Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

PHƯƠNG PHÁP dạy học TÍCH hợp LIÊN môn số học 6 và HÌNH học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.43 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2014 - 2015
I. PHẦN MỞ ĐẦU

“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN SỐ HỌC 6
VÀ HÌNH HỌC 8”
II. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN

Giáo dục trung học cơ sở là bước chuyển tiếp giữa giáo dục tiểu học
và giáo dục phổ thông trung học, với sự thay đổi lớn lao về cả nội dung
kiến thức và phương pháp học tập cùng với những thay đổi về tâm sinh lí
của học sinh trung học cơ sở. Công tác giáo dục học sinh trong giai đoạn
này đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có năng lực chuyên môn
vững vàng, có kĩ năng sư phạm tốt và không thể không kể đến những năng
lực, năng khiếu khác.
Chương trình giáo dục trung học cơ sở được phân chia thành nhiều
bộ môn khoa học khác nhau, với mỗi bộ môn có những phương pháp học
tập đặc trưng. Đối với bộ môn Toán thì các em không còn bỡ ngỡ về môn
học này. Tuy nhiên, với sự đổi mới liên tục về phương pháp dạy học nhằm
giúp học sinh hứng thú học tập, tích cực chủ động tìm tòi kiến thức thì
việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương pháp dạy học tích hợp
liên môn sẽ giúp các em có ý thức học tốt các bộ môn, giúp các em có khả
năng vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề trong
thực tế cuộc sống.
Hiện nay, chương trình giáo dục đã làm rõ nét hơn về phương pháp
dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy. Thực tế trong quá
trình giảng dạy các bộ môn giáo viên nhận thấy bộ môn của mình luôn có
sự tích hợp các bộ môn khác. Dạy học tích hợp là sự kết hợp các nội dung
từ các môn học, lĩnh vực khác nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào
nội dung vốn có của môn học. Giáo viên có vai trò giúp các em nhận thấy
sự cần thiết phải tích hợp liên môn trong học tập và trong ứng dụng thực


tế.
1


Chính vì vậy, việc dạy học tích hợp liên môn là việc làm hết sức
cần thiết, giúp trang bị cho học sinh thói quen vận dụng tổng hợp các kiến
thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn đời sống.
Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ
nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải
không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em
giải quyết các tình huống.
Khi lựa chọn và chuẩn bị cho đề tài này, tôi nhận thấy kiến thức bộ
môn Toán có thể tích hợp liên môn với nhiều chủ điểm do sự sáng tạo của
người giáo viên và mục đích giáo dục của giáo viên muốn truyền tải đến
học sinh để học sinh bước đầu tiếp cận kiến thức liên môn và biết vận
dụng một cách đơn giản. Học sinh cũng bước đầu nhận thấy bộ môn Toán
không phải là một môn học khô khan, chỉ có tính toán trên sách vở mà còn
liện hệ với các bộ môn học khác giúp học sinh hiểu biết thêm về nhiều
lĩnh vực, hiểu biết hơn về cuộc sống xung quanh.
III. THỰC TRẠNG

1. Cơ sở lý thuyết.
Dạy học tích hợp liên môn: môn Toán với các bộ môn học khác ở
trường THCS là dạy học không chỉ đem đến cho học sinh kiến thức bộ
môn mà còn nhằm mục đích rèn luyện phương pháp tư duy lôgic, sáng
tạo vận dụng kiến thức và có khả năng tự giải quyết vấn đề. Kiến thức
môn Toán phải được khắc sâu trong học sinh để làm tiền đề cho việc tiếp
thu các kiến thức tiếp theo. Vì kiến thức môn Toán là một chuỗi kiến thức
nối tiếp nhau, có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
2. Cơ sở thực tiễn.

Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc học và vận dụng kiến
thức của học sinh vào giải quyết các dạng bài tập vẫn còn hạn chế vì các
em chỉ thuộc mà chưa hiểu nội dung kiến thức. Việc áp dụng các kiến
thức học trên lớp để giải quyết các vần đề hực tiễn lại càng hạn chế hơn.

2


Có khi để giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống đòi hỏi học sinh
phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học.
Trước thực trạng học của học sinh là "học không đi đôi với hành",
Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm dạy tích hợp liên môn ở một
số tỉnh, thành phố nhằm khuyến khích vận dụng kiến thức các môn học
khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng
vận dụng tổng hợp, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu. Trong thực
tế nhà trường có nhiều điều học sinh vận dụng kiến thức được học trên lớp
làm rất tốt trên sách vở, trên giấy kiểm tra như: học sinh biết có bao nhiên
xentimét trong một mét, một kilômét thì đổi ra bằng bao nhiêu mét nhưng
lại không chỉ ra được chiều dài của cái bàn là một mét thì áng chừng bằng
mấy gang tay.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy học tích
hợp liên môn sẽ giúp học snh nhận ra rằng học tốt môn Toán sẽ giúp các
em học tốt các bộ môn khác. Mặc dù sự tích hợp liên môn trong các tiết
học có thể đơn giản nhưng sẽ bước đầu hình thành cho học sinh ý thức
học tốt các bộ môn.
IV. PHẦN NỘI DUNG

1. Dạy học tích hợp liên môn đối với phân môn Số học 6.
Đối với phân môn Số học 6, kiến thức các bài học trên lớp tương
đối ngắn, học sinh phải tiếp thu lượng kiến thức đơn giản nên việc vận

dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn sẽ dễ dàng thực hiện với sự
sáng tạo thiết kế bài soạn của giáo viên. Không nhất thiết phải tích hợp
được nhiều kiến thức của các bộ môn khác, vì học sinh lớp 6 là lớp đầu
cấp của cấp học Trung học cơ sở, các em chưa được lĩnh hội nhiều kiến
thức của các bộ môn khác, nên việc vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các vấn đề còn hạn chế, mà giáo viên chỉ nên chú trọng hình thành
cho các em thói quen tích hợp liên môn trong học tập.

3


1.1 – Khai thác tích hợp liên môn từ chương trình biên soạn trong
sách giáo khoa.
Sự tích hợp liên môn của bài học phân môn Số học 6 còn thể hiện
ngay trong chương trình biên soạn của sách giáo khoa. Tôi xin đơn cử một
vài bài mà bản thân tôi nhận thấy giáo viên có thể tích hợp liên môn mà
không cần phải thiết kế thêm nội dung để thể hiện sự tích hợp.
Chương I - Bài 3 - Ghi số tự nhiên: sau khi học xong học sinh
nắm được cách viết của chữ số La Mã. Giáo viên có thể tích hợp kiến thức
của bộ môn Lịch sử bằng một câu hỏi “Theo dòng Lịch sử em hãy nêu
những hiểu biết của mình về đất nước La Mã?”.
Chương I - Bài 6 – Phép trừ và phép chia: Trong bài học này, nội
dung bài tập 42 trong sách giao khoa là một bài tập có tích hợp kiến thức
liên môn với kiến thức của bộ môn Địa lí. Từ bài tập 42, sau khi tính toán
xong học sinh nhận xét được tác dụng của việc xây dựng kênh đào Xuy –
Ê (Ai Cập). Giáo viên chốt lại kiến thức môn Toán về các đáp số và cung
cấp thêm cho học sinh một số thông tin về kênh đào Xuy – Ê. “Vai trò của
kênh đào Xuy – Ê là: Rút ngắn đường đi và thời gian vận chuyển, giảm
chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện mở rộng thị
trường. Đảm bảo an toàn hơn tránh được thiên tai khi vận chuyển trên

đường dài”.
Chương II - Bài 1 – Làm quen với số nguyên âm: Ví dụ 1 của bài
học đề cập đến kiến thức bộ môn Vật lí. Giáo viên khai thác kiến thức liên
môn bằng cách đặt vấn đề và khai thác kiến thức bằng hệ thống câu hỏi.
- Giáo viên đặt vấn đề: “Chúng ta cùng tìm hiểu một số hiện tượng vật lí
rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Hiện tượng nước sôi và nước đóng
băng”.
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Nhiệt độ của nước sôi là bao nhiêu độ C?

4


+ Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ C?
+ Vậy khi nhiệt độ giảm đến bao nhiêu độ C thì nước đóng băng?
(Học sinh trả lời: nhiệt độ giảm dưới 0oC thì nước đóng băng).
Ví dụ 2 đề cập đến kiến thức bộ môn Địa lí về độ cao trung bình so với
mực nước biển của Cao Nguyên Đắc Lắc và thềm lục địa Việt Nam. Học
sinh hiểu đơn thuần là các kiến thức được học trong bài, nhưng khi giáo
viên làm rõ vấn đề đó là sự tích hợp kiến thức liên môn giữa môn Toán
với môn Địa lí: nếu các em không hiểu được ý nghĩa của số nguyên âm thì
các em sẽ không biết là thềm lục địa Việt Nam trên thực tế là thấp hơn
mực nước biển (mặc dù trong sách viết là “Độ cao trung bình của thềm lục
địa là -65m”).
Chương II – Bài 7 – Phép trừ số nguyên: Giáo viên có thể sáng
tạo thiết kế bài soạn thay nội dung ví dụ về Sa Pa bằng nội dung của Núi
Mẫu Sơn – Lạng Sơn để tích hợp liên môn môn Toán với môn Ngữ văn
địa phương, giới thiệu về phong cảnh địa phương. Từ đó giáo dục các em
tình yêu quê hương, tự hào về quê hương của mình.
Chương III – Bài 5 – Quy đồng mẫu nhiều phân số: Bài tập 36

sách giáo khoa của tiết Luyện tập với dạng bài tập này học sinh được tích
hợp liên môn giữa kiến thức môn Toán và môn Lịch sử, các em được tìm
hiều về hai di tích Phố cổ Hội An và Khu thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng
Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999.
1.2 - Thiết kế thêm bài tập để tích hợp liên môn:
Trong một tiết học, giáo viên có thể thiết kế thêm một bài tập để
học sinh vận dụng kiến thức chính của bài học vào giải quyết. Từ kết quả
của bài tập giáo viên liên hệ với một nội dung của môn học khác để nhằm
giáo dục cho các em một đức tính nào đó hoặc giáo dục cho các em có ý
thức thực hiện một nền nếp nào trong nhà trường ...

5


Ví dụ: Tiết 18 sau bài Thứ tự thực hiện phép tính giáo viên thiết
kế một bài tập điền ô chữ, nội dung ô chữ có thể là “Lịch sự, tế nhị”. Cụ
thể:
Bài tập 1: Trò chơi “Đi tìm ô chữ bí mật”.
I. 42 . 3 + 18 : 32

H. 5.(12 – 7)

C. 52 . 6 - 50

S. 22. 15 – 22. 7

L. [120 + (35 – 52)] - 130

T. 32.7


Ư. 32. 3 + 13

N. 27. 65 + 27. 35 - 100

Ê. 5.(92 – 7.3)

0

50

100

25

32

40

63

300

2600

25

50

Sau khi học sinh hoàn thành giáo viên có thể cho học sinh phát biểu
“Em hãy cho biết thế nào là lịch sự tế nhị?”. Đây là sự tích hợp đơn giản

giữa môn Toán với môn Giáo dục công dân. Tuy nhiên, sự tích hợp này
đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian cùng với sự sáng tạo thiết kế thêm
bài tập dưới nhiều hình thứ khác nhau làm phong phú nội dung tích hợp.
2. Dạy học tích hợp liên môn đối với phân môn Hình học 8.
Kiến thức bộ môn hình học lớp 8 trong chương I không vận dụng
nhiều để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Tuy nhiên với sự sáng tạo
của mỗi giáo viên vẫn có thể tích hợp liên môn để giải quyết một số tình
huống.
Chương I – Bài 6 – Đối xứng trục: giáo viên đặt vấn đề vào bài
“Cô có một mảnh giấy hình chữ nhật, một bạn giúp cô cắt một chữ H mà
chỉ cắt 2 đường kéo”. Có thể học sinh sẽ phát hiện ra cách gấp mảnh giấy
làm tư và cắt bằng 2 đường kéo vuông góc với nhau. Cách gấp giấy đó
cũng dựa trên một phần lí thuyết của bộ môn Hình học 8, cụ thể là vận
dụng tính chất hình có trục đối xứng để giải quyết. Kết thúc bài học giáo

6


viên cho học sinh vận dụng lí thuyết giải quyết tình huống thực tiễn, tích
hợp kiến thức liên môn giữa Hình học 8 với môn Mĩ thuật cắt chữ H, chữ
T, chữ M, chữ O ... Trang trí hình vuông dựa trên cơ sở xác định trục đối
xứng của các hình để giải quyết vấn đề.
Chương II – Bài 6 – Diện tích đa giác: giáo viên tích hợp liên
môn kiến thức Hình học với kiến thức môn Địa lí giải quyết một tình
huống cụ thể. Ví dụ cho học sinh quan sát bản đồ xã Hoàng Đồng, thành
phố Lạng Sơn và yêu cầu học sinh vận dụng được lí thuyết đã học tính
diện tích của xã Hoàng Đồng. Để học sinh có thể vận dụng lí thuyết để
giải quyết vấn đề trên, giáo viên dựng một hình đồng dạng với bản đồ
thực tế. Phần này thiết kế này đòi hỏi giáo viên phải ứng dụng thêm công
nghệ thông tin để công việc đạt hiệu quả. Hoạt động này nên tổ chức cho

học sinh hoạt động nhóm.

Bản đồ xã Hoàng Đồng – TP Lạng Sơn.
Bài tập 1: Tính diện tích xã Hoàng Đồng (đơn vị tính là mm 2). Biết diện
tích của xã là 24,79 km², hãy tìm tỉ lệ xích.

7


Chương III – Bài 9 - Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng:
trong bài học này học sinh được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
cuộc sống. Ở nội dung bài học dạng này, giáo viên thường vận dụng tích
hợp liên môn giữa môn Toán với môn Sinh học, môn Giáo dục công dân.
Sự tích hợp liên môn này được thực hiện gián tiếp sau khi học sinh vận
dụng kiến thức môn Toán giải quyết xong nội dung giáo viên yêu cầu. Ví
dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đo chiều cao của một cây xanh (cây gỗ
Lát). Sau khi học sinh tìm ra chiều cao của cây xanh, giáo viên khai thác
kiến thức môn Sinh học.
- Em hãy nêu đặc điểm sinh thái của cây?” (Trả lời: Cây ưa sáng, lúc nhỏ
sinh trưởng nhanh, chịu bóng. Từ 10 tuổi trở đi sinh trưởng chậm hơn. Lát
Hoa phát riển tốt trên đất feralit).
- Trồng nhiều cây xanh cho chúng ta ích lợi gì? (Trả lời: Trồng nhiều cây
xanh làm cho không khí trở nên trong lành hơn nhờ quá trình quang hợp
của cây, vừa giúp ngăn chặn tiếng ồn. Trong quá trình quang hợp, cây

8


xanh lấy cacbon dioxit từ không khí và thải ra Oxi. Trồng nhiều cây xanh
giúp chống sói mòn đất đai, giảm thiên tai, chống lũ lụt, chống o nhiễm

môi trường).
V. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Với những ý tưởng nêu trên, bản thân tôi đã thiết kế hoàn chỉnh một
bài dạy Số học 6 có sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn. Đó
là bài dạy Tiết 49 – Bài 7 – Phép trừ số hai nguyên, tích hợp liên môn kiến
thức giữa môn Toán với môn Địa lí, môn Ngữ Văn tham gia Hội thi Giáo
viên giỏi cấp Tỉnh năm học 2012 – 2013, tại trường THCS Vĩnh Trại. Tiết
dạy này đã được ban giảm khảo và đồng nghiệp đánh giá là thành công, sự
tích hợp liên môn phù hợp với học sinh và đạt hiệu quả giáo dục. Tiết dạy
xếp loại Giỏi với số điểm 17,5.
Bài soạn chi tiết.
Tiết 49 – §7 - PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
(Hội giảng cấp Tỉnh tháng 12 năm 2012)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Học sinh nắm được quy tắc phép trừ hai số nguyên và nhận
thấy được phép trừ trong Z luôn thực hiện được.
* Kĩ năng: Học sinh nắm vững và vận dụng tốt các quy tắc vào thực hành
giải bài tập thực tế và bài tập tính hiệu hai số nguyên.
* Thái độ: Rèn năng lực tư duy, tính cẩn thận trong tính toán.
Học sinh thấy được sự liên hệ phép trừ hai số nguyên trong
thực tế.
II. Chuẩn bị:
GV: Giáo án trên Word và Power Point, máy chiếu, SGK, SBT.
HS: SGK, SBT.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: ………………………………………………………….....
…….......

9



2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1 – Kiểm tra bài cũ ( 6’ )
GV: Chiếu nội dung bài tập Lên bảng thực hiện. Bài 1: Tính
kiểm tra bài cũ.

Slide 2

a) 27 + (-12) =15

? Em hãy nêu các kiến thức a)
của bài toán?

Slide

Cộng

hai

số b) 18 – 18 = 0

nguyên khác dấu.

c) 98 – 28 = 70

b, c) Trừ hai số tự

nhiên.
Đổi mới động bộ phương
pháp dạy học và phương
pháp kiểm tra đánh giá.
GV: Cho học sinh nhận
xét, đánh giá và cho điểm.
GV: Đặt vấn đề: Ta dễ
dàng thực hiện được phép
trừ hai số tự nhiên khi số bị
trừ lớn hơn hoặc bằng số
trừ.
? Cô có phép toán “28 – 98 HS:

Không

thực

= ?” Em có thực hiện được hiện được.
phép trừ này không?
GV: Vậy để thực hiện phép
trừ này ta thực hiện như thế
nào cô và các em cùng đi
nghiên cứu bài học ngày
hôm nay.
HĐ2 – 1. Hiệu của hai số nguyên (12’)
GV: Ghi mục 1 và chiếu
1. Hiệu của hai số Slide 3
nội dung?

nguyên.


? Ở hai ý a và b, các phép HS: Các phép trừ

10


toán trừ có thực hiện được thực hiện được.
không?
? Em hãy giải thích tại sao HS: Vì hai phép
“ 3 – 1 = 3 + (-1)”?

tính này có kết quả
bằng nhau và cùng
bằng 2.

GV: Vậy các cách viết trên
là đúng.
? Các em hãy thực hiện yêu HS: Làm bài tập ?

Slide 3

cầu của ? vào vở và một vào vở.
bạn đọc cho cô các kết quả
tương ứng?
? Một cách tổng quát khi HS: a – b = a + (-b)
cô có phép tính tiếp theo là
a – b, em hãy vận dụng
cách viết trên dự đoán kết
quả tương ứng?


HS:

Khi

chuyển

? Từ đẳng thức trên ta thấy sang phép cộng ta
số nguyên a được giữ lấy a cộng với số
nguyên ở vị trí trước phép đối của số b.
toán. Em có nhận xét gì về
sự thay đổi của số b khi
chuyển từ phép trừ thành
phép cộng?
? Từ đẳng thức trên em hãy HS: Nêu quy tắc

Quy tắc (SGK – Slide 3

phát biểu thành một quy

81)

tắc để thực hiện trừ số

a – b = a+ (-b)

nguyên a cho số nguyên b?
GV: Hiệu của hai số
nguyên a và b là tổng của

11



số nguyên a với số đối của
b. Viết kí hiệu như trên
bảng và đọc là a trừ b.
? Áp dụng quy tắc trên HS1

Ví dụ 1:

thực hiện tính: 3–8 và (-3) HS2

3 – 8 = 3 + (-8) =

– (-8)

-5
(-3) – (-8) = (-3) +

(+8) = +5
HĐ3 – Củng cố mục 1. Hiệu của hai số nguyên (8’)
GV: Vận dụng quy tắc và HS1
Bài 47 (SGK – Slide 3
cách trình bày tương tự HS2

82): Tính

như VD1. Hai bạn lên bảng

2 – 7 = 2 + (-7)


làm bài tâp 47 SGK trang

= -5

82.

1 – (-2) = 1 + (+2)

GV: Trong quá trình thực

=3

hiện khi cộng với các số

(-3) – 4

nguyên dương ta có thể

= (-3) + (-4) = -7

không cần viết dấu + đằng

(-3) – (-4)

trước số cũng được, để

= (-3) + (+4) = 1

biểu thức gọn hơn. VD: (3) + (+4) = (-3) + 4 = 1.
GV: Đưa ra bài tập 2. Nêu HS: 20oC – 10oC =

nội dung câu a) Nhiệt độ 10oC
hôm nay ở thành phố Lạng
Sơn là 20oC. Nhiệt độ trên
đỉnh núi Mẫu Sơn giảm
10oC so với nhiệt độ ở
thành phố. Hỏi nhiệt độ
trên đỉnh núi Mẫu Sơn là?
?Em hãy biểu diễn bằng
một phép toán thích hợp và
12

Slide 4


tính?
GV: Nêu nội dung câu b) HS: 20oC + (–10oC)
a) Nhiệt độ hôm nay ở = 10oC
thành phố Lạng Sơn là
20oC. Nhiệt độ trên đỉnh
núi Mẫu Sơn tăng -10oC so
với nhiệt độ ở thành phố.
Hỏi nhiệt độ trên đỉnh núi
Mẫu Sơn là?
GV: Hai cách nói giảm HS: Nêu nội dung
10oC hay tăng -10oC là hư nhận xét.
nhau. Vậy điều này đúng
với quy tắc trên là 20oC –
10oC = 20oC +(–10oC). Đó
là nội dung nhận xét SGK
trang 81.

GV: Qua bài tập 2 và qua
nội dung nhận xét ta thấy
phép trừ hai số nguyên có
liên hệ mật thiết với các
hiện tượng trong thực tế
cuộc sống. Cô cùng các em
đi xét bài toán sau.
Tích hợp liên môn. “Tìm hiểu về Núi Mẫu Sơn – Lạng Sơn” (8’)
- Sử dụng kiến thức môn HS nắm được thông
Slide 5:
Địa lí để tìm hiểu về Núi tin: Mẫu Sơn là

Vị trí địa

Mẫu Sơn – Lạng Sơn.

lí Núi

vùng núi cao chạy

+ Nêu vị trí địa lí của Núi theo hướng Đông

Mẫu Sơn

Mẫu Sơn trên bản đồ tỉnh -Tây, nằm ở phía

– Lạng

Lạng Sơn.


Sơn.

Đông Bắc của tỉnh
Lạng Sơn thuộc địa
13


phận chính của 3
xã: xã Mẫu Sơn, xã
Công

Sơn

thuộc

huyện Cao Lộc và
xã Mẫu Sơn thuộc
huyện

Lộc

Bình,

nằm cách thành phố
Lạng Sơn 30km về
phía Đông, giáp với
biên giới Việt Trung. Đây là vùng
núi cao của tỉnh, có
địa hình đa dạng, độ
cao trung bình 800

– 1.000 m so với
mặt nước biển.
- Sử dụng kiến thức môn Nhiệt độ trung bình

Slide 6:

Địa lí để tìm hiểu về Núi ở đây là 15,5°C,

Đặc điểm

Mẫu Sơn – Lạng Sơn.

khí hậu.

trên đỉnh núi quanh

+ Nêu đặc điểm khí hậu năm có mây phủ.
của Núi Mẫu Sơn.

Về mùa đông nhiệt
độ



Mẫu

Sơn

xuống tới nhiệt độ
âm, thường xuyên

có băng giá và có
thể có tuyết rơi.
- Sử dụng kiến thức môn Hiện tượng Vật lí:
Vật lí để giải thích hiện Khi nhiệt độ giảm
tượng băng tuyết trên Núi xuống dưới 0oC thì
Mẫu Sơn.
nước chuyển từ thể

14


+ Sự đông đặc của nước.

lỏng sang thể rắn.
Chính vì thế, nên
khi nhiệt độ trên
đỉnh Núi Mẫu Sơn
giảm xuống nhiệt độ
âm thì ta thấy có
hiện

tượng

băng

tuyết xuất hiện.
HS: Cảm nhận tự
hào về địa danh du
lịch này có trên quê
hương mình.

- Sử dụng kiến thức môn Mẫu Sơn nổi tiếng

Slide 7:

Địa lí để tìm hiểu về Núi với các sản vật: gà

Đặc điểm

Mẫu Sơn – Lạng Sơn.

về tiềm

sáu

cựa,

chanh

+ Nêu đặc điểm về tiềm rừng, đào Mẫu Sơn,

năng kinh

năng kinh tế của Núi Mẫu rượu Mẫu Sơn, ếch

tế của Núi

Sơn.

Mẫu Sơn


hương, lợn quay,
chè tuyết sơn, dịch
vụ tắm thuốc của
đồng bào Dao... và
nhiều sản vật theo
mùa khác của khu
du lịch Mẫu Sơn.

- Sử dụng kiến thức môn HS: Nêu vài cảm

Slide 8:

Ngữ văn để miêu tả vẻ đẹp nhận về vẻ đẹp của

Phong

của Núi Mẫu Sơn.

cảnh Núi

Núi Mẫu Sơn.

Mẫu Sơn
HĐ4 – 2. Ví dụ 2. (6’)
GV: Qua bài tập 2 và qua
nội dung nhận xét ta thấy
15


phép trừ hai số nguyên có

liên hệ mật thiết với các
hiện tượng trong thực tế
cuộc sống. Cô cùng các em
đi xét bài toán sau.GV:
Đưa nội dung lên màn
chiếu.
? Em hãy nêu lại các bước HS: Nêu nội dung 2. Ví dụ 2 (SGK – Slide 9
em đã trình bày trong bài ví dụ 2.

81)

Giải: Do

làm của mình?

nhiệt

độ

GV: Chốt cách làm và cách HS: Trả lời đáp số.

giảm 4oC,

trình bày.

nên ta có:
3 – 4 = 3
+(-4) = -1
Vậy nhiệt
độ


hôm

nay ở Sa
Pa là -10C
GV: Cho học sinh quan sát HS: Khi nhiệt độ

Slide 10

sự thay đổi nhiệt độ trên giảm xuống 40C thì
nhiệt kế.

nhiệt độ trên nhiệt
kế thể hiện là -10C.

GV: Các em cùng quan sát

Slide 11

sự thay đổi nhiệt độ trên
nhiệt kế. Khi nhiệt độ giảm
xuống 40C thì kết quả trên
nhiệt kế như thế nào.
GV: Vậy kết quả bái toán
và kết quả trên nhiệt kế
bằng nhau.

16



GV: Đưa ra bài tập 3: Các HS: Nêu nội dung

Slide 12

phát biểu sau Đúng hay và thực hiện.
Sai?

Phát biểu a sai, phát

a) Phép trừ trong N luôn biểu b đúng.
thực hiện được.
b) Phép trừ trong Z luôn
thực hiện được.
? Em hãy thay một cụm từ HS: không phải bao
ở phát biểu a để được một giờ cũng thực hiện
phát biểu đúng?

được.

GV: Đó là nội dung nhận

Nhận xét (SGK –

xét trong SGK.

81)

GV: Với nội dung nhận xét
này ta quay trở lại phép
tính 28 – 98 = ?.

? Em hãy cho cô biết phép HS: Phép trừ này
trừ này đã thực hiện được thực hiện được. Kết
chưa sau khi chúng ta đã quả bằng -70.
học xong bài ngày hôm nay
và đọc nhanh kết quả.
GV: Một lần nữa chúng ta
khẳng định Phép trừ trong
Z luôn thực hiện được.
GV: Nêu lại các kiến thức
cần nắm trong bài.
GV: Cho học sinh làm bài
tập 48 SGK.

HĐ5 – Luyện tập (4’)
Bài 48 (SGK – 82) Slide 12
HS1

0 – 7 = -7
7–0=0

HS2

a–0=a
0 – a = -a
17


HS: Rút ra nhận xét.
? Qua bài toán trên, khi
thực hiện phép trừ các số

nguyên với số 0, em có
nhận xét gì?
GV: Số nguyên a trừ đi 0
thì bằng chính nó và 0 trừ
đi số nguyên a thì bằng số
đối của nó.
HĐ6 – Hướng dẫn học ở nhà (slide 13)

18



×