Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Bài tập lớn phân tích báo cáo tài chính công ty FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.05 KB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
Sau năm 1986 với những cải cách về đường lỗi phát triển kinh tế của Đảng và
nhà nước ta từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nền kinh tế nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển và tăng trưởn kinh tế ổn định luôn đi đôi một xã hội
có nền chính trị ổn định. Vì vậy mục tiêu của các quốc gia đều là phát triển và tăng
trưởng kinh tế, Việt Nam cũng không ngoài mục tiêu đó. Để thực hiện mục tiêu này
cần có sự đóng góp của tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế nhiều thành phần và đặc
biệt là vai trò của các doanh nghiệp. Việt Nam là một thành viên của WTO bên cạnh
những thuận lợi như: được tiếp cận thị trường hàng hóa dịch vụ ở tất cả các nước
thành viên có nền kinh tế phát, được vị thế bình đẳng,..thì các doanh nghiệp Việt Nam
vấn còn yếu kém về trình độ quản lý, khả năng cạnh tranh,…đây là những vấn đề nan
giải đới với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Chính vì những thách thức to lớn đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam chúng
ta phải ngày càng nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mình. Để làm được điều
này trước hết các doanh nghiệp cần phải củng cố lại hoạt động của mình, không ngừng
hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tài chính, hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu
của mình nhằm phát huy tối đa thế mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế, tồn tại ở
bản thân doanh nghiệp. Trong đó việc nắm rõ tình hình tài chính là vấn đề cực kì quan
trọng đối với vấn đề sống còn của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích tài chính
giúp cho các nhà quản lý thấy được tình hình hoạt động tài chính của của đơn vị minh,
hiệu quả sử dụng vốn, bên cạnh đó việc phân tích các kết quả còn cho biết nhân tố nào
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đã được
phân tích đó đưa ra các biện pháp khắc phục những điểm yếu kém cũng như phát huy
những mặt tích cực, vạch ra kế hoạch kinh doanh tốt hơn cho kì sau.
Trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam phát triển tương đối mạnh
mễ các công ty, tập đoàn không ngừng phát triển và mở rộng, trong đó có Công ty Khí
Việt Nam đã không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Có được kết quả như thế
là nhờ vào sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty đã có những chỉ đạo đúng đắn cho
mỗi giai đoạn khác nhau của công ty thông qua những ý kiến đóng góp, tham mưu kịp
thời của phòng tài chính kế toán từ việc phân tích báo cáo tài chính. Chính vì vai trò
quan trọng của công tác phân tích tình hình tài chính như trên nên nhóm em chọn đề



1


tài là: “Phân tích tình hình tài chính của công ty Khí Việt Nam”. Trong bài phân tích
này ngoài mở đầu và kết luận bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty Khí Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty
Khí Việt Nam.

2


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DN
1. Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc nghiên cứu, đánh giá toàn bộ thực
trạng tài chính của doanh nghiệp, phát hiện các nguyên nhân tác động tới các đối
tượng phân tích và đề suất các giải pháp có hiệu quả giúp doanh nghiệp ngày càng
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá
sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh
giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh
nghiệp. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu đó và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt
động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói
cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự
đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác
nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên
cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh

nghiệp)
1.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích
các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số
liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh
giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài
chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như
tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính
rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ
yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo tài chính
là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các
nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ
quan chính phủ, người lao động... Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin
khác nhau.

3


Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài
chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng
trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có
nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh
nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người
làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các
góc độ khác nhau.
1.2.1. Đối với người quản lý doanh nghiệp
Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm
lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn
lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán

nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phải
giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây :
Thứ nhất : Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản
xuất kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Thứ hai : Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?
Để đầu tư vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa là phải có
tiền để đầu tư. Các nguồn tài trợ đối với một doanh nghiệp được phản ánh bên phải
của bảng cân đối kế toán. Một doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc vay nợ dài
hạn, ngắn hạn. Nợ ngắn hạn có thời hạn dưới một năm còn nợ dài hạn có thời hạn trên
một năm. Vốn chủ sở hữu là khoản chênh lệch giữa giá trị của tổng tài sản và nợ của
doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp sẽ huy động nguồn tài trợ với cơ
cấu như thế nào cho phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất. Liệu doanh nghiệp có
nên sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư hay kết hợp với cả các hình thức đi vay
và đi thuê? Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn của doanh
nghiệp.
Thứ ba : Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế
nào?
Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ đến vấn
đề quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với

4


các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Nhà quản lý tài chính cần xử lý sự lệch pha của
các dòng tiền.
Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp,
nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở
để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó.
Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và

dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định vì lợi ích
của cổ đông của doanh nghiệp. Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính
đều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp : đó là sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh
tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa
hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể
hoạt động tốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản
lý được đưa ra là đúng đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh
nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế
để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất.
Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh
toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản
lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng
của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính
cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ
phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Cuối cùng phân tích tài chính còn là công cụ để
kiểm soát các hoạt động quản lý.
1.2.2. Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn,
mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình
hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanh
nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Những rủi ro này liên quan tới việc giảm giá
cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và doanh lợi đạt
được. Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năng tăng trưởng, tối đa

5



hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Trước hết họ quan tâm
tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình
hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng
sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phù
hợp. Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án nếu ít nhất có một điều
kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương. Khi đó lượng tiền của dự án tạo ra sẽ lớn
hơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp một mức lãi suất yêu cầu cho nhà đầu
tư. Số tiền vượt quá đó mang lại sự giàu có cho những người sở hữu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp
cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác động đến thu
nhập của họ. Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được chia hàng
năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường. Một nguồn tài trợ với tỷ
trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanh
nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu
(EPS). Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp khi
quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng. Bởi vậy, các yếu tố như tổng số lợi
nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu
năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu
của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem
xét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính.
1.2.3. Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện
nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân
tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho
doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem
xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn,
người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp,
nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả. Nếu
là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả

năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng
sinh lời này.

6


Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ
chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số
lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ
ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ
sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị
rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của
các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều
quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay.
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải
quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ
cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian
sắp tới.
1.2.4. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người
được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính
của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có
tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra
trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ
phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi
và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.
1.2.5. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước
thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh

doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách,
chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng...
Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích
các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các
phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc
độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách
chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về

7


hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và
đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính
là việc cung cấp những thông tin chính xác về moị mặt tài chính của doanh nghiệp,
bao gồm:
Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho
sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn
Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả
tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán.
Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để
khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh
nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Cơ sở của phân tích tài chính Doanh Nghiệp
2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tình hình tài sản và nguồn vốn của
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

2.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Là bảng báo cáo tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua
một thời kỳ nào đó.
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Là bảng báo cáo trình bày tình hình số dư tài khoản tiền đầu kỳ, tình hình các
dòng tiền thu vào – chi ra, và tình hình số dư tài khoản tiền cuối kỳ của doanh nghiệp.
2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình
hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải
thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằm
giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ
thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và kết
quả hoạt động kinh doanh.

8


3. Các bước và trình tự tiến hành phân tích tài chính
3.1. Các bước tiến hành phân tích tài chính
3.1.1. Thu thập, kiểm tra thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết
minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài
chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những
thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá
trị...trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính
doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài
chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
3.1.2. Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu
thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng

dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân
tích đã đặt ra : Xử lý thông tin là quá trình xắp xếp các thông tin theo những mục tiêu
nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các
kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
3.1.3. Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết
để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyết định tài chính. Có
thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ
doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến mục
tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối
đa hoá giá trị doanh nghiệp.

9


3.2. Trình tự phân tích tài chính
Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích
ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đồ sau :
Giai đoạn dự đoán

Nghiệp vụ phân tích

Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin

Áp dụng các công cụ phân tích

- Thông tin kế toán nội bộ

- Xử lý thông tin kế toán


- Thông tin khác từ bên ngoài

- Tính toán các chỉ số
- Tập hợp các bảng biểu

Xác định các biểu hiện đặc trưng

Giải thích và đánh giá các chỉ số,
bảng biểu

- Biểu hiện hoặc hội chứng khó khăn

- Cân bằng tài chính

- Điểm mạnh và điểm yếu

- Năng lực hoạt động tài chính
- Cơ cấu vốn và chi phí vốn
- Cơ cấu đầu tư và doanh lợi

Phân tích thuyết minh
Tổng hợp quan sát

- Nguyên nhân khó khăn
- Phương tiện thành công và điều kiện bất
lợi

Xác định :
Tiên lượng và chỉ dẫn


- Hướng phát triển

- Giải pháp tài chính hoặc GP khác
Tuy nhiên, trình tự phân tích và một số tiểu tiết cũng có thể thay đổi hoặc bỏ
qua một số bước tuỳ thuộc vào từng điều kiện của từng doanh nghiệp.

10


4. Các phương pháp phân tích tài chính
4.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu
trong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ
tiêu phân tích.
Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc vào
mục đích và yêu cầu của việc phân tích.
+ So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức.
Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch,
định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra.
+ So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự
biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanh
nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh.
+ So sánh các thông số kinh tế- kỹ thuật của các phương án sản xuất kinh doanh
khác nhau của doanh nghiệp.
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh
được của các chỉ tiêu:
+ Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng.
+ Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng.
+ Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội dung, cơ

cấu của các chỉ tiêu.
+ Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêu này bằng
những đơn vị tính đổi nhất định.
+ Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh bằng
các chỉ tiêu tương đôí. Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một số trường hợp, việc so
sánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặc không mang một ý nghĩa
kinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối thì hoàn toàn cho phép
và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượng nghiên cứu.

11


Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tương
đối.
Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển
không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác, số bình
quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu...Số bình quân có thể biểu
thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối( tỷ suất). Khi so sánh bằng số
bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành,
xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.
Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh
tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán
xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.
Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của
hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích
so sánh. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như
quy mô của hiện kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng
thời cả số tuyệt đối và số tương đối.
4.2. Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực, các tỷ lệ của đại lượng tài

chính trong quan hệ tài chính. Về nguyên tắc phương pháp này yêu cầu xác định các
ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghệp, trên cơ
sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày
càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
_ Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là
cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh
nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
_ Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình
tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

12


_ Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu
và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoăc theo
từng giai đoạn
4.3. Phương pháp loại trừ.
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích. Khi phân tích, để nghiên cứu ảnh
hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích kinh tế dưới 2
dạng là: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.
4.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn.
Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần
lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của
chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị
số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi cuả nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh
hưởng của nhân tố đó.
Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đo ảnh hưởng

và chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng công thức. Ngoài ra việc sắp xếp
các nhân tố ảnh hưởng và xác định ảnh hưởng của chúng đối với các chỉ tiêu phân tích
phải theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhấn tố chất lượng. Trình tự thay thế các nhân
tố phải tuân theo nguyên tắc nhất định vừa phù hợp với ý nghĩa của hiện tượng nghiên
cứu vừa phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ về thực chất của các nhân tố.
Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
+ Bước 1: Sơ bộ phân tích về mặt lý luận mối quan hệ giữa các nhân tố và chỉ
tiêu kết quả và phân loại các nhân tố thành nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng.
+ Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự: nhân tố đứng sau chất lượng hơn
nhân tố đứng trước.
X= a* b* c* d
Số liệu kế hoạch: X0=a0*b0*c0*d0
Số liệu thực tế:

X1= a1*b1*c1*d1

13


+ Bước 3: Lập các tích số trung gian và ở mỗi tích số sau, chỉ tiêu báo cáo được
thay thế tương ứng cho chỉ tiêu kế hoạch.
X01= a1*b0*c0*d0
X02= a1*b1*c0*d0
X03= a1*b1*c1*d0
+ Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách lấy tích số
thứ hai trừ đi tích số thứ nhất, tích số thứ ba trừ đi tích số thứ hai, tích số thứ tư trừ đi
tích số thứ thứ ba...
∆ Xa=( a1*b0*c0*d0)-(a0*b0*c0*d0)
∆ Xb=( a1*b1*c0*d0)-( a1*b0*c0*d0)
∆ Xc=(a1*b1*c1*d0)-(a1*b1*c0*d0)

∆ Xd=(a1*b1*c1*d1)-(a1*b1*c1*d0)

Như vậy, khi có n nhân tố thì có( n- 1) lần thay thế tức là lập được( n- 1) tích số
trung gian. Khi thay đổi trình tự thay thế thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sẽ thay
đổi, còn tổng mức độ ảnh hưởng của chúng thì không đổi.
Ưu điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Xác định được mức độ và chiều
hướng ảnh hưởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng của
chúng, từ đó sẽ có biện pháp nhằm khai thác, thúc đẩy những nhân tố tích cực và hạn
chế những nhân tố tiêu cực.
Nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Không có khả năng luận cứ
rõ ràng trình tự cụ thể về sự thay thế của các nhân tố cũng như tính quy ước của việc
phân tích các nhân tố ảnh hưởng thành các nhân tố số lượng và các nhân tố chất lượng.
Điều này càng trở nên khó khăn khi có nhiều nhân tố trong tính toán phân tích.Ảnh
hưởng của mỗi nhân tố được xem xét tách rời, không tính đến mối quan hệ qua lại của
nó với các nhân tố khác, mặc dù sự thay đổi của một trong các nhân tố dẫn tới sự thay
đổi của các nhân tố khác.

14


4.3.2. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch thực chất là phương pháp rút gọn của phương pháp
thay thế liên hoàn. Do vậy, nó cũng đòi hỏi những điều kiện và cũng có những ưu
điểm, hạn chế như thay thế liên hoàn.
Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó đối với chỉ tiêu
tổng hợp được xác định bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các nhân tố khác
được cố định trong khi lập tích số.
Trình tự tiến hành phương pháp số chênh lệch:
Xác định số chênh lệch tuyệt đối với dấu tương ứng của mỗi một nhân tố.
Nhân số chênh lệch của mỗi một nhân tố với số kế hoạch của các nhân tố khác

chưa đo ảnh hưởng và với số thực tế của các nhân tố khác đã đo ảnh hưởng.
4.4. Phương pháp phân tích tỷ số
Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất. Một tỷ số là mối quan hệ
giữa hai dòng hoặc hai nhóm dong của bảng cân đối tài sản. Phương pháp phân tích tỷ
số dựa trên chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự
biến đổi các tỷ số là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ
lệ yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài
chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ
tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các
nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu
vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả
năng sinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của
hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người
phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của
mình.
Chọn đúng các tỷ số và tiến hành phân tích chúng, chắc chắn ta sẽ phát hiện
được tình hình tài chính. Phân tích tỷ số cho phép phân tích đầy đủ khuynh hướng vì

15


một số dấu hiệu có thể được kết luận thông qua quan sát số lớn các hiện tượng nghiên
cứu riêng lẽ.
4.5. Phương pháp phân tích Dupont
Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ
giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính. Vì vậy nó được gọi là
phương pháp Dupont. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các

nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản
chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh
nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp.
Trước hết ta xem xét tỷ số doanh lợi tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
1.
2.

Tổng tài sản BQ

Lợi nhuận sau thuế
=
3.

Doanh thu thuần
x
4.

Doanh thu thuần

Tổng tài sản BQ

Tỷ suất ROA cho thấy tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu
- Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Tiếp theo, ta xem xét tỷ số sinh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (ROE):
LNST


LNST

ROE =
=
5.
6. VCSH BQ 7. DT thuần

DT thuần
x
8. Tổng TSBQ

Tổng TSBQ
x
9.

VCSH BQ

Tỷ suất ROE cho thấy tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào các
yếu tố sau:
- Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu
- Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
- Một đồng tài sản được tài trợ bằng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu
Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện
và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của

16


doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích có

thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên
nhân chính xác. Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong
cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của
doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có
thể gặp phải. Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương
pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh
nghiệp.

Kết luận chương 1:
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của một
công ty cụ thể để tiến hành các kỹ thuật phân tích như phân tích tỷ số, phân tích
khuynh hướng, phân tích cơ cấu và phân tích Doupont nhằm đánh giá tình hình tài
chính của công ty để có những quyết định phù hợp.
Quan tâm đến phân tích báo cáo tài chính công ty thường gồm có 3 nhóm
chính: các nhà quản lý công ty, các chủ nợ và các nhà đầu tư. Mỗi người đều có mối
quan tâm đến những khía cạnh khác nhau đối với tình hình tài chính của công ty. Tuy
nhiên, hầu hết đều rất chú trọng đến phân tích tỷ số và thường sử dụng phân tích tỷ số
để đánh giá các mặt sau: khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản
lý nợ, khả năng sinh lợi và kỳ vọng của thị trường vào giá trị công ty.
Mặc dù phân tích báo cáo tài chính cung cấp được nhiều thông tin hữu ích và
quan trọng nhưng nó vẫn có những mặt hạn chế cần nắm vững để vượt qua hoặc tránh
những tác động làm sai lệch kết quả phân tích. Phân tích báo cáo tài chính ở Việt Nam
còn nhiều hạn chế cần vượt qua bằng cách cải thiện hơn môi trường kinh doanh, đặc
biệt là số liệu bình quân ngành.

17


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY KHÍ
VIỆT NAM

1. Tổng quan về công ty Khí Việt Nam
- Tên Tiếng Việt:

Công ty Cổ phần FPT

- Tên Tiếng Anh:

FPT Corporation

- Tên viết tắt:

FPT CORP.

- Địa chỉ: Số 19A đường Cộng Hòa, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
_ Điện thoại:

(84-4) 73007300

_ Số fax:

(84-4) 37687410

_ Website:

www.fpt.com.vn

_ Nhân viên CBTT:

Bà Bùi Nguyễn Phương Châu


_ Vốn điều lệ (VND):

2.160.826.760.000

_ Sở hữu nhà nước:

7.16

_ Chức năng kinh doanh: công nghệ thông tin và viễn thông
_ Lĩnh vực phân ngành:

thông tin và truyền thông

_ Ngày niêm yết:

21/11/2006

_ Ngày chính thức gdịch: 13/12/2006
_ Hội đồng quản trị:
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị: ông Trương Gia bình
+ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị: ông Lê Quang Tiến, ông Bùi Quang Ngọc, ông
Hoàng Minh Châu, Bà Trương Thị Thanh Thanh
+ Ủy viên Hội đồng quản trị: Ông Đỗ Cao Bảo, ông Nguyễn Thành Nam, ông Trương
Đình Anh, ông Hoàng Nam Tiến, ông Nguyễn Điệp Tùng, ông Jonathon Ralph
Alexander Waugh
_ Ban điều hành:
+ Tổng Giám Đốc: ông Trương Đình Anh
+ Phó Tổng Giám Đốc: bà Chu Thị Thanh Hà, ông Nguyễn Thế Phương
_ Sản phẩm và dịch vụ cung cấp: xuất khẩu phần mềm, tích hợp hệ thống, giải pháp
phần mềm, dịch vụ tin học, phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn

thông, sản xuất các sản phẩm công nghệ, đào tạo, nội dung số, tích hợp hệ thống, sản
xuất phần mềm (đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu), cung cấp dịch vụ ERP, phân

18


phối các sản phẩm công nghệ thông tin, phân phối điện thoại di động, cung cấp các
giải pháp, các dịch vụ viễn thông và Internet, đào tạo: đào tạo đại học, đào tạo lập trình
viên quốc tế, đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện, lắp ráp máy vi tính FPT Elead®, bảo
hành, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học, cung cấp dịch vụ truyền thông…
_ Các bên có liên quan: công ty Viễn thông FPT, công ty Phần mềm FPT, công ty Hệ
thống thông tin FPT, công ty Giáo dục FPT, công ty Thương mại FPT, công ty Đầu tư
FPT, công ty TNHH Phân phối FPT
_ Ngành nghề kinh doanh chủ yếu (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh):
+ Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, chuyển giao công nghệ tin học và ứng dụng vào các
công nghệ khác;
+ Sản xuất phần mềm máy tính;
+ Cung cấp các dịch vụ Internet và gia tăng trên mạng;
+ Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho công nghiệp phần mềm;
+ Mua bán thiết bị, máy móc trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật,
công nghiệp, môi trường, viễn thông, hàng tiêu dùng, ô tô, xe máy;
+ Dịch vụ đầu tư chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường, giáo dục đào tạo,
y tế;
+ Sản xuất, chế tạo, lắp ráp tủ bảng điện;
+ Sản xuất, chế tạo, lắp ráp các thiết bị công nghệ thông tin;
+ Kinh doanh dịch vụ kết nối Internet (IXP);
+Sản xuất và phát hành phim ảnh, chương trình phát thanh và truyền hình
+ Kinh doanh, đầu tư, môi giới bất động sản;
+ Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi;
+ Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi;

+ Đầu tư, xây dựng, kinh doanh các khu đô thị, khu công nghiệp và khu công nghệ
cao.
+ Các ngành nghề kinh doanh khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của
Công ty.

19


2. Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần FPT
Phân tích tình hình tài chính của công ty là việc xem xét, nhận định để rút ra
những nhận xét, những kết luận chung nhất về tình hình tài chính của công ty. Vì giúp
cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của công ty là khả quan hay không
khả quan, từ đó có đầy đủ nhận chứng để nhận thức một cách đúng đắn về công ty,
khách quan chính xác, kịp thời và có hệ thống các hoạt động sản xuất kinh doanh để
có những lựa chọn đúng hướng và những quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty.
2.1. Phân tích biến động của các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, trước hết ta tiến hành so
sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của công ty giữa năm 2009-2010. 20102011. Từ đó có thể thấy được quy mô vốn mà công ty sử dụng trong kỳ là lớn hay nhỏ
và sự biến đổi của nó, đồng thời ta thấy được khả năng huy động vốn từ những nguồn
khác nhau của công ty.

20


Bảng 1. Bảng chênh lệch tài sản năm 2009 - 2011
Đvt: 1.000.000 VND
V.

Lợi


thế

NĂM
thương
mại
1.
TỔNG TÀI
SẢN
A.TÀI SẢN
NGẮN HẠN
I. Tiền và các
khoản tương

5,999

221,714

216,366

215,716
chênh lệch3596.16

-5,348
-2.41
chênh lệch

2009
2.


2010
3.

2011
4.

năm 2009-2010
số tiền
tỷ lệ %

năm 2010-2011
số tiền
tỷ lệ %

10,395,415

12,304,544

14,943,087

1,909,129

18.37

2,638,542

29.85

7,678,505


8,839,022

11,372,728

1,160,517

15.11

2,533,706

28.67

2,310,510

1,436,128

2,902,383

-874,382

-37.84

1,466,255

102.10

619,749

563,892


861,597

-55,857

-9.01

297,705

52.79

1,426,043

2,448,472

3,275,850

1,022,429

71.7

827,378

33.79

776,651

1,141,654

551,384


365,003

47

-590,270

-51.70

2,716,910

3,465,522

3,570,358

748,612

27.55

104,836

3.03

109

376

1,029

267


2.45.06

653

173.57

1,638,512

2,000,339

2,150,890

361,828

22.08

150,551

7.53

909,809

978,170

865,424

68,361

7.51


-112,746

-11.53

162,482

264,923

336,649

102,441

63.05

71,726

27.07

đương tiền
II. Các khoản
đầu tư tài
chính NH
III. Hàng tồn
kho
V. Tài sản
ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN
DÀI HẠN
I. Các khoản
phải thu DH

II. Tài sản cố
định
III. Các khoản
đầu tư TC DH
IV. TS dài
hạn khác

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 công ty cổ phần FPT)

21


Nhận xét:
Quan sát bảng chênh lệch tài sản ta nhận thấy tổng tài sản năm 2010 là
12,304,544 tr đồng so với năm 2009 là 10,395,415 tr đồng đã tăng 1,909,129tr
đồng tương ứng 18.37%, tổng tài sản năm 2011 là 14,943,087 tr đồng so với 2010 đã
tăng 2,638,542 tr đồng, tương ứng 29.85%. Để biết được các nguyên nhân dẫn đến sự
thay đổi này ta đi sâu nghiên cứu sự biến động từng loại tài sản trong bảng phân tích
sau:
Tài sản ngắn hạn: của công ty trong năm 2009 là 7,678,505 đồng, sang năm
2010 là 12,304,544 đồng tăng 1,160,517 đồng, tương ứng tăng 15.11%; năm 2011 thì
giá trị các khoản mục này là 11,372,728 đồng so với năm 2010 tăng 2,533,706 đồng
tức là 28.67%. Sự thay đổi này chủ yếu do sự biến động của các khoản mục sau:
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn : Trong năm 2009 khoản đầu tư là
2,310,510 đồng , trong năm 2010 khoản đầu tư là 563,892 đồng giảm đi một lượng là
-55,857 đồng so với năm 2009 tương đương -9.01% nhưng không đáng kể khi tới năm
2011 khoản đầu tư là 861,597 đồng tăng nhanh so với năm 2010 là 297,705 tương
đương 52.79%.
Hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho cứ tăng đều qua các năm 2009,2010, 2011.
Hàng tồn kho năm 2010 là 2,448,472 đồng tăng so với 2009 là 1,426,043 đồng một

lương là 1,022,429 đồng, tương đương 71.70% và tiếp tục tăng trong năm 2011 là
3,275,850 đồng với một lượng là 827,378 đồng tương đương là 33.79%.
Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta nhân thấy tình hình tài sản và đầu tư tài chính
ngắn hạn vời lượng tồn kho của công ty trong 3 năm 2009 – 2011 là biến động xấu vì
lượng hàng tồn kho mỗi năm mỗi cứ nhiều.
Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn trong năm 2010 là 3,465,522 đồng so với năm
2009 đã tăng 748,612 đồng tương ứng 27.55%, so với năm 2011 thì năm 2011 khoản
mục này lại tăng nhưng tăng không nhiều là 104,836 đồng tương đương là 3.03%, chủ
yếu là do sự thay đổi của khoản mục tài sản cố định. Năm 2009 là 1,638,512 đồng tới
năm 2010 là 2,000,339 đồng tăng lên một khoản là 361,828 đồng, tương đương
22.08% và tới năm 2011 tiếp tục tăng lên một khoản là 150,551 đồng, tương đương
7.53%.

22


Bảng 2. Bảng chênh lệch nguồn vốn năm 2009 - 2011
Đvt: 1.000.000 VND
chênh lệch năm
2009-2010
tỷ lệ
số tiền
%

chênh lệch năm
2010-2011
tỷ lệ
số tiền
%


NĂM

2009

2010

2011

5.

6.

7.

8.

10,395,415

12,304,544

14,943,087

1,909,129

18.37

2,638,542

21.44


6,677,493

7,255,513

8,717,275

578,020

8.66

1,461,762

20.15

I. Nợ ngắn hạn

4,765,833

5,439,122

8,475,465

673,289

14.13

3,036,343

55.82


II. Nợ dài hạn

1,911,660

1,816,391

241,810

-95,269

-4.98

-1,574,580

86.69

3,002,251

3,983,401

5,521,005

981,150

32.68

1,537,604

38.60


2,999,501

3,980,651

5,518,255

981,150

32.71

1,537,604

38.63

2,750

2,750

2,750

-

-

-

-

715,672


1,065,631

704,807

349,959

48.90

-360,824

33.86

TỔNG
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI
TRẢ

B. NGUỒN
VỐN
I. Vốn chủ sở
hữu
II. Nguồn kinh
phí và quỹ khác
C. LỢI ÍCH
CỦA CĐ TT

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 công ty cổ phần FPT)

23



Nhận xét: Bên cạnh việc phân tích tài sản thì vấn đề phân tích nguồn vốn cũng là vấn
đề cần thiết phải nhắc đến khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Trên cơ sở
phân tích kết cấu nguồn vốn, đơn vị sẽ nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính
và chủ động trong kinh doanh hoặc có những khó khăn mà đơn vị gặp phải trong việc
khai thác vốn.
Quan sát bảng chênh lệch nguồn vốn năm 2009 - 2011 ta nhận thấy tổng nguồn
vốn năm 2010 là 12,304,544tr đồng so với năm 2009 là 10,395,415tr đồng đã tăng
1,909,129tr đồng tương ứng 18.37%, tổng nguồn vốn năm 2011 là 14,943,087tr đồng
so với 2010 đã tăng 2,638,542 tr đồng, tương ứng 29.85%. Để biết được các nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi này ta đi sâu nghiên cứu sự biến động từng loại tài sản trong
bảng phân tích sau:
Biến động nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn năm 2009 là 4,765,833 tr đồng đến năm
2010 đã tăng thêm 673,289 tr đồng tương ứng 14.13% và tăng tiếp 3,036,343 tr đồng
tương ứng 55.82%. Chủ yếu là do sự tăng lên của khoản mục phải trả người bán. Năm
2010 công ty phải trả người bán là 7,255,513 tr đồng đã tăng so với năm 2009 là
578,020 tr đồng tương ứng với 14.13% và năm 2011 công ty phải trả cho người bán là
8,717,275 tr đồng so với năm 2010 tăng 1,461,762 tr đồng tương ứng 20.15%.
Nợ dài hạn: So với năm 2009, khoản nợ dài hạn năm 2010 giảm xuống 95,269
tr đồng tương ứng 4.98% và tiếp tục giảm 1,574,580 tr đồng tương ứng 86.69%.
Nguồn vốn: Nguồn vốn năm 2010 là 3,983,401 tr đồng tăng so với năm 2009 là
3,002,251 tr đồng với khoản chênh lệch 981,150 tr đồng tương ứng 32.68%, và tiếp
tục tăng trong năm 2011 là 5,521,005 tr đồng với khoản chênh lệch là 1,537,604 tr
đồng tương ứng 38.60%. Điều này là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều trong các năm
2009, 2010, 2011.
Nguồn vốn chủ sở hữu: So với năm 2009, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 là
3,980,651 tr đồng tăng một lượng là 981,150 tr đồng tương ứng 32.71% đến năm
2011 vẫn tiếp tục tăng lên thành 5,518,255 tr đồng tức là tăng 1,537,604 tr đồng tương
ứng 38.63%.


24


2.2. Phân tích biến động của các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
Bảng 3. Bảng chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh
năm 2009 - 2011
Đvt: 1.000.000 VND

NĂM

Doanh thu bán hàng
DTT về bán hàng và
cung cấp DV
LN gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
LN thuần về hoạt
động kinh doanh
Lợi nhuận khác
Tổng LN kế toán
trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Lãi cơ bản trên cổ
phiếu

2009

2010

2011


chênh lệch

chênh lệch

năm 2009-2010
tỷ lệ
số tiền
%

năm 2010-2011
số tiền

tỷ lệ %

18,422,051

20,401,45
8

25,397,759

1,979,407

10.74

4,996,301

24.49


18,404,026

20,017,30
4

25,370,247

1,613,278

8.77

5,352,94
3

26.74

3,685,353

3,988,493

4,958,148

303,140

8.23

969,655

24.31


1,594,487

1,876,684

2,420,008

282,197

17.70

543,324

28.95

33,368

38,676

45,997

5,307

15.90

7,322

18.93

1,697,522


2,023,193

2,504,543

325,671

19.19

481,350

23.79

1,405,874

1,691,757

2,079,148

285,883

20.33

387,391

22.90

5,607

6,584


7,861

977

17.42

1,277

19.40

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 công ty cổ phần FPT)

25


×