Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Tác dụng của luyện tập yoga lên huyết áp và một số chỉ tiêu liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.33 KB, 86 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
--------------

Lấ TH LAN NGC

TC DNG CA LUYN TP YOGA LấN HUYT P V
MT S CH TIấU LIấN QUAN BNH NHN TNG
HUYT P NGUYấN PHT GIAI ON 1

Chuyên ngành: sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.30

Luận văn thạc sĩ Khoa Học sinh học
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS HONG TH I KHUấ

NGH AN - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn với tất cả lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi được học
tập và nghiên cứu khoa học tại trường.
Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Bộ môn Sinh lý người và động vật, khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Trung tâm YOGA Ban Mai - Thành phố Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi
tốt nhất cho tôi thực hiện luận văn này.
PGS.TS Hoàng Thị Ái Khuê, Phó chủ nhiệm Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Vinh, là người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình giúp


đỡ, hướng dẫn, cung cấp cho tôi những tài liệu quý giá và động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi đã tận tình giúp đỡ tôi và cung cấp những tài
liệu quý giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành biết ơn sự động viên của gia đình và sự giúp đỡ tận tình
của bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi không bao giờ quên những tình cảm và công ơn đó. Xin gửi đến quý
thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè gần xa lòng biết ơn vô hạn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Lê Thị Lan Ngọc


3


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BMI

: Chỉ số khối cơ thể

ĐMC

: Động mạch chủ

HA

: Huyết áp

LDL-Cholesterol


: Low Density Lipoprotein Cholesterol

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

HATB

: Huyết áp trung bình

HDL-Cholesterol

: High Density Lipoprotein Cholesterol

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

ISH

: Hội tăng huyết áp quốc tế

THA

: Tăng huyết áp


TBMMN

: Tai biến mạch máu não

VB

: Vòng bụng

T0

: Thời điểm bắt đầu tập Yoga

T6

: Thời điểm kết thúc 6 tuần tập Yoga

T12

: Thời điểm kết thúc 12 tuần tập Yoga


5


MỤC LỤC
NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Tình hình bệnh tăng huyết áp
1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp
1.1.4. Biến chứng của tăng huyết áp
1.1.5. Các biện pháp điều trị
1.2. TỔNG QUAN VỀ YOGA
1.3. LỢI ÍCH CỦA TẬP YOGA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
1.3.1. Đặc điểm và tác dụng của hô hấp (pranayama) trong Yoga
1.3.2. Tác dụng của Yoga lên hệ thần kinh
1.3.3. Tác dụng của tập Yoga lên béo phì
1.3.4. Tác dụng của tập Yoga lên hệ thống tim mạch
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3.1. Các nghiên cứu trong nước
1.3.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
2.4. Tiêu chuẩn loại trừ
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
2.4.2. Các biến số trong nghiên cứu
2.4.3. Cách thức tiến hành nghiên cứu

TRANG
1
3
3

4
4
4
4
5
8
11
12
15
15
18
18
19
25
25
25
27
27
27
27
27
27
27
28


2.4.4. Các kỷ thuật được thực hiện trong quá trình nghiên cứu
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
2.6. Xử lý số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu
3.1.2. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
3.1.4. Phân bố theo trình độ của đối tượng nghiên cứu
3.1.5. Phân bố theo khu vực sống của đối tượng nghiên cứu
3.1.6. Một số thói quen hàng ngày trong sinh hoạt của bệnh nhân
3.2. HIỆU QUẢ CỦA TẬP YOGA LÊN CÁC CHỈ SỐ HUYẾT

30
37
37
39
39
39
39
39
39
41
41
42

ÁP Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT GIAI
ĐOẠN 1
3.2.1. Hiệu quả của tập Yoga trên chỉ số huyết áp tâm thu
3.2.2. Hiệu quả của tập Yoga trên chỉ số huyết áp tâm trương
3.2.3. Hiệu quả của tập Yoga trên chỉ số huyết áp trung bình
3.2.4. Hiệu quả giảm tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp sau thời điểm
luyện tập 6 tuần (t6) và 12 tuần (t12) so vời trước lúc tập luyện (t0)
3.3. HIỆU QUẢ CỦA TẬP LUYỆN YOGA LÊN CÁC TRIỆU


42
44
45
46
46

CHỨNG CƠ NĂNG MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC Ở BỆNH
NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT GIAI ĐOẠN 1
3.3.1. Hiệu quả của luyện tập Yoga lên sự thuyên giảm các triệu

47

chứng cơ năng
3.3.2. Hiệu quả của luyện tập Yoga lên một số chỉ số nhân trắc
3.4. HIỆU QUẢ CỦA TẬP YOGA LÊN MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH

47
49

HÓA MÁU CƠ BẢN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
NGUYÊN PHÁT GIAI ĐOẠN 1
3.5 . ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP YOGA LÊN CÁC CHỈ SỐ LIPID
HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN
PHÁT GIAI ĐOẠN 1

49


3.5.1. Ảnh hưởng của tập yoga lên chỉ số Cholesterol toàn phần

3.5.2. Ảnh hưởng của tập Yoga lên chỉ số Triglycerid
3.5.3. Ảnh hưởng của tập yoga lên chỉ số LDL-Cholesterol
3.5.4. Ảnh hưởng của tập yoga lên chỉ số HDL-Cholesterol
3.5.5. Hiệu quả làm giảm tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

49
51
52
53
54

giai đoạn 1 có rối loạn lipid của tập Yoga
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.2. Bàn luận về hiệu quả của tập Yoga lên các chỉ số huyết áp ở bệnh

55
55
56

nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn 1
4.3. Bàn luận về hiệu quả của luyện tập Yoga lên sự thuyên giảm các triệu

59

chứng cơ năng ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn 1
4.4. Hiệu quả của luyện tập Yoga lên một số chỉ số nhân trắc
4.5. Bàn luận về ảnh hưởng của tập Yoga lên các chỉ số lipid huyết
thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn 1
KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

60
62
65
66


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu
đồ
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên biểu đồ

Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu
Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Phân bố theo trình độ của đối tượng nghiên cứu
Phân bố theo khu vực sống của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số huyết áp tâm thu tăng sau thời điểm
luyện tập 6 tuần (t6) và 12 tuần (t12) so với trước lúc tập luyện (t0).
3.6 Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số huyết áp tâm trương tăng sau thời
điểm luyện tập 6 tuần (t6) và 12 tuần (t12) so với trước lúc tập
luyện (t0).
3.7 Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp tại các thời điểm nghiên cứu

3.8 Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp bị thừa cân sau thời điểm luyện
tập 6 tuần (t6) và 12 tuần (t12) so với trước lúc tập luyện (t0).
3.9 Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp bị béo bụng sau thời điểm luyện
tập 6 tuần (t6) và 12 tuần (t12) so với trước lúc tập luyện (t0).
3.10 Tỷ lệ bệnh nhân có tăng Cholesterol toàn phần sau thời điểm luyện
tập 6 tuần (t6) và 12 tuần (t12) so với trước lúc tập luyện (t0).
3.11 Tỷ lệ bệnh nhân có tăng Triglycerid sau thời điểm luyện tập 6
tuần (t6) và 12 tuần (t12) so với trước lúc tập luyện (t0).
3.12 Tỷ lệ bệnh nhân có tăng LDL-Cholesterol sau thời điểm luyện
tập 6 tuần (t6) và 12 tuần (t12) so với trước lúc tập luyện (t0).
3.13 Tỷ lệ bệnh nhân có giảm HDL-Cholesterol sau thời điểm luyện
tập 6 tuần (t6) và 12 tuần (t12) so với trước lúc tập luyện (t0).
3.14 Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn 1 có rối
loạn lipid máu sau thời điểm luyện tập 6 tuần (t6) và 12 tuần
(t12) so với trước lúc tập luyện (t0).

Trang
39
40
40
41
42
44
46
48
48
50
51
52
53

54


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
1.1
1.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11

3.12
3.13
3.14
3.15

Tên bảng
Trang
Phân loại THA theo JNC VI
6
Phân loại THA theo WHO/ISH
6

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu
39
Một số thói quen hàng ngày trong sinh hoạt của bệnh nhân
41
Chỉ số huyết áp tâm thu tại các thời điểm nghiên cứu
43
Mức độ giảm trung bình chỉ số huyết áp tâm thu tại các thời
43
điểm nghiên cứu
Chỉ số huyết áp tâm trương tại các thời điểm nghiên cứu
44
Mức độ giảm trung bình chỉ số huyết áp tâm trương tại các thời
45
điểm nghiên cứu
Chỉ số huyết áp trung bình tại các thời điểm nghiên cứu
45
Mức độ giảm trung bình chỉ số huyết áp trung bình tại các thời
46
điểm nghiên cứu
Hiệu quả của luyện tập Yoga lên sự thuyên giảm các triệu chứng
47
cơ năng
Hiệu quả của luyện tập Yoga lên các chỉ số BMI, Vòng bụng, lớp
47
mỡ dưới da bụng
Ảnh hưởng của luyện tập Yoga lên các chỉ số ure, creatinin và
49
acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai
đoạn 1
Chỉ số Cholesterol toàn phần tại các thời điểm nghiên cứu

50
Chỉ số Triglycerid tại các thời điểm nghiên cứu
51
Chỉ số LDL-Cholesterol tại các thời điểm nghiên cứu
52
Chỉ số HDL-Cholesterol tại các thời điểm nghiên cứu
53

ĐẶT VẤN ĐỀ


11
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ cao đối với các bệnh lý tim
mạch ở các nước công nghiệp và ngay tại nước ta. THA đang trở thành một vấn
đề sức khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố
nguy cơ. THA ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và
chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn
phế) [1].
Thực trạng hiểu biết và kiểm soát THA tại Việt Nam rất đáng quan tâm.
Năm 1992, Trần Đỗ Trinh trên 1716 người bị THA thì 67,5% không biết bệnh,
15% biết bệnh nhưng không điều trị, 13,5% điều trị nhưng thất thường và không
đúng cách, chỉ có 4% là điều trị đúng. Năm 2001, Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn
Thị Trúc khảo sát 1582 người từ 18 trở lên tại tỉnh Tiền Giang,16,1% chưa từng
được đo HA; 58,7% có đo HA nhưng không nhớ con số HA của mình; 10,3%
biết đo HA nhưng không kiểm tra thường xuyên và chỉ có 14,3% có ý thức kiểm
tra HA định kỳ. Năm 2002, Phạm Gia Khải & cs điều tra 5012 người từ 25 tuổi
trở lên ở 4 tỉnh miền bắc Việt Nam (Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình và Thái
nguyên) kết quả là 23% biết đúng các yếu tố nguy cơ của bệnh THA (béo phì,
uống nhiều rượu, hút thuốc lá, nhiều căng thẳng trong cuộc sống, ăn nhiều mỡ
động vật, ăn mặn, ít hoạt động thể lực trong cuộc sống), trong đó vùng thành thị

hiểu đúng chỉ 29,5% [3].
Điều trị THA bên cạnh dùng các loại thuốc hạ huyết áp thì vấn đề thay
đổi lối sống cũng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát trị số huyết áp của
bệnh nhân. Thay đổi lối sống bao gồm giảm cân nặng, chế độ ăn ít muối và tăng
cường vận động bằng các bài tập thể dục. Đối với THA giai đoạn 1 (HATT 140
-159 mmHg và hoặc HATTr 90 - 99 mmHg) thì thay đổi lối sống được khuyến
cáo áp dụng đầu tiên trong việc kiểm soát huyết áp của bệnh nhân đặc biệt là
các bài tập thể dục giúp tăng cường vận động, giảm cân và thư giãn [9]. Tuy
nhiên, việc lựa chọn một phương pháp tập thể dục phù hợp cho bệnh nhân THA
đồng thời phương pháp tập đó có khả năng cuốn hút người bệnh thích thú trong
quá trình tập luyện thì chưa có khuyến cáo nào đưa ra.


12
Với đặc điểm bài tập Yoga gồm thực hiện các asana (tư thế), với kỹ thuật
điều khiển hơi thở (pranayama) và Thiền định (dhyana). Yoga đem lại nhiều lợi
ích sức khỏe cho người tập như tăng linh hoạt, tăng khả năng tập trung, giải tỏa
stress, giảm mỡ máu và nhiều lợi ích khác. Chính vì vậy mà hiện nay Yoga có
mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở các nước phát triển, Yoga không những được
tổ chức tại các trung tâm thể dục mà còn mặt ở nhiều bệnh viện. Y học đã sử
dụng Yoga như là một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh có hiệu quả [2].
Theo Rao Nanduri và M. Venkata Reddy, Viện Nghiên cứu Vemana
Yoga, cho rằng 80% các trường hợp tăng huyết áp là kết quả của sự căng thẳng.
Nghiên cứu của Smith, Hancock, Blake-Mortimer, & Eckert (2007), McCaffrey,
Ruknui, Hatthakit & Kasetsomboon (2010) và nhiều tác giả khác về tác dụng
của Yoga đối với bệnh tăng huyết áp đã cho thấy: Yoga giúp giảm huyết áp
thông qua giảm căng thẳng, giảm cholesterol máu và tăng độ đàn hồi của thành
mạch [2,4]
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Thị Ái Khuê về tác dụng của
thực hành Yoga đối với bệnh nhân Đái tháo đường và Tiền đái tháo đường. Kết

quả nghiên cứu cho thấy, Yoga ngoài tác dụng giảm Glucose máu còn có tác
dụng giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL-C và giảm huyết áp. Để góp phần
cung cấp cơ sở khoa học cho người bị tăng huyết áp kiểm soát thông qua tập
luyện Yoga, chúng tôi tiến hành đề tài "Tác dụng của luyện tập Yoga lên
huyết áp và một số chỉ tiêu liên quan ở bệnh nhân THA nguyên phát giai
đoạn 1".

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


13
1. Đánh giá tác dụng của luyện tập Yoga trong việc kiểm soát huyết áp ở
bệnh nhân THA nguyên phát giai đoạn 1 .
2. Xác định tác dụng của luyện tập Yoga lên một số chỉ tiêu liên quan đến
huyết áp như các chỉ số nhân trắc và chỉ số lipid máu ở bệnh nhân THA nguyên
phát giai đoạn 1.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đo huyết áp và các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng, BMI, vòng
bụng) thời điểm bắt đầu thực nghiệm.
- Xét nghiệm mẫu máu bệnh nhân để xác định các chỉ số lipid máu như
Cholesterol, Triglycerid, LDL-C, HDL-C thời điểm bắt đầu thực nghiệm.
- Tổ chức tập luyện Yoga cho bệnh nhân THA nguyên phát giai đoạn 1.
- Đo huyết áp và các chỉ số nhân trắc (chiều cao, cân nặng, BMI, vòng
bụng) và lấy mẫu máu bệnh nhân để xét nghiệm xác định các chỉ số lipid máu
như Cholesterol, Triglycerid, LDL-C, HDL-C thời điểm sau 12 tuần ở những
bệnh nhân tham gia đầy đủ Chương trình Yoga cho người bị tăng huyết áp.

CHƯƠNG 1



14
TỔNG QUAN
1.1. TĂNG HUYẾT ÁP
1.1.1. Định nghĩa
Cho đến nay WHO/ISH đã thống nhất gọi là THA khi HA tâm thu ≥ 140
mmHg và hoặc tâm trương ≥ 90mmHg [12,18].
1.1.2. Tình hình bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở
các nước công nghiệp và ngay tại nước ta. THA đang trở thành một vấn đề sức
khỏe trên toàn cầu do sự gia tăng tuổi thọ và tăng tần suất các yếu tố nguy cơ.
Tăng HA ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người trẻ tuổi và chiếm
4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong tàn phế) [13].
Một khảo sát đánh giá khả năng điều trị THA được Tổ chức Y tế Thế giới
thực hiện, cho thấy có sự khác biệt lớn ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong số
167 nước được khảo sát, có 61% chưa có khuyến cáo quốc gia về điều trị THA,
45% chưa có sự huấn luyện điều trị THA cho cán bộ y tế, 25% không cung cấp
đủ thuốc điều trị THA, 8% không đủ phương tiện tối thiểu và 12% không đủ
thuốc điều trị THA trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu [52].
Thực trạng hiểu biết và kiểm soát THA tại Việt Nam rất đáng quan tâm.
Năm 1992, Trần Đỗ Trinh trên 1716 người bị THA thì 67,5% không biết bệnh,
15% biết bệnh nhưng không điều trị, 13,5% điều trị nhưng thất thường và không
đúng cách, chỉ có 4% là điều trị đúng. Năm 2001, Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn
Thị Trúc khảo sát 1582 người từ 18 trở lên tại tỉnh Tiền Giang, 16,1% chưa
từng được đo HA; 58,7% có đo HA nhưng không nhớ con số HA của mình;
10,3% biết đo HA nhưng không kiểm tra thường xuyên và chỉ có 14,3% có ý
thức kiểm tra HA định kỳ. Năm 2002, Phạm Gia Khải & cs điều tra 5012 người
từ 25 tuổi trở lên ở 4 tỉnh miền bắc Việt Nam (Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình và
Thái nguyên) kết quả là 23% biết đúng các yếu tố nguy cơ của bệnh THA (béo
phì, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, nhiều căng thẳng trong cuộc sống, ăn nhiều
mỡ động vật, ăn mặn, ít hoạt động thể lực trong cuộc sống), trong đó vùng



15
thành thị hiểu đúng chỉ 29,5%. Trong 818 người được phát hiện có THA, chỉ có
94 người là dùng thuốc và tỷ lệ HA được khống chế tốt là 19,1% [14,15,16].
1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp
1.1.3.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định THA rất đơn giản chỉ cần đo HA. Để đảm bảo chính
xác cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây [18]:
Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trước đo), không
dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến HA trước khi đo (cà phê, hút thuốc
lá).
Bệnh nhân nên ở tư thế ngồi ghế tựa, cánh tay để trần, tay để trên bàn sao
cho nếp khuỷu ngang mức tim. Trong một số trường hợp đặc biệt cần đo HA ở
cả tư thế nằm và đứng.
Kích thước bao quấn phải thích hợp để đảm bảo chính xác. Túi hơi trong
bao quấn phải bao được ít nhất 80% chu vi cánh tay. Người to béo bao quấn
lớn hơn
Nên dùng máy đo thuỷ ngân, tuy nhiên máy đo đồng hồ hay điện tử cũng được.
Con số huyết áp tâm thu ứng với pha I của Kortkoff và tâm trương là ở pha V.
Nên đo cả 2 tay lấy trị số bên có HA cao hơn.
Đo ít nhất 2 lần trong một lần khám tính trung bình ≥ 2lần đo cách nhau 2
phút. Nếu 2 lần đo đầu tiên có con số lệch nhau > 5mmHg thì đo thêm và tính trung
bình.
Chẩn đoán xác định THA khi thấy HATT ≥ 140 hoặc HATTr ≥ 90mmHg.
Tuy nhiên nếu đo lần đầu mà HATT từ 140-159 mmHg và HATTr từ 9099mmHg thì cần kiểm tra và khẳng định lại trong vòng 2 tháng ít nhất 2 lần
khám nữa. Còn HA ≥ 160/100 thì có thể xác định là bị THA [26].
1.1.3.2. Chẩn đoán giai đoạn tăng huyết áp [18]
Hiện nay có một số cách phân loại chủ yếu áp dụng trên lâm sàng như sau:
Bảng 1.1. Phân loại THA theo JNC VI (1997)



16
Khái niệm
HA tối ưu
HA bình thường
Bình thường cao
Tăng huyết áp
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III

HATT (mmHg)
<120
<130
130-139

HATTr (mmHg)
<80
<85
85-89

140-159
160-179
≥180

90-99
100-109
≥110


Năm 2004 WHO/ISH đã phân loại mới, lần này các con số HA của người
bình thường không đưa vào trong bảng phân loại của người THA.
Bảng 1.2. Phân loại THA theo WHO/ISH 2004 [18]

HATT (mmHg)
HATTr (mmHg)
GĐ I
140-159
90-99
GĐ II
160-179
100-109
GĐ III
≥ 180
≥110
Dựa vào con số HA tâm thu hoặc tâm trương cao nhất để tính giai đoạn.
Ví dụ: Huyết áp 170/95mmHg = THA giai đoạn II
Huyết áp 175/115mmHg = THA giai đoạn III
Huyết áp 160/80mmHg = THA tâm thu đơn độc
Bản thân con số HA chưa đánh giá được mức độ nặng của bệnh mà cần
phải xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch và tổn thương cơ quan đích.
1.1.3.3. Đánh giá một bệnh nhân tăng huyết áp [12].
Việc thăm khám một bệnh nhân THA nhằm 3 mục đích:
Tìm hiểu nguyên nhân (nếu có).
Đánh giá các tổn thương cơ quan đích.
Đánh giá các yếu tố nguy cơ về tim mạch hoặc các rối loạn khác để có thái
độ điều trị đúng mức và tiên lượng bệnh.
- Khai thác bệnh sử: Bao gồm
Khai thác tiền sử THA, thời gian, mức độ THA.
Tiền sử các bệnh tim mạch, các triệu chứng bệnh tim mạch, suy tim,

TBMMN, bệnh mạch ngoại vi, bệnh thận, tiểu đường, rối loạn mỡ máu...
Triệu chứng nghi ngờ là nguyên nhân của THA.


17
Các thói quen, lối sống (hút thuốc lá, uống rượu, cà phê, ăn nhiều mỡ bão
hoà, ăn mặn).
Bệnh sử dùng thuốc tây, thảo dược, thuốc gây nghiện, hoặc những thuốc làm
THA.
Việc sử dụng thuốc chống THA kết quả và tác dụng phụ của thuốc.
- Khám thực thể:
Đo huyết áp đúng quy cách. Trong một số trường hợp nghi ngờ cần đo HA
các tư thế và đo HA tứ chi.
Khám toàn trạng: Đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông.
Thăm khám đáy mắt.
Thăm khám hệ tim mạch, chú ý các tiếng thổi ở tim, nhịp tim, các dấu hiệu
suy tim, tiếng thổi ở các mạch máu lớn...
Thăm khám bụng chú ý tiếng thổi ở động mạch chủ bụng hay động mạch
thận, thận to hay không, các khối bất thường ở bụng.
- Cận lâm sàng:
Các thăm dò thường quy trong THA là:
Phân tích nước tiểu.
Công thức máu.
Sinh hoá máu (Bilan lipid, điện giải đồ, glucose lúc đói).
Điện tâm đồ 12 chuyển đạo.
Creatinin máu, ure máu, protein niệu 24 giờ, acid uric máu.
1.1.3.4. Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch (Theo WHO/ISH-2004)
[12,18].
1). Mức độ huyết áp tâm thu và tâm trương.
2). Nam giới > 55 tuổi.

3). Nữ giới > 65 tuổi.
4). Hút thuốc lá.
5). Cholesterol toàn phần > 6,1 mmol/L (240mg/dl).
hoặc LDL-C > 4,0 mmol/L(160mg/dl).
6). HDL-C<1,0mmol/L(<40mg/dl) ở nam giới; <1,2mmol/L(45mg/dl) ở nữ.


18
7). Tiền sử gia đình trong thế hệ đầu bị bệnh tim mạch trước 50 tuổi.
8). Béo phì và ít hoạt động thể lực.
9). Tổn thương cơ quan đích.
10). Các bệnh phối hợp: Đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh tim, bệnh
thận và bệnh mạch máu ngoại biên.
1.1.4. Biến chứng của tăng huyết áp [26]
Tăng huyết áp (THA) gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể,
đặc biệt hay gặp là những tổn thương ở tim, não, thận, mắt và mạch máu lớn ...
những tổn thương này được gọi chung là tổn thương ở cơ quan đích hay biến
chứng của THA. Do ảnh hưởng của tăng áp lực lâu dài trong lòng động mạch
làm thay đổi cấu trúc của tế bào nội mạc mạch máu ở các cơ quan đích và cùng
với sự tiến triển của vữa xơ động mạch gây ra những tổn thương ở các cơ quan
này.
Các biến chứng của THA nguy hiểm không chỉ bởi vì có thể gây chết
người, mà ngoài ra còn để lại những di chứng nặng nề ( liệt do tai biến mạch
não (TBMMN), suy tim, suy thận, mù loà, …) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
1.1.4.1. Các biến chứng ở tim [18]
Biến chứng bệnh động mạch vành (ĐMV): Các nghiên cứu đều cho
thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa huyết áp (HA) tâm thu và HA tâm trương với
nguy cơ bị biến cố ĐMV, cứ tăng mỗi 20 mmHg HA tâm thu hoặc tăng mỗi 10
mmHg HA tâm trương thì làm tăng gấp 2 lần nguy cơ. Biến chứng bệnh ĐMV

có thể biểu hiện trên lâm sàng với bệnh cảnh hội chứng mạch vành cấp (nhồi
máu cơ tim cấp hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định) hoặc với bệnh tim thiếu
máu cục bộ mạn tính (suy vành).
Biến chứng suy tim: Những người THA nguy cơ bị suy tim tăng gấp 2
lần ở nam giới và gấp 3 lần ở nữ giới so với những người có huyết áp bình
thường. Nguy cơ này có liên quan chặt chẽ với chỉ số HA tâm thu hơn là chỉ số
HA tâm trương. Các thể suy tim có thể gặp là suy tim tâm thu hoặc suy tim tâm
trương. Suy tim tâm thu là do tăng áp lực mạch máu gây tăng gánh nặng cho


19
tim, còn suy tim tâm trương là do sự thay đổi trong tim ảnh hưởng đến sự giãn
nở của tim. Suy tim có thể diễn biến lâm sàng từ từ hoặc rất cấp tính với biểu
hiện của bệnh cảnh phù phổi cấp (suy tim trái cấp). Kiểm soát tốt THA ở người
lớn tuổi sẽ làm giảm tỷ lệ bị suy tim khoảng 50%.
1.1.4.2. Các biến chứng ở não [27]
THA là nguyên nhân chủ yếu gây TBMMN. Khoảng 50% trường hợp
TBMMN là do THA, HA càng tăng thì nguy cơ TBMMN càng cao. Người bị
THA có nguy cơ TBMMN cao gấp 3-4 lần so với người có HA bình thường.
TBMMN có thể là nhồi máu não hoặc xuất huyết não (xuất huyết trong
não và xuất huyết dưới nhện). Biểu hiện lâm sàng của TBMMN rất đa dạng, có
thể gặp đau đầu, méo miệng, nói khó, liệt nửa người, rối loạn ý thức, nặng có
thể hôn mê và tử vong. Xuất huyết não thường có biểu hiện lâm sàng nặng nề và
tiên lượng xấu hơn nhồi máu não. Tuy nhiên nhồi máu não diện rộng biểu hiện
lâm sàng và tiên lượng cũng nặng nề như xuất huyết não.
Người ta thấy rằng TBMMN thường xảy ra vào lúc sáng sớm, vài giờ sau
khi ngủ dậy, khi mà HA tăng đột ngột. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng
thuốc hạ HA trong giai đoạn cấp của TBMMN để tránh làm giảm HA quá nhiều
gây tổn thương não trầm trọng hơn. Biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa và
tránh tái phát TBMMN là điều trị THA lâu dài.

1.1.4.3. Các biến chứng ở thận [6].
Có sự liên quan giữa HA với nguy cơ bị bệnh thận giai đoạn cuối. Bệnh
nhân THA không được kiểm soát tốt có nguy cơ bị suy giảm chức năng thận
nhiều hơn, và các bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận lại làm tăng tỷ lệ bị tổn
thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA. Như vậy, bệnh thận mạn tính là một
biến chứng quan trọng của tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ tim mạch. Biểu
hiện ban đầu của bệnh thận mạn tính có thể là vi đạm niệu và đái máu vi thể,
nặng hơn là prôtêin niệu đại thể, đái máu đại thể và cuối cùng là suy giảm mức
lọc cầu thận ở các mức độ…
1.1.4.4. Biến chứng ở mắt


20
THA có thể gây ra những biến chứng ở mắt làm giảm thị lực, thậm chí
mù loà. Keith -Wagener-Barker đã đề xuất phương pháp đánh giá các tổn
thương đáy mắt do THA theo 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: các động mạch co nhỏ, óng ánh như sợi dây đồng.
Giai đoạn 2: có dấu hiệu động mạch bắt chéo các tĩnh mạch (dấu hiệu
Salus Gunn).
Giai đoạn 3: có xuất huyết và xuất tiết ở võng mạc.
Giai đoạn 4: xuất huyết, xuất tiết + phù gai thị.
1.1.4.5. Biến chứng mạch máu lớn [46]
Phình động mạch chủ (ĐMC) bụng: THA là một trong các yếu tố nguy
cơ chính gây phình ĐMC bụng, có sự liên quan giữa chỉ số HA và tỷ lệ mắc
phình ĐMC bụng: khoảng 3% những người THA nhẹ có tuổi từ 60-75 bị phình
ĐMC bụng trong khi tỷ lệ này là 11% ở những người có HA tâm thu > 195
mmHg.
Phình tách ĐMC: Khoảng 80% bệnh nhân bị phình tách ĐMC có THA,
HA càng tăng thì bệnh nhân có nguy cơ bị phình tách ĐMC càng cao. Đây là
một trong những biến chứng nặng nề của THA vì tỷ lệ tử vong cao.

Bệnh mạch máu ngoại biên: THA là yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh
mạch máu ngoại biên. Biểu hiện lâm sàng ban đầu là triệu chứng đau cách hồi,
nặng hơn là teo cơ và cuối cùng là hoại tử chi. Bệnh mạch máu ngoại biên là
một trong những yếu tố nguy cơ cao của các biến cố tim mạch. Do vậy, khi
bệnh nhân có bệnh mạch máu ngoại biên chúng ta cần tìm bệnh vữa xơ động
mạch ở các bộ phận khác, đặc biệt là ĐMV và mạch máu não, và chỉ số áp lực
cổ chân- cánh tay (ABI) có thể dự báo nguy cơ TBMMN và bệnh ĐMV.
1.1.5.2. Các biện pháp điều trị [46]
- Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống:
Áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được số đo
huyết áp, giảm số thuốc cần dùng và tăng tính tuân thủ điều trị..
+ Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:


21
+ Giảm mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa càphê muối mỗi ngày).
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.
+ Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số
khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 23 kg/m2.
+ Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
+ Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc/ngày (nam), ít hơn 2
cốc/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc/tuần (nam), ít hơn 9 cốc/tuần (nữ): cốc
tiêu chuẩn tương đương với 340ml bia hoặc 140ml rượu vang, hoặc 40ml rượu
nặng.
+ Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
+ Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc
vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
+ Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
+ Đặc biệt phương pháp tập Yoga được khuyến cáo như là một biện pháp

tập luyện quan trọng có giá trị làm giảm các chỉ số huyết áp và các yếu tố nguy
cơ tim mạch, giảm các biến chứng do tăng huyết áp gây ra.
- Điều trị Tăng Huyết áp tại tuyến y tế cơ sở [18]
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch quốc gia việt nam, quản lý tăng
huyết áp tại tuyến y tế cơ sở được thực hiện quan 4 bước sau:


22

1.2. TỔNG QUAN VỀ YOGA
Yoga là một nghệ thuật cổ xưa có nền tảng là một môn khoa học cực kỳ
tinh tế nghiên cứu về thể xác, tâm trí và tinh thần. Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ
từ khoảng 5000 năm trước, là một trong sáu hệ thống chính của triết học Ấn Độ.
Từ Yoga có nguồn gốc từ tiếng Phạn là yuj , có nghĩa là “hợp nhất lại” hoặc
“kết nối lại”, còn một nghĩa khác có liên quan là “đặt trọng tâm vào” hoặc “sử
dụng”. Trong thuật ngữ triết học thì sự hợp nhất giữa cá nhân và vũ trụ
paramatma chính là Yoga.
Yoga là môn khoa học trị liệu có nguồn gốc từ Ấn Độ chứa đựng tinh hoa trí
tuệ nhân loại đang được nhiều nước áp dụng tập luyện để tăng cường sức khoẻ,
phòng chữa bệnh tật có hiệu quả [76].
Hatha Yoga là một khoa luyện Âm Dương hợp nhất. Vần HA tiêu biểu cho
Mặt Trời là Dương. Vần THA tiêu biểu cho Mặt Trăng là Âm. Khoa này dùng
cách hô hấp và phương pháp thể dục để thu thập sinh lực vô mình. Có thể gọi


23
nó là Khoa Luyện Trường Sinh. Ngày nay môn Yoga phổ biến và thịnh hành ở
các nước Tây Phương là Hatha Yoga.
Một Yogi (người tập luyện Yoga) muốn đạt đến đỉnh cao phải qua ngưỡng cửa
của Hatha Yoga. Hatha Yoga là nền tảng của tất cả các môn Yoga, là cân bằng

giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi. Gọi Hatha Yoga là dưỡng sinh tức là
đánh thấp giá trị của nó vì trong Hatha Yoga có các môn khác và trong các môn
khác đều có Hatha Yoga. Dù ở vào pháp môn nào, các bước căn bản mà một
Yogi phải theo là [76]:
 Giới (Yama): Đây là một trong những phần quan trọng nhất. Một Yogi
(người tập Yoga) cần có những yếu tố đạo đức của một con người tốt như:
không bạo lực, chân thật, không trộm cắp, trong sáng và không ham muốn sở
hữu những gì không phải của mình. Đây là những điều cơ bản nhất trong cách
sống của một con người theo con đường tập Yoga và cũng là nguyên lý về đạo
đức cho xã hội và các cá nhân nói chung.
 Luật (Niyama): Nếu yama là những tiêu chuẩn luyện tập đạo đức mang tính
xã hội bên ngoài thì Niyama là sự luyện tập hướng về cá nhân bên trong. Nó
bao gồm sự trong sạch của thân thể và tinh thần, sự nhiệt tình và hăng hái, sự
khám phá học hỏi bản thân, và sự cống hiến, niềm tin, sự suy nghĩ và hành động
cho một đấng tối cao.
 Điều thân (Asana): Đây là nhánh mà người tập Yoga tiếp cận nhiều nhất.
Asana là các tư thế động tác nhằm luyện tập cho sức khoẻ mạnh mẽ, dẻo dai,
mang lại cảm giác thư thái. Theo hệ thống Yoga cổ, có tới gần 840.000 động tác
asana khác nhau gắn liền với sự vận động đa dạng của toàn cơ thể con người.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, sau hệ thống Yoga Sutra của Patanjali, các động
tác được cô đọng lại khoảng 3000 động tác mà một trong những thầy dạy Yoga
nổi tiếng người Ấn Độ ngày nay B.K.S Iyengar đã có công trình hệ thống hoá
lại dựa trên giải phẫu và tập trung vào độ chính xác của động tác.
 Điều khí (Pranayama): kiểm soát và điều hòa hơi thở sau khi thân thể đã
ngồi vững. Nên hiểu "khí" nơi đây trên cả dưỡng khí, là năng lượng vi tế chỉ có
thể dẫn dắt bằng tâm trí đến một nơi hay toàn cơ thể. Luyện khí khá phức tạp và


24
đa dạng. Người tập nên theo hướng dẫn của thầy, thầy sẽ đưa ra từng cách vì lộ

trình của người này tốt nhưng với người khác thì không, và cũng tùy theo từng
mục tiêu theo đuổi của mỗi cá nhân.
Thở trong Yoga là thở bằng bụng hay còn gọi là thở bằng cơ hoành. Thở
có 3 động tác: thở ra, thở vào và ngưng thở, và điều khiển tùy theo vị trí, thời
gian và số. Về nơi chốn, chú ý quan sát hơi thở khi vào thì đến vị trí nào trong
ngực và bụng, khi ra thì đến đâu trong vũ trụ. Về thời gian, hơi thở đều đặn theo
sự dài, ngắn, nhất định. Về số, tức đếm hơi thở, theo một con số với giới hạn
nào đó. Như vậy, cho đến khi hơi thở dài và tế nhị. Cuối cùng là tâm và cảnh
hợp nhất; tâm được tập trung trên một điểm duy nhất của đối tượng, không còn
tán loạn [51,55].
Tập trung vào hơi thở và vận chuyển khí bao gồm hít vào và thở ra, luyện
tập khống chế nhịp thở. Theo quan niệm của Yoga, hơi thở bao gồm không khí
bên ngoài và khí bên trong cơ thể. Prana là sự kết nối giữa cơ thể con người
(bên trong) và vũ trụ (bên ngoài).
 Điều tâm (Pratyahara): Sự khống chế các giác quan và tập trung vào bên
trong cơ thể, “đóng cửa” và tránh sự ảnh hưởng tác động của thế giới bên ngoài.
 Tập trung (Dharana): Khi cơ thể được khoẻ mạnh bởi việc luyện tập thể
dục (asana), khí thông suốt bởi hơi thở (pranayama), và các giác quan được
khống chế tập trung sẽ dẫn đến việc tập luyện nhánh thứ sáu là dharana – một
sự tập trung cao độ vào một vật thể, hoặc một thứ cụ thể. Để đạt được mức độ
này cần có một sự luyện tập lâu dài bền bỉ.
 Thiền (Dhyana): Tại nhánh này, sự tập trung đã tăng lên cao độ nhất, toàn
bộ cơ thể, hơi thở, cảm giác và tâm lý tụ lại tập trung vào vật thể hoặc một hình
ảnh nào đó.
 Định (Samadhi): Khi cơ thể đã lên đến đỉnh cao của thiền, người tập Yoga
tiến đến nhánh cuối cùng – Samadhi tức là khi cơ thể và mọi giác quan đều tiến
đến sự thư giãn đến mức gần như thiếp đi, nhưng thực ra tâm trí vô cùng tỉnh
thức và biết hết mọi thứ xung quanh, lúc này, người tập Yoga đã đi vào sâu hơn
chiều sâu ý thức của mình.



25
1.3. Lợi ích của thực hành Yoga đối với sức khoẻ
1.3.1. Đặc điểm và tác dụng của hô hấp (pranayama) trong Yoga
Đặc điểm của hô hấp trong Yoga là có sự kết hợp giữa hô hấp bằng ngực,
hô hấp bằng bụng (hô hấp bằng cơ hoành) và 8 kỹ thuật thở khác trong Yoga.
Hô hấp bằng ngực là hô hấp nhờ các cơ bám vào xương sườn của lồng
ngực. Hô hấp bằng ngực làm cho các thuỳ trên, thuỳ giữa và một phần phổi của
thuỳ dưới được giãn nở để đưa không khí vào và ép để đưa không khí ra. Tuy
nhiên hô hấp băng ngực chưa phát huy hết khả năng đựng khí của phổi, phần
dưới của phổi hay còn gọi là phần đáy phổi còn ít có sự co giãn, do đó khí cặn
thường đọng lại trong phần này [73,76,87].
Khi nghiên cứu về khả năng hô hấp của phổi nhiều tác giả đã đưa ra nhận
định, hít thở là phản xạ tự nhiên vô điều kiện của con người, nhưng không phải
ai cũng biết cách thở để phát huy tối đa khả năng của cơ quan hô hấp. Đa số
chúng ta thở sai, thường thở nông và cạn, nên không làm đầy hai lá phổi. Phần
nhiều chúng ta chỉ dùng 1/3 hay một nửa thể tích của phổi, một phần lớn phổi
của ta chưa được sử dụng và chứa đầy không khí cũ tồn đọng, đó là nguyên
nhân phát sinh cảm lạnh và các bệnh hô hấp [87].
Hô hấp bằng cơ hoành : Trong tất cả các họat động nội tạng, chỉ có thở là
vừa tự phát vừa có thể tùy ý. Động tác thở bụng được thực hiện chủ yếu bởi cơ
hoành, một cơ chắn ngang giữa ngực và bụng. Mặt trên tiếp giáp tim và phổi,
mặt dưới với gan và khoang bụng. Khi chúng ta hô hấp, cơ này cử động lên
xuống, đồng thời dồn ép hoặc kéo giãn các cơ quan nội tạng. Hô hấp bằng cơ
hoành có tác dụng làm cho phần dưới của phổi (đáy phổi) tăng khả năng đàn hồi
và tăng lượng khí vào ra phổi (phần phổi này giãn ra ít khi ta hô hấp bằng
ngực). Hô hấp bằng cơ hoành có tác dụng mát xa các cơ quan trong ổ bụng.
Tăng lượng máu đến các cơ quan vùng bụng, điều này rất có lợi cho sức khoẻ
như tăng cường chức năng các cơ quan, làm chậm quá trình lão hoá, tăng bài
tiết các chất của các tuyến như gan, tuỵ, thượng thận và tuyến tiêu hoá. Đặc biệt

phương pháp thở bụng 2 thì, 3 thì, 4 thì có tác dụng phòng và chữa các bệnh
như viêm dạ dày, đại tràng; đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá.


×