BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
NGUYỄN THỊ TỐ QUYÊN
XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH
CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60 34 02 01
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. PHẠM HỮU HỒNG THÁI
TPHCM, tháng 6 năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện luận văn “ Xác định các yếu tố quyết định cơ cấu vốn của các
doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh”, tôi đã tự
mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học bên cạnh đó kết hợp trao
đổi với giảng viên hƣớng dẫn khoa học, Thầy cô, Đồng nghiệp, Bạn bè…
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả trong luận văn này là trung thực. Số liệu sử dụng trong luận văn để phân tích, đánh
giá là kết quả của cuộc khảo sát do tôi thực hiện thu thập và tính toán theo báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp công bố.
ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình Cao học Tài Chính Ngân Hàng – Trƣờng Đại học
Tài Chính – Marketing và luận văn này, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới:
Quý Thầy, quý Cô Trƣờng Đại học Tài Chính – Marketing đã hết lòng tận tụy,
nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi đƣợc đào tạo tại
Trƣờng Đại học Tài Chính – Marketing; đặc biệt là ngƣời thầy hƣớng dẫn khoa học
TS. Phạm Hữu Hồng Thái đã tận tình hƣớng dẫn phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và
nội dung đề tài.
Các Anh, Chị, Bạn học viên cao học Khóa 1- Đợt 1 – Năm 2011 – Ngành Tài
chính Ngân hàng đã cùng tôi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin cám ơn gia đình, ngƣời thân đã luôn hỗ trợ, thông cảm và tạo mọi
điều kiện cho tôi có thể yên tâm học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn,
trao đổi và tiếp thu những ý kiến cũng nhƣ đóng góp của quý Thầy, Cô, Bạn bè, tham
khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nƣớc, song cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất
mong nhận đƣợc những chia sẻ, những thông tin góp ý của quý Thầy, quý Cô, và bạn
đọc. Xin chân thành cám ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ........................................................... x
CHƢƠNG 1: ....................................................................................................................1
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................1
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan: ...............................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ..............................................................................2
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 2
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: .......................................................... 3
1.7. Bố cục của luận văn: ............................................................................................... 3
CHƢƠNG 2: ....................................................................................................................4
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN ............................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận về cơ cấu vốn của doanh nghiệp ...................................................... 4
2.1.1.
Khái niệm về cơ cấu vốn ..................................................................................4
2.1.2.
Thành phần của cơ cấu vốn ..............................................................................6
2.1.3.
Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn .....................................................................6
2.1.3.1.
Hệ số nợ .....................................................................................................7
2.1.3.2.
Tỷ số tự tài trợ ........................................................................................... 7
2.1.3.3.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ....................................................................8
2.1.3.4.
Vòng quay của vốn ....................................................................................9
2.1.4.
Xác định cơ cấu vốn tối ƣu ..............................................................................9
2.1.5.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp ............................ 13
2.1.5.1.
Quy mô doanh nghiệp..............................................................................13
2.1.5.2.
Cấu trúc tài sản ........................................................................................ 14
iv
2.1.5.3.
Hiệu quả hoạt động ..................................................................................14
2.1.5.4.
Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính ....................................................... 14
2.1.5.5.
Chi phí phá sản doanh nghiệp (hay chi phí kiệt quệ tài chính - Financial
distress costs) .................................................................................................................15
2.1.5.6.
Chi phí trung gian (Agency cost) ............................................................ 16
2.1.5.7.
Các yếu tố quản lý: nhận thức, năng lực, sự mạo hiểm của nhà quản lý
doanh nghiệp 17
2.1.5.8.
Chính sách thuế........................................................................................ 18
2.1.5.9.
Mức độ hiệu quả của thông tin trên thị trƣờng tài chính ......................... 18
2.1.6.
Nguyên tắc xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu .................................................... 19
2.1.7.
Các lý thuyết về cơ cấu vốn theo quan điểm hiện đại ....................................21
2.1.7.1.
Lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu (Optimal Capital Structure) ........................ 21
2.1.7.2.
Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Mô hình MM) ..........22
2.1.7.3.
Lý thuyết chi phí đại diện ........................................................................30
2.1.7.4.
Thuyết trật tự phân hạng ..........................................................................30
2.1.7.5.
Lý thuyết đánh đổi ...................................................................................31
2.1.7.6.
Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (The Net Operating Income
approach)
31
2.2. Các nghiên cứu trƣớc đây ..................................................................................... 33
2.2.1.
Một số nghiên cứu trên Thế giới ....................................................................33
2.2.2.
Một số nghiên cứu trong nƣớc .......................................................................39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 41
CHƢƠNG 3: ..................................................................................................................42
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 42
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 42
3.2. Dữ liệu nghiên cứu và mẫu nghiên cứu: ............................................................... 43
3.3. Mô hình nghiên cứu: ............................................................................................. 44
3.4. Giả thuyết nghiên cứu: .......................................................................................... 46
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 50
v
CHƢƠNG 4 ...................................................................................................................51
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................................. 51
4.1. Thống kê mô tả về cơ cấu vốn của các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán TP.Hồ Chí Minh .................................................................................................51
4.2. Ma trận tƣơng quan: .............................................................................................. 52
4.3. Kết quả hồi quy và đánh giá .................................................................................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .............................................................................................. 60
CHƢƠNG 5: ..................................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 61
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ..................................................................................61
5.2. Các giải pháp xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp niêm yết trên
sàn HOSE ...................................................................................................................... 62
5.2.1.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính ....................................62
5.2.2.
Nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo rủi ro phá sản ..................64
5.2.3.
Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................64
5.2.4.
Minh bạch thông tin ....................................................................................... 66
5.2.5.
Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị cơ cấu vốn của các công
ty, đa dạng hóa cơ cấu tài trợ trong cơ cấu vốn ............................................................. 67
5.2.5.1.
Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp ...............................................67
5.2.5.2.
Nâng cao năng lực quản trị cơ cấu vốn của các công ty, đa dạng hoá cơ
cấu tài trợ trong cơ cấu vốn ........................................................................................... 68
5.3. Các kiến nghị xây dựng thị trƣờng vốn phát triển tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp huy động vốn .....................................................................................................69
5.3.1.
Phát triển thị trƣờng cho vay của ngân hàng. .................................................70
5.3.2.
Phát triển thị trƣờng chứng khoán. .................................................................71
5.3.3.
Phát triển thị trƣờng thuê mua ........................................................................72
5.4. Những hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu
tiếp theo ......................................................................................................................... 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 .............................................................................................. 75
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................................76
vi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................xi
A.
Tiếng Việt ..............................................................................................................xi
B.
Tiếng Anh ..............................................................................................................xi
PHỤ LỤC .................................................................................................................... xiii
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CAPM
:
Capital Asset Pricing Models (Mô hình định giá tài sản vốn)
CCN
:
Cơ cấu nợ
CCQ
:
Chứng chỉ quỹ
CPK
:
Chi phí khác
CPPH
:
Chi phí phát hành
CTCK
:
Công ty chứng khoán
CTCP
:
Công ty cổ phần
DN
:
Doanh nghiệp
DNNN
:
Doanh nghiệp nhà nƣớc
DT
:
Doanh thu
DTBQ
:
Doanh thu bình quân
EBIT
:
Earnings before interest and taxes
(Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi)
GDCK
:
Giao dịch chứng khoán
GDP
:
Gross domestic product (Thu nhập quốc nội)
HASTC-INDEX
:
Chỉ số giá cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán HN
HNX
:
Hanoi Stock Exchange
(Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)
HOSE
:
Ho Chi Minh Stock Exchange
(Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM)
ICOR
:
Incremental Capital Output Ratio (Hệ số sử dụng vốn)
IRR
:
Internal rate of return (Tỷ suất sinh lợi nội bộ)
LNTTBQ
:
Lợi nhuận trƣớc thuế bình quân
M&A
:
Mergers and acquisitions (Mua bán và sát nhập)
OTC
:
Over The Counter Market
(Thị trƣờng chứng khoán phi tập trung)
PS
:
Phá sản
viii
ROA
:
Return on assets (Tỷ số lợi nhuận trên tài sản)
ROE
:
Return on equity (Suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu)
ROE
:
Return on equity (Suất sinh lời trên VCSH)
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
TP.HCM
:
Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK
:
Thị trƣờng chứng khoán
TTGDCK
:
Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTS
:
Tổng tài sản
TTTC
:
Thị trƣờng tài chính
UBCKNN
:
Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc
VCP
:
Vốn cổ phần
VCSH
:
Vốn chủ sở hữu
VN-Index
:
Chỉ số giá cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán
TP.HCM
WACC
:
Weighted Average Cost Of Capital
(Chi phí sử dụng vốn bình quân)
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu tài sản và nguồn tài trợ ......................................................................21
Hình 2.2: Chi phí sử dụng vốn theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu ..................................22
Hình 2.3: Nguyên tắc tổng giá trị không đổi theo quan điểm MM ............................... 23
Hình 2.4: Mệnh đề 2 của Mô hình MM.........................................................................25
Hình 2.5: Chi phí vốn theo lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng ....................................32
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến của mô hình ..............................................51
Bảng 4.2: Ma trận tƣơng quan các biến giải thích......................................................... 52
Bảng 4.3: Tác động của các biến giải thích đến tổng nợ/tổng tài sản ........................... 54
Bảng 4.4: Tác động của các biến giải thích đến tổng nợ dài hạn/tổng tài sản ..............54
Bảng 4.5: Tác động của các biến giải thích đến tổng nợ ngắn/tổng tài sản ..................55
x
CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1.1.
Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, mỗi DN là một tế bào của nền kinh tế, vì
vậy sự phát triển của các doanh nghiệp là cơ sở cho sự vững mạnh và phát triển của
đất nƣớc. Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh vấn đề sống còn của các doanh
nghiệp là làm thế nào để tồn tại và phát triển, để thực hiện đƣợc điều này các doanh
nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu từ các
hoạt động kinh doanh của mình đồng thời lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý qua việc lựa
chọn hình thức huy động vốn thông qua các kênh khác nhau của nền kinh tế nhằm tối
thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, hạn chế rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Vấn đề nghiên cứu cơ cấu vốn của doanh nghiệp không còn mới mẻ trên thế
giới đặc biệt là đối với các nƣớc công nghiệp phát triển, nơi có nền kinh tế thị trƣờng
hoàn chỉnh với hệ thống thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng vốn rất phát triển. Tuy nhiên,
đối với các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nơi có nền kinh tế thị trƣờng
mới bƣớc đầu đƣợc hình thành, thị trƣờng vốn đang trong giai đoạn đầu của sự phát
triển thì vấn đề nghiên cứu cơ cấu vốn chƣa thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của doanh
nghiệp, mà nguyên nhân là do việc tiếp cận các nguồn vốn thông qua các kênh khác
nhau của nền kinh tế còn gặp nhiều hạn chế.
Việc xây dựng đƣợc một cơ cấu vốn tối ƣu là điều mà mọi doanh nghiệp điều
mong muốn. Đó là cơ cấu vốn mà tại đó giá trị công ty là lớn nhất, hay nói cách khác
là chi phí tài chính là nhỏ nhất và do vậy cũng làm tối đa hóa doanh thu của doanh
nghiệp. Nếu cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thì cơ cấu
vốn cũng sẽ tác động đến sức khỏe tài chính cũng nhƣ khả năng phá sản của doanh
nghiệp. Từ góc độ của chủ nợ thì tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu giúp ích cho việc hiểu đƣợc
chiến lƣợc quản lý rủi ro của ngân hàng và bằng cách nào ngân hàng xác định đƣợc
khả năng phá sản liên quan đến các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.
1
Nhƣng trƣớc khi xây dựng đƣợc một cơ cấu vốn tối ƣu, các doanh nghiệp cần phải xác
định đƣợc các yếu tố quyết định cơ cấu vốn, từ đó mới có các biện pháp hiệu quả để
xây dựng cơ cấu vốn cho mình.
Tóm lại, chủ đề về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp rất quan
trọng đối với các nhà nghiên cứu cũng nhƣ những ngƣời làm thực tế. Chính vì vậy mà
tác giả đã chọn đề tài : “XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CƠ CẤU VỐN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE”
1.2.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:
Nghiên cứu của Maslis (1983) về sự tƣơng quan giữa giá của cổ phiếu với mức
độ tài trợ. Nghiên cứu của Wei Xu (2005) về mối liên hệ về hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp (đo lƣờng bằng ROE) với cơ cấu tài chính. Nghiên cứu của Rami Zeitun
(2007) về cơ cấu vốn có tác động hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi đo lƣờng
theo kế toán và theo chỉ số thị trƣờng. Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động dƣơng đến hiệu
quả theo thị trƣờng của doanh nghiệp (đo lƣờng bằng chỉ số Tobin’s Q). Nghiên cứu
của Margaritis (2007) về mối quan hệ nhân quả giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến cơ cấu
vốn và ngƣợc lại cơ cấu vốn cũng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Berger (2006) về cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thông qua việc kiểm định lý thuyết chi phí ngƣời chủ và ngƣời đại diện.
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan đến cơ cấu vốn và các nhân tố ảnh
hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết
trên sàn chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh.
Đo lƣờng mức độ tác động của từng yếu tố trên tới cấu trúc vốn của các doanh
nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh.
1.4.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu:
2
Đối tƣợng nghiên cứu là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực phi tài chính đang
niêm yết trên sàn giao dịch TP.Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian:
Phân tích, đánh giá cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
HOSE từ năm 2007 đến năm 2012.
Về không gian:
Đề tài chỉ chủ yếu tập trung phân tích cơ cấu vốn của các doanh nghiệp
niêm yết trên TTCK tại Tp.Hồ Chí Minh.
1.5.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp sau để nghiên cứu:
o Phƣơng pháp thống kê mô tả
o Phƣờng pháp định lƣợng theo mô hình kinh tế lƣợng, với sự trợ giúp của
phần mềm Eview.
1.6.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Về lý luận, đề tài này giúp hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cơ cấu vốn trong
doanh nghiệp.
Về thực tiễn, đề tài này xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu
vốn của các doanh nghiệp, từ đó đƣa ra các đề nghị nhằm xây dựng một cơ cấu vốn
hợp lý cho các doanh nghiệp.
1.7.
Bố cục của luận văn:
Luận văn bao gồm 5 chƣơng, ngoài chƣơng giới thiệu về nghiên cứu, luận văn
có thêm 4 chƣơng khác bao gồm:
o Chƣơng 2: Tổng quan lý luận
o Chƣơng 3: Mô hình nghiên cứu
o Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
o Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
3
CHƢƠNG 2:
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN
2.1.
Cơ sở lý luận về cơ cấu vốn của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm về cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phƣơng pháp hình
thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phƣơng tiện vật
chất và hoạt động kinh doanh, đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài
chính thông qua các phƣơng án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần,
phát hành trái phiếu và đi vay.
Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp
không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu đƣợc từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới
doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này
tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh.
Cấu trúc vốn tối ƣu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh
nghiệp. Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời
giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lƣợng hạn chế cơ hội
kinh doanh và đầu tƣ). Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí
vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí, dẫn tới đóng cửa doanh
nghiệp. Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh
nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tƣ cũng tạo
sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý.
Cơ cấu vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối
kế toán, cơ cấu vốn cần chỉ ra đƣợc phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành
từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu đƣợc giữ lại đầu tƣ cho hoạt
động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông
qua các khoản nợ khác nhau). Cơ cấu vốn có quan hệ gần gũi với một khái niệm khác
của tài chính là lãi suất chiết khấu. Do việc tính toán tài chính có quan điểm coi mức
4
rủi ro giữa vốn sở hữu và vốn vay khác nhau, tỉ lệ nguồn hình thành trong cơ cấu vốn
sẽ làm thay đổi nhận thức của giới đầu tƣ về mức rủi ro của một doanh nghiệp. Chẳng
hạn một doanh nghiệp có quá ít vốn chủ sở hữu và quá nhiều vốn vay thì rủi ro thƣờng
sẽ cao hơn nhiều do giới kinh doanh đánh giá về sức ép chi trả các trách nhiệm tài
chính có thể có tác động tiêu cực lên các quyết định quản lý của Ban giám đốc và tình
trạng tài chính công ty.
Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hƣởng của cơ cấu vốn tới hoạt động kinh doanh
cũng là việc phức tạp, do tính chất ngành nghề và thời điểm, đối tƣợng nghiên cứu.
Kết luận hiếm khi thỏa mãn hoàn toàn cộng đồng kinh doanh và học thuật..
Cơ cấu vốn là một trong các chủ đề quan trọng trong lý thuyết tài chính doanh
nghiệp. Doanh nghiệp đã đƣợc thành lập sau đó muốn hoạt động thì phải có vốn và
một doanh nghiệp có thể sử dụng một hay nhiều nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh, có thể dùng vốn ngắn hạn hay dài hạn, đi vay nợ hay tăng vốn
chủ sở hữu v.v... nó tuỳ thuộc vào các yếu tố khách quan nhƣ ngành nghề kinh doanh,
lịch sử của doanh nghiệp v.v… và nó cũng tuỳ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ
doanh nghiệp hay giám đốc tài chính bằng cách vận dụng các lý thuyết về cơ cấu vốn,
các tính toán của giám đốc tài chính.
Cơ cấu vốn là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng số tiền
đƣợc sử dụng để tài trợ cho TTS của công ty. Do mỗi nguồn vốn huy động có chi phí
khác nhau nên với cùng một lƣợng vốn huy động nhƣng tỷ lệ của các nguồn vốn khác
nhau thì chi phí sử dụng vốn bình quân cũng khác nhau. Do vậy, khi cần huy động vốn
để phục vụ cho hoạt động SXKD của mình, công ty phải tính đƣợc cơ cấu vốn hợp lý
là một việc làm rất cần thiết.
Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp giữa nợ, VCP ƣu đãi và VCP thƣờng trong
tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đã đề ra khi huy động vốn. Khi tỷ lệ nợ vay
dƣới mức mục tiêu thì công ty sẽ tiến hành huy động thêm vốn bằng cách vay thêm nợ,
ngƣợc lại khi tỷ lệ nợ vay cao hơn mức mục tiêu đề ra thì việc huy động thêm vốn sẽ
đƣợc thực hiện bằng cách phát hành thêm cổ phần mới. Cơ cấu vốn mục tiêu mà công
ty hƣớng tới chính là cơ cấu vốn tối ƣu của công ty.
5
Tuy nhiên các nhà quản lý cần phải cân nhắc kỹ trƣớc khi ra quyết định tăng tỷ
trọng vốn vay nợ bởi lẽ tăng mức độ mạo hiểm và chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về
doanh thu và lợi nhuận theo chiều hƣớng giảm sút sẽ làm cho cán cân thanh toán mất
thăng bằng, nguy cơ phá sản sẽ thành hiện thực.
2.1.2. Thành phần của cơ cấu vốn
Mỗi loại nguồn vốn có những đặc điểm riêng tạo ra những ảnh hƣởng khác
nhau đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh nhƣ rủi ro thanh
toán, tính ổn định của cơ cấu tài chính, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thuế thu nhập
doanh nghiệp, quyền kiểm soát của chủ sở hữu hiện tại.
Thông tin của nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc trình bày trên bảng cân đối kế
toán và đƣợc giải thích chi tiết trên thuyết minh báo cáo tài chính, bao gồm 2 nhóm nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu, đƣợc sắp xếp theo tính ổn định tăng dần.
Nợ phải trả:
Các nguồn vốn hình thành do vay mƣợn, mua chịu hàng hóa, dịch vụ của
nhà cung cấp, các khoản nợ tích lũy (Thuế chƣa nộp vào NSNN, lƣơng và bảo
hiểm chƣa thanh toán cho ngƣời lao động...)
Vốn chủ sở hữu:
Khác với nợ, vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh
nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các
công ty cổ phần.
Bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chƣa chia), chênh lệch
đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp nhƣ: quỹ phát triển, quỹ dự trữ,
quỹ khen thƣởng phúc lợi... Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nƣớc cấp phát
không hoàn lại...)
2.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
Để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp ngƣời ta xem xét cơ cấu
vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp chỉ ra tỷ trọng vốn mà doanh
nghiệp đầu tƣ vào tài sản cố định và tài sản lƣu động là bao nhiêu trong tổng tài sản
6
của doanh nghiệp. Cơ cấu có ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn vì cơ cấu vốn
của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng càng hợp lý bấy nhiêu.
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp hợp lý tức là doanh nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu về vốn ở
các khâu của doanh nghiệp, không có hiện tƣợng thiếu vốn hay thừa vốn.
2.1.3.1. Hệ số nợ
Phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong 100
đồng tổng vốn thì doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng nợ, tỷ số nợ lớn hơn 50% cho
biết cơ cấu vốn nghiêng về nợ.
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi
vay. Qua đây biết đƣợc khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý
doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh
nghiệp chƣa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chƣa biết cách huy động vốn bằng
hình thức đi vay. Ngƣợc lại, tỷ số nợ có giá trị càng cao, khả năng tự chủ của DN càng
thấp, hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn
kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
2.1.3.2. Tỷ số tự tài trợ
Phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của DN. Trong 100 đồng
tổng vốn thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, tỷ số tự tài trợ lớn hơn 50% cho biết
trong cơ cấu vốn DN sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn so với nợ.
Tỷ số tự tài trợ có giá trị càng cao, khả năng tự chủ của DN càng lớn, độ rủi ro
tài chính của DN càng giảm trên cả góc độ chủ sở hữu và Ngân hàng.
Tỷ số này có thể thay đổi tùy theo chính sách tài chính của DN và ngành nghề
kinh doanh. Nếu tỷ số này quá nhỏ thì DN sẽ có nguy cơ gặp khó khăn về tài chính khi
7
môi trƣờng kinh doanh không thuận lợi. Tuy nhiên tỷ số này quá cao cũng không quá
tốt vì DN không biết khai thác sử dụng nguồn vốn vay để giúp DN tăng thêm nguồn
vốn vay và hiệu quả sử dụng.
Đối với DN:
-
Tỷ lệ cao bảo đảm cho DN độc lập về mặt tài chính. Khi có những biến
động không thuận lợi trên thị trƣờng thì tác động đến lợi nhuận ít hơn do
hệ số đòn bẩy tài chính thấp
-
Nhà quản lý đƣợc tin cậy và dễ dàng hơn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ
bên ngoài.
-
Chi phí lãi vay thấp làm tăng chi trả cổ tức cho cổ đông.
Đối với Ngân hàng:
-
Khả năng bù đắp tổn thất vốn vay từ VCSH của DN là rất thấp.
-
Chi phí lãi vay, áp lực thanh toán nợ gốc cao buộc Ngân hàng phải luôn
theo dõi tình hình thu hồi nợ vay, phát sinh chi phí.
2.1.3.3. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì “gánh” bao nhiêu đồng nợ, nếu hệ số này lớn hơn 1
nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về nợ, khả năng đảm bảo thanh toán nợ thấp và ngƣợc lại.
Chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là đòn cân nợ thể hiện mức
độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu, phản ánh tính tự chủ tài chính, năng lực tài chính,
khả năng chủ động của doanh nghiệp về nguồn vốn kinh doanh.
Hệ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu giúp nhà đầu tƣ có một cái nhìn khái quát về sức
mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các
hoạt động. Thông thƣờng, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh
nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngƣợc lại thì tài sản của DN đƣợc
tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa
là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó
8
khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả
nợ hoặc phá sản của DN càng lớn.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sỡ hữu có
nghĩa là DN đi vay mƣợn nhiều hơn số vốn hiện có, nên DN có thể gặp rủi ro trong
việc trả nợ, đặc biệt là DN càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày
một tăng cao. Các chủ nợ ngân hàng cũng thƣờng xem xét, đánh giá kỹ hệ số nợ (và
một số hệ số tài chính khác) để quyết định có cho DN vay hay không. Tuy nhiên, việc
sử dụng nợ cũng có một ƣu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ đƣợc trừ vào thuế thu nhập
DN. Do đó, DN phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ƣu điểm của vay nợ để đảm
bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.
2.1.3.4. Vòng quay của vốn
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn doanh nghiệp. Tốc độ chu
chuyển vốn doanh nghiệp càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp càng cao
do chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp là cao. Ngƣợc lại sẽ là có vốn để nếu nhƣ các
chỉ tiêu về vòng quay của vốn của doanh nghiệp giảm đi so với kỳ trƣớc.
2.1.4. Xác định cơ cấu vốn tối ƣu
Xác định cơ cấu tối ƣu giữa nguồn vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn trong tổng
nguồn vốn. Dùng phƣơng pháp tính chỉ số chi phí vốn bình quân WACC (Weighted
Average Cost of Capital)
Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn hợp lý là cơ cấu có chỉ số WACC nhỏ nhất
(có so sánh với mức trung bình trong ngành)
Xác định mức vay nợ ngắn hạn trung bình
Trong cơ cấu nguồn vốn, để đảm bảo an toàn, nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu +
vay dài hạn) phải đủ để cover đƣợc Tài sản dài hạn. Căn cứ vào đó, đối với doanh
nghiệp bất động sản (hoặc ngành có vòng quay vốn thấp), mức vay nợ ngắn hạn trung
bình đƣợc xác định bằng chênh lệch lớn nhất giữa (FA + Cash Needs) và đƣờng xu thế
9
của nó. Đối với các doanh nghiệp SXKD có vòng quay vốn lớn, mức vay ngắn hạn
trung bình sẽ đƣợc xác định dựa trên nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp.
Phƣơng pháp tái cấu trúc vốn
Bƣớc 1 : Xác định WACC tối ƣu
Xác định Chi phí Nợ vay sau thuế (Rd*)
Rd* = (Rd + CRT)*(1 – T)
Rd* : Chi phí nợ vay sau thuế
Rd : Chi phí nợ vay cơ bản (Lãi suất ngân hàng, lãi suất danh nghĩa trái phiếu)
CRT : đƣợc xác định thông qua tỷ lệ interest coverage ratio, dựa vào bảng xếp hạng
trái phiếu.
T : Tỷ lệ thuế TNDN
Xác định Chi phí vốn cổ phần (Re)
Sử dụng mô hình CAPM để XĐ Re
Re = Rf + β*(Rm – Rf)
Rf : Tỷ lệ sinh lời phi rủi ro. Thƣờng lấy bằng lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 5
năm.
β : Hệ số Beta đo lƣờng mức độ rủi ro của doanh nghiệp
Rm – Rf : Phần bù rủi ro, bằng mức chênh lệch giữa market return với lãi suất trái
phiếu chính phủ thời hạn 5 năm. Ở VN, không xác định đƣợc market return nên lấy tỷ
lệ 12,6% (Tỷ lệ market return trung bình trên thị trƣờng Nasdaq từ năm 1971 đến năm
2010)
Nguồn : />Xác định hệ số Beta hiện hành của doanh nghiệp :
Dựa vào sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán, ta ƣớc lƣợng hệ
số Beta của doanh nghiệp nhƣ sau :
10
Xác định chuỗi return của giá chứng khoán để có đƣợc giá chứng khoán trong quá
khứ.
Rt= Pt : Giá đóng của điều chỉnh
Pt= Pđóng cửa * hệ số tách tích lũy + DPS*hệ số tách tích lũy
Xác định beta của chứng khoán đã niêm yết
B1: Xác định chuỗi lợi suất Ri và Rm
B2: Xác định hiệp phƣơng sai
Cov(Ri,Rm)=Var (Rm) =
B3: Xác định Beta
β = ƢL beta của chứng khoán chƣa niêm yết
B1: Xác định tỷ trọng đầu tƣ theo ngành tại DN
B2: Tính beta của các ngành hoặc DN điển hình
B3: Tính theo công thức :
Điều chỉnh hệ số β theo tỷ lệ Nợ :
β0 : Hệ số Beta ứng với tỷ lệ Nợ hiện tại
βu : Hệ số Beta ứng với trạng thái không vay nợ (Unleverage)
βL : Hệ số Beta ứng với trạng thái vay nợ (Leverage)
Ta có :
βu =
βL
1 + (1 – T)*DL/EL (1)
βu =
β0
1 + (1 – T)*D0/E0 (2)
Từ (1) và (2), Ta đƣợc công thức điều chỉnh Hệ số Beta theo tỷ lệ Nợ nhƣ sau
βL =
β0*(1 + (1 – T)*DL/EL)
1 + (1 – T)*D0/E0
Sử dụng mô hình tăng trƣởng cổ tức Gordon
Dựa trên nguyên tắc gía trị hiện hành của một tài sản bằng giá trị hiện tại hóa của các
luồng thu nhập từ tài sản đó trong tƣơng lai. Phƣơng pháp này áp dụng đôi với doanh
nghiệp có tốc độ tăng trƣởng và chính sách chia cổ tức ổn định.
11
Chúng ta sử dụng mô hình chiết khấu luồng cổ tức về thời điểm hiện tại.
Giả sử cổ tức tăng trƣởng với tốc độ g (g < Ke)
DPSt+1 = PDSt*(1+g)
P0 = 〖DPS〗_1/(1+K_s ) + (〖DPS〗_1*(1+g))/((1〖+K_s)〗^2 ) + (〖DPS〗_1
〖(1+g)〗^2)/((〖1+K_s)〗^3 )+ …+ (〖DPS〗_1 〖(1+g)〗^(n-1))/((〖1+K_s)〗^n )
= (〖DPS〗_1/(1+K_s))/(1-(1+g)/(1+K_s ))
= 〖DPS〗_1/(K_s-g)
Ks = DPS1/P_0 + g
P0 : Giá trị hiện tại của cổ phiếu (Giá trị thị trƣờng)
DPS1 : Cổ tức trên một cổ phần (Cổ tức dự kiến chia trong năm tới)
Xác định chi phí sử dụng cổ phần ƣu đãi cổ tức (Rps)
Chi phí sử dụng cổ phần ƣu đãi cổ tức là tỷ lệ lợi nhuận cần đạt đƣợc của khoản đầu tƣ
mà các cổ đông ƣu đãi cổ tức của công ty mong đợi.
Rps = DPS/P
DPS : Cổ tức ƣu đãi trả hàng năm
P : Giá bán cổ phiếu ƣu đãi hiện hành trên thị trƣờng
Cuối cùng xác định Chi phí vốn trung bình WACC theo công thức sau :
WACC = Wd*Rd* + Wps*Rps + We*Re
=〖 (R〗_d+CRT)*(1-T)*D/(D+E) + 〖R 〗_ps*〖PS/(D+E) +R〗_e*(EPS)/(D+E)
Ứng với các tỷ lệ Nợ khác nhau, sẽ có WACC khác nhau => WACCmin
Bƣớc 2 : Phƣơng pháp tái cấu trúc vốn
Bắt nguồn từ WACCmin, chúng ta có đƣợc cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp.
Với tỷ lệ Nợ xác định đƣợc, chúng ta sẽ điều chỉnh tỷ trọng Nợ ngắn hạn và Nợ dài
hạn trong Tổng nợ.
*Trƣờng hợp Tăng Nợ, Giảm VCSH
Trong trƣờng hợp này có các phƣơng pháp điều chỉnh cơ cấu vốn nhƣ sau :
- Vay ngân hàng và mua lại cổ phần.
- Phát hành trái phiếu và mua lại cổ phần…
a. Xác định tỷ trọng các loại Nợ trong tổng Nợ
12
Thông thƣờng, để giảm thiểu rủi ro tài chính, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn dài hạn
để tài trợ cho FA + Cash Needs. Khi đó, nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên sẽ đƣợc
tài trợ bằng vốn vay ngắn hạn. Mức vay ngắn hạn hợp lý trung bình đƣợc xác định
bằng chênh lệch lớn nhất giữa giá trị FA+Cash Needs và đƣờng xu thế của nó.
Xác định đƣờng xu thế của FA+Cash Needs : Ta sử dụng phƣơng pháp hồi quy
tuyến tính để xác định đƣờng đƣờng xu thế có dạng Y = Ax + b
Sau khi xác định đƣợc mức vay nợ ngắn hạn hợp lý => Tỷ trọng từng loại Nợ
=> Quyết định Vay ngắn hạn ngân hàng hay vay dài hạn hoặc phát hành trái phiếu.
b. Xác định phƣơng án cơ cấu vốn
Tăng Vay nợ ngắn hạn hay dài hạn.
Sử dụng lợi nhuận giữ lại hoặc nguồn kinh phí khác thuộc Nguồn vốn chủ sở hữu để
mua lại cổ phiếu quỹ. Kiến nghị Hội đồng cổ đông hủy cổ phiếu quỹ.
*Trƣờng hợp giảm Nợ, tăng VCSH
a. Xác định tỷ trọng các loại Nợ trong tổng Nợ
Tƣơng tự 2.1
b. Xác định phƣơng án cơ cấu vốn
Doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới (đối với
công ty cổ phần) hoặc các thành viên đóng góp thêm (đối với công ty TNHH). Hoặc
doanh nghiệp cơ cấu lại vốn dài hạn thành vốn chủ sở hữu thông qua trái phiếu chuyển
đổi
2.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp
2.1.5.1. Quy mô doanh nghiệp
Quy mô đƣợc xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tƣ bên ngoài biết đến
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ là lợi thế trong nền kinh tế thị
trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay. Do đó hầu hết các doanh nghiệp đều hƣớng tới việc
mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô lớn. Những doanh nghiệp đạt đƣợc quy
mô lớn là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài, do đó đƣợc biết đến nhiều và tạo
đƣợc uy tín trên thị trƣờng. Mặt khác, một quy mô lớn tƣơng ứng với một tiềm lực tài
chính vững mạnh, doanh nghiệp càng có điều kiện tiếp cận thị trƣờng tài chính và các
13
tổ chức tài chính tín dụng hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp
sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ.
2.1.5.2. Cấu trúc tài sản
Cấu trúc tài sản có thể đƣợc chia thành tài sản cố định và tài sản lƣu động. Về
mặt lý thuyết, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế
chấp các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài.
2.1.5.3. Hiệu quả hoạt động
Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp đo lƣờng khả năng sinh lời từ hoạt
động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu nhƣ ROA, ROE...
Theo lý thuyết M&M các doanh nghiệp có khả năng sinh lời lớn thƣờng sử
dụng nợ nhƣ một rào chắn thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.5.4. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính
Tổng rủi ro có hệ thống của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: rủi ro kinh
doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh:
Xuất phát từ tình trạng hoạt động của công ty, khi có những thay đổi trong tình
trạng này công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức sẽ phụ thuộc vào việc đa
dạng hoá tài sản và hoạt động kinh doanh của DN, không phụ thuộc vào cơ cấu vốn.
Với mức rủi ro kinh doanh cho trƣớc (chi phí nợ đã đƣợc xác định).
Rủi ro tài chính:
Liên quan đến việc công ty tài trợ vốn cho hoạt động của mình. Sẽ hoàn toàn
phụ thuộc vào chính sách tài chính của DN. Chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tăng khi DN sử
dụng thêm nợ, vì rủi ro tài chính đối với vốn chủ sở hữu tăng.
Ngƣời ta thƣờng tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của
một công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty
những nghĩa vụ trả lãi mà phải đƣợc thanh toán cho chủ nợ trƣớc khi trả cổ tức
cho cổ đông nên nó có tác động lớn đến thu nhập của họ. Rủi ro tài chính là rủi ro có
14