Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TL on tap CNXH CHƯƠNG XI.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.72 KB, 16 trang )

CHƯƠNG XI:
VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I. GIA ĐÌNH, MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
1. Khái niệm gia đình.
a. Định nghĩa gia đình.
Với tư cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia
đình được hình thành từ rất sớm. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì
nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình
thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức
đời sống đã xuất hiện. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia
đình: Gia đình quần hôn, Gia đình đối ngẫu, Gia đình một vợ, một chồng.
- Gia đình quần hôn: Dựa trên quan hệ tính giao bừa bãi giữa những người
đàn ông và những người đàn bà. Đặc trưng cơ bản của hình thức gia đình
này là kinh tế cộng đồng nguyên thủy chế độ mẫu hệ không có sự áp bức
bất bình đẳng giữa các thành viên, có nhiều thế hệ và đông đúc.
+ Hình thức gia đình đầu tiên trong chế độ quan hôn đó là gia đình huyết
tộc( huyết thống): Cho phép anh chị em ruột là vợ chống của nhau, nhưng
không thừa nhận quan hệ và trách nhiệm giữa ông bà, bố mẹ, con cái.
+ Hình thức gia đình Pu – na – lu – an: Cấm quan hệ giữa anh chị em ruột
là vợ chồng của nhau, cho phép kết hôn giữa một đám thanh niên thị tộc
này với một đám thanh niên thị tộc khác, vợ chồng không gọi nhau là anh
em mà gọi nhau là Pu - na – lu – an. Trong gia đình này thì người phụ nữ
có vai trò trong gia đình, vì do điều kiện kinh tế người phụ nữ là người phải
đi hái lượm một số rau quả nuôi sống qua ngày, thứ hai là người phụ nữ có
thể quan hệ với nhiều người đàn ông khác, con mang họ mẹ - vai trò của
người phụ nữ được nâng cao.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
1
- Gia đình cặp đôi hay gia đình đối ngẫu: Dựa trên sự chung sống của một
người đàn ông với một người đàn bà tuy nhiên mối quan hệ này rất lỏng lẻo


họ dễ dàng bỏ nhau. Hình thức gia đình này xuất hiện cuối thời cộng sản
nguyên thủy. Nếu như trong chế độ chiếm hữu thì chỉ có chồng mới có
phép bỏ vợ, thì ở gia đình đối ngẫu này cả vợ chồng đều có quyền bỏ, gia
đình vẫn dựa trên kinh tế chung cộng đồng.
- Gia đình một vợ một chồng: Đây là một hình thức gia đình cao nhất cho
đến nay, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành gia đình một vợ một
chồng là xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Như vậy gia đình được coi là một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ
bản nhất và được rất nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu.
Một số định nghĩa về gia đình:
- C.Mác – Ph.Ăngghen cho rằng: “ Hằng ngày tái tạo ra đời sống
bản thân mình, con người còn tái tạo ra những người sinh sôi, nảy nở đó là
quan hệ vợ - chồng, cha – mẹ, con cái đó là gia đình”. (C.Mác –
Ph.Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1995, tập 3, tr.41)
- Theo UNESCO định nghĩa: Gia đình là một nhóm người có quan
hệ họ hàng cùng sống chung và cùng có ngân sách chung.
- Theo giáo sư Lê Thi: Khái niệm gia đình dùng để chỉ một nhóm xã
hội, hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống, đồng
thời trong gia đình đồng thời cũng có thể bao gồm một số người được gia
đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống, các thành viên trong
gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, giữa họ có những ràng
buộc có tính pháp lí được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời gia
đình cũng có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm
đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên.
Qua định nghĩa của GS Lê Thi, nổi bật một số thuộc tính của khái
niệm gia đình:
+ Quan hệ vợ chồng.
+ Quan hệ cha, mẹ, con cái
+ Quan hệ cha mẹ với con nuôi
+ Pháp luật thừa nhận về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm

điều chỉnh hành vi mỗi người
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
2
- Theo GS – TS Hồ Ngọc Đạo: Gia đình là một khái niệm mới được
hình thành từ 3 thành phần gồm những “đại lượng khác tên” : bố, mẹ và
con cái.
Nội hàm của định nghĩa này đề cập tới 2 mối quan hệ cơ bản:
+ Quan hệ hôn nhân: vợ - chồng
+ Quan hệ huyết thống: cha mẹ - con cái, anh chị em ruột.
- Khái niệm gia đình được định nghĩa một cách đầy đủ nhất trong giáo
trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2004:
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con
người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại
và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống ,
quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên.
Qua định nghĩa trên ta thấy gia đình có 3 mối quan hệ cơ bản:
+ Quan hệ hôn nhân: vợ - chồng
+ Quan hệ huyết thống: cha mẹ - con cái, anh chị em ruột
+ Quan hệ nuôi dưỡng: cha mẹ - con nuôi
Trong lịch sử xã hội loài người hình thức, tổ chức, kết cấu của gia
đình biến đổi, nhưng nói chung nó vẫn tồn tại các mối quan hệ trên.
b. Đặc trưng và các mối quan hệ cơ bản của gia đình.
- Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình
thành, tồn tại phát triển gia đình.
* Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thỏa
mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và đảm bảo tái sản xuất ra con
người, nhằm duy trì phát triển nòi giống . Cùng với sự phát triển của lịch
sử, hôn nhân cũng có những biến đổi sau sắc về hình thức, tính chất, sắc
thái của nó:
+ XHCSNT: Hình thức hôn nhân là quần hôn

+ Trong các chế độ chiếm hữu: Hôn nhân được hình thành trên
cơ sở đảm bảo lợi ích của những người chủ sở hữu
* Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người , chỉ có ở con
người , hôn nhân mang bản chất người nhân văn và nhân đạo. Sự phù hợp
về tâm lí , sức khỏe nhất là trạng thái tình cảm, ngay từ đầu đã là cơ sở trực
tiếp của hôn nhân.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
3
VD: Trong xã hội ta ngày nay có nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng họ
tìm tháy sự đồng cảm nên đã đi đến hôn nhân . Người mắc bệnh HIV,
người tàn tật…
*Hôn nhân luôn chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất xã hội
. Vì vậy hôn nhân trong bất cứ thời đại cũng có thể và cần được xã hội thừa
nhận. Tong các xã hội có sự phân chia giai cấp sự thừa nhận thể hiện về
mặt pháp luật. Bên cạnh đó sự thừa nhận của cộng đồng, của các chuẩn
mực văn hóa, lối sống.
Sự phù hợp về trạng thái tâm lý, tình cảm lối sống giữa nam nữ trước
khi đi đến hôn nhân và là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân gọi là tình yêu. Tình
yêu ở mỗi thời đại, mỗi giai cấp, tầng lớp, dân tộc có giá trị và chuẩn mực
riêng, cụ thể và sinh động.
VD: Sự khác nhau về hình thức tỏ tình ở các dân tộc
- Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản đặc trưng của gia
đình.
Cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống được coi là một quan
hệ cơ bản nhất, quan niệm về quan hệ này cũng có những thay đổi theo tiến
trình lịch sử chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị và
xã hội. Mặt khác quan hệ huyết thống cũng đan xen gia nhập vào các quan
hệ kinh tế - xã hội
Trong XHCSNT gia đình được xây dựng trên cơ sở huyết thống mẫu
hệ, Sự xuất hiện chế độ tư hữu thì gia đình phụ hệ được coi như một sự phủ

định đối với gia đình mẫu hệ
Gia đình trong XHPK là gia đình gia trưởng, quyền lực tập trung trong
tay người đàn ông, người phụ nữ bị tước mọi quyền hành trong gia đình.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình mang tính phục tùng, bất bình
đẳng, chế độ đa thê tồn tại ( Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có
một chồng). Hình thức gia đình này gắn liền với sản xuất nông nghiệp và
sinh nhiều con nên nó kìm hãm sự phát triển của đời sống xã hội
Gia đình tư sản, một tiến bộ trong lịch sử hôn nhân gia đình, lần đầu
tiên trong lịch sử hình thức hôn nhân 1 vợ 1 chồng được sự thừa nhận của
pháp luật. Tuy nhiên gia đình của những người lao động, của giai cấp công
nhân về thực chất là 1 cộng đồng hôn nhân huyết thống của những người
lao động làm thuê cho giai cấp tư sản.
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
4
Chỉ có cuộc CMXHCN thắng lợi, nó từng bước mang đến sự thay đổi
về mặt kinh tế - chính trị, văn hóa trong xã hội, nó tạo điều kiện cho các
quan hệ gia đình có sự chuyển biến theo hướng bình đẳng, tôn trọng lẫn
nhau. Các thành viên trong gia đình phát triển nhân cách cá nhân
- Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn:
Xuất phát từ nhu cầu sinh tồn của gia đình do vậy luôn có nơi để gia đình
cư trú quần tụ, thời kỳ nguyên thủy có thể chỉ là ở một hang đá, gốc cây…
sự phát triển về kinh tế đã làm cho con người có những thay đổi họ đã biết
làm những mái nhà để ở. Không gian sinh tồn ngày càng mở rộng và chịu
ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu về quần tụ vẫn
luôn được đặt ra. Không gian sinh tồn của gia đình ngày nay nó được thay
thế dần bằng trang thiết bị ngày càng hiện đại. Gia đình còn là tổ ấm đem
lại hạnh phúc cho mỗi người
- Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia
đình:
Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, trách nhiệm đồng thời còn là một quyền

lợi thiêng liêng của gia đình, của các thành viên gia đình với nhau. Nuôi
dưỡng không đơn thuần chỉ là các bậc cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng con
cháu, mà còn là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của con cháu đối với ông
bà, cha mẹ, giữa các thành viên. Mặc dù xã hội ngày nay cũng có những
chính sách bảo hiểm, y tế… nhưng sự nuôi dưỡng của gia đình thì không
thể thay thế được và đó là liều thuốc quý giá nhất giúp cho các thành viên
trong gia đình thực hiện được nghĩa vụ thiêng liêng, có cơ hội để phát triển
tốt hơn.
2. Vai trò, vị trí và quan hệ giữa gia đình và xã hội
a. Sự phát triển của xã hội quy định hình thái, quy mô và kết cấu của
gia đình
- Gia đình là tế bào của xã hội
Điều này có nghĩa là giữa gia đình và xã hội có quan hệ mật thiết với
nhau. Quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi
chất, duy trì sự sống giữa tế bào và một cơ thể sinh vật . Xã hội (cơ thể)
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
5
lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ. Gia đình ( tế bào) hạnh
phúc góp phần vào sự phát triển hài hòa của xã hội.
- Tính chất quyết định của trình độ phát triển kinh tế - xã hội đối với quy
mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình.
Thực tế lịch sử cho thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những
giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Từ gia đình tập thể quần hôn với các
hình thức huyết thống, đối ngẫu, cặp đôi bước sang hình thức gia đình cá
thể, 1 vợ 1 chồng bất bình đẳng , sang gia đình ngày càng bình đẳng giữa
nam và nữ giữa các thành viên trong gia đình. Tất cả những bước tiến đó
của gia đình phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào những bước tiến trong sản
xuất, trong trình độ phát triển kinh tế của mỗi thời đại lịch sử.
- Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa các
thành viên trong gia đình với xã hội.

Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau (dân tộc,
giai cấp, giới…) nhiều thiết chế lớn nhỏ ( nhà nước, ngành, đoàn thể…) …
gia đình là cơ cấu, thiết chế xã hội nhỏ nhất. Cơ cấu thiết chế nhỏ nhất này
lại đa dạng và phong phú, trong quá trình vận động, vừa tuân thủ những
quy luật và cơ chế chung, vừa theo những quy định và tổ chức riêng của
mình.
Gia đình là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình và xã hội.
Nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình.
Nhiều chủ trương chính sách của xã hội không chỉ thông qua các thiết chế
xã hội mà thông qua gia đình để tác động đến con người. nghĩa vụ và quyền
lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các
thành viên gia đình. Qua đó ý thức cá nhân được nâng cao và sự gắn bó
giữa gia đình và xã hội có nội dung xác thực.
- Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội.
Trong gia đình cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về
tâm hồn, trẻ thơ có điều kiện an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương
tựa, người lao động được phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần. Chỉ khi
nào được yên ấm trong gia đình và hữu ái trong xã hội, cá nhân mới thực sự
Th.sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×