Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 67 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


VŨ VĂN HUỲNH

KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CUNG
ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I


HÀ NỘI 2014




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



VŨ VĂN HUỲNH



KHẢO SÁT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CUNG
ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA


HUYỆN VŨ THƯ TỈNH THÁI BÌNH


LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGHÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ
:
CK60720412


Người hướng dẫn khoa học
:
TS. Vũ Thị Thu Hương



Nơi thực hiện
:
Trường Đại Học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện:



HÀ NỘI 2014



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận như ngày hôm nay, trước hết, cho phép tôi

xin được gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Vũ Thị Thu
Hương – cô đã ở bên cạnh tôi trong suốt thời gian qua. Cô đã giúp đỡ tôi
rất nhiều và hướng dẫn tôi rất tận tình, chu đáo, động viên, khích lệ tôi để
tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và
Kinh tế Dược, các thầy cô tại tất cả các bộ môn trong trường Đại học
Dược Hà Nội đã dạy dỗ, bảo ban tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn chân thành nhất tới GS.TS Nguyễn
Thanh Bình - người thầy đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời
gian vừa qua. Có cơ hội được tiếp xúc và làm việc với thầy, tôi đã được
học hỏi và rèn luyện bản thân rất nhiều.
Cuối cùng, tôi xin được nói lời biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp những người luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi
trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Hà Nội ngày 12 tháng 06 năm 2014
0

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN, XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN: 3
1.1.1. Mô hình bệnh tật và các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình bệnh tật của một
bệnh viện 4
1.1.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn: 5
1.1.3. Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh: 5
1.1.4. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT): 6
1.1.5. Danh mục thuốc bệnh viện 7
1.1.6. Lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện thông qua đấu thầu 12

1.2. CƠ CẤU VỀ DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: 15
1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH 16
1.3.1. Khoa dưc bệnh viện đa khoa Huyện Vũ Thư. 20
1.3.2. Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện. 22
CHƯƠNG 2. 24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 24
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp định lượng để mô tả
hoạt động lựa chọn thuốc, mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư . 24
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 24
2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 24
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25
2.3.1. Nghiên cứu hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa
huyện Vũ Thư năm 2012 25
2.3.2 Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2012 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. MÔ TẢ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC TẠI BỆNH VIỆN 26
3.1.1. Tình hình xây dựng DMT của BVĐK huyện Vũ Thư 26
3.1.2 Các bước xây dựng DMTBV tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư 26
3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN NĂM 2012 36
3.2.1. Phân tích cơ cấu DMT 36
3.2.2. Tính thích ứng của DMT qua thực tế sử dụng 44
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 48
4.1. HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN VÀ MUA SẮM THUỐC 48
4.2. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
* KẾT LUẬN 54
* KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 54



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV Bệnh viện
BVYDCT Bệnh viện Y Dược cổ truyền
DMTCY Danh mục thuốc thiết yếu
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
ADR Phản ứng có hại của thuốc
DMT Danh mục thuốc
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
KHTH Kế hoạch tổng hợp
TCKT Tài chính kế toán
DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện
HSDT Hồ sơ dự thầu
HSMT Hồ sơ mời thầu
BVĐK Bệnh viện đa khoa
BHYT Bảo hiểm y tế






DANH MỤC BẢNG

STT DANH MỤC BẢNG TRANG
1
Bảng 1.1. 10 bệnh mắc tỷ lệ cao nhất ở Việt Nam trong
năm 2003, 2006

4
2
Bảng 1.2. Đơn xin bổ sung thuốc mới vào trong
DMTBV[16]
10
3
Bảng 1.3. Việc cung ứng thuốc thông qua đấu thầu[13]
15
4
Bảng 1.4. Cơ cấu nhân lực khoa Dược bệnh viện.
21
5
Bảng 3.1 Nội dung thông tin về giá trị tiền thuốc năm
2011
28
6
B
ảng 3.2. Thông tin thu thập về sử dụng thuốc năm 2011
28
7
Bảng 3.3. Số thuốc đang được sử dụng và không được
sử dụng tại Bệnh viện
29
8
Bảng 3.4. Nội dung thông tin thuốc hủy
30
9
Bảng 3.5. Các thông tin khác
31
10

Bảng 3.6. Các thành phần của HĐT&ĐT bệnh viện năm
2012
32
11
Bảng 3.7: Tiêu chí đánh giá tư cách pháp nhân
36
12
Bảng 3.8: Tiêu chí đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà
thầu
37
13
Bảng 3.9: Tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật
38
14
Bảng 3.10: Kết quả đấu thầu tại Sở Y tế tỉnh Thái Bình
năm 2012
40
15
Bảng 3.11. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý
42


16
Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc nội - thuốc ngoại trong DMT
bệnh viện năm 2012
44
17
Bảng 3.13. Tỷ lệ thuốc theo tên generic – tên biệt dược
gốc trong DMTBV
46

18
Bảng 3.14. Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc
của bệnh viện năm 2012
47
19
Bảng 3.15. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa
thành phần trong DMT

47
20
Bảng 3.16. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT
năm 201248
48
21
Bảng 3.17. Tổng giá trị tiền thuốc năm 2012 của BVĐK
huyện Vũ Thư
49
22
Bảng 3.18. Kết quả phân tích ABC của DMTBV năm
2012
49
23
3.19. Bảng phân nhóm điều trị các thuốc thuộc nhóm A
50
24
Bảng 3.20. Cơ cấu thuốc nhóm thuốc A về xuất xứ
51











DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

STT DANH MỤC HÌNH TRANG
1 Hình 1.1. Các yếu tố để xây dựng danh mục thuốc 3
2
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức bệnh viện đa khoa huyện Vũ
Thư
19
3
Hình 1.4. Mô hình tổ chức của khoa Dược BVĐK huyện
Vũ Thư
20
4
Hình 3.1. Quy trình lựa chọn và mua thuốc tại BV
huyện Vũ Thư
26
5
Hình 3.2.Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Thái Bìn

35
6 Hình 3.3: . Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý 43
7
Hình 3.4: Cơ cấu thuốc nội - thuốc ngoại trong DMTBV

năm 2012
45
8
Hình 3.5: Tỷ lệ thuốc theo tên generic – tên biệt dược
gốc trong DMTBV
46


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân. Trong những năm qua, công tác dược nói chung đã có
những bước phát triển rất cơ bản về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng
thuốc. Ngành dược đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản về sử dụng thuốc cho
nhân dân cả về số lượng và chất lượng.Thuốc sản xuất trong nước ngày
càng phát triển, số mặt hàng mới ngày càng nhiều hơn, mẫu mã phong phú
và chất lượng ngày càng tốt hơn. Từ chỗ thiếu thuốc, chủ yếu dựa vào
thuốc nhập khẩu, đến năm 2005 thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được
47,1% giá trị nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân và đảm bảo được khoảng
652 trên 1563 hoạt chất, chiếm 41,7% [9]. Tuy nhiên 70% thuốc hiện có
trên thị trường hiện nay là những thuốc có tác dụng tương tự nhau, chúng
khác rất ít so với thuốc gốc và hiệu quả cũng không rõ rệt hơn hơn các
thuốc đã có [9].Nhiều chủng loại thuốc quá cũng gây khó khăn cho bác sỹ
để cập nhật thông tin và so sánh các thuốc với nhau.
Vấn đề cung ứng thuốc trong bệnh viện giữ vai trò quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng khám, chữa bệnh. Nhiều bệnh viện đã đảm
bảo cung cấp đủ thuốc cho người bệnh, thực hiện đấu thầu mua thuốc đã hạ
được giá thành góp phần tiết kiệm chi phí cho bệnh viện. Tuy nhiên, theo

báo cáo của Cục quản lý khám chữa bệnh, công tác cung ứng thuốc trong
bệnh viện còn nhiều tồn tại [10]. Phần lớn các bệnh viện của tỉnh, thành
phố đang rất lúng túng trong việc triển khai đấu thầu mua thuốc. Việc kê
đơn thuốc không đúng chỉ định, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, kê
thuốc với tên biệt dược đã gây ra tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng
thuốc và gây lãng phí không cần thiết [10].
2

Nhằm góp phần bình ổn giá thuốc và ổn định về lượng thuốc cung
ứng trong bệnh viện, đa khoa huyện Vũ Thư đã tiến hành xây dựng kế
hoạch sử dụng thuốc của bệnh viện gửi Sở y tế tổng hợp và tổ chức đấu
thầu cho toàn tỉnh. Bệnh viện đã đảm bảo cung ứng đủ thuốc điều trị cho
bệnh nhân nội trú. Tuy nhiên còn một số tồn tại như nhiều biệt dược cùng
một hoạt chất, một số mặt hàng giá còn cao, hơn nữa việc phân tích đánh
giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện chưa có báo cáo chuyên sâu
nào.
Nhằm góp phần nhìn nhận thực trạng hoạt động cung ứng thuốc và
hiệu quả tại bệnh viện một cách khoa học và khách quan, chúng tôi chọn đề
tại nghiên cứu: “Khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh
viện đa khoa huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình” với hai mục tiêu:
1. Mô tả hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại đa khoa huyện Vũ
Thư tỉnh Thái Bình năm 2012
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2012.
Để từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng trong quản lý và cung ứng thuốc tại bệnh viện.












3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện:
Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa
mãn nhu cầu khám, chữa bệnh và thực hiện Y học dự phòng của bệnh viện
phù hợp với mô hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị, bảo quản và khả năng tài
chính của từng bệnh viện cũng như khả năng chi trả của bệnh viện. Những
thuốc này nằm trong một phạm vi thời gian, không gian, trình độ khoa học,
kỹ thuật nhất định, luôn có sẵn bất kì lúc nào với số lượng cần thiết, chất
lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả phải chăng.
Các yếu tố liên quan đến hoạt động xây dựng danh mục thuốc được
khái quát như sau [16]:

















Hội đồng thuốc và điều trị
bệnh viện
Mô hình bệnh tật bệnh viện
(viện)
DMT ch
ữa bệnh chủ yếu tại các
cơ sở khám
chữa
bệnh
Hướng dẫn điều trị
(Phác đồ điều trị)
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
kinhphí

Khả năng chi trả của người bệnh;
quỹ bảo
hiểm y tế

DMT BỆNH VIỆN
Hình 1.1.1 Các yếu tố để xây dựng danh mục thuốc
4

1.1.1. Mô hình bệnh tật và các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình bệnh tật
của một bệnh viện

1.1.1.1. Mô hình bệnh tật của xã hội
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó
là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới
tác động của các yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội
đó trong một khoảng thời gian nhất định [8].
Ở Việt Nam hiện nay với điều kiện khí hậu nóng ẩm có 4 mùa thì bệnh
nhiễm khuẩn luôn là một bệnh phổ biến và điều này diễn ra ở mọi thời
điểm: quá khứ, hiện tại và cả tương lai cũng vậy. Tuy vậy trên thực tế với
đà phát triển của xã hội, với điều kiện vật chất về ăn uống, nhu cầu hưởng
thụ ngày càng cao song song với áp lực công việc như stress, áp lực từ cuộc
sống với tốc độ cao thì những bệnh về tim mạch, huyết áp cũng như chấn
thương, tai nạn đang tăng dần.
Số liệu bảng 1.1 cho thấy bệnh viêm nhiễm khuẩn chiếm phần lớn và
trong cả 2 năm thì bệnh viêm phổi, viêm họng và amidan cấp tính, viêm
phế quản và viêm tiểu phế quản là những bệnh luôn nằm trong tốp đầu.
Tuy nhiên trong hội nghị chuyên đề về công tác y tế dự phòng, thông
tin từ Bộ Y Tế cho biết hiện nay mô hình bệnh tật lại thay đổi như sau:
27% các bệnh vi trùng, 62% các bệnh không do vi trùng hoặc do siêu vi
trùng. Các bệnh thuộc nhóm 62% này gồm huyết áp, tim mạch, tâm thần
và 11% còn lại do tai nạn, thương tích. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu,
công nghiệp hóa hiện đại hóa, ô nhiễm môi trường, tốc độ phát triển của xã
hội, áp lực cuộc sống Mặt khác cũng xuất hiện nhiều bệnh mới từ năm
2003 trở lại đây với sự phát triển bùng nổ là SARS, cúm A/H5N1, cúm
A/H1N1


5

1.1.1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện
Mô hình bệnh tật của bệnh viện phụ thuộc vào đặc thù và chức năng

của bệnh viện đó: có 2 loại tương ứng với mô hình bệnh tật của bệnh viện
đa khoa và mô hình bệnh tật của bệnh viện chuyên khoa (kèm viện có
giường bệnh) [12].
1.1.2. Hướng dẫn điều trị chuẩn:
Hướng dẫn điều trị chuẩn (phác đồ điều trị) là văn bản chuyên môn có
tính chất pháp lý. Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực thực tiễn, được sử
dụng như một khuôn mẫu trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một phác đồ
điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau[8]
Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra các tiêu chí sau của một hướng dẫn điều
trị chuẩn về thuốc [16]:
+ Hợp lý: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử
dụng
+ An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không
có tương tác thuốc
+ Hiệu quả: dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc
đạt mục đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định
+ Kinh tế: chi phí điều trị thấp nhất
Việc sử dụng cơ sở các hướng dẫn điều trị chuẩn của các bệnh thường
gặp để thiết lập danh mục thuốc là rất lý tưởng, bên cạnh phối hợp với mô
hình bệnh tật. Việc làm này đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện tốt.
1.1.3. Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám chữa bệnh:
Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa
bệnh là cơ sở để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, đảm bảo nhu cầu điều
trị và thanh toán cho các đối tượng người bệnh, bao gồm cả người có thẻ
bảo hiểm y tế [6].
6

Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa
bệnh đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay là các danh mục được ban
hành kèm Quyết định số 31/2011/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hệ

thống danh mục này bao gồm 900 danh mục thuốc tân dược [4]. Danh mục
này không ghi hàm lượng, nồng độ, thể tích, khối lượng gói, dạng đóng gói
của từng thuốc được hiểu rằng bất kể hàm lượng, nồng độ, thể tích, khối
lượng đóng gói, dạng đóng gói nào đều được BHYT thanh toán cho bệnh
nhân [6]. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu gồm 57 thuốc
[6]. Danh mục thuốc chủ yếu được xây dựng trên cơ sở danh mục TTY của
Việt Nam và của Tổ chức y tế thế giới hiện hành.
1.1.4. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT):
Nhằm đạt được hiệu quả, an toàn trong thực hành kê đơn, sự tuân thủ
của bệnh nhân, cũng như hiệu quả của lựa chọn – mua sắm – cấp phát
thuốc cũng như sử dụng thuốc an toàn hợp lý, cần có một diễn đàn liên lạc
giữa dược sĩ và bác sĩ, đội ngũ lâm sàng và ban quản lý bàn bạc với nhau
để cân bằng những yêu cầu chất lượng và eo hẹp tài chính của bệnh viện
[16].
Diễn đàn này góp phần nâng cao tính hiệu quả và hợp lý trong sử dụng
thuốc. Diễn đàn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Diễn đàn này chính là Hội đồng thuốc và điều trị.
Mục đích thành lập của Hội đồng thuốc và điều trị là nhằm đảm bảo
cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp
thông qua việc xác định loại thuốc nào cần phải cung ứng, giá cả ra sao và
sử dụng thế nào. Với mục đích đó, một trong những mục tiêu của Hội đồng
là xây dựng và thực hiện một hệ thống danh mục có hiệu quả về mặt điều
trị cũng như giá thành trong đó bao gồm: một danh mục thuốc và cẩm nang
hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc[15].
7

Chức năng của Hội đồng gồm nhiều khía cạnh: chức năng tư vấn, xây
dựng chính sách thuốc, xây dựng hướng dẫn điều trị, phân tích việc sử
dụng thuốc, tiến hành các biện pháp can thiệp hiệu quả, xử trí các ADR
– sai sót trong điều trị, chức năng thông tin và quan trọng nhất là chức

năng đánh giá, lựa chọn thuốc nhằm xây dựng danh mục thuốc của bệnh
viện
[16].
Với mục đích và chức năng như vậy, vai trò của Hội đồng thuốc và
điều trị là trung tâm của quá trình cung ứng thuốc của bệnh viện, chính
giữa vòng tròn cung ứng: lựa chọn – mua thuốc – phân phối – sử dụng.
Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 21/2013/TT-BYT hướng dẫn về việc
tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện
[3]. Hiện nay 100% các bệnh viện đã có Hội đồng thuốc và điều trị. Mặc dù
vậy hiệu quả hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị cần được phát huy
theo thời gian.
1.1.5. Danh mục thuốc bệnh viện
Căn cứ vào danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu và các
quy định về sử dụng danh mục thuốc do BYT ban hành, đồng thời căn cứ
vào mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị
giúp giám đốc xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện:
“Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục những thuốc cần thiết thoả
mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh
viện phù hợp với MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính
của từng bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Những loại thuốc
này trong một phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ
thuật nhất định luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất
lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”
8

Nguyên tắc xây dựng ưu tiên chọn thuốc generic, thuốc đơn chất,
thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp
dược đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP) [6].
Danh mục này được xây dựng hàng năm theo định kỳ và trong các kỳ
họp của Hội đồng thuốc và điều trị có thể bổ sung, loại trừ thuốc không

hợp lý.
1.1.5.1. Nguyên tắc quản lý danh mục thuốc:
- Chọn thuốc theo nhu cầu (theo mô hình bệnh tật tại bệnh viện)
- Chọn những thuốc theo thứ tự ưu tiên
- Duy trì một số lượng thuốc hữu hạn
- Sử dụng tên chung quốc tế (tên gốc)
- Chỉ sử dụng các sản phẩm phức hợp (ở liều cố định) trong những
trường hợp bệnh cụ thể
- Tiêu chí lựa chọn phải rõ ràng bao gồm: Hiệu quả và hiệu lực điều
trị; an toàn; chất lượng; chi phí
- Thuốc trong danh mục phải thống nhất với DMT quốc gia và hướng
dẫn điều trị chuẩn
1.1.5.2. Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục
- Mô hình bệnh tật
- Hiệu quả và hiệu lực
- Độ an toàn
- Chất lượng (của sản phẩm và nhà cung ứng)
- Chi phí và chi phí – hiệu quả của thuốc
- Thuốc rõ nguồn gốc
- Điều kiện trang thiết bị, chuyên môn, con người để xử trí thuốc
- Nguồn tài chính dành cho việc mua thuốc.


9

1.1.5.3. Quy trình lựa chọn một số thuốc mới
- Chỉ có bác sỹ, dược sỹ mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ
một dược phẩm
- Bản yêu cầu bằng văn bản gửi cho thư ký của HĐT&ĐT
- Thành viên HĐT&ĐT đánh giá thuốc bằng cách rà soát lại thông tin

trong y văn và chuẩn bị một bản báo cáo viết
- Đưa ra những đề xuất cho danh mục
- Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của HĐT&ĐT
- HĐT&ĐT chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kể trên (việc đưa ra quyết
định phải minh bạch và quy trình nhất quán)
- Phổ biến quyết định của HĐT&ĐT đến tất cả các cá nhân có liên
quan.






10

Bảng 1.1.1. Đơn xin bổ sung thuốc mới vào trong DMTBV[16]
 Tên người nộp đơn Chữ ký Ngày
 Tên gốc Phân nhóm điều trị
 Tên thương mại và nhà sản xuất
 Đơn giá
 Thuốc này có trong DMT quốc gia không?
 Chỉ định dùng
 Cơ chế tác dụng chính
 Các phản ứng có hại và tương tác thuốc chính
 Thận trọng và chống chỉ định
 Hạn chế kê dùng, ví dụ “ chỉ dùng cho ”
 Có hướng dẫn kê đơn không Mẫu gửi kèm
 Liều trung bình và khoảng cách đưa thuốc
 Thời gian điều trị trung bình
 Danh sách các thuốc đã được phê duyệt cùng chỉ định

 Danh sách các thuốc bị thay thế bởi thuốc được yêu cầu
 Số bệnh nhân dự kiến cần điều trị/năm
 Ngân sách dự kiến chi cho thuốc/năm
 Ưu điểm so với thuốc bị thay thế

1.1.5.4. Duy trì danh mục thuốc [15]:
- Đánh giá những yêu cầu bổ sung thuốc mới và loại bỏ thuốc hiện có
trong danh mục một cách thường xuyên
- Đánh giá hệ thống theo nhóm, phân nhóm điều trị
11

1.1.5.5. Quản lý thuốc ngoài danh mục [15]:
- Hạn chế số lượng thuốc ngoài danh mục
- Hạn chế tiếp cận
- Lưu trữ hồ sơ yêu cầu đối với thuốc không nằm trong danh mục (tên
thuốc, số lượng, chỉ định)
- Thường xuyên rà soát và thảo luận tại các cuộc họp của HĐT&ĐT
1.1.5.6. Thuốc hạn chế sử dụng:
- Thuốc do thầy thuốc chuyên khoa sâu chỉ định hoặc chủ dùng trong
những tình trạng bệnh cụ thể
- Do HĐT&ĐT xác định và thực thi
- Kiểm soát những thuốc dùng trong chuyên khoa sâu là thực sự cần
thiết
- Theo dõi sát sao đảm bảo sử dụng hợp lý
1.1.5.7. Thuốc gốc, thuốc biệt dược và thuốc generic:
- Thuốc gốc quốc tế (gọi tắt là INN: International nonproprietary
names) là loại thuốc mang tên cội nguồn dược chất đã được phát minh hoặc
tên hóa học của nó [1].
- Thuốc biệt dược là thuốc được sản xuất với một tên thương mại
(nhãn hiệu, tên biệt dược). Khi một thuốc mới được nghiên cứu, nó sẽ được

đăng ký tên thuốc gốc theo danh pháp quốc tế hoặc danh pháp của từng
nước (USAN của Hoa Kỳ, BAN của Anh ) đồng thời với tên biệt dược
của nơi tiến hành thử nghiệm [1].
Biệt dược, nếu được chấp thuận đưa vào lưu hành trên thị trường, sẽ
được giữ bằng sáng chế trong một khoảng thời gian theo quy định của mỗi
nước. Sau khi hết hạn độc quyền, các nhà sản xuất khác có thể sản xuất
thuốc này với tên thuốc gốc hoặc một tên biệt dược khác .
Ví dụ: Valium là tên biệt dược đầu tiên cho Diazepam (chất có tác
dụng an thần) của hãng Roche. Hiện nay thuốc này đã hết hạn độc quyền
12

và được sản xuất với tên thuốc gốc là Diazepam hoặc tên biệt dược khác
như: Seduxen (Hungary), Diazepin (Bulgaria), Relanium (Ba Lan), Rival
(Mỹ), Eurosan (Thụy Sĩ), Diazefar (Việt Nam)
- Thuốc generic là dược phẩm được bào chế theo công thức có sẵn của một
thuốc đã hết hạn bảo vệ bản quyền [1].
Như vậy, thuốc generic là một bản sao của thuốc biệt dược mới, được
sản xuất sau khi thuốc sáng chế đã hết hạn bản quyền (trung bình là sau 20
năm). Tổ chức y tế thế giới ủng hộ việc sử dụng các thuốc generic để tăng
khả năng tiếp cận và cơ hội sử dụng dược phẩm.
Khi xếp loại thuốc generic và thuốc biệt dược, phải căn cứ về thành
phần hoạt chất của thuốc đó. Một thuốc chứa 2 thành phần trở lên thì hiển
nhiên không thể gọi tên của hoạt chất được, đương nhiên nó không phải là
thuốc generic.
Năm 2006, thế giới có khoảng 400 thuốc generic đang được sử dụng,
mang lại cơ hội điều trị cho người dân những nước nghèo. Để bào chế một
thuốc mới, các hãng dược phải mất khoảng 800 triệu USD và hơn 10 năm
kể từ lúc nghiên cứu đến khi tung ra thị trường. Do đó, giá thuốc bán ra rất
lớn. Khi hết hạn bảo hộ bản quyền, các hãng khác được quyền sử dụng
công thức này để sản xuất ra sản phẩm gọi là thuốc generic, với giá thấp

hơn 40-60%. Ở Australia, trong 2 năm 2005 - 2006 qua đã tiết kiệm hơn 1
tỷ USD mỗi năm nhờ tăng cường sử dụng thuốc generic. Trong lĩnh vực
điều trị HIV/AIDS, việc dùng thuốc generic đã giúp giảm chi phí từ 10.000
USD xuống còn 150-300 USD.
1.1.6. Lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện thông qua đấu thầu
Sau khi có kết quả lựa chọn thuốc, mua thuốc là bước tiếp theo trong
chu trình cung ứng có vai trò như sự cụ thể hoá bước lựa chọn thuốc. Mua
thuốc là một phần rất quan trọng trong quản lý cung ứng thuốc ở tất cả các
13

mức độ chăm sóc sức khỏe. Mua thuốc là một quá trình để đảm bảo chắc
chắn đúng thuốc, đúng số lượng, sẵn có, cho đúng bệnh nhân, với giá hợp
lý và chất lượng đảm bảo. Mua thuốc không chỉ đơn thuần là hành động
mua bán mà nó có sự tham gia của nhiều lĩnh vực như thương mại, thông
tin kỹ thuật, quản lý nguy cơ, hệ thống pháp luật. Quy trình mua thuốc tốt
trước hết cần xác định đúng mục tiêu, tạo được niềm tin, kiểm soát được
nguồn cung ứng, đánh giá đúng được năng lực của các nhà cung ứng, lựa
chọn chiến lược mua sắm thích hợp, đánh giá được lâm sàng cũng như hiệu
quả đầu ra.
Hoạt động mua thuốc có liên quan đáng kể tới chất lượng thuốc. Hội
đồng thuốc và điều trị bệnh viện phải đảm bảo rằng thuốc được mua có
chất lượng phù hợp. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo HĐT&ĐT không
nên lãng phí thời gian và các cuộc họp vào việc quyết định danh mục
thuốc cần mua và các thành viên của HĐT&ĐT cũng không nên chỉ tập
trung vào việc đánh giá các gói thầu cung cấp thuốc. Tuy nhiên HĐT&ĐT
nên giám sát và đảm bảo rằng các quy trình mua thuốc được tiến hành theo
đúng quy định. Theo WHO và Ngân hàng Thế giới, thực hành mua thuốc
tốt trong bệnh viện được cần tuân thủ các tiêu chí [16]:
- Quản lý rõ ràng và hiệu quả: phân chia chức năngvà trách nhiệm mua
thuốc cho các phòng ban, HĐT&ĐT có trách nhiệm trong việc lựa chọn và

xác định các thông số kỹ thuật của thuốc và chịu trách nhiệm về phòng ban
chuyên trách mua sắm thuốc đối với các hoạt động khác. Khi đánh giá các
gói thầu và thực hiện hợp đồng mua thuốc cần phải tuân theo những quy
định đã được ban hành chính thức. Phòng ban chịu trách nhiệm mua thuốc
sẽ thực hiện công việc này và báo cáo thường kỳ cho HĐT&ĐT cũng như
cấp quản lý cao hơn [16].
14

- Lựa chọn và xác định số lượng thuốc cần mua của bệnh viện phải
được HĐT&ĐT thông qua.
- Vấn đề tài chính và tính cạnh tranh trong mua thuốc: HĐT&ĐT của
bệnh viện nhỏ có thể phối hợp với các bệnh viện khác và đề nghị cùng mua
thuốc với số lượng lớn để tận dụng tối đa giá trị của đồng tiền.
- Lựa chọn nhà cung cấp và đảm bảo chất lượng. Chỉ mua thuốc đã có
số đăng ký của các nhà cung cấp và nhà sản xuất dược phẩm tin cậy và chỉ
chấp nhận các thuốc có tài liệu nghiên cứu đầy đủ[16].
Ngày 10 tháng 8 năm 2007, Bộ Y Tế và Bộ Tài chính đã ban hành
thông tư số 10/2007 TTLT-BYT-BTC cho phép tồn tại 3 hình thức đấu
thầu [2]:
Hình thức 1: Đấu thầu tập chung: Sở y tế tổ chức đấu thầu tập chung
cho các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh. Căn cứ trên kết quả đấu thầu này, các
cơ sở KCB ký hợp đồng cung ứng thuốc với nhà cung ứng thuốc trúng thầu
để thực hiện cung ứng thuốc cho cơ sở khám chữa bệnh.
Hình thức 2: Đấu thầu tại bệnh viện đa khoa tỉnh: Các cơ sở KCB
khác căn cứ kết quả đấu thầu tại bệnh viện đa khoa tỉnh để ký kết hợp đồng
với nhà cung ứng thuốc cho CSKCB.
Hình thức 3: Đấu thầu riêng lẻ: Tự các cơ sở KCB đấu thầu riêng lẻ.
Thực trạng trên toàn quốc về cung ứng thuốc tại các cơ sở khám chữa
bệnh cho thấy tùy theo tình hình của từng địa phương mà công tác tổ chức
đấu thầu cung ứng thuốc có khác nhau, mỗi địa phương lựa chọn hình thức

khác nhau, có địa phương sử dụng hình thức phối hợp.
Theo báo cáo khảo sát của hơn 350 bệnh viện năm 2012 cho thấy 92%
bệnh viện thực hiện cung ứng thuốc thông qua đấu thầu theo sở y tế, hoặc
tự tổ chức đấu thầu, một tỷ lệ nhỏ 5,3% (tuyến tỉnh) và 1,7% (tuyến
huyện) áp dụng phương thức chào hàng cạnh tranh hoặc áp giá kết quả thầu
của các BV cùng tuyến trên cùng địa bàn [13].
15

Bảng 2.1.1 Việc cung ứng thuốc thông qua đấu thầu[13]
Tuyến BV
n (Tỷ lệ%)
BV trực
thuộc BYT

BV tỉnh,TP BV huyện Tính chung
Đấu thầu (BV
tự tổ chức)
19 (95%) 46 (34,6%) 39 (19,8%) 104 (29,7%)
Đấu thầu (Tập
chung theo
SYT)
1 (5%) 80(60,2%) 137 (69,5%) 218 (62,3%)
Khác 0 7 (5,3%) 219(10,7%) 28 (8%)
Tổng 20 (100%) 133 (100%) 197 (100%) 350 (100%)

1.2. Cơ cấu về danh mục thuốc bệnh viện trong những năm gần đây:
Năm 2008, tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc là
12.322 tỷ đồng [9]. Một con số rất lớn, tuy nhiên theo kết quả phân tích
đánh giá về cơ cấu danh mục thuốc của một số bệnh viện cho thấy, hiện
nay việc xây dựng danh mục thuốc của các bệnh viện còn nhiều bất cập

như: thuốc đắt tiền, thuốc ngoại nhập, biệt dược, thuốc không phải là thuốc
thiết yếu thường chiếm tỉ lệ cao trong danh mục thuốc các bệnh viện nhất là
các bệnh viện lớn. Đặc biệt là thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ lệ cao trong
các danh mục thuốc bệnh viện (khoảng 56 – 58% tổng chi phí thuốc) do
việc sử dụng tràn lan, lạm dụng kháng sinh phổ rộng và điều trị bao
vây[10]. Điều đó làm gia tăng không ít tác dụng không mong muốn và
nghiêm trọng hơn là tình trạng kháng kháng sinh.
Sự phát triển của đội ngũ Marketing quá mức đến nỗi thiếu lành mạnh
và y đức kéo theo sự tăng lên của nhiều thuốc cùng hoạt chất, đặc biệt là
kháng sinh (ví dụ như hoạt chất Amoxicilin), thuốc bổ gan – vitamin Rõ
ràng việc làm này sẽ làm người kê đơn lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc
bổ, không chỉ làm cho bệnh nhân tốn kém cho chi trả phí điều trị mà còn có
16

nguy cơ cao dẫn đến tương tác thuốc khi có quá nhiều thuốc được kê trong
1 đợt điều trị.
Hoạt động quảng cáo cho thuốc sản xuất trong nước còn chưa phổ
biến, hoặc do tâm lý dùng hàng ngoại (điều này đúng 1 phần), cùng với
thực tế là uy tín chênh lệch giữa các hãng dược phẩm nước ngoài và các cơ
sở sản xuất dược phẩm trong nước (mặc dù hầu hết đã đạt những tiêu chuẩn
GMP cần thiết của ASEAN và WHO): nên việc lựa chọn thuốc nội vào
danh mục thuốc bệnh viện còn hạn chế. Thực tế cho thấy ngay cả khi thuốc
trúng thầu vào bệnh viện, cũng chưa chắc được bác sĩ kê đơn để dùng do
điều đó phụ thuộc vào thói quen của bác sĩ và lòng hảo tâm của họ, bên
cạnh yếu tố khách quan là quá nhiều lựa chọn cho một bác sĩ.
Thực tế cho thấy những sản phẩm phân phối độc quyền, trong thời
gian còn bảo hộ còn đang nằm trong giai đoạn chiến lược giá hớt váng rất
cao của các hãng dược phẩm lớn lại thường có nhiều mặt hàng nằm trong
danh mục thuốc bệnh viện. Điều này là lý do khiến bệnh nhân bỏ nhiều tiền
hơn cho đợt điều trị của mình, đặc biệt là những bệnh nhân không có bảo

hiểm. Thiệt hại cũng rất nặng nề với ngành bảo hiểm, ví dụ như năm 2012
quỹ bảo hiểm y tế thâm hụt tới 2000 tỷ đồng.
Rõ ràng việc sử dụng thuốc với tình trạng bất cập như vậy về các mặt:
tương thích với mô hình bệnh tật, dùng quá nhiều thuốc ngoại, lạm dụng
một số nhóm dược lý như kháng sinh đòi hỏi một đề tài nghiêm túc phân
tích danh mục thuốc tiêu thụ và từ đó, sẽ có thêm cơ sở để đưa ra một danh
mục thuốc dự trù tiến bộ hơn cho những năm tiếp theo.
1.3. Vài nét về bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là bệnh viện đa khoa
hạng II trực thuộc sở Y tế tỉnh Thái Bình. Bệnh viện được thành lập theo
quyết định 423/QĐ-UBND ngày 4/3/2008 của UBND Tỉnh Thái Bình. Với
diện tích 1,5 ha nằm trên địa phận khu Minh Tân II – Thị trấn Vũ Thư –
17

Tỉnh Thái Bình. Bệnh viện đã có bề dày lịch sử xây dựng và trưởng thành.
Những năm gần đây được sự quan tâm của đảng và nhà nước, UBND tỉnh
và Sở Y Tế tỉnh Thái Bình đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, bộ
mặt của đơn vị ngày càng đổi mới và phát triển. Đội ngũ các bộ công nhân
viên bệnh viện luôn trao dồi kiến thức chuyên môn nâng cao tay nghề, tận
tâm với công việc, thương yêu bệnh nhân như ruột thịt đã và đang trở thành
một địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của nhân dân huyện Vũ Thư.
 Chức năng , nhiệm vụ của bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư cũng giống như các bệnh viện đa
khoa tuyến huyện khác có các nhiệm vụ cơ bản như sau:
 Nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất của bệnh viện là khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các xã, thị trấn trong huyện Vũ
Thư.
 Phòng bệnh: Song song với công tác khám chữa bệnh thì công tác
phòng bệnh cũng đặc biệt được quan tâm. Với phương châm “Phòng bệnh
hơn chữa bệnh” bệnh viện đã cùng với trung tâm y tế huyện Vũ Thư và các

trạm y tế xã đã kịp thời phát hiện và dập tắt nhiều ổ dịch bệnh nguy hiểm.
 Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành cho sinh viên của
nhiều trường trung học y tế, hướng dẫn thực hành cho mạng lưới y tế thôn
bản, khuyến khích, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho
cán bộ nhân viên bệnh viện.
 Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài khoa
học các cấp, đưa những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám
chữa bệnh, khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia hoạt động nghiên
cứu khoa học nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ngày
càng tốt hơn.

×