Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************
BÙI THỊ DUNG
VĂN THUYẾT MINH VÀ DẠY TẠO LẬP
VĂN BẢN THUYẾT MINH Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
HÀ NỘI - 2010
Khãa luËn tèt nghiÖp
1
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Những năm gần đây nền giáo dục Việt Nam đang có những thay
đổi nhất định. Sự thay đổi ấy là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành xây
dựng lại nội dung chương trình cho tất cả các môn học ở tất cả các cấp học và
bậc học. Không là ngoại lệ, phân môn Làm văn ở trường trung học phổ thông
cũng có nhiều thay đổi. Khác với nội dung Làm văn chương trình trước đây,
nội dung phân môn Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay giới
thiệu rất nhiều kiểu văn bản, trong đó có văn bản thuyết minh – một kiểu văn
bản còn khá mới mẻ.
1.2. Thuyết minh là một trong những phương thức biểu đạt quan trọng
trong đời sống con người, tồn tại bên cạnh những phương thức biểu đạt khác
như: tự sự, miêu tả, nghị luận... Nó được sử dụng phổ biến trong giao tiếp
nhằm phục vụ những nhu cầu trao đổi thông tin của con người ví dụ một
người kĩ sư giới thiệu một giống lúa mới. Vì vậy việc triển khai nội dung dạy
học VBTM là rất thiết thực. Đó là cơ sở giúp giáo viên có thể rèn luyện cho
học sinh khả năng xây dựng được bài văn thuyết minh khi có nhu cầu giới
thiệu một vấn đề gì đó của đời sống cho mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, để có thể tạo lập được những văn bản thuyết minh có giá trị
thì học sinh cần nắm được những kĩ năng cơ bản để tạo lập VBTM. Để đáp
ứng yêu cầu trên, SGK từ lớp 8 đến lớp 10 đã giới thiệu những kiến thức, kĩ
năng cơ bản nhằm đáp ứng được mục tiêu rèn cho HS kĩ năng tạo lập những
bài văn thuyết minh hay, có giá trị.
Song, vấn đề ở đây là xuyên suốt chương trình Ngữ văn 8 đến Ngữ
văn10 những kiến thức, kĩ năng trang bị cho HS tạo lập chỉ mang tính chất
chung chung, chưa cụ thể đến vấn đề tạo lập VBTM.
Khãa luËn tèt nghiÖp
2
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
1.3. Là một sinh viên sư phạm Ngữ văn, tương lai sẽ trở thành người
giáo viên tham gia vào công tác ở trường THPT, thực hiện đề tài này người
viết muốn hướng dẫn HS tạo lập VBTM có giá trị, chúng tôi nhận thấy thực
hiện đề tài này là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Văn thuyết
minh và dạy tạo lập VBTM ở trường THPT”.
2. Lịch sử vấn đề
Để nghiên cứu dạy tạo lập VBTM, chúng tôi tìm hiểu các công trình đã
nghiên cứu về VBTM:
2.1. Nhóm tác giả Lê A, Nguyễn Trí trong cuốn “Làm văn” Sách giáo
trình đào tạo GV hệ Cao đẳng sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục 2001, đã giới
thiệu khái quát về VBTM, về hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản của kiểu bài
thuyết minh. Đồng thời trong công trình này các tác giả cũng đã dành một số
trang để giới thiệu những kiểu bài thuyết minh thường gặp trong cuộc sống.
Tuy nhiên, công trình này lại chưa đề cập đến dạy tạo lập văn bản thuyết
minh.
2.2. Cũng bàn về VBTM, song trong chương trình “Làm văn” 11(SGK
thực nghiệm ban Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên) các nhà biên soạn đã
trình bày định nghĩa về VBTM và giới thiệu một số kiểu bài thuyết minh
thường gặp. Đồng thời SGK còn nêu lên những yêu cầu của một bài giới thiệu
thuyết minh và cách viết một bài văn thuyết minh. Mặc dù vậy, lượng kiến
thức và kĩ năng đó cẫn chỉ mang tính khái quát và sơ lược do thời lượng dạy
học một tiết ở phổ thông chi phối. Trong cuốn sách này, vấn đề dạy tạo lập
VBTM chưa được các tác giả đề cập.
2.3. Chương trình Ngữ văn 8, 9, 10 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bước
đầu giới thiệu các phương pháp thuyết minh, các biện pháp nghệ thuật trong
Khãa luËn tèt nghiÖp
3
Bùi Thị Dung K32D- Ngữ văn
VBTM v nhng c im c bn ca VBTM. Song, vn dy to lp
VBTM vn cũn m nht, cha c tng minh hoỏ.
2.4. Trong cun Hng dn Tp lm vn 8, tỏc gi V Nho ó a ra
cỏch lm mt bi vn thuyt minh, ngoi tri thc v qui trỡnh ca bi vn
thuyt minh tỏc gi cng ch ra mt s phng phỏp thuyt minh cú th s
dng khi to lp kiu vn bn ny.
2.5. Trong giỏo trỡnh Lm vn, PGS.TS Ngc Thng (ch biờn)
cỏc tỏc gi ó cp khỏi nim VBTM, c im c bn caVBTM v cỏc
phng phỏp thuyt minh.
Nh vy, cú th núi rng: Trong cỏc cụng trỡnh y, hu ht cỏc nh
nghiờn cu u cp nhng kin thc v k nng xõy dng VBTM song cỏc
cụng trỡnh vn cha trỡnh by mt cỏch c th v dy to lp VBTM.
3. Mc ớch nghiờn cu
Gúp phn xõy dng quy trỡnh to lp VBTM trng THPT.
4. Nhim v nghiờn cu.
- Nghiờn cu c im vn thuyt minh.
- Xõy dng quy trỡnh dy to lp VBTM.
- Vn dng cỏc tri thc ú vo thc tin dy hc trng THPT.
5.1 i tng v phm vi nghiờn cu
5.1. i tng
- Hot ng dy to lp VBTM
5.2. Phm vi nghiờn cu
- Th loi: VBTM trng THPT
- T liu: s dng ting vit.
6. Phng phỏp nghiờn cu
6.1. Phng phỏp nghiờn cu lớ thuyt.
6.1.1. Phng phỏp h thng hoỏ lớ thuyt.
Khóa luận tốt nghiệp
4
Bùi Thị Dung K32D- Ngữ văn
6.1.2. Phng phỏp phõn tớch.
6.1.3. Phng phỏp so sỏnh i chiu.
6.2. Phng phỏp thc nghim.
7. úng gúp ca khoỏ lun
- Lớ lun: B sung, hon thin c s lớ lun khoa hc ca vn VBTM
v dy to lp VBTM Trng THPT.
- Thc tin: Nõng cao cht lng hiu qu dy hc VBTM.
8. B cc ca khoỏ lun
Ngoi phn M u, Kt lun v Ti liu tham kho, khoỏ lun tt
nghip gm 3 chng:
Chng 1: Vn thuyt minh
Chng 2: Dy to lp VBTM trng THPT
Chng 3: Thc nghim dy to lp VBTM trng THPT.
Khóa luận tốt nghiệp
5
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VĂN THUYẾT MINH
1.1. Khái niệm văn bản
Trong nhà trường THPT, khái niệm văn bản là một khái niệm hết sức
trọng yếu. Văn bản là đối tượng của việc dạy học đọc- hiểu (giải mã VB) và
cũng là đối tượng của dạy tạo lập VB. Phải nắm vững đối tượng cần giải mã
và tạo lập thì người dạy, người học mới xác định được cách thức tìm hiểu và
tạo lập nó. Mục đích của làm văn là giúp HS có những hiểu biết về một số
kiểu VB thông dụng và quan trọng hơn là biết tạo ra các VB ấy.
Từ trước đến nay, đã có nhiều định nghĩa về VB:
Trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt”(1985) G.S Trần
Ngọc Thêm viết: “Nói một cách chung nhất thì VB là một hệ thống mà trong
đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu-phần tử, trong hệ thống VB
còn có cấu trúc VB nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và
liên hệ ấy” [14, 19].
Trong số các VB, những VB nào có đủ cả liên kết hình thức, liên kết
chủ đề và liên kết logic sẽ được gọi là các VB điển hình. Loại văn bản này
chiếm một đa số tuyệt đối và tạo nên phần trung tâm của khái niệm văn bản.
Như vậy, có thể thấy G.S Trần Ngọc Thêm quan niệm VB phải có sự
liên kết thể hiện trên ba bình diện quan trọng đó là hình thức tổ chức, nội
dung thể hiện và sự sắp xếp theo một trình tự nhất định.
Cuốn “Từ điển thuật ngữ và lí luận văn học 2”(1991) xác định thuật
ngữ VB với sự phân biệt các nghĩa sau đây:
Khãa luËn tèt nghiÖp
6
Bùi Thị Dung K32D- Ngữ văn
a, Phn t ng thc t ca mt cun sỏch trong nguyờn bn hoc trong
hỡnh thc t chc ó chuyn dch cú s thay i nht nh.
b, Mt cun sỏch vit bng ngụn t.
c, Phn chớnh ca mt ti(ch ) mt cun sỏch c tỏch ra t
nhng ghi chỳ, bỡnh lun, chỳ gii, bng biu, mc lc hoc mt on ngn
rỳt t Kinh thỏnh nh ti, ch hoc bi thuyt giỏo.
Theo T in thut ng ngụn ng hc(1996): VB l chun cỏc n v
kớ hiờu ngụn ng lm thnh mt th thng nht bng mi liờn h ý ngha m
thuc tớnh c bn ca nú l s hon chnh v hỡnh thc v ni dung; sn phm
li núi c nh hỡnh di dng ch vit hoc in n.
õy ta thy cú s gp g, cựng quan im vi G.S Trn Ngc Thờm
ú l xỏc nh VB phi cú s hon chnh v mt hỡnh thc v ni dung. Tuy
nhiờn T in thut ng ngụn ng hc cú s m rng hn ng thi khng
nh VB c to thnh t chui cỏc n v cú ngha v l sn phm ca li
núi c mó hoỏ.
Cun T in bỏch khoa Vit Nam tp 4 (2005) nh ngha v VB
nh sau:
VB l mt chnh th trờn cõu, gm mt chui cỏc cõu, on vn c
cu to theo qui tc ca mt ngụn ng, to nờn thụng bỏo cú tớnh h thng.
Tuy phỏt biu theo nhiu cỏch khỏc nhau, nhng nhỡn chung khỏi nim
VB c hiu trờn hai bỡnh din ngha rng v ngha hp:
Theo ngha rng, VB l bt c chui kớ hiu no cú kh nng tim
tng cú th c ra ngha c, bt k cú do kớ hiu ngụn ng to thnh hay
khụng. Do ú, mt nghi thc, mt iu mỳa, mt nột mt, mt bi th.... u
c gi l VB.
Khóa luận tốt nghiệp
7
Bùi Thị Dung K32D- Ngữ văn
Theo ngha hp, VB l sn phm ca li núi c nh hỡnh di dng
ch vit hoc in n. Cỏch hiu ny c coi l cỏch hiu truyn thng, lu
hnh trong nhiu ti liu.
Tuy nhiờn, do yờu cu rốn luyn k nng núi, dy v hc cỏch núi, cho
nờn trong nh trng ph thụng bờn cnh VB vit cn chỳ trng c VB núi.
Núi cng cn cú bi bn, cú u cú cui, cú b cc cht ch hp lớ...
Tt nhiờn nh ngha VB nh va nờu trờn l núi mt cỏch ngn gn.
hiu VB cht ch hn cn chỳ ý thờm cỏc iu kin khỏc i kốm. iu
kin ú l tớnh liờn kt (Cohesion), tớnh mch lc(Cohenrence).
Theo cỏch hiu ny, VB khụng phi l mt lot t, ng, cõu, on ri
rc chỳng phi cú tớnh liờn kt v tớnh mch lc.
minh ho cho nhng lớ thuyt va nờu trờn ta xột mt vớ d sau:
Chõn dung Lờ Lu
C xem cỏi tng mo, cỏi hỡnh dỏng, kiu cỏch bờn ngoi thỡ chng cú
ai ngh Lờ Lu l mt nh vn. Trụng anh nhụm nhoam, lum thum v lỳc
no cng tt t, nhch nhỏc nh mt gó th cy va t mt tha rung ngu
bựn no ú bc lờn. Gng mt, u túc, qun ỏo v ton b con ngi anh
nh ang to ra mựi bựn t, mựi nng giú, mựi bi bm ca mt vựng ũng
bói sụng Hng. Con ngi y cú p com lờ, c vt, m pht, kớnh gng
vng, giy Mụka, ngha l tt c nhng trang b, ph tựng ti tõn nht ca i
sng ụ th, thỡ trụng anh vn chng ra anh trớ thc cng chng ra ngi thnh
ph. Mc dự Lờ Lu sng H Ni, ly v con t kinh kỡ ny, ó tng
nn gút trờn nhiu ng ph ln th gii, hai ba ln sang M, nhng anh vn
l lc in ca t Khoỏi Chõu, Hng Yờn. Lờ Lu nh hũn gch x, hay núi
ỳng hn nh mt tng ỏ hc. ú l mt tng ỏ nguyờn khi, xự xỡ ca
thiờn nhiờn hoang dó m i sng hin i ụ th v nn vn minh th gii
Khóa luận tốt nghiệp
8
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
không thể đẽo gọt được, cũng không thể tác động vào được. Cái chất quê đặc
sệt này là cái duyên riêng của Lê Lựu, cũng là cái Lê Lựu hơn người....”
Ví dụ trên được coi là một VB, bởi nó hoàn chỉnh ba bình diện cơ bản:
hình thức tổ chức, nội dung thể hiện và trình tự sắp xếp. VB “Chân dung Lê
Lựu”, ta thấy các từ, câu, liên kết chặt chẽ với nhau; “Con người ấy có
“đắp”comlê, cà vạt, mũ phớt,... thì trông anh cũng chẳng ra anh trí thức cũng
chẳng ra người thành phố”.
Các từ ngữ, hình ảnh cùng trường nghĩa; nhôm nhoam, luộm thuộm,tất
tả, nhếch nhác, gã thợ cày, ngấu bùn, mùi nắng gió, mùi bụi bặm, gã lực điền,
hòn gạch xỉ.... Tất cả đều thể hiện chân dung Lê Lựu đời thường.
Nội dung VB đề cập chân dung Lê Lựu, không phải Lê Lựu của phồn
hoa mà Lê Lựu của đồng quê chất phác, đời thường với những chất quê đặc
sệt. Đó là vẻ riêng của ông và cũng là cái ông hơn người.
Trình tự sắp xếp các ý chặt chẽ, các ý, các câu sắp xếp theo một logic
nhất định. Mở đầu VB “Cứ xem cái tướng mạo, cái hình dáng kiểu cách bên
ngoài thì chẳng có ai nghĩ Lê Lựu là một nhà văn”. Câu trên phủ định Lê Lựu
là nhà văn nếu xem xét tướng mạo bề ngoài của ông. Các câu tiếp theo là lí lẽ,
dẫn chứng cho nhận định con người đời thường của Lê Lựu “trông anh nhôm
nhoam, luộm thuộm...” và câu kết VB: “Cái chất quê đặc sệt này là cái duyên
riêng của Lê Lựu, cũng là cái Lê Lựu hơn người...”. Câu đầu VB nhận định
con người đời thường, các câu tiếp theo là lí lẽ cho nhận định trên. Và câu kết
là nhận xét nâng cao con người đời thường Lê Lựu “duyên riêng”, “hơn
người”. Từ đó ta khẳng định VB “Chân dung Lê Lựu” viết theo hình thức
tổng phân hợp.
Khãa luËn tèt nghiÖp
9
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
Để nhận diện VB cần chú ý tiêu chí cơ bản: hình thức tổ chức, nội dung
thể hiện và trình tự sắp xếp hợp lí. Một ngôn bản toàn vẹn cần đảm bảo ba
tiêu chí trên và đó cũng là điều kiện cần và đủ của một VB .
Trên đây là khái niệm VB, đó là khái niệm chung và khái quát. Tuy
nhiên có nhiều kiểu VB khác nhau, mỗi kiểu VB được tạo nên từ những
phương thức biểu đạt khác nhau.
Phương thức biểu đạt được hiểu như là cách thức phản ánh và tái hiện
lại đời sống (thiên nhiên, xã hội, con người) của người viết, người nói. Mỗi
phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích ý đồ phản ánh, tái hiện nhất định
và được thực hiện bởi một thao tác chính nào đó.
Khi muốn giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm, tính chất nổi bật
của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh... làm cho đối tượng được nói
tới như hiện lên trước mắt người đọc thì người viết phải dùng động tác miêu
tả để phản ánh và tái hiện lại đời sống.
Căn cứ vào các phương thức biểu đạt, người ta chia ra các VB như sau:
VB tự sự, VB miêu tả, VB lập luận, VB biểu cảm, VB thuyết minh, VB ứng
dụng.
Nhìn vào các kiểu VB trên, ta thấy tên gọi các kiểu VB có khác so với
trước đây. Chẳng hạn: VB ứng dụng, một số nước khác gọi là VB thường
ngày, trước gọi là VB hành chính công vụ; VB lập luận trước gọi là VB nghị
luận; VB tự sự trước gọi là văn kể chuyện. Riêng VBTM là kiểu VB mới đưa
vào giảng dạy ở bậc Trung học cơ sở và lên bậc THPT HS tiếp tục được học
VBTM ở chương trình SGK Ngữ văn 10.
1.2.Văn thuyết minh
1.2.1. Khái niệm
Văn thuyết minh là một kiểu VB được sử dụng rất thông dụng trong
cuộc sống. Đó là loại VB được soạn thảo với mục đích trình bày, giới thiệu
Khãa luËn tèt nghiÖp
10
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
tính chất, cấu tạo, công dụng, lí do phát sinh, qui luật phát triển, biến hoá của
sự vật nhằm cung cấp những thông tin về các sự vật hiện tượng trong cuộc
sống tự nhiên và xã hội, hướng dẫn cho con người tìm hiểu và sử dụng chúng.
Nói một cách khác, văn thuyết minh là loại văn trình bày, giới thiệu, phổ biến
hoặc giải thích nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối tượng, cung cấp tri
thức về các hiện tuợng, sự vật trong tự nhiên và xã hội.
VD: “Bàn cờ vuông, con cờ tròn, phải có hai người mới đánh được.
Quân cờ chia làm hai bên đen đỏ, mỗi bên có 16 con, mỗi con đi một phép, ví
như tướng chỉ đi quanh trong cung, sĩ đi hoa chanh, tượng đi chữ điền, xe,
pháo đi ngang, đi dọc tuỳ ý, nhưng pháo phải cách một con mới được đánh.
Mã phải đi chữ nhật, sang hà mới được đi ngang.
Đánh cờ cũng vui thú, mà cũng nghĩ càng vô cùng. Đánh cờ được hai
người đối thủ thì nghĩ ngợi có khi nửa giờ được một nước, có người mê mẩn
đến nỗi quên ăn , quên ngủ” [15, 241].
Càng ngày văn thuyết minh càng trở nên gần gũi và thông dụng hơn
trong đời sống. Người kĩ sư giới thiệu với nông dân một giống lúa mới, người
đầu bếp giỏi thuyết trình một món ăn ngon, cô hướng dẫn viên giới thiệu về
một di tích lịch sử hay một danh lam thắng cảnh, người thày giáo giới thiệu
với HS một thí nghiệm vật lí, người bán hàng giới thiệu một sản phẩm...
Văn thuyết minh và các kiểu văn bản khác
Để nhận biết rõ đặc trưng của văn bản thì ta cần có sự đối sánh, phân
biệt với văn bản khác. Để hiểu rõ đặc trưng của VBTM ta có thể phân biệt
văn thuyết minh với VB tự sự, nghị luận và biểu cảm. Mỗi kiểu VB có mục
đích và yêu cầu riêng.
Tự sự là kiểu VB dùng để trình bày sự việc, nhân vật gắn nhiều với các
yếu tố hư cấu và tưởng tượng bịa như thật. Sự việc trong tự sự thường được
kể theo một trình tự nhất định.
Khãa luËn tèt nghiÖp
11
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
VB nghị luận là kiểu VB dùng để trình bày tư tưởng, ý kiến, quan
điểm, thái độ của người viết một cách trực tiếp. Để thuyết phục người đọc về
ý kiến, quan điểm của mình đã nêu ra, người viết bài nghị luận thường nêu
các luận điểm, luận cứ và sử dụng các thao tác lâp luận.
VB biểu cảm là kiểu VB dùng để bộc lộ tư tưởng tình cảm và thái độ
của người viết trước một đối tượng, sự vật hay sự việc nào đó. Trong văn biểu
cảm thường xuất hiện cái tôi trữ tình công khai nói lên tình cảm, suy nghĩ của
người viết. Thơ trữ tình là thể loại tiêu biểu nhất cho phương thức biểu cảm
nhưng không phải là duy nhất. Ngoài thơ trữ tình các VB văn xuôi, thể kí đều
sử dụng phương thức biểu cảm. Vì ở đó tác giả cũng thường trực tiếp bày tỏ
tình cảm, suy nghĩ của mình.
VD1:
Tự sự
Mẹ lạnh lắm phải không ?
"Vào một đêm giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến một
nhà người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một
con mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ bỗng trượt chân chúi
về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi
xa hơn được nữa. Chị bò phía bên dưới cầu.
Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì
ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn
quanh mình đứa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi
tìm thấy một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.
Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe
bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà nghe một tiếng khóc yếu
ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà nhìn thấy một đứa bé nhỏ
xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng. Bà đem đứa bé về
và nuôi dưỡng. Khi lớn lên cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện
Khãa luËn tèt nghiÖp
12
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
đã tìm thấy mình. Vào một lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ mười hai,
cậu bé nhỏ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bé bảo
mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyền. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi
đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ
khi ccậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình. " Chắc là cậu bé
không cởi bỏ tất cả - Bà mẹ nuôi nghĩ - Cậu bé lạnh cóng". Song cậu bé đã
tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc
đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ và cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh
hơn con lúc này, phải không mẹ?" [15, 245].
Và cậu bé òa khóc.
VD2:
Nghị luận
Đạo đức và luân lí
Xưa nay ta học, chỉ học ngoài miệng thôi, ít khi chịu tách bạch cho
phân minh từng nghĩa nên nhiều khi hiểu lầm. Như chữ đạo đức và luân lí ta
thường cho là một nghĩa, chớ không biết rằng đạo đức là đạo đức, luân lí là
luân lí.
Đạo đức gồm cả luân lí mà luân lí chỉ là một phần trong đạo đức mà
thôi. Đã gọi là người thì phải có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm. Nhân là có
lòng thương người; Nghĩa là làm việc phải; Lễ là ăn ở cho có lễ độ; Trí để làm
việc cho đúng; Tín là nói với ai cũng giữ lời cho người ta tin mình mới làm
được việc; Cần là làm việc phải siêng năng; Kiệm là ăn ở dành dụm trong lúc
no để phòng lúc đói, lúc có đề phòng lúc không... Người có đạo đức tức là
người đã ở trong đạo làm người vậy. Đạo đức đã như thế thì không có mới, có
cũ, có đông, có tây nào nữa nghĩa là nhất thiết đời nào, người nào cũng phải
giữ đạo đức, ấy mới là người trọn vẹn. Dầu nhà bác học đề ra học thuyết nào
khác nữa, dầu các chính thể khác nhau hoặc dân chủ, hoặc quân chủ, hoặc
Khãa luËn tèt nghiÖp
13
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
cộng sản nữa, cũng không tài nào vượt qua khỏi chân lí của đạo đức, nghĩa là
đạo đức thì không bao giờ thay đổi được.
Luân lí thì không thế. Luân lí thì có thể thay đổi được luôn. Luân lí tùy
mỗi thời một khác. Ví dụ như nước ta về đời nhà Đinh, lập được năm bà
hoàng hậu mà đến các đời sau như Lê, Lí, Trần, Tây Sơn, Nguyễn thì chỉ có
lập một hoàng hậu mà thôi, như đời Trần thì người trong họ được lấy nhau mà
tục ấy đời sau lại cấm. Đời nhà Trần khi nào trong nước có việc thì vua triệu
những bậc phụ lão trong nước vào điện để bàn bạc mà đến đời sau chỉ một lũ
vua tôi làm chuyên chế với nhau mà thôi. Lại thí dụ như xứ này hễ cha mẹ
chết lại đem ăn thịt hoặc đốt đi, mới gọi là hiếu mà xứ kia phải làm đám tang
có kèn trống linh đình, mới đạo làm con. Xem những chứng cớ đó thì đủ biết
rằng, luân lí có phải là thư thiên niên bất định đâu, mà kì thật có thể tùy thời
mà thay đổi vậy.
Người ta có thể thay đổi được luân lí mà không thể thay đổi được đạo
đức. Ấy luân lí và đạo đức khác nhau là thế! Nói cho rõ hơn thì; luân lí như
cái áo tùy người lớn nhỏ mà thay đổi nhưng không mất hình cái áo đi, còn đạo
đức thì như cơm, như nước, như đồ bổ dưỡng, cần cho mọi người, dẫu muốn
thay đổi cũng không thay đổi được, thay đổi được thì đạo đức giả.
VD3:
Biểu cảm
Đường chúng ta đi
".....Đêm nay là một đêm chuẩn bị. Ngày mai chúng tôi sẽ ra trận.
Chúng tôi đóng trong làng. Bây giờ đã khuya, bốn bề đều im lặng. Cho
đến ngôi sao xa ngoài khung cửa cũng đứng im, lóng lánh như giọt nước mắt
vui lặng lẽ của người vợ ở quê ra gặp chồng sau mười năm trời gian lao và
cách biệt. Gió se lạnh, thoang thoảng hương lúa lên đòng, thơm như sữa một
người mẹ trẻ.
Khãa luËn tèt nghiÖp
14
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
Tôi nằm đã lâu, không ngủ. Không sao ngủ được. Có gì đấy, vừa êm ả
vừa trào sôi đang dậy trong lòng tôi, người lính đêm nay.
Sáng mai chúng tôi sẽ ra trận. Đội trưởng của chúng tôi nói:
- Ngủ đi, ngủ ngon đi. Mai sẽ làm một trận tiêu diệt thật gọn!
Tôi nghe lời, nhắm mắt, rồi mở mắt. Không ngủ được. Sáng mai chúng
tôi sẽ ra trận. Tôi bồi hồi suy nghĩ về việc đó ư? Không, tôi là một người lính
cũ. Trong đời tôi, đêm nay là đêm chuẩn bị ra trận lần thứ bao nhiêu rồi, cũng
không còn nhớ rõ. Điều gì đây? Có gì đây đang trào dậy trong lòng tôi, như
một linh cảm mơ hồ, như một hơi men say, một cơn sóng ngầm xao động ở
tận chỗ sâu kín nhất của tâm hồn.
Thường vẫn vậy đấy, bắt đầu hầu như chẳng có gì cả. Chỉ là một giọng
hát. Đội trưởng chúng tôi vừa tắt đài. Trên đài một người con gái nào đó vừa
hát một bản dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng
rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi
vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc
nãy. Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền
Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp,
có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa
chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ không
phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên
tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi
cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa mẹ ta đã
chôn nhúm nhau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của
dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động
và chiến đấu.
Không biết các bạn có bao giờ nghĩ như vậy không. Riêng tôi cứ mỗi
lần nghe tiếng hát đậm đà, uyển chuyển của những bản dân ca Việt Nam, lòng
Khãa luËn tèt nghiÖp
15
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
tôi bỗng dưng xao xuyến lạ thường, tôi bỗng đứng lại như sửng sốt, như kinh
ngạc, và bàng hoàng tự hỏi: đất nước ta, con người Việt Nam ta vẫn còn giữ
được tiếng hát đó ư? Kì diệu biết bao nhiêu! Kì diệu biết bao nhiêu, tiếng hát
và tấm lòng Việt Nam chúng ta!
Dân tộc chúng ta sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất mấy nghìn năm
nay chưa giờ phút nào nguội tắt ngọn lửa chiến tranh. Từ trong đêm mờ xa
xôi của lịch sử, hình ảnh cha ông ta, hình ảnh con người Việt Nam suốt hàng
trăm thế hệ nối tiếp bao giờ cũng là hình ảnh một con người cầm vũ khí đứng
lên trong cuộc chiến đấu trường kì và dữ dội để giành và giữ lấy quyền sống
của mình. Không biết có nơi nào nữa trên Trái Đất, quyền làm người được
bảo vệ bằng nhiều máu đến như vậy không? Giá như chúng ta minh họa lịch
sử dân tộc, thì có trang nào, dòng nào mà không phải vẽ thanh gươm tự vệ và
tô đậm một màu máu? Máu thắm đượm rãnh cày ta gieo hạt giống, máu thắm
đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé, máu thắm đượm con đường nơi đó mẹ
ta lau nước mắt ngày mẹ tiễn ta đi, máu thắm đượm bờ ao em ta giặt quần áo
trên chiếc cầu nhỏ gập ghềnh... Ôi dân tộc ta từ ttrong máu lửa mà sinh ra, mà
lớn lên. Từ trong máu lửa bốn nghìn năm chúng ta đứng dậy và cất tiếng nói.
Từ trong máu lửa đó chảy cả không gian và thời gian như vậy, tưởng như chỉ
có thể là tiếng kêu rú căm hờn, dân tộc ta chỉ có thể nấc lên tiếng khóc xé
ruột, xé lòng... Thế nhưng lạ lùng thay, từ trong máu lửa cháy đỏ cả lịch sử,
chúng ta lên tiếng nói, và tiếng nói ấy là tiếng hát trữ tình, điềm đạm, trong
sáng, duyên dáng và say sưa như một cuộc hò hẹn, xao xuyến như buổi gặp
gỡ ban đầu. Một dân tộc đánh giặc bốn nghìn năm mà tiếng hát vấn êm dịu,
uyển chuyển như vậy, dân tộc ấy mãnh liệt và bình tĩnh biết chừng nào.
Cám ơn chị, người con gái hát trên đài hôm nay, cám ơn chị đã hát lên
lòng tự tin và sức sống không gì dập tắt nổi của dân tộc ta.
Khãa luËn tèt nghiÖp
16
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
Đêm nay, đêm chuẩn bị đánh một trận mới sau những trận ác chiến đã
qua, cám ơn chị đã hát lên hộ chúng tôi lòng dũng cảm trầm lặng và vững trãi
của đất nước, của chúng tôi. Sáng mai chúng tôi lại sẽ lên đường. Cuộc chiến
tranh yêu nước đang cháy trên quê hương"[ 15, 246].
Trong khi đó văn thuyết minh chỉ thuần tuý trình bày kiến thức về đối
tượng một cách khách quan. Văn thuyết minh có mục đích giúp người đọc
người nghe hiểu đúng, hiểu rõ về bản chất của sự vật hiện tượng. Mỗi bài
thuyết minh nhằm trả lời câu hỏi: sự vật ấy là gì? có đặc điểm gì? có lịch sử
hình thành, phát triển ra sao? có công dụng, lợi ích gì?... Bởi vậy khi thuyết
minh cần tuân theo những đặc điểm, những qui luật nội tại của sự vật hiện
tượng. Những nhận xét đánh giá về đối tượng thuyết minh không theo chủ
quan của người nói người viết mà phải dựa trên tính chất chủ quan của người
nói người viết mà phải dựa trên tính khách quan của chúng giúp con người
hiểu đặc trưng, tính chất của sự vật và biết cách sử dụng chúng vào mục đích
có lợi cho con người. Do vậy, văn thuyết minh gắn với khoa học, nó đòi hỏi
sự chính xác cao về đối tượng.
VD:
Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh.
"Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên tòa
công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ ruồi xanh lên điện,
đập bàn thị uy:
- Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên
họ, chủng loại và nơi ở!
Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa:
- Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. Họ hàng con
rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm... Nơi ở là nhà vệ sinh,
chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè... Bất kì chỗ nào có thức ăn mà
không đậy đượm con đề lấy làm nơi sinh sống..." [11, 14].
Khãa luËn tèt nghiÖp
17
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
1.2.2. Đặc điểm của VBTM
1.2.2.1.Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức khách quan về
sự vật, hiện tượng
Nhiệm vụ chủ yếu của các VBTM là trình bày các đặc điểm cơ bản của
đối tượng được thuyết minh, cung cấp cho ta những tri thức khách quan về sự
vật, hiện tượng, giúp cho ta hiểu biết về chúng một cách đầy đủ đúng đắn.
Đây cũng chính là đặc điểm quan trọng nhất của VBTM, làm cho nó khác với
VB khác. Các tri thức được trình bày trong VBTM không thể hư cấu, bịa đặt,
tưởng tượng mà nó phải luôn luôn trung thực và phù hợp với thực tế. Đặc biệt
người viết phải biết tôn trọng sự thật. Vì thế, nó có tính chất thực dụng, chỉ
làm nhiệm vụ cung cấp tri thức là chính.
Văn thuyết minh nhằm cung cấp những thông tin xác thực về sự vật
hiện tượng, giúp người nghe người đọc nắm được đặc trưng, bản chất, cấu
tạo, tính năng, tác dụng của sự vật... Nội dung của những VBTM chứa đựng
nhiều tri thức về đối tượng được thuyết minh. Do vậy, muốn làm được VBTM
cần tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi để nắm bắt được những tri thức về
đối tượng thì những nội dung thuyết minh mới có tác dụng thông tin cao.
Một VBTM đạt được hiệu quả thông tin cao nhất khi đảm bảo các yêu
cầu sau đây:
- Phản ánh đặc trưng bản chất của sự vật: khi thuyết minh phải lựa
chọn những đặc điểm cơ bản nhất, thể hiện rõ nhất bản chất của sự vật hiện
tượng. Bài thuyết minh cần cung cấp những kiến thức cơ bản về đối tượng.
- Thể hiện được cấu tạo, trình tự, logic của sự vật: Khi thuyết minh,
cần phải tuân theo một trình tự hợp lí để người đọc hiểu đúng, hiểu rõ về sự
vật. Tuỳ theo đối tượng thuyết minh mà có thể sắp xếp theo trình tự không
Khãa luËn tèt nghiÖp
18
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
gian, thời gian, trình tự cấu tạo của sự vật hoặc theo logic nhận thức. Nếu mục
đích thuyết minh là tìm hiểu cấu tạo của sự vật thì phải trình bày sự vật theo
các cấu tạo của nó.
Để đảm bảo hai yêu cầu trên, khi làm văn thuyết minh thì cần phải có
tri thức về đối tượng thuyết minh. Và muốn có tri thức thì phải biết quan sát.
Quan sát không đơn giản chỉ là xem, nhìn, mà là xem xét để phát hiện đặc
điểm tiêu biểu của sự vật, phân biệt đâu là chính, đâu là phụ. Đồng thời còn
biết tra cứu từ điển, SGK để có sự tìm hiểu chính xác. Thứ nữa là phải biết
phân tích để có sự sắp xếp hợp lí các bộ phận, các đặc điểm của sự vật.
- Lời văn phải trong sáng sinh động: Để người đọc hiểu đúng, hiểu rõ
vấn đề thuyết minh thì văn phong thuyết minh cần giản dị, chuẩn xác. Với
mục đích là cung cấp thông tin, văn thuyết minh có thể xây dựng hình ảnh,
cảm xúc, biện pháp tu từ nhưng yêu cấu cao nhất vẫn là tính khoa học chính
xác.
Tham khảo VB sau:
Mứt me Phan Thiết
“Ở Bình Thuận, hầu như nơi nào cũng có cây me. Đặc biệt, ở Phan
Thiết và các vùng ngoại ô, do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên cay me
phát triển rất tốt. Cây me ngoài việc lấy thân cành làm nhà, cho nghề khai
thác mành chà, lấy gỗ dùng làm thớt, lấy lá, trái nấu canh, người dân địa
phương còn lấy trái của nó để làm mứt. Và trong các loại mứt ngày Tết ở
Bình Thuận, nổi tiếng nhất vẫn là mứt me Phan Thiết.
Me được chọn làm mứt là me ván già nhưng vẫn còn xanh, chưa chín,
trái to ngang, hoặc me đũa, trái dài, mắt thẳng, cơm dày. Loại me ươn, me
mật không làm được vì mứt nhão, thâm đen, ít ngon.
Làm mứt me thật công phu, me hái trên cây xuống hoặc mua về cắt bớt
cuống, chỉ chừa lại cỡ đốt tay, đem ngâm nước muối, pha hai muỗng canh
trong 3 lít nước, dễ dàng bóc vỏ. Dùng mũi dao nhọn xé một đường sống lưng
Khãa luËn tèt nghiÖp
19
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
me, tách từng lớp vỏ theo đường trôn ốc, me sạch bỏ ngâm nước muối 2 ngày,
xả bớt chất chua. Nhẹ nhàng bổ dọc bụng me sao cho khi lấy hạt không làm
trái me gẫy doạn. Ngâm nước muối lần nữa để me trắng đều. Dùng xăm, xăm
từ trên xuống khắp 2 mặt, lần lượt hết phần me đã chọn. Đun nước nóng tan
giá, xả đi xả lại 4,5 lượt. Khi nào nếm bớt chua, vớt me vẩy ráo nước, tiến
hành rim.
Thông thường cứ 3kg me tươi bóc vỏ phải dùng đến 1,5 kg đường cát.
Đường cát trắng me rim càng đẹp, càng ngon. Me được xếp thành từng lớp vô
thau, rải đường lên. Ướp như vậy vài ba tiếng đồng hồ. Khi thấy ra nước
đường, múc vào thau khác đem thắng cho sên. Rồi đổ vào thau me, bắc lên
bếp rim với lửa nhỏ. Công đoạn này đòi hỏi phải khéo tay và tính kiên nhẫn,
nếu nóng nảy là hỏng ngay. Rim như vậy đến khi đường đã sền chặt, mới tãi
me hong gió cho khô. Thắng nước đường thật keo nhúng trái me rim vào. Mứt
me đạt yêu cầu phải có màu vàng trong, bóng mướt, bọc giấy kính trông rất
tươi mắt. Như vậy, thời gian từ khi làm cho đến khi có mứt ăn cũng phải mất
cả tuần.
Nghề làm mứt me ở Bình Thuận không biết có tự bao giờ, có lẽ rất lâu
đời. Năm nào cũng vậy, những ngày giáp Tết, mứt me được sản xuất hàng
loạt, đáp ứng nhu cầu đón Tết cổ truyền của nhân dân.
Mứt me cũng được người sành điệu xếp vào hàng của quý. Ngày Tết,
món mứt me bày ra thết đãi bà con, bạn bè, hấp dẫn vô cùng. Chả trách gì
Việt Kiều xa quê, đã yêu cầu gia đình, người thân gửi cho được món mứt me
Phan Thiết thì mới yên lòng đón Tết” [15, 253].
1.2.2.2. Các dạng bài thuyết minh rất đa dạng, phong phú
a, Thuyết minh một phương pháp
Khãa luËn tèt nghiÖp
20
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
Đây là dạng bài chủ yếu nhằm giới thiệu cách thức tạo ra một sản phẩm
nào đó. Vì thế nội dung thường nêu lên các điều kiện, cách thức, quy trình sản
xuất cùng với yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Chẳng hạn bài thuyết minh sau:
Bún thang Hà Nội
“Bún là món ăn quen thuộc đối với tất cả mọi người Viêt Nam: bún riêu
cua, bún đậu rán, bún ốc, bún chả, bún bung, canh bún cá quả, bún xáo măng
thịt vịt, bún chay chỉ chấm với mắm tôm ngay cổng chợ...Qua ba ngày Tết,
với những món giò, nem, ninh, mọc, những bánh trưng, giò gà, thịt đông...
nghe chừng đã không còn bắt mắt, bữa bún thang hệt như một chặng nghỉ trên
đường xa nắng gắt, ta ghé vào bóng mát gốc cây bên đường, thư thả nhìn
mênh mông cảnh vật có lúa reo và hương đồng gió nội.
Làm món bún thang thật dễ mà thật khó. Cơ bản là nồi nước dùng, thật
ngọt của đạm chứ không vương chút mì chính nào mới được. Xương lơn,
xương gà, quí nhất là xương gà ninh cho thật nhừ, lấy hết độ ngọt. Tuyệt đối
không thể dùng xương trâu, xương bò vì mùi gây, dù tẩy gừng, tẩy hành
nướng cũng không hết. Khi bắt đầu sôi phải vớt hết bọt để nồi nước dùng
trong vắt.
Thịt gà xé thật nhỏ, miếng nạc, miếng mỡ, miếng da, trắng xen
nâu,vàng xen ngà ngà mờ ảo. Giò lụa thái chỉ, như những chiếc tăm mềm mại.
Một góc khác sẽ là ruốc tôm bông, lồng khồng như một thứ mây hoàng hôn
hiền lành, mây ấy không bị xẹp đi như mây trời gặp cơn gió thổi. Trứng tráng
thật mỏng, cũng thái chỉ, nguyên màu vàng tươi, màu vàng chanh, màu vàng
yến.
Một thứ gia vị có người thích, người không đó là củ cải khô dầm giấm
thường được đặt thêm vào một góc. Một màu vàng thô mang vị vừa chua vừa
ngọt vì nó đã ngấm ngập lòng thứ giấm pha đường. Giòn giòn, dai dai, sần
Khãa luËn tèt nghiÖp
21
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
sật, nó sẽ giao hoá cùng bùi béo. Gia vị là rau mùi, hành hoa, nhất là rau răm,
tất cả đều phải thái nhỏ li ti. Bên cạnh đó, là một thứ gia vị dân giã sinh ra từ
đồng lua, ao bèo: con cà cuống. Nếu là người sành ăn, phải cho thêm một chút
mắm tôm thì bát bún càng dậy mùi hơn.
Nếu phở Hà Nội ngon ít nơi sánh kịp, là món quà phổ biến, hầu như
phố nào cũng có hàng bán phở, thì bún thang không phải là món ăn bỗ bã, ăn
cho qua, cho xong, ăn cho chật bụng như các món quà khác. Bún thang kén
người làm, và kén cả người ăn. Hà Nội có nhiều món ăn ngon, ăn để nó thành
kỉ niệm. Nhưng bún thang là một món đặc biệt, nó khác hẳn những bạn đồng
hành đi cùng nó hàng ngày, ta gọi là món ăn hay cũng có thể gọi là món quà”
[15, 255].
b. Thuyết minh một đồ dùng, sản phẩm
Khác với thuyết minh một cách làm, nhằm giới thiệu quy trình tạo ra
sản phẩm: thuyết minh một đồ dùng, một sản phẩm chủ yếu nhằm giới thiệu
đặc điểm và công dụng của sản phẩm.
VD:
Họ nhà Kim
“Trong các dụng cụ của con người có lẽ chúng tôi thuộc loại bé nhất.
Tuy bé nhưng nhà ai cũng cần đến. Các bạn có biết chúng tôi là ai không?
Chúng tôi là cái kim khâu, bằng kim loại, bề ngang độ nửa milimet, bề dài
khoảng hai, ba xăngtimét, một đầu nhọn, một đầu tù có lỗ chôn để xâu chỉ.
Kim phải cứng mới dùng được. Khi đứt cúc, sứt chỉ, thế nào cũng phải có tôi
thì mới xong.Tôi có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa.
Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần đến kim để
may áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn cho nên bây giờ mới có
câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim"[11, 16].
Khãa luËn tèt nghiÖp
22
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
c. Thuyết minh một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử
Dạng bài thuyết minh này gần với thuyết minh một sản phẩm vừa nêu
trên. Chỉ khác ở chỗ, đây là “sản phẩm” của thiên nhiên kì thú và sản phẩm
tiêu biểu cho lịch sử phát triển nhân loại, do con người tạo ra. Đó là những di
sản có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với một dân tộc cũng như toàn thế giới.
VD:
Chùa Một Cột
" Là một cụm kiến trúc, gồm ngôi chùa và tòa đài xây giữa hồ vuông.
Cả cụm vốn có tên là chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Đài này lâu nay quen
gọi là chùa Một Cột - hình vuông, mỗi bề 3 mét, mái cong, dựng trên cột đá
hình trụ. Cột có đường kính 1,2 mét, cao 4 mét đỡ toàn bộ hệ thống những
thanh gỗ tạo khung sườn kiên cố cho ngôi đài dựng bên trên, tựa một đóa hoa
sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can bằng gạch bao quanh. Từ
bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao đến một chiếc hang xinh xắn dẫn
đến Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề "Liên hoa đài"” [15, 257].
d, Thuyết minh một thể loại văn học
Dạng bài nhằm giới thiệu đặc điểm về nội dung và hình thức của một
thể loại văn học nào đó.
VD:
Trữ tình
"Một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch)
làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học. Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình
cảm của tác giả bằng con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện
tượng đời sống, thì trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý
thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn
tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh" [3,
373].
e. Thuyết minh một tác giả, tác phẩm văn học
Khãa luËn tèt nghiÖp
23
Bïi ThÞ Dung – K32D- Ng÷ v¨n
Dạng bài nhằm giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả văn
học hoặc giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật: hoàn cảnh ra đời, nội dung,
hình thức và các giá trị của các tác phẩm đó. Bài thuyết minh về tác giả, tác
phẩm thường chỉ ngắn gọn.
VD:
Nguyễn Trãi
“Nguyễn Trãi (1380-1442) Hiệu là Ức Trai quê ở làng Chi Ngại (Chí
Linh - Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây). Thân sinh là
Nguyễn ứng Long(Sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), một nho sinh nghèo, học
giỏi, đỗ Thái học sinh (Tiến Sĩ) thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan Tư
đồ Trần Nguyên Đán” [6, 9].
1.2.2.3.Văn bản thuyết minh rất cần sự kiện và số liệu
Văn thuyết minh rất cần sự kiện và số liệu. Sự kiện và số liệu càng cụ
thể, chi tiết, đa dạng, phong phú bao nhiêu thì bài thuyết minh càng có sức
thuyết phục bấy nhiêu. Ngược lại, nếu bài thuyết minh ít hoặc không có sự
kiện và số liệu cụ thể sẽ rơi vào tình trạng nói chung chung, đối tượng thuyết
minh không được làm rõ và vì vậy thiếu tính thuyết phục. Đây chính là điểm
khác biệt để nhận ra giữa văn thuyết minh và văn miêu tả.
VD:
Nước ngọt - tài nguyên quí hiếm
“Trên hành tinh của chúng ta, nước bao phủ tới 75% bề mặt trái đất,
nhưng có tới 97,5% tổng lượng nước là nước mặn, chỉ có 2,5% là nước ngọt.
Trong tổng số lượng nước ngọt trên trái đất thì nước ở các chóp băng và dòng
sông băng chiếm 74%, phần còn lại chủ yếu nằm ở tầng nước ngầm hoặc tích
tụ trong lòng đất dưới dạng sương mù hay độ ẩm. Chỉ có 0,3% lượng nước
ngọt là ở ao hồ, sông, suối. Lượng nước mà con người khai thác để phục vụ
cuộc sống và sản xuất cũng xấp xỉ 1% tổng lượng nước ngọt trên thế giới.
Khãa luËn tèt nghiÖp
24
Bùi Thị Dung K32D- Ngữ văn
Lng nc ngt rt ớt, th m nhu cu s dng ca con ngi l quỏ
ln. Theo cỏc nh khoa hc cú ti 60 70% trng lng cỏc sinh vt sng l
nc v mi s vt sng trờn Trỏi t u cn n nc. Trong th k 21 ny,
nc ngt ó c cỏc quc gia trờn Trỏi t coi l ti nguyờn khan him.
40% dõn s th gii 80 quc gia ang b thiu nc nghiờm trng,1/3 th
gii ang chu ỏp lc v nc... Nu nhõn loi khụng bit tit kim v s
dng ngun ti nguyờn ny mt cỏch hp lớ thỡ trong vũng 25 nm na, mt
na dõn s th gii s gp khú khn vỡ khụng cú nc ung v ti tiờu.
Theo con s thng kờ, trờn th gii cú khong 263 lu vc sụng quc
t, chim ti 43,3% din tớch b mt Trỏi t (khụng tớnh Nam Cc) v l ni
sinh sng ca 1/2 dõn s th gii. Cỏc dũng sụng ó to nờn mt h thng
ng thu trờn bn chớnh tr th gii. 1/3 trong tng s 263 lu vc xuyờn
biờn gii c hai hoc nhiu quc gia cựng s dng. Rt him khi ranh gii
v nc trựng khớt vi ranh gii hnh chớnh gia cỏc quc gia. Rt nhiu quc
gia cựng nhau chia s khu vc nc ngm. Tớnh trung bỡnh, mt ngi s
dng nc ngt cho cỏc nhu cu sinh hot cỏc nc phỏt trin gp 10 ln
cỏc nc ang phỏt trin.
Cỏc nh khoa hc trờn th gii ó xỏc nhn rng, thiu nc l mt
trong hai vn ca th k 21 ny (vn kia l bin i khớ hu). Lng
nc s dng trờn ton cu ó tng gp hn 3 ln so vi nm 1950. Vi xu
th hin nay, sau 20 nm na mc nc s dng ca con ngi s tng thờm
40%. Khi ú s ngi b ỏp lc v nc khụng ch l 470 triu ngi nh
hin nay s tng lờn ti 3 t ngi. Hu ht h l nhng ngi sng cỏc
nc ang phỏt trin.
Phỏt trin bn vng v xoỏ nghốo úi ch cú th t c khi nhõn loi
qun lớ v u t cú hiu qu hn vo cỏc dũng sụng, vựng t ngp nc v
cỏc vựng t cú hot ng ti tiờu ú [15, 260].
Khóa luận tốt nghiệp
25