Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu chỉ số và các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của học sinh trường trung học cơ sở quang minh kiến xương thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.09 KB, 65 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH – KTNN
***********

ĐẶNG THỊ MAI SÂM

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ QUANG MINH - KIẾN XƯƠNG THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Giải phẫu - Sinh lý người và động vật

Hà Nội – 2010
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

1


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA SINH – KTNN

ĐẶNG THỊ MAI SÂM

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ QUANG MINH - KIẾN XƯƠNG THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Giải phẫu - Sinh lý người và động vật

Người hướng dẫn khoa học:
TS. MAI VĂN HƯNG

Hà Nội – 2010
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

2


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy
TS. Mai Văn Hưng đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Sinh – KTNN, trường Đại

học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh
trong trường Trung học cơ sở Quang Minh, xã Quang Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ động viên và giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2010
Sinh viên

Đặng Thị Mai Sâm

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

3


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những số liệu và kết quả
trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa từng được công bố trong bất
kì công trình khoa học nào khác. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.

Tác giả

Đặng Thị Mai Sâm


Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

4


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các kí tự viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU…………………………………………………………. ……....….…1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………….…. …….…1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………......................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU……… ………………4
1.1.

Các vấn đề chung về đặc điểm sinh trưởng của con người ………....4
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng ……………………………….. …………...4
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm sinh trưởng…………..…………..…4


1.2.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thái, thể lực của học sinh…….….5

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

5


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

1.2.1. Những yếu tố bên trong………………………………..………..………..5
1.2.2. Những yếu tố bên ngoài……………………………………..…….……..6
1.3.

Lịch sử nghiên cứu các chỉ số sinh học (hình thái, thể lực)…,…..…..6

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………..12
2.1. ĐỐI TƯỢNG………………………………………………………….…...12
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU…………………..................13
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………....13
2.3.1. Phương pháp đo chiều cao đứng……………………………………....13
2.3.2. Phương pháp đo vòng ngực trung bình……………………………….13
2.3.3. Phương pháp đo cân nặng……………………………………………...14
2.3.4. Chỉ số pignet………………………………….………………………....14
2.3.5. BMI………………………………………………………………………14
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………...15
2.3.7. Phương pháp thu thập thông tin……..………………………………..17

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN……….................18
3.1 THỰC TRẠNG MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, THỂ LỰC
CƠ BẢN CỦA HỌC SINH………………………………….……….…………18
3.1.1 Chiều cao đứng của học sinh…………………...…………………….....18
3.1.2 Cân nặng của học sinh…………………………….…………………….24

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

6


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

3.1.3. Vòng ngực trung bình của học sinh………………….…………..…....29
3.1.4. BMI……………………………………………………………………....33
3.1.5 Chỉ số Pignet…………………………………………………………......38
3.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHỈ SỐ SINH TRƯỞNG…..……..…43
3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội………………………………………..…..…43
3.2.1.1. Về thu nhập qua sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp………….…….43
3.2.1.2. Về thu nhập qua sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây
dựng cơ bản……………………………………………….……..……………..44
3.2.1.3. Về thu nhập qua Thương mại và dịch vụ………………..…………....44
3.2.1.4. Phong trào TDTT quần chúng.………………….………...………….45
3.2.2. Công tác Giáo dục thể chất trong nhà trường……………...............…45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………….…………...47
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

7


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TRONG KHÓA LUẬN

BMI

Body mass index (chỉ số khối cơ thể)

Cs

Cộng sự

Nxb

Nhà xuất bản

THCS

Trung học cơ sở

KTXH


Kinh tế xã hội

QM

Quang Minh

LHP

Lê Hồng Phong

Cm

Centimet

Kg

Kilogram

TDTT

Thể dục thể thao

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

8


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh


DANG MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….12
Bảng 2.2. Phân loại chỉ số pignet………...……………………………….……14
Bảng 2.3. Phân loại BMI………………………………………...…………….15
Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình của học sinh ……………….…………..18
Bảng 3.2. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nam trường
THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong…….…21
Bảng 3.3. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nữ trường THCS
Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong………………21
Bảng 3.4. Cân nặng trung bình (kg) của học sinh ……………….....................24
Bảng 3.5. Cân nặng trung bình (kg) của học sinh nam trường
THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong…….....26
Bảng 3.6. Cân nặng trung bình (kg) của học sinh nữ trường
THCS Quang Minh so với học sinh THCS Lê Hồng Phong…….….27
Bảng 3.7. Vòng ngực trung bình (cm) của học sinh…………………………...29
Bảng 3.8. Vòng ngực trung bình (cm) của nam học sinh trường
THCS Quang Minh so với trường THCS Lê
Hồng Phong……..………...………………………………………..31
Bảng 3.9. Vòng ngực trung bình (cm) của nữ học sinh trường
THCS Quang Minh so với trường Lê Hồng Phong……………..…32

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

9


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh


Bảng 3.10. BMI của học sinh……………………………………….…………34
Bảng 3.11. BMI trung bình của học sinh nam trường
THCS Quang Minh so với trường THCS Lê Hồng Phong……..….36
Bảng 3.12. BMI trung bình của học sinh nữ trường THCS Quang Minh so
với trường THCS Lê Hồng Phong……………………….......……36
Bảng 3.13. Chỉ số pignet của học sinh……………………………..………….38
Bảng 3.14. Chỉ số pignet trung bình của học sinh nam trường THCS
Quang Minh so với trường THCS Lê Hồng Phong……………….40
Bảng 3.15. Chỉ số pignet trung bình của học sinh nữ trường THCS Quang
Minh so với trường THCS Lê Hồng Phong………………………..41
Bảng 3.16. So sánh thu nhập kinh tế xã hội ở xã Quang Minh trong năm 2009
với 2007…………………………………………………………….45
Bảng 3.17. Thực tiễn cơ sở vật chất nhà trường THCS Quang Minh….………46
Bảng 3.18. Thống kê dụng cụ, trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn
thể dục trường THCS Quang Minh………………………….….…46
Bảng 3.19. Khảo sát thực hiện về đội ngũ giáo viên thể dục
trường THCS Quang Minh…………………………….…………..46

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

10


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh……………………..20

Hình 3.2. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nam
trường THCS Quang Minh so với học sinh trường THCS
Lê Hồng Phong………………………………………… ... ……….23
Hình 3.3. Chiều cao đứng trung bình (cm) của học sinh nữ trường
THCS Quang Minh so với học sinh trường THCS Lê
Hồng Phong………………………………………………………….23
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng cân nặng của học sinh…...............25
Hình 3.5. Cân nặng trung bình của học sinh nam trường THCS
Quang Minh so với học sinh trường THCS Lê
Hồng Phong…………………………………………………………28
Hình 3.6. Cân nặng trung bình của học sinh nữ trường THCS Quang Minh so
với học sinh trường THCS Lê Hồng Phong…………………..……28
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của học sinh………………30
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của học sinh nam
trường THCS Quang Minh so với trường THCS Lê Hồng Phong..…32
Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của học sinh nữ trường
THCS Quang Minh so với trường THCS Lê Hồng Phong…………..33
Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn BMI của học sinh THCS Quang Minh…….……35

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

11


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

Hình 3.11. BMI của học sinh trường nam trường THCS Quang Minh
so với trường THCS Lê Hồng Phong………………………………37

Hình 3.12. BMI của học sinh trường nữ trường THCS Quang Minh
so với trường THCS Lê Hồng Phong………………………………37
Hình 3.13. Chỉ số pignet của học sinh……………………………...…………39
Hình 3.14. Chỉ số pignet của học sinh nam trường THCS Quang Minh
so với học sinh nam trường THCS Lê Hồng Phong………………..41
Hình 3.15. Chỉ số pignet của học sinh nữ trường THCS Quang Minh
so với học sinh nữ trường THCS Lê Hồng Phong………………….42

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

12


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã từng đưa ra kế sách cho sự

phát triển hưng thịnh của đất nước “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người’’. Với sự nghiệp “trồng người” Luật Giáo dục [19] đã nêu
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội”.
Vì vậy, GD- ĐT không chỉ chú trọng phát triển trí tuệ, khả năng tư duy mà
còn phải đưa ra các hướng đi nhằm phát triển toàn diện cả về tri thức và hình

thái, thể lực, thẩm mĩ cho những mầm non tương lai của đất nước.
Sinh học cơ thể là một môn khoa học cổ điển ra đời từ rất sớm trong lịch
sử hình thành xã hội loài người và đang ngày càng phát triển. Nghiên cứu hình
thái, thể lực của con người được xem như một bộ phận của hằng số cơ thể, nó có
lịch sử tồn tại và phát triển hết sức phong phú thể hiện trên nhiều lĩnh vực như sự
sinh trưởng, phát triển, đặc trưng cho từng lứa tuổi, giới tính, chủng tộc,…
Chỉ số sinh trưởng là một yếu tố được nhiều người quan tâm khi nghiên
cứu về con người. Vì vậy muốn đánh giá hoạt động cơ thể con người một cách
khách quan cần phải hiểu biết về các đặc điểm hình thái trong quá trình phát
triển cá thể.
Tầm vóc và hình thái, thể lực là những đặc điểm phản ánh một phần thực
trạng của cơ thể và đặc biệt liên quan đến khả năng lao động, học tập, thẩm mĩ
của con người. Song những chỉ số hình thái, thể lực này của con người thay đổi
theo thời gian do sự thay đổi của xã hội, môi trường tự nhiên…đáng kể như chế

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

13


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

độ dinh dưỡng, luyện tập TDTT, chế độ làm việc và thực trạng ô nhiễm môi
trường,…
Trong những năm gần đây, đất nước ta có nhiều sự thay đổi trong tiến
trình phát triển KT - XH, khoa học, kĩ thuật, y học, giáo dục,… Do đó đời sống
của nhân dân ngày càng được nâng cao, con người không chỉ ăn no, mặc ấm mà
còn biết ăn ngon mặc đẹp. Vậy các chỉ số sinh học của con người đã thay đổi

theo thời gian và lứa tuổi như thế nào?
Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã đề cập tới các chỉ
số sinh học của con người Việt Nam ở một số địa phương, vùng, miền trong cả
nước hoặc ở các trường học từ bậc trẻ sơ sinh cho đến các trường đại học,…và
cũng đã có những so sánh cụ thể để tìm hiểu nguyên nhân khác nhau giữa các
nhóm đối tượng nghiên cứu theo từng bậc lứa tuổi, theo môi trường sống nhằm
xây dựng chương trình tập luyện, lao động, học tập phù hợp với từng đối tượng
nghiên cứu. Đặc biệt, ở lứa tuổi học sinh việc rèn luyện hình thành một thói quen
học tập, lao động hợp lý để phát triển toàn diện cả hình thái, thể lực và trí lực là
hết sức quan trọng.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chỉ số sinh học của học sinh các
trường THCS, THPT ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Tuy nhiên, chưa có
đề tài nào nghiên cứu về các chỉ số sinh học của học sinh trường THCS Quang
Minh tại xã Quang Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Vì vậy, chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chỉ số và các yếu tố ảnh hưởng tới
sự sinh trưởng của học sinh trường THCS Quang Minh - Kiến Xương - Thái
Bình”.

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

14


Khóa luận tốt nghiệp

2.

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

Mục đích nghiên cứu



Đánh giá thực trạng một số chỉ tiêu sinh học của học sinh trường

THCS Quang Minh, xã Quang Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.


Cung cấp các số liệu về một số chỉ số sinh học của người Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay.


Tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố: KTXH, di truyền, giáo dục thể chất

lên sự phát triển của lứa tuổi học sinh 12 - 15 tuổi tại tỉnh Thái Bình.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu


Nghiên cứu chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực, BMI, chỉ số

pignet của học sinh.


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới một số chỉ số sinh học cơ bản.

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

15



Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.3.

Các vấn đề chung về đặc điểm sinh trưởng của con người

1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng
Đặc điểm sinh trưởng của con người được thể hiện rõ thông qua các chỉ số
sinh học, nó phản ánh hình thái, thể lực của từng con người cụ thể. Hình thái, thể
lực là khái niệm phản ánh đặc điểm, cấu trúc tổng thể của cơ thể, liên quan tới
sức lao động và thẩm mĩ của con người. Sự phát triển hình thái, thể lực bao gồm
quá trình thay đổi đặc điểm hình thái, chức năng của cơ thể con người trong đời
sống cá thể. Các chỉ tiêu về mặt hình thái, thể lực còn mang tính đặc thù về giới
tính, chủng tộc, lứa tuổi trong môi trường sống nhất định. Hình thái, thể lực là
thước đo sức khỏe, khả năng lao động và học tập, thẩm mĩ của mỗi người. Chính
vì vậy nghiên cứu và ứng dụng các chỉ số hình thái, thể lực được phổ biến rộng
rãi trong nhiều lĩnh vực như y học, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao, giải
trí,…
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm sinh trưởng
Việc nghiên cứu hình thái, thể lực ngày càng phát triển. Để đánh giá hình
thái, thể lực người ta dùng các chỉ tiêu khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu
mà lựa chon các chỉ tiêu riêng.
1.1.2.1. Chiều cao đứng
Là chiều cao đứng của cơ thể khi đứng trên nền phẳng, là một trong những
chỉ tiêu quan trọng trong công tác tuyển sinh, tuyển lao động, được sử dụng rộng

rãi từ xưa tới nay.

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

16


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

Sự tăng kích thước của chiều cao đứng phụ vào sự phát triển của xương
trong đó quan trọng nhất là xương chi trên và xương cột sống.
Chiều cao đứng của mỗi người được quyết định bởi yếu tố di truyền, giới
tính và chịu ảnh hưởng nhất định của môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, điều
kiện lao động, chế độ luyện tập thể dục thể thao,…
1.1.2.2. Cân nặng cơ thể
Là số đo được sử dụng như là chỉ tiêu trong việc lựa chọn con người cũng
như đánh giá hình thái, thể lực mỗi người. Cân nặng (kg) là đơn vị để đo cân
nặng cơ thể.
Ngoài yếu tố di truyền thì môi trường sống, chế độ dinh dưỡng luyện
tập,… cũng ảnh hưởng tới cân nặng của cơ thể. Ngày nay do kinh tế phát triển,
đời sống được nâng cao thì hiện tượng thừa cân, béo phì đang trở thành một vấn
đề đáng lo ngại như bệnh con nhà giàu “goub”.
1.1.2.3. Vòng ngực trung bình
Chỉ số này thay đổi theo tuổi tác, giới tính, điều kiện làm việc, luyện tập
thể thao và chế độ dinh dưỡng.
1.1.2.4. BMI (Body Mass Index): chỉ số khối của cơ thể
Thể hiện mối tương quan giữa hai đại lượng cân nặng và chiều cao.
BMI = Cân nặng(kg)/ [Chiều cao đứng) ]2

1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hình thái, thể lực của học sinh
1.2.1. Những yếu tố bên trong
Bao gồm các yếu tố di truyền, giới tính, hoocmon,…

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

17


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

Là yếu tố quy định sự phát triển về hình thái, thể lực của con người.
1.2.2. Những yếu tố bên ngoài
Khác với nhóm yếu tố bên trong, nhóm yếu tố bên ngoài có ý nghĩa hơn
đối với đề tài nghiên cứu vì đây là yếu tố có ý nghĩa thực tiễn cho phép ta có
thể tác động để nâng cao hình thái, thể lực của mỗi người.
Sự phát triển của cá thể có liên quan chặt chẽ để môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội, môi trường sinh vật. trong đó chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc,
chế độ luyện tập thể dục thể thao, điều kiện môi trường tự nhiên có ảnh hưởng
rất lớn tới sức khỏe của con người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Vì vậy, các chỉ
số sinh học của học sinh cũng thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện sống mà học
sinh đó có.
1.4.

Lịch sử nghiên cứu các chỉ số sinh học (hình thái, thể lực)
Sức khỏe là trạng thái thoải mái về tinh thần xã hội chứ không đơn thuần

là có bệnh hay không có bệnh. Việc nghiên cứu các hình thái, thể lực cũng có thể

được xem như một bộ phận của sinh học cơ thể, cũng có lịch sử tồn tại và phát
triển hết sức phong phú thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới cũng
như tại Việt Nam [22].
Khái niệm này từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Hình thái, thể lực phản ánh cấu trúc tổng thể của cơ thể, nó liên quan chặt chẽ tới
thể trạng, hình thái, sức khỏe, sức lao động và thẩm mĩ của con người. Hình thái,
thể lực là khả năng, là năng lực vận động của con người. Nó phản ánh mức độ
phát triển của các cơ quan trong quá trình phát triển của cơ thể trong một chỉnh
thể thống nhất và toàn vẹn. Sự phát triển về hình thái, thể lực diễn ra dần từ nhỏ
tới lớn, từ chưa biệt hóa tới biệt hóa, từ chưa hoàn chỉnh tới hoàn chỉnh. Đây là

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

18


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

sự thay đổi hình dáng, cấu trúc, chức năng và hệ thống chức năng của cơ thể con
người trong quá trình sinh trưởng, phát triển và trong đời sống của mỗi cá thể
[21].
Chiều cao đứng là một trong những chỉ số được dùng trong điều tra cơ bản
về nhân trắc học và để đáng giá hình thái, sức khỏe của mỗi cá thể và của cả
cộng đồng. Các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển chiều cao là
yếu tố dinh dưỡng, môi trường sống và yếu tố di truyền. Yếu tố môi trường sống
gồm điều kiện sinh hoạt, khí hậu, ánh nắng … Các yếu tố này tác động đến sự
phát triển chiều cao đứng một cách dần dần và liên tục. Chiều cao đứng trung
bình của người thuộc các dân tộc khác nhau, của các châu lục khác nhau cũng

khác nhau. Người ta có thể dựa vào các thông số nhân trắc, trong đó có chiều cao
và các kích thước khác của cơ thể để tính các chỉ số về hình thái, thể lực như chỉ
số pignet và BMI.
Hình thái, thể lực là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm
khi nghiên cứu.
Nold, Ludman và Volanski là những nhà nhân trắc học đầu tiên đưa ra
những số liệu chứng minh mối quan hệ giữa hình thái với môi trường sống.
Từ giữa thể kỉ XVIII, việc nghiên cứu về sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ
em bắt đầu được chú ý. Năm 1754, Christian Friedrich Jumpert tiến hành nghiên
cứu về cân nặng, chiều cao đứng và một số chỉ số hình thái, thể lực khác nhau
của trẻ em từ 1 đến 25 tuổi. Kết quả của công trình này được giới nghiên cứu
đánh giá cao và coi đây là nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻ em
[27]. Năm 1754, tác giả C.F.Jumpert [25] là người đầu tiên nghiên cứu các chỉ
số hình thái của con người. Ông đã nghiên cứu sự tăng trưởng chiều cao đứng,

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

19


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

cân nặng và vòng ngực của trẻ em từ 1- 25 tuổi. Cũng trong thời gian đó
Phibibert Gueneaude Montbeilard nghiên cứu dọc trên con trai của mình trong
suốt 18 năm liên tục. Nghiên cứu dọc là phương pháp có hiệu quả và được sử
dụng cho đến ngày nay. Sau đó còn có nhiều công trình khác như Bowditch
(1840- 1911) ở Mỹ, Paul Godin (1860- 1953) ở Pháp …
Nghiên cứu về hình thái, thể lực của người Việt Nam lần đầu tiên do

Mondiere tiến hành vào năm 1875 [26]. Tác phẩm “Những đặc điểm nhân chủng
và sinh học của người Đông Dương” của Huard P của Bigot A. và “Hình thái
học giả phẫu thẩm mỹ học” của Huard P và Đỗ Xuân Hợp có thể được coi là
những tác phẩm đầu tiên đề cập đến vấn đề nghiên cứu hình thái, thể lực của
người Việt Nam. Có thể nói sự ra đời của bộ môn “Hình thái học” tại một số
trường đại học đánh dấu sự chuyên môn hóa của nghiên cứu hình thái học. Công
trình “Hằng số sinh học người Việt Nam” của Nguyễn Tấn Gi Trọng và cộng sự
đưa ra tương đối đầy đủ về các chỉ số hình thái, thể lực của người Việt Nam ở
mọi lứa tuổi. Đây là chỗ dựa tin cậy cho các công trình nghiên cứu sau này [28].
Đề tài KX-07-07 với “Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh
học người Việt Nam” [26] là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về hình
thái, thể lực của người Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX..
Chiều cao đứng là đặc điểm quan trọng khi nói đến hình thái. Chiều cao
của nam và nữ khác nhau, không những thế nó còn phụ thuộc vào vùng miền.
Các nhà khoa học đặt ra câu hỏi liệu có phải tập quán, môi trường đã ảnh hưởng
tới sự phát triển của con người trong các giai đoạn phát triển khác nhau [20],
[4],, [21], [24]:

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

20


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

Khối lượng cơ thể cũng thay đổi theo tuổi. Đến tuổi trưởng thành khối
lượng đạt tối đa, sau đó có xu hướng giảm dần ở các lứa tuổi cao. Dân cư các
khu vực khác nhau có khối lượng cơ thể khác nhau [20], [24].

Nghiên cứu về các thông số sinh học và đặc điểm chức năng của người
Việt Nam do Trịnh Bỉnh Dy và cộng sự tiến hành đã đưa ra nhận xét rằng: Sau
khi bộ xương hoàn tất quá trình phát triển thì sự suy thoái chức năng được thể
hiện, mọi chức năng sẽ giảm xuống [8].
Năm 1989, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự [10] đã nghiên cứu sự phát
triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1- 55 tuổi. Kết quả
cho thấy chiều cao nam tăng nhanh đến 18 tuổi, của nữ tăng nhanh đến 14 tuổi.
Năm 1990, khi nghiên cứu học sinh THCS Hà Nội, Thẩm Thị Hoàng Điệp cho
rằng: trẻ em nữ phát triển mạnh lúc 12 tuổi, còn trẻ em nam phát triển mạnh lúc
13 đến 15 tuổi, cân nặng tăng mạnh nhất lúc 13 tuổi ở nữ và 15 tuổi ở nam [9].
Đào Huy Khuê [16] đã nghiên cứu sự phát triển hình thái, thể lực của học
sinh từ 6 đến 17 tuổi ở thị xã Hà Đông. Kết quả cho thấy, đa số các chỉ số hình
thái đều tăng theo tuổi nhưng không đều. Từ 10-15 tuổi kích thước của nữ vượt
nam, nhưng từ 16-17 tuổi kích thước của nam lại cao hơn của nữ.
Năm 1996, với công trình nghiên cứu hình thái trẻ em ở lứa tuổi học sinh
Trần Văn Dần và cộng sự [5] đưa ra thông số hình thái của trẻ em cao hơn kết
quả trong quyển “Hằng số sinh người Việt Nam”. Học sinh thành phố phát triển
hình thái, thể lực tốt hơn học sinh nông thôn.
Nghiêm Xuân Thăng [24] đã tiến hành nghiên cứu 17 chỉ số hình thái của
người Việt Nam từ 1-25 tuổi ở tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, các chỉ số về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu… của cư dân

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

21


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh


Nghệ An phần lớn thấp hơn so với các chỉ số này của cư dân vùng Đồng bằng
Bắc Bộ. Tác giả còn thấy có sự khác biệt về các chỉ số hình thái, thể lực theo giới
tính ở tất cả các độ tuổi chiều cao của nam luôn lớn hơn ở nữ. Theo tác giả, điều
kiện sống đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển các chỉ số hình thái của
con người.
Năm 1996 [11] tác giả Goman A., Nguyễn Công Khanh, Lidgren G.,
Dương Bá Trực, Trần Thu Hà đưa ra nhận xét rằng các chỉ số sinh học của trẻ
em tăng dần từ 7-11 tuổi.
Năm 1996, Phan Thị Sang [23] đưa ra nhận xét chiều cao của nữ học sinh
Huế tăng mạnh từ 11-12 tuổi ,từ 16-17 tuổi các chỉ số này tăng rất ít.
Năm 1997, Nguyễn Yên và cộng sự [29] cho thấy, từ 12-13 tuổi các chỉ
tiêu hình thái, thể lực của nữ lớn hơn của nam cùng tuổi. Chỉ số pignet của nữ
lớn hơn của nam chứng tỏ hình thái, thể lực của nam tốt hơn của nữ.
Năm 2002, Trần Thị Loan [18] đã đưa ra kết luận, các chỉ số hình thái, thể
lực của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều trong các năm,
có thời điểm tăng nhanh có thời điểm tăng chậm.
Năm 2009, Đỗ Hồng Cường [4] nghiên cứu trên đối tượng học sinh THCS
các dân tộc của tỉnh Hòa Bình và nhận thấy: Các chỉ tiêu hình thái tăng theo tuổi
và khác nhau giữa trẻ em thuộc các dân tộc khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu khác về các chỉ số hình thái, thể lực [3],
[10], [14], [15], [17],… cũng cho thấy sự biến đổi hình thái dân cư Hải Phòng,
của học sinh các trường tiểu học, học sinh các trường trung học, sinh viên cũng
có đặc điểm chung như trên.

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

22



Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

Đỗ Đức Chính năm 2008 đã tiến hành nghiên cứu về chỉ số hình thái, thể
lực và các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số đó ở học sinh khối 10 trường THPT
Lý Thái Tổ, tỉnh Bắc Ninh [2].

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

23


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6,7,8,9 của trường THCS Quang
Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tất cả học sinh được nghiên cứu đều
khỏe mạnh, bình thường, không mắc bệnh truyền nhiễm hay mãn tính, tuổi từ
12-15.
Tổng số học sinh nghiên cứu là 290 người trong đó có 153 nữ và 137 nam.
Đối tượng nghiên cứu được phân bố theo bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1. Đối tượng nghiên cứu
STT

Giới tính


Chung

Nam

Nữ

Tuổi
1.

12

67

31

36

2.

13

83

38

45

3.

14


69

34

35

4.

15

71

34

37

290

137

153

Tổng

Tuổi của học sinh được tính theo quy ước chung của Tổ chức Y tế Thế
giới và nước ta. Đó là cách tính tuổi theo quý, tháng, năm gần nhất. Để tiện cho
việc tính tuổi tôi lấy 01/ 02/ 2010 làm thời điểm gốc tính tuổi học sinh.
Ví dụ: 16 tuổi = 15 năm 6 tháng = 16 năm 5 tháng 29 ngày


Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

24


Khóa luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Sâm – K32D Sinh

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
-

Địa điểm nghiên cứu tại trường THCS Quang Minh, xã Quang Minh, huyện

Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
-

Phòng thí nghiệm Nhân học, trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ, Đại

học Quốc Gia Hà Nội.
-

Thời gian nghiên cứu: từ 9/ 2009 đến 4/ 2010.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp đo chiều cao đứng
Chiều cao đứng được đo bằng thước Adam của Hàn Quốc có vạch chia
đến 0,01 cm. Thước được gắn trên cột thẳng đứng. Đối tượng nghiên cứu không
mang giày dép, thẳng đứng, hai gót chân sát nhau. Đầu để thẳng sao cho đuôi
mắt và điểm giữa bờ trên của lỗ tai ngoài nằm trên một đường thẳng ngang

vuông góc với trục cơ thể và song song với mặt đất. Đọc số đo chiều cao trên
thước. Đơn vị đo chiều cao tính bằng centimet (cm).
2.3.2. Phương pháp đo vòng ngực trung bình
Vòng ngực được đo bằng thước dây của Hàn Quốc có vạch chia độ đến
0,01 cm. Khi đo đối tượng đứng thẳng và chỉ mặc một áo mỏng. Vòng ngực
trung bình được đo bằng cách lấy thước dây quấn quanh qua mũi ức, dưới vòm
vú, vòng thước dây được đặt vuông góc với cột sống sao cho mặt phẳng do
thước dây tạo ra song song với mặt phẳng đất. Vòng ngực được đo khi học sinh
hít vào hết sức và thở ra hết sức rồi lấy giá trị trung bình cộng của 2 số đo trên.
Đơn vị đo được tính bằng centimet (cm). Các chỉ số trên đều được đo vào buổi
sáng và buổi chiều tại phòng đo đủ rộng và có đủ ánh sáng.

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

25


×