Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUỐC tế VIỆT NAM CHI NHÁNH NHA TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.39 KB, 102 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

NGUYỄN THỊ KIM ANH

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC
TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TP Hồ Chí Minh - Tháng 06/2014


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

NGUYỄN THỊ KIM ANH

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC
TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ


TP Hồ Chí Minh - Tháng 06/2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TP Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng 06 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Anh


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin thể hiện sự cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần
Nguyễn Ngọc Anh Thư, Trường đại học Tài chính – Marketing đã cho tác giả
những lời khuyên xác đáng và hướng dẫn tận tình cho tác giả thực hiện luận văn
thạc sĩ này.
Đồng thời, tác giả muốn thể hiện sự cảm ơn chân thành đến lãnh đạo
của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) – Chi nhánh Nha Trang đã
tạo điều kiện cho tác giả tham gia khóa học Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng
do Trường Đại học Tài chính – Marketing tổ chức. Đặc biệt, tác giả chân thành
cảm ơn các đồng nghiệp của tác giả tại ngân hàng đã chia sẻ kinh nghiệm quý
báu cũng như hỗ trợ tác giả trong quá trình thu thập số liệu tài chính và thông
tin khách hàng tại ngân hàng.
Bên cạnh đó, tác giả xin cảm ơn Khoa đào tạo sau đại học – Trường đại học
Tài chính – Marrketing đã tổ chức khóa học Thạc sĩ này để tạo điều kiện cho tác

giả được học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn trong điều kiện
ngành ngân hàng Việt N am đang trong quá trình hội nhập quốc tế.
Cuối cùng, tác giả thể hiện tình cảm trân trọng đến bố mẹ, bạn bè và các
thầy (cô) giáo của tác giả trong quá trình học tập đã khích lệ, động viên tác giả
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Nguyễn Thị Kim Anh.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................................1
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................1

2.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................. 1

3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................................................3

4.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.............................................................. 3

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 3


6.

KẾT CẤU LUẬN VĂN............................................................................................................. 3

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................................................... 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........ 5
1.1.1

Tín dụng ngân hàng thương mại................................................................................................. 5

1.1.1.1

Khái niệm.................................................................................................................................. 5

1.1.1.2

Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại ............................................................................6

1.1.2

Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại ......................................................................................7

1.1.2.1

Khái niệm...................................................................................................................................7

1.1.2.2

Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại.................................................................. 9


1.2 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG.......................................................... 10
1.2.1

Khái niệm .....................................................................................................................................10

1.2.2

Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng ...................................................12

1.2.3

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng............................................................................................... 12

1.2.3.1

Nhận diện rủi ro tín dụng ...................................................................................................... 12

1.2.3.2

Đo lường rủi ro tín dụng........................................................................................................ 14

1.2.3.3

Kiểm soát rủi ro tín dụng .......................................................................................................21

1.2.3.4

Tài trợ rủi ro tín dụng............................................................................................................. 23


1.2.4

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng .............................................................24


1.2.4.1

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn ............................................................................................24

1.2.4.2

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu........................................................................................................... 25

1.2.4.3

Hệ số rủi ro tín dụng ..............................................................................................................27

1.2.4.4

Dư nợ trên vốn huy động ......................................................................................................27

1.2.4.5

Chỉ tiêu hệ số thu nợ ..............................................................................................................28

1.2.4.6

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ..........................................................................................28

1.2.4.7


Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ .................................28

1.2.5

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng ...............................................29

1.2.5.1

Các nhân tố từ phía ngân hàng............................................................................................. 29

1.2.5.2

Các nhân tố từ phía khách hàng........................................................................................... 30

1.2.5.3

Các nhân tố từ môi trường bên ngoài ..................................................................................30

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI........................................................................................... 32
1.3.1

Kinh nghiệm quản trị tín dụng của ngân hàng Citibank ...................................................32

1.3.2

Kinh nghiệm quản trị tín dụng của tập đoàn ngân hàng ING........................................... 34

1.3.3


Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP Hồ Chí

Minh (HDBank) .........................................................................................................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) – CHI NHÁNH NHA TRANG .....36
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM
(VIB) – CHI NHÁNH NHA TRANG ...............................................................................................36
2.1.1

Quá trình hình thành và phát triển............................................................................................. 36

2.1.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức................................................................................................................... 37

2.1.3

Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh tại VIB Nha Trang....................................... 38

2.1.3.1

Tình hình huy động vốn ........................................................................................................38

2.1.3.2

Tình hình sử dụng vốn........................................................................................................... 39

2.1.3.3


Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................................................40


2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – CN NHA TRANG................................................................... 41
2.2.1

Chính sách và công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại VIB........................................... 41

2.2.2

Tình hình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang...... 44

2.2.2.1

Nhận diện rủi ro tín dụng ...................................................................................................... 44

2.2.2.2

Đo lường rủi ro tín dụng........................................................................................................ 46

2.2.2.3

Kiểm soát rủi ro tín dụng .......................................................................................................49

2.2.2.4

Tài trợ rủi ro tín dụng............................................................................................................. 54


2.2.3

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng .............................................................55

2.2.4

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VIB

Nha Trang................................................................................................................................................... 59
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - CN NHA TRANG ......................................65
2.3.1

Những kết quả đạt được .............................................................................................................65

2.3.2

Những hạn chế còn tồn tại......................................................................................................... 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................................... 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý TRONG VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) – CHI NHÁNH NHA TRANG .....70
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI VIB NHA TRANG ..........................................................................................................70
3.1.1

Định hướng ..................................................................................................................................70

3.1.2


Mục tiêu........................................................................................................................................ 70

3.2 MỘT SỐ GỢI Ý TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH NHA TRANG ................................70
3.2.1

Hoàn thiện nhận diện nguồn rủi ro tín dụng ............................................................................71

3.2.1.1

Sử dụng bảng liệt kê (check-list)......................................................................................... 71

3.2.1.2

Hoàn thiện việc đánh giá hiểm họa rủi ro tín dụng............................................................ 71

3.2.1.3

Thành lập bộ phận phân tích, nghiên cứu và dự báo rủi ro ..............................................72


3.2.1.4

Phối hợp với các tổ chức chuyên nghiệp........................................................................... 73

3.2.2

Hoàn thiện đo lường rủi ro tín dụng ......................................................................................... 74

3.2.3


Tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng...................................................................................... 75

3.2.3.1

Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay ..............................................75

3.2.3.2

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ.................................................................................. 75

3.2.3.3

Đa dạng hóa danh mục đầu tư và cho vay đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng khác 76

3.2.4

Hoàn thiện công tác tài trợ RRTD............................................................................................ 76

3.2.4.1

Sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro ..............................................................76

3.2.4.2

Tăng cường xử lý nợ xấu ......................................................................................................77

3.2.4.3

Gia tăng trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro ...................................................................78


3.2.4.4

Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay ........................................................78

3.2.5

Hoàn thiện chính sách nhân sự ..................................................................................................79

3.3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................80

3.3.1

Một số kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam ........................................80

3.3.1.1

Củng cố hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng................................................................ 80

3.3.1.2

Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng ....................................................80

3.3.2

Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .....................................................................81

3.3.2.1


Tăng cường thanh tra giám sát ngân hàng ..........................................................................81

3.3.2.2

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật............................................................................... 82

3.3.2.3

Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng......................................................... 83

KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................85
PHỤ LỤC 1: NHỮNG HẠNG MỤC VÀ ĐIỂM SỐ TÍN DỤNG TRONG TÍN DỤNG
TIÊU DÙNG............................................................................................................................................. 88
PHỤ LỤC 2: MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA MOODY’S VÀ STANDARD &
POOR’S ......................................................................................................................................................90


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC

: Báo cáo tài chính

CBTD

: Cán bộ tín dụng

CIC


: Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam

CN

: Chi nhánh

CVTĐ

: Chuyên viên thẩm định

DN

: Doanh nghiệp

KT-XH

: Kính tế - xã hội

NHNN

: Ngân hàng nhà nuớc

NHTM

: Ngân hàng thương mại

QHKH

: Quản lý khách hàng


QTRR

: Quản trị rủi ro

RRTD

: Rủi ro tín dụng

TCKT

: Tổ chức kinh tế

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TMCP

: Thương mại cổ phần

TSĐB

: Tài sản đảm bảo

VIB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam

VIB Nha Trang


: Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam –
Chi nhánh Nha Trang

XHTD

: Xếp hạng tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số Hiệu Bảng
2.1

Tên Bảng
Tình hình huy động vốn của VIB Nha Trang năm
2011-2013

2.2

40

Giá trị tài sản đảm bảo tại VIB Nha Trang giai đoạn
2011-20113

2.4

39

Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Nha Trang

năm 2011-2013

2.3

Trang

50

Phân loại nợ của VIB Nha Trang giai đoạn 20112013

51

2.5

Cơ cấu danh mục cho vay theo kỳ hạn cho vay

52

2.6

Cơ cấu danh mục cho vay theo tiền tệ

52

2.7

Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành nghề

53


2.8

Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng tại VIB Nha
Trang giai đoạn 2011-2013

2.9

57

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng
tại VIB Nha Trang giai đoạn 2011 - 2013

58


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh VIB Nha Trang

38

2.2


Công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại VIB

43


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trong những năm qua ở
Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại cũng đã chuyển mình và có những bước
phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng phải cải cách triệt để về mọi mặt để
đáp ứng được nhu cầu phát triển theo xu hướng ngân hàng hiện đại, đa năng, đa dạng
hóa,…để cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tài chính quốc tế vì hiện nay hệ thống
ngân hàng vẫn được xem là một trong những kênh cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh
tế.
Sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại gắn liền với công tác tín
dụng, hoạt động này tuy thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng chính là hoạt động tiềm
ẩn nhiều rủi ro nhất. Trong thời gian qua tín dụng ngân hàng vẫn tiếp tục được mở
rộng nhưng vấn đề rủi ro chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ. Rủi ro
tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của mỗi tổ chức tín dụng. Cao hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Chính vì thế, quản trị rủi ro tín dụng không chỉ đảm
bảo cho sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại mà còn là yếu tố
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Xuất phát từ thực tế nói trên, đồng thời là một người đang làm công tác kiểm
soát tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) – Chi nhánh Nha Trang,
với mong muốn đóng góp cho chi nhánh nói riêng và hệ thống VIB nói chung ngày
càng phát triển an toàn, hiệu quả, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu và thực hiện
luận văn thạc sĩ là “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt
Nam (VIB) – Chi nhánh Nha Trang”. Hy vọng rằng với những nghiên cứu của mình
đưa ra sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng được yêu cầu phát triển, đổi mới và hội
nhập với nền kinh tế thế giới của hệ thống ngân hàng VIB.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trang 1


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc quản trị rủi ro đối với
hoạt động tín dụng của NHTM nhưng đều giới hạn tại một chi nhánh NHTM khác
hoặc thực hiện nghiên cứu tại một địa phương khác. Ví dụ một số các công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
1. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương, năm 2004, với đề tài
“Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa”.
2. Luận văn thạc sĩ của tác giả Đinh Thị Dương, năm 2005, với đề tài “Phân tích
và đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc
Tế Việt Nam” đã đi sâu vào phân tích đánh giá các chỉ số đo lường rủi ro tín
dụng.
3. Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Văn Chi, năm 2006, với đề tài “Giải pháp hạn
chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương Thanh Hoá”

của đã khái quát được những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động cho vay và
một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
4. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Tiến Long, năm 2008, với đề tài “Quản trị
rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
5. Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Ánh Thủy, năm 2009, với đề tài “Nâng cao
chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương chi nhánh TPHCM trong quá trình hội nhập quốc tế”.
6. Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Trần Trung Tường, năm 2011, với đề tài “Quản trị
tín dụng của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”. Luận án đề
xuất tám nhóm giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng
của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.HCM, bao gồm hệ thống giải pháp
toàn diện về xây dựng chính sách, về tổ chức thực hiện và những giải pháp bổ
trợ cho việc thực hiện chính sách đạt hiệu quả.
7. Luận văn của tác giả Nguyễn Anh Dũng, năm 2012, với đề tài “Quản trị rủi ro
tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định”.
Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận các công trình nghiên cứu của những đề tài trên
và tham khảo các nguồn tài liệu, sách giáo trình đang được giảng dạy tại các trường
đại học, cùng với các sách nước ngoài đã được biên dịch. Tác giả đã chắc lọc cùng với

Trang 2


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

quy trình thực tế quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt
Nam để tiến hành nghiên cứu đề tài này.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được ba mục tiêu sau:

™ Thứ nhất: Làm rõ các nội dung liên quan đến tín dụng ngân hàng và quản trị
rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng nhằm làm cơ sở lý luận cho đề tài.
™ Thứ hai: Phân tích hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) - Chi nhánh Nha Trang nhằm rút
ra những ưu điểm, đồng thời những mặt tồn tại, hạn chế cần được giải quyết
theo yêu cầu của thực tiễn.
™ Thứ ba: Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn của nội dung nghiên cứu, đề xuất một
số gợi ý nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân
hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) - Chi nhánh Nha Trang.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) – Chi nhánh Nha Trang



Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) – Chi
nhánh Nha Trang.



Thời gian nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của VIB Nha Trang
trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên nền tảng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, đối chiếu, tổng hợp, thống kê mô tả.
- Dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp, thu thập được thông qua nhiều kênh như

các báo cáo tài chính năm, báo cáo chuyên đề về hoạt động tín dụng của VIB Nha
Trang, các nguồn sách báo, các phương tiện truyền thông.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, với 9 bảng biểu, 2 sơ đồ, nội dung chính của luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động
Trang 3


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang.
Chương 3: Một số gợi ý trong việc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Nha Trang.

Trang 4


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI


1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Tín dụng ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
Theo Lê Văn Tề (2010)1, tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng
hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá
nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho
bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách
nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Căn cứ theo Khoản 01, Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối
với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì: “Cho vay là một hình thức cấp
tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi.”
Căn cứ theo Điều 4 của Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được
Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông
qua ngày 16/06/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 thì:
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng

1

Lê Văn Tề (2010), Tín dụng ngân hàng, NXB Giao thông Vận tải, TP HCM, trang 8

Trang 5


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh


nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Như vậy, theo Tác giả, tín dụng ngân hàng thương mại căn cứ theo khoản 01
Điều 03 của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành
kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức
Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
1.1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng thương mại
Cho đến nay, sự phát triển các hình thức tín dụng ngân hàng đã có nhiều thay
đổi và phát triển đa dạng, phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu. Các nhà quản lý
kinh doanh ngân hàng luôn tung ra các chiến lược sản phẩm một cách đa dạng song
song với việc tiến hành các mặt hoạt động của marketing ngân hàng.
Theo Hồ Diệu (2003)2, Phan Thị Thu Hà (2009)3, Lê Văn Tề (2010)4 thì tín dụng
NHTM được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như sau:
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng: Tín dụng sản xuất và lưu thông
hàng hóa; tín dụng tiêu dùng
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:T ín dụng không đảm bảo
và tín dụng có đảm bảo
- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: Tín dụng trả góp; tín dụng phi trả góp
và tín dụng hoàn trả theo yêu cầu

2

Hồ Diệu (2003), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê, TP HCM, trang 36-38
Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông Vận tải, Trường ĐH

Kinh tế quốc dân, trang 65-69
4
Sách đã dẫn, trang 9-23
3

Trang 6


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

- Căn cứ vào hình thức tài trợ tín dụng: Tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp
- Căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản vay: Tín dụng lành mạnh và tín dụng có
vấn đề.
- Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn; tín dụng trung hạn và tín
dụng dài hạn.
Hoặc một số phân loại khác như: theo ngành kinh tế, theo hình thái giá trị của tín
dụng, theo đối tượng tín dụng, ….
Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng và chuyên môn hóa trong cấp tín
dụng của ngân hàng. Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ mở rộng phạm vi tài trợ
song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng có lợi thế, chẳng hạn như Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, vẫn tập trung tài trợ cho lĩnh vực
nông nghiệp và nông thôn. Cách phân loại trên cho phép ngân hàng theo dõi rủi ro và
sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ, để có chính sách lãi suất, bảo đảm hạn mức
và chính sách mở rộng phù hợp.
1.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm
Theo Phan Thị Cúc (2009)5, rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra
dẫn đến sự tổn thất về tài sản của Ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến

hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài
chính nhất định.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem
lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro lớn nhất.
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012)6, Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá

5

Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông Vận tải, TP HCM, Trang
142-143
6
Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, Trường
ĐH Kinh Tế HCM, trang 165

Trang 7


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả
được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Ngoài ra, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất là khả năng xảy
ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn,
không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ
thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên những
khoản vay đó luôn hàm chứa rủi ro. Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý
toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xác
định trong chiến lược hoạt động chung. Do vậy khi tổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất dự

kiến, ngân hàng coi đó là một thành công trong quản lý (theo Phan Thị Thu Hà,
2009)7.
Theo Khoản 1, Điều 2, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng
của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ
chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ của mình theo cam kết”. Đây cũng chính là quan điểm của tác giả.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng về cơ bản rủi ro tín dụng bao gồm
những đặc điểm như sau:
- Loại rủi ro phát sinh trong suốt quá trình cấp tín dụng của ngân hàng đối với
khách hàng.
- Khả năng xảy ra tổn thất khi người đi vay không trả được nợ, hoặc trả nợ không
đầy đủ, không đúng hạn cho ngân hàng.
- Khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không
thực hiện nghĩa vụ theo cam kết (Theo Điều 2, Quyết định 493).
- Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, quan trọng nhất trong hoạt động ngân
hàng, là loại rủi ro chủ yếu của rủi ro ngân hàng (Banking Risk).

7

Sách đã dẫn, trang 154

Trang 8


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

- Rủi ro tín dụng là loại rủi ro tồn tại khách quan gắn liền với hoạt động ngân

hàng.
Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối quan hệ
mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ
khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay,
chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao
thanh toán của ngân hàng (theo Nguyễn Đăng Dờn, 2012)8.
1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại
Theo Phan Thị Cúc (2009)9, Nguyễn Đăng Dờn (2012)10, Dương Hữu Hạnh
(2013)11, Joel Bessis (2012)12 thì có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy
theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu, cụ thể như sau:
¾ Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro: Rủi ro tín dụng được phân chia
thành hai loại là: rủi ro giao dịch (Transaction risk) và rủi ro danh mục (Portfolio risk)


Rủi ro giao dịch (Transaction risk): là một hình thức của rủi ro tín

dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và
việc xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:
+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức
đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý
các khoản cho vay có vấn đề.

8

Sách đã dẫn, trang 165 - 166
Sách đã dẫn, trang 143-145
10

Sách đã dẫn, trang 166-167
11
Dương Hữu Hạnh (2013), Quản trị rủi ro ngân hàng trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Lao Động, TP
HCM, trang 33-37
12
Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Lao động – Xã Hội, TP Hà Nội, trang 4247
9

Trang 9


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín
dụng, khi Ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho
vay.


Rủi ro danh mục (Portfolio risk): Là một hình thức của rủi ro tín dụng

mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của
ngân hàng. Rủi ro danh mục được chia thành hai loại:
+ Rủi ro tập trung (Concentration) là trường hợp ngân hàng tập trung
vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp
hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa
lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
+ Rủi ro nội tại (Intrinsic) là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm
riêng mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh

tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng
vay vốn.

¾ Căn cứ vào hình thức tài trợ vốn: rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro nội bảng (cho
vay, cho thuê tài chính, chiết khấu …) và rủi ro ngoại bảng (bảo lãnh, cam kết thanh
toán L/C ….)

¾ Căn cứ vào tính chất: rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro sai hẹn và rủi ro mất vốn.
¾ Căn cứ theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro: rủi ro tín
dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.
- Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,
dịch hoạ, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất
thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách.
- Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và
người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan
khác.
1.2 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1 Khái niệm

Trang 10


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

Quản trị rủi ro: Là việc xây dựng hệ thống quản lý và các chính sách quản trị
rủi ro thích hợp đối với hoạt động tín dụng nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật,
nhận diện, cảnh báo và đề ra các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng,
giảm thiểu những thiệt hại khi chúng phát sinh, đồng thời xác định sự tương quan hợp

lý giữa các nguồn lực của ngân hàng với mức độ mạo hiểm có thể khi sử dụng vốn
ngân hàng cho nghiệp vụ cấp tín dụng
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ
thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hoá những tác động bất lợi
của rủi ro. Quá trình quản trị rủi ro bao gồm 4 bước: Nhận dạng rủi ro; Đánh giá rủi
ro; Kiểm soát rủi ro và Tài trợ rủi ro(theo Phan Thị Cúc, 2009) 13.
Quản trị rủi ro tín dụng: là quá trình nhận dạng, phân tích nhân tố rủi ro, đo
lường mức độ rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp phòng ngừa và
quản lý các hoạt động tín dụng nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín
dụng (theo Trần Huy Hoàng, 2007)14
Tác giả cũng đồng quan điểm với những quan điểm trên và theo tác giả, mục
tiêu của việc quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát được các rủi ro có thể xảy ra trong
tương lai. Việc kiểm soát này có tính khả thi, thực hiện được khi việc đánh giá các rủi
ro hiện có phải có tính định lượng và định tính. Vì vậy, mục tiêu cơ bản của nhà quản
trị ngân hàng hướng tới là:
- Tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng.
- Thực hiện đúng các qui định của nhà nước, qui định của pháp luật.
- Quản trị RRTD giúp các NHTM có sự chuẩn bị tốt cho những thay đổi bất lợi,
giảm bớt nhạy cảm đối với những thay đổi có hại của môi trường tạo nên sự an toàn,
ổn định trong kinh doanh, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng.

13

Sách đã dẫn, trang 138
Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Lao động Xã hội, Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 124
14

Trang 11



Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

1.2.2 Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012) 15 thì việc xây dựng và thực hiện chính sách
quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện như sau:
o Xây dựng chính sách quản trị tín dụng: Chính sách quản trị rủi ro tín dụng là
cơ chế và chính sách cụ thể để giám sát và quản trị rủi ro tín dụng một cách có hệ thống
và có hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong NHTM.
o Thực hiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng:
- Phân định rõ cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng với cơ cấu giám sát, quản trị
rủi ro tín dụng
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản cho hoạt động tín dụng
- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
- Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng
- Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro
1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Nội dung quản trị rủi ro tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân
hàng trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo
một trình tự nhất định. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất
liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau.
Theo Phan Thị Cúc (2009)16 và Nguyễn Đăng Dờn (2012)17, Quản trị rủi ro tín
dụng của một Ngân hàng luôn tuân theo trình tự bốn bước cụ thể như sau: nhận diện
rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng và tài trợ rủi ro tín
dụng.
1.2.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng


15

Sách đã dẫn, trang 182-183
Sách đã dẫn, trang 139-140
17
Sách đã dẫn, trang 45- 46
16

Trang 12


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận diện rủ ro tín dụng bao gồm các công
việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt
động tín dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ
những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có
thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo lường,
kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng phù hợp.
Phương pháp: để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả
các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi
nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra
các hồ sơ đã có vấn đề, phương pháp nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khoản cấp tín
dụng có vấn đề.
Hầu hết RRTD xảy ra đều có dấu hiệu báo trước, việc nhận biết dấu hiệu RRTD
và nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro là yêu cầu cấp thiết, không chỉ giúp người quản
lý mà ngay cả nhân viên tín dụng cách phòng ngừa hiệu quả, giảm thiểu mức tổn thất

thấp nhất cho ngân hàng cả về vật chất, hình ảnh và uy tín. Nhận diện rủi ro, qua đó có
giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản cho vay rủi ro, là khâu quan trọng,
quyết định đến hiệu quả kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Dấu hiệu nhận biết
RRTD bao gồm: dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính
¾ Các dấu hiệu rủi ro tài chính:
ƒ Nhóm dấu hiệu liên quan đến cơ cấu nguồn vốn: Khách hàng thực hiện hoặc
có sự thay đổi một cơ cấu vốn không hợp lý, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư
cho tài sản dài hạn quá mức cho phép, điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ cho
ngân hàng.
ƒ Nhóm dấu hiệu liên quan đến tình hình công nợ: Công nợ gia tăng vượt quá khả
năng kiểm soát của doanh nghiệp, hoặc khách hàng đã bị chiếm dụng vốn hoặc gặp vấn
đề với các khoản nợ khó đòi khi có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu và dòng tiền thực tế
của doanh nghiệp.

Trang 13


Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại VIB Nha Trang

TG: Nguyễn Thị Kim Anh

ƒ Nhóm dấu hiệu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Khách hàng đang
có hiệu quả kinh doanh tốt, có lãi ở các kỳ báo cáo trước nhưng đến kỳ báo cáo này lại
thể hiện kết quả kinh doanh lỗ.
ƒ Nhóm dấu hiệu liên quan đến khả năng thanh toán: Khách hàng có sự thay
đổi bất thường các chỉ số về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời, các vòng quay
hoạt động theo chiều hướng xấu.
¾ Các dấu hiệu rủi ro phi tài chính:
ƒ Nhóm dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh và phương pháp quản lý
của khách hàng: Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, sản phẩm có tính thời vụ

cao, phát sinh chi phí bất thường, thay đổi cơ cấu tổ chức, thuyên chuyển nhân viên
quá thường xuyên,…
ƒ Nhóm dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng: Những thay đổi bất thường
trong tài khoản tiền gửi thanh toán, có dấu hiệu tìm kiếm nguồn tài trợ bất thường, chậm
thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng,…
ƒ Nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng vay: Khách hàng trì hoãn
cung cấp thông tin, gây trở ngại cho việc kiểm tra định kỳ, đề nghị gia hạn nợ, xin điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng thiếu căn cứ thuyết phục, chây lỳ trong việc trả nợ.
ƒ Nhóm dấu hiệu phát sinh từ chính sách tín dụng của ngân hàng: Đánh giá và
phân loại không chính xác về rủi ro khách hàng, dấu hiệu che giấu nợ có vấn đề, hồ sơ
tín dụng không đầy đủ, tăng trưởng tín dụng quá mức,…
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích lưu
đồ, phương pháp chuyên gia, phương pháp thu thập thông tin nhiều nguồn khác nhau.
Như vậy, sau khi nhận diện và phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, các
ngân hàng cần tiến hành đánh giá và định lượng rủi ro.
1.2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng
o Xác định giới hạn rủi ro tín dụng:
Các chỉ tiêu được dùng để đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hang là:
-

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Trang 14


×