Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

giáo án chủ đề tích hợp liên môn bài chăm vườn cây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.07 KB, 8 trang )

1. Chủ đề 1: EM CHĂM BÓN VƯỜN CÂY (4 tiết)
A. Mục tiêu: Học xong chủ đề này HS:
- Có thể phân loại được các loại phân bón hóa học thường dùng (dạng đơn, dạng
kép và vi lượng), đồng thời phát huy được khả năng phân tích thông tin và tổng hợp
kiến thức;
- Hiểu được tác dụng của hoá chất (các nguyên tố vi lượng: N, P, K) đối với cây
trồng và biết cách sử dụng các loại phân bón hóa học, có khả năng phát huy được
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước
và hút chất khoáng mạnh mẽ.
- Có khả năng thực hiện một số kỹ thuật cơ bản trong trồng trọt và cách sử dụng
phân bón hóa học thông thường.
- Hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm và tác hại của các loại phân bón hóa học đối với
con người và môi trường.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền người thân và cộng đồng cùng có ý
thức BVMT.
- Phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ của nhóm.
B. Nội dung chính của chủ đề
- Phân biệt các loại phân bón hóa học;
- Tác dụng của các loại phân bón hóa học đối với cây trồng;
- Cách bảo quản và sử dụng các loại phân bón hóa học an toàn hiệu quả;
- Một số kĩ thuật trồng trọt cơ bản;
- BVMT trong trồng trọt;
- Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường: đất,
nước và không khí.
C. Chuẩn bị:
- Giấy A0, hoặc A4, bút dạ để HS: lập sơ đồ tư duy, thảo luận, xác định chủ đề cần
tìm hiểu, ghi kết quả thảo luận nhóm.
- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS.
- Máy chiếu (nếu có)…


- Bảng lập kế hoạch thực hiện dự án

1


- Địa chỉ internet hoặc nguồn để tìm kiếm và thu thập thông tin: Thực tiễn địa
phương, sách báo, tranh ảnh, thông tin, hình ảnh trên mạng…
- HS chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập; các tư liệu cần tìm hiểu; chuẩn bị các
hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được; Sẵn sàng theo sự phân công của
nhóm; chuẩn bị báo cáo kết quả được phân công …
D. Gợi ý hình thức tổ chức/phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi.
- Phương pháp dạy học dự án,
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm,
- Ứng dụng CNTT và phương tiện dạy học hiện đại
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
E. Gợi ý các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp dạy học dự án.
GV cho HS xem 2 đoạn video về dạy học truyền thống và dạy học tích cực, qua đó
HS có thể tìm thấy mối liên hệ giữa phương pháp dạy học truyền thống và dạy học dự án.
Hoặc GV nêu vấn đề để HS tự tìm hiểu giải quyết vấn đề.
HS thu thập thông tin, xử lí thông tin và viết báo cáo, trình bày kết quả.
Hoạt động 2: Xác định và lựa chọn chủ đề
GV có thể thực hiện theo các hình thức sau:
Hình thức 1:
Xác định những điều HS đã biết về thực vật, cách chăm bón, các loại phân bón hóa
học và ảnh hưởng của việc chăm bón cây trồng đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng.
GV sử dụng kĩ thuật tia chớp để xác định những điều HS đã biết về nội dung chủ
đề. (Mỗi HS đưa ra một ý kiến, không trùng với ý kiến đã có)
GV chia thành 3 hoặc 4 nhóm những điều HS đã biết:

- Những điều đã biết về thực vật;
- Những điều đã biết về cách chăm bón, kĩ thuật trồng trọt;
- Những điều đã biết về các loại phân bón hóa học;
- Những điều đã biết về ảnh hưởng của việc chăm bón cây trồng đối với môi
trường, sức khỏe cộng đồng.
GV chia HS vào các nhóm vấn đề quan tâm (3-4 nhóm tùy vào tình hình thực tế
HS, chú ý năng lực HS phù hợp).
GV dự đoán một số điều đã biết:
2


- Thực vật: Hấp thụ khí CO2 thải O2; Rễ cây hút nước và thức ăn; ...
- Kĩ thuật trồng trọt: Đất thoáng thì cây sẽ dễ hút nước và muối khoáng, ...
- Phân bón hóa học: Phân đạm, đạm ure, phân lân, ...
- Ảnh hưởng đến môi trường: Nếu dùng các loại phân bón quá liều lượng và không
đúng cách sẽ gây ô nhiễm nguồn nước sông hồ, nước ngầm...
Hình thức 2:
GV hướng dẫn HS xác định các chủ đề theo các loại phân bón hóa học. Cụ thể:
GV chia lớp thành các nhóm dựa theo sự phân loại các loại phân bón hóa học
thường dùng: Phân đạm, phân lân, phân kali, ...
- Xây dựng các bộ câu hỏi định hướng nội dung: Loại phân bón hóa học đó có
chứa những nguyên tố dinh dưỡng cơ bản nào? Loại phân bón hóa học đó gồm những
phân bón hóa học thông dụng nào? Loại phân bón hóa học đó có đặc điểm gì? (VD:
khả năng hòa tan trong nước, cách bảo quản, …). Loại phân bón hóa học đó thường
được bón vào giai đoạn phát triển nào của thực vật? Vì sao? Chúng ta cần có những
lưu ý gì khi sử dụng mỗi loại phân bón hóa học?
Một số chủ đề (GV hoặc HS có thể đề xuất)
-

Tìm hiểu về phân bón hóa học;

Tác dụng của các loại phân bón hóa học đối với cây trồng;
Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến môi trường;

-

Làm thế nào để sử dụng phân bón hóa học an toàn hiệu quả;
Ảnh hưởng của phân bón hóa học đến ô nhiễm môi trường;
Hãy giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Tìm hiểu về kĩ thuật trồng trọt...

-

Tìm hiểu về phân đạm
Tìm hiểu về phân lân
Tìm hiểu về phân kali

Hoạt động 3: Xác định nội dung, kế hoạch thực hiện chủ đề
Tổ chức cho các nhóm HS lập sơ đồ tư duy về những điều muốn biết về các chủ đề
của nhóm.
GV hướng dẫn và giúp HS hoàn thiện sơ đồ tư duy theo chủ đề của nhóm.
Gợi ý những điều HS muốn biết:
- Thực vật: Rễ cây ngoài hút nước ra còn có tác dụng gì? Thức ăn cho thực vật là
những chất gì? Tại sao cần bón phân cho cây? Nếu bón nhiều phân thì cây trồng có
ảnh hưởng gì không?...
- Kĩ thuật trồng trọt: Khi nào thì cần bón phân? Cần bón loại phân gì? Vào thời
điểm nào? Bón phân xong thì sau bao nhiêu ngày cây sẽ có thể được thu hoạch?....
3


- Phân bón hóa học: Công thức của các loại đạm phân (đạm ure, đạm nitrat), phân

lân, cách bảo quản các loại phân bón hóa học? ...
- Ảnh hưởng đến môi trường: Sử dụng phân bón hóa học như thế nào để giảm
thiểu ảnh hưởng đến môi trường?
VD:
Nội dung của chủ đề: Tìm hiểu về phân bón hóa học gồm có
- Các loại phân bón hóa học thường dùng: Phân đạm, phân lân, phân kali...
- Công thức hóa học của một số loại phân: Đạm nitrat; đạm ure, đạm amoni,
- Cách bảo quản các loại phân bón hóa học,...
Phân công các công việc cho các thành viên trong nhóm: Có thể phân công theo hai
cách:
- Phân công nhiệm vụ nghiên cứu cho các thành viên theo nội dung chủ đề
- Phân công nhiệm vụ theo chức năng công việc (thu thập thông tin, phân tích dữ
liệu, làm thực nghiệm, ứng dụng CNTT, viết báo cáo, trình bày báo cáo...)
Hoạt động 4: Thực hiện dự án
HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Dự kiến kế hoạch thực
hiện trong 7 -10 ngày.
Chú ý: Thời gian, năng lực HS phù hợp
Đề xuất phiếu gợi ý hoạt động và thu thập xử lí thông tin:
Câu hỏi
Nguồn
Thực vật:
SGK Sinh học, Thành phần của thực vật là gì?
Hóa học,
Công Rễ cây ngoài hút nước ra còn có tác dụng gì?
nghệ,
phòng thí Thức ăn cho thực vật là những chất gì? Tại
nghiệm hóa học, sao cần bón phân cho cây? Nếu bón nhiều
vườn
trường, phân thì cây trồng có ảnh hưởng gì không?...
internet,

báo....

sách,
Quá trình hút nước và muối khoáng của rễ
xảy ra như thế nào?
Vai trò của thực vật đối với động vật và đối
với đời sống con người?

Trả lời và
minh chứng
cụ thể
- Trả lời
ngắn.
- Minh chứng:
Hình ảnh,
thông tin số
liệu cụ thể.
- Trình bày
dưới dạng
slide trình
chiếu

4


- Thực tế, tranh Kĩ thuật trồng trọt:
ảnh, sách báo, Biện pháp, sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất?
internet.
Tác dụng của phân bón trong trồng trọt?
- SGK hóa học....

Cách sử dụng và bảo vệ các loại phân bón
thông thường?
Các biện pháp chăm sóc cây trồng?
Bón phân cho cây vào thời điểm nào là thích
hợp?...
- Thực tế, tranh Phân bón hóa học:
ảnh, sách
internet.

báo, Những loại phân bón hóa học hay dùng?
Công thức của các loại đạm phân đạm ure,
- SGK hóa học, phân lân, cách bảo quản phân bón? Phân bón
Công nghệ.

hóa học cung cấp các nguyên tố vi lượng nào
cho cây trồng?...

...
Hoạt động 5: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động của nhóm.
Sản phẩm báo cáo: báo cáo bằng văn bản và bài thuyết trình của nhóm. Có thể có
các sản phẩm thực tế, mẫu vật thật (các loại phân bón, ...).
Nhóm trưởng các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, thành viên
khác trong nhóm có thể bổ sung.
Các nhóm khác theo dõi nội dung và đặt câu hỏi thảo luận làm rõ hơn vấn đề cần
tìm hiểu.
GV chính xác hóa các nội dung và khắc sâu kiến thức cốt lõi.
Kết luận:
Thực vật có thành phần chính là nước. Thành phần còn lại được gọi là chất khô do
các nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S và một lượng rất ít (vi lượng) các nguyên
tố B, Cu, Zn, ...

Phân bón hoá học là những hoá có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây
nhằm nâng cao năng suất mùa màng. Cây đồng hoá được C, H, O từ CO2 của không
khí và từ nước trong đất, còn đối với các nguyên tố khác thì cây hấp tụ từ đất. Đất
5


trồng trọt bị nghèo dần các chất dinh dưỡng, vì vậy cần phân bón để bổ xung cho đất
những nguyên tố đó.
Những phân bón hóa học thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK, ...
Phân đạm là những hợp chất cung cấp nitơ cho cây. Phần lớn thực vật không có khả
năng đồng hóa nguyên tố nitơ duới dạng khí N2 mà chủ yếu dưới dạng muối nitrat.
Thực vật hấp thụ photpho dưới dạng muối đihiđrophotphat tan. Phân lân cung cấp
photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Loại phân bón này cần cho cây ở thời kì
sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hoá, trao đổi chất và năng lượng của cây.
Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+. Phân kali giúp cho
cây hấp thu được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và
chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
Nếu dùng quá nhiều phân đạm, phân lân so với nhu cầu của cây trồng sẽ gây ô nhiễm
nặng nề nguồn nước sông hồ và nguồn nước ngầm.
Một số mẹo vặt khi sử dụng phân bón hóa học:
- Không nên bón phân hóa học vào lúc trời nắng nóng, hoặc có mưa hoặc dự
báo có mưa vì phân dễ bay hơi hoặc dễ bị rửa trôi.
- Không nên bón phân hóa học với hàm lượng lớn trong 1 lần bón và sát gốc
cây (cây ăn quả, cây công nghiệp…) vì sẽ gây cháy lá, héo rễ non và lông hút.
- Không nên bón phân (NH4)2SO4 trên đất chua vì nó sẽ làm tăng độ chua của
đất.
- Nên bón lót phân lân hết định lượng trước khi gieo, trồng vì phân lân thường
ít tan, tồn tại lâu trong đất.
- Nên đọc kĩ các hướng dẫn sử dụng phân bón hóa học trước khi dùng hoặc hỏi
các chuyên gia kĩ thuật nông nghiệp.

...

F. Gợi ý kiểm tra đánh giá:
Việc đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các chủ đề phải khách quan. Căn
cứ vào mục tiêu chủ đề để đánh giá.

6


- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học: Chú ý đánh giá khả năng tư duy
tổng hợp; chú trọng đánh giá các kết quả học tập ngoại khoá, thái độ hợp tác khi làm
việc nhóm, xử lí các tình huống của HS…
- Cần tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá kết quả học tập của các HS khác trong
nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân.
Đánh giá kết quả học tập theo cá nhân và theo nhóm
HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau:
-

Điểm cho mỗi cá nhân cho phần nhiệm vụ được giao.

-

Điểm cho cả nhóm.

-

Điểm mỗi cá nhân bằng trung bình cộng của cá nhân và điểm chung nhóm.

GV đánh giá trên cơ sở điểm do HS đánh giá và tự đánh giá.
Gợi ý: GV có thể có các bảng kiểm quan sát, xác định các tiêu chí cần đạt (tiêu chí

này đã được thông báo trước cho HS) để HS tự đánh giá cho nhóm mình và nhóm khác.

PHỤ LỤC
1. Nội dung các bài liên quan
Để dạy học chủ đề này, GV và HS cần sử dụng kiến thức ở các bài sau:
- Hoá học lớp 9:
Chương I, Bài 16: Phân bón hoá học
-

Công nghệ: lớp 7:

Chương I - Đại cương về kỹ thuật trồng trọt:
Bài 6: Biện pháp, sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt;
Bài 9: Cách sử dụng và bảo vệ các loại phân bón thông thường;
Bài 15, 16: Làm đất bón phân -gieo trồng cây công nghiệp;
Bài 19: Các biện pháp chăm sóc cây trồng;
Chương II : Quy trình sản xuất và BVMT trong trồng trọt.
- Môn Sinh học 6: Sự hút muối khoáng của rễ lên thân, lá; phân bón làm cho cây
sinh trưởng mạnh;
7


- Sinh học lớp 9:
Chương III. Con người, dân số và môi trường:
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường: phân bón làm ô nhiễm môi
trường;
Bài 54+ 55: Ô nhiễm môi trường (phần liên quan đến phân bón hóa học);
2. Giới thiệu tài liệu tham khảo
- Nguyễn Lăng Bình (chủ biên), Đỗ Hương Trà, Cao Thị Thặng và Nguyễn

Phương Hồng, 2010. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
- SGK hóa học lớp 9; sinh học lớp 6, lớp 9, công nghệ lớp 7.
- Các trang web có từ khóa: Phân bón hóa học, tác động của việc sử dụng phân
bón hóa học đến môi trường, tác động của con người đến môi trường đất, ...

8



×