Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

bùa chú trong đời sống tâm linh của người việt nghiên cứu trường hợp xã huyện vĩnh tưởng, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.61 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
• • •

TRƯƠNG THỊ THÚY HÀ

BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT

( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ NGŨ KIÊN HUYỆN VĨNH
TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


• • •

TRƯƠNG THỊ THÚY HÀ


BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT

( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ NGŨ KIÊN HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên
ngành: Dân tộc học Mã số

:


03 10

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

60 31


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu ra
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Hà Nội, ngày.........tháng........năm 20
Tác giả luận văn

Trương Thị Thúy Hà
Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.Nguyễn Văn Chính, người
thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu của luận văn, đặc biệt là những định hướng
về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn. Từ đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn thầy.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới UBND xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường tỉnh
Vĩnh Phúc, và UBND xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành
nhất tới người dân thôn Xám, xã Ngũ Kiên đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình nghiên
cứu tại địa phương. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình Thầy Pháp
Hải, Thầy Pháp Minh Thông, Cô Chúc, Thầy Đức đã tận tình chỉ bảo cũng như đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Dân tộc học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã chỉ bảo, động viên khích lệ và tạo điều kiện



tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại đây.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã luôn ủng hộ giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng theo đuổi ý tưởng nghiên cứu và nỗ lực làm việc hết mình của bản
thân, song do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của tất cả các thầy cô, bạn bè và những ai quan
tâm tới đề tài.
Hà Nội, tháng năm

Trương Thị Thúy Hà
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.l: Vật liệu sử
dụng để làm bùa của Thầy cúng Đạo giáo ở xã An Cầu,


MỤC LỤC

PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Bùa chú là một sản phẩm “kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật”, là một phần của đời
sống tôn giáo tín ngưỡng lâu đời nhất, cổ xưa nhất, phổ biến nhất trong lịch sử loài
người và còn tồn tại cho đến nay. Bùa chú có mặt trong tất cả các nền văn hóa và
được tìm thấy trong mọi thời kỳ của lịch sử.
Trong thế giới hiện đại, bùa chú tồn tại nhưng không hiển hiện một cách rõ
ràng trên bề mặt của những hành vi tôn giáo tín ngưỡng nhưng nó lại là một mạch
nước ngầm bền bỉ, sâu sắc và tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng trong đời sống tâm
linh. Nó được các pháp sư, thầy cúng, ông bà đồng, hoặc các nhà sư làm ra và sử
dụng cho các mục đích khác nhau, ngươi ta co thê dung đê bao vê cơ thê chông lai

cac lưc lương tà ma qủy quái, nhưng cũng không loại trừ các bùa chú có mục đích
làm hại. Những hiện vật thần bí được “thiêng hoá” có tên gọi bùa chú này luôn chứa
đựng trong nó sự dung hợp của nhiều yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng, và có thể cả
những học thuyết về thế giới con người và thế giới siêu linh mối liên hệ giữa hai thế
giới ấy, hoặc chỉ đơn giản là những niềm tin không thể giải thích được.
Trong bối cảnh sự bất ổn về mọi mặt của đời sống xã hội luôn bao quanh con
người như: Bất ổn của nền kinh tế thị trường, thiên tai, bệnh tật, chủ nghĩa khủng bố
lan tràn, chiến tranh, những tai nạn... có thể xảy ra bất cứ lúc nào thì yếu tố tôn giáo
“lại trở thành một cứu cánh mạnh mẽ và trong chừng mực nào đó lại giúp ích cho
người hiện đại rất nhiều” [44, tr196], bùa chú được con người tìm đến và sử dụng như
một hình thức bảo hiểm vô hình của thần linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
đời sống tâm linh để giúp họ vượt qua những bất trắc, rủi ro trong xã hội hiện đại. Và
cho đến nay, bùa chú vẫn được nhắc đến và sử dụng như một hiện tượng tôn giáo, tín
ngưỡng tồn tại song hành với sự phát triển của kinh tế, xã hội và tiến bộ của khoa học
kĩ thuật.
Mặc dù, ở Việt Nam trong thập niên gần đây những nghiên cứu về thực hành


thực tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những chủ đề hấp dẫn các nhà nghiên cứu
khoa học xã hội trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu,
đề tài nghiên cứu mới tập trung vào những mảng lớn của tôn giáo tín ngưỡng, nghiên
cứu về hiện tượng tâm linh của các dân tộc thiểu số. Trong một vài năm trở lại đây
cũng đã xuất hiện nhiều nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh nhỏ trong đời sống
tôn giáo tín ngưỡng như: Vàng mã, sớ, trang phục nghi lễ hay hiện vật phong thủy...,
cũng đã được đề cập đến trong các nghiên cứu nhưng vẫn còn ít, tản mác trong các
công trình nghiên cứu. Còn nghiên cứu về bùa chú hầu hết là tập hợp những bài viết
đơn lẻ, rời rạc hoặc có đề cập qua loa và chỉ mang tính chất thông báo mô tả như một
hiện tượng thuộc về bộ phận của nghiên cứu. Trên thực tế cho tới nay, nghiên cứu về
bùa chú cũng như những ảnh hưởng của nó trong đời sống tâm linh của người Việt
Nam trong xã hội hiện đại vẫn còn là “một biển tri thức” vẫn chưa được đề cập đến

một cách sâu sắc và toàn diện.
Trong quá trình thu thập tài liệu cũng như quá trình thực địa hiện vật được
“thiêng hóa” với tên gọi “bùa chú” này đã đem lại cho chúng tôi nhiều khám phá mới
mẻ và thú vị. Điều thú vị mà chúng tôi phát hiện được đó là từ việc sản xuất đến tiêu
dùng bùa chú nó đã mang trong mình một “qui trình” khép kín và chứa đựng những
qui tắc “ngầm” (hay kiêng kị) để phản ánh mối quan hệ quan hệ của con người với
thế giới thần linh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được chứng kiến hiệu ứng tác động của
bùa chú đối với chính đời sống tâm linh của người Việt.
Từ những cơ sở thú vị và mới mẻ của bùa chú, cũng như sự biến đổi nhanh
chóng trong đời sống xã hội đã khiến chúng tôi quyết định lựa chọn “Bùa chú trong
đời sống tâm linh người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” để làm đề tài luận văn của chuyên ngành Dân tộc học.
Nghiên cứu về bùa chú chính là nghiên cứu hiện vật của tôn giáo tín ngưỡng
đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng dân gian, nghi lễ và phong tục, một phần
trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng. Bởi vậy, tìm hiểu về đề tài này chính là tìm hiểu
về những thực hành tôn giáo tín ngưỡng trong dân gian nhằm nhận định mối quan hệ
của bùa chú với đời sống tinh thần của con người trong cuộc sống hiện đại là một
trọng tâm trong nghiên cứu nhân học.


Trên thực tế, bùa chú là một hiện vật của tôn giáo, tín ngưỡng vì thế nó sẽ có
những ảnh hưởng về mặt xã hội lên các hành vi của con người, về niềm tin tín
ngưỡng tôn giáo. Nghiên cứu này sẽ khám phá quan niệm, niềm tin của con người về
thế giới và chính bản thân mình.
Ngoài ra, trong khoảng những năm gần đây nhu cầu sử dụng bùa chú ngày
càng tăng lên, bùa chú đã trở thành một thứ hàng hóa và hình thành nên một “thị
trường bùa chú” rộng lớn, bùa chú mang lại lợi nhuận cho người làm bùa, người sản
xuất bùa và phân phối bùa, nó bao hàm bên trong nó những mục đích và những hành
vi kinh tế rất lớn. Vì thế, trong một chừng mực nào đó nghiên cứu phản ánh xã hội
hiện tại của con người.


2. Vấn đề nghiên cứu
Trước hết luận văn sẽ khái quát lên bức tranh sử dụng bùa chú trong đời sống
của người dân. Ai sẽ là người làm ra bùa? Họ làm ra bùa như thế nào? Và ai sẽ là
người dùng bùa? Vì sao họ lại dùng bùa? Họ dùng bùa trong hoàn cảnh nào? Tức là
nghiên cứu sẽ đi trả lời câu hỏi: Bùa chú được sử dụng như thế nào trong xã hội?
Thứ 2, luận văn sẽ đi lý giải tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhu cầu sử
dụng bùa chú hiện nay của người Việt. Hiểu được những yếu tố tác động đến việc sử
dụng bùa chú trong đời sống hiện nay của người việt có ý nghĩa quan trọng trong việc
đánh giá tác động của bùa chú lên các hành vi tôn giáo và tín ngưỡng. Bản thân bùa
chú là một hiện vật của tôn giáo, vì thế nó sẽ có những ảnh hưởng về mặt xã hội: Các
hành vi của bùa chú lên con người, về niềm tin tín ngưỡng tôn giáo vào hiện vật này.
Sự tác động này có sự khác biệt nào theo thứ bậc tuổi tác, trình độ học vấn hay địa vị
xã hội, hay là niềm tin này không có biên giới.
Tác động của bùa chú lên các hành vi kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay khi nhu cầu về bùa chú ngày tăng, bùa chú đã trở thành một loại hàng hóa: Nó
mang lại lợi nhuận cho người làm bùa, người sản xuất bùa và phân phối bùa, nó đã
hình thành nên một thị trường về bùa chú: Các cửa hàng bán đồ phong thủy, cửa hàng
bán bùa, chùa cũng bán bùa, ở các địa địa điểm du lịch cũng bán bùa...bùa chú còn
bao hàm bên trong nó những mục đích và những hành vi kinh tế rất lớn. Nghiên cứu
những tác động của bùa chú lên các hành vi tế có ý nghĩa rất lớn để hiểu được về bùa


chú trong giai đoạn hiện nay.
Thứ 3, nghiên cứu sẽ đi sâu vào khai thác những phản hồi của người dân về
bùa chú, trong đó tập trung vào hai đối tượng chính là người làm ra bùa và người sử
dụng bùa. Những quan niệm của người sản xuất ra lá bùa và người sử dụng lá bùa đó
như thế nào? Họ có tin vào bùa chú không? Họ sử dụng bùa có hiệu quả không? Tức
là nghiên cứu đi khai thác các câu truyện đời sống của người dân về bùa chú. Và bùa
chú có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh của người dân tại địa phương.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu ngày chúng tôi sẽ tập trung và hai nhóm đối tượng chính:
Người sản xuất và phân phối bùa; người sử dụng lá bùa đó. Bên cạnh đó, một đối
tượng đặc biệt trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập đó là bản thân những lá
bùa.
Thứ nhất, người sản xuất và phân phối bùa: Thầy cúng, pháp sư, ông đồng,
nhà sư.. .Cụ thể, chúng tôi đã tiếp cận với một thầy cúng, một pháp sư đồng thầy, một
thầy cúng tại thôn Xám xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, một nhà Sư
tại chùa Thiên Phúc xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc; một pháp Sư
tại Thôn Lương Cầu, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, một Pháp Sư tại
Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra chúng tôi còn tiếp cận với tầng lớp
trung gian chuyên phân phối bùa chú đó là một vài người bán bùa tại phố hàng Mã,
Hà Nội. Mặc dù, họ không làm ra bùa nhưng họ người giữ vai trò qua trọng trong
việc phát triển một thị trường bùa chú rộng lớn.
Thứ hai, những người sử dùng bùa: Những người sử dụng bùa là những người
dân tại địa bàn thôn Xám, xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong
nghiên cứu này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến “những người sử dụng bùa”, họ sẽ là
những người giúp chúng tôi lý giải mã vai trò của bùa chú trong đời sống tâm linh
của người Việt trong thế giới hiện đại.
Chính bản thân những lá bùa: Loại bùa chúng tôi tiếp cận chủ yếu là bùa Bình
An, bùa Trấn Trạch, bùa Độ Tử, bùa Chữa bệnh đây là những loại bùa được sử dụng
chủ yếu trong đời sống của người Việt hiện nay.


3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu của tôi nhấn mạnh đến vị trí vai trò của bùa chú trong đời sống
lâm linh của người Việt trong xã hội hiện đại chính vì thế nghiên cứu sẽ kết hợp
nghiên cứu trên một không gian rộng và nghiên cứu sâu tại một địa bàn cụ thể.

Nghiên cứu trên diện rộng sẽ giúp cho tôi một cái nhìn toàn diện về vấn đề
bùa chú hiện nay và những hiểu biết trên không gian rộng đó sẽ tạo điều kiện để tôi
nhìn sâu vào trong trường hợp nghiên cứu cụ thể của mình. Nghiên cứu trên diện
rộng là Đồng Bằng Sông Hồng cụ thể là: Hà Nội, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Quy mô nhân học được lựa chọn trong nghiên cứu này của tôi là xã Ngũ Kiên,
huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ là đơn vị cơ sở để tôi phân tích trong nghiên
cứu này. Ngũ Kiên là một xã thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc. Xã có diện tích 4,91 km2, dân số năm hiện nay là hơn 7679 người. Ngũ Kiên
nằm ở phía Nam huyện Vĩnh Tường, đây là xã giàu truyền thống lịch sử, văn hoá.
Người dân trong xã năng động ngoài làm nông nghiệp họ còn tham gia vào các hoạt
động buôn bán, làm nghề phụ đi làm ăn xa ở các nơi.Bộ mặt của xã trong 10 năm trở
lại đây xã thay đổi chóng mặt, đời sống vật chất của người dân trong xã được nâng
lên rất nhiều. Cùng với đó, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được chú
trọng hơn.

4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này tôi sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng thống kê phân loại sẽ giúp tôi thu thập
những thông tin về quy mô và bản chất của việc sử dụng bùa chú: Có bao nhiêu
người tin vào bùa chú, có bao nhiêu người không tin vào bùa chú nhưng vẫn sử dụng
bùa chú. Có bao nhiêu người không biết tý gì về bùa chú nhưng trên người họ vẫn sử
dụng bùa chú, có bao nhiêu loại bùa được sử dụng chủ yếu trong đời sống của người
dân, khi nào thì họ cần dùng đến bùa chú v.v.
Phương pháp định tính được sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trong nghiên
cứu này. Sử dụng phỏng vấn sâu bán cấu trúc và cấu trúc để thu thập những câu
truyện về đời sống của họ: Vì sao họ tìm đến với bùa chú, họ có tin vào bùa


không? .và những lý giải của dân gian sẽ giúp ta giải thích các câu chuyện tại sao

người ta dùng bùa chú. Những trải nhiệm công hiệu của bùa chú trong cuộc sống của
người dân.

5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu nêu ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, vấn
đề nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu thì phần nội
dung của luận văn bao gồm các chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về bùa chú và địa bàn nghiên cứu
Nội dung của chương nói lịch sử nghiên cứu, phân tích phương pháp và
khung lý thuyết tiếp cận vấn đề. Các khái niệm công cụ liên quan tới vấn đề nghiên
cứu, và địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Bùa chú trong đời sống
Chương này chúng tôi đưa ra các tiêu chí để phân loại bùa chú, và các loại
bùa chú được sử dụng trong đời sống của người Việt.
Chương 3: Bùa chú, thị trường và đời sống tâm linh
Chúng tôi đề cập đến quy trình sản xuất ra bùa chú: Từ người sản xuất ra bùa
chú, các phương thức sản xuất ra bùa chú, người tiêu thụ bùa chú, các yếu tố tác động
đến nhu cầu sử dụng bùa chú trong đời sống của người dân.
Kết luận
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÙA CHÚ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1.

Lịch sử vấn đề
Bùa chú nằm trong ma thuật, và nó là hiện vật của tôn giáo tín ngưỡng vì vậy

trong các công trình nghiên cứu về tôn giáo tín ngưỡng từ sớm đã ít nhiều đề cập đến
bùa chú một cách gián tiếp hoặc trực tiếp. Nghiên cứu về vấn đề này đáng kể phải kể
đến các công trình nghiên cứu của:Edward Tylor, Frazer, Macel Mauss, Bronislaw

Malinowski. Những nghiên cứu của các tác giả này có tầm ảnh hưởng lớn trong
nghiên cứu ma thuật nói chung và bùa chú nói riêng.
Nghiên cứu, ma thuật từ góc độ nhân học đã phát triển hơn một thế kỷ qua, có
thể kể từ những công trình nghiên cứu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của các nhà
nhân học như Edward Tylor, ông là một nhà tiến hoá luận xã hội, ông nhìn thấy tôn


giáo tiến hoá từ các điều kiện đơn giản, nguyên thuỷ. Ông đã hình thành tương đối có
hệ thống về ma thuật trong công trình của mình mang tên (Primitive Cultures) (1871)
dịch Văn hóa nguyên Thủy [66]. Ông đã gắn trước hết thần linh ma thuật vào vật linh
giáo nguyên thủy, ông cũng đề cập về ma thuật mẫn cảm nghĩa là những nghi lễ ma
thuật tiến hành trước nó theo những luật gọi là mẫn cảm, cái này với cái nọ, cái gần
gũi này với cái gần gũi khác, từ hình ảnh đến các vật, từ bộ phận tới toàn thể, nhưng
chính chủ yếu là để cho thấy rằng trong các xã hội của chúng ta, nó là một bộ phận
của hệ thống các tàn dư. Tylor cho rằng, những quan niệm theo hướng vạn vật đều có
linh hồn hoàn toàn thuộc về buổi sơ khai/thời thơ ấu của loài người, không phải ở thời
hiện đại tuổi trưởng thành.Thực ra Tylor không có sự giải thích nào về ma thuật trong
khuôn khổ vật linh giáo.Theo ông, trong văn hóa của các bộ lạc nguyên thủy những
thầy pháp làm ma thuật có những cách tiếp cận giống như một nhà khoa học, nhưng
các thầy pháp mắc sai lầm vì họ cho rằng mối quan hệ nhân quả không tồn tại đơn
giản vì các sự vật có vẻ là giống nhau. Thêm vào nữa, Tylor không đặt ma thuật vào
trong thế giới của tôn giáo vì không có thần thánh liên quan, mà theo ông thần thánh
là những yếu tố quan trọng cần thiết để nhận diện tôn giáo. Còn James George Frazer,
nhìn thấy ma thuật như là logic sai lầm về sự truyền cảm hay lây nhiễm. Theo Ông,
nếu tôi đâm cái kim vào con búp bê làm giống kẻ thù của tôi, tôi có thể làm cho kể
thù bị đau “truyền cảm”. Nếu tôi ăn trộm cái gì đó từ một người may mắn, sự may
mắn của họ sẽ lây sang tôi, hay “lây nhiễm”.
Ma thuật và tôn giáo đã trở thành nội dung trung tâm cuốn Cành vàng (The
Golden Bough), của Frazer. Ông đã đi tới những những lý thuyết thực sự. Cũng giống
như E.Tylor, Frazer cho rằng: Ma thuật là một loại khoa học có trước khoa học. Đối

với Frazer ông đều cho ma thuật là tất cả những hành động nhằm tạo ra các hiệu lực
riêng biệt bằng cách áp dụng hai định luật: Mẫn cảm, và đồng hóa. Theo đề mục cổ
điển của James Frazer sympathetic magic (ma thuật giao cảm) thì ma thuật đồng cảm
bao gồm hai tiểu loại nói về các phương thức công hiệu ma thuật: Homeopathic
magic (phép vi lượng đồng cân) - đây là ma thuật hoạt động thông qua hành động
tương đồng gián tiếp, sự giống nhau sản sinh ra sự giống nhau, và contagious magic
(phép lây nhiễm) - đây là ma thuật hoạt động thông qua hành động tiếp xúc trực tiếp


có ảnh hưởng đến kết quả mong muốn. Hành hộng ma thuật có thể đồng thời biểu thị
cả hai phương thức công hiệu này vì về nguyên tắc hoạt động chúng bổ trợ lẫn nhau
chứ không loại trừ nhau. Ví dụ, một bùa mê tình yêu có thể dùng các chất vi lượng
đồng cân (thảo dược, đá, vải, v.v - những vật, xét về mặt tượng trưng hoặc tác dụng
chữa bệnh, gắn liền với tình yêu và mong muốn tăng thêm) cũng như các chất hoạt
động qua sự lây nhiễm (một món tóc hoặc một vật dụng mà người bị bỏ bùa xé hoặc
sờ phải). Ông đã lập luận như sau: “Cái đồng dạng tạo ra cái không dạng, các vật tiếp
xúc với nó nhưng đã không còn tồn tại nữa tiếp tục tác động cái này với cái kia như là
sự tiếp xúc vẫn tồn tại” và người ta có thể thêm vào như một hiệu quả: “Bộ phận được
coi là cái toàn thể như là hình ảnh đối với các vật tiêu biểu” như thế định nghĩa tạo ra
của trường phái nhân chủng học nhằm thu hút ma thuật vào ma thuật mẫn cảm. Mẫn
cảm là đặc tính đủ và cần thiết của ma thuật, tất cả các nghi lễ ma thuật đều mẫn cảm
và ngược lại. Ông đã hoàn toàn biến nó vào những hiện tượng mẫn cảm nhưng ông đã
không có những chứng minh lý lẽ cho sự lựa chọn ấy.
Cả Frazer and Tylor coi ma thuật như là một phần của tư duy sai lầm và lây
nhiễm mà họ gán ghép cho những điều kiện xã hội nguyên thuỷ và ít tiến hoá về
những dân tộc mà họ nghiên cứu. Họ nhìn thấy những ví dụ về ma thuật trong xã hội
như là “tàn dư” của thời nguyên thuỷ. Frazer và Tylor dựa vào những bài viết, ghi
chép của những người du lịch, truyền giáo, những người phục vụ cho chế độ thực
dân. Hai ông là “Nhà nhân học ghế bành”, nghiên cứu tại nhà và không bao giờ tiếp
xúc với người dân, những con người mà về họ hai ông phân tích, lý giải văn hoá của

họ. Emile Durkheim cho rằng: ma thuật thường tập trung vào sự cần thiết và điều
mong muốn của một cá nhân. Chẳng hạn, người nông dân muốn có mưa, người đàn
ông trẻ muốn có vợ, người phụ nữ cần chữa bệnh. Đối lập với nghi lễ tôn giáo mà nó
được tiến hành vì mục đích tốt cho cộng đồng, ma thuật được hướng tới mục đích
cuối cùng rất thực tế như là được chỉ định rõ ràng bởi cá nhân. Ma thuật thường được
sử dụng trong các nghi lễ mang tính cầu cúng như cầu mưa, bảo vệ cộng đồng chống
lại kẻ thù.
Đến Marcel Mauss, ông đã mở đường cho một phương pháp nghiên cứu nhân
học ma thuật mới, đó là phương pháp điền dã dân tộc học trong nghiên cứu về ma


thuật. Những luận điểm và phân tích của ông về ma thuật có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong nghiên cứu về ma thuật. Trong công trình tiêu biểu nghiên cứu về ma
thuật là “A General Theory of Magic” Mauss, Marcel [71], Marcel Mauss đã cho
rằng ma thuật là một hiện tượng xã hội giống như khoa học và tôn giáo nhưng nó có
tính “cá thể hơn tôn giáo”. Ông đã làm rõ mối quan hệ của ma thuật và tôn giáo: Ma
thuật mang tính cá nhân, bí mật và thường bị cô lập và hiếm khi được thực hiện công
khai để bảo tồn những kiến thức huyền bí thì tôn giáo thường tiến hành công khai để
truyền đạt kiến thức cho cộng đồng. Tôn giáo hướng về siêu hình học và nhằm tạo ra
những hình ảnh lý tưởng thì ma thuật bằng muôn vàn những kẽ nhỏ đã đi ra khỏi đời
sống thần bí mà trong đó tiếp sức lực cho nó để rồi nó trà trộn vào cuộc sống thông
dụng hàng ngày và phục vụ cho nó. Nó hướng về cụ thể, trong khi tôn giáo hướng về
trừu tượng. Mauss nhận định rằng: Ma thuật là một nghệ thuật thực tiễn mà còn là
một kho tàng các ý niệm, nó tiếp xúc với các chất liệu, tiến hành các thực nghiệm
thực sự và cả những phát minh nữa để đem lại kết quả nhất định. Bằng phương pháp
điền dã dân tộc học Marcel Mauss đã quan sát và mô tả những thực hành ma thuật
trong đời sống của người dân ở một số bộ lạc của Châu Úc, một số xã hội Millaninin,
vùng Mexique cổ xưa; ma thuật hiện đại của người Mã Lai, Ân Độ; để rồi ông hệ
thống nó lại và đưa lên thành những luận thuyết trong nghiên cứu về ma thuật. Ông
đã đã đưa ra và phân tích một cách có hệ thống các yếu tố của ma thuật từ người có

quyền năng thực hành ma thuật (thầy phù thủy) các đặc điểm của họ, cuộc sống của
họ, những nghi lễ họ phải trải qua.. .đến niềm tin của người dân vào sức mạnh của ma
thuật. Những luận thuyết của Marcel Mauss như là kim chỉ nan trong nghiên cứu về
ma thuật.
Malinowski, Bronislaw [29] trong “Magic, science and religion”1 ông đã sống
và trực tiếp quan sát cuộc sống, thực hành ma thuật của người dân trên đảo
Trobriands, phát triển một khía cạnh mới trong lĩnh vực nghiên cứu nhân học nói
chung và ma thuật nói riêng. Theo Malinowski, “ma thuật” giải quyết những vấn đề
mang tính không chắc chắn trong cuộc sống tại đảo Trobriand, đặc biệt là những thế
1 “Magic,

science and religion” trong Magic, science and religion and other essays.
Garden city, N.Y.: Doubleday anchor. Trang 17 - 92). Bản dịch in trong sách Nhân
học tôn giáo. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Tạp chí xưa & nay. Nhà xuất bản Đà
Nẵng, 2006.tr147-213.


lực thiên nhiên tác động vào làm vườn và chuyến đi biển xa. Malinowski chấp nhận ý
tưởng của Sir James Frazer, là thực hành ma thuật, những người nguyên thuỷ đã thực
hành “khoa học nguyên thuỷ.” Ông quan điểm ma thuật là sự thay thế nghèo nàn cho
khoa học, ít ra thì là một khoa học nguyên thuỷ. Mặc khác, ông nhận thấy ma thuật là
sự cần thiết của người ở đảo Trobriands bên cạnh những trí thức bản địa về cuộc
sống, làm vườn và đi biển. Nghiên cứu của Malinowski có tầm ảnh hưởng rất lớn
trong nghiên cứu nhân học về ma thuật.
Ma thuật, trong quan điểm của những nhà nhân học từ Frazer đến Marcel
Mauss, Malinowksi thì đều cho rằng: Ma thuật theo đuổi những mục đích thực tiễn và
vị lợi. Con người có thể sử dụng ma thuật để cầu cho vật thịnh, mùa màng tốt tươi,
hay với mục đích cá nhân để chiến thắng có người yêu, hay để làm cho người khác
bất hạnh... Và bùa chú chính là yếu tố căn bản trong ma thuật là “vật chứa đựng sức
mạnh của ma thuật, giá trị của ma thuật, và là yếu tố quan trọng nhất của ma thuật”

[29,tr.197]. Phương pháp nghiên cứu và những luận điểm của Frazer đến Marcel
Mauss, Malinowksi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu nhân học nói
chung và trong nghiên cứu ma thuật nói riêng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về ma thuật còn phải kể đến Tambiah,Alfred
Gell.Tambiah đã ghi lại điểm nhấn trong ma thuật: “Ma thuật là phép màu, được làm
cùng với lời nói và hành động, đóng (thể hiện) và yêu cầu có kết quả”. Và ông cho
rằng ma thuật không phải là một khoa học tồi tệ, đồng thời trong quan điểm của mình
Tambiah cũng nhấn mạnh đến luận điểm “hoạt động ma thuật có mặt ở khắp mọi
nơi”[76]. Alfred Gell, miêu tả trong bài viết về “Ma thuật và Công nghệ”, cho rằng
ma thuật như là một phương thức nghệ thuật để thu hút các vị thánh và dụ dỗ thánh
thần chiều theo ý nguyện của con người[65]. Gell nhấn mạnh vào cái đẹp của nghệ
thuật hoặc nghệ thuật của những hành động ma thuật, của một vật ma thuật như là
chiếc chìa khoá mở vào tính công năng của ma thuật. Đồng thời Alfred Gell, cũng đặc
biệt nhấn mạnh đến quyền lực của người thực hành ma thuật. Còn X.A. Tocarev một
nhà dân tộc học Liên Xô trong tác phẩm “Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát
triển của chúng”[79] cũng đã đề cập đến ma thuật như là một hình thái tôn giáo sơ
khai và bùa chú luôn tồn tại trong các hình thái ma thuật đó.


Những luận điểm nghiên cứu có tính chất lý thuyết cơ bản về ma thuật của các
học đã là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi định hướng nghiên cứu về bùa chú,
“yếu tố cốt lõi quan trọng nhất của ma thuật”.
Nghiên cứu về bùa chú ở Việt Nam đầu tiên phải kể đến các công trình nghiên
cứu của người Pháp. Mặc dù không phải trực tiếp đề cập đến bùa chú như một đối
tượng chính trong nghiên cứu nhưng trong các công trình nghiên cứu về tôn giáo tín
ngưỡng của người Pháp tại Việt Nam đã ít nhiều nhắc đến những thực hành tôn giáo
tín ngưỡng của người Việt trong đó có bùa chú.Không thuần túy bàn về những lý
thuyết lớn mà dựa trên những cơ sở những quan sát thực tế Paul Giran[72] trong
“Magie & Religion Annamites” đã đề cập đến bùa chú trong những thực hành ma
thuật của người An Nam. Và ông đã phân chia thành hai loại: Ma thuật tích cực và ma

thuật tiêu cực, trong cả hai loại ma thuật này đều không thể thiếu được yếu tố cốt lõi
của bùa chú. Từ xưa, trong đời sống tín ngưỡng người An Nam bùa chú đã tồn tại,
người ta sử dụng bùa với rất nhiều mục đích cầu tài lộc, xua đuổi tà ma, tránh bệnh
tật, chống trộm cắp, cầu mong tình yêu, .và cách tạo ra bùa thay đổi theo mục đích sử
dụng. Paul Giran đã có những mô tả dân tộc học rất chi tiết về việc thực hành ma
thuật trong tín ngưỡng của người An Nam, từ những kiêng kỵ của người thầy phù
thủy, dụng cụ hành nghề, vật liệu để làm bùa, đồng thời ông cũng đưa ra những quy
tắc trong việc làm bùa


như: Hướng, ngày, mùa, năm. Các công đoạn trong việc tạo ra
bùa: Chuẩn bị các vật liệu, vẽ bùa, bắt quyết, thư hương.. .và
ông cũng đã có những lý giải cho các bước thực hành đó, bắt
quyết, niệm thần chú, và ông cũng đã đề cập khá chi tiết những
vị thần được thờ để làm ra bùa chú như: Ngọc Hoàng, Tam Danh,
Độc Cước, Trần Hưng Đạo. Paul Giran đã quan sát thực hành ma
thuật trong đời sống của người An Nam và ông nhận thấy rằng:
Bùa chú là một trong những thực hành ma thuật trong đời sống
tín ngưỡng tôn giáo của người An Nam. Có thể nói Paul Giran đã
để lại một mảng tư liệu vô cùng phong phú về những thực hành ma
thuật trong đời sống của người An Nam và trong đó có bùa chú.
Tuy nhiên, nghiên cứu của ông về bùa chú mới chỉ là những mô tả
sơ khai về việc thực hành tín ngưỡng này trong đời sống của
người An Nam mà chưa có những lý giải về vấn đề này. Pierre
Gourou [74], trong “Người nông dân ở châu thổ Bắc Ấ^”cũng đã nhắc tới
việc sử dụng bùa chú trong phong tục xây dựng nhà cửa của người
dân ở châu thổ bắc kỳ:“Hạnh phúc và an lành của người trong nhà
phụ thuộc vào việc xua đuổi tà khí” [74, tr.286]. Họ sử dụng
bùa chú để trấn trạch giữ bình yên cho ngôi nhà của mình, để
xua đuổi tà khí, để xử lý với những ngôi nhà không được hướng

về mặt phong thủy. L.Cadiere [34], trong “Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng
Việt Nam'” cũng đã đề cập đến các hình thức ma thuật bùa chú
trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt. Họ dùng bùa
để an thai, để hộ mệnh, để dùng trong các trường hợp từ: Sinh,
bệnh, tử, mất của, dịch bệnh gia súc, hạn hán, lũ lụt, tai họa
dưới mọi hình thức, chọn hướng xem đất làm nhà hoặc lo phần
huyệt mộ.nói chung nó tồn tại ở mọi thứ liên quan đến con
người. Khác với Paul Giran, L.Cadiere không có những mô tả dân
tộc học chi tiết về việc thực hành bùa chú trong đời sống tín
ngưỡng tôn giáo của người Việt, mà ông chỉ nhắc đến bùa chú như
một sự tồn tại hiển hiện trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của
họ. Nhưng ông lại có những luận giải từ cuội nguồn cảm thức tâm
linh của người Việt để lý giải cho những thực hành ma thuật tôn
giáo trong đời sống của họ. Đó là những cảm thức tâm linh về:
Thần, thánh, ma, quỷ đã tri phối đời sống tín ngưỡng tôn giáo
của người Việt. Những lý giải của L.Cadiere có ý nghĩa rất lớn
trong nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo nói chung và bùa chú
nói riêng.


Nghiên cứu về bùa chú ở Việt Nam ngoài những nghiên cứu của người Pháp chúng ta
phải kể đến công trình khảo tả “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính [8] đã đề cập đến
người Việt trước đây mỗi khi có lễ tiết, cúng kỳ an, tẩm liệm, tang ma vẫn nhờ các thầy pháp,
thầy phù thủy đến giúp bên cạnh những sư tăng thầy cúng Phật giáo. Người có bệnh tật cho là
ma làm cũng nhờ thầy phù thủy đến giúp. Bên cạnh đó Phan Kế Bính còn đề cập đến sự tôn
sùng vị anh Hùng dân tộc Đức Thánh Trần, mà tác giả gọi với danh từ là Thanh Đồng, đạo
của các Thanh Đồng sử dụng quyền uy của Đức Thánh Trần để làm bùa trừ ma, chữa bệnh [8,
tr.387-389]. Tuy nhiên, những khảo tả của Phan Kế Bính mới chỉ cung cấp cho người đọc biết
về sự tồn tại của bùa chú trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt mà thôi. Tiếp đến
phải kể đến công trình của Toan Ánh trong “Nếp cũ Tín Ngưỡng Việt Nam” [5] đã đề cập đến

Bùa Chú trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt. Theo tác giả bùa chú nằm trong
những “Biến thể của Đạo Lão” ở nước ta bùa chú nằm trong thuật “Phù Thủy” luyện âm binh
có phép làm bùa chú để chữa bệnh, có phép làm bùa yêu bùa mê, sai khiến âm binh làm các
công việc của người trần.
“Những nhà có người chết, gặp giờ xấu, sợ có trùng tức là có hung thần tra khảo phải
nhờ thầy phù thủy cho bùa dán trong quan tài, yểm chung quanh huyệt mộ cũng như ở trong
nhà để trấn áp tà ma. Người đau ốm cho là ma làm, mời thầy phù thủy để diệt ma” [5,tr. 211212).
Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến bùa chú cũng được thực hiện trong đạo “Thanh
Đồng” thờ Trần Hưng Đạo cũng làm bùa chú chữa bệnh, xua đuổi tà ma. Đào Duy Anh, cũng
đã đề cập đến việc sử dụng bùa chú trong việc sinh đẻ cũng như nuôi con:
“Khi có người đẻ thì người ta treo ở trước nhà một vật gì làm hiệu để người ngoài
đừng đến thăm, vì sợ người xấu vía sẽ làm cho đứa con hay khóc hoặc ốm đau. Khi nuôi con
người ta còn dùng vô số cách trừ yểm để bảo hộ cho đứa trẻ như đựng miếng đá, miếng gạch
có vẽ bùa, đeo bùa cho đứa trẻ hay treo những xác rắn cùng những đồ uế tạp.”[2, tr. 1050].
Các công trình khảo tả trên đã đề cập đến bùa chú luôn hiển hiện trong đời sống tín
ngưỡng của người Việt từ xưa tới nay. Nhưng các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc mô
tả nó có tồn tại trong đời sống của họ mà chưa có những phân tích lý giải về vấn đề nghiên
cứu.
Nguyễn Đăng Duy [13] có đề cập đến bùa chú trong đạo giáo. Trong đó tác giả đề cập
đến ảnh hưởng của Đạo giáo trong đời sống tâm linh: Niềm tin về thuật phong thủy, niềm tin


vào tướng số, đồng thời tác giả cũng đề cập đến những địa danh và những không gian Đạo
giáo còn ở nước ta hiện nay. Nguyễn Đăng Duy có viết:
“Thuật phong thủy theo Đạo giáo cũng đã sớm du nhập vào nước ta. Thời thuộc
Đường, viên thái thú Cao Biền là người giỏi thuật phong thủy tương truyền y thường cưỡi
diều bay khắp đất Giao Châu để dò tìm chỗ nào có long mạch thì yểm bùa phá đi, để triệt hại
nhân tài nước Nam.” [13,tr.113].
Niềm tin vào thuật phong thủy đã ảnh hưởng và tác động vào việc thực hành tín
ngưỡng chọn đất làm nhà, chọn hướng nhà trong nhân dân. Còn rộng lớn hơn trên bình diện

quốc gia các triều Vua đã chọn thế đất để làm nơi đóng đô: Lý Thái Tổ viết rằng: “Thăng
Long .nơi trung tâm của đất trời, được cái thể rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi Nam, Bắc, Tây,
Đông” [13, tr.114].Chọn đất để dựng chùa, để đặt mồ mả cho cha mẹ, ông bà tổ tiên ngày
càng được chú trọng. Ông cũng đã đề cập: “Đến thời Lê Mạt, trong những thế kỷ XVI, XVII,
XVIII, .ở khắp các đình, chùa đền miếu, lăng mộ đâu đâu cũng thể hiện thuật phong thủy
trong xây dựng. Đến đặt mồ đặt mả trong các gia đình bình dân nghèo cũng không thể thiếu
được vai trò của ông thầy địa lý” [13,tr.115]. Ông không đi sâu vào việc mô tả về bùa chú
trong đạo giáo, nhưng công trình của Nguyễn Đăng Duy cung cấp một nguồn tư liệu lịch sử
đạo giáo từ tư tưởng đến việc du nhập vào Việt Nam, cũng như những ảnh hưởng của Đạo
giáo qua các thời kỳ của lịch sử từ chính trị, đến những thực hành đạo giáo trong đời sống
tâm linh. Nguyễn Duy Hinh [28] trong “Một số bài viết về tôn giáo học” cũng đã đề cập đến
bùa chú là một trong những thể hiện của Đạo giáo ở Việt Nam. Ông cũng đã đưa ra những
giải thích về: Bùa, chú, thủ quyết là những thành phần cơ bản để tạo nên một Đạo phù. Mặc
dù, không phải là người đi sâu tìm hiểu về bùa chú nhưng những lý giải của ông lại rất có ý
nghĩa cho việc nghiên cứu về bùa chú của các học giả sau này. Cũng giống như Nguyễn Đăng
Duy, hay Nguyễn Duy Hinh, Lê Văn Lân [37] trong “Phù thuật Việt Nam'” cũng đã đề cập
đến nguồn gốc của bùa chú Việt Nam bắt nguồn từ Đạo giáo Trung Hoa, và ông cũng đã nêu
lên những ảnh hưởng của Đạo giáo trong việc thực hành bùa chú ở Việt Nam. Nghiên cứu đã
hệ thống cho người đọc một cái nhìn toàn diện về các bước làm bùa, vật liệu tạo ra bùa, các
loại bùa thông dụng được sử dụng trong đời sống tín ngưỡng của người Việt Nam.Trong
nghiên cứu này Lê Văn Lân còn phác họa bùa chú của Phật giáo Mật Tông, Chàm, Miên, bùa
của người Việt gốc Miên, cách thức họ làm bùa, những kiêng cữ khi dùng bùa.Tuy nhiên,
cũng giống như những nghiên cứu trên Lê Văn Lân cũng lại tập trung chủ yếu vào việc hệ


thống hóa các loại bùa, cách làm, và phù đó được dùng trong những trường hợp nào. Hay nói
cách khác, trong nghiên cứu của ông mới thấy tiếng nói của tầng lớp tạo ra bùa là các Pháp
sư, Phù thủy, nhà sư, Acha, Krou mà chưa đề cập đến tiếng nói của người sử dụng bùa.
Trong thời gian gần đây, nghiên cứu về bùa chú đáng kể nhất phải kể đến các công
trình nghiên cứu của Vũ Hồng Thuật: “Đời sống tâm linh của chiếc ván in bùa trấn trạch” [29]

; và “Bước đầu tìm hiểu về các loại hình bùa chú của người Việt” [59]; tác giả đã đề cập và
phân tích tương đối kỹ lưỡng những công đoạn để làm ra một lá bùa từ những công đoạn chọn
gỗ để làm ván khắc in bùa, đến những kiêng kỵ đối với người làm ra đạo bùa. Đồng thời tác
giả còn cho chúng ta một cái nhìn về thị trường bùa chú hiện tại không chỉ tồn tại những đạo
bùa được làm một cách cẩn thận bởi các pháp sư, thầy cúng mà bùa hiện nay còn được sản
xuất hàng loạt và trở thành một thứ hàng hóa trên thị trường. Với phương pháp điền dã dân
tộc học nghiên cứu của Vũ Hồng Thuật đã cho chúng ta một cái nhìn tương đối toàn diện về
các công đoạn để làm ra một đạo bùa. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này Vũ Hồng Thuật đặt
trọng tâm vào chiếc Ván in Bùa Trấn Trạch một hiện vật tạo ra bùa, mà chưa cho chúng ta một
cái nhìn sâu sắc và toàn diện về bùa chú. “Bước đầu tìm hiểu về các loại hình bùa chú của
người Việt” Vũ Hồng Thuật khắc họa cho chúng ta một cái nhìn sơ khai về bùa chú của người
Việt: Từ bùa của Đạo giáo, bùa của Phật giáo, bùa của Công giáo. Cùng với đó tác giả đã khắc
họa bối cảnh như thế nào người ta sử dụng bùa, chất liệu để làm bùa, công năng của đạo bùa
trong đời sống tín ngưỡng của người Việt. Trong nghiên cứu này, Vũ Hồng Thuật đã sử dụng
khung lý thuyết “quyền lực” để làm nổi bật lên quyền lực của người thực hành tôn giáo cũng
như công năng của những lá bùa. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả mới khái quát một
cách chung nhất về bùa chú trong đời sống của người Việt mà chưa có những phân tích cụ thể
nào. Mặc dù vậy, công trình cũng cung cấp cho người đọc những kiến thức độc đáo về bùa
chú trong đời sống của người Việt mà từ trước đến nay chưa có tác giả nào đề cập đến. Những
nghiên cứu của Vũ Hồng Thuật đã để lại nguồn tư liệu rất quan trọng trong nghiên cứu bùa
chú cho các học giả sau này.
Cũng phải kể đến nghiên cứu của Lương Thị Đại [16]về “Các hình thức ma thuật,
bùa chú của người Thái Đen ở Điện Biên ” tác giả đã sưu tầm được 125 bài chú cũng như
những hướng dẫn làm bùa chú về các lĩnh vực đời sống của người Thái ở Điện Biên. Họ làm
bùa để chữa bệnh từ những bệnh đơn giản đến phức tạp như: Chữa cho người bị cảm lạnh,
cảm gió, khó chịu trong người, đau đầu, sởi, bỏng nước sôi,


quai bị, hoặc bị ma tà làm hại.............; bùa ngăn chặn, đuổi ma cho Mường, cho bản, cho
gia đình; bùa trong sản xuất chăn nuôi, bùa cho dân bản mường được yên bình khỏe mạnh,

bùa để bảo vệ bản thân khỏi bị ám hại; bùa để cho lời nói của người ta trở nên “thiêng” và có
trọng lượng được mọi người nể phục lắng nghe, được mọi người giúp đỡ; bùa yêu . Trong
nghiên cứu này Lương Thị Đại mới chú trọng đến việc sưu tầm các bài chú, cách hướng dẫn
làm bùa từ các thầy cúng, thầy bùa mà chưa đề cập đến đối tượng sử dụng bùa là người dân
tại địa bàn. Nghiên cứu này chỉ mang tính chất như một công trình sưu tầm về các bài chú và
cách làm bùa trong đời sống của người Thái ở Điện Biên mà chưa đề cập đến các đối tượng
sử dụng bùa chú trong cộng đồng người Thái ở Điện Biên.
Ngoài ra phải kể đến một số nghiên cứu trên các tạp chí: Lưu Hùng [30]trong bài viết
tác giả đã đề cập đến những tập tục chữa bệnh bằng ma thuật của người Cơ Tu, bằng phương
pháp điền dã dân tộc học Lưu Hùng đã đưa ra những quan niệm của người Cơ tu về bệnh tật,
về những nguyên nhân gây ra bệnh tật, sau đó Lưu Hùng đã chỉ ra những phương thức chữa
bệnh bằng ma thuật mà người Cơ Tu gọi tên Rơmăn, Ma yang. Nguyễn Văn Mạnh [50] đã đề
cập đến ma thuật làm hại ở các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi tuy nhiên bài viết chỉ mang
tính chất thông báo như một sự kiện và thống kê những người bị chết do tín ngưỡng này mà
chưa có những nghiên cứu phân tích lý giải cho hiện tượng này. Trong bài viết này Nguyễn
Văn Mạnh cũng đề cập đến hiện tượng này coi nó như là một tín ngưỡng mang tính chất “mê
tín dị đoan” cần loại bỏ đồng thời ông đưa ra những biện pháp để loại bỏ tín ngưỡng này. Mặc
dù đã đề cập đến hiện tượng ma thuật làm hại nhưng bài viết chưa có được những luận cứ
khoa học mà chỉ mang tính chất thông báo giống như những sự kiện mang tính truyền
thông.Ngoài ra còn có những nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh [51]nói về ma thuật của
người Ve. Người Ve sử dụng ma thuật chữa bệnh, trong sản xuất chăn nuôi, sử dụng ma thuật
để làm hại, tác giả cũng mô tả cho chúng ta các hình thức sử dụng ma thuật của người Ve...
Nói chung nghiên cứu về bùa chú ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả dân
tộc học và thực chất chưa đưa ra một hệ thống khái niệm khoa học về bùa chú và bùa chú ở
Việt nam. Các nghiên cứu ở Việt nam mới chỉ dừng lại ở một vài ví dụ về bùa mà chưa đưa ra
một sự khái quát hóa về bùa chú ở Việt nam. Hầu hết, các nghiên cứu về bùa chú ở Việt Nam
đều thiên về khía cạnh sản xuất ra lá bùa, và nhắc đến việc dùng bùa trong đời sống tín
ngưỡng của người dân. Bùa chú ở Việt Nam đa phần được nhắc đến trong các nghiên cứu về
tập tục của một số dân tộc ít người (bài viết trên tạp chí Dân tộc học). Có thể nói, đa phần



nghiên cứu về bùa chú ở Việt Nam mới chỉ ở dạng sơ khai chưa mang tính chất là một nghiên
cứu chuyên biệt. Và phần lớn bùa chú được mô tả trong các tập tục tín ngưỡng ở các dân tộc
thiểu số. Tuy nhiên, có thể khẳng định bùa chú tồn tại rất phổ biến trong sinh hoạt tín ngưỡng
ở mọi xã hội nhất là trong xã hội người Việt hiện đại.
Bên cạnh đó, trong thơi gian gân đây sô lương cac bai viêt vê chu đê bua chu trên cac
phương tiên truyên thông tăn g lên đôt biên đặc biệt vào dịp đầu năm mới, mở đầu với sự kiện
lễ hội Đền Trần mà tâm điểm của lễ hội là sự chú ý đặc biệt của cộng đồng giành cho lá Ân
với những ý nghĩa đặc biệt về mặt tâm linh. Những câu chuyện về sự thật, giả của lá ấn, về
việc thương mại hóa, và sự xuất hiện của “chợ ấn” với sự hoành hành của các tay “buôn ấn”,
“phe ấn” được báo chí dành nhiều lưu tâm để phản ánh (Nguồn: Hùng Bách, Chợ ấn nóng,
dân buôn ấn Đền Trần hoành hành, vietnamplus.vn, ngày 16/02/2011). Hay sự kiện “hòn đá
lạ” được trấn yểm một đạo bùa ở Đền Hùng cũng đã từng là những chủ đề “nóng” thu hút sự
quan tâm chú ý của công luận. Bùa chú cũng là chủ đề được đề cập đến trong rất nhiều trang
Web. Nếu ta mở vi tính ra thì thấy nhan nhản những trang mạng quảng cáo và giao bán những
thứ ngọc thạch, bảo thạch, hay những món bùa, những vật phẩm phong thủy, trang sức đeo để
lấy may, lấy phước, lấy hên...với giá không hề giẻ chút nào. Và bùa chú cũng là chủ đề được
đề cập đến trong rất nhiều bài xã luận trong các trang mạng: Bùa yêu, bùa ngải của các dân
tộc thiểu số, bị bỏ bùa, những cái chết bất đắc kỳ tử, những vụ thảm án liên quan đến bùa chú
[82]; nhưng đó chỉ là những bài mang tính chất thông báo. Một số bài viết cũng thông báo cho
người đọc những hiểu biết sơ qua về bùa chú như:Nguồn gốc của bùa chú, công năng về bùa
chú. Một số bài viết đi sâu về lịch sử bùa chú của Trung Quốc [83]. Không ít các bài viết đề
cập đến những câu truyện thực hư, kỳ bí liên quan đến bùa chú [84]. Bài viết đề cập đến bùa
chú chữa bệnh nhưng các bài viết chỉ đưa tin và đi xác minh vấn đề [85]. Bên cạnh đó cũng có
không ít những trang web đề cập đến bùa chú, phong thủy nhà ở, phong thủy văn phòng, nhà
bếp [86].. Bùa chú là chủ đề đang “hót” và được đề cập đến rất nhiều trên Internet tuy nhiên
đó mới chỉ là những bài viết đa phần mang tính thông báo, khám phá sự kiện, chưa có một
nghiên cứu sâu về bùa chú, và chưa có một cái nhìn toàn diện cũng như sâu sắc về vấn đề này.

1.2.


Cơ sở lý thuyết của đề tài và các khái niệm công cụ

1.2.1.

Cơ sở lý thuyết của đề tài
Nghiên cứu về bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt chúng tôi nhận thấy

rằng: Bùa chú là một phạm trù nằm trong ma thuật, bởi vậy trong nó mang đầy đủ những đặc


điểm, tính chất chung của ma thuật mà Marcell Mauss đã cho rằng: Trong ma thuật luôn bao
hàm một kỹ thuật “tinh tế” và một nghệ thuật vô cùng “tỉnh táo” để để khuyếch trương các
hiệu lực và hướng tới một kết quả thiết thực.
Macell Mauss, đã đưa ra một cách có hệ thống các yếu tố của ma thuật: Từ những
người có quyền năng thực hành ma thuật mà ông gọi là các thầy phù thủy; điều kiện, tính chất
của nghi lễ, tính hiệu lực của ma thuật, niềm tin của người dân vào sức mạnh của ma thuật để
rồi Mauss khẳng định “ma thuật là một tổng hợp nghi thức và tín ngưỡng mà người ta vẫn
tường lẫn lộn với Tôn giáo”[71, tr. 232, tập 3]nhưng ma thuật bao giờ cũng “có tính cá thể
hơn Tôn giáo”[71, tr. 232, tập 3]. “Tính cá thể” này đã được Mauss phân tích: “Trong khi tôn
giáo hướng về siêu hình học và nhằm tạo ra tạo ra những hình ảnh lý tưởng thì ma thuật bằng
muôn vàn những kẽ nhỏ đã đi ra khỏi đời sống thần bí mà tiếp sức lực cho nó để rồi trà trộn
vào cuộc sống thông dụng hàng ngày và phục vụ nó. Ma thuật hướng về cái cụ thể, trong khi
tôn giáo hướng về cái trừu tượng [72, tr. 134]
Ma thuật là một nghệ thuật thực tiễn tồn tại hiển hiện trong đời sống hàng ngày xung
quanh chúng ta nhưng bao giờ cũng chịu sự giới hạn về mặt luân lí, sự giới hạn này được mặc
định chấp nhận và được giải thích thông qua các nghi lễ mà con người ta thực hiện. Rõ ràng,
ma thuật với những đặc tính căn bản của mình thì một trong những yếu tố quan trọng nhất của
nó là bùa chú. Bùa chú là một bộ phận cốt lõi và chủ chốt nhất để thiết kế nên một hệ thống
những phép huyền bí và nhiệm màu. Đối với người nguyên thủy, xung quanh một nghi lễ ma

thuật bùa chú bao giờ cũng là vật được quan tâm và chú trọng nhất trong mọi trường hợp.
Với tính chất đặc thù như là một môn nghệ thật thực tiễn, có hiệu quả cao và đáp ứng
trực tiếp được những mong muốn của con người, bùa chú được công nhận như một dạng kĩ
thuật đặc biệt. Kỹ thuật đặc biệt ấy đã được Mauss phân tích và lý giải là sự kết hợp của rất
nhiều yếu tố: Đó là Nghệ thuật của người thực hành quyền lực ma thuật, là sự kết hợp của
những điều kiện nghi lễ (thời gian, không gian, chất liệu, bộ đồ nghề của thầy phù thủy, những
kiêng kỵ của thầy phù thủy.); của tính chất nghi lễ, để tạo nên tính hiệu lực của ma thuật.
Đồng thời, chúng tôi nhận thấy rằng: Phạm trù tôn giáo, tín ngưỡng được định nghĩa
bởi khái niệm linh thiêng tức là thiên về mặt “tinh thần”thì bùa chú trong ma thuật lại đáp ứng
phần vỏ “vật chất” cho sự chuyển giao từ “Phàm” sang “Thiêng”.Thực tế, trong bản thân một
nghi lễ đã mang tính vật chất và những lời chú ngữ mà người thầy phù thủy sử dụng để cầu
khẩn thì yếu tố linh thiêng hay “tinh thần” đã xuất hiện.


Bùa chú như một vật chứng cụ thể nhất của mối quan hệ, liên kết giữa hai yếu tố “vật
chất” và “tinh thần”. Và bằng một cách nào đó, yếu tố vật chất với sự tác động của tinh thần
đã biến một lá bùa bình thường trở thành một vật linh thiêng có sức mạnh huyền bí của ma
thuật. Nhưng “không phải con người thuần túy nô lệ cái thiêng đó mà tìm cách khống chế nó
khiến nó làm lợi cho cuộc sống của con người. Ma thuật là hình thức cao nhất để đạt đến mục
đích đó.Ma thuật điều kiển cái thiêng” [28, tr.233] để phục vụ cho những mục đích vị lợi của
con người.
Như vậy, với những lí giải “khoa học”đến từ ma thuật mà các học giả như Macell
Mauss, Malinowksi, và sau này là Tambiah, Alfred Gell cung cấp mà bùa chú trở thành một
vật thiêng liêng với một nhiệm vụ cụ thể đó là lý giải, khống chế, sai khiến các sức mạnh siêu
nhiên phục vụ cho những mục đích cụ thể của con người.
Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy: Bùa chú là một hiện vật của tôn giáo tín ngưỡng, lâu
đời nhất, cổ xưa nhất, phổ biến nhất trong lịch sử loài người còn tồi tại đến ngày nay. Nó là
một “biển tri thức” mà bản thân chúng tôi với những hạn chế về mặt kiến thức trong luận văn
này chúng tôi sẽ không cố gắng đi sâu vào những yếu tố căn nguyên dẫn tới sự ra đời của bùa
chú, nguồn gốc của ma thuật nguyên thủy mà trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ cố gắng lý

giải bùa chú với tư cách là một hiện vật của tôn giáo, tín ngưỡng, một hiện tượng đáng nghiên
cứu trong xã hội hiện nay. Một sản phẩm kỹ thuật đặc biệt, và “một nghệ thuật chức năng”.
Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động như hiện nay: Thiên tai, khủng
hoảng kinh tế, khủng bố, chiến tranh, bệnh tật, tai nạn, môi trường, những mối quan hệ xã hội
dần thay đổi .cuộc sống của con người luôn bị đe dọa và vượt khỏi tầm kiểm soát của chính
họ. Tất cả những yếu tố đó đã tác động trực tiếp đến tâm lí của người dân và họ tìm đến với
bùa chú như là “liệu pháp tinh thần” một cứu cánh để giúp họ bảo vệ chính bản thân, gia đình,
và đạt được những nguyện vọng của con người trong xã hội đầy bất trắc và rủi ro này. Đặc
biệt, trong hơn 10 năm trở lại đây thì bùa chú đã thịnh hành và được coi như một nét văn hóa
dân gian độc đáo.

1.2.2.

Các khái niêm công cụ
Trong đời sống tâm linh của người Việt “Thần thánh ma quỷ có mặt ở khắp nơi” [34,

tr.112], và trà trộn vào đời sống con người, ảnh hưởng đến từng số phận của con người, “liên
kết với ta từ trong lòng mẹ cho đến khi chết và kể cả qua thế giới bên kia. Hạnh phúc hay bất
hạnh của con người đều lệ thuộc vào, tử sinh đều từ đó mà ra. Họ là nguyên nhân của tật


bệnh, của mất mùa; đàn bà hiếm muộn cũng do họ; mất tiền của cũng do họ; kể cả việc lều
chỏng trường thi đều có quỷ thần tác động nghĩa là bao gồm hết mọi biến cố làm con người
hạnh phúc, không ngừng tác động, theo dõi mỗi hành vi của ta và là nguyên nhân của mọi
thành bại” [34, tr112]. Cuộc sống của con người bị chi phối và bị kiểm soát bởi các lực lượng
vô hình đó, bởi thế họ đã tìm đến và sử dụng bùa chú như một thứ “quyền lực” đặc biệt để
khống chế, điều khiển những tác động của ma quỷ thần thánh tới cuộc sống của họ, và giúp họ
được bình an, may mắn, buôn bán phát tài, thăng quan tiến chức,. Và Ma quỷ, linh hồn của
người chết cũng chính là đối tượng của việc sử dụng bùa chú. Bởi vậy, để hiểu được bùa chú
trước hết luận văn muốn đi vào một số khái niệm công cụ liên quan đến bùa chú:

Khái niêm về hồn và phách (dân gian còn gọi là vía)
Hồn, phách hay vía (theo cách gọi của dân gian) là một khái niệm tương đối phức tạp,
và được các nhà nghiên cứu đề cập đến dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Hồn, phách (vía)
cũng là cụm được nhắc tới nhiều trong các sách viết về phong tục, tín ngưỡng ở Việt Nam
nhưng giải thích về vấn đề này lại vô cùng phong phú và phức tạp, cho đến giờ chưa có một
khái niệm chung nào cho Hồn, Phách hay Vía. Trong tâm linh của người Việt từ xưa đã cho
rằng tất cả mọi vật trong vũ trụ và thế gian này đều có linh hồn, và nó tồn tại với rất nhiều cái
tên: Hồn, linh hồn, phách, vía, ma, quỷ, thần, thánh, yêu. Quan niệm hồn phách, hồn vía khá
phổ biến trong các tộc người ở Việt Nam nói chung và người Việt nói riêng, ở mỗi tộc người
quan niệm về hồn phách, hồn vía lại khác nhau.
Theo quan niệm thông thường của người Việt, con người ai cũng có hồn, phách hay
vía (theo cách gọi dân gian) khi chết, phách bị tiêu tan cùng thể xác, chỉ còn hồn không thể
mất. “Thác là thể xác, còn là tinh anh” (Tinh anh cũng tức là linh hồn).
Tuy nhiên, trong thực tiễn đời sống con người và xã hội, vấn đề Hồn phách lại biểu
hiện không hề đơn giản. Bởi người Việt Nam từ ngàn xưa chịu ảnh hưởng qua lại của nhiều
luồng tư tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Ân Độ
giáo, Công giáo,...
Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “Hồn là chỉ các hồn tinh thần, còn vía là chỉ những linh
hồn vật chất. Hồn thiêng hơn vía [33, tr.70].Vì thế, khi người ta còn sống mọi người tránh nói
tới hồn của người đó. Còn “Vía có thể gây hại. Vía có những tính chất khác nhau tùy theo
người có vía: có những người có vía tốt và lành; những người khác có vía xấu và dữ. Vía tốt
đem lại điều phúc: mọi người tìm cách gặp vía tốt. Vía xấu có ảnh hưởng tai hại: trong mọi


công việc, người ta thường tránh vía xấu” [33, tr.70. Tác giả cũng cho rằng: Cái chết của con
người là do hồn vía bỏ đi. Những hồn vía này rời khỏi thân thể người lúc còn hơi thở cuối
cùng.Và hồn sau khi chết cũng có những nhu cầu và ước muốn như người sống.
Nguyễn Duy Hinh [26], có dẫn trong Tả truyện, Chiêu Công thất niên đề cập đến hồn
và phách và được tác giả dịch nghĩa: “Khi con người mới sinh ra thì đã có phách, đã có phách
rồi thì biểu hiện dương là hồn, nếu như vật rất tinh thì Hồn Phách mạnh. Khổng Dĩnh Đạt giải

thích hồn phách là tên gọi của thần linh vốn từ Hình Khí mà có. Hình, Khí đã khác nhau thì
Hồn, Phách mỗi cái cũng một khác. Cái linh phụ vào Hình thì gọi là Phách, cái thần phụ vào
Khí là Hồn. Cái Linh phụ vào Hình chỉ khi sơ sinh thì tai mắt tâm thức tay chân vận động kêu
khóc thành tiếng; đó là cái linh của Phách. Cái thần phụ vào Khí chỉ tinh thần trí thức dần dần
hiểu biết, đó là cái thần phụ vào Khí [26, tr.25]. Đồng thời tác giả cũng đã đưa ra những lý
giải về mặt chức năng để chúng ta có thể phân biệt hồn và phách (vía): Phách điều kiển các
chức năng như tai, mắt, tâm thức tay chân vận động nói năng. Đó là cái linh (thiêng) phụ vào
Hình tức Xác con người. Còn Hồn là cái phụ vào Khí khiến cho con người dần dần có tinh
thần, tính khí” [26, tr.25] và theo ông hồn, phách ở đây được giải thích theo lý luận Hình và
Khí. Hình là phần vật chất; Khí là phần phi vật chất; Hình và Khí thống nhất thành con người.
Phách là cái bản năng tự nhiên con người điều tiết sinh mệnh con người. Hồn là Thần của con
người tức là cái Thiêng biến hóa muôn màu muôn vẻ. Khi con người chết thì cả Hồn và Phách
đều rời thân thể vật chất con người tức là rời Xác, nhưng thông thường nói Hồn lìa Xác. Như
vậy Hồn mới là chủ thể trong Khí.
Cùng với cách giả thích Hồn, Phách theo lý luận Hình và Khí có Đào Duy Anh ông
cho rằng: “Hồn là cái linh phụ vào phần khí của con người, là phần khinh thanh, người ta chết
thì bay lên không còn phách là cái linh phụ vào phần hình của người, là phần trọng trọc, khi
người ta chết thì tiêu xuống đất” [1, tr.202]. Nói chung, khái niệm hồn, phách giải thích theo
lý luận Hình và Khí là rất trừu tượng và không được người dân biết đến.
Còn Trần Ngọc Thêm lại giải thích và cho rằng: “Con người có cái vật chất và cái tinh
thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người ta đã thần thánh hóa nó thành khái
niệm “linh hồn” và linh hồn đã trở thành đầu mối của mọi tín ngưỡng. Người Việt và một vài
dân tộc Đông Nam Á còn tách Linh hồn ra thành hồn và vía. Vía là khái niệm chung gian
giữa xác cụ thể và hồn trừu tượng. Trong Hồn và Vía thì vía phụ thuộc vào thể xác, còn Hồn
trừu tượng nên được xem là độc lập với thể xác con người. Khi chết thì Hồn và Vía đều lìa


×