Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Anh chị hãy tìm đọc, phân tích 1 lý thuyết nào đó trong lĩnh vực tài chính có liên quan đến đầu tư chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.48 KB, 16 trang )

Anh chị hãy tìm đọc, phân tích 1 lý thuyết nào đó trong lĩnh vực tài
chính có liên quan đến đầu tư chứng khoán
1. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern portfolio theory): được Harry
Markowitz giới thiệu vào những năm 1950
Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đề nghị rằng các nhà tư có thể tối thiểu hóa rủi
ro thị trường cho một mức tỷ suất sinh lợi kỳ vọng bằng việc xây dựng một danh mục đầu
tư đã được đa dạng hóa. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại nhấn mạnh tính đa dạng hóa
của danh mục so với việc lựa chọn các chứng khoán riêng lẻ. Markowitz đã nói đến việc
lựa chọn các cổ phần không di chuyển cùng chiều với nhau thì nhà đầu tư có thể làm giảm
độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi như thế nào. Nhưng ông không dừng lại ở đó mà ông còn
phát triển các nguyên lý cơ bản về xây dựng danh mục.
Một kiểu đơn giản hóa của lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại là “đừng bỏ tất cả
trứng vào một cái giỏ”. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đã thiết lập khái niệm “đường
biên hiệu quả”. Một danh mục hiệu quả là một danh mục mà với mức tỷ suất sinh lợi kỳ
vọng cho sẵn thì có rủi ro là thấp nhất. Rủi ro cao hơn sẽ đi kèm với tỷ suất sinh lợi kỳ
vọng cao hơn.
Để xây dựng được một danh mục đầu tư thích hợp với lý thuyết danh mục đầu tư
hiện đại, các nhà đầu tư phải định giá các hiệp phưong sai giữa các lớp tài sản cũng như là
đặc tính rủi ro/tỷ suất sinh lời mỗi tài sản. Lý thuyết danh mục hiện đại cho chúng ta một
phưong pháp đầu tư có kỷ luật mang tính khoa học bởi vậy mà nó vẫn được sử dụng rộng
rãi cho đến ngày nay.
1
2. Mô hình ACPM
Định nghĩa
Mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM) là mô hình mô
tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng
của một chứng khoán bằng lợi nhuận không rủi ro (risk-free) cộng với một khoản bù đắp
rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó. Còn rủi ro không toàn hệ
thống không được xem xét trong mô hình này do nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu
tư đa dạng hoá để loại bỏ loại rủi ro này.
Mô hình CAPM do William Sharpe phát triển từ những năm 1960 và đã có được


nhiều ứng dụng từ đó đến nay. Mặc dù còn có một số mô hình khác nỗ lực giải thích động
thái thị trường nhưng mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và có khả
năng ứng dụng sát thực với thực tiễn. Cũng như bất kỳ mô hình nào khác, mô hình này
cũng chỉ là một sự đơn giản hoá hiện thực bằng những giả định cần thiết, nhưng nó vẫn
cho phép chúng ta rút ra những ứng dụng hữu ích.
Giả định
Lý thuyết về mô hình CAPM và ứng dụng của nó dựa trên một số các giả thiết quan
trọng về thị trường chứng khoán và thái độ của nhà đầu tư như sau:
- Các nhà đầu tư nắm giữ danh mục chứng khoán đa dạng hóa hoàn toàn. Do đó
những đòi hỏi về tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư bị tác động chủ yếu bởi rủi ro hệ thống của
từng chứng khoán chứ không phải là rủi ro tổng thể.
- Các chứng khoán được trao đổi tự do trong thị trường cạnh tranh là thị trường mà
các thông tin về một công ty nào đó và triển vọng của công ty này là công khai đối với các
nhà đầu tư.
- Các nhà đầu tư có thể vay nợ và cho vay với lãi suất phi rủi ro và lãi suất này liên
tục không đổi theo thời gian.
2
- Không có chi phí cho việc mua và bán chứng khoán.
- Không có thuế.
- Tất cả các nhà đầu tư thích lựa chọn chứng khoán có tỷ suất sinh lợi cao nhất
tương ứng với mức độ cho trước của rủi ro hoặc số lượng rủi ro thấp nhất với mức sinh lợi
cho trước.
- Tất cả các nhà đầu tư có kỳ vọng thuần nhất liên quan đến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng,
phương sai và hiệp phương sai.
Nội dung
Quan hệ giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận thị trường - Đường đặc thù sản
phẩm
Đường đặc thù chứng khoán là đường thẳng mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận của
một chứng khoán cá biệt với lợi nhuận của danh mục đầu tư thị trường. Danh mục đầu tư
thị trường được lựa chọn theo từng loại thị trường, ví dụ ở Mỹ người ta chọn S&P 500

Index (S&P 500) trong khi ở Canada người ta chọn Toronto Stock Exchange 300 Index
(TSE 300). Ở đây lấy ví dụ minh hoạ đường đặc thù chứng khoán giữa cổ phiếu của
Remico, Ltd. so với danh mục thị trường TSE 300. Giả sử lợi nhuận của cổ phiếu Remico
và danh mục thị trường TSE 300 ứng với bốn tình huống khác nhau tùy theo hai tình trạng
nền kinh tế như sau:
Tình huống Nền kinh tế Lợi nhuận thị trường Lợi nhuận của Remico
I Tăng trưởng 15% 25%
II Tăng trưởng 15% 15%
III Suy thoái -5% -5%
IV Suy thoái -5% -15%
3
Trong ví dụ này ứng với hai tình huống của nền kinh tế tăng trưởng và suy thoái lợi
nhuận thị trường lần lượt là 15 và 5% nhưng lợi nhuận của Remico có thể xảy ra bốn
trường hợp 25, 15, – 5 và – 15%. Giả sử xác suất xảy ra tình trạng nền kinh tế tăng trưởng
và suy thoái bằng nhau, chúng ta có:
Tình trạng kinh tế Lợi nhuận thị trường Lợi nhuận kỳ vọng của Remico
Tăng trưởng 15% (25x0,5) + (15x0,5) = 20%
Suy thoái - 5% (-5x0,5) + (-15x0,5) = -10%
Hệ số β được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu cá
biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường. Trong ví dụ chúng
ta đang xem xét hệ số β bằng tỷ số giữa mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu Remico, ứng
với tình trạng kinh tế tăng trưởng và tình trạng kinh tế suy thoái, và mức độ biến động lợi
nhuận thị trường, ứng với hai tình trạng kinh tế trên:
5,1
20
30
)5(15
)10(20
==
−−

−−

ta có thể tính
β
4
. Cho nên, β được xem như là hệ số đo lường rủi ro của chứng khoán. Hệ số β =1
được định nghĩa như là hệ số β của danh mục thị trường.
Ước lượng β trên thực tế
Như đã nói β là hệ số đo lường rủi ro của chứng khoán. Trên thực tế các nhà kinh
doanh chứng khoán sử dụng mô hình hồi qui dựa trên số liệu lịch sử để ước lượng β. Ở các
nước có thị trường tài chính phát triển có một số công ty chuyên xác định và cung cấp
thông tin về hệ số β. Chẳng hạn ở Mỹ người ta có thể tìm thấy thông tin về β từ các nhà
cung cấp dịch vụ là Value Line Investment Survey, Market Guide và Standard & Poor’s
Stock Reports. Ở Canada thông tin về β do Burns Fry Limited cung cấp
Quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
Lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng biến với rủi ro của chứng
khoán đó, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán rủi ro cao có lợi nhuận cao và ngược
5
lại. Hay nói khác đi, nhà đầu tư giữ chứng khoán có rủi ro cao chỉ khi nào lợi nhuận kỳ
vọng đủ lớn để bù đắp rủi ro. Phần trước chúng ta đã nói β là hệ số dùng để đo lường rủi ro
của một chứng khoán. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán có quan hệ đồng
biến với hệ số β của nó.
Giả sử rằng thị trường tài chính hiệu quả và nhà đầu tư đa dạng hoá danh mục đầu
tư sao cho rủi ro không toàn hệ thống không đáng kể. Như vậy, chỉ còn rủi ro toàn hệ
thống ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu. Cổ phiếu có beta càng lớn thì rủi ro càng cao,
do đó, đòi hỏi lợi nhuận cao để bù đắp rủi ro. Theo mô hình CAPM mối quan hệ giữa lợi
nhuận và rủi ro được diễn tả bởi công thức:
ffm
r)rr(r
+−×β=


Trong đó:
r
f
là lợi nhuận không rủi ro,
r
m
là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục thị trường
β là hệ số beta của cổ phiếu.
ffm
r)rr(r
+−×β=
biểu diễn nội dung mô hình CAPM, có dạng hàm số bậc nhất y
= b + ax với biến phụ thuộc ở đây là r, biến độc lập là β và hệ số góc là rm - rf . Về mặt
hình học, mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng cổ phiếu và hệ số rủi ro beta được biểu diễn
bằng đường thẳng có tên gọi là đường thị trường chứng khoán SML (security market line).
Hình dưới đây mô tả quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán với hệ số β của nó.
6

×