiện thực và
chủ nghĩa lịch sử trong phê bình văn học. Có thể nói Trần Đình Sử là ngời
có công rất lớn trong việc đổi mới phê bình văn học ở nớc ta.
Cũng thiên về lối mô tả mô hình lớn nh Trần Đình Sử là Đỗ Lai
Thuý: Vì thế ngay từ đầu, Đỗ Lai Thuý trình bày cái nhìn thế giới của cá nhân
cá thể trong đô thị hiện đại, cụ thể là quan niệm về con ngời, quan niệm về
thời gian, quan niệm về không gian, những viên gạch phạm trù xây dựng lên
bức tranh thế giới. Nhiệm vụ của nhà phê bình là phải phát hiện ra những sự
lệch chuẩn trong cái nhìn nghệ thuật, phát hiện ra con mắt thơ. Đỗ Lai
Thuý khẳng định điểm xuất phát cho hành trình tìm kiếm mắt thơ là tác phẩm
hay cụ thể hơn là ngôn ngữ của tác phẩm Mã số của thơ chỉ có thể cất giấu
trong và bằng ngôn ngữ. Nhà phê bình phải tìm những từ chìa khoá để giải
mã thơ. Những nếu mã số thơ không nằm ở từ chìa khoá mà tản mạn khắp nơi
thì nhà phê bình phải dùng trực giác nghệ thuật để định hớng, thăm dò, phải
phân tích, tháo gỡ tác phẩm rồi sau đó tổng hợp tái cấu trúc theo sự mách
bảo của trực giác.
Đỗ Lai Thuý cho rằng mô hình về thế giới của các nhà thơ mới dựa vào
sự lựa chọn của họ. Vì vậy, ông phát hiện chiều sâu của cái nhìn nghệ thuật


của các nhà thơ mới, phát hiện quan niệm về con ngời của thơ mới ở chiều
kích tâm linh cũng nh dựng lại cấu trúc cảm hứng của các thi sĩ.
Vận dụng phơng pháp mới vào giải thích hiện tợng thơ Hồ Xuân Hơng,
Đỗ Lai Thuý đã đặt thơ Hồ Xuân Hơng trong đờng dây lịch: Tín ngỡng phồn
thực tục thờ cúng phồn thực lễ hội phồn thực văn hoá dâm tục thơ
Hồ Xuân Hơng. Và ông đã có những phát hiện rất mới mẻ, thuyết phục.

Đỗ Đức Hiểu nhận xét: Tác phẩm Hồ Xuân Hơng hoài niệm phồn thực
là nguyên lý triết học thơ Hồ Xuân Hơng, vấn đề tranh cãi trong một thế kỉ
nay, tôi nghĩ phơng pháp giải quyết của Đỗ Lai Thuý là thuyết phục hơn cả.
Đỗ Lai Thúy quan niệm rằng nhà phê bình không chỉ khám phá cái đẹp
của tác phẩm mà còn sáng tạo ra nó bằng cách riêng của mình. Trong phê
bình, Đỗ Lai Thuý, chứng tỏ mình là một nhà khoa học, ông đặt giả thuyết,
vận dụng các nguyên lý của phê bình thi pháp học, tìm con đờng, phơng án
giải quyết mới, xây dựng mô hình, nỗ lực vận dụng các thao tác khoa học
Mục đích là để khai phá ra các chiều kích thẩm mỹ mới của tác phẩm nghệ
thuật.
Mô hình phê bình của Đỗ Đức Hiểu: Sự ám ảnh của âm và nghĩa. Thi
pháp học đối với Đỗ Đức Hiểu là mĩ học của ngôn từ, tác phẩm văn học là
hiện thực ngôn từ, đến với tác phẩm là đến với ngày hội sáng tạo ngôn từ. Vì
ngôn ngữ đợc Đỗ Đức Hiểu nhìn nhận nh các kí hiệu, nên cách phê bình của
ông nghiêng về kí hiệu học. Ông phân biệt rõ ràng giữa nội dung văn học và
chất liệu đời sống. Đỗ Đức Hiểu say mê nhất với các kiến trúc âm thanh,
tức là phơng diện ngữ âm, âm nhạc của từ ngữ trong các tơng tác tạo nghĩa.
Âm và nghĩa, vẫn nhịp và hình tợng âm thanh, đấy là những quan hệ mà ông
luôn khắc khoải, say mê tìm kiếm trong các tác phẩm thơ. Những đóng góp
cho phê bình văn học Việt Nam và phong cách phê bình của Đỗ Đức Hiểu,
chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở những chơng tiếp theo.


Chơng 2. Sự vận Dụng phơng pháp phê bình thi pháp
học vào phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu

2.1. Con đờng đến với phê bình thi pháp học của Đỗ Đức Hiểu
Lịch sử nghiên cứu phê bình văn học dờng nh luôn có sự chuyển qua
chuyển lại từ cực này sang cực khác: từ chỗ ý thức đợc tầm quan trọng của
việc nghiên cứu tác giả văn học, có ngời đã đi tới xem nhẹ việc nghiên cứu tác

phẩm. Họ coi tác phẩm nh là một sự minh hoạ cho tiểu sử của nhà văn. Có ngời đánh giá giá trị của nhà văn cũng nh tác phẩm của họ dựa vào địa vị chính
trị, xã hội của nhà văn. Có những hớng nghiên cứu văn chơng chỉ dựa vào tác
phẩm, không cần tìm đến hiểu nhà văn. Chỉ chăm chăm vào giải mã văn bản.
Có rất nhiều phơng pháp khác nhau, những phơng pháp đó dờng nh không chú
ý vào đối tợng văn chơng nên khi áp dụng vào nghiên cứu làm cho giá trị của
tác phẩm văn học trở nên phiến diện.
Đỗ Đức Hiểu là một nhà giáo tâm huyết, ông bớc vào nghề văn năm
1946 khi là giáo viên ở trờng THPT Hùng Vơng. Với t cách là một nhà giáo,
đã có một động lực chính đáng cố gắng hiện đại hoá bản thân mình may ra
còn truyền đạt cho sinh viên một vài suy nghĩ. Và trên t cách nhà phê bình,
sự hiện đại hoá đó là đổi mới phê bình văn học.
Sự đổi mới phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu, cần nói ngay, không
phải là một sự đổi ngợc, mặc dù nhiều khi sự đổi ngợc cũng mang lại một
cái mới nào đó. Đổi mới phê bình văn học ở nớc ta lúc này thực chất là sự thay
đổi hệ chuẩn: từ phê bình xã hội học chuyển sang phê bình thẩm mỹ, từ phê
bình sự thật chuyển sang phê bình giá trị.
Với bản thân Đỗ Đức Hiểu trớc đây cũng là một trong những thành viên
viết Sơ khảo lịch sử Văn học học Việt Nam (5 tập, viết với nhóm Lê Quý Đôn)


theo quan điểm mác xít, và hai tác phẩm phê bình sau này Phê phán chủ
nghĩa hiện sinh và Văn học công xã Pari theo quan điểm xã hội học.
Đến đầu những năm 80,đặc biệt sau chuyến đi thỉnh giảng tại Pháp,
tham dự Hội thảo quốc tế về Stendhal, chứng kiến nhẫn tiền cảnh trăm hoa
đua nở của các phơng pháp nghiên cứu văn học, Đỗ Đức Hiểu bừng tỉnh và
kiên quyết đổi mới phơng pháp nghiên cứu văn học. Trớc hết đổi mới ở cách
trình bày, bởi trình bày cũng là một nghệ thuật, một tiêu chuẩn của phê bình
nếu nó muốn trở thành văn chơng.
Về phơng pháp, Đỗ Đức Hiểu triệt để đến với văn học từ ngôn ngữ học.
Ông coi đây là phơng pháp duy nhất thực chất, khách quan. Những bài viết rất

hay của ông nh Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hơng, Những con đờng ra đi của
Thuý Kiều, Những lớp sóng ngôn từ trong Số Đỏ, Phiên chợ Giát, đều dựa
vào phân tích ngôn ngữ tác phẩm rất tỉ mỉ và sắc sảo.
Phơng pháp phê bình mà Đỗ Đức Hiểu vận dụng đó là phê bình thi pháp
học. Công trình đợc xem là nổi tiếng đó là Thi pháp hiện đại và nó góp một bớc quan trọng vào việc đổi mới phê bình văn học ở Việt Nam. Những đóng
góp tiêu biểu chúng tôi đề cập đến ở phần sau của chơng II.
2.2. Những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu qua việc phê bình những sáng tác
của các nhà văn Việt Nam bằng phơng pháp phê bình thi pháp học
Đỗ Đức Hiểu là một trong những ngời có ý thức vận dụng triệt để phơng pháp phê bình thi pháp học vào Việt Nam. Và có thể nói, chính phơng
pháp mới đã giải phóng sáng tạo của Đỗ Đức Hiểu, giúp ông có nhiều đóng
góp mới mẻ cho phê bình văn học, trở thành một nhà phê bình tiêu biểu của
văn học Việt Nam hiện đại. Những đóng góp của ông trong lĩnh vực phê bình
thể hiện trong các bài viết về các sáng tác của nhà văn Việt Nam cả trung đại
lẫn hiện đại. Những bài viết này đợc xem là chìa khoá mới để giải mã
những hiện tợng văn học nh Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Phạm


×