Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương trình Hóa học 10 cơ bản ở trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 157 trang )

Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------  ------

LÝ CHÍ CƠNG

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU
LỰA CHỌN CHO CHƯƠNG TRÌNH
HĨA HỌC 10 CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT
DÂN TỘC NỘI TRÚ CÀ MAU

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ mơn hóa học
Mã Số: 60. 14. 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. CAO CỰ GIÁC

ĐỒNG THÁP - 2012
1


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đặc biệt là khoa học cơng
nghệ thơng tin, Đảng ta đã nhìn thấy cần phải đổi mới giáo dục. Để quán triệt quan
điểm của Đảng coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” giáo dục là “chìa khóa mở cửa


vào tương lai” giáo dục phải đào tạo học sinh trở thành những con người vừa có khả
năng đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, vừa có khả năng sáng tạo để đưa
đất nước đi lên. Muốn vậy ta phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp. Phương
pháp dạy học thay đổi nên phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng phải
thay đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.
Học sinh của trường phần lớn là con em dân tộc vùng sâu, có điều kiện kinh tế xã
hội khó khăn, mặt khác khi theo học tại trường phần lớn học sinh chưa quen với lối
sống và hoạt động tập thể. Do đó ngoài việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
nhà trường cịn làm chức năng ni dưỡng và tổ chức cuộc sống nội trú cho học sinh,
đây là nét đặc trưng của trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau.
Từ thực tế dạy và học trong những năm gần đây cho thấy trắc nghiệm khách
quan tuy được sử dụng ngày càng phổ biến nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn. Qua tìm hiểu giáo viên thường sử dụng bài tập theo tài liệu đã có sẵn,
chưa đầu tư thời gian nghiên cứu để xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với từng đối
tượng học sinh. Trong quá trình dạy học giáo viên thường sử dụng bài tập trắc nghiệm
áp đặt cho tất cả đối tượng học sinh, điều đó dẫn đến một vấn đề là học sinh của
trường chưa thích ứng được với hình thức kiểm tra – đánh giá mới này nên kết quả đạt
được chưa cao.
Với những lí do đó chúng tơi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương trình Hố học lớp 10 cơ
bản ở trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau” để làm luận văn. Đề tài này mong
muốn được góp một phần nâng cao hiệu quả dạy học của nhà trường để đưa chất lượng
giáo dục ngày càng nâng cao.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho

chương trình hóa học 10 cơ bản khơng cịn là vấn đề mới vì hiện nay có khá nhiều đề
tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên đề tài này mang tính cấp thiết trong q trình
tơi cơng tác ở trường trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau và đối tượng học sinh là
người dân tộc nên đòi hỏi người nghiên cứu phải hiểu rõ tâm lí và khả năng tiếp thu bài
của các em học sinh.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
cho chương trình hố học lớp 10 cơ bản ở trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết về trắc nghiệm khách quan, xây dựng hệ thống bài tập trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương trình hóa học 10 cơ bản.
- Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương trình
hóa học 10 cơ bản vào giờ học bài mới, luyện tập, củng cố, kiểm tra bài cũ, kiểm tra
định kì.
- Thực nghiệm sư phạm.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình dạy học hóa học ở trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập SGK hóa học 10 cơ bản và phương pháp trắc
nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, các hình thức kiểm tra đánh giá trong dạy học,
xu hướng đổi mới cách thức đánh giá trong giai đoạn hiện nay, phương pháp trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
6.2. Phương pháp nghiên cứu giáo trình và tài liệu
Tham khảo các tài liệu có liên quan đến luận văn viết về trắc nghiệm khách quan

3



Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
như: SGK Hóa học, sách giáo viên, sách bài tập, tài liệu bồi dưỡng chương trình mới
dành cho giáo viên, các tài liệu tham khảo khác, ... nhằm đề ra giả thuyết khoa học và
nội dung luận văn.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm nhằm chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết và tính
khả thi của luận văn khi áp dụng vào quá trình kiểm tra, thi cử cũng như q trình dạy
học mơn hóa học 10 cơ bản.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu có một hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương
trình hóa học 10 cơ bản kết hợp với việc sử dụng một cách thích hợp q trình dạy học
của giáo viên, chắc chắn sẽ thu kết quả cao trong quá trình kiểm tra – đánh giá khả
năng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học mơn hóa nói chung.
8. Những đóng góp của đề tài
- Mặt lý luận: Làm sáng tỏ những ưu, nhược điểm của bài tập trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn.
- Mặt thực tiễn: Cung cấp một hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn chương trình hố học lớp 10 cơ bản ở trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau.
- Nội dung luận văn giúp giáo viên có thêm tư liệu tham khảo trong q trình dạy
học.

4


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về bài tập trắc nghiệm khách quan
1.1.1. Khái niệm

Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là “khách quan” vì cách cho
điểm hồn tồn khách quan khơng phụ thuộc vào người chấm.
1.1.2. Phân loại các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.1.2.1. Trắc nghiệm khách quan loại “Đúng – sai ”.
- Đây là loại câu hỏi được trình bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời
bằng cách lựa chọn một trong hai phương án “đúng” hoặc “sai”.
- Loại câu hỏi này dễ biên soạn mang tính khách quan khi chấm tuy nhiên học sinh
có thể đốn mị vì có độ tin cậy thấp dễ tạo điều kiện cho học sinh học thuộc lịng hơn
là hiểu.
Ví dụ 1: Khoanh tròn vào chữ Đ nếu đúng và chữ S nếu sai đối với các câu sau
đây:
A. Đồng vị là những chất có cùng điện tích hạt nhân Z.
Đ

S

(Sai vì chất có thể là đơn chất hoặc hợp chất khơng thể có cùng điện tích hạt nhân
Z)
B. Cùng chu kì các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Đ

S

C. Đồng vị là những ngun tố có cùng điện tích hạt nhân Z.
Đ

S

(Sai, vì các ngun tố khác nhau có điện tích hạt nhân Z khác nhau)

D. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối A.
Đ

S
40

(Sai, vì các nguyên tố khác nhau có thể có số khối như nhau. Ví dụ : 19 K và

40
20

Ca)

1.1.2.2. Trắc nghiệm ghép đôi
- Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó học sinh tìm

5


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
cách ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.
- Có thể soạn câu ghép đơi theo kiểu ghép hai mệnh đề thành một câu nhận định
đúng về kiến thức hay kiểu ghép hai nửa phương trình phản ứng. Tránh tạo nên kiểu
ghép đôi một - một. Để không xảy ra trường hợp học sinh ghép được một số cặp, rồi
dùng cách loại trừ dần dần, để ghép đúng các cặp còn lại. Muốn vậy phần chọn để ghép
nhiều hơn phần cần ghép.
- Trong đó có cả phương án có thể ghép với nhiều câu có cả phương án khơng thể
ghép với câu nào.
Ví dụ 2: Lựa chọn các sản phẩm ở cột B phù hợp với các PƯHH ở cột A sau:
1. Cl2


Cột A
+ NaOH (loãng) →

a. NaCl + O2

Cột B
+ H2

2. 3Cl2 + 6NaOH (đặc, nóng) →

b. NaCl + NaClO + H2O

3. Cl2 + 2NaBr (dung dịch) →

c. 2NaCl + Br2

4. Br2 + 2NaI →

d. NaClO3 + 5NaCl + 3H2O
e. 2NaI + Br2

Dãy gồm các câu ghép đúng là
A. 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 – e

B. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – e

C. 1 – b, 2 – a, 3 – c, 4 – e

D. 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – e


Hướng dẫn:
Cl2 + NaOH (loãng) → NaCl + NaClO + H2O
3Cl2 + 6NaOH (đặc, nóng) → NaClO3 + 5NaCl + 3H2O
Cl2 + 2NaBr (dung dịch) → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaI + Br2 → Chọn đáp án B.
1.1.2.3. Trắc nghiệm khách quan điền khuyết
- Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng có câu trả lời tự do. Học sinh viết
câu trả lời bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn gọn.
- Loại câu hỏi này học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường, phát
huy óc sáng tạo. Học sinh khơng có cơ hội đốn mị mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu

6


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
trả lời. Tuy nhiên khi soạn thảo câu hỏi này thường dễ mất sai lầm là trích nguyên văn
câu từ trong sách giáo khoa.
Ví dụ 3: Điền vào chỗ trống những đơn chất hoặc hợp chất thích hợp nhất vào các
phản ứng sau:
1. MnO2

+ HClđặc → Cl2 + ……

2. KMnO4 + HClđặc → Cl2 + ……
3. K2Cr2O7 + HClđặc → Cl2 + ……
4. NaCl + MnO2 + H2SO4 → Cl2 + ……
Hướng dẫn:
1. MnO2 + 4HClđặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2. 2KMnO4 + 16HClđặc → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O

3. K2Cr2O7 + 14HClđặc → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
4. 2NaCl + MnO2 + 2H2SO4 → Na2SO4 + MnSO4 + Cl2 + 2H2O
1.1.2.4. Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn được gọi tắt là câu hỏi nhiều lựa
chọn. Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất. Loại này có một câu phát biểu căn bản gọi
là câu dẫn dắt và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn trong đó chỉ có một câu trả
lời đúng nhất hay hợp lý nhất, còn lại đều là sai, những câu trả lời sai là câu mở hay
câu nhiễu.
Ví dụ 4: Trong bảng tuần hồn, ngun tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc
A. Chu kì 3, nhóm IVA

B. Chu kì 3, nhóm VIA

C. Chu kì 4, nhóm VIA

D. Chu kì 4, nhóm IIIA

Hướng dẫn: Cấu hình electron của X : 1s22s22p63s23p4
n = 3 và có 6 electron hóa trị nên nó phải thuộc chu kì 3 và phân nhóm chính VIA
→ Chọn đáp án C.

1.1.3. Ưu và nhược điểm của bài tập trắc nghiệm khách quan
Ưu điểm
Nhược điểm
- Tiến hành kiểm tra đánh giá trên diện - Khơng hoặc rất khó đánh giá được khả
rộng trong một khoảng thời gian ngắn.

năng diễn đạt sử dụng ngôn ngữ và quá

7



Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
- Bài kiểm tra có rất nhiều câu hỏi nên có trình tư duy của học sinh để đi đến câu trả
thể kiểm tra được một cách hệ thống và lời .
toàn diện kiến thức và kĩ năng của học - Khơng góp phần rèn luyện cho học sinh
sinh, tránh được tình trạng học tủ, dạy tủ.

khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến của

- Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết mình. Học sinh khi làm bài chỉ có thể chọn
quả học tập của mình một cách chính xác.

câu trả lời đúng có sẵn.

- Chấm bài nhanh, chính xác và khách - Chỉ giới hạn sự suy nghĩ của học sinh
quan.

trong một phạm vi xác định, do đó hạn chế

- Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại việc đánh giá khả năng sáng tạo của học
trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm sinh.
tra.

- Loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn đòi hỏi

- Sự phân phối điểm trải trên một phổ rất học sinh khả năng nhận ra câu trả lời đúng
rộng nên có thể phân biệt được rõ ràng các mà không bắt học sinh phải nhớ và phải có
trình độ của học sinh.


kĩ năng tự soạn ra câu trả lời.

- Trắc nghiệm khách quan đảm bảo đủ rõ - Khuyến khích học sinh đốn mị, nhất là
ràng, khơng mơ hồ, có độ tin cậy cao, cần loại trắc nghiệm khách quan đúng sai.
tính chun nghiệp cao, địi hỏi nhiều thời - Người soạn trắc nghiệm khách quan
gian cho cân nhắc trước khi soạn và cho thường chủ quan, vì cho rằng trắc nghiệm
thử nghiệm trước khi đưa ra áp dụng đại khách quan soạn dễ. Kết quả là: Bộ câu
trà.

hỏi thường rời rạc, chuyên biệt, không bao

- Lượng thông tin phản hồi rất lớn, nếu quát, thường không quan tâm đúng mức
biết xử lí sẽ giúp điều chỉnh và cải thiện đến các kĩ năng phân tích và tổng hợp.
tình hình chất lượng giáo dục.
1.1.4. Kĩ thuật xây dựng bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
1.1.4.1. Xây dựng câu dẫn
- Câu dẫn là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh yêu cầu học sinh phải chọn
trong đáp án để thành câu hoàn chỉnh. Câu dẫn phải viết ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu
tránh viết dài dòng gây mất thời gian khi học sinh đọc hoặc gây nhầm lẫn cho học sinh.

8


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, lời văn sáng sủa, diễn đạt rõ ràng một vấn đề
cụ thể. Nên bỏ bớt những câu chữ, chi tiết không cần thiết.
- Câu dẫn phải trong sáng tránh dẫn đến hiểu lầm hay có thể hiểu theo nhiều cách.
- Câu dẫn nên là chọn vẹn, khơng địi hỏi học sinh đọc các câu chọn mới biết được
hỏi vấn đề gì.
- Câu dẫn, các câu chọn không được chứa một đầu mối nào để đốn mị được câu

trả lời.
1.1.4.2. Xây dựng các phương án trả lời
- Phương án đúng
+ Phương án đúng thể hiện sự hiểu biết của học sinh khi chọn đáp án chính xác, học
sinh nắm vững kiến thức mới phân biệt được.
+ Phần lựa chọn gồm 4 phương án trả lời (A, B, C, D) trong đó chỉ có duy nhất một
phương án đúng, câu đúng phải hồn tồn khơng tranh cãi được.
- Phương án nhiễu
+ Phần lựa chọn: Thường gồm 4 phương án trong đó thường có một phương án
đúng các phương án còn lại được gọi là nhiễu.
+ Các câu lựa chọn, kể cả các câu nhiễu đều phải thích hợp với các vấn đề đã nêu.
Câu nhiễu phải có tính hấp dẫn, phải tỏ ra là có lí đối với những người khơng am hiểu
hay hiểu không đúng.
+ Phương án nhiễu là câu trả lời sẽ dễ gây nhầm lẫn đối với học sinh học bài chưa
kĩ hay kiến thức chưa vững. Phương án nhiễu cần phải có mối liên hệ với câu dẫn và
tạo nên một nội dung hồn chỉnh, có nghĩa. Tránh những phương án nhiễu nhìn vào
thấy sai ngay. Phương án nhiễu phải có cấu trúc và nội dung tương tự như câu trả lời
đúng.
1.1.5. Phân tích và đánh giá bài tập trắc nghiệm khách quan
1.1.5.1. Phân tích câu hỏi
* Mục đích phân tích bài tập trắc nghiệm
- Sau khi chấm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, cần đánh giá hiệu quả từng
câu hỏi. Muốn vậy, cần phải phân tích các câu trả lời của học sinh cho mỗi câu trắc

9


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
nghiệm khách quan. Việc phân tích này có hai mục đích: Kết quả bài kiểm tra giúp
giáo viên đánh giá mức độ thành công của phương pháp dạy học để kịp thời thay đổi

phương pháp dạy học cho phù hợp.
- Việc phân tích câu hỏi cịn để xem học sinh trả lời mỗi bài tập như thế nào, từ đó
sửa lại nội dung bài tập trắc nghiệm khách quan để đo lường thành quả, khả năng học
tập của học sinh một cách hữu hiệu hơn.
* Phương pháp phân tích bài tập trắc nghiệm
Trong phương pháp phân tích bài tập của một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
thành quả học tập, chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi bài tập với
điểm số chung của tồn bài kiểm tra, với sự mong muốn có nhiều học sinh ở nhóm
điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng một bài tập.
Việc phân tích thống kê nhằm xác định các chỉ số độ khó, độ phân biệt của bài tập
trắc nghiệm khách quan. Để xác định thống kê độ khó, độ phân biệt chúng ta tiến hành
như sau:
- Chia mẫu học sinh làm 3 nhóm để làm bài kiểm tra:
+ Nhóm điểm cao (H): Từ 25% - 27% số học sinh đạt điểm cao nhất.
+ Nhóm điểm thấp (L): Từ 25% - 27% số học sinh đạt điểm thấp nhất.
+ Nhóm điểm trung bình (ML): Từ 46% - 50% số học sinh cịn lại. Tất nhiên việc
chia nhóm này chỉ tương đối.
- Nếu gọi, N là tổng số học sinh tham gia làm bài kiểm tra.
- NH là số học sinh nhóm giỏi chọn phương án đúng.
- NM là số học sinh nhóm trung bình chọn phương án đúng.
- NL là số học sinh kém chọn phương án đúng.
Thì:
+ Độ khó của câu hỏi được tính bằng cơng thức: K = S = S2 (%)
(0 ≤ K ≤ 1) hay 0% ≤ K ≤ 100%)
K càng lớn thì câu hỏi càng dễ.
0 ≤ K ≤ 0,2: Là câu hỏi rất khó.
0,2 < K ≤ 0,4: Là câu hỏi khó.

10



Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
0,4 < K ≤ 0,6: Là câu hỏi trung bình.
0,6 < K ≤ 0,8: Là câu hỏi dễ.
0,8 < K ≤ 1: Là câu hỏi rất dễ
+ Độ phân biệt được tính bằng cơng thức: P =

NH − NL
(-1 ≤ P ≤ 1)
(N H − N L )max

Nếu P = 0 → 0,2: Chỉ số phân biệt rất thấp, bài tập trắc nghiệm không phân biệt
được học sinh giỏi và học sinh kém.
Nếu P = 0,21 → 0,4: Độ phân biệt thấp.
Nếu P = 0,41 → 0,6: Độ phân biệt trung bình.
Nếu P = 0,61 → 0,8: Độ phân biệt cao.
Nếu P = 0,81 → 1,0: Độ phân biệt rất cao.
• (NH - NL )MAX là hiệu số (NH - NL) khi một bài tập trắc nghiệm được toàn thể học

sinh trong nhóm giỏi trả lời đúng và khơng có một học sinh nào trong nhóm kém trả lời
đúng.
• P của phương án đúng càng dương thì bài tập trắc nghiệm đó càng có độ phân

biệt cao.
• P của phương án nhiễu càng âm thì câu nhiễu đó càng hay vì nhử được nhiều học

sinh kém chọn.
* Tiêu chuẩn chọn câu hay: Các câu thỏa mãn các câu hỏi sau đây được xếp vào
các bài tập hay.
- Độ khó nằm trong khoảng 0,4 ≤ K ≤ 0,6

- Độ phân biệt P ≥ 0,3
- Câu mồi nhử có tính chất hiệu nghiệm tức là có độ phân biệt âm.
1.1.5.2. Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan
Một bài trắc nghiệm khách quan tin cậy để sử dụng kiểm tra – đánh giá khi gồm
những câu hỏi tương đối đạt tiêu chuẩn và dựa vào những đặc điểm sau:
* Trung bình cộng số câu đúng
X=

∑f

i

N

11


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
Trong đó:
X: Số câu hỏi
N: Số học sinh tham gia kiểm tra.
fi: Số học sinh trả lời câu hỏi đúng thứ i.
Trung bình cộng số câu trả lời đúng vào khoảng X/2.
* Phương sai, độ lệch chuẩn của bài trắc nghiệm khách quan
Phương sai có cơng thức: S2 = ∑

(X i − X)2
N

Trong đó:

X: Trung bình cộng số câu đúng.
Xi: Số câu trả lời đúng của học sinh thứ i.
N: Số học sinh tham gia kiểm tra.
- Độ lệch chuẩn có cơng thức: S = S2
Độ lệch chuẩn cho ta biết mức độ khác nhau trong điểm số của một nhóm học sinh.
* Độ giá trị
- Là giá trị nội dung của bài trắc nghiệm khách quan, một bài trắc nghiệm khách
quan được coi là có giá trị nội dung khi các câu hỏi trong bài là một mẫu tiêu biểu tổng
thể các kiến thức, kỹ năng, mục tiêu dạy học. Mức độ giá trị nội dung được ước lượng
bằng cách so sánh nội dung của bài trắc nghiệm khách quan với nội dung của chương
trình học. Điều này được thể hiện trong quá trình xác định mục tiêu kiểm tra và bảng
đặc trưng để phân bố câu hỏi, lựa chọn câu hỏi.
- Giá trị ở tiên đoán: Trong một số lĩnh vực như hướng nghiệp, tuyển chọn ... từ
điểm số của bài trắc nghiệm khách quan của từng người, chúng ta có thể tiên đốn mức
độ thành cơng trong tương lai của người đó. Muốn tính giá trị tiên đoán ta cần phải làm
hai bài trắc nghiệm là: Một bài trắc nghiệm dự báo để có những số đo về khả năng, tính
chất của nhóm đối tượng khảo sát, một bài trắc nghiệm đối chứng để có biến số cần
tiên đoán. Hệ số tương quan giữa hai bài trắc nghiệm khách quan đó là giá trị tiên
đốn.

12


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
* Độ tin cậy: Độ tin cậy của bài trắc nghiệm khách quan là số đo sự sai khác giữa
điểm số bài trắc nghiệm khách quan và điểm số thực của học sinh. Tính chất tin cậy
của bài trắc nghiệm khách quan cho chúng ta biết mức độ chính xác khi thực hiện phép
đo với dụng cụ đo đã dùng. Trong thực tế cho thấy có nhiều phương pháp làm tăng độ
tin cậy nhưng lại giảm độ giá trị. Vì vậy một bài trắc nghiệm khách quan có thể chấp
nhận được nếu nó thỏa đáng về nội dung và có độ tin cậy 0,60 ≤ R ≤ 1,00.

Tóm lại: Một bài trắc nghiệm hay là
- Bài trắc nghiệm khách quan đó phải có giá trị tức là đo được những cái cần đo,
định đo và muốn đo.
- Bài trắc nghiệm khách quan phải có độ tin cậy, một bài trắc nghiệm khách quan
hay nhưng có độ tin cậy thấp thì cũng khơng có ích, một bài trắc nghiệm khách quan có
độ tin cậy cao nhưng vẫn có thể có độ giá trị thấp, một bài trắc nghiệm khách quan có
độ tin cậy thấp thì khơng thể có độ giá trị cao. Để đánh giá độ tin cậy cần chú ý đến sai
số đo lường chuẩn, số học sinh tham gia làm bài kiểm tra và đặc điểm thống kê của bài
trắc nghiệm khách quan.
1.2. Thực trạng sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan lớp 10 ở trường
THPT Dân tộc nội trú Cà Mau
1.2.1. Điều tra cơ bản
1.2.1.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu, nhận xét, đánh giá thực trạng việc học tập mơn hóa học hiện nay ở các
trường THPT thuộc địa bàn thành phố, coi đó là căn cứ để xác định phương hướng
nhiệm vụ phát triển của đề tài.
- Thơng qua q trình điều tra, đi sâu phân tích, đánh giá các dạng bài tập mà hiện
tại giáo viên các trường sử dụng cho học sinh khối 10, đánh giá được hiệu quả của việc
sử dụng bài tập trắc nghiệm hóa học đem lại (ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân).
- Nắm được mức độ biết – hiểu – vận dụng – phân tích – tổng hợp – đánh giá kiến
thức của học sinh, xem đây là một cơ sở định hướng để nghiên cứu và cải tiến phương
pháp dạy – học hiện nay.
1.2.1.2. Nội dung

13


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
- Điều tra tổng quát về tình hình sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn ở trường THPT Dân tộc nội trú hiện nay.

- Lấy ý kiến của các giáo viên, chuyên viên về các phương pháp sử dụng bài tập
trắc nghiệm đối với mơn hóa học 10.
- Điều tra về tình trạng cơ sở vật chất ở các trường THPT Dân tộc nội trú hiện nay:
dụng cụ, hóa chất, trang thiết bị, phịng thí nghiệm và các phương tiện dạy học khác.
1.2.1.3. Phương pháp
- Nghiên cứu giáo án, dự giờ thăm lớp các tiết hóa học ở trường THPT Dân tộc nội
trú.
- Gửi và thu phiếu điều tra (trắc nghiệm góp ý kiến).
- Gặp gỡ trao đổi, tọa đàm và phỏng vấn giáo viên, chuyên viên, cán bộ quản lí.
- Quan sát tìm hiểu cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy bộ môn.
1.2.1.4. Đối tượng
- Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mơn hóa học ở các trường THPT Dân tộc nội
trú.
- Các tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT Dân tộc nội trú.
1.2.1.5. Địa bàn điều tra
- Chúng tôi đã tiến hành điều tra ở các trường: THPT Dân tộc nội trú Cà Mau,
THPT Dân tộc nội trú Bạc Liêu.
- Đặc điểm về chương trình đào tạo: Chương trình hóa học 10.
- Đặc điểm về vị trí địa lí: Các trường THPT Dân tộc được điều tra đều tọa lạc tại
thành phố.
1.2.2. Kết quả điều tra.
- Trong thời gian từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 4 năm học 2011 – 2012 chúng tôi
đã trực tiếp thăm lớp dự giờ 16 tiết môn hóa học khối 10 THPT của giáo viên ở 2
trường: Trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau, THPT Dân tộc nội trú Bạc Liêu và gửi
phiếu điều tra tới 12 giáo viên (có mẫu ở phụ lục).
- Sau quá trình điều tra chúng tơi đã tổng hợp lại và có kết quả như sau:
+ Đa số giáo viên khi ra bài tập trắc nghiệm cho học sinh thường lấy những bài tập

14



Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài tập mà rất ít khi tự xây dựng hệ thống bài tập
cho từng đối tượng học sinh.
+ Phần lớn giáo viên trong tiết học chỉ chú trọng vào truyền thụ kiến thức mà xem
nhẹ vai trò của bài tập.
+ Một số giáo viên cịn lại có sử dụng bài tập trắc nghiệm trong tiết học nhưng chỉ
sử dụng trong kiểm tra miệng và cuối tiết học để hệ thống lại bài học.
+ Một số ít giáo viên sử dụng bài tập trắc nghiệm như là nguồn kiến thức để học
sinh củng cố và phát triển kiến thức để hỗ trợ cho q trình tổ chức hoạt động dạy học
thì tồn bộ giáo viên đều nhất trí đây là một giải pháp hay và có tính khả thi trong việc
nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT Dân tộc nội trú.
1.3. Những vấn đề trọng tâm của chương trình hóa học 10 cơ bản
1.3.1. Nội dung, cấu trúc chương trình hóa học 10 THPT và kế hoạch dạy học
Chương trình chuẩn hóa học 10 THPT gồm 70 tiết, phân bố học trong 35 tuần
(2 tiết/tuần)
Nội dung – Tên chương
1. Nguyên tử
2. Bảng tuần hồn và ĐLTH các ngun



Luyện

Thực

thuyết
7

tập

3

hành
0

7

2

0

9

6
3
6
6
3

2
2
2
2
2

0
1
2
2
1


38

15

6

8
6
10
10
6
5
6
70

tố hóa học.
3. Liên kết hóa học
4. Phản ứng hóa học
5. Nhóm Halogen
6. Nhóm oxi – Lưu huỳnh
7. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Ơn tập đầu năm, học kì 1, cuối năm
Kiểm tra
Tổng cộng

Tổng
10

1.3.2. Nội dung và cấu trúc logic của chương trình hóa học 10 THPT

Chương trình hóa học khối 10 THPT bao gồm 7 chương, cụ thể là:
Chương 1: Nguyên tử
Nội dung của chương trình nhằm hình thành khái niệm nguyên tử với các nội dung

15


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
về thành phần cấu tạo, kích thước, khối lượng, hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học,
obitan nguyên tử, vỏ nguyên tử, …Nếu như ở THCS, khái niệm về các hạt cơ bản cấu
tạo nên nguyên tử được hình thành để học sinh thừa nhận nguyên tử có cấu tạo phức
tạp thì ở chương này các khái niệm về nguyên tử được nghiên cứu sâu sắc theo các
quan điểm hiện đại và nội dung của nó đã trở thành cơ sở lí thuyết để nghiên cứu các
chương tiếp theo trong chương trình. Các khái niệm về hạt nhân nguyên tử, lớp vỏ
electron, obitan ngun tử, cấu hình electron …ln được đề cặp đến trong việc hình
thành khái niệm khác và giải thích, dự đốn tính chất các chất được nghiên cứu trong
chương trình.
Chương 2: Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học và định luật tuần hồn
Bảng tuần hồn các nguyên tố hóa học được xây dựng trên cơ sở sự tăng dần điện
tích hạt nhân nguyên tử và nguyên tắc sắp xếp các electron vào lớp vỏ nguyên tử. Sự
biến thiên của điện tích hạt nhân dẫn đến sự biến thiên tuần hồn về cấu hình electron
lớp ngồi cùng của nguyên tử các nguyên tố và nguyên nhân của sự biến đổi tuần hồn
về tính chất các ngun tố. Đây cũng chính là nội dung định luật tuần hồn các ngun
tố hóa học. Đây cũng chính là cơ sở lí thuyết chủ đạo giúp cho việc dự đốn, giải thích
tính chất các chất, sự biến thiên tính chất các nhóm ngun tố A, B được nghiên cứu
trong chương trình.
Chương 3: Liên kết hóa học
Các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn là cơ sở để hình thành
các khái niệm về liên kết hóa học, nguyên nhân hình thành liên kết, các dạng liên kết
và bản chất của chúng theo quan điểm của các học thuyết hóa học hiện đại (lí thuyết

sóng và hạt của electron). Chương trình nâng cao cịn đề cập đến khái niệm lai hóa các
obitan nguyên tử, sự xen phủ các obitan, hình thành liên kết đơn, đơi, ba, liên kết kim
loại và sự xác định dạng liên kết hóa học dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố
tham gia liên kết. Khái niệm hóa trị, số oxi hóa được hình thành để chuẩn bị cho việc
tiếp thu kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử. Các kiến thức về liên kết hóa học, các
dạng mạng tinh thể giúp học sinh xác định và mô tả được cấu trúc phân tử các chất
nghiên cứu và từ đó mà dự đốn, lí giải tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất.

16


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
Chương 4: Phản ứng hóa học
Trên cơ sở các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, khái niệm hóa trị
và số oxi hóa mà khái niệm phản ứng hóa học nói chung, phản ứng oxi hóa – khử nói
riêng được xem xét một cách khoa học và đi sâu vào bản chất của chúng. Định nghĩa về
phản ứng oxi hóa – khử, các khái niệm về sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử,
quá trình oxi hóa, q trình khử. Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa để chia phản ứng hóa
học thành hai loại: phản ứng oxi hóa – khử và khơng phải oxi hóa – khử.
Chương 5, 6 : Nhóm halogen và nhóm oxi
Nội dung hai chương này nghiên cứu về hai nhóm nguyên tố phi kim quan trọng và
có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhằm vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự
đốn, giải thích tính chất các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố trong nhóm và sự
biến thiên tính chất của các ngun tố trong nhóm. Kiến thức về các nhóm ngun tố
này cịn giúp cho việc hồn thiện dần các kiến thức lí thuyết chủ đạo như các khái niệm
về các loại phản ứng oxi hóa – khử, các dạng liên kết, kiểu mạng tinh thể …
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Các khái niệm được hình thành trong chương nhằm nghiên cứu mặt động học của
quá trình biến đổi chất. Các khái niệm được xem xét toàn diện về hai mặt định tính và
định lượng.

Về mặt định tính xem xét đến các khái niệm tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng
đến tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, sự chuyển dịch cân bằng hóa học và các yếu tố
ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
Về mặt định lượng xem xét đến các biểu thức toán học biểu thị và tính tốn tốc độ
phản ứng trung bình, hằng số cân bằng trong các hệ đồng thể và vị thể.
Các kiến thức về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học là cơ sở để hiểu được các
biện pháp kĩ thuật được áp dụng trong sản xuất hóa học.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này chúng tơi đã thực hiện được cơng việc sau:
1. Phân tích được đặc điểm tình hình của học sinh trường THPT DTNT Cà Mau.
2. Trình bày những vấn đề tổng quan về bài tập trắc nghiệm.

17


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
3. Điều tra thực trạng sử dụng bài tập trắc nghiệm hóa học ở trường THPT DTNT
Cà Mau, THPT DTNT Bạc liêu.
4. Phân tích nội dung và cấu trúc logic của chương trình hóa học 10 THPT.
Đây là cơ sở khoa học để chúng tôi nghiên cứu chương 2 của luận văn.

Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHO CHƯƠNG TRÌNH
HĨA HỌC 10 CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT
DÂN TỘC NỘI TRÚ CÀ MAU
2.1. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho
chương trình hóa học 10 cơ bản ở trường THPT Dân tộc nội trú Cà Mau

18



Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
2.1.1. Chương 1: Nguyên tử
2.1.1.1. Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức cần kiểm tra
Nhằm đánh giá kết quả học tập hóa học của học sinh sau khi học xong chương
nguyên tử. Học sinh cần nắm được những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng sau đây:
* Về kiến thức: Học sinh biết và vận dụng.
- Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? được tạo nên từ những hạt gì? Kích thước,
khối lượng, điện tích của chúng ra sao?
- Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ những hạt nào?
- Cấu tạo vỏ nguyên tử như thế nào? Mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử và tính
chất của các nguyên tố?
* Về kỹ năng:
- Từ các thí nghiệm được viết trong sách giáo khoa, theo sự dẫn dắt của giáo viên,
học sinh biết nhận xét để rút ra kết luận về thành phần cấu tạo của nguyên tử, hạt nhân
nguyên tử.
- Có kỹ năng giải các bài tập quy định có liên quan đến các kiến thức về nguyên tử
như: nguyên tử khối, đồng vị, viết cấu hình electron của nguyên tử …
2.1.1.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương nguyên
tử
a) Bài tập trắc nghiệm khách quan rèn luyện lý thuyết hoá học
Bài tập 1. Các hạt cơ bản trong thành phần nguyên tử là
A. proton và electron

B. nơtron và electron

C. nơtron và proton

D. nơtron, proton và electron


Hướng dẫn: Các hạt cơ bản trong nguyên tử gồm: nơtron, proton và electron →
Chọn đáp án D.
Bài tập 2. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một
ngun tố hóa học vì nó cho biết
A. Số khối A.
B. Số hiệu nguyên tử Z.
C. Nguyên tử khối của nguyên tử.

19


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
D. Số khối A và số hiệu nguyên tử Z.
Hướng dẫn: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng
cơ bản của nguyên tử → Chọn đáp án D.
Bài tập 3. Cấu hình electron của nguyên tử nhôm (Z = 13) là 1s22s22p63s23p1. Vậy
A. Lớp thứ nhất (lớp K) có 2 electron.
B. Lớp thứ hai (lớp L) có 8 electron.
C. Lớp thứ ba (lớp M) có 3 electron.
D. Lớp ngồi cùng có 1 electron.
Tìm câu sai?
Hướng dẫn: Lớp ngồi cùng là 3s23p1. Vậy có 3 electron → Chọn đáp án D.
Bài tập 4. Nhà bác học nào đã phát minh ra hạt nhân nguyên tử:
A. J. J. Thomson

B. Chatwick

C. Rutherford

D. Lavoisier và Mendeleev


Hướng dẫn: Nhà vật lí Rutherford tìm ra hạt nhân ngun tử → Chọn đáp án C.
Bài tập 5. Nguyên tử của ngun tố hóa học nào dưới đây ln nhường 1 electron
trong các phản ứng hóa học?
A. Mg

B. Na

C. Al

D. Si

Hướng dẫn: Ngun tử ln có xu hướng nhường số electron để trở thành cấu hình
của khí hiếm là kim loại → Chọn đáp án B.
Bài tập 6. Các đồng vị của một ngun tố hóa học thì ngun tử của chúng có cùng
đặc điểm nào sau đây?
A. Có cùng số electron hóa trị.
B. Có cùng số lớp electron.
C. Có cùng số nơtron trong hạt nhân.
D. Có cùng số proton trong hạt nhân.
Hướng dẫn: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có
cùng số proton trong hạt nhân → Chọn đáp án D.
Bài tập 7. Phân lớp 3d có số electron tối đa là

20


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
A. 14


B. 6

C. 10

D. 18

Hướng dẫn: Số electron tối đa ở phân lớp d là 10e → Chọn đáp án C.
Bài tập 8. Hạt nhân nguyên tử

40

Ca có số nơtron là

A. 18

B. 20

C. 22

D. 12

Hướng dẫn: Số nơtron của Ca = 40 – 20 = 20 → Chọn đáp án B.
Bài tập 9. Có các nguyên tố có số hiệu lần lượt là: 11, 16, 19, 17, 8. Cặp nguyên tử
ngun tố nào có cùng số electron lớp ngồi cùng.
A. 11, 19

B. 16, 8

C. 17, 16


D. A và B

Hướng dẫn: Viết cấu hình electron đầy đủ của 5 nguyên tố trên.
(Z=11)1s22s22p63s1, (Z=16)1s22s22p63s23p4, (Z=19)1s22s22p63s23p64s1,
(Z =17)1s22s22p63s23p5, (Z =8)1s22s22p4 → Chọn đáp án D.
Bài tập 10. Ion X có 18 electron và 16 proton. Vậy ion X mang điện tích là
A. 2+

B. 18-

C. 16+

D. 2-

Hướng dẫn: Trong ngun tử trung hịa điện thì số proton ln bằng số electron.
Ion trên có số electron nhiều hơn số proton là 2 nên ion trên phải mang điện 2- →
Chọn đáp án D.
Bài tập 11. Kí hiệu AO nào sau đây sai?
A. 2p

B. 2d

C. 4f

D. 3s

Hướng dẫn: Ở lớp thứ 2 khơng có phân lớp d → Chọn đáp án B.
Bài tập 12. Ion nào sau đây có cấu hình electron của khí hiếm Ne?
A. Cl-


B. Ca2+

C. S2-

D. Mg2+

Hướng dẫn: Cấu hình electron của Mg2+: 1s22s22p6 → Chọn đáp án D.
Bài tập 13. Nguyên tử 199 F có số khối là

21


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
A. 9

B. 10

C. 19

D. 28

A
Hướng dẫn: Các chỉ số đặc trưng của nguyên tử được kí hiệu là Z X , trong đó A là

số khối của nguyên tử, Z là điện tích hạt nhân, X là kí hiệu của nguyên tố → Chọn đáp
án C.
Bài tập 14. Tổng số electron của các phân lớp 3s và 3p của nguyên tử P là
A. 1e

B. 3e


C. 2e

D. 5e

Hướng dẫn: Lớp electron ngồi cùng của ngun tử P có cấu hình là 3s 23p3 →
Chọn đáp án D.
Bài tập 15. Tìm cấu hình electron đúng của ion Zn2+
A. 1s22s22p63s23p64s23d10

B. 1s22s22p63s23p63d10

C. 1s22s22p63s23p63d84s2

D. 1s22s22p63s23p63d94s1

Hướng dẫn: Cấu hình electron của nguyên tử
Zn (Z = 30): 1s22s22p63s23p63d104s2
Cấu hình electron của ion Zn2+: 1s22s22p63s23p63d10 → Chọn đáp án B.
Bài tập 16. Cặp chất nào là đồng vị có số electron bằng nhau?
A.

40
20

Ca 2+ và

40
18


Ar

24
2+
25
C. 12 Mg và 12 Mg

B.

39
19

K + và

40
19

D.

56
26

Fe 2+ và

K+

57
26

Fe3+


Hướng dẫn: Đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng
số proton nhưng khác nhau về số nơtron → Chọn đáp án B.
Bài tập 17. Hạt nhân nguyên tử mang điện dương vì nó được cấu tạo bởi
A. các hạt proton.
B. các hạt electron và nơtron.
C. các hạt proton và nơtron.
D. các hạt proton, nơtron và electron.
Hướng dẫn: Do hạt nhân được cấu tạo bởi proton mang điện tích dương và nơtron
không mang điện → Chọn đáp án C.

22


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
Bài tập 18. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nào được viết
đúng?
A. 1s21p62s2

B. 1s22s22p63s23p2

C. 1s22s32p63s1

D. 1s22s22p62d1

Hướng dẫn: Cấu hình A viết sai ở phân lớp 1p 6, cấu hình C viết sai ở phân lớp 2s 3,
cấu hình D viết sai ở 2d1 → Chọn đáp án B.
Bài tập 19. Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron?
A.


32
16

X và

30
16

X

16
B. 8 X và

25
17

X

C.

30
15

X và

30
25

X


D. 187 X và

30
21

X

Hướng dẫn: Số nơtron = số khối hạt nhân – số đơn vị điện tích → Chọn đáp án
B.
Bài tập 20. Trong cấu hình electron của ngun tử Y có electron ngoài cùng được
1
2

thể hiện bằng 4 số lượng tử: n = 3, l = 1, m = 0, s = − . Nguyên tử Y là
A. Brom

B. Photpho

C. Nhôm

D. Clo

Hướng dẫn: n = 3: có 3 lớp electron.
l = 1: electron ngoài cùng thuộc phân lớp p.
1
2

m = 0, s = − : Ở ô thứ 2 (từ trái sang) electron có chiều quay xuống
Biểu diễn vào ơ lượng tử: ↑↓ ↑↓ ↑
Cấu hình electron đầy đủ: 1s22s22p63s23p5 → Chọn đáp án B.

b) Bài tập trắc nghiệm khách quan rèn luyện kỹ năng tính tốn
Bài tập 21. Ngun tố cacbon có hai đồng vị bền:

12
6

C chiếm 98,89% và

1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là
A. 12,500

B. 12,011

C. 12,022

D. 12,055

Hướng dẫn: M =

12.98,89 + 13.1,11
= 12,011 → Chọn đáp án B.
100

23

13
6

C chiếm



Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
Bài tập 22. Một nguyên tử M có 75 electron và 110 nơtron. Ký hiệu của nguyên tử
M là
A.

185
75

M

B.

75
185

M

C.

110
75

M

D.

75
110


M

Hướng dẫn: Z = số electron = 75 và A = Z + N = 75 + 110 = 185 → Chọn đáp án
A.
Bài tập 23. Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron
19, proton và 19 electron?
35
A. 17 Cl

B.

39
19

K

40
18

D.

40
19

K

C.

Ar


Hướng dẫn: Z = số electron = 19 và N = A - Z = 39 - 19 = 20 → Chọn đáp án B
Bài tập 24. Khối lượng của nguyên tử C có 6 proton, 8 nơtron và 6 electron là
A. 14u

B. 12 gam

C. 12u

D. 20u

Hướng dẫn: Do khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều lần khối lượng của p, n
nên ta bỏ qua khối lượng electron. Vậy m = 6 + 8 = 14u → Chọn đáp án A.
Bài tập 25. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 115, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt khơng mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron ngun tử
nguyên tố X là
A. 1s22s22p63s23p63d104s24p5

B. 1s22s22p63s23p5

C. 1s22s22p63s23p64s2

D. 1s22s22p63s23p63d104s1

Hướng dẫn: Trong nguyên tử thì p = n, p và e mang điện, n khơng mang điện, theo
bài ra ta có hệ phương trình.
2p + n=115 n = 45
⇒

2p - n = 25
 p = 35


Mà A = p + n → Br → Chọn đáp án A.

24


Lý Chí Cơng - Cao học khóa 18- Đại học Vinh
Bài tập 26. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt
khơng mang điện trong hạt nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện dương. Kết luận
nào sau đây là không đúng với Y?
A. Y có số khối bằng 35.
B. Trạng thái cơ bản Y có 3 electron độc thân.
C. Y là nguyên tố phi kim.
D. Điện tích hạt nhân của Y là 17+
Hướng dẫn: Ta có p + n + e = 52 → 2p + n = 52, theo giả thuyết: n = 1,059.p
→ p = 17. Vậy Y là nguyên tố Cl. Ở trạng thái cơ bản thì số electron độc thân của Cl

bằng 1 → Chọn đáp án B.
Bài tập 27. Ion X- có 10 electron. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có 10
nơtron. Nguyên tử khối của nguyên tố X là
A. 19u

B. 21u

C. 20u

D. 10u

Hướng dẫn: Ion X- có 10 electron, suy ra X có 9 proton, X có 10 nơtron.
Nguyên tử khối của X là 9 + 10 = 19u → Chọn đáp án A.

Bài tập 28. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là
7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang
điện của A là 8. Vậy A, B là
A. Lưu huỳnh và nhôm

B. Đồng và photpho

C. Natri và sắt

D. Nhôm và clo

Hướng dẫn: Theo đề A có 7 electron ở phân lớp p, suy ra cấu hình electron của A
là 1s22s22p63s23p1. A là nhôm (Z = 13).
Mặt khác, tổng số hạt mang điện của B nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8
→ 2ZB - ZA = 8 → ZB = 17: Clo → Chọn đáp án D.

Bài tập 29. Khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố X là 79,91 đvC. X có
hai đồng vị, biết đồng vị

79
Z

X chiếm 54,5% và còn lại là đồng vị

đồng vị thứ hai.
A. 78

B. 79

25


A
Z

X . Tìm số khối của


×