Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Phân tích chiến lược chiêu thị dòng sp OPPO N

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 68 trang )

GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
A.PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................9
1.1 Hệ thống marketing:......................................................................................................................9

1.1.1 Định nghĩa marketing:.......................................................................................9
1.1.2Quá trình marketing:.........................................................................................10
1.1.3Vai trò, chức năng của marketing:...................................................................11
1.2Chiến lược chiêu thị:.....................................................................................................................12

1.2.1 Khái niệm chiến lược chiêu thị:......................................................................12
1.2.2Các bước phát triển kế hoạch truyền thông Marketing:...................................15
1.2.3Chu kì sống của sản phẩm:...............................................................................16
1.2.4Các công cụ của chiến lược..............................................................................17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ DÒNG ĐIỆN THOẠI
OPPO N CỦA CÔNG TY OPPO VIỆT NAM.........................................................18
2.1 Tổng quan về thị trường smart phone ở Việt Nam:.....................................................................18
2.1.1Sơ lược về thị trường điện thoại di động:.................................................................................18
2.1.2Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về điện thoại di động:...............................................20
2.1.3Một số hãng điện thoại di động ở thị trường Việt Nam:...........................................................21
2.2Giới thiệu về công ty OPPO MOBILE VIỆT NAM:...........................................................................23
2.2.1 Mục tiêu Marketing..................................................................................................................23
2.2.2 Chiến lược S-T-P của công ty OPPO Mobile Việt Nam đối với dòng điện thoại OPPO N:..........23

Thực hành nghề nghiệp lần 1



GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

2.2.2.1 Phân khúc thị trường:...................................................................................24
2.2.2.2 Chọn thị trường mục tiêu:............................................................................24
2.2.2.3 Định vị sản phẩm:.........................................................................................26
2.3Chiến lược chiêu thị cho dòng điện thoại OPPO N:......................................................................26

2.3.1Các bước phát triển kế hoạch truyền thông dòng sản phẩm N của công ty
OPPO:.......................................................................................................................26
2.3.2Chu kì sống sản phẩm:......................................................................................28
2.3.2.1 Giai đoạn giới thiệu:.....................................................................................28
2.3.2.2 Giai đoạn phát triển:.....................................................................................33
2.3.2.3 Giai đoạn chín muồi:....................................................................................37
2.3.2.4 Giai đoạn suy thoái:......................................................................................38
2.3.2.5 Các hoạt động khác chiêu thị chung cho thương hiệu OPPO:....................39
2.4Các yếu tố liên quan:....................................................................................................................46

2.4.1.1 Môi trường vi mô:.........................................................................................47
2.4.1.2 Môi trường vĩ mô:.........................................................................................47
2.4.1.3 Yếu tố nội vi:................................................................................................48
3.1Đánh giá chiến lược chiêu thị dòng sản phẩm OPPO N:...............................................................59

3.1.1Ưu khuyết điểm trong chiến lược chiêu thị dòng sản phẩm OPPO N:...........59
3.1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chiêu thị trong tương lai:....................62
3.1.2.1 Chính trị:.......................................................................................................62
3.1.2.2 Kinh tế:..........................................................................................................63
3.1.2.3 Xã hội:...........................................................................................................63
3.1.2.4 Kỹ thuật công nghệ:......................................................................................63
3.2. Đề xuất giải pháp, chiến lược:...........................................................................63
B.KẾT LUẬN...........................................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................67

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

DANH MỤC HÌNH

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ

STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

Điện thoại di động thông minh

Smartphone


2

Chụp hình bằng camera trước

Selfie

3

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

4

Biểu diễn lưu động

Roadshow

5

Biểu diễn ca nhạc trực tiếp
Trang người hâm mộ theo dõi các
thương hiệu, người nổi tiếng…trên
Facebook
Người hâm mộ, yêu thích thương
hiệu, người nổi tiếng...

Liveshow

6

7

Thực hành nghề nghiệp lần 1

Fanpage
Fan


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Điện thoại thông minh (Smartphone) đang dần trở thành một thiết bị không thể
thiếu trong cuộc sống của rất nhiều người Việt. Việt Nam là một trong ba thị trường
smartphone tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong quý I/2014, với
mức tăng trưởng 59%. Thị phần smartphone tại Việt Nam đã vượt qua so với điện thoại
cơ bản khi tỷ lệ người dùng smartphone chiếm hơn 52% tổng số người dùng điện thoại
di động, đặc biệt Việt Nam cũng là một trong những thị trường có tỷ lệ người dùng
smartphone cao nhất, gần bắt kịp với các thị trường đã phát triển trong tương lai gần.
Với thị trường hơn 130 triệu thuê bao điện thoại di động, trong đó khoảng 70
triệu dân chưa sở hữu smartphone ở Việt Nam. Nhóm tuổi từ 16-24 có tỷ lệ sử dụng
smartphone cao nhất (58%). Xét về tốc độ thâm nhập (tỷ lệ dùng mới), nhóm tuối 1624, từ 45- 54 và 55-65 có tốc độ tăng tỷ lệ dùng smartphone hơn 200%/ năm. Tỷ lệ
người sử dụng smartphone giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Qua đó có thể thấy rằng, Việt
Nam là một trong những thị trường tiềm năng béo bỡ, phù hợp cho các hãng điện thoại
thông minh gia nhập vào để phát triển lâu dài. Nhiều doanh nghiệp điện thoại đã và
đang tham gia cạnh tranh như Samsung, Nokia, Apple, OPPO, Wiko...tạo nên một thị
trường sinh động nhiều phân khúc khác nhau.
Với mức sống được cải thiện, thu nhập cao hơn, người tiêu dùng sẽ lựa chọn
những dòng sản phẩm điện thoại thông minh tối ưu cho mình. Nắm bắt được điều đó,
các hãng điện thoại thi nhau tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khác

nhau. Trước tình thế này, người tiêu dùng chắc phải khó khăn trong việc quyết định lựa
chọn một chiếc điện thoại thông minh khi có quá nhiều sự lựa chọn.

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

OPPO có 4 dòng điện thoại là NEO, N, R, Find và mỗi dòng điện thoại được
OPPO xác định rõ các phân khúc khác nhau. Với dòng điện thoại N cao cấp, chỉ là một
tân binh mới gia nhập thị trường Việt Nam gần đây. Vậy OPPO đã làm gì để có thể
cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ? Phải chăng một chiến lược chiêu thị tối ưu sẽ
là công cụ đắc lực giúp OPPO có thể giành được nhiều thị phần hơn trong môi trường
cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.
Để làm rõ hơn vấn đề trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích chiến lược chiêu thị
dòng điện thoại OPPO N của Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Và
Khoa Học OPPO” làm đề tài báo cáo thực hành nghề nghiệp 1.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
− Tìm hiểu để ôn lại và nắm vững các kiến thức chuyên ngành được học trong bộ
môn Marketing căn bản, phân tích các tình huống thực tế để hiểu sâu hơn về chiến
lược chiêu thị.
− Có cái nhìn tổng quan về thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam đồng thời
tìm hiểu rõ chiến lược chiêu thị về dòng điện thoại OPPO N thuộc Công Ty TNHH
Một Thành Viên Kỹ Thuật Và Khoa Học OPPO tại thị trường Việt Nam.
− Phân tích các nội dung trong chiến lược chiêu thị của OPPO Mobile Việt Nam để
tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thành công của OPPO truyền thông tại thị trường
Việt Nam.
− Đưa ra đánh giá chủ quan và khách quan và đề xuất ý kiến cá nhân để hoàn thiện
chiến lược chiêu thị dòng sản phẩm OPPO N của Công Ty TNHH Một Thành Viên
Kỹ Thuật Và Khoa Học OPPO.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
− Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chiến lược chiêu thị dòng sản phẩm OPPO N
của công ty Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Và Khoa Học OPPO
− Khách thể nghiên cứu: Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Và Khoa
Học OPPO (gọi tắt Công ty OPPO Mobile Việt Nam)

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

+ Địa chỉ: Công ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Và Khoa Học OPPO Lầu 5 Tòa nhà SCB, số 242 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ
Chí Minh.
+ Điện thoại: 1800-577-776
+ Webside: www.oppomobile.vn
− Thị trường: Thành phố Hồ Chí Minh.
− Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 4/3/20115 đến ngày 07/06/2015.
− Giới hạn thời gian tài liệu: 2008 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin thứ cấp.
− Phương pháp nghiên cứu tại bàn:
+ Nghiên cứu thông qua sách, báo, tạp chí ...về hệ thống các lý thuyết chiến
lược chiêu thị.
+ Nghiên cứu thông tin về công ty, thị trường Smart phone và tình hình sử
dụng smartphone.
− Phương pháp quan sát.
− Phương pháp thống kê:
+

Tổng hợp các thông tin thu thập được nhằm chỉ ra các ưu/ nhược điểm của
công ty trong trong việc xây dựng và ứng dụng chiến lược chiêu thị cho sản

phẩm. Làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn chiến
lược chiêu thị cho doanh nghiệp.

5. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương
− Chương 1: Cơ sở lý luận.
− Chương 2: Phân tích chiến lược chiêu thị dòng sản phẩm OPPO N của công ty
OPPO Mobile Việt Nam.
− Chương 3: Nhận xét, đánh giá chiến lược và đề suất giải pháp.

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Hệ thống marketing:
1.1.1 Định nghĩa marketing:
Ngày nay, Marketing diễn ra khắp mọi nơi và tiếp xúc với chúng ta thường
xuyên. Tuy nhiên, mỗi con người lại có một cách nhìn nhận Marketing khác nhau.
Nhiều người cho rằng Marketing là tiếp thị bán hàng, phát tờ rơi, nghiên cứu thị
trường, quảng cáo…nhưng nó chỉ đúng một khía cạnh nhỏ của Marketing. Marketing
ngày nay nhấn mạnh vào hoạt động làm “thỏa mãn nhu cầu khách hàng”.
Khi mới xuất hiện, người ta quan niệm Marketing là hoạt động tiêu thụ và bán

hàng. Điều này chỉ đúng với nền kinh tế chưa phát triển, doanh nghiệp chỉ quan tâm
đến việc sản xuất nhiều sản phẩm và thu nhiều lợi nhuận qua việc bán hàng.
Các quan điểm hiện đại:
− “ Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể
nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản
phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác” (Philip Kotler).
− “Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mối
quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên. Điều này
thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều kiện đã hứa hẹn”
(Groroos).
− “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và
phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để
thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức” (Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA).

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong



“Marketing là một hoạt động tổng hợp mà qua đó các doanh nghiệp hay tổ chức
khác – có tầm nhìn chiến lược và thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra thị trường cho
mình bằng phương thức cạnh tranh công bằng” (Hiệp hội Marketing Nhật Bản - JMA).

1.1.2 Quá trình marketing:
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãn tối
đa nhu cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quá trình marketing trong doanh
nghiệp phải thực hiện năm bước cơ bản sau đây:
Trong đó:

R => STP => MM => I => C
− R (Reseach) - Nghiên cứu thông tin marketing là điểm khởi đầu của marketing:
là quá trình thu thập xử lý và phân tích thông tin marketing. Nghiên cứu giúp doanh
nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường và chuẩn bị những điều kiện,
những chiến dịch thích hợp để tham gia vào thị trường.
− STP (Segmentation, Targeting, Positioning) - Phân khúc, chọn thị trường mục
tiêu, định vị: Để quyết định chính xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh
nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các đoạn thị trường, chọn thị trường nào phù hợp với
khả năng của mình. Doanh nghiệp phải định vị sản phẩm của mình để khách hàng nhận
biết lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo sự khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh khác
trên thị trường.
− MM (Marketing - Mix): Xây dựng chiến lược Marketing – Mix: Trên cơ sở thị
trường mục tiêu được lựa chọn doanh nghiệp sẽ thiết kế một chiến lược phối thức
Marketing (Marketing – Mix) để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó.
Marketing – Mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh
nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã
hoạch định. Các thành tố marketing gồm:
+ Sản phẩm (Product): Sản phẩm là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp
cho thị trường, quyết định sản phẩm bao gồm: Chủng loại, kích cỡ sản phẩm,

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

chất lượng, thiết kế, bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ… nhằm đáp ứng
nhu cầu khách hàng.
+ Giá cả (Price): Giá là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử
dụng sản phẩm/dịch vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá,
mức giá, chiến thuật điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người

tiêu dùng.
+ Phân phối (Place): Phân phối là hoạt động nhằm đưa ra sản phẩm đến
tay khách hàng, quyết định phân phối gồm các quyết định: Lựa chọn, thiết lập
kênh phân phối, tổ chức và quản lý kênh phân phối, thiết lập các mối quan hệ
với các trung gian, vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa.
+ Chiêu thị (Promotion): Chiêu thị là những hoạt động nhằm thông tin
sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến
khích tiêu thụ.
− I (Implementation): Triển khai thực hiện chiến lược marketing: Để thực hiện
chiến lược Marketing đi vào thực tế các doanh nghiệp phải tổ chức, thực hiện chiến
lược qua các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.
− C (Control): Kiểm tra đánh giá chiến lược Marketing: Bước cuối cùng của quá
trình Marketing là kiểm soát. Một doanh nghiệp thành công không ngừng học hỏi rút
kinh nghiệp; phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết quả
hoạt động Marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay không.
1.1.3 Vai trò, chức năng của marketing:
− Vai trò của marketing trong kinh doanh:
+ Hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng
như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt
động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

+ Là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi
ích doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
+ Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên
thị trường.

+ Trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định
khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn các quyết định
Marketing như: Sản xuất sản phẩm gì?, cho thị trường nào?, sản xuất như thế
nào?, với số lượng bao nhiêu?
− Chức năng của Marketing:
+ Nghiên cứu thị trường và phát triển nhu cầu
+ Thích ứng/ đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi
+ Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
+ Hiệu quả kinh tế
+ Phối hợp
1.2 Chiến lược chiêu thị:
1.2.1

Khái niệm chiến lược chiêu thị:

− Chiêu thị là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp.
− Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm,
thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu
truyền thông cho doanh nghiệp.

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

1.2.2

Vai trò của chiêu thị:

− Đối với doanh nghiệp:

+ Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới, giữ thị phần.
+ Chiêu thị giúp cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm khách
hàng mới.
+ Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ cho chiến
lược định vị.
+ Tạo sự thuận tiện cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung gian
phân phối.
+ Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm công
chúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo sự kiện thu hút sự chú ý....
− Đối với người tiêu dùng:
+ Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, tiết kiệm thời gian, công sức khi
mua sắm.
+ Cung cấp kiến thức, giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm
trên thị trường.
+ Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.
+ Hoạt động chiêu thị tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến hoạt
động marketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
− Đối với xã hội:
+ Hoạt động chiêu thị hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chất
lượng và giảm chi phí phát hành cũng như đa dạng hóa sản phẩm của mình
nhằm phục vụ xã hội tốt hơn.

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

+ Tạo công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực liên
quan. Tạo động lực cho sự cạnh tranh.
+ Là yếu tố đánh giá sự năng động, phát triển của nền kinh tế.


Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

1.2.2 Các bước phát triển kế hoạch truyền thông Marketing:

Xác định đối tượng mục tiêu

Xác định mục tiêu truyền thông

Thiết kế thông điệp

Lựa chọn thông điệp

Tiếp nhận thông tin phản hồi

− Xác định đối tượng mục tiêu: Mục tiêu truyền thông có thể là khách hàng tiềm
năng hoặc khách hàng hiện tại, họ có thể là người ra quyết định mua hoặc chỉ là
người gây ảnh hưởng. Đối tượng mục tiêu có thể là một cá nhân, nhóm hay một tổ
chức, nhóm công chúng nào đó. Việc xác định như vậy sẽ ảnh hưởng mạnh đến các
quyết định khác như: Thông điệp sẽ nói gì? Nói khi nào? Ở đâu? Ai sẽ nói?
− Xác định mục tiêu truyền thông: Nhằm xác định những phản ứng mà ta muốn có
ở đối tượng. Khi truyền thông ta cần biết chính xác người tiêu dùng đang ở vị trí
nào trong quá trình sẵn sàng mua của họ:

Thực hành nghề nghiệp lần 1



GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

Nhận biết

Hiểu

Thích

Ưa chuộng

Mua

Tin tưởng

Ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình này, người truyền thông sẽ đặt ra các
mục tiêu truyền thống thích hợp.
− Thiết kế thông điệp: Thông điệp phải giải quyết mục tiêu truyền thông đã xác
định, phải phù hợp với đối tượng truyền tin. Thiết kế thông điệp cần giải quyết ba
vấn đề sau: Nói cái gì? - Nội dung, nói như thế nào? - Cấu trúc và hình thức thông
điệp.
− Lựa chọn phương tiện truyền thông: Có hai kênh truyền thông là cá nhân và phi
cá nhân. Truyền thông cá nhân là dạng truyền thông trực tiếp, đối mặt với đối
tượng mục tiêu. Hình thức chủ yếu là chào hàng. Truyền thông phi cá nhân các
thông điệp được truyền đi không qua quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa người gửi và
người nhận. Hình thức truyền thồn ở dạng này là quảng cáo, giao tế, marketing
trực tiếp.
− Tiếp nhận thông tin phản hồi: Để đánh giá hiệu quả của các chương trình truyền
thông marketing phải tiến hành cuộc khảo sát chuyên sâu nhắm vào các đối tượng
của kế hoạch truyền thông, từ thông tin phản hồi có thể điều chỉnh cho những kế
hoạch kì sau.

1.2.3 Chu kì sống của sản phẩm:
− Giai đoạn giới thiệu: Các chương trình quảng cáo và tuyên truyền được tổ chức
rầm rộ để tạo sự nhận biết sản phẩm, khuyến khích sử dụng sản phẩm.
− Giai đoạn phát triển: Tạo sự ưa thích của người tiêu dùng đối với dòng điện thoại
N, tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm qua các chương trình khuyến mãi.

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

− Giai đoạn chín muồi: Xây dựng tính cách nhãn hiệu, nhấn mạnh sự khác biệt và
lợi ích của nhãn hiệu.
− Giai đoạn suy thoái: Tăng cường các chương trình khuyến mãi để tận thu sản phẩm.
1.2.4 Các công cụ của chiến lược
− Quảng cáo: Là hoạt động truyền thông phi cá nhân để đưa thông tin về sản phẩm/
thương hiệu tới thị trường mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông.
− Khuyến mãi: Là khích lệ có tính ngắn hạn nhằm khuyến khích người tiêu dùng
hoặc trung gian mua sản phẩm.
− Giao tế (PR): Các hoạt động truyền thông nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
công chúng bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đưa thông tin về hoạt
động của doanh nghiệp.
− Chào hàng cá nhân: Là hoạt động truyền thông trực tiếp nhằm giới thiệu, thuyết phục
khách hàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa đối ngũ bán hàng và khách hàng mục tiêu.
− Marketing trực tiếp: Là hình thức truyền thông trực tiếp đến các đối tượng đã xác
định thông qua phương tiện như thư tín, email, fax...với mong muốn nhận được sự
đáp ứng tức thời.

Thực hành nghề nghiệp lần 1



GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ DÒNG ĐIỆN THOẠI
OPPO N CỦA CÔNG TY OPPO VIỆT NAM.

2.1 Tổng quan về thị trường smart phone ở Việt Nam:
2.1.1 Sơ lược về thị trường điện thoại di động:
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển. Sau hơn 20 năm nền kinh tế mở
cửa đã tạo nhiều bước ngoặc lớn cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt những
thành tựu đáng kế. Theo báo tuổi trẻ tốc độ GPD (tăng 5,4% năm 2013). Dự kiến,
GDP năm 2014 tăng khoảng 5,8% và năm 2015 tăng 6%. Chỉ số tiêu dùng - CPI cả
nước tăng 6.04% (năm 2013) là một thành công lớn. Như vậy sự phát triển của nền
kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến đời sống của người dân được cải thiện
và nâng cao rõ rệt.
Cũng như những nhu cầu sinh lí tự nhiên, thiết yếu hằng ngày như ăn, mặc, ở thì
một nhu cầu khác cũng không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện
nay để làm việc, học tập, sinh hoạt đó là phương tiện liên lạc. Và để đáp ứng được nhu
cầu đó của con người, các sản phẩm điện thoại thông minh đã được nghiên cứu, sản
xuất và đưa vào sử dụng.
Thị trường điện thoại di động trở nên nhộn nhịp hơn khi các hãng điện thoại di
động cùng đồng loạt tung ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của
người tiêu dùng. Trong khi các hãng vẫn tạo tính cạnh tranh và khác biệt trong các
phân khúc đa phương tiện, giải pháp dành cho giới doanh nhân, hay những người yêu
thích thời trang và âm nhạc, chụp hình. Ngoài ra, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp
mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel, Vietnammobile... cùng việc chất lượng
mạng 3G được cải thiện và có xu hướng phát triển lên 4G giúp cho chi phí sử dụng
mạng điện thoại giảm làm sức mua điên thoại thông minh tăng đáng kể.

Thực hành nghề nghiệp lần 1



GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

Điện thoại thông minh đang dần trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc
sống của rất nhiều người Việt. Theo thống kê của Moore – một công ty đi đầu trong
lĩnh vực quảng cáo trực tuyến thì Việt Nam là một trong ba thị trường smartphone tăng
trưởng nhanh nhất trong khu vực trong quý I/2014, với mức tăng trưởng 59%. Thị phần
smartphone tại Việt Nam đã vượt qua so với điện thoại cơ bản khi tỷ lệ người dùng
smartphone chiếm hơn 52% tổng số người dùng điện thoại di động, đặc biệt Việt Nam
cũng là một trong thị trường có tỷ lệ người dùng smartphone cao nhất, gần bắt kịp với
các thị trường đã phát triển trong tương lai gần.
Hình 1.1 Tỉ lệ người dùng điện thoại ở Việt Nam

So với các một số nước Châu Á, tỷ lệ thời gian sử dụng điện thoại của người Việt
chỉ đứng sau Indonesia (36% thời gian), cao hơn Trung Quốc, Philippin, Ấn độ, Nhật,
Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Maylaysia, và Hàn Quốc.

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

2.1.2 Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về điện thoại di động:
Hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng phổ biến, theo Việt
Báo vào năm 2012 có khoảng 4 tỷ điện thoại di động được sử dụng trên toàn thế
giới, trong đó 1,08 tỷ là smartphone.
Internet di động ngày càng phát triển làm cho con người không chỉ đơn thuần
sử dụng điện thoại di động cho mục đích giao tiếp mà còn dùng với nhiều mục đích
khác nhau. So với thế giới, người dùng Việt Nam cũng có xu hướng giành nhiều

thời gian cho điện thoại hơn. Người dùng Việt Nam sử dụng di động suốt cả ngày,
cả khi đang ở trên giường (70% người dùng), khi chờ đợi (55%), khi di chuyển
(16%), bên cạnh người thân (11%), khi mua sắm (9%), ở trong phòng tắm (6%) và
khi tụ tập (4%). Hơn 86% người dùng dùng điện thoại di động để chơi game, xem
tin tức, nghe nhạc, vào facebook, v.v… Như vậy, một chiếc điện thoại di động càng
có nhiều chức năng thì càng được người tiêu dùng ủng hộ.
Cách đây vài năm, khái niệm “điện thoại thông minh” dường như vẫn còn quá
xa lạ trong tâm trí giới trẻ Việt thì giờ đây những chiếc smartphone (điện thoại
thông minh) có thiết kế đẹp, cấu hình mạnh mẽ, giá hợp lí mới chính là chuẩn mực
cho xu hướng tiêu dùng thông minh khiến người dùng trẻ, từ sinh viên, học sinh cho
đến nhân viên văn phòng phải quan tâm. Theo số liệu khảo sát của Nielsen thực hiện
vào quý 3/2011 tại Mỹ cho thấy giới trẻ là nhóm sử dụng điện thoại thông minh ở
mức cao nhất: 62% trong các nhóm lứa tuổi được khảo sát. Thực tế này cũng diễn ra
tại Việt Nam khi giới trẻ ngày càng có xu hướng lựa chọn những chiến điện thoại
thông minh với nhiều tiện ích. Với xu hướng phát triển chung, điện thoại thông
minh được bổ sung thêm nhiều tính năng tiện ích hấp dẫn nhưng giá bán thì ngày
càng rẻ hơn và phù hợp cho đối tượng người dùng trẻ. Vì thế các hãng sản xuất điện
thoại di động đang tập trung cho ra đời nhiều loại smartphone và khách hàng tiềm
năng mà họ hướng đến là giới trẻ.

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

2.1.3 Một số hãng điện thoại di động ở thị trường Việt Nam:
NOKIA:
Năm 2011, thị phần tính theo số lượng máy của Nokia tại Việt Nam là 54%,
năm 2012 tăng lên 56%. Tuy nhiên, tính theo giá trị thì thị phần của Nokia lại có sự
sụt giảm đáng kể từ 52.6% trong năm 2011 xuống còn 45% trong năm 2012. Bởi

Nokia định vị khá thành công với những sản phẩm siêu bền như Nokia 1280...tuy
nhiên bền không chưa đủ, họ ngủ quên trong chiến thắng và không lo đầu tư về mẫu
mã thiết kế, cấu hình sản phẩm nên khi các đối thủ khác ra mắt những sản phẩm dẫn
đầu công nghệ thì Nokia đã bị tụt hậu phía sau. Ngoài ra một nhược điểm lớn của
Nokia là họ sử dụng hệ điều hành windows phone không được phổ biến người dùng
nên khá là kén người lựa chọn sản phẩm này.
SAMSUNG :
Ngày càng lớn mạnh, Samsung đã đạt được những thành tích đáng nể. Samsung
đã đạt được tăng trưởng vượt quá mức trung bình của ngành công nghiệp di động,
Samsung chỉ chiếm 15% thị phần về số lượng năm 2011, nhưng sang năm 2012 họ
đã tăng lên thành 23%. Nếu xét về mặt giá trị, tốc độ tăng trưởng thị phần của nhãn
hàng Samsung cực kỳ mạnh mẽ, từ 17.8% lên 30.6%. Vì có nhà máy sản xuất tại
Việt Nam nên Samsung đã định vị cho mình là sản phẩm giá rẻ, dẫn đầu về công
nghệ thông minh (cử chỉ không chạm, chụp camera chính và phụ cùng lúc (Galaxy
S4…), giao diện đẹp. Họ đã biến những thứ không thể thành có thể, phần cứng
mạnh mẽ và phần mềm ứng dụng phát triển tối ưu cho người dùng. Là một trong số
rất ít các công ty điện thoại có lãi, hãng có doanh số smartphone lớn nhất giới thậm
chí doanh số của hãng còn gấp đôi gấp ba hãng sản xuất điện thoại danh tiếng:
Apple. Tuy nhiên điểm yếu của Samsung nằm ở phần mềm, cảm ứng sử dụng sau một
thời gian khá chậm so với các dòng sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh.

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

LG
Tuy tham gia vào lĩnh vực điện thoại di động chậm hơn so với các đàn anh như
Nokia, Motorola… nhưng thương hiệu xứ Hàn này đang dần chiếm được cảm tình
của người dùng. LG được xếp hạng thứ ba về doanh thu với 7% thị phần. Sản phẩm

của LG có màn hình đẹp, giao diện đẹp, cấu hình mạnh, giá cả tốt. Một thành công
của LG là LG Optimus G – một trong những siêu phẩm smartphone mạnh mẽ nhất
năm 2013 của LG Mobile đã được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận danh hiệu
“Smartphone được mua nhiều nhất trong giờ đầu tiên ra mắt tại Việt Nam”. Tuy
nhiên, LG còn khá yếu trong mảng truyền thông, nếu là người yêu công nghệ,
thường xuyên tìm hiểu thông tin về công nghệ mới lựa chọn dòng sản phẩm này.
Còn để truyền thông rộng rãi cho khách hàng biết thì LG còn khá yếu.
APPLE:
Khác với các dòng máy sử dụng hệ điều hành Androi, Apple không chạy đua
về cấu hình. Họ chỉ độc quyền hệ điều hành IOS với khả năng bảo mật tốt, cung cấp
những ứng dụng đơn giản và cần thiết cho người sử dụng, hạn chế làm những ứng
dụng dư thừa. Chiếm tới 13% thị phần trong nước được ưa chuộng bởi công nghệ và
camera tốt nhất trên thị trường, độ nét cao. Là người tiên phong dẫn đầu về xu
hướng với Iphone 4, 4S, 5, 5S...tuy nhiên khi tung ra sản phẩm Iphone 6 Plus, Apple
không còn là người dẫn đầu tạo ra xu hướng nữa mà giờ đây họ đang dần trở thành
người theo đuổi và cung cấp những gì người tiêu dùng cần.

HUAWEI:
Lịch sử là nhà sản xuất điện thoại giá rẻ Trung Quốc, Huawei tiếp tục đạt mức
tăng trưởng hàng năm cao. Cuối năm 2012, Huawei là nhà sản xuất có doanh số

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Ericsson. Sau một thời gian gia nhập vào thị trường Việt
Nam, Huawei chỉ chiếm 5% thị phần. Cũng giống như LG, Huawei còn khá yếu
trong mảng truyền thông. Chưa có nhiều người Việt biết tới nhãn hiệu điện thoại
này. Và trong năm 2015, Huawei dự định sẽ đầu tư khoảng 5 triệu USD vào

marketing và sẽ tập trung vào khoảng 200 cửa hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam để
chiếm lĩnh thị trường smartphone.
2.2 Giới thiệu về công ty OPPO MOBILE VIỆT NAM:
2.2.1 Mục tiêu Marketing
− Phát triển thị phần và vị thế của OPPO ở thị trường Việt Nam.
− Dẫn đầu thị trường trong trong phân khúc điện thoại trung cấp và cao cấp.
− Mở rộng phân khúc điện thoại smartphone cao cấp.
− Tạo danh tiếng và hình ảnh tốt với khách hàng, thuyết phục người dùng rằng
những sản phẩm của OPPO là những sản phầm mang tầm vóc quốc tế.
− Giảm chi phí giành lại khách hàng.
− Tăng khả năng cạnh tranh.
(Nguồn: OPPO Mobile Việt Nam)
2.2.2 Chiến lược S-T-P của công ty OPPO Mobile Việt Nam đối với dòng điện
thoại OPPO N:
Chọn thị trường mục tiêu là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình xây
dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các chương trình marketing. Chính vì vậy, để xây
dựng được một chiến lược chiêu thị hiệu quả phải xuất phát từ việc xác định đúng đối
tượng, thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm phù hợp với khúc thị trường mà doanh
nghiệp đã chọn. Đối với OPPO trong việc chọn thị trường mục tiêu cho dòng sản
phẩm OPPO N đã trải qua đủ 3 bước trong chiến lược S-T-P, cụ thể như sau:

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

2.2.2.1 Phân khúc thị trường:
Xu hướng sử dụng smartphone tại Việt Nam gia tăng chóng mặt và nhóm người
sử dụng nhiều nhất chính là sinh viên và người đi làm để đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu trong cuộc sống như học tập, giải trí, giao tiếp...Nắm bắt điều đó OPPO lựa chọn

phân khúc thị trường kết hợp nhiều tiêu thức dựa theo việc định vị dòng sản phẩm N
thuộc loại cao cấp:
− Phân khúc theo khu vực địa lý: Thị trường thành thị - nông thôn.
− Phân khúc theo đặc điểm xã hội học:
+ Tuổi tác: Nhóm người trong độ tuổi từ 22-35 (Độ tuổi của người đi làm)
+ Giới tính: Phổ biến cho cả nam và nữ
+ Thu nhập : trên 5 triệu (có kinh tế ổn định)
− Phân khúc theo tâm lý:
+ Cá tính: Thích thể hiện mình (dòng điện thoại cao cấp), đam mê chụp hình
(dòng điện thoại hỗ trợ camera xoay tạo ra những bức hình chất lượng với
những góc chụp đẹp nhất).
2.2.2.2 Chọn thị trường mục tiêu:
Vì là một người mới tham gia vào thị trường, dòng OPPO N lựa chọn cho mình
thị trường mục tiêu theo chiến lược Marketing tập trung. Hướng tới một khúc thị
trường để phục vụ.
− Đối với thị trường thành thị: So với thị trường nông thôn, về mức sống, thu nhập
cũng như nhu cầu về mua sắm, sử dụng công nghệ của người dân ở thành thị
thường sẽ cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, mật độ dân cư ở thành thị đông hơn

Thực hành nghề nghiệp lần 1


GVHD: Ths. Nguyễn Nam Phong

nông thôn, việc triển khai các công cụ quảng cáo, khuyến mãi sẽ được tập trung
và hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với OPPO N là một sản phẩm thuộc dòng điện thoại
cao cấp, sử dụng công nghệ mới, dẫn đầu xu thế về camera xoay đối với thị
trường Việt Nam cũng như thế giới, OPPO nhắm vào khúc thị trường thành thị,
nơi mà lối sống của người dân hiện đại, tư tưởng tiên tiến hơn người dân ở nông
thôn. Đó một sự lựa chọn sáng suốt mà OPPO khai thác được ở thị trường này.

− Đối với thị trường giới tính cho cả nam và nữ: Trong cuộc sống hiện đại, luôn
thay đổi và phát triển không ngừng, nhu cầu sở hữu một sản phẩm công nghệ cao
cấp là điều mong muốn của tất cả mọi người, cả nam lẫn nữ, đặc biệt là người đi
làm cần lưu giữ những tài liệu trong điện thoại cho thuận tiện. Chính vì những lí
do trên chứng tỏ rằng thị trường khách hàng mà giới tính không phân biệt như
vậy sẽ là một thị trường tiềm năng đối với ngành hàng về công nghệ. Độ phủ
truyền thông sẽ rộng khắp chứ không rạch ròi cho giới tính nào mà tập trung vào
những người trẻ đã có công việc làm ổn định. Điều này sẽ có lợi hơn cho OPPO


khi không bỏ sót một thị trường tiềm năng nào.
Đối với thị trường khách hàng: Cấp bậc cao nhất trong thang bậc nhu cầu của
Maslow là nhu cầu được tự thể hiện bản thân. Đó cũng chính là xu hướng phát
triển nhu cầu đối với những con người đã thỏa mãn được những nhu cầu cơ bản
như ăn uống, sinh hoạt, giải trí. Việc tìm hiểu và nắm bắt tâm lý của khách hàng
giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp.
Trong thời gian trước khi ra mắt sản phẩm dòng OPPO N xuất hiện trào lưu chụp
hình bằng camera trước (chụp hình selfie). Các thương hiệu khác như Samsung,
Nokia, HTC...tập trung phát triển sản phẩm có camera trước rõ nét và góc nhìn
rộng còn với OPPO, họ đã tạo sự khác biệt bằng camera thông minh xoay 206 độ
đáp ứng được nhu cầu chụp hình theo xu hướng của giới trẻ tại thời điểm đó và
họ còn sáng tạo hơn khi tạo cho khách hàng - những người trẻ tuổi đã có công
việc ổn định có một công cụ hỗ trợ giúp người chụp tìm ra góc nhìn đẹp mắt và

Thực hành nghề nghiệp lần 1


×