BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN NGỌC BẢO CHƯƠNG
XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN LÝ CHUYỂN
GIAO CƠNG NGHỆ DẠY HỌC BẬC TRUNG
HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ NGÀNH : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : PGS – TS NGÔ SĨ TÙNG
.
VINH 2013
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý giáo dục trường Đại
Học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn. Ban giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ trường Đại Học Sài Gịn đã tổ chức các
hoạt động học tập giúp tơi có cơ hội tiếp thu kiến thức hiệu quả.
Phó giáo sư- Tiến sĩ Ngô Sỹ Tùng, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy
bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong hội đồng chấm, phản biện luận văn đã
cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Các Thầy Cô là chuyên viên Sở GD-ĐT Tp.HCM, cán bộ quản lý Phòng GD-ĐT
quận Bình Thạnh, các Thầy Cơ làm cơng tác quản lý tại các trường phổ thống trên địa bàn
Tp.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và khảo sát thực tế, đóng góp ý
kiến xây dựng đề tài của tơi được hồn thành.
Xin kính chúc q Thầy Cô, anh chị và các bạn sức khỏe và thành công.
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Bảo Chương
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
11
1.2. Các khái niệm cơ bản
20
1.3.Quản lý chuyển giao công nghệ dạy học
41
1.4. Cơ sở pháp lý của đề tài
42
Kết luận chương 1
44
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
DẠY HỌC BẬC THCS TẠI TP.HCM
2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và ngành gíao dục - đào
46
tạo TP.HCM
2.2. Thực trạng công tác chuyển giao cơng nghệ tại Việt Nam nói chung và
50
Tp.HCM nói riêng
2.3. Thực trạng công tác quản lý chuyển giao công nghệ dạy học bậc THCS
57
tại TP.HCM
Kết luận chương 2
78
Chương 3 ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH QUẢN LÝ CHUYỂN GIAO CƠNG
NGHỆ DẠY HỌC BẬC THCS TẠI TP.HCM
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp
79
3.2. Mơ hình quản lý chuyển giao cơng nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM
86
3.3. Đánh giá mơ hình quản lý chuyển giao công nghệ dạy học bậc THCS tại
108
Tp.HCM
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của mơ hình.
109
Kết luận chương 3
111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Chữ viết đầy đủ
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Khoa học kỹ thuật
Khoa học giáo dục
Quản lý giáo dục
Cơ sở đào tạo
Cán bộ quản lý
Học sinh
Phương pháp dạy học
Khoa học và công nghệ
Công nghệ dạy học
Công nghệ giáo dục
Công nghệ đào tạo
Cơng nghệ thơng tin
Thành phố Hồ Chí Minh
Ký hiệu viết tắt
GD
GD-ĐT
GV
KHKT
KHGD
QLGD
CSĐT
CBQL
HS
PPDH
KH&CN
CNDH
CNGD
CNĐT
CNTT
Tp.HCM
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong q trình phát triển của mọi quốc gia, giáo dục và đào tạo (GDĐT) vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là con đường quan
trọng nhất để phát huy nguồn lực con người. Chính vì vậy, sự đi lên bằng giáo
dục đã trở thành con đường tất yếu của thời đại. Trí tuệ của con người đã trở
thành tài sản quý giá của mỗi quốc gia. Nâng cao và phát triển dân trí là điều
kiện kiên quyết để đưa đất nước tiến lên trong xu thế hội nhập hiện nay. Từ
xu thế tất yếu của thời đại và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã
khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh
và bền vững”.
Nền giáo dục cách mạng đã tạo nên những nét đẹp của văn hoá dân tộc,
tạo nên bản sắc Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, đó chính là tiền đề cho dân
tộc ta viết lên những trang sử chói lọi. Đề cao vai trị của giáo dục là đề cao tư
tưởng tiến bộ mang tính thời đại. Đây là tư tưởng chỉ đạo có tầm chiến lược
của Đảng ta, đang từng bước được thể chế hoá một cách thấu đáo, đồng bộ và
kịp thời trong cuộc sống. GD-ĐT đã và đang đứng trước những cơ hội phát
triển mới, đồng thời cũng phải đối đầu với nhiều thách thức mới.
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6
khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế nhận định: Tiềm lực KH&CN được nâng lên. Quản lý nhà nước
về KH&CN từng bước được đổi mới. Hệ thống pháp luật về KH&CN được
chú trọng hồn thiện. Thị trường KH&CN đã được hình thành và bước đầu
phát huy tác dụng. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh và chủ động hơn trong
một số lĩnh vực, góp phần nâng cao năng lực, trình độ KH&CN trong nước.
Tuy nhiên, hoạt động KH&CN nhìn chung cịn trầm lắng, chưa thực sự trở
thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế quản lý hoạt động KH&CN
chậm được đổi mới. Thị trường KH&CN phát triển chậm, chưa gắn kết chặt
chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh
doanh và quản lý. Hợp tác quốc tế về KH&CN còn thiếu định hướng chiến
lược, hiệu quả thấp. Đồng thời nêu quan điểm định hướng phát triển:
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ
chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KH&CN;
phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của
các tổ chức KH&CN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức KH&CN tiên
tiến của thế giới.
- Đầu tư cho nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực
tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc
Chuyển giao công nghệ là một trong những đặc điểm nổi bật của sự
phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây. Kinh nghiệm phát
triển kinh tế của các nước thành công nhất cho thấy, việc tiếp nhận một cách
có hiệu quả cơng nghệ nước ngồi, đồng thời chuyển giao cơng nghệ có hiệu
quả trong nước là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển kinh
tế, xã hội, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thu hẹp
khoảng cách với các nước phát triển đi trước nhất là với lĩnh vực giáo dục.
Đối với sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam thời đại ngày nay,
trong chiến lược đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục nước nhà, cần có
nhận thức mới về phát triển giáo dục theo hướng bảo đảm chất lượng của phát
triển giáo dục, không cịn làm giáo dục theo kiểu “phong trào, hình thức, cục
bộ” mà cần phát triển giáo dục trong mối liên hệ với thực tiễn khách quan của
xã hội, của đất nước và thế giới, gắn bó mật thiết với các lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, KH&CN. Phát triển giáo dục nhanh và bền vững là đòi hỏi cấp bách,
nhưng cũng là u cầu lâu dài có ý nghĩa sống cịn với nền giáo dục Việt
Nam. Giáo dục Việt Nam tuy đã đạt được rất nhiều thành tựu, đã khởi sắc
thực sự, song giáo dục Việt Nam vẫn là nền giáo dục của một nước nghèo,
một nước trong những nước đang phát triển. Phát triển giáo dục nhanh, bền
vững và hiệu quả là tạo sức cạnh tranh cho kinh tế- xã hội, vì thực chất cơng
cuộc cạnh tranh kinh tế- xã hội giữa các nước hiện nay là cạnh tranh về giáo
dục.
Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục Việt Nam được Đảng và Nhà
nước nêu rõ: Tồn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội cùng với khơng ít thách
thức, trong đó có nguy cơ văn hóa dân tộc bị lu mờ bởi việc du nhập những
lối sống và giá trị xa lạ, cực đoan, thậm chí phi nhân tính. Cần vận dụng
những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giới để tiết
kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước
ta và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những mơ hình giáo
dục của nước ngồi phải được xem xét thận trọng để phù hợp với trình độ
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi đồng thời không làm tổn hại
đến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vận dụng những bài học
kinh nghiệm của quốc tế phải được tiến hành đồng thời với việc nhấn mạnh
hơn những yếu tố dân tộc trong nội dung và phương pháp giáo dục, giúp
người học hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam, biết tự hào về truyền thống
dân tộc, có ý thức và trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đồng thời giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện
chi phí cịn hạn hẹp. Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của mọi nền giáo dục,
nhưng chất lượng cũng đòi hỏi những đầu tư thỏa đáng. Trong vài thập niên
tới ở nước ta chưa thể đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước cho giáo dục ngang
bằng đầu tư của nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước phát
triển. Cần tận dụng sự đầu tư của nhà nước, những đóng góp của xã hội với
nguồn lực còn hạn hẹp để đạt đến chất lượng giáo dục tốt nhất, mặc dù chất
lượng này có thể chưa so sánh được với chất lượng giáo dục cao của nhiều
nước khác trên thế giới. Việc tận dụng các kinh nghiệm và mơ hình giáo dục
của các nước tiên tiến, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tiết
kiệm, chống tiêu cực trong giáo dục, thu hút các nhà khoa học, nhà giáo giỏi
trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học…là
những giải pháp cần được chú trọng nhằm sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư và
hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối với Việt Nam, chuyển giao công nghệ dạy học nói riêng hiện nay
cịn nhiều bất cập. Thuật ngữ “cơng nghệ dạy học” (CNDH) thậm chí cịn ít
được dùng trong công tác, nhất là bậc phổ thông, đối với giáo viên và cán bộ
quản lý các cơ sở đào tạo thì cơng nghệ dạy học hầu như khơng thấy nhắc đến
mặc dù hoạt động này có diễn ra nhưng vai trị của nó hết sức mờ nhạt, chủ
yếu là qua các đợt bồi dưỡng thường xuyên, họp chun mơn theo đơn vị từ
Sở đến Phịng để triển khai một số nội dung đổi mới phương pháp dạy – học
mỗi năm vài lần cho các trường sau đó các trường tự lên kế hoạch thực hiện
và rất nhiều trường vì nhiều lý do: kinh phí, nhân lực,…, và một ngun nhân
lớn là thiếu mơ hình quản lý có hiệu lực, có thể khơng làm hoặc làm theo kiểu
hình thức để đối phó, từ đó hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo không đạt
như mong đợi – hay nói khác đi việc chuyển giao cơng nghệ dạy học hiện nay
rất manh mún, thụ động, tự phát. Vì thế khi chúng ta cần thực hiện các giải
pháp đổi mới nào đó thì vấp phải một rào cản là độ chênh lệch lớn giữa các cơ
sở đào tạo (trong cùng địa phương hoặc giữa các địa phương với nhau) về mặt
bằng ứng dụng kỹ năng, phương tiện, phương pháp dạy – học mới, là một
trong những biểu hiện tính thiếu đồng bộ của hệ thống giáo dục.
Tôi chọn đề tài “Xây dựng mơ hình quản lý cơng tác chuyển giao
cơng nghệ dạy học bậc THCS tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục tiêu
đề xuất một mơ hình giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý ngành giáo
dục và các cơ sở đào tạo bậc THCS tại Tp.HCM có thể thực hiện hiệu quả
cơng tác này trong giai đoạn đổi mới nền giáo dục và phát triển khoa học và
công nghệ của đất nước sắp tới.
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một mơ hình giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý
ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo có thể thực hiện hiệu quả, có chất lượng
cơng tác quản lý chuyển giao cơng nghệ dạy học bậc THCS tại TP.HCM.
1. Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài:
- Cơ sở khoa học:
- Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ biện chứng giữa
sự phát triển khoa học – công nghệ với phát triển kinh tế, xã hội.
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần XI năm 2011 về nội dung
phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ.
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung
ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam (Ban hành kèm theo
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ)
- Tính thực tiễn:
Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý có tính khoa học,
khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý chuyển giao công nghệ dạy học
bậc THCS tại Tp.HCM giúp tiết kiệm chi phí và tăng tính đồng bộ trong việc
triển khai công nghệ dạy học hiện đại.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Mục tiêu : Đề xuất một mơ hình giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước,
quản lý ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo có thể thực hiện hiệu quả và có
chất lượng cơng tác quản lý việc chuyển giao công nghệ dạy học bậc THCS
tại Tp.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu: Bộ phận chuyển giao công nghệ Sở GD-ĐT;
Phòng GD-ĐT một số quận, huyện; các trường THCS trên địa bàn Tp.HCM.
Cách tiến hành chuyển giao công nghệ dạy học tại các cơ quan quản lý ngành
giáo dục, các cơ sở đào tạo bậc THCS.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Về lý thuyết:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phân loại- hệ thống
hóa, phương pháp cụ thể hóa các tài liệu lý luận có liên quan để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp tiếp cận phân tích chức năng, phương pháp tiếp cận hệ
thống.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục.
- Phương pháp lấy ý kiến chun gia.
- Phương pháp mơ hình hóa.
- Phương pháp thống kê toán học:
- Bảng câu hỏi phỏng vấn.
- Biểu đồ: nhân quả, tiến trình, kiểm sốt,…
4. Nội dung nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu
Công tác chuyển giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM.
- Đối tượng nghiên cứu
Mơ hình quản lý chất lượng chuyển giao công nghệ dạy học bậc THCS
tại Tp.HCM.
- Dự kiến các loại số liệu, dữ kiện, dự liệu cần thu thập phục vụ cho đề tài:
- Thực trạng công tác quản lý chuyển giao và áp dụng một số công nghệ
dạy học tại các trường THCS tại Tp.HCM trong vài năm gần đây.
- Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý (CBQL) ngành GD Tp.HCM về
công tác chuyển giao công nghệ dạy học ở các trường THCS tại Tp.HCM
trong vài năm gần đây.
- Ý kiến chuyên gia Sở GD-ĐT, Sở KH&CN Tp.HCM về công tác
chuyển giao công nghệ dạy học tại các trường THCS trên địa bàn
Tp.HCM.
Nghiên cứu tổng quan:
- Các Văn bản nói về cơng tác chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
cho đến nay chủ yếu đề cập đến chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực
khoa học kỹ thuật, dịch vụ du lịch, thể thao, y tế,…trong đó các văn kiện của
Đảng như văn kiện Đại hội XI, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012
Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, dự thảo phát triển KH&CN mang tầm
vóc vĩ mơ và định hướng chiến lược, phần lớn nội dung nói đến những thành
tựu đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục, đề ra phương hướng, các giải
pháp để phát triển KH&CN.
- Lĩnh vực giáo dục tuy có đề cập đến vấn đề chuyển giao công nghệ
nhưng chủ yếu và hầu như tập trung vào giáo dục đại học và đào tạo nghề,
trong khi đó giáo dục phổ thông ngày nay được xem là nền tảng tạo nên lực
lượng lao động hiện đại cho nền kinh tế tri thức, người dạy - học rất cần tiếp
cận các phương pháp, phương tiện tiên tiến để phục vụ việc quản lý, xây dựng
chương trình, đổi mới phương pháp dạy – học tạo chuyển biến căn bản theo
nghĩa từ là phải từ người học còn tuổi thiếu niên – giai đoạn hình thành nhân
cách, phong cách học tập, làm việc khoa học,... thì hầu như ít thấy bàn bạc
đến.
- Có thể nói, chuyển giao cơng nghệ dạy học là xu thế tất yếu để giáo
dục Việt Nam hội nhập và phát triển, hay nói cách khác theo quan điểm hệ
thống cơng tác chuyển giao công nghệ dạy học là một thành tố không thể
thiếu trong hệ thống giáo dục hiện nay và với bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa để nhanh chóng đưa đất nước thốt khỏi tình trạng tụt hậu hướng tới
mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì chuyển giao
cơng nghệ dạy học càng có vai trị quan trọng hơn.
- Các nghiên cứu về quản lý chất lượng cũng chỉ rõ đặc trưng của quản
lý chất lượng là quản lý quá trình, hướng đến mục tiêu chung, là các hoạt
động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng
nhằm thỏa mãn nhu cầu người được phục vụ với điều kiện sử dụng tối ưu các
nguồn lực hiện có của tổ chức.
- Luật chuyển giao cơng nghệ của Việt Nam đã có hướng dẫn các thủ
tục pháp lý để thực hiện chuyển giao công nghệ nhưng dường như đối với đối
tượng là các cơ sở đào tạo bậc phổ thơng thì hiệu lực của Luật này cịn mờ
nhạt, điều này có thể có nguyên nhân chủ quan từ quản lý Nhà nước cấp Sở,
Bộ cho rằng các cơ sở đào tạo, trường học chỉ đơn thuần là nơi thụ hưởng
(một cách thụ động) và được triển khai theo lối áp đặt (đơn cử một số công
nghệ gần đây như gỉai pháp quản lý nhà trường bằng công nghệ thông tin
(CNTT): các phần mềm quản lý mã nguồn mở dùng hệ điều hành Linux được
Việt hóa những năm đầu XXI; Phương pháp dạy học thế kỷ XXI của Intel
năm 2007; Dạy học theo dự án, dạy học e-learning của Microsoft năm 2011;
hoặc gần đây hơn là chương trình Smas của Viettel năm 2011; Quản lý nhà
trường Vmis năm 2012 từ dự án của Châu Âu (EU);...gây tốn kém và chưa
chắc hiệu quả mà còn nhiều bất cập khi đưa vào áp dụng thực tế) hoặc rơi vào
tình trạng buông lỏng quản lý để các trường phổ thông tự tìm kiếm, tự trang
bị, tự sử dụng chẳng hạn bảng tương tác activeboard, dụng cụ thực hành thí
nghiệm tích hợp với multimedia rất đắt tiền nhưng nếu không dùng đúng thì
rơi vào hình thức, trình diễn, thiếu thực chất, gây lãng phí thời gian, tiền của.
- Như vậy theo những luận điểm trên đứng ở góc độ quản lý trường học
phổ thơng ta thấy vai trị của nhà trường – nơi trực tiếp sử dụng công nghệ
dạy học mới – chưa thực sự chủ động, chưa phát huy được tính sáng tạo, chưa
thấy được mối quan hệ ràng buộc giữa nhà trường với các đối tác (giúp cho cả
2 bên nâng cao năng lực hoạt động), cũng như triệt tiêu tinh thần phản biện
khoa học để giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, quản lý ngành giáo dục, các
đối tác, nhà cung cấp, các tổ chức tài trợ có cái nhìn khách quan, chuẩn xác
tình hình ứng dụng cơng nghệ dạy học có những mặt tích cực và hạn chế ra
sao để có biện pháp điều chỉnh, hồn thiện.
- Nghiên cứu của tác giả:
• Nghiên cứu về cơ sở lý luận về công nghệ, công nghệ dạy học, quản lý
công nghệ, chuyển giao công nghệ và quản lý chuyển giao cơng nghệ
dạy học.
• Khảo sát thực trạng quản lý chuyển giao cơng nghệ dạy học bậc
THCS tại Tp.HCM.
• Quan điểm hệ thống, về mơ hình quản lý và cách tiếp cận trong việc
xây dựng một mơ hình quản lý chuyển giao công nghệ dạy học bậc
THCS tại Tp.HCM.
• Đề xuất mơ hình quản lý, mơ tả hoạt động của mơ hình chuyển giao
cơng nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM.
-Dự kiến kết quả đạt được:
• Mơ hình quản lý chất lượng chuyển giao công nghệ dạy học bậc
THCS tại Tp.HCM giúp cho các cơ sở đào tạo tổ chức tiếp nhận và
ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ dạy học về mặt chất lượng công
việc và lợi ích kinh tế đồng thời góp phần cải cách hành chính trong
quản lý Nhà nước đối với ngành giáo dục.
• Là cơ sở thành lập cơ sở dữ liệu để tư vấn cho công tác chuyển giao
công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM ngày càng hiệu quả hơn.
-Dự kiến nội dungtrình bày:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng quản lý chuyển giao công nghệ dạy học bậc THCS tại
Tp.HCM
Chương 3: Đề xuất mơ hình quản lý chất lượng chuyển giao công nghệ dạy
học bậc THCS tại Tp.HCM
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Sự ra đời khái niệm công nghệ dạy học và các giai đoạn phát triển
của nó
Ta có thể xem xét khởi đầu của ngành CNDH từ thời Hy Lạp cổ đại.
Thuật ngữ "Technology"(công nghệ) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ
"Technologia" trong tiếng Hy lạp. Từ này trong tiếng Hy lạp có nghĩa là cách
xử lý/thủ thuật hoặc kỹ năng xử lý có hệ thống. Một nhóm các nhà giáo tinh
hoa uyên bác thời Hy lạp cổ đại (nhóm Sophists) nổi tiếng có những lý lẽ
tranh luận thông minh sắc sảo và tài hùng biện thường đi dạy học cho các
nhóm trẻ biết sử dụng thuật hùng biện đúng cách thức và do vậy mà có thể
xem họ là những nhà CNDH đầu tiên. Những bài giảng của nhóm Sophists
này gây ảnh hưởng lớn đến các nhà triết học Socrate, Plato, Aristotle và đã
góp phần tạo nền tảng triết học cơ bản cho tư tưởng phương Tây. Do vậy có
thể suy ra, bất cứ những phương pháp, kỹ năng, thủ thuật, chiến lược hay bí
quyết nào được sắp xếp một cách khoa học, có hệ thống, được dưa vào sử
dụng mà đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy thì được gọi là CNDH.
Các giai đoạn hình thành và phát triển khái niệm CNDH ở thế kỷ XX:
Ta có thể thấy cơ sở của ngành CNDH bắt nguồn từ các ý tưởng của
các nhà Hy lạp cổ đại như được nêu trên. Tuy vậy, thực chất lịch sử của
ngành CNDH hiện đại lại chủ yếu rơi vào thế kỷ XX, dựa trên 3 nền tảng hiện
đại: Thiết kế giảng dạy (Instructional design), phương tiện truyền thông trong
dạy học (Instructional Media) và Công nghệ máy tính trong dạy học
(Instructional Computing).Các thời kỳ:
a. Ðầu thế kỷ XX- 1950
- Về thiết kế bài giảng: quan niệm của Thorndike (1874 - 1949) về quá
trình học ở đầu thế kỷ XX (dựa theo tâm lý học ứng xử/hành vi: kích thích,
phản ứng, thưởng/sửa..lặp đi lặp lại) được ứng dụng vào phương pháp dạy
học (PPDH), phát triển những kỹ năng, nhằm đạt mục tiêu đề ra hay kết quả
mong muốn. Thời thế chiến thứ 2 có phương pháp tiếp cận hệ thống được
dùng để huấn luyên ở trường quân sự,...
- Phương tiện dạy học (DH) (phát triển song song với thiết kế bài học ở
thế kỷ XX): Dạy học cổ truyền chỉ dựa vào lời nói và chữ viết, sau này có
thêm các đồ dùng học tập khác. Năm 1905, trung tâm Media đầu tiên ở Mỹ
sưu tầm đồ dùng dạy học bao gồm các đồ vật, mơ hình, bản đồ. Ðầu thế kỷ
XX, ở Hoa kỳ bắt đầu có dạy học bằng hình ảnh (visual), rồi vào thập niên
1920 và 1930 có âm thanh (audio). Về sau, nhiều phim ảnh được đưa vào lớp
học (phim kịch, phim khoa học và lịch sử). Ðến đầu những năm 40, có trung
tâm giáo dục theo chương trình dạy học nghe nhìn ở Mỹ (năm 1943). Năm
1946, kế họach dạy học nghe nhìn được thực hiện ở trường ÐH Indiana - Hoa
kỳ. Trong thế chiến thứ 2, có nhiều phim huấn luyện được dùng trong giáo
dục quân sự.
Từ đầu thập kỷ 40 đến thập kỷ 50, nhiều phương tiện cơng nghệ trình
bày thơng tin (chữ viết, âm thanh, hình ảnh,…) như đèn chiếu (phương tiện
nghe nhìn), phim ảnh ngày được sử dụng rộng rãi trong GD-ĐT ở khắp châu
Âu, Mỹ. Từ đó đã mở ra nhiều tranh luận chung quanh bản chất, đối tượng,
khái niệm, thuật ngữ công nghệ giáo dục (CNGD), dự báo xu hướng cơng
nghệ hóa GD. CNGD được hiểu là ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào quá
trình dạy học.
- Giai đoạn này chưa có sự phát triển của cơng nghệ máy tính.
b. Giai đoạn 1950-1960
- Thiết kế bài giảng: phát triển mạnh hơn về tâm lý hành vi
(Behaviorism của Skinner), dựa trên phản xa có điều kiện. Ngồi ra cịn xuất
hiện lý thuyết mục tiêu (objectives) của Bloom (1956), tâm lý nhận thức của
Gagné (60), thiết kế bài giảng theo nguyên tắc, đặt ra mục tiêu giảng dạy,
thiết kế giảng dạy sao cho đạt mục tiêu, đánh giá đo lường được, tối ưu hoá
việc học. Phương pháp tiếp cận hệ thống phát triển mạnh
- Phương tiện DH: Truyền hình ở thập kỷ 50, ngày càng có nhiều kênh
đài phục vụ học tập (khám phá, lịch sử,…). Hiện nay thì video thịnh hành
hơn. Ban đầu, tư tưởng này tập trung vào việc sử dụng các phương tiện kỹ
thuật, về sau vào mục đích dạy học, kết hợp khoa học nghe nhìn với lý thuyết
học tập, đánh dấu bước ngoặt ra đời của CNDH hiện đại Từ đó xuất hiện máy
dạy học, tư tưởng dạy học chương trình hóa của Skinner được hưởng ứng
rộng rãi.
- Cơng nghệ máy tính trong DH, sự ra đời của phần cứng. Máy tính
cồng kềnh đầu tiên ra đời năm 1946, sau này trải qua các thế hệ: thế hệ 1chân không (vacumn), thập kỷ 50 - thế hệ 2, thập kỷ 60 thế kỷ XX ra đời
transistor (nhanh, nhỏ, rẻ,bền hơn).
c. Giai đoạn 1960-1980
- Về thiết kế DH: Ðến cuối những năm 1960, bắt đầu nảy sinh cách tiếp
cận công nghệ đối với việc thiết kế quá trình dạy học nói chung, nghĩa là cơng
nghệ của chính sự thiết kế q trình dạy học. Dạy học chương trình hóa là con
đẻ đầu tiên của cách tiêp cận này. Quan điểm này được áp dụng triệt để vào
dạy học vào những năm 1960.
- Về phương tiện truyền thơng trong DH: có nhiều thay đổi, phát triển
mạnh mẽ hơn, sử dụng nhiều dạng Media khác nhau. Cá chuyên gia về Media
trở thành quan trọng trọng trường học, họ quan tâm tìm kiếm các dạnh Media
mới, xem lại bản chất của KH nghe nhìn và Media. Media trở thành 1 phần
quan trọng của CNDH, gắn liền với quá trình thiết kế bài giảng, giao tiếp.
- Về cơng nghệ máy tính trong DH: thập niên 70 thế kỷ XX xuất hiện
chips -thế hệ thứ 4, cuối thập niên 70 phát triển qui mô lớn. Năm 1976 máy
tính cá nhân Apple đầu tiên ra đời, phát triển nhanh ứng dụng CN máy tính
vào dạy học. Năm 1968 hịan thiện và ứng dụng chương trình hóa LOGO vào
học viện Massachuset - Hoa kỳ. Các nhà chuyên môn nghe nhìn và chương
trình hóa thống nhất thuật ngữ CNGD.
B.P Skinner (1968) là người đầu tiên xử dụng thuật ngữ công nghệ
giảng dạy (technology of teaching) tạo ra sự phát triển máy dạy học có sự hỗ
trợ bằng máy tính và những thiết bi điện tử trong lớp học để giải quyết tình
trạng thiếu GV vào những năm 1970 nhưng đã thất bại sau thời gian không
lâu.
Kết luận: Thập kỷ 1970 được đánh dấu bởi 3 đặc điểm: a) ngồi nghe
nhìn, chương trình hóa cịn có cơ sở tin học, lý thuyết viễn thơng, đo lường
GD, phân tích hệ thống và các KHGD như tâm lý học, lý thuyết quản lý, họat
đơng nhận thức, tổ chức q trình GD và tổ chức lao đông sư phạm, b) cơ sở
phương pháp luận của CNGD chuyển từ dạy học thuyết trình sang dạy học
nghe nhìn , c) sự tích cực đào tạo các nhà cơng nghệ GD học có nghiệp vụ;
xuất
hiện
nhiều
loại
hình
nghe
nhìn
hiện
đại
hóa.
CN của qúa trình dạy học được nghiên cứu bằng tiếp cận hệ thống và cho
rằng CNGD là nghiên cứu, thể nghiệm và ứng dụng những ngun tắc tối ưu
hóa q trình dạy học trên cơ sở các thành tựu mới nhất của KHKT.
Như vậy thuật ngữ CNDH, CNGD, CNÐT, đã xuất hiện và có thể chia thành
2 nhóm:
- Theo nghĩa hẹp:
Nhóm này đồng nhất CNDH với việc sử dụng vào dạy học các phát
minh, các sản phẩm CN hiện đại và các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các hệ
thống kỹ thuật và phương tiện hỗ trợ để cải tiến qúa trình học tập của con
người, nâng cao chất lượng học tập.
- Theo nghĩa rộng:
Ngoài việc áp dụng phương tiện dạy học cịn có các thành tựu của các
khoa học vào qúa trình GD, khái niệm CNDH được hịan thiện, mở rộng và
có chiều sâu hơn.
"CNDH là khoa học về GD, nó xác lập các ngun tắc hợp lý của
cơng tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình
đào tạo cũng như xác lập các phuơng pháp và phương tiện có kết quả nhất để
đạt mục đích đào tạo đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của thầy và trò"
(UNESCO 5/1976)
d. Giai đoạn 1980-1990:
-Về thiết kế dạy học: Vẫn còn nghiên cứu nhằm vạch ra các nguyên tắc,
các biện pháp tối ưu hóa qúa trình đào tạo bằng cách phân tích từng nhân tố,
nâng cao hiệu quả đào tạo, các phương tiện đánh giá. Cách tiếp cận này ngày
nay được phổ biến rộng rãi ở tịan bộ cơng tác của trường học hoặc của bất kỳ
khâu thiết kế đào tạo nào. Một số nhà khoa học GD đã muốn phát triển GD
bằng cách qui trình hóa, khách quan hóa q trình dạy, làm cho nó đạt hiệu
quả tối ưu cho nhiều người.
- Về phương tiện truyền thơng trong dạy học: có thêm nhiều dạng
thơng tin mới, hình ảnh tĩnh động, hoạt hình, trở nên phổ biên hơn, băng đĩa
nhạc, video,.
- CN máy tính: Năm1981, IBM phát triển mạnh vào năm 1984, Apple
có Mackintosh nhiều khả năng hơn, nhiều phân mềm, công cụ vi tính ra đời:
văn bản word, excel, cơ sở dữ liệu,. Năm 1981 ứng dụng vào mục đích dạy
các phương tiện chun mơn chương trình hóa lớp học theo đĩa; 1990 ứng
dụng cơng nghệ liên hồn trong giáo dục. Số lượng máy tính cá nhân phát
triển nhanh.
- Từ đầu thập kỷ 80 có đặc trưng bởi sự thành lập các phịng thực
nghiệm máy tính và lớp học theo đĩa, sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng
các phương tiện giáo dục chương trình hóa và sự nghiên cứu hệ thơng video
liên hồn
e. Giai đọan từ sau 1990
- Về thiết kế dạy học: phương pháp giao tiếp, hợp tác, học theo tình
huống, giải quyết vấn đề … và các lý thuyết khác về quá trình học tập, đặc
biệt nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo, lấy người học làm trung tâm (trò tự
xây dựng kiến thưc cho mình trong bối cảnh xã hội).... được quan tâm đặc
biệt trong q trình thiết kế, tích hợp mọi phương tiện kỹ thuật và nhiều
ngành khoa học khác và công tác đánh giá.
Có tồn tại một số quan điểm đối lập: sự thừa nhận của một số nhà GD
cho rằng có một CNDH. Ðồng thời lại có quan điểm chỉ thừa nhận có cơng
nghệ ứng dụng vào GD, chứ khơng thể có một CNDH được hiểu đơn thuần
như khái niệm cơng nghệ trong sản xuất. Có những nhà giáo cho rằng CNDH
đã phát triển tới mức độ cao, đã trở thành một khoa học có tính độc lập,
nhưng cung có ý kiến cho rằng CNDH còn phải tồn tại ở thời kỳ tiền cơng
nghệ cho đến khi có 1 lý thuyết đầy đủ cơ sở khoa học." (Lê Khánh Bằng)
- Về phương tiện dạy học: Media kỹ thuật số phát triển nhanh, tích hợp
vào máy tính, Multimedia, đồ hoạ, hình ảnh âm thanh CD, video đều được kỹ
thuật số hoá
- CN máy tính :Ngày nay CNTT và vi tính phát triển mạnh mẽ lại ảnh
hưởng lớn đến GD. Sự phát triển của các phần mềm dạy học và phần mềm
dạy học thông minh, học trong môi trương tương tác đa phương tiện có sự hỗ
trợ của máy tính ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vai trị của Internet, www,
mạng, học từ xa.
Kết luận:
Tóm lại, CNDH thực sự phát triển mạnh mẽ từ những sự thử nghiệm
GD trên cơ sở thị giác của những năm 1920, tiếp theo là lý thuyết về truyền
thông và dạy học, các trào lưu tâm lý học GD cuả những năm 1950 (tâm lý
học ứng xử theo mơ hình Skinner, và tâm lý học nhận thức mơ hình Piaget),
khái niệm về sự qủan lý và các hệ thống truyền thông cho chức năng sư phạm
vào những năm 1960. Từ sau năm 1970, cơng nghệ truyền thơng và cơng
nghệ máy tính càng thể hiện rõ vai trị vơ cùng quan trọng trong quá trình
thiết kế cũng như thực hiện bài giảng. Ngày nay, CNDH ngày càng được bổ
sung, phát triển cho hoàn thiện hơn, ứng dụng nhiều lý thuyết học tập, hổ trợ
kỹ thuật,..
1.1.2.Nghiên cứu về quản lý chuyển giao CNDH tại Việt Nam:
Theo những phân tích trên, CNDH là một loại CN do đó quản lý
chuyển giao CNDH khơng nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của quản lý chuyển
giao CN, những đặc trưng riêng có của CNDH sẽ được làm rõ ở những phần
sau. Nghiên cứu về quản lý chuyển giao CN đã có ở nước ngồi từ lâu vào
những năm giữa thế kỷ 20 (cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 5 – cách mạng
công nghệ hiện đại), đối với Việt Nam từ sau 1986 đã có định hướng chiến
lược phát triển KH&CN, và từ năm 1997 đến nay chuyển giao CN đã trở nên
là một ngành nghiên cứu ứng dụng chun mơn hố cao trong q trình hội
nhập quốc tế của đất nước.
Vấn đề đặt ra là cần làm rõ vai trò của quản lý CH, chuyển giao CN, nó
giống và khác như thế nao đối với các cơng tác quản lý khác, để từ đó làm cơ
sở cho việc xây dựng mơ hình quản lý cho phù hợp.
Tại sao phải quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ?
Thứ nhất: Không phải tất cả mọi đổi mới công nghệ đều mang lại lợi
ích cho xã hội. Tất cả mọi cơng nghệ đều có hai mặt của nó, bên cạnh mặt tích
cực như mang lại hiệu quả sản xuất, dịch vụ là khía cạnh tiêu cực như làm suy
thối tài ngun, hủy hoại mơi trường. Ngồi ra, việc sử dụng cơng nghệ sai
mục đích (do nhập sai), dùng q mức cần thiết sẽ mang lại tai họa cho tự
nhiên và cho xã hội. Thực ra, những ảnh hưởng xấu của cơng nghệ khơng
phải do chính cơng nghệ gây ra mà do con người lạm dụng nó. Vì vậy quản lý
công nghệ để chống lại sự lạm dụng công nghệ.
Thứ hai: Theo thống kê của Liên Hợp Quốc năm 1984 thì “sự cung cấp
tiền bạc và cơng nghệ cho các nước đang phát triển đã không mang lại sự phát
triển. Nguyên nhân là các nước này thiếu năng lực quản lý cơng nghệ”. Tháng
1/1985 chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã cùng Trung
tâm chuyển giao công nghệ châu Á - Thái Bình Dương (APCTT) thực hiện
chương trình “Tăng cường năng lực quản lý công nghệ”. Như vậy, quản lý
công nghệ là khâu yếu kém của các nước đang phát triển, không quản lý công
nghệ tốt, không thể thành công trong việc phát triển đất nước dựa trên công
nghệ.
Thứ ba: Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, để phát
triển đất nước, một số quốc gia chú trọng xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát
triển nhanh dựa trên nền kinh tế thị trường tự do dẫn đến kinh tế phát triển,
song khía cạnh văn minh, công bằng xã hội bị xem nhẹ. Một số quốc gia khác
lại chú trọng xây dựng nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung nhằm
mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, song ở các quốc gia này lại có biểu hiện
của sự trì trệ trong kinh tế. Để kết hợp cả hai yếu tố hiện đại và văn minh
trong q trình cơng nghiệp hóa đồng thời có thể đi tắt tiếp cận nhanh các
cơng nghệ tiên tiến, cần quản lý tốt quá trình phát triển cơng nghệ. Vì vậy,
quản lý công nghệ - chuyển giao công nghệ - là cơng cụ tốt để thực hiện
thành cơng q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ tư: Ở phạm vi cơ sở, quản lý công nghệ là quản lý các tiến bộ kỹ
thuật ở cơ sở. Quản lý công nghệ ở cơ sở thông qua các hoạt động như phân
tích đầu vào, phân tích thị trường, phân tích khả thi về công nghệ, kinh tế, xã
hội, pháp luật... làm cơ sở cho các quyết định của lãnh đạo trong việc đầu tư cơ
sở vật chất, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ... Như vậy,
quản lý công nghệ là phương tiện để đáp ứng thỏa đáng lợi ích của cả người
sản xuất và người tiêu dùng - ở đây trong ngành GD có thể xem là trường học
và học sinh.
Đối với ngành GD Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng, từ những
năm đầu tiên của thế kỷ 21 khi nền kinh tế đất nước có những bước phát triển
nhanh, xu thế hội nhập của ngành GD ngày càng sâu và rộng thể hiện ở các mơ
hình xã hội hố tham gia vào đầu tư cho ngành, đồng thời các đơn vị cung cấp
thiết bị, công nghệ mới cũng thâm nhập sâu vào hoạt động của các trường.
Hàng loạt các đề án chuyển giao CNDH được chuyển từ nước ngoài Việt Nam
như: “Dạy học đa phương tiện”; “Dạy học thế kỷ 21”; “Kiểm định chất lượng
PISA”; “Quản lý nhà trường bằng ứng dụng CNTT”;… đi kèm với chúng là
hàng loạt các phương tiện kỹ thuật, máy móc hiện đại như máy chiếu projector;
bảng tương tác Active board; camera 3 chiều; các dụng cụ thí nghiệm; cùng với
các phương án kết nối chúng thành bộ hoạt động ngày càng tinh vi…, đem lại
nhiều lợi ích cho công tác dạy – học, đồng thời cũng tiêu tốn một khoảng chi
phí có giá trị kinh tế khơng nhỏ, từ đó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của hoạt
động chuyển giao CNDH trong ngành GD. Tuy nhiên, hoạt động quản lý
chuyển giao CNDH chỉ thường thấy tại các trường Đại học, Cao đảng, hoặc
dạy nghề mà dường như bỏ ngõ ở các trường phổ thống, khiến cho mảng công
tác này trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả.
1.2. Các khái niệm cơ bản:
1.2.1.Cơng nghệ
Có thể nói cơng nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội lồi
người. Từ “cơng nghệ” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Techne” có nghĩa là một
cơng nghệ hay một kỹ năng, và “Logos” có nghĩa là một khoa học, hay sự
nghiên cứu. Như vậy thuật ngữ technology (tiếng Anh) hay technologie (tiếng
Pháp) có nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ
thuật, thường được gọi là Công nghệ học.
Ở Việt Nam trước đây, cơng nghệ thường được hiểu là q trình tiến hành
một công đoạn sản xuất, là thiết bị để thực hiện một cơng việc, do đó cơng
nghệ thường được dùng như tính từ của cụm thuật ngữ như: qui trình cơng
nghệ, thiết bị công nghệ, dây chuyền công nghệ. Cách hiểu này có xuất xứ từ
định nghĩa trong từ điển kỹ thuật của Liên Xô trước đây: “Công nghệ là tập
hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất,
hình dáng ngun, vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”. Theo những quan niệm này thì cơng
nghệ chỉ liên quan đến sản xuất vật chất.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi đến Tây Âu đã sử
dụng phổ biến thuật ngữ “công nghệ” để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực,
các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa
học ứng dụng, một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn, nhằm mang lại
hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con người.
Khái niệm công nghệ này dần dần được chấp nhận rộng rãi trên thế giới,
ví dụ thể hiện ở việc thay đổi tên gọi của các tạp chí lớn trên thế giới, như tạp
chí “Khoa học và kỹ thuật – Science et technique” đổi thành “KH&CN Science et technogie”.