Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

KL11 -57 11.1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.28 KB, 2 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của các môn thể thao hiện đại khác, bóng chuyền là môn thể thao
được nhiều giới và lứa tuổi ưa chuộng, tham gia tập luyện. Tuy môn thể thao này ra dời
muộn hơn so với các môn thể thao khác nhưng qua thời gian dài phát triển, môn bóng
chuyền đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Năm 1947 Liên đoàn bóng chuyền Thế giới được thành lập với tên gọi Federation
Internationnal Volleyball (gọi tắt là FIVB). Sự kiện này là động lực lớn thúc đẩy môn bóng
chuyền phát triển.
Môn bóng chuyền trong nước thời gian gần đây không ngừng phát triển và được coi là môn
thể thao mũi nhọn, được quan tâm đầu tư và phát triển nâng cao thành tích thi đấu. Trong
những năm qua, đội bóng chuyền nước ta đã tham gia các giải bóng chuyền lớn trong khu
vực và trên thế giới và đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt là tấm huy
chương đồng đầu tiên của đội bóng chuyền nữ nước ta tại Đại hội TDTT Đông Nam Á
(Segames) 19 tổ chức tại Inđônêxia và thành tích của đội bóng chuyền nam mới đây đã
giành được tấm huy chương bạc tại Seagames 23 được tổ chức tại Philippin [7]. Đó là
những tấm huy chương đánh đấu bước trưởng thành của đội tuyển bóng chuyền nước ta.
Những thành tích đó đã góp phần vào tiếng nói chung bóng chuyền Việt Nam trên đấu
trường khu vực và trên thế giới.
Sự phát triển của phong trào bóng chuyền ở nước ta đã có những ảnh hưởng tích cực tới
phong trào bóng chuyền quần chúng, trong số đó có một bộ phận không nhỏ là lứa tuổi học
sinh, sinh viên.
Đối với riêng ngành Giáo dục, trong những năm gần đây bóng chuyền đã được đưa vào
trong hệ thống các môn thi đấu chính thức tại Hội Khỏe Phù Đổng các trường THPT các
cấp. Môn bóng chuyền đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở hầu hết các trường
THPT trên cả nước trong giờ học chính khóa hay ngoại khóa.
Những năm gần đây, sự phát triển phong trào bóng chuyền lứa tuổi THPT được quan tâm
đầu tư phát triển cả về quy mô và chất lượng. Đây là sự đầu tư có chiều sâu trong phát
triển bóng chuyền hiện đại, những lớp cầu thủ ở lứa tuổi này sẽ là lớp kế cận cho sự phát
triển bóng chuyền chuyên nghiệp trong tương lai. Các giải thi đấu bóng chuyền lứa tuổi
trung học phổ thông được tổ chức thường xuyên. Thông qua các giải thi đấu, phong trào


tập luyện thể dục thể thao trong học sinh lứa tuổi THPT nói chung và phong trào tập luyện
môn bóng chuyền nói riêng phát triển rộng khắp. Hoạt động tập luyện, thi đấu bóng chuyền
không chỉ giúp học sinh rèn luyện thân thể để học tập mà nó còn giúp các em tăng cường
tình đoàn kết, giao lưu học hỏi, phát triển toàn diện con người xã hội chủ nghĩa.
Trong tập luyện và thi đấu thể thao: Tấn công và phòng thủ là hai mặt mâu thuẫn của một
thể thống nhất. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hai mặt ấy dựa vào nhau, thúc
đẩy nhau phát triển, vì vậy trong việc bố trí các bài tập kỹ thuật, chiến thuật người giáo
viên, huấn luyện viên phải đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy các mối quan hệ giữa tấn
công và phòng thủ. Phải lấy các bài tập tấn công để nâng cao hiệu quả phòng thủ và ngược
lại nâng cao trình độ phòng thủ là tiền đề đưa khả năng tấn công lên một bước cao hơn.
Kỹ thuật cơ bản trong bóng chuyền cũng được chia ra thành nhóm kỹ thuật tấn công và
nhóm kỹ thuật phòng thủ, trong nhóm kỹ thuật phòng thủ bao gồm có kỹ thuật phòng thủ
trên lưới và kỹ thuật phòng thủ dưới lưới. Trong đó, phòng thủ trên lưới là khâu quan trọng
nhất trong hệ thống phòng thủ vì đây là giai đoạn phòng thủ đầu tiên trong quá trình thi
đấu bóng chuyền, nếu giai đoạn này thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc
phòng thủ ở dưới lưới.
Xu thế của bóng chuyền hiện đại cho thấy: Chắn bóng được chú trọng nhiều nhất trong phòng
thủ, khi một đội bóng có hàng chắn cao và thực hiện chắn bóng tốt sẽ gây khó khăn rất lớn cho
đối phương trong việc thực hiện ghi điểm.
Trong thi đấu bóng chuyền ở lứa tuổi THPT, khả năng phòng thủ trên lưới của các đội bóng
còn bị hạn chế khá nhiều. Ngoài các lý do: kỹ thuật, trang thiết bị, dụng cụ… thì có một yếu tố
cần được chú ý tới đó là tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT. Ở lứa tuổi THPT khi tham gia tập
luyện và thi đấu bóng chuyền các em có xu hướng khẳng định bản thân và vị trí đập bóng luôn
là lựa chọn đầu tiên của các em. Vì vậy, trong quá trình tập luyện các em đã không chú trọng
tới khâu chắn bóng trong phòng thủ bóng chuyền. Đây là một vấn đề đặt ra về hiệu quả phòng
thủ trên lưới đang được quan tâm hiện nay.
Trong thi đấu bóng chuyền hiện nay, các vận động viên áp dụng rất nhiều chiến thuật mới
để nâng cao hiệu quả thi đấu. Đặc biệt, tấn công là vị trí được chú trọng thay đổi và áp
dụng chiến thuật mới nhiều nhất. Với bóng chuyền hiện đại thì phòng thủ trên lưới được
quan tâm đầu tiên trong quá trình thi đấu. Sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật tấn

công đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật phòng thủ.
Phòng thủ trên lưới trong thi đấu bóng chuyền ở mỗi lứa tuổi, trình độ khác nhau là khác nhau
về hiệu quả và công tác tổ chức huấn luyện chuyên môn.
Ở lứa tuổi học sinh THPT, trong vấn đề huấn luyện chuyên môn cho các đội tuyển bóng
chuyền thì phòng thủ trên lưới cũng đã được quan tâm nhưng ở mức độ trung bình. Học
sinh ở lứa tuổi này các em chưa có định hình đúng trong tư duy chiến thuật trong bóng
chuyền, các em luôn có xu thế thích tấn công ghi điểm hơn là phòng thủ.
Qua thực tế quan sát đội bóng chuyền nam của trường THPT Công nghiệp Việt Trì – Phú
Thọ thi đấu tại giải bóng chuyền các trường THPT tỉnh Phú Thọ năm 2008 và một số buổi
tập luyện của đội bóng thấy rằng trong quá trình tập luyện và thi đấu tính hiệu quả khi
phòng thủ trên lưới trong thi đấu bóng chuyền của đội bóng chuyền nam trường THPT
Công nghiệp Việt Trì – Phú Thọ còn hạn chế, nhiều yếu điểm, thiếu sót, vấn đề sức bật tại
chỗ, kỹ thuật, thể lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu thi đấu.
Với những lý do trên, trong điều kiện cho phép, chúng tôi lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu
hiệu quả phòng thủ trên lưới đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Công nghiệp
Việt Trì – Phú Thọ”.
MỤC LỤC

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×