Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và năng suất các giống đậu tương trồng ở vùng trung du phía bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.93 KB, 41 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Khoa sinh - KTNN

Nguyễn thị tuyết nga

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
trưởng và năng suất các giống
đậu tương trồng ở vùng trung
du phía bắc Việt nam
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Văn Mã

Hà Nội 2007

1


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự hướng dẫn tận


tình của PGS.TS. Nguyễn Văn Mã, sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ
bộ môn Sinh lý thực vật, Ban chủ nhiệm khoa, các cô chú trong phòng thí
nghiệm, thư viện và phòng Khoa học cùng các bạn khoa Sinh KTNN.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình quý báu
của PGS.TS. Nguyễn Văn Mã cùng các thầy cô giáo và các bạn trong khoa
đã động viên, giúp đỡ để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Nga

2


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi đã trình bày trong khoá luận
này là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng
dẫn của các thầy cô giáo, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Văn Mã. Những
nội dung này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Nga

3



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Mục lục

Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 6
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 8
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 8
4. ý nghĩa lí luận và thực tiễn ........................................................................... 8
Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Đặc điểm sinh trưởng của đậu tương .......................................................... 9
1.1.1. Sự sinh trưởng của hạt đậu tương ........................................................ 9
1.1.2. Các thời kì sinh trưởng phát triển của cây đậu tương ........................ 11
1.2. Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất đậu tương .................. 13
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................... 17
2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ................................. 18
2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................. 18
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Sự sinh trưởng của mầm đậu tương .......................................................... 20
3.1.1. Sinh trưởng của rễ mầm..................................................................... 20
3.1.2. Sinh trưởng của thân mầm ................................................................. 23
3.1.3. Khối lượng tươi và khô của mầm đậu tương ..................................... 26
3.2. Sự sinh trưởng về chiều cao của cây đậu tương ........................................ 29

4



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

3.3. Năng suất đậu tương ................................................................................. 31
3.3.1. Số quả trên cây, khối lượng 1000 hạt ................................................ 32
3.3.2. Năng suất đậu tương .......................................................................... 34
Kết luận...................................................................................................... 36
Phụ lục ........................................................................................................ 37
Tài liệu tham khảo ............................................................................... 39

5


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Đậu tương có tên khoa học là Glycine max thuộc họ Đậu (Fabaceace) có
nguồn gốc từ Đông Bắc Châu á. Do đặc điểm phân bố rộng, cây đậu tương có
thể trồng ở hầu khắp các vùng ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, đậu
tương được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Braxin, Canada và các nước
Châu á như: Trung Quốc, ấn Độ,[2].
Đậu tương là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Hạt đậu tương
chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, giàu protein, lipit, dễ tiêu hoá với hệ số đồng hoá
cao. Hàm lượng protein có thể đạt tới 40% khối lượng khô của hạt. Ngoài ra đậu

tương cũng rất giàu các thành phần dinh dưỡng khác như lipit 20%; các chất
khoáng (Ca, Fe, P, Na, Mg, K); các vitamin (B1, C và các vitamin khác) [7].
Protein ở đậu tương có giá trị cao không chỉ về hàm lượng mà còn về chất lượng
bởi trong thành phần có chứa nhiều loại axit amin cần thiết mà cơ thể con người
và động vật không thể tự tổng hợp được như lizin, triptophan,[2]. Do vậy, hạt
đậu tương không những là nguồn thực phẩm quý cung cấp cho con người và vật
nuôi mà còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, nông sản
xuất khẩu.
Cũng như những cây họ Đậu khác bên cạnh giá trị kinh tế và giá trị dinh
dưỡng, cây đậu tương còn góp phần cải tạo đất, đặc biệt là đất bạc màu. Nhờ có
hệ vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh với rễ có khả năng cố định đạm tự do bổ
sung cho cây, đồng thời trả lại một lượng đạm không nhỏ cho đất làm đất trở lên
tơi xốp, màu mỡ hơn, không gây ô nhiễm môi trường như các loại phân bón hóa
học đang được sử dụng hàng năm. Một hecta trồng đậu tương, nếu được sinh
trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 40 70 kg N, do đó góp phần làm tăng
năng suất cây trồng sau cây đậu tương [2]. Ngoài ra đậu tương còn là cây dược
liệu với nhiều bài thuốc cổ truyền có giá trị cao [10].

6


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

ở nước ta, việc gieo trồng đậu tương ngày càng được mở rộng ở nhiều
vùng khác nhau như đồng bằng sông Hồng, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng
sông Cửu Long và đặc biệt là vùng trung du phía Bắc. Trong số các cây họ Đậu,
cây đậu tương được phát triển sớm, thuần hoá và được gieo trồng như một cây
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Diện tích gieo trồng đậu tương được tăng

nhanh trong những năm gần đây [11].
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sử dụng đậu tương ngày càng cao của
con người, bên cạnh việc tăng diện tích gieo trồng đậu tương thì gần đây nhiều
nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống mới và các biện pháp thâm
canh, cùng với sự quan tâm của nhà nước trong công tác nhập nội nguồn gen đậu
tương, đã làm xuất hiện nhiều giống đậu tương có năng suất khá cao.
Hiện nay, trong công tác chọn giống các nhà chọn tạo thường chỉ căn cứ
vào chỉ tiêu năng suất nên gặp rất nhiều khó khăn bởi năng suất là kết quả của
rất nhiều các quá trình sinh lý, sinh hoá xảy ra trong cây mà các quá trình này lại
chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh [3].
Các nhà chọn giống như Nagaswara Rao, Wright, Nautiyal và các nhà
sinh lý cây trồng như: Richards, Wright khẳng định rằng có thể tạo ra những
giống cây trồng có năng suất cao dựa vào chọn lọc các tính trạng: chiều cao cây,
diện tích lá[3].
ở nước ta trong khi nghiên cứu giống đậu tương cho năng suất cao hầu hết
các nghiên cứu tập trung vào quá trình sinh lý, sinh hoá và khả năng chịu hạn
[5], [11], [12], [18]. Việc nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và năng suất của các
giống đậu tương đã có một số đề tài của các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Văn
Đính [4], Nguyễn Văn Mã, Nguyễn Thị Hồng Thắm [19], Nguyễn Duy Minh,
Thái Duy Ninh [16]... Nhưng hầu hết các nghiên cứu còn đơn lẻ, mới chỉ dừng
lại ở một số giống mà chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể đặc điểm
sinh trưởng và năng suất của các giống đậu tương đang được trồng phổ biến ở
vùng trung du phía Bắc.

7


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh


Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn hiện nay chúng tôi đã lựa chọn đề tài:
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và năng suất các giống đậu tương
trồng ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam nhằm bổ sung và đi sâu nghiên cứu
một cách tổng thể các nội dung mà thế hệ các nhà khoa học trước chưa đề cập
đến hoặc đề cập chưa đầy đủ. Từ đó góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu quý
báu cho việc nghiên cứu cũng như sản xuất đậu tương của vùng trung du phía
Bắc nói riêng và của nước ta nói chung, để tăng năng suất và phẩm chất đậu
tương phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và năng suất của 16 mẫu giống
đậu tương đang được gieo trồng phổ biến ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự sinh trưởng của rễ mầm, thân mầm và khối lượng tươi,
khô của mầm đậu tương.
- Nghiên cứu sự sinh trưởng chiều cao của cây đậu tương.
- Nghiên cứu năng suất đậu tương thông qua các chỉ tiêu: số quả/cây,
trọng lượng 1000 hạt, năng suất kg/ô thí nghiệm.
4. ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Nghiên cứu giúp tìm hiểu sâu hơn về một số đặc điểm sinh trưởng và năng
suất của đậu tương. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà khoa học chọn tạo các giống
đậu tương phù hợp với yêu cầu thực tiễn gieo trồng.

8


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh


Chương 1
Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Đặc điểm sinh trưởng của đậu tương
1.1.1. Sự sinh trưởng của hạt đậu tương
1.1.1.1. Quá trình nảy mầm ở thực vật
Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển cá thể. Quá trình
nảy mầm diễn ra với nhiều biến đổi sinh lý, sinh hoá trong hạt với tốc độ cao để
chuẩn bị cho sự hình thành một cây non mới.
Quá trình nảy mầm của hạt diễn ra gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi
giai đoạn đều có những đặc điểm sinh lý, sinh hoá đặc trưng.
Khi bắt đầu nảy mầm hạt hút nước rất mạnh nhờ cơ chế hút trương của
hạt, làm cho hạt trương lên. Sau khi kết thúc sự ngủ nghỉ, trong hạt bắt đầu tăng
tính thuỷ hoá của keo nguyên sinh chất, giảm tính ưa mỡ và độ nhớt của keo, dẫn
đến những biến đổi sâu sắc và đột ngột trong quá trình trao đổi chất trong hạt
liên quan đến sự nảy mầm.
Trong hạt có một lượng enzym nhất định nhưng chủ yếu ở dạng liên kết,
do vậy không có hoạt tính. Khi hoạt hóa nước, enzym mới được giải phóng ở
dạng tự do và bắt đầu hoạt động mạnh. Sự tăng mạnh mẽ hoạt tính của các
enzym thuỷ phân polisaccarit, protein và các chất phức tạp khác thành các chất
đơn giản dẫn đến thay đổi hoạt động thẩm thấu. Các sản phẩm thuỷ phân này
dùng làm nguyên liệu cho quá trình hô hấp tăng lên mạnh mẽ của phôi hạt, vừa
làm tăng áp suất thẩm thấu trong hạt giúp cho quá trình hút nước vào hạt nhanh
chóng.

9


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh


Ngay từ những phút ngâm nước đầu tiên, cường độ hấp thụ ôxy của hạt
tăng lên, đặc biệt là chu trình hexoz-monophotphat tăng lên nhiều lần, do vậy
lượng ATP được tích luỹ nhiều.
Sự tăng hoạt tính enzym dẫn đến sự biến đổi các chất dự trữ. Các chất dự
trữ trong hạt chủ yếu thuộc ba nhóm chất hữu cơ: gluxit, lipit, protein. Trong quá
trình nảy mầm, enzym - amylaza tác động vào liên kết 1,4 của phân tử tinh
bột, làm phân giải tinh bột thành các đextrin và ở dạng saccaroza tích luỹ ở các
tế bào trụ phôi. Protein được phân giải bởi enzym proteaza thành các axit amin
và amit. Các sản phẩm thuỷ phân này dùng làm nguyên liệu cho quá trình hô hấp
tăng lên mạnh mẽ của phôi hạt, cung cấp năng lượng cho quá trình hoạt động
của hạt. Còn phần lớn các axit amin tạo thành được chuyển vào trụ phôi để tổng
hợp các phân tử protein đặc trưng cho cơ thể.
Khi hạt nảy mầm, phôi bắt đầu sinh trưởng. Đầu tiên rễ mầm nhô ra để cố
định cây và hút nước, chất hoà tan. Trụ dưới lá mầm duỗi ra trước khi mầm cành
bắt đầu sinh trưởng và tạo cành.
Sự sinh trưởng tiếp của cây mầm gồm hai kiểu sinh trưởng:
- Sinh trưởng trên mặt đất (thường gặp ở cây 2 lá mầm): các lá mầm
được đẩy lên trên mặt đất nhờ trụ dưới lá mầm.
- Sinh trưởng dưới mặt đất (thường gặp ở cây 1 lá mầm): sự nảy mầm ở
hạt bắt đầu từ sự sinh trưởng của bao rễ mầm và sự nhú rễ cái. Sau đó bao rễ
mầm sinh trưởng đẩy chồi mầm lên sát mặt đất. Tiếp theo là lá thứ nhất bên
trong bao lá mầm nhô ra ngoài và cuối cùng đỉnh cành bắt đầu sinh trưởng.
1.1.1.2. Sự nảy mầm ở hạt đậu tương
Sự nảy mầm ở hạt đậu tương cũng gồm các pha như sự nảy mầm của hạt ở
cây hai lá mầm trong giai đoạn nảy mầm xảy ra các quá trình biến đổi sinh lý,
sinh hoá đặc trưng giống như quá trình nảy mầm của hạt nói chung.

10



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Hạt đậu tương sau khi được gieo trồng sẽ hút nước theo cơ chế hút trương
của hạt. Lượng nước hạt cần hút để nảy mầm khoảng 100 - 150% khối lượng hạt.
Rễ đầu tiên (sau phát triển thành rễ chính) phát sinh từ phần nhô lên của hạt kéo
dài ra và đâm xuyên vào đất. Đồng thời với sự kéo dài của rễ xuống phía dưới là
sự sinh trưởng lên trên của thân mầm. Đây là giai đoạn thân nằm giữa 2 lá mầm
và rễ. Nhờ thân mầm tự kéo dài về phía trên, lá mầm được đẩy lên mặt đất đánh
dấu thời kì nảy mầm kết thúc. Thời kì nảy mầm thông thường kéo dài 5 10
ngày sau khi gieo trồng, tuỳ thuộc độ ẩm, nhiệt độ đất, độ sâu lấp hạt và giống.
Sau khi nảy mầm, lá mầm ổn định sau đó tự teo đi. Sự mở rộng của lá mầm đã để
lộ rõ những bộ phận sinh trưởng tiếp theo như lá non, thân
1.1.2. Các thời kì sinh trưởng phát triển của cây đậu tương
Trong một chu kì sống của cây đậu tương, có các thời kì sinh trưởng phát
triển sau: nảy mầm đến mọc; phân cành; nở hoa; hình thành và phát triển của
quả, hoa; chín.
Thời kì nảy mầm mọc: thời kì này bắt đầu từ khi hạt hút nước trương lên
tới khi xoè 2 lá đến mọc đối (trên 2 lá mầm). Các chất dinh dưỡng trong thời kì
này chủ yếu lấy ở 2 lá mầm để phát triển bộ rễ nhanh chóng. Thời kì này dài
ngắn tuỳ thời vụ.
Đây là 1 thời kì khá quan trọng vì nó quyết định số cây trên đơn vị diện
tích và cả sức khoẻ của cây. Cần tạo điều kiện để hạt giống mọc khoẻ, nhanh,
đều.
Thời kì phân cành: thời kì phân cành bắt đầu từ khi có 1 2 lá kép và căn
bản kết thúc vào lúc bắt đầu nở hoa.
Đây là thời kì phát triển của thân lá. Tốc độ sinh trưởng trong thời gian
đầu của thời kì này tương đối chậm, chỉ tới khi bắt đầu xuất hiện lớp rễ thứ hai

và sắp ra nụ ra hoa mới bắt đầu tăng lên mạnh. Cho nên trong thời gian đầu của
thời kì này phải tạo điều kiện để cây được sinh trưởng tốt. Đó là thời kì mấu chốt

11


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

để thân to, đốt ngắn, rễ ăn sâu làm cho cây được sinh trưởng khoẻ mạnh đặt cơ
sở để đạt sản lượng cao về sau. Nhưng tới thời gian sau của thời kì này, khi trong
nội bộ cây đã có sự phân hoá các mầm mống của hoa, cần phải ức chế sự sinh
trưởng của cây không cho sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh mẽ mà phải tích luỹ
được nhiều chất hữu cơ trong thân cây, chuẩn bị cung cấp cho các cơ quan sinh
sản về sau.
Thời kì nở hoa: đây là một thời kì rất quan trọng đối với chu kì sống của
cây đậu tương. Khác với nhiều cây trồng như lúa, ngô đồng thời với sự ra hoa,
cây đậu tương vẫn phát triển mạnh mẽ về thân, rễ, lá.
Thời kì ra hoa cũng là thời kì cây đậu tương mẫn cảm nhất đối với điều
kiện ngoại cảnh và yêu cầu nhiều về chất dinh dưỡng để cung cấp cho các bộ
phận sinh trưởng (thân, lá, rễ) và cho sự ra hoa hình thành quả hạt.
Thời kì hình thành và phát triển quả hạt: thời kì có quả non bắt đầu ngay
từ giai đoạn ra hoa. Trong thời kì này sự sinh trưởng sinh dưỡng đã bắt đầu chậm
lại và khi đã bắt đầu có những chùm quả non ở ngọn cây, sự sinh trưởng ở thân
chính ngừng lại. Các chất dinh dưỡng tích luỹ ở thân lá được chuyển vào để nuôi
hạt. Số quả và hạt, tỉ lệ quả chắc là do hàm lượng các chất dinh dưỡng tích luỹ ở
thân lá từ các thời kì trước và ngay cả trong thời kì này quyết định. Nhiệt độ và
nhất là độ ẩm trong thời kì này ảnh hưởng nhiều tới tốc độ phát triển của quả và
hạt.

Thời kì chín: đây là thời kì ngắn nhất trong chu kì sống của cây đậu tương
và chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nhiệt độ. Hạt đạt tới độ chín sinh lý khi hạt đã
rắn lại, vỏ quả đã có màu sắc điển hình của giống, vỏ quả đã chuyển sang màu
vàng tro hoặc đen xám, vào lúc ấy thì nhiều lá cây đã vàng và rụng đi.
Trong thời kì chín, có nhiều chuyển biến hoá sinh trong hạt. Tỉ lệ các chất
anbumin giảm xuống, lượng dầu tăng lên và trong dầu, lượng axit tự do giảm
xuống. Thu hoạch trước khi chín sinh lý hoàn toàn, sẽ bị thất thu nghiêm trọng
về cả sản lượng và chất lượng hạt.

12


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, quan trọng
nhất là giai đoạn từ ra hoa tới hạt vào mẩy. Đó là giai đoạn hoạt động sống mãnh
liệt nhất của cây đậu tương, các bộ phận sinh trưởng sinh dưỡng (thân, cành, lá,
rễ) đang phát triển và hoạt động mạnh, đồng thời các cơ quan sinh sản (hoa, quả,
hạt) đang phát triển. Giai đoạn này rất mẫn cảm với các điều kiện ngoại cảnh,
đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng và phải đảm bảo đủ các điều kiện về nhiệt độ, độ
ẩm, ánh sáng, lưu thông không khí đáp ứng với yêu cầu sinh lý của cây mới
giành được năng suất cao.
1.2. Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất đậu tương
Do vị trí quan trọng của đậu tương trong hệ thống cây trồng nên gần đây
các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống và có biện pháp thâm
canh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây đậu tương (Nguyễn Huy
Hoàng, Trần Đình Long). Bên cạnh đó công tác nhập nội nguồn gen đậu tương
cũng đã làm xuất hiện nhiều giống đậu tương có năng suất cao song việc đưa các

giống này vào gieo trồng đại trà ở nhiều vùng sinh thái gặp không ít khó khăn do
điều kiện đất đai, khí hậu, tập quán. Để khắc phục dần những khó khăn đó, đã có
nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu các vấn đề: sinh trưởng, năng suất, bản
chất sinh lý, sinh hoá của cây đậu tương.
Việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất trên đối tượng đậu
tương cũng đã có các nhà khoa học nghiên cứu, nhưng phần lớn các nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở một hoặc một vài giống. Nguyễn Văn Đính đã nghiên cứu
một cách tổng thể khả năng nảy mầm và năng suất đậu tương nhưng mới chỉ trên
một giống DT84 [4]. Nguyễn Văn Mã, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Thị Hồng
Thắm khi nghiên cứu về sự sinh trưởng và khả năng quang hợp của đậu tương
trên đất bạc màu thuộc Mê Linh Vĩnh Phúc, cũng có đề cập đến sự sinh trưởng
về chiều cao và năng suất của 6 giống DT83, DT84, DT94, DT95, DT96, DT99.
Và sau khi nghiên cứu, các tác giả đã rút ra kết luận: Giống DT84 là giống có

13


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

khả năng sinh trưởng về chiều cao và có năng suất khá cao [19]... Do vậy việc
mở rộng khu phân bố của các giống đậu tương có những đặc điểm sinh trưởng
thích nghi với những vùng sinh thái khác nhau là rất khó khăn.
Mặt khác, những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất của các
giống đậu tương đang được trồng phổ biến ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam
còn chưa được nghiên cứu một cách tổng thể.
Vì vậy, với đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và năng suất
các giống đậu tương trồng ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam, chúng tôi hy
vọng kết quả nghiên cứu sẽ giúp tìm hiểu sâu hơn về một số đặc điểm sinh

trưởng và năng suất của đậu tương để từ đó các nhà khoa học chọn tạo được các
giống đậu tương phù hợp với thực tiễn gieo trồng ở các vùng sinh thái khác nhau,
đặc biệt là vùng trung du phía Bắc.

14


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

CHương 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chúng tôi nghiên cứu là 16 giống đậu tương đang được gieo
trồng phổ biến ở vùng trung du phía Bắc Việt Nam.
Danh sách các giống đậu tương nghiên cứu
DT84: Hạt màu vàng, rốn hạt màu nâu nhạt, vỏ quả vàng. Khối lượng
1000 hạt (P1000) từ 160 - 220g. Năng suất từ 1,5 - 3,5 tấn/ha. Thời gian sinh
trưởng từ 85 - 90 ngày. Giống được trồng nhiều ở các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Quảng Ninh.
DT90: Hạt màu vàng bóng, rốn hạt màu trắng, vỏ quả xám. P1000 hạt
khoảng 180 - 270g. Năng suất từ 1,8 3,0 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 90 100 ngày. Giống được trồng phổ biến ở tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc.
DT96: Hạt màu vàng, rốn hạt màu trắng, vỏ quả xám. P1000 hạt khoảng
190 - 220g. Năng suất từ 1,8 - 3,2 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày.
Giống được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
VX92: Hạt màu vàng, rốn hạt màu nâu. P1000 hạt khoảng 140 - 150g.
Năng suất từ 1,3- 1,6 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 90 - 100 ngày. Giống được
trồng phổ biến ở tỉnh Quảng Ninh.
ĐVN5: Hạt màu vàng đẹp, rốn hạt màu nâu nhạt. P1000 hạt khoảng 165 175g. Năng suất từ 2,2 2,5 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng từ 84 - 88 ngày. Giống

được trồng nhiều ở tỉnh Hà Tây.
ĐVN6: Hạt màu vàng, rốn hạt màu nâu nhạt, vỏ quả xám. P1000 hạt
khoảng 160 170g. Năng suất từ 2,4 2,7 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 83 90 ngày. Giống được trồng phổ biến ở 2 tỉnh Quảng Ninh, Hà Tây.

15


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

V74: Hạt màu vàng, rốn hạt màu nâu. P1000 hạt khoảng 150 165g.
Năng suất từ 1,6 1,8 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày. Giống này
được trồng phổ biến ở tỉnh Vĩnh Phúc.
MA97: Hạt màu vàng, vỏ quả xám. P1000 hạt khoảng 155 170g. Năng
suất từ 1,6 1,8 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 85 95 ngày. Giống đang được
trồng thử nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc.
D140: Hạt màu vàng, vỏ quả xám. P1000 hạt khoảng 150 - 170g. Năng
suất từ 1,5 2,8 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 90 - 100 ngày. Giống đang được
trồng thử nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc.
D912: Hạt màu vàng, ruột vàng. P1000 hạt khoảng 170 180g. Năng suất
từ 1,7 1,9 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 90 97 ngày. Giống đang được
trồng thử nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc.
AK06: Hạt màu vàng sáng, vỏ hạt màu vàng, rốn hạt màu nâu. P1000 hạt
khoảng 155 - 160g. Năng suất từ 1,7 - 2,5 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng tuỳ
thuộc vào từng vụ. Vụ Hè: 81 88 ngày; vụ Đông: 85 90 ngày; vụ Xuân: 95
98 ngày. Giống được trồng phổ biến ở 2 tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ.
ĐT12: Hạt màu vàng, rốn hạt màu nâu, vỏ quả xám. P1000 hạt khoảng
170 - 190g. Năng suất từ 1,4 2,3 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 71 80 ngày,
trung bình khoảng 75 ngày. Giống được trồng phổ biến ở các tỉnh Phú Thọ, Hà

Tây, Quảng Ninh.
ĐT22 4: Hạt màu vàng, vỏ quả màu xám. P1000 hạt khoảng 155
170g. Năng suất từ 1,5 2,0 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 80 85 ngày.
Giống được trồng phổ biến ở tỉnh Vĩnh Phúc.
ĐT26: Hạt màu vàng, vỏ quả xám. P1000 hạt khoảng 145 160g. Năng
suất từ 1,6 1,8 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 85 90 ngày. Giống đang được
trồng thử nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc.

16


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Đ2501: Hạt màu vàng bóng, vỏ quả xám. P1000 hạt khoảng 160 170g.
Năng suất từ 1,4 1,7 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 86 90 ngày. Giống đang
được trồng thử nghiệm ở tỉnh Vĩnh Phúc.
QX số 1: Hạt màu vàng, vỏ quả xám. P1000 hạt khoảng 155 175g. Năng
suất từ 1,6 1,8 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng từ 88 92 ngày. Giống được trồng
phổ biến ở tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.2.1.1. Trong phòng thí nghiệm
Hạt đậu tương được gieo vào các khay nhựa có lót giấy thấm giữ ẩm. Chọn
hạt đều không lép, không thối, mỗi mẫu thí nghiệm tương ứng với mỗi giống
gieo 40 hạt, nhắc lại 3 lần. Tưới nước hàng ngày đồng đều ở các mẫu. Toàn bộ
các khay thí nghiệm được đặt ở nhiệt độ trong phòng. Sau khi nảy mầm được
một ngày chúng tôi bắt đầu theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu.
2.2.1.2. Ngoài đồng ruộng

Diện tích thí nghiệm là 360 m2 thuộc vùng đất bạc màu Xuân Hoà - Phúc
Yên Vĩnh Phúc, và được chia thành 60 ô, mỗi ô 6 m2.
Lựa chọn hạt giống tốt, gieo trên các ô thí nghiệm. Mỗi giống lặp lại 3 lần
(mật độ 40 cây/m2), chế độ chăm sóc bảo đảm tính đồng đều giữa các giống.
Khi đậu tương có 3 lá thật, chúng tôi đánh dấu 10 mẫu tương ứng với 10
cây trên mỗi ô và tiến hành theo dõi chiều cao của cây vào các giai đoạn khác
nhau của cây đậu tương thời kì cây non (4 lá và 6 lá), thời kì ra hoa, thời kì quả
non, thời kì quả chắc, thời kì quả già.
Khi quả chín chúng tôi tiến hành thu hoạch trên toàn bộ ô để tính năng
suất.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.2.1. Sự sinh trưởng của mầm
Sự sinh trưởng của rễ mầm: dùng thước milimet đo chiều dài rễ mầm từ cổ
rễ đến chóp rễ. Thời gian đo là ngày thứ 2; thứ 4; thứ 6; thứ 8 sau khi hạt nảy
mầm.
Sự sinh trưởng của thân mầm: dùng thước milimet đo chiều dài thân mầm
từ cổ rễ đến chồi mầm. Thời gian đo là ngày thứ 2; thứ 4; thứ 6; thứ 8 sau khi hạt
nảy mầm.
Khối lượng tươi của mầm: được xác định trên cân điện Sartorius. Thời
gian cân là ngày thứ 8 sau khi hạt nảy mầm.
Khối lượng khô của rễ mầm được xác định sau khi sấy mầm ở nhiệt độ
1050C đến khối lượng không đổi.

2.2.2.2. Sự sinh trưởng chiều cao cây đậu tương
Tiến hành chọn những cây đại diện cho mỗi giống ở những vị trí khác
nhau, tiến hành đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng, mỗi giống đo 30 cây chia đều
cho 3 lô. Mỗi lần đo cách nhau 10 ngày, bắt đầu đo sau khi gieo 15 ngày
2.2.2.3. Các chỉ tiêu về năng suất
- Số quả/cây: tiến hành đếm số quả trên cây thuộc 3 lô. Mỗi lô 3 cây.
- Khối lượng 1000 hạt (gam): lấy ngẫu nhiên 1000 hạt (không lép, không
thối) đem cân bằng cân phân tích.
- Năng suất (kilogam/ô thí nghiệm): tiến hành thu hái trên toàn bộ ô để
tính năng suất.
2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu thực nghiệm được xử lí và đánh giá theo phương pháp toán học
thống kê trên máy tính để đảm bảo độ chính xác qua các thông số sau:

18


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

n

X



Xi X

i 1


X




2

Nếu n 30

n 1
n

i

X



2

i 1

Nếu n 30

n

Sai số trung bình số học m
Hệ số biến động CV %


(trong đó n là số lần nhắc lại)

n

n

Độ lệch chuẩn

i

i 1

Giá trị trung bình số học X


n


100%
X

Độ chính xác của thí nghiệm m%

19

m 100
X


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Chương 3
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Sự sinh trưởng của mầm đậu tương
Sự sinh trưởng của mầm đậu tương trong giai đoạn đầu là một quá trình
quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây sau này.
3.1.1. Sinh trưởng của rễ mầm
Rễ là cơ quan hút nước và muối khoáng chủ yếu cho cây. Rễ đậu tương
thuộc loại rễ cọc do rễ mầm phát triển thành. Sự sinh trưởng của rễ mầm tạo tiền
đề cho sự phát triển của hệ rễ sau này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
động thái sinh trưởng của rễ mầm bằng cách đo chiều dài rễ mầm, chúng tôi tiến
hành đo 3 mầm ở mỗi lần nhắc lại của mỗi giống, sau đó lấy giá trị trung bình.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bày trong bảng 3.1 và
hình 3.1
Qua bảng 3.1 và hình 3.1 ta thấy: trong quá trình thí nghiệm, chiều dài rễ
mầm của các mẫu giống đều tăng theo thời gian cụ thể như sau:
Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 2 sau khi hạt nảy mầm, sự sinh trưởng chiều
dài rễ mầm của 16 giống đậu tương tương đối đồng đều (dao động từ 9,67
11,33mm). Trong đó giống DT96. D140, ĐT26 có sự sinh trưởng mạnh hơn cả.
Thấp nhất là giống DT84, ĐVN6, các giống còn lại ở mức trung gian.
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi hạt nảy mầm, sự sinh trưởng rễ mầm
nhanh nhất, chiều dài rễ mầm sinh trưởng dao động từ 24,78 32,99 mm. ở giai
đoạn này, sự sinh trưởng của các giống có sự thay đổi so với giai đoạn trước , các
giống VX92, D912, MA97, AK06 có rễ mầm sinh trưởng vượt lên thuộc nhóm
có sự sinh trưởng mạnh. Trong đó giống VX92 có sự sinh trưởng mạnh hơn cả
(11,06 mm/ngày). Thấp nhất là giống QX số 1 (7,11 mm/ngày).

20



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 sau khi hạt nảy mầm, sự sinh trưởng rễ mầm
chậm lại, chiều dài rễ mầm đạt từ 29,98 45,21 mm.
Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 sau khi hạt nảy mầm, rễ mầm đậu tương tiếp
tục tăng nhưng rất chậm, chiều dài trung bình của rễ mầm đạt từ 31,06
46,71mm.
Như vậy qua 8 ngày theo dõi sự sinh trưởng của rễ mầm đậu tương trong
dung dịch nước cất chúng tôi nhận thấy rằng:
Thứ nhất là, trong 16 giống đậu tương nghiên cứu thì DT84, MA97 là 2
giống có rễ mầm sinh trưởng nhanh nhất, mặc dù ở ngày thứ 2 sau khi nảy mầm
các giống này chỉ sinh trưởng bình thường so với các giống khác, còn DT96,
D140 có rễ mầm sinh trưởng chậm nhất tuy ở giai đoạn đầu có sự sinh trưởng
nhanh.
Thứ hai là, nhìn chung rễ mầm sinh trưởng nhanh nhất từ ngày thứ 2, giảm
dần từ ngày thứ 4 và sinh trưởng chậm từ ngày thứ 6 sau khi nảy mầm. Điều này
có thể được lý giải như sau: từ ngày thứ 2 trong quá trình nảy mầm, các biến đổi
sinh lý, sinh hoá trong hạt diễn ra mạnh nhất, quá trình hô hấp của hạt tăng lên
mạnh mẽ, các chất dự trữ được phân giải để tổng hợp các tế bào mới có khả năng
phân chia mạnh mẽ giúp cho rễ mầm dài ra một cách nhanh chóng. Nhưng từ
ngày thứ 6 sau khi nảy mầm thì ở rễ bắt đầu có sự phân hoá để tạo rễ phụ nên sự
sinh trưởng của rễ mầm chậm lại.

21



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Bảng 3.1. Động thái sinh trưởng của rễ mầm đậu tương
Đơn vị: mm

Chiều dài rễ mầm
Giống

Ngày thứ 2 Ngày thứ 4

Ngày thứ 6

Ngày thứ 8

Xm

Xm

Xm

Xm

DT84

9,67 0,47

28,11 0,87


45,21 2,31

46,71 3,63

DT90

11,00 0,65 26,22 1,15

34,08 2,53

37,25 3,45

DT96

11,22 0,64 27,33 1,56

29,98 2,73

31,06 3,33

VX92

10,33 0,67 32,44 1,03

41,17 2,68

42,24 3,19

ĐVN5


10,67 0,41 26,89 0,92

35,03 2,67

36,6 3,52

ĐVN6

9,67 0,33

29,56 0,90

37,78 2,49

40,26 3,68

10,11 0,84 29,11 0,82

36,69 2,53

37,81 3,27

V74
MA97

10,44 0,34 31,56 0,92 44,46 2,41 46,31 3,53

D140

11,33 0,33 26,89 1,25


32,57 2,82

33,97 3,72

D912

11,00 0,69 32,89 0,96

43,19 2,63

45,57 3,47

AK06

10,89 0,42 31,00 1,07

40,37 2,39

43,18 3,43

ĐT12

10,56 0,44 29,22 0,89

42,15 2,41

46,58 3,72

ĐT22 - 4 10,67 0,53 30,22 0,92

ĐT26 11,22 0,28 30,43 1,13

39,99 2,36

41,33 3,56

41,07 2,82

44,83 3,36

11,00 0,33 27,78 0,74

38,87 2,47

40,09 3,52

Đ2501

QX số 1 10,56 0,34 24,78 0,76

22

34,44 2,42 35,87 3,45


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Hình 3.1. Động thái sinh trưởng của rễ mầm đậu tương

3.1.2. Sinh trưởng của thân mầm
Cũng như rễ mầm, sự sinh trưởng của thân mầm đậu tương rất quan trọng,
tạo nên tiền đề cho sự sinh trưởng, phát triển của cây sau này.
Kết quả nghiên cứu về động thái sinh trưởng của thân mầm được trình bày
ở bảng 3.2 và hình 3.2.

23


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Bảng 3.2. Động thái sinh trưởng của thân mầm đậu tương
Đơn vị: mm

Chiều dài thân mầm
Ngày thứ 2

Ngày thứ 4

Ngày thứ 6

Ngày thứ 8

Xm

Xm

Xm


Xm

DT84

8,56 0,47

18,11 0,87

43,11 4,40

51,10 4,7 0

DT90

6,00 0,50

16,22 1,15

52,22 3,55

56,23 3,86

DT96

7,22 0,66

17,33 1,56

50,56 5,43


58,56 4,79

VX92

9,89 0,72

21,44 1,03

84,22 2,12

89,19 2,33

ĐVN5

9,00 0,55

16,89 0,92

79,44 4,75

83,36 5,27

ĐVN6

9,44 0,63

19,56 0,90

65,56 4,03


71,89 4,23

10,44 0,50 19,11 0,82

47,22 2,65

60,12 2,87

Giống

V74
MA97

10,56 0,34 21,56 0,94 78,33 4,79 85,21 5,43

D140

7,44 0,63

16,89 1,25

62,78 4,01

71,75 4,26

D912

10,11 0,68 22,89 0,96


67,22 3,92

74,08 4,17

AK06

10,22 0,43 21,00 1,07

38,33 2,04

45,63 2,47

ĐT12

9,00 0,5 0 20,22 0,92

78,89 5,26

82,87 5,76

ĐT22 - 4

9,00 0,62

19,22 0,89

81,11 2,47

85,37 2,68


ĐT26

9,22 0,55

20,44 1,00

70,00 4,08

75,83 4,11

Đ2501

9,89 0,72

17,78 0,74

71,67 3,89

79,01 4,62

QX số 1

8,00 0,71

14,78 0,76

34,44 2,42 45,37 2,58

24



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết Nga - K29A Sinh

Hình 3.2. Động thái sinh trưởng của thân mầm đậu tương
Qua bảng 3.2 và hình 3.2 chúng ta thấy:
Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 2 sau khi hạt nảy mầm, sự sinh trưởng
của thân mầm thấp (dao động từ 6 10,56 mm) nhưng tương đối đồng đều ở các
giống. Trong 16 giống nghiên cứu thì V74, MA97, D912 có thân mầm sinh
trưởng nhanh nhất, thấp nhất là giống DT90, các giống còn lại ở mức trung gian.
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi hạt nảy mầm, thân mầm đậu tương
có sự tăng nhanh về chiều dài. Chiều dài thân mầm dao động từ 14,78 22, 89
mm. Trong 16 giống nghiên cứu thì VX92, D912, ĐT12, ĐT26 là những giống
có sự sinh trưởng của thân mầm cao hơn cả, thấp nhất là QX số 1.
Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 sau khi hạt nảy mầm, thân mầm đậu tương
vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh về chiều dài. Chiều dài thân mầm dao động từ
34,44 84,22 mm. Giống VX92, ĐVN5, ĐT22 4 là những giống có sự sinh
trưởng thân mầm mạnh nhất, và thấp nhất ở các giống DT84, AK06, QX số 1
(bảng 1).
Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 sau khi hạt nảy mầm, sự sinh trưởng chiều
dài thân mầm đậu tương vẫn tăng nhưng không nhanh như giai đoạn trước, chiều
dài thân mầm đạt từ 45,37 89,19 mm. Trong đó, V74 đã vượt lên dẫn đầu về sự

25


×