Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đại cương về logistics và dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.04 KB, 22 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Đề Tài: Đại cương về logistics và dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp việt nam hiện nay

Nhóm 2

1


Giới Thiệu Chung
1.

Khái niệm dịch vụ logistic
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc
cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất
được sản xuất ra ngày càng nhiều.
Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng
hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh
về quản lí hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lí hóa quá trình lưu chuyển nguyên vật
liệu và bán thành phẩm,.. trong cả hệ thống quản lí phân phối vật chất của doanh
nghiệp.Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn
trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, logostics chỉ đơn thuần được coi là
một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp và
đóng vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế. Theo thống kê của công ty
Armstrong and Associates (hoa kỳ), tổng dung lượng thị trường logistics bên thứ 3
(third party logistics) của hoa kỳ tăng trưởng với tốc độ 18%/ năm và đạt 77 tỷ usd


năm 2003.
Tuy nhiên một điều thú vị là logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu
tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là lĩnh vực quân sự. Logistics được
các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc thế giới để di chuyển lực lượng quân
đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến.
hiệu của hoạt động logistics, do đó là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên
chiến trường. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong
quân đội đã áp dụng các kĩ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời
hậu chiến. Hoạt động logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển
khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Trong lịch sử việt nam, 2 người
đầu tiên ứng dụng thành công logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang
2


Trung – Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miền bắc đại phá quân Thanh
(1789) và sau đó đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh
vực kinh doanh. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được
xây dựng căn cứ trên nghành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics, tuy


nhiên có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau:
Liên hợp quốc (khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lí logistics,
đại học ngoại thương 10/2002): logistics là hoạt động quản lí quá trình lưu chuyển
nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu



dùng theo yêu cầu của khách hàng.
Ủy ban quản lí logistics của Hoa Kì: logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương

án tối ưu để thực hiện việc quản lí, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả
về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng



hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Hội đồng quản trị logistics Hoa Kì 1988: là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm
soát hiệu quả. Tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu hàng
tồn kho, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ,



nhằm mục đích thõa mãn những yêu cầu của khách hàng.
Trong lĩnh vực quân sự: là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và
tập trung các lực lượng ,… các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết
kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di



chuyển khí tài, trang thiết bị.
Luật thương mại việt nam (điều 233): Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng
chính thức trong Luật thương mại 2013, và được phiên âm (một cách khá “ngộ
nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng:

3


“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ

tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao.”
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ
logistics có thể chia làm 2 nhóm:


Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định luật thương mại 2005 có nghĩa hẹp,
coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Bản chất của
dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản
phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ logistics mang nhiều yếu
tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều



khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức(MTO).
Nhóm thứ 2 định nghĩa theo nghĩa rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất
cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Dịch vụ logistics gắn
liền với quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản
xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay
người tiêu dùng cuối cùng. Góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp
dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuế hải quan, phân phối,
dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lí… như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics
chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp
dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một công việc mang
tính chuyên môn hóa cao.

Ví dụ:

4



Khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ
chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi
thép. Tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kĩ năng quản lí và lập các kênh
phân phối, các chương trình marketing, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng.
Khái niệm logistica theo nghĩa rộng luôn gắn liền với khái niệm chuỗi
logistics- khái niệm logistics xây dựng trên cơ sở chu trình thực hiện. Chuỗi logistics
có thể được biểu diễn dưới dạng lưu đồ như sau:
Điểm cung cấp

Kho dữ trự

Sản xuất

Kho dữ trự

Thị trường

nguyên vật

nguyên

(manufacturin

thành phẩm

tiêu dùng


liệu(raw

liệu(raw

g)

mamaterial

material

supply point

surage

(market)

kho
Nhà máy

kho

kho

5
kho
Nhà máy

A

B



Logistics nội biến

logistics ngoại biến

Dich vụ logistics nước ta bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở
của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Hiện nay, cả nước có khoảng 1.200 doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (so với con số 700 trước năm 2005) như dịch vụ
giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ , đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics…
chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội
2. Phân loại dịch vụ logistics
Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics khác
nhau. Theo Điều 4 Nghị Định số 140/2012/ NĐ-CP thì dịch vụ logistic được phân
loại như sau:
Thứ nhất, Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế
hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin
liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt
động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn,
6


lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Thứ hai, Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải;

- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải đường bộ.
- Dịch vụ vận tải đường ống.
thứ ba, Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán buôn;
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom,
tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
- Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác.
3. Đặc trưng của dịch vụ logistics.


Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ bao gồm 2 bên: Người làm dịch vụ
logistics và khách hàng. Người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký
kinh doanh dịch vụ logistics. Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo
các đạo luật đơn hành, phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân. Khách
hàng là những người có hàng hoá cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng
dịch vụ logistics. Như vậy khách hàng có thể là thương nhân, hoặc không phải
là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hoá hoặc không phải là chủ sở hữu
hàng hoá .

7




Thứ hai, Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng, bao gồm các công việc như:

- Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển; đóng gói bao bì, ghi kí
mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa
điểm giao hàng khác theo thoả thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận
chuyển.
- Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết ( thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làm
thủ tục gửi giữ hàng hoá…) để gửi hàng hoá hoặc nhận hàng hoá được vận
chuyển đến
- Giao hàng hóa cho người vận chuyển; xếp hàng hoá lên phương tiện vận
chuyển theo quy định; nhận hàng hoá được vận chuyển đến
- Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi bảo quản hàng hoá hoặc thực hiện việc
giao hàng hoá được vận chuyển đến đến cho người có quyền nhận hàng
Thứ ba, Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. thương nhân kinh
doanh dịch vụ này được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý
khác từ việc cung ứng.

3. Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế



Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu( gvc-global value
chain) như cung cấp , sản xuất , lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt
động kinh tế.
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa
thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như
là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh
nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của
doanh nghiệp.
8





Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả,
tối ưu hoá quá trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật
liệu, hàng hoá, dịch vụ, phụ kiện…tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sữ



dụng.
logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhiều doanh
nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn. Nhưng
cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định
sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức



vận chuyển không hiệu quả…
Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Maketting. Chính logistics đóng
vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích
hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ



khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm quy định.
Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian –địa
điểm(just in time ///)
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng ta
phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lí chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với
dịch vụ vận tải giao nhận. đồng thời để tránh tồn kho, doanh nghiệp phải lảm sao để

lượng hàng tồn kho luôn nhỏ nhất. hoạt động logistics phải đảm bảo yêu cầu giao
hàng đúng lúc kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn
kho ở mức tối thiểu. sự phát trie63nn mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ
quá trình cung ứng , sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm
cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn . nhanh chóng hơn, nhưng cũng phức tạp
hơn.

9




Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế và quốc gia.
Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên
thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn. Điều này đã làm cho dịch vụ
logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Những nước kết nối
tốt với mạng lưới dịch vụ logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường
và người tiêu dùng từ các nước trên thế giới.
Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế. logistics là
một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm
quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi
quốc gia.
Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh
doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển
tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP. Như vậy, chi phí
logistics chiếm khoảng 8.6-11,1 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính
riêng khâu quan trọng nhất trong logistics vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng

đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ.

4. Tác dụng của dịch vụ logistics


Góp phần nâng cao hiệu quả quản lí , giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng



cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông
phân phối.
Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu
thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ và

10


là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặt biệt là hàng hóa trong buôn




bán quốc tế. vận tải là yếu tố quan trong của lưu thông.
Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải
giao nhận.
Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng tị trường cho sản phẩm của
mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc
cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường




mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra.
Dịch vụ logistics phát triển góp phần giàm chi phí , hoàn thiện và tiên chuẩn hóa
chứng từ trong kinh doanh quốc tế.
Thực tế, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tốn các loại giấy tờ ,
chứng từ. logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất
nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ torng buôn bán quốc tế. dịch vụ vận tải đa
phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều
chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối
lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa , từ đó nâng cao hiệu quả buôn
bán quốc tế.
II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS

1/ Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics ở Việt Nam
Dịch vụ logistics được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực
cụ thể:
Thứ nhất, Luật thương mại 2012, từ Điều 233 đến Điều 240 và Nghị Định số
140/2012/ NĐ-CP ngày 05/9/2012 quy định chi tiết LTM về điều kiện kinh doanh
dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics.
Thứ hai, Các quy định pháp luật liên quan điều chỉnh dịch vụ logistics:
11


* Các quy định chung liên quan:
- Bộ luật dân sự 2013
- Luật doanh nghiệp 2013
- Luật đầu tư 2014

- Luật cạnh tranh 2013
- Luật Hải quan sửa đổi 2014
- Các quy định khác
* Các quy định chuyên ngành:
- Luật đường sắt 2013
- Luật giao thông đường bộ 2012
- Nghị định số 110/2013/NĐ- CP ngày 28/9/2013 về điều kiện kinh doanh vận tải
bằng ô tô
- Luật giao thông đường thuỷ nội địa 2013
- Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2013
- Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế của hãng hàng không quốc gia Việt Nam 2014
- Bộ luật hàng hải 2013
- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP về thủ tục đăng ký tàu biển
- Nghị định số 115/2013/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển

2. Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Tại Điều 234 LTM 2013 chỉ quy định rất chung về điều kiện kinh doanh dịch
vụ logistics cụ thể: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật, Chính phủ quy định chi tiết điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics trong các văn bản hướng dẫn thi hành
Nghị định 140/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về điều
kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh
12


doanh dịch vụ logistics ban hành được coi là hành lang pháp lý quan trọng để phát
triển loại hình dịch vụ này tại Việt Nam.
* Đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics chủ yếu: Theo quy định tại
Điều 5 của Nghị định này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các
điều kiện sau:

1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt
Nam
2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật, và có
đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch logistics ngoài việc đáp ứng các điều
kiện quy định tại khoản 2 điều này chỉ được kinh doanh dịch vụ logistics khi tuân thủ
các điều kiện cụ thể sau đây:
a, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên
doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%
b, Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì thành lập công ty liên doanh, trong đó
tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào
năm 2014;
c, trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh,
trong đó tỷ lện góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập
công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm
2014;
d, Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh,
trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là
51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.”
III. CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
13


Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

1.

Ở Việt Nam hiện nay, vận tải giao nhận chủ yếu phát triển trên lĩnh vực đờng
biển và đường hàng không, trong dó vận tải đường biển chiếm ưu thế tuyệt đối
hơn cả vì hàng hóa nhập khẩu chủ yếu đi bằng đường biển. lượng hàng hóa thông

qua các cảng biển ngày càng gia tăng và trải rộng ở nhiều cảng nhiều cửu khẩu
khác nhau chứ không phải chỉ được thực hiện ở một số cảng chính như trước kia,
trong đó có nhiều cảng mới, cảng chuyên dụng được xây dựng. ngoài ra còn có
các dịch vụ trợ giúp như : lưu kho bảo quản hàng hóa, tái chế, đóng gói, ký mã
hiệu, thu gom hàng xuất khẩu.. cơ sở vật chất kĩ thuật tại các cảng biển được tăng
cường đặt biệt là hệ thống cầu cảng, trang thiết bị xếp dỡ và hệ thống kho bãi..
đây là những yếu tố cơ bản làm tăng chất lượng dịch vụ vận tải giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu tại cảng.
Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng khong cũng tăng mạnh tại các cữa
khẩu nội bài, tân sơn nhất, đà nẵng.. các mặt hàng chủ yếu là các mặt hàng có
giá trị cao , hàng điện tử, máy vi tính.. mạng lưới được mỡ rộng tới các nước
châu âu, nhật ban3 úc.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng đường sắt không nhiều và chủ yếu là hàng hóa ra vào việt nam từ các
nước lân cận như Trung Quốc, Lào , Campuchia.
2.

Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa và phân phối hàng
Vận tải giao nhận ở việt nam thời gian qua chủ yếu là đường sắt và đường
ôto vì đường sắt và đường ô tô có cơ sỡ hạ tầng, hệ thống bến bãi tương
đối hoàn chỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đều có đội
xe để tham gia vận tải nội địa, đồng thời vận chuyển hàng hóa xuất khẩu
từ các cảng, các sân bay về kho của khách hàng và ngược lại từ kho của
14


khách hàng ra cảng, sân bay để bắt đầu hành trình. Ngoài các đội xe
chuyên dụng chơ container ruyền thống thông thường, các doanh nghiệp
đã trang bị xe chuyên dụng chở container từ hải phòng đi các tỉnh phía
bắc, đà nẵng, đi các tỉnh miền trung và sài gòn đi các tỉnh nam bộ..

Về phân phối hàng hóa , các doanh nghiệp lớn có thể mạnh trong việc
cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, hàng theo kế
hoạch,hàng siêu trường, siêu trọng thì các dn nhỏ lại có ợi thế trong cung
ứng dịch vụ vận chuyển hàng thông thường như hàng bách háo, hàng rời,
hàng container có khối lượng nhỏ và đặc biệt.
3.

Dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hóa.
Khi dn có nhu cầu thuê dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì dn logistics
sẽ triển khai thực hiện sao cho tiết kiệm chi phí cho dn khách hàng. Đối
với hàng phi mậu dịch, hàng hội chợ, hàng triễn lãm, hàng có khối lượng
nhỏ, nguồn hàng không thường xuyên,.., các dn thường sử dụng các
nguyên liệu phục vụ đóng gói bao bì bằng những thứ có sẵn trong nước
như: giấy, gỗ, nhựa tái chế, bao nilong.. để giảm chi phí.
Đối với hàng mậu dịch có khối lượng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu thường
xuyên, các dn có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp, khu chế
xuất thường sử dụng trọn gói các dịch vụ logistics do các dn logistics cung
cấp, từ việc đóng gói , kiểm đếm cho đến việc làm thủ tục hải quan.

4.

Dịch vụ kinh doanh kho bãi
Hệ thống kho bãi của các doanh nghiệp việt nam phần lớn tập trung ở các
doanh nghiệp lớn thuộc nhà nước hay các bộ, còn các dn tư nhân hay dn
cổ phần cũng có nhưng nhỏ và hạn chế. Các kho bãi này chủ yếu tập trung
ở các cảng biển lớn, phần còn lại có thể nằm sâu trong đất liền. hệ thống
kho bãi ở các càng lớn như sài gòn, đà nẵng, hải phòng.. là phát trei63n
nhất.
15



Loại hình kho bãi kinh doanh ở việt nam cũng khá đa dạng và phong phú,
điển hình như:
Bãi container:là nơi tiếp nhận và lưu trữ container, là nơi tập kết container
để xếp hàng xuống tàu vận chuyển hoặc giao cho chủ hàng.
Kho hàng lẻ:là nơi làm kho lưu trữ, thực hiện nghiệp vụ gom hàng lẻ để
chuyên chở bằng container hoặc phân phối hàng lẻ cho chủ hàng..
Kho ngoại quan:là nơi chứ và bảo quản hàng hóa khi thủ tục cho hnag2
xuất khẩu chưa hoàn tất, hoặc hàng hóa quá cảnh , tạm nhập tái xuất..
Các loại hình kho bãi khác: kho hàng rời, kho hàng bách hóa, kho
chuuye6n dụng , kho đặc biệt..
Ngoài các dịch vụ điển hình trên, cac dn kinh doanh dịch vụ logistics còn
cung ứng 1 loạt caca1 dịch vụ khác thuộc chuỗi dịch vụ logistics như:
IV. Một

Vài Công Ty Đang Kinh Doanh Hình Thức Dịch Vụ

Logistics
Đối với hoạt động vận tải biển và logistics, NOL đầu tư thành lập công ty
100% vốn nước ngoài với tên hoạt động là APL – NOL Việt Nam.
Hiện nay, APL – NOL Việt Nam đặt trụ sở tại:
Địa chỉ: 22 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-08) 3 8221199
Fax: (84) -0838221199
Website: />Hệ thống tổ chức- quản lý- hoạt động của công ty
Hiện tại công ty có 4 văn phòng, được đặt tại các trung tâm thương mại và cảng
biển lớn của Việt Nam. Văn phòng tại Hồ Chí Minh là văn phòng chính có chức năng
hỗ trợ phát triển và là trung tâm ra quyết định cho hoạt động của các văn phòng còn
lại.
16



Tại văn phòng Hồ Chí Minh, công ty đã tổ chức thành ba bộ phận chức năng cơ
bản là : vận hành hoạt động, phát triển kinh doanh/marketing và dịch vụ khách hàng.
Cả 3 bộ phận này hoạt động hỗ trợ cho nhau. Ngoài ra các bộ phận này sẽ nhận được
sự hỗ trợ của các bộ phận khác của tập đoàn APL-NOL là : Nhân sự, Tài chính, Công
nghệ Thông tin và Quản trị văn phòng. Tất cả các bộ phận này sẽ báo cáo trực tiếp
cho tổng giám đốc
Tại APL Logistics Việt Nam, các hoạt động cơ bản được phân thành ba hoạt
động như sau:
Nhân sự : bao gồm các hoạt động liên quan đến việc lên kế hoạch phát triển nhân sự,
tuyển dụng, đào tạo và phát triển, xây dựng các chế độ lương-thưởng và phúc lợi.•
Công nghệ thông tin: bao gồm các hoạt động quản trị hệ thống mạng, phát triển các
phần mềm, quản lý và điều hành các dự án phần mềm, hỗ trợ người sử dụng cuối
cùng; quản lý nguồn lực thông tin; đảm bảo an toàn và an ninh cho toàn bộ hệ thống
thông tin; và đảm bảo các phần mềm có bản quyền hợp pháp.•
Quản trị văn phòng: bao gồm các hoạt động liên quan đến việc bảo trì và sữa chữa
văn phòng, cung cấp văn phòng phẩm cho các bộ phận, thực hiện các hoạt động hậu
cần cho việc đón và tiếp khách hàng, đi công tác nước ngoài của nhân viên, và thực
hiện dịch vụ về giấy tờ.•
Cơ sở vật chất-kỹ thuật của công ty.
Về hệ thống kho bãi, công ty APL Logistics Việt Nam hiện nay đang điều hành và
quản lý bốn kho bãi với tổng diện tích là 40,000m² và đang tiến hành nghiên cứu mở
thêm kho tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển miền
Trung Việt Nam.
1.

Hệ thống kho bãi của công ty APL Logistics ở Việt Nam
17



Về thiết bị xe tải và đầu kéo container, thay vì đầu tư vào một lượng tài sản lớn là đầu
kéo và xe tải , công ty thực hiện chương trình đối tác chiến lược đối với các nhà cung
cấp vận chuyển nội địa lớn của Việt Nam bằng cách thuê ngoài. Điều này hỗ trợ rất
nhiều cho việc cung cấp dịch vụ logistics trọn gói của APL Logistics
2.

Các đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa cho APL Logistics
Việt Nam
Về hệ thống thông tin. Công ty xác định rằng công nghệ thông tin là một trong những
yếu tố thành công trong hoạt động kinh doanh. Vì thế công ty đã dành một ngân sách
để đầu tư và phát triển hệ thống thông tin. Mong muốn của công ty là xây dựng được
một hệ thống toàn cầu (có thể tiếp cận hệ thống ở bất kỳ đâu trên thế giới với điều
kiện khách hàng có thể truy cập được Internet) và có khả năng nhìn thấy được sự thay
đổi trong từng sự kiện ở mỗi điểm trong dây chuyền cung ứng.

3.

Hệ thống thông tin tại APL Logistics
Tùy thuộc vào từng dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng, mà có các hệ thống
thông tin khác nhau hỗ trợ:
Dịch vụ logistics được khách hàng mua theo hợp đồng: bao gồm các dịch vụ gom
hàng, tách hàng lẻ, kho bãi và phân phối, quản lý hàng tồn kho, quản lý sự vận
chuyển của hàng hóa.

4.

Hệ thống dịch vụ logistics chào bán và khách hàng của công ty APL Logistics
Việt Nam.
Tầm nhìn của công ty APL Logistics Việt Nam là mong muốn cung cấp trọn gói các

sản phẩm logistics quốc tế trong hệ thống chuỗi cung ứng của doanh nghiệp thông
qua các giải pháp về công nghệ thông tin. Theo đó dịch vụ logistics mà công ty cung
cấp bao gồm tất cả các hoạt động logistics của doanh nghiệp từ lúc bắt đầu nhận

18


nguyên vật liệu để sản xuất cho đến khi giao thành phẩm đến người tiêu dùng cuối
cùng.

5.

Hệ thống sản phẩm và dịch vụ của công ty APL Logistics
 Thuận lợi:
 Doạnh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập, vì thế nhu cầu về Logistics sẽ


rất lớn
Logistics là một dịch vụ mới mẻ ở Việt Nam khi đó, và APL là một trong những
công ty đi tiên phong xâm nhập thị trường Việt Nam, cùng với Schenker 1990,



Maersk logistics 1995
Điểm mạnh về công nghệ thông tin, kho bãi, vốn, trình độ nghiệp vụ, nhân sự
nên đây là những thuận lợi không nhỏ cho APL khi xâm nhập vào thị trường



Việt Nam

*Khó khăn :
Các doanh nghiệp trong nước thường sử dụng dich vu logistics( như là phương



tiện vận chuyển, kho bãi) của nội bộ thay vì thuê ngoài
Hầu hêt các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải đều lạc hậu



và bị tàn phá do chiến tranh
Những quy định hạn chế trong việc mở cửa thị trường logistics của chính phủ



Dưới đây là ví dụ về dịch vụ logistics cho công ty May 10, trích đăng từ bài viết
trên diễn đàn Vietship của thành viên có tên Dangerous Goods.
Công ty May 10 sản xuất và phân phối quần áo đi khắp nơi trong và ngoài
nước, giao hàng đến tận nơi, đến tận giá bán hàng của các đại lý bán buôn, bán lẻ, thu
hồi sản phẩm hư hỏng, lỗi, bán thanh lý hàng hết mốt, sale, promotion..v.v..
Những việc cơ bản họ phải làm hàng ngày là làm hợp đồng, đặt mua vải, chỉ, cúc,
khóa, đinh, dây.v.v... ở trong, ngoài nước và sẽ ở nhiều nước khác nhau, nhiều thành
phố khác nhau (vì không thể mua toàn bộ phụ kiện ở 1 nước, 1 thành phố được vì giá
cả, mẫu mã, chất lượng ở mỗi nơi sẽ có 1 ưu thế, mỗi 1 sản phẩm sẽ dùng 1 loại phụ
19


kiện đặc biệt hoặc 1 loại vải theo đúng style của đơn hàng đó và sẽ phải mua nhiều
loại ở nhiều thành phố khác nhau, rồi sợ chiến tranh, thiên tai,.....)
Công việc vận hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ có những đơn hàng theo lịch

trình lập trước gửi cho các công ty vận tải (công ty logistics) đến giờ này, ngày này,
tháng này công ty May 10 sẽ cần bao nhiêu cont vải của Italy, bao nhiêu kg cúc của
Hàn Quốc, bao nhiêu chỉ từ nhà máy trong Biên Hòa chuyển ra để làm đơn hàng A
trong bao nhiêu ngày,... Căn cứ theo Order của may 10, công ty vận tải lên kế hoạch
và trao đổi cùng May 10 để quyết định ngày nào thì nhập cái gì trước, bằng đường
nào, có thể kết hợp hay ghép hàng với đơn hàng khác hoặc của đơn vị khác hay
không, v.v..., mục đích nhằm tiết kiệm tiền vận chuyển tối đa cho May 10, kịp tiến độ
sản xuất hàng ngày mà lại không mất nhiều chi phí lưu kho (việc này thì công ty May
10 không thể có điều kiện ghép hàng, không có hệ thống đại lý toàn cầu và có phương
án làm tốt bằng đơn vị vận tải được).

V. GIẢI PHÁP
Để ngành logistics thực sự là chìa khóa cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh và
gia tăng giá trị của thương mại, nhằm tháo gỡ khó khăn – đẩy mạnh liên kết các
doanh nghiệp logistics và xuất nhập khẩu, chúng ta cần phải
Tái cơ cấu chuỗi cung ứng nhằm nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh
của thương mại Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu và chủ động tham gia vào chuỗi cung
ứng toàn cầu. Việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ
gắn kết, tạo điều kiện và thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển dịch vụ logistics. Các
doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam hiện nay có đủ năng lực và chuyên nghiệp

20


để tư vấn cho khách hàng các giải pháp logistics tốt nhất phù hợp đặc thù chuỗi cung
ứng của từng khách hàng.
Chủ hàng Việt Nam cần chủ động và tận dụng lợi ích của việc thuê ngoài
logistics cũng giúp các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu cắt giảm chi phí,
tiết kiệm các khoảng đầu tư, nhân lực không cần thiết nhằm có điều kiện tập trung
vào kinh doanh lõi của mình.

Hiện đại hóa hệ thống hải quan, thực hiện hải quan một cửa, hải quan điện tử,
trong đó có việc phát triển mạnh mẽ hình thức đại lý hải quan bằng việc gia tăng số
lượng đại lý hải quan và xây dựng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan cho các lô hàng
xuất nhập khẩu do đại lý hải quan đứng tên khai, như miễn kiểm hồ sơ và miễn kiểm
hàng hóa đối với các tờ khai do đại lý hải quan đứng tên, đóng dấu.
Đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và nhất quán các quy định pháp luật điều
chỉnh kinh doanh dịch vụ logistics để phục vụ tốt cho việc tạo thuận lợi, nâng cao
năng lực cạnh tranh của thương mại.
Thiết lập cơ chế liên kết hữu hiệu giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và
logistics. Để có sự liên kết thường xuyên và hữu hiệu, các doanh nghiệp logistics cần
chủ động nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành thương mại, các quy tắc, các hiệp định
thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết.Thường xuyên trao đổi
thông tin có liên quan để giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics nắm
bắt tình hình, hỗ trợ nghiệp vụ tiến tới xây dựng cổng thông tin giao dịch logistics tại
mỗi khu vực phục vụ.
Ngoài ra, bên cạnh sự nỗ lực, chủ động của doanh nghiệp thì cần thiết phải có một tổ
chức cấp nhà nước quản lý, chỉ đạo thống nhất các hoạt động của ngành logistics
phục vụ thương mại trong cả nước bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là hình thành Ủy ban quốc gia logistics. Tổ
21


chức này thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước trong việc hoạch định
chiến lược, chính sách và các chương trình hành động phát triển ngành logistics của
nước ta gắn liền với phát triển sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu

KẾT LUẬN
Trong thời kì mà nền kinh tế thế giới phát triển một cách mạnh mẽ theo xu hướng
toàn cầu hóa, quá trình phân công lao động quy mô toàn cầu đã và đang trở nên ngày
một quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho nền kinh tế gia tăng tính hiệu quả của

nó.Nhằm phát huy tối đa những lợi thế vốn có, doanh nghiệp gia tăng tính cạnh tranh
của mình trên thương trường thông qua việc xây dựng và sử dụng hiệu quả các quy
trình logistics.Chính vì thế dịch vụ Logistics là một ngành ngày càng trở nên quan
trọng và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng. Có thể nói logistics Việt Nam , một trong những đầu tàu trong ngành
tại nước ta hiện nay. Sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của nó cho thấy được
một tiềm năng rộng mở của ngành, mà cụ thể đã được chứng minh về Công ty APL
logistics VietNam, và cong ty may 10 chúng tôi không chỉ có được những kiến thưc,
thông tin về công ty này mà còn có thêm được một cái nhìn tổng quát và đầy tiềm
năng của ngành Logistics Việt Nam. Một ngành cần được đầu tư và phát huy hiệu quả
hơn.

22



×