Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện trảng bom, tỉnh đồng nai năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 80 trang )

B Y T
TRệễỉNG ẹAẽI HOẽC DệễẽC HAỉ NOI

NGUYN TH THANH NGA

PHN TCH HOT NG CUNG NG
THUC TI BNH VIN A KHOA
HUYN TRNG BOM, TNH NG NAI
NM 2014

LUN VN DC S CHUYấN KHOA CP I

H NI 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THANH NGA

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN TRẢNG BOM,TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng
HÀ NỘI 2015




LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn và giúp đỡ quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp và
gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành đến:
Ban giám hiệu, Phòng sau Đại học trường Đại học Dược Hà Nội; quý
thầy cô bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã tận tâm giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng gửi đến cô PGS.TS.Nguyễn Thị Thái Hằng, người cô
giàu tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên giúp tôi hoàn thành tốt
luận văn này
Ban Giám đốc bệnh viện Đa khoa Trảng Bom, các anh chị dược sĩ và
nhân viên khoa Dược đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu tại khoa để tôi hoàn
thành luận văn.
Sau cùng tôi xin cảm ơn những người bạn đồng nghiệp và gia đình đã
giúp đỡ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
luận văn.
TP.HCM, ngày tháng năm 2015
Học viên

DS. Nguyễn Thị Thanh Nga


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................... 1
1.1


Khái quát về thị trƣờng thuốc thế giới.............................................. 3

1.2

Khái quát về thị trƣờng thuốc việt nam............................................ 4

1.3

Tổng quan hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện................... 5

1.3.1.

Lựa chọn thuốc .................................................................................. 7

1.3.2.

Mua thuốc.......................................................................................... 8

1.3.3.

Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc. ............................. 12

1.3.4.

Hoạt động sử dụng thuốc. ............................................................... 14

1.4

Thực trạng cung ứng thuốc tại các bệnh viện hiện nay


tại Việt Nam................................................................................................. 19
1.5

Vài nét về bệnh viện đa khoa huyện Trảng Bom ........................... 21

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 26
2.1 Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................... 26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................... 26
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 26
2.2 Tóm tắt nội dung nghiên cứu............................................................... 27
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả, hồi cứu ................................................... 28
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................. 28
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu ............................................... 29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 31
3.1. Hoạt động lựa chọn thuốc tại BV ĐKTB năm 2014 ...................... 31
3.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện ............................. 31
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc tại bệnh viện năm 2014. ............................... 32


3.2. Hoạt động mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa Trảng Bom năm
2014. ............................................................................................................. 36
3.2.1. Kinh phí mua thuốc bệnh viện đa khoa Trảng Bom. .......................... 36
3.2.2. Các hình thức mua thuốc của Bệnh viện đa khoa Trảng Bom. .......... 37
3.2.3. Nguồn cung ứng thuốc ........................................................................ 39
3.2.4. Quy trình kiểm nhập............................................................................ 42
3.3. Khảo sát hoạt động tồn trữ và cấp phát thuốc ............................... 43
3.3.1. Hoạt động bảo quản tồn trữ thuốc ....................................................... 43
3.3.2. Hoạt động cấp phát.............................................................................. 45
3.4. Hoạt động sử dụng thuốc bệnh viên đa khoa Trảng Bom 2014 ... 49

3.4.1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa Trảng Bom từ
kết quả phân tích ABC .................................................................................. 50
3.4.2. Hoạt động sử dụng thuốc .................................................................... 52
3.4.3. Giám sát hoạt động chẩn đoán, kê đơn thuốc và chỉ định thuốc ........ 55
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 66


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADR

Tiếng Anh
Adverse Drug Reaction

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

BV ĐKTB

Bệnh viện đa khoa Trảng Bom


BYT

Bộ Y tế

DMT

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DS

Dược sĩ

FEFO

First Expires First Out

FIFO

First In First Out

GMP

Good manufacturing
Practices

Thực hành tốt sản xuất thuốc


GTSD

Giá trị sử dụng

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

MHBT

Mô hình bệnh tật

SLDM

Số lượng danh mục

STT

Số thứ tự


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1.

Cơ cấu nhân lực của bệnh viện

22

Bảng 1.2.

Mô hình bệnh tật của BV ĐKTB 2014

25

Bảng 3.3.

Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý

32-33

Bảng 3.4.

Các nhóm thuốc chính trong DMT năm

35

2014 của BV ĐKTB
Bảng 3.5.


Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn

36

Bảng 3.6.

Tổng kinh phí mua thuốc năm 2014 của BV

37

ĐKTB
Bảng 3.7.

Danh sách các công ty cung ứng thuốc chủ

40

yếu của bệnh viện năm 2014
Bảng 3.8.

Các chỉ số thể hiện chất lượng thuốc và chất

41

lượng nhà cung ứng
Bảng 3.9.

Trang thiết bị đang được sử dụng để bảo

44


quản thuốc tại kho thuốc khoa Dược
Bảng 3.10. Kinh phí sử dụng thuốc theo phương pháp

50

phân tích ABC
Bảng 3.11. Phân nhóm thuốc tiêu thụ thuộc nhóm A

51

Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc nhóm thuốc A về xuất xứ

52

Bảng 3.13. Tỷ lệ thuốc trong DMT được và không được

52

sử dụng năm 2014


Bảng 3.14. Tỷ lệ thuốc bị hạn chế kê đơn trong DMT

53

BV năm 2014
Bảng 3.15. Tỷ lệ thuốc hủy trong năm 2014
Bảng 3.16


Nội dung hoạt động về thông tin thuốc

54
59


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên các hình

Trang

Hình 1.1.

Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện

6

Hình 1.2.

Chu trình mua thuốc

9

Hình 1.3.

Hệ thống kho tại khoa dược

13


Bệnh viện Đa khoa huyện Trảng Bom
Hình 1.4.

Quy trình sử dụng thuốc

15

Hình 1.5.

Toàn cảnh Bệnh viện đa khoa Trảng Bom

21

Hình 2.6.

Nội dung nghiên cứu

27

Hình 3.7.

Sơ đồ quy trình lựa chọn xây dựng DMT Bệnh

31

viện
Hình 3.8.

Biểu đồ cơ cấu DMT năm 2014 của BV ĐKTB


34

theo nhóm tác dụng dược lý
Hình 3.9.

Biểu đồ Tổng kinh phí mua thuốc của bệnh của

37

BV năm 2014
Hình 3.10. Quy trình mua thuốc tại BV ĐKTB năm 2014

39

Hình 3.11. Quy trình kiểm nhập thuốc tại bệnh viện ĐKTB

42

Hình 3.12. Sơ đồ tổ chức cấp phát tại bệnh viện đa khoa

45

Trảng Bom
Hình 3.13. Quy trình cấp phát thuốc điều trị nội trú

46

Hình 3.14. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú


48


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức y tế thế giới: Bệnh viện là một bộ phận của một tổ chức mang tính
chất y học xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được chăm sóc toàn diện
về y tế cả phòng bệnh và chữa bệnh.
Gần đây, Bộ Y Tế đã ban hành thông tư quy định tổ chức và hoạt động khoa
dược bệnh viện, đồng thời hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có
giường bệnh.Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động khoa dược bệnh viện rất khác
nhau giữa các hạng bệnh viện.
Cung ứng thuốc là một nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng
công tác khám bệnh và chữa bệnh của bệnh viện, là vấn đề cung ứng thuốc đầy
đủ và kịp thời đảm bảo chất lượng của khoa dược bệnh viện.Cung ứng thuốc kịp
thời và đầy đủ đồng thời đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý là nhiệm vụ trọng tâm
của khoa dược mỗi bệnh viện. Nhiệm vụ đó là hai mục tiêu chính trong chính
sách quốc gia về thuốc được chính phủ ban hành năm 1996.
Hoạt động cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người
sử dụng.Cung ứng thuốc trong BV là đáp ứng nhu cầu điều tri hợp lý của BV, là
một nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác dược bệnh viện của khoa dược.
Cung ứng thuốc được tiến hành theo bốn bước cơ bản đó là: lựa chọn, mua
thuốc, tồn trữ cấp phát và sử dụng. Chu trình cung ứng thuốc là một chu trình
khép kín, mỗi chức năng đều được cấu thành nên bởi chức năng trước là tiền đề
cho chức năng sau [16].
Hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện cũng gặp nhiều khó khăn thách
thức, nhiều bệnh viện đã làm tốt công tác cung ứng thuốc từ khâu xây dựng
danh mục thuốc, tổ chức mua sắm, cấp phát, bảo quản tồn trữ cho đến giám sát
việc sử dụng thuốc, đảm bảo cung ứng đủ thuốc, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên
vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc cho


1


phù hợp với mô hình bệnh tật của địa phương, phác đồ điều trị đối với bệnh viện
tuyến huyện.
Bệnh viện đa khoa Trảng Bom là một bệnh viện hạng III trực thuộc Sở Y Tế
Đồng Nai với quy mô 180 giường bệnh phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho
bệnh nhân trong huyện Trảng Bom với lượng khám bệnh trên một trăm bảy
mươi ngàn lượt mỗi năm. Với quy mô khám chữa bệnh như trên thì việc quản lý
cung ứng thuốc rất quan trọng cho việc khám chữa bệnh của Bệnh viện đồng
thời để đáp ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng, điều trị hợp lý, an toàn trong sử
dụng thuốc.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng cung ứng thuốctại Bệnh viện đa khoa huyện Trảng Bom chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài:
“Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa huyện Trảng
Bom, Tỉnh Đồng Nai năm 2014”.
Với hai mục tiêu:
1. Mô tả hoạt động lựa chọn, mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện
Trảng Bom.
2. Phân tích hoạt động tồn trữ cấp phát và sử dụng thuốc tại bệnh viện đa
khoa Trảng Bom.
Từ đó đề xuất một một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng
cung ứng thuốc tại khoa Dược Bệnh viện.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1


Khái quát về thị trƣờng thuốc thế giới
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày

càng được quan tâm hơn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công
nghệ, ngành công nghiệp dược thế giới đã nghiên cứu nhiều loại thuốc mới có
tác dụng mạnh và hiệu quả cao, sản phẩm thuốc cũng hết sức đa dạng và phong
phú. Sản lượng thuốc trên thế giới tăng với tốc độ 9-10%/năm.
Tiền thuốc đầu người cũng tăng từ 10,3 USD/năm vào năm 1976 lên đến
19,4 USD/năm vào năm 1985 và 40 USD/năm năm 1995. Đến năm 2012 tiền
thuốc bình quân đầu người có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước phát triển và
các nước đang phát triển. Ở Hàn Quốc 238 USD/ người/ năm, Hồng Kông 160
USD, Thái Lan 49 USD, Indonesia 19 USD, Việt Nam 25 USD [18].
Chi phí sử dụng thuốc bình quân đầu người trên thế giới được thống kê cập
nhật từ 2005 đến 2012 như sau: Trong năm 2005, 2006 dao động trong khoảng
7,61 USD ở các nước có thu nhập thấp đến 431,6 USD ở các nước có thu nhập
cao, không chỉ có vậy, ngay trong mỗi quốc gia thì chi phí dành cho dược phẩm
cũng có mức dao động đáng kể giữa các nhóm thu nhập trong xã hội. So với
năm 1995, mức tăng chi phí xảy ra mạnh hơn ở các quốc gia thu nhập thấp và
trung bình[23].
Cùng với sự phát triển trên thì hệ thống cung ứng thuốc cũng được phát
triển. Tùy theo từng vùng, từng quốc gia, từng điều kiện mà mô hình cung ứng
thuốc cũng khác nhau từ quy mô đến cách thức tổ chức quản lý.Thuốc có vai trò
quan trọng trong việc phòng bệnh và chữa bệnh, bảo vệ chăm sóc sức khỏe con
người.Chính vì thế nhu cầu về thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cũng ngày càng
cao và đa dạng.Sản phẩm của thuốc cũng hết sức đa dạng và phong phú, nhiều
loại thuốc có tác dụng mạnh, hiệu quả điều trị cao nhưng tác dụng phụ cũng

3



nhiều. Các nước trên thế giới ngày nay có xu hướng lựa chọn và sử dụng các
loại thuốc có độ an toàn cao phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước mình.
Khái quát về thị trƣờng thuốc Việt Nam

1.2

Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội thì nhu cầu thuốc
cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tăng. Tiền thuốc bình quân
đầu người tăng từ hơn gấp hai lần: từ 13,39 USD năm 2007 lên 27,7 USD năm
2011. Do nhu cầu về thuốc tăng mạnh trong những năm gần đây nên thị trường
thuốc ngày càng thêm sôi động. Tính đến ngày 31/12/2011, thuốc trong nước có
sốđăng ký là: 3,95%; thuốc nhập ngoại có số đăng ký còn hiệu lực là 15.552/971
hoạt chất chiếm tỉ lệ hoạt chất trên số đăng ký là 6,24% [5].
Kinh phí chi cho thuốc chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi y tế. Theo báo cáo
kết quả khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ
Y tế, tổng giá trị sử dụng tiền thuốc tại Bệnh viện chiếm tỷ trọng năm 2009
(47,9%) và năm 2010 (58%) trong tổng giá trị tiền viện phí hằng năm trong bệnh
viện.
Theo số liệu thống kê năm 2010, tiền thuốc sử dụng của Việt Nam đã đạt
hơn 1,9 tỷ USD. Trong năm 2011, con số này tăng lên khoảng 2,4 tỷ USD. Giá
thị trường thuốc kê đơn ước chiếm khoảng 73,2 % thị trường dược phẩm; thuốc
không kê đơn chiếm khoảng 26,8%. Cũng trong năm 2011, kim ngạch nhập đã
vượt 1,5 tỷ USD so với 923 triệu USD của 5 năm trước đó (2008)[18],[19].
Tổng giá trị tiền thuốc ước sử dụng năm 2013 là 2.775 triệu USD tăng 6,7% so
với năm 2012. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2013 ước tính đạt khoảng
1.300 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2012 [12].
Hiện trạng tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện trong nước năm 2011 theo
Cục quản lý khám chữa bệnh tổng kết là 18.321.293.210 đồng tăng 26,7% so với
năm 2010 trong đó thuốc nhập ngoại là: 11,310,624,741 đồng (chiếm 61,2%):

kháng sinh sử dụng 5.683.758.650 đồng (chiếm 31%), Vitamin sử dụng

4


849.064.817 đồng (chiếm 4,6%), dịch chuyền sử dụng 1.236.346.322 đồng
(chiếm 6,7%), corticoid sử dụng 368.056.391 đồng (chiếm 2%), thuốc giảm đau,
chống viêm, không steroid sử dụng 1.555.550 đồng (chiếm 8,5%). Kinh phí cho
thuốc bình quân đầu người năm 2011 đạt 27,6 USD tăng 21,6% so với năm 2010
[18].
Kết quả khảo sát tại các bệnh viện cho thấy tỷ lệ chi cho thuốc trên tổng chi
thường xuyên của bệnh viện dao động giữa các bệnh viện có sự khác biệt giữa
các tuyến. Tại bệnh viện tuyến huyện chi cho thuốc 54% tổng chi thường xuyên
thấp hơn rõ rệt so với tuyến tỉnh và tuyến Trung ương với tỷ lệ tương ứng 70,1%
và 64,4%. Kháng sinh là thuốc dùng với giá trị lớn nhất tại các bệnh viện, chiếm
1/3 tổng kinh phí mua thuốc [18].
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
cho người dân, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo Ngành Dược Việt Nam phát triển
và đảm bảo cung ứng đủ nguồn thuốc phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân
với mục đích sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và kinh tế.Ngành dược Việt Nam
bước đầu đã phát triển mạnh, đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc của người
dân cả về số lượng và chất lượng với nhiều mẫu mã đa dạng.
Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định ban hành Chính sách Quốc gia về dược
giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030, nhằm định hướng cho Ngành Dược về sự
phát triển bền vững của Ngành Dược Việt Nam và góp phần nâng cao sức khỏe
cho nhân dân.
1.3

Tổng quan hoạt động cung ứng thuốc trong bệnh viện.
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng.


Cung ứng thuốc trong bệnh viện là đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý của bệnh
viện là một nghiệp vụ quan trọng nhất trong công tác Dược bệnh viện của khoa
Dược[4].

5


Chu trình cung ứng thuốc trong Bệnh viện được tóm tắt như hình 1.1.
LỰA
CHỌN

Thông tin

SỬ

Công

DỤNG

nghệ

Mô hình bệnh tật
Phác đồ điều trị

Khoa

MUA

học


SẮM

Ngân sách
Kinh tế

CẤP
PHÁT

Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện
Như vậy một chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện bao gồm bốn chức
năng cơ bản: lựa chọn, tổ chức mua sắm, tồn trữ, cấp phát và sử dụng. Cả 4 hoạt
động này đều có liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi hoạt động trong chu trình đều
có vai trò quan trọng cho hoạt động tiếp theo. Việc quản lý thuốc theo chu trình
là một biện pháp quản lý hiệu quả để đạt được mục tiêu chung là đảm bảo cung
ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng tới tận người bệnh và đảm bảo sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu điều trị, là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của khoa dược Bệnh viện. Nếu cung ứng thuốc

6


không hiệu quả và bất hợp lý có thể dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc, lãng phí
nguồn kinh phí và đặt người bệnh vào tình trạng nguy hiểm.
1.3.1.

Lựa chọn thuốc

Lựa chọn thuốc là khâu đầu tiên và là công việc quan trọng trong chu trình
cung ứng thuốc, là việc xác định chủng loại và số lượng thuốc để có được danh

mục thuốc hợp lí, phù hợp với mô hình bệnh tật, là cơ sở cho sử dụng thuốc hợp
lí, an toàn hiệu quả và kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Việc lựa chọn thuốc phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố như MHBT, phác đồ điều trị
chuẩn, kinh phí quốc gia, khả năng chi trả của bệnh nhân, trang thiết bị điều trị,
kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ, các yếu tố môi trường và địa lí,
thực tế sử dụng của năm trước [14].
 Nguyên tắc lựa chọn thuốc trong danh mục:


Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị

Lựa chọn thuốc trên cơ sở y học dựa trên bằng chứng (EBM – Evidence
Based Medicine).
Dựa trên tài liệu đầy đủ và từ nguồn tin cậy (từ các thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên).
Thuốc đã được chứng minh hiệu quả điều trị (từ nguồn tài liệu chất lượng).
Lựa chọn thuốc có hiệu quả điều trị tốt nhất trong các thuốc có hiệu quả điều
trị.
Thuốc được Bộ Y Tế cho phép lưu hành tại Việt Nam (được cấp số đăng ký
còn hiệu lực).


Thuốc có độ an toàn

Dựa trên dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy để phân tích nguy cơ/ lợi ích và
chọn thuốc có tỉ lệ nguy cơ/ lợi ích phù hợp nhất để đưa vào danh mục.
Thuốc ít phản ứng có hại.

7





Thuốc đảm bảo chất lƣợng

Thuốc có tiêu chuẩn chất lượng đầy đủ (kể cả độ ổn định và sinh khả dụng).
Lựa chọn thuốc của các cơ sở dược phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản
xuất thuốc (GMP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) [9].


Thuốc có giá hợp lý

Thuốc có giá hợp lý với hiệu quả điều trị (dựa trên dữ liệu đầy đủ và tin cậy
để phân tích).
Việc lựa chọn thuốc thành phẩm đưa vào danh mục thuốc bệnh viện ưu tiên
lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các
doanh nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
Mỗi Bệnh viện tùy theo chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, trình độ chuyên
môn của cán bộ mà xây dựng danh mục thuốc Bệnh viện phù hợp. Để có cơ sở
tổng hợp thành DMTBV, khoa Dược làm đầu mối tổng hợp lại tất cả các danh
mục được lấy theo nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng rồi trình
HĐT&ĐT.
Cơ sở để xây dựng DMTBV: Phác đồ điều trị chuẩn, mô hình bệnh tật, trình
độ chuyên môn – các kiến thức khoa học mới trong điều trị. Nhu cầu thuốc của
bệnh viện đã sử dụng và dự đoán trong tương lai, khả năng kinh phí của Bệnh
viện, chính sách về thuốc của quốc gia và các khuyến cáo của WHO.
1.3.2.

Mua sắm thuốc


Mua sắm thuốc là một trong những chức năng của khoa dược.Để làm tốt
nhiệm vụ này cần xác định nhu cầu để chuẩn bị cho quá trình mua thuốc được
chủ động và đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời [13]. Công việc này được bắt
đầu sau khi lựa chọn và xây dựng DMT bệnh viện, sau khi đã có bản dự trù của
năm, dựa theo kế hoạch mua thuốc của bệnh viện, lựa chọn nguồn cung ứng,
hợp đồng mua thuốc, giám sát thực hiện cung ứng, kiểm hàng, kiểm soát chất

8


lượng...Hoạt động mua thuốc kết thúc khi thuốc đã được kiểm nhập vào kho
thuốc của khoa dược.
Quá trình mua thuốc là một bước quan trọng, liên quan đến chất lượng
thuốc, khả năng tiết kiệm ngân sách, mức độ đáp ứng nhu cầu điều trị của Bệnh
viện (hình 1.2).

Chu trình
muathuốc

Hình 1.2. Chu trình mua thuốc

9




Xác định nhu cầu thuốc về số lƣợng

Để quá trình mua thuốc được chủ động và hoạt động cung ứng thuốc đầy đủ,
kịp thời, cần phải xác định được nhu cầu về số lượng thuốc.

Trong thực tế để xác định nhu cầu sử dụng thuốc thường kết hợp các yếu tố
sau:
- Tình trạng bệnh tật.
- Kỹ thuật chẩn đoán bệnh và điều trị.
- Thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế.
Ngoài ra còn dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc như: bệnh
tật, thời tiết, điều kiện kinh tế, sức khỏe, trình độ chuyên môn, phác đồ điều trị,
những tiến bộ trong y học và kỹ thuật điều trị mới, giá cả, sự xuất hiện các thuốc
mới,...
Có 3 phương pháp tính toán và ước tính để xác định nhu cầu thuốc:
- Phương pháp thống kê dựa trên mức sử dụng thuốc thực tế.
- Phương pháp dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế.
- Phương pháp dựa trên mô hình bệnh tật và phác đồ điều trị.
Do nhu cầu thuốc được quyết định và chi phối bởi nhiều yếu tố như: bệnh
tật, thời tiết, kỹ thuật điều trị, trình độ của nhân viên y tế, giá cả, khả năng chi
trả của người bệnh, hiệu lực điều trị của thuốc, sự xuất hiện các thuốc mới,...
trong thực tế để xác định nhu cầu thuốc cần phải kết hợp các phương pháp trên
và việc xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc nói chung
hoặc nhu cầu về một loại thuốc cụ thể [4].


Phƣơng thức mua thuốc.

Theo chỉ thị 03/BYT-CT của Bộ Y Tế ban hành ngày 25/07/1997 về công
tác cung ứng, quản lý và dùng thuốc tại bệnh viện đã nêu rõ “việc mua bán

10


thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công khai

theo quy định của nhà nước”. Hiện nay có nhiều hình thức đấu thầu như sau:
Đấu thầu rộng rãi: áp dụng cho tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh,
không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
Đấu thầu hạn chế: áp dụng cho gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật, có tính
đặc thù.
Chỉ định thầu: lựa chọn trực tiếp nhà thầu của gói thầu để thương thảo hợp
đồng.
Chào hàng cạnh tranh.
Mua sắm trực tiếp: áp dụng khi hợp đồng có nội dung tương tự, ký trước đó
không quá 6 tháng và đơn giá không được vượt quá đơn giá của gói thầu tương
tự trước đó.


Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng

Để xác định số lượng thuốc cần đặt hàng, chú ý các thông số sau:
- Mức tối thiểu: là lượng thuốc dự trữ cần thiết phải có trong kho.
- Mức tối đa: là lượng thuốc tối đa có thể chứa trong kho.
- Mức đặt hàng: là số lượng sẽ mua trong kỳ.
Các mức này được xét duyệt định kỳ và được rút kinh nghiệm để lên kế
hoạch cho kỳ sau.
Bên đặt hàng phải giám sát đơn hàng về số lượng, chủng loại, chất lượng,
giá cả, tiến độ giao hàng như đã quy định trong hợp đồng.


Nhận thuốc và kiểm nhập

Tất cả các loại thuốc, hóa chất, phải được kiểm nhập trước khi nhập vào kho
theo quy định. Hội đồng kiểm nhập do giám đốc bệnh viện quyết định.
Nội dung kiểm nhập: Kiểm tra chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa

chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, chương trình, dự án, viện trợ). Riêng thuốc

11


gây nghiện, hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc phải làm biên bản kiểm
nhập riêng theo đúng quy chế. Phải có biên bản sổ sách kiểm nhập theo đúng
quy chế.
Khi tiến hành nhận thuốc phải đối chiếu hóa đơn, phiếu báo lô với thực tế về
tên thuốc, số lượng, hàm lượng, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, số kiểm soát,
hạn dùng.
Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật cả trong
lúc vận chuyển, khi kiểm nhập hàng phải có hội đồng kiểm nhập, có đầy đủ biên
bản, sổ sách kiểm nhập theo đúng quy chế.


Thanh toán

Thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản theo đúng số lượng và giá
đã trúng thầu[8].
1.3.3.


Hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc.
Bảo quản tồn trữ

Bảo quản tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất nhập kho, kiểm tra kiểm kê, dự
trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa.Tồn trữ không chỉ là việc cất
giữ thuốc trong kho mà công tác này còn là cả một quá trình xuất nhập kho hợp
lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ, và các biện pháp bảo quản hàng hóa để

giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao. Công tác tồn trữ là một trong những mắt xích
quan trọng của việc đảm bảo cung ứng thuốc cho người tiêu dùng với số lượng
đủ và chất lượng tốt nhất [7].Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc
“thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) [2], quy định về bảo quản thuốc tại thông
tư số 22/ 2011/ TT-BYT [8].
Kho thuốc phải được xây dựng thiết kế theo đúng quy định đảm bảo theo
nguyên tắc ba dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Đảm bảo thực hiện năm chống:
ẩm nóng, nấm mốc, mối mọt và chuột bọ, côn trùng và cháy nổ. Thuốc được sắp
xếp theo nguyên tắc FIFO (First in, First out), FEFO (First expired, First

12


out)...Bởi hạn dùng của thuốc là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất
lượng thuốc Các loại thuốc đều phải đảm bảo đầy đủ về nguồn gốc xuất xứ, số
đăng ký lưu hành, lô, hạn dùng, phiếu kiểm nghiệm, chất lượng cảm quan.
HỆ THỐNG KHO

KHO CHÍNH
Thuốc, Hóa chất,
Vật tư tiêu hao

KHO LẺ CẤP
PHÁT NỘI TRÚ

KHO LẺ CẤP
PHÁT NGOẠI
TRÚ

KHO ĐÔNG

DƯỢC

Hình 1.3. Hệ thống kho tại khoa dƣợc
Bệnh viện Đa khoa huyện Trảng Bom


Cấp phát thuốc

Mỗi Bệnh viện tùy vào khả năng thực hiện của đơn vị mình, sẽ xây dựng
một quy trình cấp phát phù hợp. Quy trình cấp phát thuốc do khoa dược xây
dựng và thực hiện. Cụ thể dựa trên tính chất, đặc điểm của từng bệnh viện theo
nguyên tắc cấp phát kịp thời, thuận tiện nhất cho điều trị, chỉ thị 05/2004/CTBYT ngày 16/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc chấn chỉnh công tác cung
ứng, sử dụng thuốc trong Bệnh viện [3].
Quá trình cấp phát thuốc gồm:
Khoa dược duyệt thuốc trước khi cấp phát.Trưởng khoa dược hoặc Dược sĩ
được ủy quyền duyệt phiếu lĩnh thuốc trong giờ hành chính.

13


Từ chối phát thuốc nếu phát hiện sai sót trong đơn thuốc hoặc phiếu lĩnh
thuốc, thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; Phối hợp với Bác sĩ
lâm sàng trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc.
Trường hợp thuốc gây nghiện, hướng thần phải thực hiện cấp phát theo đúng
các quy định tại thông tư số 10/2010/TT-BYT và thông tư số 11/2010/TT-BYT
về hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc.
Để đảm bảo công tác cấp phát thuốc theo quy chế bệnh viện khoa dược phải
chia thành kho chính và kho lẻ.
Kho chính: là nơi tồn trữ, bảo quản thuốc cho toàn bệnh viện để cấp cho các

kho lẻ.
Kho lẻ cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng, khoa khám bệnh.
Để tránh xảy ra nhầm lẫn trong khâu cấp phát thuốc, trước khi cấp phát
người cấp phát thuốc phải thực hiện ba kiểm tra, ba đối chiếu theo đúng quy chế.
Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Sau khi cấp phát, vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho [8].
Hoạt động cấp phát thuốc có hiệu quả khi: Lượng thuốc dự trữ hợp lý,
không xảy ra thiếu hoặc thừa thuốc, thuốc được bảo quản tốt không có thuốc hết
hạn dùng, thuốc cấp đến khoa phòng đồng thời lưu trữ sổ sách dữ liệu đầy đủ,
trung thực, chính xác và minh bạch. Trong quá trình cấp phát thuốc khoa dược
phải cung cấp thông tin cho bác sỹ điều trị, điều dưỡng kho có thuốc mới, thuốc
thay thế.
1.3.4.

Hoạt động sử dụng thuốc.

Bộ Y Tế đã có nhiều văn bản liên quan đến việc sử dụng thuốc trong bệnh
viện. Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện phải an toàn, hợp lý, có hiệu quả. Hội
đồng thuốc và điều trị có nhiệm vụ giúp Giám đốc bệnh viện trong việc giám sát
kê đơn hợp lý, tổ chức theo dõi các phản ứng có hại, các vấn đề liên quan đến

14


thuốc trong bệnh viện, tổ chức thông tin về thuốc. Giám đốc bệnh viện có trách
nhiệm chỉ đạo hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn
thuốc và sử dụng thuốc hợp lý an toàn.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, con người đã phát minh ra
nhiều loại dược phẩm, mang lại lợi ích to lớn trong việc điều trị các bệnh dịch và
những bệnh hiểm nghèo,cải thiện tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe con người.

Tuy nhiên, những nguy cơ bất lợi do sử dụng thuốc đối với con người cũng ngày
càng gia tăng do việc sử dụng thuốc không hợp lý [1].
Việc sử dụng thuốc tại Bệnh viện được thực hiện theo quy trình sau:
Chẩn đoán
theo dõi

Tuân thủ

Kê đơn

điều trị

Cấp phát
thuốc
Hình 1.4.Quy trình sử dụng thuốc
 Chẩn đoán theo dõi:
Người thầy thuốc phải khai thác:
- Tiền sử dùng thuốc
- Tiền sử dị ứng

15


- Liệt kê các thuốc người bệnh đã dùng trước khi nhập viện trong vòng 24
giờ và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện
tử theo quy định của Bộ Y Tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng
thuốc.
 Kê đơn:
Bệnh nhân nội trú: Bác sĩ kê đơn vào bệnh án.
Bệnh nhân ngoại trú: Bác sĩ kê vào đơn thuốc đúng theo mẫu quy định.



Thuốc chỉ định cho ngƣời bệnh cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh
Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh
Phù hợp với tuổi và cân nặng
Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có)
Không lạm dụng thuốc


Cách ghi chỉ định thuốc

Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án,
không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội
dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều
dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi
dùng thuốc.
Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các
đường dùng khác.
Giám sát việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú căn cứ
theo quyết định số 04/2008/QĐ-BYT. Trong đó có các quy định đối với người
kê đơn, về cách thức ghi đơn thuốc và các quy định cần phải tuân thủ đối với

16



×