Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.97 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VÕ THỊ CHÂU

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN
TRONG THƠ NGUYỄN DUY

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN - 2012


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................4
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài......................................................................9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9
6. Cấu trúc luận văn.........................................................................................10
Chương 1 CƠ SỞ CHO NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN
GIAN TRONG THƠ NGUYỄN DUY...........................................................11
1.1. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết - lý luận và thực tiễn


sáng tạo............................................................................................................11
1.1.1. Giới thuyết khái niệm văn hóa dân gian................................................11
1.1.2. Lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết............13
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết Việt Nam qua một
số hiện tượng tiêu biểu....................................................................................16
1.2. Hoàn cảnh sống và sáng tạo của nhà thơ..................................................24
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và đời sống văn học....................................24
1.2.2. Quê hương và truyền thống gia đình.....................................................27
1.3. Quan điểm nghệ thuật và phẩm cách cá nhân..........................................32
1.3.1. Quan điểm nghệ thuật............................................................................32
1.3.2. Đời sống cá nhân...................................................................................34
1.3.3. Phẩm chất tinh thần và sở thích cá nhân...............................................35
1.3.4. Vốn văn hóa và sự trải nghiệm cuộc đời...............................................36
Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG CÁI TÔI
TRỮ TÌNH NGUYỄN DUY...........................................................................41
2.1. Giới thuyết khái niệm “Cái tôi trữ tình”...................................................41
2.2. Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến các dạng thức biểu hiện cái tôi trữ
tình trong thơ Nguyễn Duy..............................................................................43
2.2.1. Văn hóa dân gian trong cái tôi trữ tình - triết lý....................................43
2.2.2. Văn hóa dân gian trong cái tôi đời tư - tự họa.......................................47
2.2.3. Văn hóa dân gian trong cái tôi trữ tình trào lộng..................................52
2.3. Ảnh hưởng văn hóa dân gian trong nội dung biểu hiện của cái tôi trữ tình
Nguyễn Duy....................................................................................................56
2.3.1. Gắn bó thiết tha với làng quê đất nước..................................................56
2.3.2. Coi trọng đời sống tinh thần..................................................................58
2.3.3. Hướng về nguồn cội..............................................................................63
2.3.4. Chiêm nghiệm về lẽ được, mất trong cuộc đời.....................................71


3

Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG HÌNH
THỨC NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN DUY..............................................75
3.1. Ảnh hưởng thơ lục bát trong ca dao.........................................................75
3.2. Sử dụng ngôn ngữ giàu chất liệu dân gian...............................................85
3.2.1. Sử dụng chất liệu ca dao dân ca............................................................86
3.2.2. Sử dụng chất liệu ngôn ngữ từ thành ngữ, tục ngữ...............................90
3.2.3. Ảnh hưởng hát xẩm...............................................................................92
3.3. Hình ảnh thơ kết tinh từ văn hóa dân gian...............................................96
3.3.1. Hình ảnh làng quê Việt Nam.................................................................96
3.3.2. Hình ảnh người mẹ, người vợ...............................................................98
3.3.3. Hình ảnh cánh co.................................................................................102
3.4. Ảnh hưởng các phương thức tạo nghĩa trong thơ ca dân gian................104
3.4.1. Ảnh hưởng cấu trúc so sánh trong ca dao...........................................104
3.4.2. Ảnh hưởng cấu trúc ngôn ngữ mang tính công thức trong thơ ca dân
gian................................................................................................................107
3.4.3. Ảnh hưởng các biện pháp tu từ trong ca dao.......................................110
KẾT LUẬN...................................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................115
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn hóa dân gian Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói
riêng có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó ảnh
hưởng rất lớn đến các sáng tác văn học viết, mà tiêu biểu là sáng tác của các
nhà thơ, như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Du, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn
Duy... Với Nguyễn Duy, ảnh hưởng văn hóa dân gian được xem là một đặc
điểm nổi bật làm nên một phong cách thơ độc đáo. Tìm hiểu ảnh hưởng văn
hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy, vì vậy là một hướng đi có ý nghĩa để
khám phá một phong cách thơ.
1.2. Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ,

Nguyễn Duy sớm khẳng định được tài năng, cá tính sáng tạo của mình. Trong
“dàn đồng ca” của thơ ca chống Mỹ, ngay từ những ngày đầu Nguyễn Duy đã
tìm cho mình con đường thơ riêng. Thơ ông có thiên hướng viết về những cái


4
đời thường bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống làng quê, đậm hồn cốt dân
gian. Ông đã định hình được một kiểu tư duy thơ, mà ở đó, văn hóa dân gian là
một nhân tố quan trọng để làm nên một hình thức thơ độc đáo. Trong xu thế
quốc tế hóa ngày nay, những thành công của thơ Nguyễn Duy gợi mở nhiều
vấn đề có ý nghĩa lý luận trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
1.3. Từ nhiều năm nay, thơ Nguyễn Duy được đưa vào giảng dạy trong
hệ thống nhà trường phổ thông, từ tiểu học đến trung học phổ thông với các
bài: Tre Việt Nam, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn. Tuy nhiên cả người dạy
và người học đang gặp nhiều khó khăn, mà trước hết là việc nắm bắt đặc trưng
của thơ Nguyễn Duy. Tìm hiểu ảnh hưởng văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn
Duy, do đó không chỉ có ý nghĩa lý luận mà con có ý nghĩa thực tiễn, góp phần
nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ Nguyễn Duy trong trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Với khả năng viết đều, viết khỏe, Nguyễn Duy đã tạo dựng được một
sự nghiệp thơ đáng nể. Từ lâu, sáng tác của ông đã thu hút sự quan tâm của
người đọc cũng như giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước. Hiện nay
đã có hàng loạt công trình, bài viết lớn nhỏ nghiên cứu về thơ ông. Dựa vào
nguồn tư liệu bao quát được và phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm
lại một số vấn đề nổi bật, làm cơ sở cho việc khảo sát, phân tích ảnh hưởng
văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy.
Ẩn mình, khuất lấp trong một đội ngũ đông đảo nhà thơ tài năng thời
chống Mỹ, Nguyễn Duy được biết đến qua sự phát hiện của nhà phê bình văn
học Hoài Thanh. Trong bài viết “Đọc một số bài thơ của Nguyễn Duy”, Hoài
Thanh đã sớm nhận ra cái hương vị của cuộc sống từ xưa lan tỏa một cách tự

nhiên trong những vần, những hình ảnh thơ Nguyễn Duy. Ông viết: “Thơ
Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc: một gốc sim, một bụi tre, một
ổ rơm… Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người,


5
những cuộc đời cần cù, gian khổ, không tuổi, không tên. Đọc thơ Nguyễn
Duy, thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện
nhỏ xung quanh mình cái điều ở người khác chỉ có thể là chuyện thoáng qua
thì ở anh nó lắng sâu và dường như dừng lại” [66, 38]. Bằng cặp mắt tinh
tường, lời lẽ sắc sảo, Hoài Thanh đã giới thiệu với bạn đọc về một Nguyễn
Duy có nhiều triển vọng trong thơ ca. Ông nhận xét thơ Nguyễn Duy “đậm đà
phong cách Việt Nam: Giọng thơ chân chất. Tình thơ chắc. Ý thơ sâu” [66,
38]. Và đó, được nhìn nhận như một dấu ấn, một phong cách thơ. Có cùng
cách nhìn ấy, là bài viết “một hồn thơ đồng quê Việt Nam” của Trần Thị
Thắng. Trong bài viết của mình, Trần Thị Thắng cho rằng, thơ Nguyễn Duy
“gần gũi với người đọc bởi đượm tính dân tộc, nó nhuần nhuyễn gần như
ngôn ngữ dân gian Việt Nam. Nhiều lúc đọc thấy lời thơ giản dị gần với đời
thường, nhưng nó lại rất thơ đó là vì anh biết gắn cái hiện đại của ngày nay
vào lối thơ giản dị chân thành của số đông người. Đó là nghệ thuật riêng của
phương Đông là muốn mở ra với mọi người, thơ không chỉ thu mình riêng với
chủ thể...”. Cả Hoài Thanh và Trần Thị Thắng đều nói hoàn toàn đúng đắn về
chất thơ của Nguyễn Duy. Họ đã nhận định được nét nổi bật trong thơ
Nguyễn Duy là rất gần gũi với văn hóa dân gian, đượm tính dân tộc. Cũng
bàn về vấn đề trên con có bài viết của Lê Quang Hưng “những đoạn thơ lục
bát nhuần nhụy, ngọt ngào khiến người ta khó phân biệt đấy là ca dao hay
thơ” [28, 13]. Đọc bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, Lê Quang Hưng phát
hiện “những ẩn dụ, hoán dụ tuy vẫn mang dáng dấp ca dao nhưng hiệu quả thì
hoàn toàn khác do cách nhìn, cách cảm của thế hệ Nguyễn Duy” [28, 13].
Theo Lê Quang Hưng, chất dân gian ấy “ngấm trong cả cách cảm lối nghĩ,

trong quá trình “dàn dựng” hình tượng thơ” tạo nên một giọng thơ, hồn thơ
gần gũi dân gian [28, 13]. Tất cả những cái đó hình thành nên phong cách vừa
rất dân tộc, rất truyền thống lại vừa khá hiện đại, khá mới. Từ Sơn cũng có
những đánh giá xác đáng về những bài thơ đậm đà chất ca dao của Nguyễn


6
Duy, khi ông viết: “anh đã góp vào kho tàng thơ xã hội chủ nghĩa hiện đại
những bài thơ hay mang dáng vẻ riêng: nồng nàn hơi thở đời sống, giàu
hương vị dân tộc và dạt dào tình yêu cuộc sống trong dáng hình bình dị, chân
chất, dân giã” [51, 42]. Đánh giá, bình luận về phong cách thơ Nguyễn Duy
con có nhiều bài viết khác của các tác giả như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Bùi
Vợi, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Trọng Chức, Vũ Quần Phương, Lưu Trọng Văn,
Văn Giá, Nhị Hà, Nguyễn Thị Bích Nga, Lê Quang Trang, Nguyễn Hoàng
Sơn, Tế Hanh, Lê Giang, Lại Quang Ân… Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau,
nhưng các tác giả đều gặp nhau khi nhận ra cái thần của thơ Nguyễn Duy
mang phong vị, hơi thở ca dao và gần gũi, dân dã.
Bàn về hình thức nghệ thụât thơ Nguyễn Duy trong cuốn Thơ lục bát
Nguyễn Duy dưới góc độ ngôn ngữ, Hồ Văn Hải đã đi vào nghiên cứu đặc
điểm cấu trúc âm luật (âm điệu, vần điệu, nhịp điệu) và đặc điểm sử dụng
phương tiện ngôn từ. Theo tác giả cuốn sách, thơ lục bát Nguyễn Duy sử dụng
nhiều chất liệu ngôn ngữ gần với “ngôn ngữ ca dao” và “ngôn ngữ đời
thường” (khẩu ngữ, thành ngữ, từ láy) và hình thức thơ lục bát. Tuy nhiên, do
nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, Hồ Hải mới chỉ tập trung khai thác về mặt thể
loại chứ chưa khám phá về mặt nội dung tư tưởng. Có cùng hướng nhìn ấy là
Nguyễn Quang Sáng trong bài viết “Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy”.
Ông viết: “Thơ lục bát Nguyễn Duy không rơi vào tình trạng quen tay, nó có
sự chuyển động biến đổi trên từng câu chữ”… nhà thơ rất khéo tay điều
khiển từ [55, 30]. Và theo ông,“Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và
nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian. Lời thơ đơn sơ, gần với khẩu ngữ, tư duy

thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phảng phất phong vị cổ điển phương
Đông” [55, 30]. Trong bài viết “Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn Duy”,
Phạm Thu Yến đi vào nghiên cứu những biểu hiện của việc tiếp thu, chịu
ảnh hưởng của ca dao trong thơ Nguyễn Duy như hiện tượng “tập” ca dao,
sử dụng các mô típ ca dao, sử dụng nhuần nhụy thơ lục bát để chuyển tải


7
những suy nghĩ, tình cảm nhẹ nhàng trong sáng; lối kể chuyện, lối tự sự giản
dị, tự nhiên gần với ngôn ngữ đời thường mà vẫn giàu sức gợi cảm, khuynh
hướng hài hước, trào lộng...
Thêm một phương diện làm nên gương mặt thơ Nguyễn Duy là cái tôi
trữ tình và tính triết lý trong thơ ông. Đây cũng là khía cạnh được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Theo Vũ Văn Sỹ, ông nhìn thấy quá trình vận động
thống nhất của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy qua các giai đoạn sáng
tác. Cái tôi ấy nếu như ở giai đoạn đầu mang phẩm chất hiền lành, đằm thắm
đôn hậu thể hiện qua giọng thơ chân quê, chân cảm thì đến giai đoạn cuối nó
bỗng trở nên ngang tàng, táo bạo, mạnh mẽ, luôn “giở” giọng “tếu táo”, “đùa
cợt”. Các đối cực ngỡ đầy nghịch lý ấy được hài hoa trong một cái tôi nhất
thể luôn suy nghĩ, trăn trở, day dứt trước những vấn đề của đời sống con
người. Về nghệ thuật biểu hiện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy, theo Vũ
Văn Sỹ, “Trong những năm gần đây, khi mở rộng phạm vi giao tiếp của cái
tôi trữ tình theo hướng hiện đại hóa không ít nhà thơ đi vào con đường hình
thức, vô tình đẩy thơ vào tình trạng khó hiểu, bế tắc, Nguyễn Duy vẫn kiên trì
lục bát một cách có hiệu quả, khai thác nguồn mạch dân gian, tập ca dao, lẩy
ca dao để mở rộng tứ thơ hoặc thiết lập tứ thơ mới để dung nạp và đồng hóa
chất liệu đa dạng tinh tế của đời sống” [63, 35]. Nói về cái tôi trữ tình Nguyễn
Duy, Chu Văn Sơn cũng đã nắm bắt được cái hồn trong thơ Nguyễn Duy và
định danh Nguyễn Duy là kiểu “thi sĩ thảo dân”. Trên những cái xó bếp với
cột kèo, đống rấm con cúi, nồi đất đen thui, thúng mủng, nong nia, rành mẹt, rổ

rá, giần sàng, chum vại, thúng hũ, cóng ang... là la liệt những câu thơ, trang
thơ, tập thơ. Đó là cuộc trưng bày xưa nay chưa từng có. Theo Chu Văn Sơn,
Nguyễn Duy là thi sĩ thảo dân ngay từ trong quan niệm nhân sinh và nghệ
thuật. Ông viết: “Thói thường, có được một quan niệm riêng đúng đắn, xem
như có một hoa tiêu tin cậy cho hành trình sáng tạo rồi: Ta là dân vậy thì ta tồn
tại. Nhìn tổng thể có thể thấy: đơn sơ mà kỳ diệu chính là diện mạo bao trùm


8
của cái đẹp Nguyễn Duy. Đơn sơ chứa đựng kỳ diệu, kỳ diệu ngay trong đơn
sơ. Cái đẹp ấy sẽ chi phối ngoi bút của anh trong việc sáng tạo nên thế giới
nghệ thuật của mình, từ nội dung đến hình thức, từ cảnh vật tới nhân vật... Duy
sẽ đi vào cái vô danh để mang về cái vô giá. Đi vào “những cọng rơm xơ xác
gầy go” để chắt chiu thứ “hơi ấm hơn rất nhiều chăn đệm”. Đi vào cái tối để
mang về ánh sáng. Đi vào cái lặng im mang về những cái giật mình sâu thẳm.
Đi vào cái nhỏ nhoi, mang về cái cao quý, đi tới chốn mong manh để đem về
cái bất diệt... Quan điểm ấy đã giúp Nguyễn Duy vững vàng đi suốt con đường
nghệ thuật của mình. Tác giả cũng cho rằng “duy phải long lục bát” nhưng
“cây đàn này của Duy chơi điệu mới, nhịp mới, hồn mới”, ngoài ra nhà thơ con
sử dụng những phương thức biểu hiện khác phù hợp với “tạng” của mình,
chẳng hạn như: thích “xài thứ ngôn từ hồn nhiên”, khoái lối ghẹo dân gian, đặc
biệt là sự dung nạp “thứ ngôn từ dính bụi mà lấp lánh chất folklore” [63, 35].
Phát hiện của Chu Văn Sơn quả thật có nhiều mới mẻ song trong phạm vi một
bài báo việc phân tích những điều đã nói chưa có điều kiện để đi sâu.
Gần đây có một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học bàn về
thơ Nguyễn Duy. Chẳng hạn, năm 2008, trong luận văn tốt nghiệp sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hiền đã bàn về Cái tôi nội cảm tìm về cội nguồn trong thơ
trữ tình Nguyễn Duy. Một năm sau, năm 2009, Mai Thị Thủy Tiên đã làm
luận văn thạc sĩ về đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy. Gần đây nhất,
năm 2011, Nguyễn Thị Duyên nghiên cứu đề tài Trữ tình - triết lí trong thơ

Nguyễn Duy. Trong đề tài của mình, Nguyễn Thị Duyên cũng đã có những
tìm toi đáng kể về nội dung và hình thức biểu hiện của cái tôi trữ tình triết lý
trong thơ Nguyễn Duy.
Điểm lại lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Duy, có thể thấy, mỗi bài viết
đều có cách nhìn, cách cảm riêng về thơ Nguyễn Duy. Điểm gặp gỡ ở các bài
viết, dưới dạng này hay dạng khác, là khẳng định sự độc đáo, mộc mạc, chân


9
quê trong thơ Nguyễn Duy, xem ông là một trong những nhà thơ thấm đậm
chất dân gian của thơ ca Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, do tính chất yêu cầu
của những bài viết ngắn, mọi ý kiến chỉ dừng lại ở cảm nhận mà không đi vào
lí giải vì sao Nguyễn Duy lại có giọng thơ, hồn thơ như thế, và con thiếu một
sự khảo sát, phân tích hệ thống. Từ nhận thức đó, chúng tôi thực hiện đề tài
này với mong muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống, toàn diện về ảnh hưởng
văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là tìm hiểu ảnh
hưởng văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Duy
3.2. Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra cơ sở cho những ảnh hưởng của văn hóa dân gian
trong thơ Nguyễn Duy.
Thứ hai, chỉ ra được ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong cái tôi trữ
tình thơ Nguyễn Duy
Thứ ba, chỉ ra được ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong hình thức thơ
Nguyễn Duy.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật thơ
Nguyễn Duy
4.2. Phạm vi khảo sát của đề tài là toàn bộ sáng tác thơ của Nguyễn

Duy được in trong cuốn Thơ Nguyễn Duy, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu, như: Khảo sát, thống kê, phân loại;
Phân tích, so sánh; miêu tả, đánh giá tổng hợp.


10
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở cho những ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong
thơ Nguyễn Duy
Chương 2. Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong cái tôi trữ tình
Nguyễn Duy
Chương 3. Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong hình thức thơ
Nguyễn Duy
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.


11
Chương 1
CƠ SỞ CHO NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN
TRONG THƠ NGUYỄN DUY
1.1. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết - lý luận và
thực tiễn sáng tạo
1.1.1. Giới thuyết khái niệm văn hóa dân gian
Trước khi nói tới văn hóa dân gian, cần phải bắt đầu từ khái niệm văn
hóa. Cho đến nay đã có hơn 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo
UNESCO, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh
thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay

của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có tình, có óc phê phán và dấn thân
một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được
bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm toi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ
và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân” [80, 16]. Với cách
hiểu ấy, văn hóa có hai loại di sản văn hóa: những di sản văn hóa hữu thể
(đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn…) và những di sản văn hóa vô hình
(âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương, nghi thức, phong tục tập quán, lễ
hội…). Từ một hướng nhìn khác, Phan Ngọc cho rằng, “Văn hóa là mối quan
hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái
thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa
theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ


12
mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành
một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn
của các cá nhân hay tộc người khác” [48, 19]. Trong quan niệm của mình,
Phan Ngọc không nói đến lịch sử, mà chỉ xét mặt bên ngoài của cái hiện
tượng độc đáo mang tên văn hóa mà thôi. Phạm Văn Đồng trong tác phẩm
Văn hóa và đổi mới, đã đưa ra một cái nhìn khái quát. Theo ông, “Theo nghĩa
rộng, nói một cách đơn giản, văn hóa là tất cả những gì không phải thiên
nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan
trực tiếp nhất đến con người”. Như vậy có thể thấy, văn hóa là sản phẩm của
con người, gắn với con người, chỉ có ở con người.
Đó là bàn về văn hóa, con nói đến văn hóa dân gian, người ta nghĩ ngay

đến thuật ngữ quốc tế “folklore” được W J.Thom sử dụng lần đầu vào năm
1846 để chỉ “phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ… của
người thời trước” [70, 5]. Ở Việt Nam, thuật ngữ “folklore” đã được sử dụng
từ lâu và được hiểu là “văn học dân gian”, “văn nghệ dân gian” và nay là “văn
hóa dân gian”. Việc xác định nội hàm khái niệm folklore phụ thuộc vào nhận
thức của chúng ta về văn hóa dân gian và sự tiếp thu ảnh hưởng của các quan
niệm folklore từ các trường phái khác nhau trên thế giới. Về cơ bản, văn hóa
dân gian bao gồm các lĩnh vực như: văn học dân gian (thần thoại, cổ tích,
truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ… ca dao, dân ca,
thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian); Nghệ thuật dân gian (kiến trúc dân
gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian… âm nhạc dân gian, múa dân gian,
sân khấu dân gian, tro diễn…); tri thức dân gian (tri thức về môi trường tự
nhiên, tri thức về con người; y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức
ứng xử xã hội; tri thức sản xuất); tín ngưỡng, phong tục và lễ hội.
Như vậy có thể thấy, văn hóa dân gian là một thực thể sống, nảy sinh,
tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao


13
động. Cho nên, khi nhận thức, lý giải các hiện tượng văn hóa dân gian phải
gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa
của cộng đồng, trong đó cộng đồng gia tộc, cộng đồng làng xã giữ vai tro
quan trọng [71, 5].
1.1.2. Lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết
Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc. Văn hóa
đó trước nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Qua văn
hóa dân gian, nhân dân lao động “tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống
của mình [71, 5]. Vì lẽ đó văn hóa dân gian được xem là “cội nguồn của văn
hóa dân tộc” là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ”. Văn hóa dân gian gắn với lịch
sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn hóa dân

tộc, trong đó có văn chương nghệ thuật. Văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại
dưới dạng nguyên hợp, các bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau, được hình
thành trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong suốt chiều dài
lịch sử, gắn với cộng đồng dân tộc. Nói đến văn hóa dân gian là nói tới một
tổng thể bao gồm nhiều phương diện, như: văn hóa tâm linh, phong tục tập
quán, lễ hội, nghệ thuật, lối ứng xử, và đặc biệt là văn học dân gian. Ở những
mức độ đậm nhạt khác nhau, không một dân tộc nào lại không có văn hóa dân
gian của dân tộc mình. Và nó chính là ngọn nguồn, là nhân tố làm nên bản sắc
của một nền văn hóa dân tộc. Nói cách khác không một nền văn hóa, văn học
nào lại không bắt nguồn từ văn hóa dân gian.
Nhìn vào các nền văn học lớn ở Đông - Tây không khó để nhận ra mối
quan hệ mật thiết giữa văn hóa dân gian, mà rõ nhất là văn học dân gian và
văn học viết. Mối quan hệ đó được thể hiện một cách phong phú, đa dạng, mà
phổ biến nhất là các nhà văn khai thác đề tài, chất liệu từ văn hóa, văn học
dân gian. Kịch Hamlet của W. Secxpia; thơ R. Tagorre, tiểu thuyết Y.
Kawabata, tiểu thuyết Mạc Ngôn... đều là những hiện tượng như vậy. Nhờ đó,


14
sáng tác của họ vừa mang đậm bản sắc dân tộc vừa vươn tới tầm nhân loại,
trở thành di sản tinh thần chung của toàn nhân loại. Xin được lấy Thơ Dâng
(Gitanjali) của R. Tagore làm một ví dụ. Thơ Dâng là một tuyển tập gồm 103
phiên khúc, trong đó có 51 phiên khúc được viết cho Lễ hội mùa thu - một
lễ hội dân gian mang đậm màu sắc tôn giáo Ấn Độ. Năm 1913, với Thơ
Dâng, R. Tagorre trở thành người châu Á đầu tiên được trao tặng giải
Nobel văn học. Cảm hứng bao trùm tập thơ là ca ngợi cuộc sống trần thế và
những lạc thú mà cuộc đời trần thế mang lại. Tập thơ có sự kết hợp hài hoa,
nhuần nhuyễn giữa truyền thống văn hóa Ấn Độ với tinh hoa văn hóa
phương Tây mà thời đại phục hưng Ấn Độ mang lại. Theo cách nói của
Andre’ Gide - người đã dịch Thơ Dâng ra tiếng Pháp (1951), “Thật thú vị

khi nhận thấy rằng tập thơ này gắn chặt với truyền thống của nước Ấn Độ
ngày xưa, nhưng lại thú vị hơn khi nhận ra nó rất gần gũi với chúng ta”
[23, 320]. Thành công của R. Tagore ở Thơ Dâng nói riêng, sáng tạo văn
học của ông nói chung, là một minh chứng cho mối quan hệ găn bó giữa
văn hóa dân gian và văn học viết.
Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đậm đà bản sắc, được hình thành
trong chiều dài hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Theo Phan
Ngọc, “Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa khiêm tốn, mộc mạc, không có
cực đoan. Nhưng không phải vì thế mà văn hóa Việt Nam thiếu cá tính…
Người Việt Nam không tìm cái kinh người, cái phi thường, mà tìm cái bình
dị, cái gần gũi” [48, 123]. Tình cảm làng quê, thương dân yêu nước, lối sống
thiên về duy tình hơn duy lý, coi trọng các giá trị tinh thần, hồn nhiên yêu
đời… là những đặc trưng nổi bật trong văn hóa dân gian Việt Nam, và cũng là
nội dung cốt lõi trong giá trị tinh thần của văn hóa dân tộc. Nền văn hóa đó đã
để lại dấu ấn sâu đậm trong văn chương nghệ thuật ở mọi thời đại. Nói về
điều này, Hoài Thanh viết: “Từ thủa sơ sinh, nhạc, thơ, múa và kịch đều


15
chung một mâm. Đến khi lớn lên thì các loại hình tách bạch ra, nhưng vẫn
phải nương tựa vào nhau. Thơ dân gian tồn tại, phát triển và lưu truyền bằng
hát đối đáp. Nếu bỏ nhạc thì múa khó thành. Mất sự tích văn học, mất làn
điệu, mất múa thì chèo cũng mất. Tranh Đông Hồ cũng phải đi liền với hội
tết” [71, 5]. Có lẽ vì thế, trong các tác phẩm văn học viết Việt Nam người ta ít
tìm thấy những cái phi phàm, hoành tráng, đồ sộ mà hầu hết thường viết về
những cái mộc mạc, bình dị, gần gũi, đời thường. Nguyễn Trãi thích viết về
bè rau muống, dậu mồng tơi…
Tả lòng thanh, mùi núc nác
Vun đất ải, rảnh mồng tơi
(Ngôn chí - bài 9)

Ao quan thả gửi bè rau muống,
Đất Bụt ương nhờ một rảnh mùng
(Thuật hứng - bài 23)
Nguyễn Khuyến có hứng thú tái hiện những cái dân giã, đời thường
như con trâu, ao chuôm, một cần trúc điểm nhẹ giữa trời thu xanh ngắt, cây đa
giếng nước, ngõ trúc, bờ dậu… Tất cả đều gần gũi, thân thương, gắn liền với
văn hóa làng quê bắc bộ. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi ông là “nhà thơ
của làng cảnh”. Thơ ông, mà tiêu biểu là chùm thơ mùa thu (Thu ẩm, Thu
vinh, Thu điếu) đã tái hiện một cách sinh động bức tranh làng quê mùa thu. Ở
đó có cảnh sắc thiên nhiên, có con người và những phong tục, tập quán đẹp đẽ
của làng quê Bắc Bộ.
Có thể thấy, mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết là mối
quan hệ hai chiều. Nếu văn hóa dân gian là nguồn cội, đề tài bất tận cho văn
học viết, thì đến lượt nó, văn học viết lại góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa
dân gian, làm cho văn hóa dân gian ngày càng thêm phong phú mới mẻ, gắn
bó với cuộc sống, con người thời đại.


16
1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết Việt Nam
qua một số hiện tượng tiêu biểu
Có thể hiểu văn hóa dân gian là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên
bản sắc dân tộc, và tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân
tộc, tức là sức sống và sự từng trải của dân tộc. Nhờ đó mà dân tộc có thể
vững vàng và trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Văn hóa dân
gian Việt Nam cũng vậy, nó được thể hiện trên nhiều phương diện, như ứng
xử của con người với môi trường tự nhiên theo hướng nặng về thích ứng và
hoa hợp hơn là chế ngự và biến đổi. Cách ứng xử này con thấy ở cách ăn,
mặc, ở, đi lại, quan hệ cộng đồng… Con biết bao những giá trị văn hóa khác
nữa. Nó quy định các hành vi, tình cảm, hoài vọng của con người. Không chỉ

có thế, văn hóa dân gian con có ảnh hưởng rất lớn đến các loại hình nghệ
thuật, trong đó có văn học, đặc biệt là văn học viết. Trong lịch sử văn học
Việt Nam hàng ngàn năm qua, nhiều nhà văn, nhà thơ đã chịu ảnh hưởng sâu
sắc văn hóa dân gian. Sáng tạo của họ bắt rễ sâu trong mạch nguồn văn hóa
dân tộc. Có thể kể tới Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến... trong văn học trung đại. Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn
Bính, Anh Thơ... trong văn học hiện đại. Chính điều này góp phần làm nên
sức sống lâu bền cho tác phẩm của họ.
Đọc sáng tác của Nguyễn Trãi, nhất là Quốc âm thi tập, ta dễ nhận ra
những dấu vết của văn hóa dân gian trong tác phẩm của ông, mà rõ nhất là hệ
thống ngôn từ. Ông đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn ngữ
dân gian, mang đến cho nó một khả năng biểu đạt mới:
Ruộng đôi ba khóm đất con ong
Đày tớ hay cày kẻo muộn mòng
(Thuật hứng - bài 11)
Co que thay bấy ruột ốc,


17
Khúc khuỷu làm chi lái (trái) hoè
(Trần tình - bài 8)
Nên thơ, nên thày vì có học
No ăn, no mặc, bởi hay làm
(Bảo kính cảnh giới - bài 46)
Ông đặc biệt thành công trong việc vận dụng và sáng tạo lại tục ngữ,
thành ngữ dân gian. Từ những tục ngữ, thành ngữ quen thuộc, Nguyễn Trãi đã
sáng tạo nên những câu thơ đặc sắc. Câu tục ngữ “Ở bầu thì tròn, ở ống thì
dài” đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người Việt Nam, từ bình dân đến trí
thức. Khi đi vào thơ Nguyễn Trãi, nó đã mang một hình dáng mới lạ:
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn

Xấu tốt thì đều rắp khuôn
(Bảo kính cảnh giới - bài 21)
Từ câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” và thành ngữ
“Ngồi ăn núi lở”, Nguyễn Trãi viết:
Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non
(Bảo kính cảnh giới - bài 22)
Trong ca dao có nói:
Bể sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng
Con Nguyễn Trãi lại viết thành:
Dễ hay ruột bể sâu cạn,
Khôn biết lòng người ngắn hay dài
(Ngôn chí - bài 6)
Không chỉ kế thừa sự vận dụng tục ngữ, ca dao vào trong sáng tác của
mình mà Nguyễn Trãi con chịu ảnh hưởng về triết lý nhân sinh, răn dạy đạo


18
đức. Đây cũng là một nội dung xuất hiện khá nhiều trong sáng tác dân gian.
Những lời khuyên của Nguyễn Trãi được gửi gắm trong tập thơ Quốc âm thi
tập là những bài học có ích đối với muôn đời:
Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền
Cành bắc cành, nam một cội nên
(Bảo kính cảnh giới, bài 15)
Hoặc:
Chân tay đầu sứt bề khôn nối
Sống áo chăng còn mô để xin
(Bảo kính cảnh giới, bài 15)
Ngoài ra phải kể đến nữ sĩ Hồ Xuân Hương - một hiện tượng thơ tiêu

biểu về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến sáng tác. Trước hết là ảnh
hưởng về mặt đề tài. Những bài thơ vịnh vật như Vịnh quạtI, II, Bánh trôi
nước, Giếng nước, Con ốc nhồi, Đá ông chồng bà chống...đều bắt nguồn từ
những vật nhỏ bé tầm thường trong đời sống hàng ngày. Trong sinh hoạt,
người Việt có nét văn hóa xem chiếc quạt là vật bất li thân, nó vừa để quạt
cho mát, để che đầu khi nắng, để che mặt khi ngủ, đồng thời lại là vật để thể
hiện tình cảm, tư tưởng trong đời sống. Vì vậy cái quạt thành vật thân thuộc
với con người. Có lẽ vì bắt nguồn từ điều đó mà trong thơ mình, Hồ Xuân
Hương đã vịnh hình ảnh chiếc quạt rất tài tình.
Hay khi vịnh người, dấu ấn dân gian trong thơ bà cũng rất rõ. Viết về
con người, thơ Xuân Hương chủ yếu tập trung vào các đối tượng như phụ nữ,
những người trí thức như học tro, ông đồ, nhà sư…Miêu tả về các đối tượng
này, bà thể hiện bằng nhiều thái độ tình cảm khác nhau. Điều quan trọng là bà
tiếp thu cách nhìn cách nghĩ từ những người bình dân, từ truyền thống văn
hóa dân gian Việt Nam. Thái độ phê phán, hài hước này của Hồ Xuân Hương
là điều hay gặp trong kho tàng truyện tiếu lâm. Tiếp nối thái độ phê phán từ


19
văn hóa dân gian, nhà thơ đã lưu giữ mãi tiếng cười qua chùm thơ Trách
Chiêu Hổ I, II, III; Mắng học trò I, II; Vịnh sư; Sư bị ong châm…
Lúc viết về đề tài người phụ nữ, Hồ Xuân Hương cũng chịu ảnh hưởng
cách nhìn người phụ nữ từ văn học dân gian. Ca dao có hẳn mảng than thân
thường viết về người phụ nữ có số phận hẩm hiu, bấp bênh, không tự quyết
đinh được số phận và hạnh phúc của mình. Bên cạnh đó cũng có nhiều bài ca
dao ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa:
Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen

(Ca dao)
Hay là:
Em như tố nữ trong tranh
Anh như ngòi bút chấm cành hoa mai
Tiếc thay mắt phượng mày ngài
Hồng nhan thế vậy nỡ hoài tấm thân
(Ca dao)
Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương thường được bà bày tỏ với hai
nỗi niềm, vừa thương cho thân phận người phụ nữ phận hẩm duyên ôi, vừa tự
hào về vẻ đẹp của họ. Đầu tiên là vẻ đẹp về mặt hình thể: Thiếu nữ ngủ ngày,
Tranh tố nữ, Bánh trôi nước… Sau đó là sự khẳng định vẻ đẹp phẩm chất tâm
hồn. Và cuối cùng là niềm khao khát bản năng, khao khát hạnh phúc lứa đôi
giống như ca dao: Đèo Ba Dội, Vịnh quạt, Thiếu nữ ngủ ngày…
Xét về phương diện quan điểm thẩm mĩ, nữ sĩ cũng chịu sự chi phối
của văn hóa dân gian rất nhiều. Cái đẹp trong văn hóa, văn học dân gian
được quan niệm là cái đẹp tự nhiên vốn được xuất hiện trong cuộc sống lao


20
động của người bình dân. Cái đẹp trong thơ Hồ Xuân Hương rất gần với
quan niệm này. Đối tượng thẩm mĩ của nhà thơ là người phụ nữ. Họ là hiện
thân cho vẻ đẹp trần thế. Những bài thơ của nữ sĩ Xuân Hương luôn có hình
ảnh của văn hóa tín ngưỡng phồn thực, của “mĩ học phồn thực” là một ví dụ.
[75, 35]. Bà đã đồng nhất vẻ đẹp của người phụ nữ với các hình tượng tự
nhiên vũ trụ: sông, núi, đèo, trăng…Song song với cái nhìn về vẻ đẹp thể
chất của người phụ nữ là khát khao hạnh phúc lứa đôi, là tình cảm vợ chồng
với nhu cầu ân ái.
Hồ Xuân Hương không chỉ tiếp thu quan điểm tẩm mỹ, tư tưởng tình
cảm trong văn hóa dân gian mà con tiếp thu phương thức biểu hiện trong văn
hóa văn học dân gian. Hình tượng trung tâm trong thơ bà là người phụ nữ. Bà

viết về họ bằng cái nhìn của văn hóa, văn học dân gian: có bênh vực, cảm
thông, có đề cao, ca ngợi. Nhất là những người có hoàn cảnh éo le như chửa
hoang, làm lẽ, dở dang cuộc đời…Về bút pháp nghệ thụât Hồ Xuân Hương
thường hay sử dụng bút pháp trữ tình kết hợp với bút pháp tự sự bên cạnh bút
pháp tả cảnh ngụ tình. Đặc biệt về ngôn ngữ. Cũng giống như người Việt, nhà
thơ thường thích những cái nhỏ nhắn, xinh xắn hơn là những cái đồ sộ, hoành
tráng. Với quan niệm thẩm mĩ này nên ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương giản dị,
mộc mạc gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Trong thơ bà có sự xuất hiện
khá dày đặc các thành ngữ, tục ngữ. Nói như Lã Nhâm Thìn “Trong các tác
giả thơ Nôm Đường Luật, Hồ Xuân Hương là người sử dụng thành ngữ, ca
dao với tỉ lệ cao nhất” [70, 168]. Xuân Hương cũng hay dùng lối chơi chữ mà
ta thường thấy trong dân gian. Lối chơi chữ có mặt ở các bài thơ Bỡ bà lang
khóc chồng, Vịnh quạt II, Sự dở dang, Khóc Tổng Cóc, Kiếp tu hành, Chùa
Quán Sứ, Quán Khánh…
Đến văn học hiện đại cũng không ít tác giả chịu ảnh hưởng từ văn hóa
dân gian như Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Khoa Điềm, Anh Thơ…Khảo


21
sát thơ Tố Hữu ta sẽ thấy rõ điều đó. Đề tài thơ Tố Hữu chủ yếu viết về những
tình cảm lớn như tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí đồng đội…Đây
là những tình cảm thể hiện vẻ đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Con
người không quên đi bổn phận đối đất nước, luôn biết ơn với những người
cưu mang ta trong những lúc khó khăn gian khổ…Vì vậy thơ Tố Hữu viết
nhiều về hình ảnh người mẹ Việt Nam như Bà Bủ, Bà Bầm, Mẹ Tơm, Mẹ
Suốt… Cảm hứng truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của nhân
dân ta được Tố Hữu đề cập nhiều qua các tập thơ Từ ấy; Việt Bắc; Ra trận;
Máu và hoa. Không chỉ có vậy, niềm tin tưởng vào tương lai và tinh thần lạc
quan cũng là một trong những nội dung thường thấy trong thơ ông. Nhân vật
trong thơ Tố Hữu dù sống trong khổ cực, trái ngang vẫn luôn mang bên mình

niềm hi vọng, niềm tin vào tương lai. Những kiếp sống ô nhục của các cô gái
sông Hương là một dẫn chứng điển hình. Hay Bà má Hậu Giang trước khi
chết vẫn thét vào đầu quân giặc “tao già không đủ sức cầm dao” vẫn con có
“con tao gan dạ anh hùng”. Hay giữa đống đổ nát, hoang tàn trước bom đạn
của kẻ thù, nhà thơ vẫn tin tưởng vào tương lai tất thắng của dân tộc: Giữa
thành phố trụi; Đói! Đói; …
Dấu ấn văn hóa dân gian ảnh hưởng sâu đậm nhất trong thơ Tố Hữu là
về mặt thể loại. Thơ Tố Hữu chiếm đại đa số là thể loại lục bát. Ông có tới
100 bài được viết bằng thể lục bát trên tổng số 286 bài thơ. Trong đó có 75
bài hoàn toàn được viết bằng thể lục bát, con 25 bài có đan xen với thể thơ
khác. Về phương thức biểu hiện, ngôn ngữ thơ của Tố Hữu đậm ngôn ngữ
hàng ngày. Vì vậy mỗi lần đọc thơ Tố Hữu rất dễ nhớ, dễ thuộc. Chính những
lời lẽ hết sức giản dị được thốt ra nên đã gieo vào long chúng ta những cảm
xúc khó quên. Cả giọng điệu nữa, cái âm điệu ngọt ngào tha thiết của xứ Huế
làm nên một nét riêng trong thơ ông. Kết hợp với điều đó Tố Hữu đã tiếp thu
được tinh hoa của ca dao, dân ca Việt Nam. Mỗi lần đọc thơ ông, ta cảm nhận


22
được cái âm hưởng ngọt ngào, êm dịu của ca dao truyền thống. Đọc bài Việt
Bắc chúng ta như được đọc một bài ca dao. Lối đối đáp xưng hô mình - ta
trong bài thơ là kiểu đối đáp của hát giao duyên. Từ cảnh chia ly, đến tâm sự
nhắn nhủ, hứa hẹn đều in rõ dấu vết ca dao. Nhờ học tập lối nói quen thuộc
của ca dao mà Tố Hữu đã biến vấn đề chính trị khô khan đó là cuộc chia tay
giữa cán bộ cách mạng với đồng bào Việt Bắc trở nên nồng ấm, trữ tình.
Cùng với Tố Hữu, Nguyễn Bính là nhà thơ đặc biệt thành công trong
việc tiếp thu văn hóa, văn học dân gian trong sáng tạo thơ ca. Ông là nhà thơ
gắn bó cuộc đời mình với làng quê nên không gian văn hóa trong thơ Nguyễn
Bính trước hết là không gian của cuộc sống làng quê với những phong tục, tập
quán, những sinh hoạt văn hóa gắn bó thiêng liêng với đời sống tâm linh của

người Việt. Đó là hình ảnh những cô gái, những cụ già đi trẩy hội chùa ngày
xuân cầu phước lộc đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tâm linh thấm sâu
trong tâm thức người Việt:
Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung,
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô
(Xuân về)
Cả hình ảnh của hội chèo ngày tết như một điểm nhấn trong sinh hoạt
văn hóa làng quê mỗi độ xuân về:
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy


23
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.
(Mưa xuân)
Và hình ảnh những cụ già tóc bạc uống rượu đề thơ, cũng là một nét
văn hóa không thể thiếu trong phong tục ngày tết:
Có những ông già tóc bạc phơ
Rượu đào đôi chén bút đề thơ
(Thơ xuân)
Không gian văn hóa trong thơ xuân Nguyễn Bính con là không gian
tâm linh, tâm thức, tâm cảm với những hoài niệm, nhớ mong đã trở thành nỗi
ám ảnh khôn nguôi. Đọc những bài thơ xuân của Nguyễn Bính như “Mưa

xuân”, “Xuân tha hương”, “Xuân thương nhớ”, “Cô lái đò”, “Chân quê”…
ta đều bắt gặp ở đấy những câu thơ đong đầy nỗi nhớ đến nao long.
Ngay cả trong trường ca “Mặt đường khát vọng”, nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm đã viết những vần thơ đầy ý vị. Trường ca của ông đậm chất văn
hóa với bề dày của phong tục tập quán, những nét văn hóa của dân tộc ta:
Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể.
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng…
Qua trường ca của Nguyễn Khoa Điềm, người ta tìm thấy phong tục tập
quán của người Việt xưa “tóc mẹ bới sau đầu”, truyền thống đánh giặc cứu


24
nước của người Việt Nam qua lời kể của truyện Thánh Gióng đánh đuổi giặc
Ân. Chúng ta con biết được mĩ tục văn hóa của người Việt đó là tục ăn trầu
gắn liền với sự tích dân gian lưu giữ bao đời - truyện Trầu cau. Ngay cả cái
cách đặt tên cho con cái của mình dựa vào các vật dụng cái kèo, cái cột. Và
cũng chỉ cần bằng một câu thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã khái quát được Việt
Nam là đất nước của nền văn minh lúa nước…Vậy nếu không được sống và
chịu ảnh hưởng từ cái nôi văn hóa dân gian Việt liệu Nguyễn Khoa Điềm có
được những câu thơ như thế hay không.
Từ việc điểm qua một số hiện tượng tiêu biểu trong văn học Việt Nam,
có thể thấy mối quan hệ giữa văn hóa, văn học dân gian với văn học viết là
hết sức sâu sắc. Những sáng tác văn chương trường tồn cùng thời gian, đi vào

long người qua nhiều thế hệ đều gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc.
1.2. Hoàn cảnh sống và sáng tạo của nhà thơ
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và đời sống văn học
Thời đại Nguyễn Duy sống và sáng tạo là một thời đại đầy biến động
của lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ trong lịch sử
dân tộc lại dồn dập nhiều biến cố, sự kiện đến vậy. Nó đã có những tác động
sâu sắc đến đời sống văn học, mà trước hết là quan điểm, tư tưởng - nghệ
thuật của các nhà văn.
Tháng Tám 1945, Nhật đầu hàng quân đồng minh, nhân dân ta đã thực
hiện cuộc tổng khởi nghĩa thành công, giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố
quyền độc lập tự chủ của nước Việt Nam, khai sinh nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hoa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên,
không từ bỏ dã tâm xâm lược, các nước thực dân, đế quốc đã quay trở lại. Cả
dân tộc lại lên đường ra trận, bước vào cuộc trường chinh máu lửa rong rã 30
năm trời. Hơn bao giờ hết, đó là thời kỳ sức mạnh Việt Nam, sức mạnh của


25
long yêu nước, ý chí quật cường, của một truyền thống văn hiến được hun đúc
hơn bốn ngàn năm hiện lên rực rỡ. Trong chiến tranh khốc liệt nhiều giá trị
tinh thần của truyện thống Việt Nam được kế thừa, phát triển, nhiều chân lý
đời sống đã được khám phá. Sức mạnh của nhân dân, vai tro của nhân dân đã
được nhận thức như một chân lý hiển nhiên. Tư tưởng đất nước của nhân dân
đã thấm sâu trong tình cảm, nghĩ suy của mỗi con người. Hoàn cảnh ấy, cuộc
sống ấy đã định hướng và khơi nguồn cho sáng tạo nghệ thuật. Một đội ngũ
nghệ sĩ - chiến sĩ đã sống và viết trong một giai đoạn hào hùng mà đau thương
của lịch sử dân tộc. Nhiều cây bút tài năng, nhiều tác phẩm đặc sắc đã ra đời.
Và không ít trong số đó được khơi nguồn từ cuộc sống kháng chiến, kiến
quốc và phong trào văn hóa văn nghệ dân gian. Tìm về với nguồn cội dân

gian, gắn bó với cuộc sống nhân dân đất nước đã trở thành một định hướng,
một phương châm sáng tạo, ý thức nghệ thuật của người nghệ sĩ cách mạng.
Ở đó, họ tìm thấy cảm hứng, ý nghĩa của thơ ca, của sáng tạo nghệ thuật. Từ
những nhà thơ tiền chiến như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tê Hanh...
đến những nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ như Hồng Nguyên, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Minh Huệ,
Trần Hữu Thung, Thu Bồn, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến
Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ...
dưới dạng này hay dạng khác đều đã tìm về với ngọn nguồn văn hóa dân tộc.
Những Thánh Gióng, Thạch Sanh đánh giặc “sống hiên ngang mà nhân ái
chan hoa”, những người vợ chờ chồng hóa đá “vọng phu”, hay miếng trầu bà
ăn, cái kèo cái cột, hạt gạo, cũ khoai một nắng hai sương... đều đi vào thơ ca
như một dong mạch tự nhiên không bao giờ vơi cạn. Và đó là một phần sức
mạnh Việt Nam góp phần làm nên chiến thắng.
Chiến thắng 30/ 4/ 1975 đã kết thúc cuộc chiến tranh rong rã 30 năm
trời. Đất nước bước vào thời kỳ mới. Non sông đã thu về một mối. Cả nước


×