Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KL11 -57 08.1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.86 KB, 4 trang )

MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình
thành và phát triển nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia
và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan
trọng của giáo dục thế hệ trẻ.
Nhận thức được điều đó, Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn quan tâm chăm sóc, giáo dục thế hệ mầm non của đất nước,
coi đây là một vấn đề lớn quyết định đến tương lai của đất nước và vận
mệnh của dân tộc. Luật giáo dục của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, ngày 2 tháng 12 năm 1988 xác định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, Tri thức, sức khoẻ, thẩm
mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Mục tiêu này cũng được
khẳng định lại trong Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI kì họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm
2005.[6]
Để thực hiện được sứ mệnh to lớn đó, ngành giáo dục đã chú trọng
đầu tư phát triển giáo dục Mầm non thông qua một hệ thống các trường mẫu
giáo rộng khắp trong cả nước. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngay từ những
năm đầu tiên của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ trở thành những chủ
nhân tương lai của đất nước. Việt nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ
trên con đường xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc cho nhân
dân. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được
chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng
đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi Mầm non vừa là quyền lợi, vừa là
nhiệm vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng.
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng


chúng ta cần chăm sóc giáo dục (GD) trẻ thật chu đáo. Nghị quyết Trung
ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm lo và bảo vệ sức khỏe
của Nhân dân có ghi rõ: “sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và
của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”, đặc biệt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng
hơn. [7]
GDTC là một mặt của GD toàn diện cho thế hệ trẻ, là phương tiện có
hiệu quả để phát triển hài hòa về hình thể, nâng cao sức khỏe, thể lực và trí
tuệ cho trẻ, góp phần đào tạo con người mới phát triển toàn diện, phục vụ
đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sinh thời, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã từng dạy: “Chữ thể dục rất hay, đó là sự giáo dục rèn
luyện, cải tạo cơ thể con người, người ta có thể “dạy”, rèn luyện nó từ khi
còn nhỏ đến bất kỳ tuổi nào, nếu biết cách làm”, hay “Muốn có sức khỏe
phải làm nhiều việc trong đó việc cực kỳ quan trọng là phải có thể dục, là
phải có thể thao”. Điều đó càng thể hiện rõ vai trò to lớn của GDTC đối với
sự phát triển con người toàn diện, nó phải được bắt đầu ngay từ khi còn rất
nhỏ - trước khi trẻ ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vậy GDTC trong hệ thống
trường mầm non ngày càng được coi trọng, quan tâm phát triển hơn. [10]
Trong quá trình GDTC cho trẻ mẫu giáo, các bài tập thể dục thể thao
là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt để giải quyết những nhiệm vụ đề ra,
đáp ứng yêu cầu phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ mẫu giáo. Trong hệ
thống bài tập thể dục thể thao thì trò chơi vận động (TCVĐ) chiếm vị trí chủ
đạo và đặc biệt quan trọng nhằm hoàn thiện và phát triển thể chất về mọi
mặt cho trẻ. TCVĐ thuộc loại trò chơi có luật. Khi chơi, trẻ luôn có sự đua
tranh và phối hợp trong sự tác động và quan hệ qua lại giữa các trẻ cùng
chơi. Trong quá trình diễn ra trò chơi, luôn luôn có những tình huống mới
xuất hiện và biến hóa, đó là những điều hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào
trò chơi một cách say sưa và hoàn toàn tự giác.
TCVĐ là nội dung học thuộc chương trình GDTC, vừa là phương
pháp dạy học vận động, đồng thời nó cũng là hình thức tổ chức vui chơi,

nghỉ ngơi tích cực, được trẻ rất ham thích và là phương tiện giáo dục toàn
diện. Ngoài ra, TCVĐ còn là cách thức giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng vận
động, phát triển các tố chất thể lực.
TCVĐ rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, được tổ chức
theo chủ đề giả định, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tư duy,
tưởng tượng của trẻ. Trong quá trình tổ chức TCVĐ, muốn trẻ hứng thú
chơi, chơi có hiệu quả GD và rèn luyện, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn,
tổ chức cho trẻ chơi một cách khoa học, đảm bảo được tính đặc thù của từng
loại vận động, phải biết sáng tạo, biết khai thác tất cả những gì đã có trong
thực tế và suy nghĩ, tìm tòi tạo thêm hứng thú, niềm vui mới cho trẻ bằng
chính khả năng sư phạm, lòng yêu trẻ và yêu nghề của mình.
Trường mầm non Quang Trung - Thị Xã Sơn Tây là một trong số các
trường mầm non của thị xã đạt được nhiều thành tích về công tác giáo dục và
chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Ban giám hiệu, giáo viên nhà trường luôn nhận
thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác GDTC nói chung và tổ chức
TCVĐ nói riêng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, công tác tổ
chức GDTC của trường còn có những hạn chế, có một số giáo viên chưa biết
cách tổ chức trò chơi vận động, việc tổ chức cho trẻ chơi chỉ là hình thức,
không mang lại hiệu quả giáo dục. Việc tổ chức cho trẻ chơi, đặc biệt là tổ chức
trò chơi vận động càng ngày càng bị thu gọn lại thành những buổi dạo chơi
loanh quanh trong trường hoặc giờ chơi trẻ “được” ngồi yên tại chỗ trong lớp.
Ngoài ra do điều kiện cơ sở vật chất hạn hẹp, sân chơi không đủ rộng, thiếu
bóng mát cây xanh, số lượng các cháu lại đông nên việc tổ chức cho trẻ chơi trò
chơi vận động không đạt hiệu quả cao, không đảm bảo cường độ vận động, trẻ
ít được vận động vui chơi ở ngoài trời. Hiện tượng trẻ em bị “đói vận động”, bị
bệnh béo phì có nguy cơ gia tăng.
Từ những hạn chế của nhà trường trong tổ chức trò chơi vận động cho
trẻ, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả
tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Quang
Trung - Thị Xã Sơn Tây”.

MỤC LỤC

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×