Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP cá NHÂN TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 161 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

PHAN THỊ NHƯ LÝ

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60 34 02 01

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

TP. HCM, tháng 11.2014

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không sử
dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài liệu và
thông tin đã được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn của luận văn.
Những trích đoạn hay nội dung tham khảo từ các nguồn khác nhau được
liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo theo hình thức những đoạn trích dẫn
nguyên văn hoặc lời diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham
khảo rõ ràng.
Bản luận văn này chưa từng được xuất bản và cũng chưa được nộp cho một
hội đồng nào khác cũng như chưa chuyển cho bất kỳ một bên nào khác có quan tâm
đến nội dung luận văn này.



ii


Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành nghiên cứu này tôi xin chân thành cám ơn:

Quý thầy, cô Trường Đại học Tài chính - Marketing đã truyền

đạt kiến thức chương trình cao học Tài chính - Ngân hàng trong hơn

2 năm vừa qua

Đặc biệt là giảng viên hướng dẫn, TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung đã

hướng dẫn về mặt phương pháp khoa học và nội dung của đề tài
nghiên cứu.

Cám ơn các đơn vị và cá nhân hỗ trợ, cung cấp số liệu, trả lời

phỏng vấn trong quá trình thu thập dữ liệu cho đề tài.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tham gia đóng

góp hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng tham khảo tài

liệu, trao đổi tiếp thu ý kiến của thầy cô, bạn bè nhưng nghiên cứu

cũng khó tránh khỏi thiếu sót.

Mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô.
Trân trọng cám ơn!

iii
iii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
T
5

DANH MỤC HÌNH
T
5

VII

T
5

VIII

T
5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
T

5

TÓM TẮT
T
5

VIII

T
5

X

T
5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

T
5

T
5


T
5

1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
T
5

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
T
5

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
T
5

2

T
5

2

T
5

2

T
5


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
T
5

1.4. Phương pháp nghiên cứu
T
5

2

T
5

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
T
5

1.6. Kết cấu luận văn
T
5

2

T
5

3

T
5


4

T
5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

5

2.1. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân

5

T
5

T
5

2.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
T
5

5

T
5

2.1.2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

T
5

T
5

6

T
5

2.1.3. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
T
5

9

T
5

2.1.4. Các loại hệ thống thu thuế thu nhập cá nhân
T
5

2.2. Quản lý nguồn thu thuế thu nhập cá nhân
T
5

12


T
5

2.3. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn thu thuế thu nhập cá nhân
T
5

2.4. Một số nghiên cứu trước đây về lĩnh vực thuế
T
5

11

T
5

T
5

T
5

15
19

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

27

3.1. Quy trình nghiên cứu


27

T
5

T
5

T
5

3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.
T
5

3.3. Mẫu nghiên cứu
T
5

33

T
5

3.4. Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo
T
5

3.4.1. Thiết kế thang đo

T
5

27

T
5

34

T
5

34

T
5

3.4.2. Thiết kế bảng hỏi và thu thập dữ liệu
T
5

3.5. Phương pháp xử lý dữ liệu
T
5

T
5

36

37

T
5

iv


3.5.1. Mô tả dữ liệu
T
5

37

T
5

3.5.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
T
5

3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá
T
5

38

T
5


39

T
5

3.5.4. Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết
T
5

40

T
5

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
T
5

NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ

42

4.1. Khái quát về tỉnh Thừa Thiên Huế và cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
T
5

4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế.
T
5


4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
T
5

4.1.3. Khái quát về cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
T
5

4.1.3.1. Lịch sử hình thành và bộ máy tổ chức
T
5

42

T
5

42

T
5

43

T
5

44


T
5

44

T
5

4.2. Thực trạng nguồn thu thuế thu nhập cá nhân và công tác thu thuế TNCN trên
T
5

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

48

T
5

4.2.1. Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
T
5

4.2.2. Công tác thanh, kiểm tra thuế TNCN
T
5

T
5


51

T
5

4.2.3. Thực trạng công tác quyết toán và hoàn thuế
T
5

4.2.4. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
T
5

48
52

T
5

53

T
5

4.2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh
T
5

Thừa Thiên Huế


4.2.5.1. Kết quả đạt được
T
5

54

T
5

54

T
5

4.2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
T
5

55

T
5

4.3. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động tới nguồn thu thuế thu nhập cá
T
5

nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
4.3.1. Mô tả thống kê kết quả khảo sát
T

5

56

T
5

56

T
5

4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo
T
5

58

T
5

4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
T
5

62

T
5


4.3.4. Phân tích kết quả hồi quy
T
5

73

T
5

4.3.5. Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi
T
5

T
5

75

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
T
5

NGUỒN THU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
5.1. Kết luận và thảo luận về các kết quả nghiên cứu
T
5

v

78

T
5

78


5.2. Định hướng công tác thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên
T
5

Huế

82

T
5

5.3. Các giải pháp tăng nguồn thu và hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân
T
5

5.3.1. Tăng cường công tác quản lý thuế đối với từng đối tượng nộp thuế
T
5

5.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý
T
5

5.3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ thuế

T
5

83

T
5

83

T
5

85

T
5

85

T
5

5.3.2.2. Cải thiện cơ sở vật chất và đơn giản hóa tổ chức bộ máy quản lý ngành thuế
T
5

T
5


86

5.3.3. Cải cách hệ thống chính sách pháp luật, các thủ tục về thuế và các quy trình
T
5

nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với mô hình quản lý và phương pháp tự kê khai, tự
tính thuế và tự nộp thuế

87

T
5

5.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành của người dân

88

5.3.5. Tăng cường sự phối hợp giưa các ban ngành chức năng

90

T
5

T
5

T
5


5.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế
T
5

5.3.7. Đa dang hóa các hình thức thu thuế TNCN
T
5

5.3.8. Một số giải pháp khác
T
5

5.4. Kiến nghị
T
5

T
5

95
95

T
5

5.5. Những hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
T
5


KẾT LUẬN

94

T
5

T
5

T
5

T
5

91

T
5

T
5

101
101

T
5


102

T
5

TÀI LIỆU THAM KHẢO
T
5

XIII

T
5

PHỤ LỤC 1

XV

PHỤ LỤC 2

XXII

T
5

T
5

T

5

T
5

MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
T
5

XXII

T
5

PHỤ LỤC 3
T
5

XXVI

T
5

CRONBANCK’ ALPHA
T
5

XXVI

T

5

PHỤ LỤC 4
T
5

XLIII

T
5

EFA BIẾN GIẢI THÍCH
T
5

XLIII

T
5

PHỤ LỤC 5
T
5

LV

T
5

EFA CHO BIẾN PHỤ THUỘC

T
5

LV

T
5

PHỤ LỤC 6
T
5

LVII

T
5

KẾT QUẢ HỒI QUY
T
5

LVII

T
5

PHỤ LỤC 7
T
5


KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ANOVA
T
5

LX

T
5

LX

T
5

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Mô tả các nhân tố tác động đến nguồn thu thuế TNCN ........................ 32

Bảng 4.1.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2009 -2013 ............................................................................................ 47

Bảng 4.2.


Cơ cấu tổ chức cán bộ quản lý thuế TNCN cục thuế Thừa Thiên Huế .... 50

Bảng 4.3.

Kết quả thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2009-2013 ..................................................................................... 51

Bảng 4.4.

Kết quả thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo
loại hình thu nhập giai đoạn 2009-2013................................................ 53

Bảng 4.5.

Kết quả công tác kiểm tra thuế TNCN tại cục thuế Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2009-2013 ...................................................................... 54

Bảng 4.6.

Kết quả quyết toán và hoàn thuế TNCN tại cục thuế Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2009 -2013 ..................................................................... 55

Bảng 4.7.

Tình hình nợ đọng thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 -2013 ...... 57

Bảng 4.8.

Hệ số Cronbach Alpha của các biến giải thích ..................................... 64


Bảng 4.9.

Hệ số Cronbach Alpha của các biến phụ thuộc .................................... 66

Bảng 4.10 Kiểm định KMO ................................................................................... 67
Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố EFA ............................................................. 68
Bảng 4.12. Kết quả phân tích nhân tố EFA của thang đo nguồn thu thuế TNCN ...... 73
Bảng 4.13. Tóm tắt kết quả hồi quy ........................................................................ 74
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy ..................................................................................... 75
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định cặp giả thiết ............................................................ 76
Bảng 5.1.

Sự khác biệt của các nhân tố theo các thuộc tính của mẫu ................... 81

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1.

Quy trình nghiên cứu của đề tài ............................................................ 29

Hình 3.2.

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn thu thuế TNCN .... 31

Hình 3.3.

Phân loại các phương pháp lấy mẫu ..................................................... 36


Hình 4.1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý cục thuế Thừa Thiên Huế ..................... 49

Hình 4.2.

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ............................................................ 72

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNCN

:

Thuế Thu nhập cá nhân

GTGT

:

Thuế giá trị gia tăng

TNDN

:

Thuế thu nhập doanh nghiệp.


MST

:

Mã số thuế

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

ƯD

:

Ứng dụng

CSXH

:

Chính sách xã hội

TCBM

:

Tổ chức bộ máy


KTXH

:

Kinh tế xã hội

CSPL

:

Chính sách pháp luật

ix


TÓM TẮT

Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế TNCN
điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và
được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế.
Đề tài này tác giả đã vận dụng hệ thống lý luận về thuế thu nhập cá nhân
như để làm rõ khái niệm, vai trò của thuế TNCN trong nền kinh tế thị trường cũng
như từ đó đưa ra vai trò và sự cần thiết của công tác quản lý nguồn thu thuế
TNCN ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Đồng thời cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập cá
nhân. Đặc biệt là dựa trên cơ sở một số nghiên cứu trước đây như: Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Bộ của Tổng cục thuế về “Chiến lược cải cách hệ thống thuế
giai đoạn 2001-2010”; Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Dung (2012) về “Quản lý

thuế ở Việt Nam, Hoàn thiện và đổi mới”, Bùi Công Phương (2011), “Kiểm soát
thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu
nhập do cục thuế TP. Đà Nẵng thực hiện”... để đưa ra mô hình nghiên cứu, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế gồm 8 nhân tố cơ bản sau:
1. Hệ thống chính sách, pháp luật thuế;
2. Tổ chức bộ máy quản lý về thuế;
3. Quy trình quản lý thu nộp thuế;
4. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng và ứng dụng các tiến bộ khoa học về
tin học và mạng trong thanh toán;
5. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng trong công tác thu thuế;
6. Tình hình kinh tế và mức sống người dân;
7. Trình độ dân trí và ý thức chấp hành luật thuế của nhân dân;
8. Công tác tuyên truyền chính sách thuế thu nhập cá nhân;

x


Trên cơ sở khảo sát 300 CBCC ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế và các
chuyên gia. Tác giả đã ứng dụng các kỹ thuật thu thập dữ liệu, tổng hợp và xử lý
dữ liệu, tính toán độ tin cậy thang đo bằng Cronbacl’alpha, Phân tích nhân tố
khám phá, Hồi quy bội bằng phương pháp Enter/ Remove và cuối cùng kiểm định
các giả thiết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác thu thuế như
sau: Công tác tuyên truyền và ý thức chấp hành; Mức sống của nhân dân và hình
thức thanh toán; Quy trình quản lý thu nộp; Hệ thống chính sách pháp luật với sự
phát triển hệ thống NH và ứng dụng CN trong thanh toán; Tính hiệu quả của bộ
máy quản lý tác động tích cực (+) đến nguồn thu thuế TNCN. Nhân tố: Sự phối
hợp giữa các ban ngành chức năng; Cơ chế tổ chức bộ máy quản lý tác động
ngược chiều tới nguồn thu thuế TNCN.

Dựa trên các kết quả phân tích mô hình nghiên cứu và phân tích thực trạng
công tác quản lý nguồn thu thuế TNCN của tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã đề xuất
các biện pháp và kiến nghị như: Tăng cường công tác quản lý thuế đối với từng đối
tượng nộp thuế, nâng cao trình độ cán bộ thuế, cải thiện cơ sở vật chất và đơn giản
hóa tổ chức bộ máy quản lý ngành thuế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
ý thức chấp hành của người dân, tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành chức
năng… nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như đảm bảo nguồn thu thuế TNCN
trên địa bàn tỉnh.
Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để cục thuế tỉnh Thừa Thiên
Huế có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu thuế TNCN trên địa bàn.

xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để sử dụng hiệu quả
công cụ thuế, về cơ bản hệ thống chính sách thuế gồm có thuế gián thu và thuế trực
thu. Thuế gián thu như thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế
Nhập khẩu. Thuế trực thu như thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), thuế Thu nhập doanh
nghiệp. Theo thông lệ của các quốc gia, thuế trực thu sẽ chiếm tỷ trọng lớn, ngược
lại, giảm dần thuế gián thu. Thuế TNCN cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn
thu ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam.
Thuế TNCN điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất
nước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế.
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập
của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm người có thu
nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Đối

tượng nộp thuế TNCN và hình thức thu nhập của các bộ phận dân cư và người lao
động cũng đa dạng. Trong những năm tới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2010 - 2015, các thị trường tài chính, tiền tệ, vốn, lao động…sẽ có sự
phát triển mạnh mẽ hơn. Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho
các tổ chức, cá nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập
khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người
nước ngoài làm ăn sinh sống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ
nước ngoài cũng tăng lên. Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã
hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày
càng lớn. Với tình hình đó, ta có thể thấy thuế TNCN ngày càng có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế.
Mặc dù, thuế TNCN đã được đưa vào áp dụng ở Việt Nam từ năm 1991 với
tên gọi “Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”, song từ khi Chính phủ công
1


bố dự thảo lần đầu cho đến khi công bố luật thuế TNCN đến nay thì vẫn còn những
tranh cãi vướng mắc xung quanh vấn đề này. Vì thế tác giả quyết định chọn đề tài:
“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế thu nhập các nhân trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế” với mong muốn góp ý kiến đánh gía nhằm hoàn thiện và đưa
chính sách thuế đến gần với người dân và phát huy thật tốt vai trò của nó theo đúng
định hướng mà Nhà nước đã đề ra.
1.2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng và diễn biến tình hình thu thuế thu
nhập cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013. Qua
đó ứng dụng các nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình nhằm xác định các yếu
tố ảnh hưởng tới nguồn thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế. Trên cơ sở này tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn thu
thuế thu nhập cá nhân, hạn chế tối đa sự thất thoát nguồn thu thuế thu nhập cá nhân

của tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, các yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn thu thuế thu nhập cá nhân trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế? Và ảnh hưởng như thế nào?
Hai là, Giải pháp nào để tăng cường nguồn thu thuế thu nhập cá nhân trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
(1) Đề tài tập trung vào nghiên cứu diễn biến nguồn thu thuế thu nhập cá
nhân và công tác thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
(2) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn thu thuế thu nhập cá nhân
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu: dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ
2009 - đến 2013.

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được viết theo phương pháp định lượng. Trên cơ sở lý thuyết nền
về thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng. Đồng thời kết hợp ứng dụng
các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài. Tác giả đã tập trung nghiên cứu
các yếu tố tác động đến nguồn thu thuế thu nhập cá nhân như sau : Hệ thống chính
sách, pháp luật thuế TNCN; Tổ chức bộ máy quản lý về thuế TNCN; Quy trình
quản lý thu nộp thuế TNCN; Sự phát triển của Hệ thống ngân hàng và ứng dụng các
tiến bộ khoa học; Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng trong công tác thu
thuế TNCN; Tình hình kinh tế và mức sống người dân; Trình độ dân trí và ý thức
chấp hành luật thuế của nhân dân; Công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN.

Phương pháp thu thập dữ liệu, bên cạnh dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các
báo cáo của Sở Tài Chính của tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng cục thuế, Cục thuế Thừa
Thiên Huế trong giai đoạn 2009 – 2013; đề tài còn sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu
thập thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi theo phương pháp
điều tra mẫu ngẫu nhiên với quy mô mẫu dự kiến là 300 cán bộ đang công tác trong
lĩnh thuế tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phương pháp phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ
liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20 và Exel như sau: Mô tả dữ liệu nghiên
cứu; Kiểm định độ tin cậy thang đo, Phân tích nhân tố khám phá; Hồi quy bội và
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
• Hệ thống hóa một cách khoa học về các lý luận có liên quan đến thuế thu
nhập cá nhân
• Phân tích thực trạng nguồn thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Nhận diện và phân tích các ảnh hưởng của các nhân tố tới nguồn thu thuế
thu nhập cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Đề xuất giải pháp cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc tăng cường nguồn
thu thuế TNCN; đồng thời cũng là 1 bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác
tham khảo.
• Đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu,
bạn đọc quan tâm tới lĩnh vực thuế.

3


1.6. Kết cấu luận văn
Đề tài được cấu trúc thành 5 chương
T
5


• Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
• Chương 2: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân
• Chương 3: Mô hình nghiên cứu
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu
• Chương 5: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
2.1. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân
2.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng
nộp thuế này là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở
nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Ðồng thời, tùy theo tính chất
của các khoản thu nhập cá nhân, người ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thường
xuyên và thu nhập không thường xuyên để tính thuế cho phù hợp. Lần đầu tiên ở Anh
vào năm 1799 thuế thu nhập cá nhân được đưa vào thực hiện như một hình thức thu
tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức
áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nước tư bản phát triển khác cũng áp dụng thuế
này như: ở Nhật năm 1887, Ðức 1899, Mỹ 1903, pháp 1916 và Liên Xô năm 1922( 1).
P

F
0

P

Ở một số nước khác thuế thu nhập cá nhân cũng xuất hiện từ khá sớm, nước

Nhật năm 1887, Trung Quốc năm 1936 còn Hàn Quốc thì loại thuế này ra đời muộn
hơn vào năm 1974( 2).
P

F
1

P

Theo Tổng cục thuế (2005), Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt
buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo các mức độ mà pháp luật quy
định. Khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế để phục vụ cho mục tiêu
phục vụ lợi ích công cộng.
Theo Học viện Tài chính (2002), Việc hình thành quỹ tiền tệ tập trung để nhà
nước thực hiện các chức năng của mình nói chung và chức năng quản lý xây dựng
kinh tế thông qua việc kiến thiết, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và các công
trình phúc lợi xã hội khác nhà nước nói riêng. Thông quá đó, người nộp thuế được
hưởng một phần kết quả nộp thuế của mình. Như vậy thuế ở nước ta luôn luôn là
một khoản thu bắt buộc, không được hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế nhưng
họ được gián tiếp hưởng lợi do chính sách đầu tư, phát triển của Nhà nước cho các
công trình phúc lợi xã hội khác nhau.

1
2

Nguồn: History of Taxation- www.tax.org
Nguồn: Giáo trình quản lý thuế - ĐHKTQD, trang 105
5



Trên cơ sở đó, có thể khái niệm thuế TNCN như sau: “Thuế TNCN là loại
thuế chủ yếu đánh vào thu nhập của cá nhân nhằm thực hiện công bằng xã hội, động
viên một phần thu nhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước và có thể được sử
dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc khuyến khích làm việc hay nghỉ
ngơi, thông qua việc thu hay không thu thuế đối với các khoản thu nhập từ kinh
doanh, đầu tư…”( 3). Thuế này được coi là loại thuế đặc biệt vì nó lưu ý đến hoàn
P

F
2

P

cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định, miễn giảm
hoặc khoản miễn trừ đặc biệt.
2.1.2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân vừa mang các vai
trò chủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế khác
không có được. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân được thể hiện ở hai khía cạnh là
đối với nền kinh tế - xã hội và đối với hệ thống thuế.
• Đối với nền kinh tế.
- Tạo lập nguồn tài chính cho NSNN. Nền kinh tế ngày càng phát triển, mức
sống người dân càng cao thì thuế thu nhập cá nhân ngày càng góp phần quan trọng
trong nguồn thu ngân sách Nhà nước. Chúng ta biết rằng thuế thu nhập cá nhân thu
được dựa vào mức thu nhập của dân cư. Thu nhập của dân cư càng cao thì nó cũng
đồng nghĩa với mức thu từ thuế TNCN sẽ tăng. Điều đó chỉ có thể có được khi nền
kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP lớn. Thông thường, ở những nước
càng phát triển thì tỉ trọng đóng góp của thuế trực thu càng lớn, trong đó thuế
TNCN chiếm tỉ trọng khá cao.
Theo tạp chí tài chính tháng 5/2001, số liệu về một số nước phát triển trong

khối OECD “năm 1980 tỉ lệ thuế thu nhập cá nhân của các nước trong khối OECD
là 10,9% GDP, trong khi đó tỉ lệ này vào năm 1995 là 10,4%”( 4).
P

F
3

P

Còn ở những nước đang phát triển, đời sống người dân chưa cao, thu nhập

3
4

Giáo trình luật tài chính 2, TS. Lê Nguyệt Trâu, tr.22
Ví dụ: ở Trung Quốc là một nước đang phát triển nhưng có mức độ phát triển cao thì thuế TNCN chỉ chiếm
13,4% năm 1994 và 16,3% năm 1996 tổng số thu; trong khi đó nguồn thuế TNCN ở Mỹ đạt xấp xỉ 48%
năm 1994 trên tổng số thu các loại thuế và phí; còn ở nước ta thì con số này là 0,87% năm 1994 (Tài chính
tháng 5/2001)
6


trung bình mới chỉ đủ cho các hoạt động sinh hoạt cần thiết của người dân và tiết
kiệm ra một phần nhỏ. Số lượng những người có thu nhập cao, giàu có trong xã hội
thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong xã hội, đại bộ phận dân cư là có thu nhập và
mức sống còn thấp so với dân cư các nước phát triển. Chính vì vậy, khả năng đóng
góp thuế TNCN cho Nhà nước ở các nước đang phát triển vẫn còn rất thấp.
- Thuế thu nhập cá nhân góp phần tăng tỉ lệ tiết kiệm quốc gia, tạo điều kiện
tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo phân tích mô hình của nhà kinh tế học Solow thì tỉ lệ tiết kiệm quốc gia

có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong tăng trưởng và ổn định kinh tế lâu dài. Nó
cung cấp nguồn vốn để đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hay nghiên cứu
khoa học để có thể tăng sản lượng trong tương lai. Nhật Bản là minh chứng rõ nét
nhất cho thấy ảnh hưởng của tiết kiệm đối với sự phát triển kinh tế. Việc sử dụng
thuế TNCN là một công cụ điều tiết giữa tiêu dùng và tiết kiệm, tránh những tiêu
dùng xa hoa mà thay vào đó là đầu tư vào tư bản và con người, sẽ góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế lâu dài. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là càng tăng
thuế TNCN thì sẽ càng tăng tỉ lệ tiết kiệm quốc gia.
Chúng ta cũng đã đề cập ở trên là thuế thu nhập cá nhân có ảnh hưởng mạnh
đến tâm lí và phản ứng của dân cư. Nếu chúng ta cố gắng duy trì mức thuế suất thuế
TNCN cao thì sẽ không khuyến khích người lao động tham gia sản xuất kinh doanh.
Sở dĩ như vậy là vì người lao động cảm thấy khi họ lao động vất vả để kiếm tiền thì
ngay sau khi nhận tiền họ đã phải trả một phần lớn thu nhập đó cho Nhà nước. Do
đó họ sẽ không còn động lực cao trong lao động và kiếm tiền. Đây cũng là một
nguyên nhân để giải thích tại sao một số nước Bắc Âu như Thụy Điển, nơi mà có
mức điều tiết thu nhập giữa người giàu và người nghèo cao, trong xã hội có mức
phúc lợi cao trên thế giới thì hiện nay lại tụt hậu về kinh tế hơn so với một số nước
Tây Âu, nơi mà sự điều tiết về thu nhập không mạnh mẽ bằng; điều tương tự cũng
xảy ra giữa Mỹ và Canada. Theo các nhà kinh tế giải thích thì một phần nguyên
nhân là do việc điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao quá lớn đã dẫn đến mất
động lực của người lao động hoặc người lao động sẽ chuyển sang làm việc ở những
nước khác có mức thuế TNCN thấp hơn. Do đó, năng suất lao động đã không tăng
mạnh, chúng ta cần có một mức thuế suất vừa phải và hợp lí để đảm bảo việc tăng tỉ
7


lệ tiết kiệm quốc gia nhưng đồng thời vẫn duy trì được nỗ lực và động cơ làm việc
của người lao động.
- Thuế thu nhập cá nhân góp phần đảm bảo tính công bằng và giảm bớt sự
phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Một chức năng quan trọng của thuế là nhằm đảm

bảo tính công bằng và giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Trong các loại
thuế thì thuế TNCN thể hiện rõ nét nhất vai trò này. Do đặc điểm là thuế đánh trên
thu nhập của các cá nhân cùng với tính chất luỹ tiến của thuế TNCN đã thu hẹp
được khoảng cách về thu nhập giữa các cá nhân có mức thu nhập cao và các cá
nhân có mức thu nhập thấp. Đây là quan điểm công bằng theo chiều dọc, những
người có khả năng nộp thuế càng cao thì sẽ nộp nhiều thuế hơn và ngược lại. Nó
khác so với quan điểm công bằng theo chiều ngang là tất cả mọi người sẽ nộp thuế
cùng với một tỉ lệ như nhau. Các khoản thuế thu được sau đó có thể được chính phủ
sử dụng để trợ giúp lại những người có mức thu nhập thấp. Trên lí thuyết đây là một
loại thuế rất ưu việt trong việc điều hòa thu nhập giữa người giàu và người nghèo.
- Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế được các Chính phủ ở các nước phát
triển sử dụng rộng rãi trong việc điều hành chính sách tài khoá và các chính sách
kinh tế khác. Do thuế TNCN chiếm một phần lớn nguồn thu ngân sách Nhà nước,
đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư
nên nó có vai trò hết sức quan trọng trong chính sách tài khóa của chính phủ các
nước. Chính sách tài khóa của chính phủ là chính sách sử dụng chi tiêu chính phủ
và thuế là hai công cụ cơ bản để điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế, khi nền kinh tế
suy thoái thì chính phủ có thể tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để từ đó kích cầu và đưa
nền kinh tế tăng trưởng trở lại; còn khi nền kinh tế đang ở thời kì phát triển quá
nóng so với mức bình thường thì chính phủ lại giảm chi tiêu của mình hoặc tăng
thuế để làm giảm tổng cầu. Chính phủ có thể điều chỉnh các loại thuế khác nhau căn
cứ theo diễn biến chu kì kinh doanh, nhưng loại thuế được điều chỉnh chủ yếu vẫn
là thuế thu nhập, có thể là thuế thu nhập công ty hoặc thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế thu nhập cá nhân làm cho mỗi người dân có ý thức hơn về nghĩa vụ
và quyền của mình đối với Nhà nước. Điều này ta có thể thấy rõ nét khi đem so sánh
về ý thức con người giữa các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức... với các nước
đang phát triển như Indonesia, Lào hay như bản thân Việt Nam. Do ở các nước phát
8



triển, hệ thống thuế trực thu đã phát triển và hầu hết mọi người dân đều phải tự tính
thuế và nộp thuế cho mình, do đó quan niệm về thuế của họ rất rõ ràng, họ cảm thấy
mình có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước của mình.
• Đối với hệ thống thuế
- Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác
Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có
nhược điểm là có tính luỹ thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người
giàu vì khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hoá mọi người không phân biệt giàu
nghèo và đều phải chịu thuế như nhau. Nếu tính thuế thu nhập cá nhân theo phương
pháp luỹ tiến từng phần sẽ góp phần khắc phục được nhược điểm này
- Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế
thu nhập cá nhân. Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với
nhau. Thuế thu nhập cá nhân còn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập
doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp
với cá nhân. Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi phí
phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp hòng trốn
thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận được những khoản trả nói trên sẽ
phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận được kê khai tăng
thêm đó. Thu nhập của doanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuế thu
nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tóm lại, Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, vì công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân còn
nhiều hạn chế nên những vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy ở những nước
chậm phát triển.
2.1.3. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
- Thu nhập chịu điều tiết của thuế sẽ căn cứ vào cụ thể nguồn gốc phát sinh
của các khoản thu nhập và căn cứ vào đặc điểm cư trú hay một số đặc điểm khác
tuỳ theo luật của từng nước. Thông thường các nước vẫn sử dụng nguyên tắc cư trú
để đánh thuế thu nhập cá nhân. Quan niệm về nơi cư trú giữa các quốc gia gần như

là tương đồng và có những nội dung cơ bản sau:

9


(i) Có nơi ở chính tại quốc gia đó hoặc có thời gian sống ở đó từ 183 ngày
trở lên hoặc lâu hơn những nơi khác. Thời gian này có thể thay đổi theo qui định
của từng quốc gia:
(ii) Hành nghề chính tại quốc gia đó, tức là phần lớn thu nhập của đối tượng
được tạo ra từ những hoạt động này
(iii) Có trung tâm lợi ích kinh tế tại quốc gia đó, tức là có phần vốn đầu tư
chủ yếu hoặc có trụ sở hoạt động ở quốc gia đó. Thu nhập chịu thuế bao gồm tất cả
các khoản thu nhập theo qui định của Nhà nước sau đó được khấu trừ đi các khoản
chi phí khác được phép khấu trừ theo qui định của Nhà nước. Nhà nước sẽ có một
danh mục các khoản thu nhập mà phải tính vào thu nhập chịu thuế, đồng thời sẽ có
một danh mục khác liệt kê các chi phí được phép khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế
trước khi tính thuế.
Do đối tượng nộp thuế đồng thời cũng chính là đối tượng chịu thuế nên thuế
thu nhập cá nhân được xếp vào loại thuế trực thu. Phạm vi điều chỉnh của luật thuế
thu nhập cá nhân là rất rộng lớn và do đặc điểm đối tượng chịu thuế trực tiếp phải
nộp thuế nên sức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế và thái độ của dân cư là hết
sức to lớn. Không giống như các loại thuế gián thu, ví dụ thuế tiêu dùng, khoản thuế
được tính sẵn trong giá thanh toán nên nó không ảnh hưởng nhiều đến tâm lí của
người mua về khoản thuế mình phải nộp, thuế trực thu có thể hiểu bóng bẩy là Nhà
nước trực tiếp thò tay vào túi chúng ta và lấy tiền của ta ra, điều đó chắc chắn sẽ có
ảnh hưởng mạnh về tâm lí của người nộp thuế. Chính vì vậy, mỗi khi chính phủ có
những thay đổi trong chính sách thuế TNCN như việc điều chỉnh thuế suất và thay
đổi phạm vi các đối tượng được miễn giảm thuế thì đều gây ra những phản ứng
mạnh mẽ trong dân cư.
Thuế thu nhập cá nhân thông thường là loại thuế lũy tiến. Các nước thường

xây dựng một biểu thuế luỹ tiến, các bậc ứng với mức thu nhập càng cao thì có
mức thuế suất biên càng cao. Do đó những người có thu nhập càng cao thì phải
chịu mức thuế đóng góp cao hơn so với những người có mức thu nhập thấp hơn.
Nó góp phần đảm bảo tính chất công bằng trong phân phối xã hội, công bằng ở
đây là công bằng theo chiều dọc. Biểu thuế luỹ tiến được xây dựng căn cứ vào
nguyên tắc đánh thuế dựa vào khả năng nộp thuế của các cá nhân khác nhau.
10


Những người có thu nhập cao thì có nhiều khả năng nộp thuế cao hơn những
người có thu nhập thấp và ngược lại.
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế phức tạp và mang tính trung lập đối
với cơ cấu kinh tế. Do đặc điểm là điều tiết lên thu nhập của dân cư, phạm vi điều
tiết rất rộng nên việc quản lý đối với loại thuế này là hết sức khó khăn. Nó dễ gây
phản ứng của người nộp thuế. Đồng thời do tính chất phân tán và tác động của đối
tượng chịu thuế và nguồn thuế nên công tác quản lí thu rất khó khăn. Chính vì đặc
điểm này mà chi phí hành thu của thuế thu nhập cá nhân rất cao. Ngoài ra, nó điều
tiết lên thu nhập chứ không phải là lên tiêu dùng nên nó không có tác động trực tiếp
đối với một ngành kinh tế cụ thể nào cả. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách sâu sắc
thì thuế thu nhập cá nhân vẫn có những tác động nhất định đối với cơ cấu nền kinh
tế. Thuế thu nhập cá nhân được sử dụng như là một công cụ thuế đắc lực trong
chính sách tài khóa quốc gia, nó ảnh hưởng đến tổng cầu nền kinh tế, do đó nó cũng
có những ảnh hưởng nhất định đối với cơ cấu kinh tế.
2.1.4. Các loại hệ thống thu thuế thu nhập cá nhân
Hệ thống thuế thu nhập cá nhân thường được tổ chức theo hai mô hình: hệ
thống tổng thể (global system) và hệ thống riêng biệt (schedular system).
- Hệ thống tổng thể: Sử dụng một thuế suất để tính nghĩa vụ thuế cho thu
nhập từ các nguồn khác nhau. Tạo điều kiện cho công bằng dọc.
- Hệ thống riêng biệt: Sử dụng các thuế suất khác nhau cho thu nhập từ các
nguồn khác nhau

Hầu hết các quốc gia đều chọn hệ thống tổng thể. Tuy nhiên trong một số
trường hợp hệ thống riêng biệt cũng có thể được vận dụng kết hợp, nhằm đảm bảo
tính linh hoạt cao hơn và có ảnh hưởng đến những động cơ khuyến khích thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế hay phù hợp với yêu cầu quản lí đặc thù riêng biệt của từng
nguồn thu nhập.
Về cơ sở của việc tính thuế: Nhằm hướng đến mục tiêu công bằng dọc, các
nước thường qui định lấy thu nhập bình quân làm căn cứ tính thuế và dựa trên cơ sở:
- Thu nhập bình quân chịu thuế được xác định theo từng cá nhân. Mỗi cá
nhân được chọn làm cơ sở tính thuế. Cách tính đơn giản, dễ áp dụng những mục
tiêu công bằng đạt được chưa cao. Các nước áp dụng theo cách tính này, thường
11


kèm theo các qui định khấu trừ hay giảm trừ gia cảnh một số chi phí nhất định cho
việc thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình.
- Thu nhập bình quân chịu thuế xác định theo hộ gia đình. Thu nhập bình
quân/người/hộ gia đình sẽ là thu nhập tính thuế. Số thuế thu sẽ sát với khả năng nộp
thuế của các cá nhân và qua đó mục tiêu công bằng có khả năng đạt được nhiều
hơn. Tuy nhiên, cách thu này hoàn toàn không đơn giản và đòi hỏi nhiều điều kiện
mới có thể tổ chức quản lí thu tốt.
2.2. Quản lý nguồn thu thuế thu nhập cá nhân
Quản lý thuế thu nhập cá nhân hết sức phức tạp, nó khó khăn hơn rất nhiều
so với quản lý các sắc thuế khác. Do cơ sở thuế ở đây là thu nhập của các cá nhân,
các khoản thu nhập thì hết sức phong phú và đa dạng, đối tượng nộp thuế thì phân
tán... nên việc quản lý được các khoản thu nhập của dân cư là hết sức khó khăn.
Chính vì khó khăn trong công tác quản lý thu nhập nên công tác tính thuế thu nhập
cá nhân càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên chúng ta có thể tóm lược lại quản lý
nguồn thu thuế thu nhập cá nhân bao gồm các nội dung sau đây:
i) Ban hành chính sách thuế TNCN: Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập
pháp.Việc ban hành chính sách thuế TNCN sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm

cơ sở để tính và thu thuế. Đồng thời, ban hành chính sách cũng đưa ra những căn cứ
để kiểm tra, thanh tra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu này. Để
mỗi công dân đều sống và làm việc theo pháp luật thì chính sách thuế TNCN cần
được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Việc xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách thuế cần đảm bảo tính
đơn giản, rõ ràng, chặt chẽ. Vì loại thuế này khá phức tạp nên nguyên tắc này cần
được đảm bảo để hạn chế hành vi trốn thuế của các đối tượng nộp thuế.
- Quy định trong chính sách thuế này cần đảm bảo được yêu cầu đặt ra trong
việc huy động nguồn thu cho ngân sách, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế-xã
hội và đảm bảo tính công bằng đối với cả người nộp thuế và xã hội.
- Thuế TNCN đóng vai trò phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự
cách biệt quá lớn về mức sống giữa các cá nhân trong xã hội nhưng cũng cần động
viên sự phấn đấu làm việc của người lao động. Các quy định phải đảm bảo cho thu
nhập thực tế sau khi nộp thuế của các đối tượng nộp thuế tương xứng với công sức
lao động và sự đóng góp của họ.
12


- Để đảm bảo chính sách thuế TNCN phát huy hiệu quả cần chuẩn bị các
điều kiện cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện, bao gồm: Phát triển mạnh hệ
thống thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt bằng các phương pháp bắt
buộc và khuyến khích tự nguyện, cải tiến và hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê,
thông tin, báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế TNCN, đặc
biệt đối với cá nhân, hộ gia đình tự doanh; phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, tư
vấn, kê khai thuế chuyên nghiệp; Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các
cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức cá nhân có liên quan. Nâng cao vai trò và
thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra thuế, cưỡng
chế thuế; Tăng cường tuyên truyền, vận động sâu rộng về chính sách thuế TNCN,
xây dựng cơ chế tiếp thu ý kiến thông tin phản hồi từ người nộp thuế.
ii) Xây dựng bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân: Đối với công tác

quản lý thu thuế thì trước hết chúng ta cần phải xây dựng Bộ máy quản lý thuế thu
nhập cá nhân. Một đội ngũ cán bộ thuế chuyên trách được đào tạo chuyên sâu trong
công tác quản lý thu thuế TNCN là điều cần thiết nếu như chúng ta muốn thực hiện
thực hiện tốt công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Đội ngũ này cần phải tổ chức
lại một cách thống nhất, đồng bộ và có khoa học. Nếu làm được điều này thì chúng
ta sẽ vừa tiết kiệm được chi phí cho công tác quản lý thu thuế đồng thời vẫn đảm
bảo thực hiện tốt công tác thu thuế.
iii) Quản lý thu nhập đối tượng nộp thuế, Công tác quản lý thu thuế thu
nhập cá nhân đặc biệt quan trọng ở khâu quản lý thu nhập của các đối tượng nộp
thuế. Nếu quản lý tốt được thu nhập của người lao động thì công tác quản lý thuế
thu nhập cá nhân chắc chắn cũng sẽ được thực hiện tốt. Do đó, chúng ta cần phải
làm gì trong công tác quản lý thu nhập của đối tượng nộp thuế? Rõ ràng chúng ta
chưa biết chính xác ai là những đối tượng phải nộp thuế trước khi kê khai thu nhập
của họ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giám sát thu nhập của tất cả các đối tượng
lao động. Để từ đó chúng ta có thể xác định được đối tượng nào phải nộp thuế và
nộp thuế là bao nhiêu. Muốn thực hiện tốt điều này thì chúng ta cần phải có chế độ
giám sát các khoản thu nhập một cách chặt chẽ. Cần phải có chế độ sổ sách kế toán,
chứng từ đầy đủ chặt chẽ, tất cả các khoản chi trả thu nhập cần phải được làm sáng
tỏ trong sổ sách kế toán. Khi đó cơ quan thuế sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc xác
13


định cũng như kiểm tra thu nhập của người lao động. Đồng thời để tạo thuận lợi cho
công tác giám sát kiểm tra các đối tượng nộp thuế thì cơ quan thuế cần phải tiến
hành cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập. Sau
khi cấp mã số thuế thì cơ quan thuế có thể giám sát các đối tượng qua mã số thuế
của họ, nhờ đó mà tránh được tình trạng thiếu sót các đối tượng nộp thuế đồng thời
cũng đảm bảo sự nhanh gọn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế.
iv) Tính thuế, Sau khi quản lý được thu nhập của các đối tượng nộp thuế thì
cơ quan tiến hành công tác tính thuế và các đối tượng phải nộp thuế sẽ nộp thuế cho

cơ quan thuế. Việc tính thuế và nộp thuế có thể được thực hiện theo hai cách.
- Cách thứ nhất là thông qua cơ quan uỷ nhiệm thu, hay là cơ quan chi trả thu
nhập tính thuế cho các đối tượng nộp thuế làm việc trong đơn vị có thu nhập do đơn
vị chi trả. Sau khi tính thuế của đối tượng đến mức nộp thuế thì cơ quan chi trả thu
nhập sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế để nộp cho
cơ quan thuế.
- Cách thứ hai là đối tượng nộp thuế sẽ trực tiếp kê khai thu nhập của mình
và tự tính mức thuế phải nộp. Sau đó, các đối tượng nộp thuế sẽ đến nộp tờ khai cho
cơ quan thuế và tiến hành nộp khoản thuế cho cơ quan thuế hay cơ quan có chức
năng thu thuế. Cơ quan thuế sẽ có nhiệm vụ ghi lại tất cả các khoản thuế mà các đối
tượng nộp thuế phải nộp, để từ đó có thể giám sát và kiểm tra khi cần thiết. Đồng
thời đó cũng là cơ sở để đảm bảo sự minh bạch trong công tác thu nộp thuế, cả cho
đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế cũng như cơ quan uỷ nhiệm thu.
v) Kiểm tra, kiểm soát, Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân không chỉ
dừng lại ở việc thu thuế đầy đủ đúng như qui định, nó còn cần phải phát hiện ra
những bất cập, thiếu sót trong qui định về nội dung luật thuế cũng như những qui
định trong công tác quản lý kê khai nộp thuế. Trong quá trình thực hiện quản lý
thuế, cơ quan sẽ dễ dàng tìm ra những sai sót trong quá trình lập chính sách, đồng
thời cũng sẽ dễ tìm ra những cách thức phương pháp quản lý thuế tốt nhất, thuận
tiện nhất, đơn giản nhất và tất nhiên đảm bảo được yêu cầu thu đủ và kịp thời. Qua
đó cơ quan thuế có thể kiến nghị lên cấp trên xem xét để từ đó có thể hoàn thiện tốt
hơn Luật thuế TNCN và công tác tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân.

14


×