Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của w FAULKNER (từ góc độ điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn người trần thuật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.33 KB, 101 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 12
6. Bố cục của khoá luận ............................................................................. 12
NỘI DUNG ................................................................................................. 13
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG
CÁCH TÂN VỀ ĐIỂM NHÌN TRONG TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY
HIỆN ĐẠI ................................................................................................... 13
1.1. Về khái niệm "điểm nhìn" trong nghiên cứu lí luận văn học ............... 13
1.1.1. Thuật ngữ "điểm nhìn" .................................................................... 13
1.1.2. Phân loại "điểm nhìn nghệ thuật"..................................................... 14
1.2. Một số cách tân về điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết phương Tây
hiện đại ........................................................................................................ 16
1.2.1. Nhu cầu đổi mới kĩ thuật trần thuật .................................................. 16
1.2.2. Một số biểu hiện cách tân về điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết
phương Tây hiện đại .................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT "ÂM
THANH VÀ CUỒNG NỘ" (TỪ GÓC ĐỘ ĐIỂM NHÌN NHÂN VẬT VÀ
ĐIỂM NHÌN NGƯỜI TRẦN THUẬT) ....................................................... 27
2.1. Điểm nhìn nhân vật ............................................................................ 30
2.1.1. Điểm nhìn của Benjamin Compson ................................................. 30
2.1.2. Điểm nhìn của Quentin Compson ................................................... 44
2.1.3. Điểm nhìn của Jason Compson ....................................................... 59




Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

2.2. Điểm nhìn người trần thuật ................................................................ 71
2.3. Tính phức hợp của điểm nhìn trong "Âm thanh và cuồng nộ" ............ 85
KẾT LUẬN ................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 100


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Mĩ dù vẫn được xem xét một phần nào trong mối quan hệ,
ảnh hưởng với văn học Anh nhưng bước sang thế kỉ XX, nó đã khẳng định
được tư thế độc lập của mình. Thực ra ý thức về việc phải xây dựng một nền
văn học tự chủ, đứng vững trên đôi chân của chính mình đã được đề cập tới
ngay trong bài diễn văn của Emơxơn đọc ở trường Đại học Hacuôt: “Những
ngày lệ thuộc tập sự học hỏi các nước khác từ lâu nay đã kết thúc. Hàng trăm
triệu con người quanh ta đang lao vào cuộc đời, không thể nào cứ mãi mãi
sống nhờ vào những cặn bã thâu lượm từ ngày xưa của nước ngoài”. Những
lời lẽ ấy vẫn được coi như tuyên ngôn độc lập của tinh thần Mĩ. Ngay từ thế
kỉ XIX người ta đã chứng kiến sự nở rộ của những tài năng lớn: William
Howells, Walter Whitman, Mark Twain,… Nối tiếp truyền thống đó, chỉ xét
riêng ở lĩnh vực tiểu thuyết nửa đầu thế kỉ XX đã có những tác giả mà ảnh

hưởng của họ vượt ra ngoài nước Mĩ: William Faulkner, Ernest
Hemingway… Ở châu Âu, theo sự tổng kết của M. Sênơchiê: “Đã hằn sâu
trong kí ức và trái tim bạn đọc Pháp bao hình ảnh của những tượng đài kỉ
niệm trong hư cấu nghệ thuật đó chính là Hemingway, Faulkner” [31]
W. Faulkner là một trong những bậc thầy của tiểu thuyết Mĩ. Riêng ở
Pháp, người ta xếp ông vào ba nhà văn có ảnh hưởng lớn nhất tới văn học
Pháp sau đại chiến thế giới lần thứ hai bên cạnh Franz Kafka và J. Joyce. C.E.
Mahhy coi ông như là hiện thân của “thời đại tiểu thuyết Mĩ”. Năm 1950,
Faulkner nhận giải thưởng Nobel văn học và được coi như người “đã phát
hiện rất sớm cái phi lí và mặt trái của sự tham gia vào tội lỗi bí ẩn, vô nguyên
cớ, phi tâm lí của cộng đồng. Cái cộng đồng ấy nhiều khi không còn là một
nhóm người, một mảnh đất, một vùng "điện thờ" man rợ trong tất cả sự văn

5


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

minh của nó, mà đã đạt tới mức biểu tượng" [9, tr. 701]. Tác phẩm của ông
mang sắc thái "trừu tượng hoá ít nhiều về mặt hình thức một xu hướng nhằm
khai thác mặt trái của lương tri, một ý định có lúc rời bỏ những vấn đề đạo lí
hoặc không tính đến hiện tượng con người trong xã hội, có lúc chỉ xem xét
những vấn đề ấy một cách gián tiếp hoặc trừu tượng" [30, tr. 49]. Những tác
phẩm nổi tiếng nhất của Faulkner đều lấy khung cảnh từ một vùng mang cái
tên hư cấu là Yoknapatopha – bóng dáng thu nhỏ của một không gian có thật
thuộc miền Nam nước Mĩ quê hương ông. Từ những câu chuyện cá nhân bao
giờ sáng tác của Faulkner cũng vươn tới khái quát thậm chí tiên tri về hiện
thực xã hội, về thân phận con người. “Âm thanh và cuồng nộ” có thể coi như

tác phẩm tiêu biểu nhất cho tư tưởng thẩm mĩ của Faulkner. Cuốn tiểu thuyết
đã mang đến cho ông danh tiếng lẫy lừng nhưng cũng đồng thời là một thách
đố đầy quyến rũ cho bất cứ độc giả nào muốn thâm nhập vào thế giới âm u,
náo động, đầy âm thanh, cuồng nộ và cũng thấm đẫm tình người của
Faulkner.
Chính nhà văn đã từng tâm sự rằng: “Truyện không có tựa đề cho tới
một ngày, từ sâu thẳm tiềm thức của tôi chợt phát hiện những chữ mà mọi
người đều biết: "the sound and the fury". Tôi chấp nhận những chữ đó ngay
mà không cần phải suy nghĩ và như thể cùng lúc, những câu tôi trích dẫn từ
Shakespeare cũng được ứng dụng một cách tốt đẹp nếu không muốn nói là
hoàn mĩ vào câu chuyện đen tối, đầy điên dại và cũng đầy hận thù của tôi”.
Có thể nói “Âm thanh và cuồng nộ” gần như là sự phá vỡ triệt để dạng
thức của tiểu thuyết truyền thống khi nó đảo lộn, đan xen các dòng thời gian,
các sự kiện và tâm trạng. Tác phẩm là một chuỗi những hồi tưởng chập chờn,
rộng trải với quá khứ, hiện tại, tương lai quấn quện đầy những cạm bẫy khó
có thể tránh nổi. Đã vậy Faulkner còn đặt trùng tên cho những nhân vật khác
nhau trong truyện của ông: có hai Quentin (Quentin bác và Quentin cháu), hai

6


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

Jason (Jason cha và Jason con), hai Maury (Maury Bascomb và Maury
Compson mà sau này đổi thành Benjamin hay Benjy). Dường như W.
Faulkner muốn rằng chính tổ chức tác phẩm cũng là một thứ “âm thanh và
cuồng nộ”. Cuốn tiểu thuyết rất tiêu biểu cho văn chương dòng ý thức với
những cách tân táo bạo về kĩ thuật trần thuật trong đó có điểm nhìn nghệ

thuật.
1.2. Tiểu thuyết là hình thức đặc biệt của truyện kể. Nhìn đại thể bao
giờ tiểu thuyết cũng là một câu chuyện do một người nào đó đứng ra kể lại.
Nói đến người kể chuyện là nói tới điểm nhìn được xác định trong “hệ đa
phương” với thời gian, không gian, tâm lí… Người kể chuyện là ai, được đặt
ở ngôi thứ nhất lộ diện hay ngôi thứ ba ẩn hình? Câu chuyện được kể lại là
chuyện mình hay chuyện người, khoảng cách không gian từ nơi sự việc xảy ra
tới chỗ đứng của người kể chuyện cũng như độ lệch về mặt thời gian giữa lúc
sự việc xảy ra tới khi sự việc được kể lại… Tất cả những vấn đề đó đều được
các nhà tiểu thuyết quan tâm từ lâu.
Bước sang thế kỉ XX nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, vấn đề
đổi mới nghệ thuật trần thuật được đặt ra một cách bức thiết bởi lẽ những
cách kể chuyện truyền thống trước đây với người kể chuyện thấu suốt mọi
diễn biến của câu chuyện đã trở nên nhàm tẻ đối với độc giả và phần nào kìm
hãm những ý tưởng mới mẻ, độc đáo của người sáng tạo. Xét cho cùng “giá
trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do nó đem lại cho người
thưởng thức một cách nhìn mới đối với đời sống. Sự đổi thay nghệ thuật bắt
đầu từ sự đổi thay điểm nhìn” [13, tr.113]. Hiểu được điều này, các nhà văn
đặc biệt chú trọng tới việc đưa ra những thể nghiệm, khám phá sáng tạo mới
mẻ liên quan đến người kể chuyện và các điểm nhìn làm đảo lộn cách viết
truyền thống. Nằm trong trào lưu của tiểu thuyết hiện đại phương Tây thế kỉ
XX, W. Faulkner – nhà văn Mĩ kiệt xuất đã có những tìm tòi, phát hiện độc

7


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn


đáo trong kĩ thuật viết nhất là ở phương diện điểm nhìn để góp phần cách tân
và mang lại luồng không khí mới cho tiểu thuyết.
Khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu
thuyết, tác giả khoá luận đi sâu tìm hiểu vấn đề này trong cuốn tiểu thuyết nổi
tiếng của đại văn hào Mĩ W. Faulkner: “Âm thanh và cuồng nộ”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
William Faulkner là nhà văn có đóng góp lớn không những đối với văn
học Hoa Kì mà còn với cả nền văn học thế giới hiện đại. Ngày nay, ở khắp
nơi trên thế giới, tên tuổi ông được nhắc đến với niềm kính trọng sâu xa. Ông
là một nhà cách tân táo bạo và là một tiểu thuyết gia lỗi lạc bậc nhất. Trong
lĩnh vực tiểu thuyết, ông có thể sánh ngang với những tượng đài bất diệt như:
F. Đôtxtôiepxki và trong lĩnh vực khám phá, sáng tạo, cách tân thể loại, ông
cùng hàng ngũ với những người tiên phong như: Franz Kafka, James Joyce,
M. Proust,...
Cùng với "Âm thanh và cuồng nộ", các tác phẩm khác của Faulkner
như: Thánh đường; Nắng tháng Tám; Absalom, Absalom!;... đã để lại cho kho
tàng văn học nhân loại những di sản vô giá. Đóng góp của Faulkner đối với
nền văn học không phải chỉ là ở những sáng tạo về kĩ thuật hay bút pháp mà
quan trọng nhất là ở những thông điệp nhân bản của ông gửi đến các thế hệ
sau.
Cuốn tiểu thuyết thứ tư với cái tên đầy ấn tượng: "Âm thanh và cuồng
nộ" đã đem đến cho Faulkner danh tiếng lẫy lừng. Nó xứng đáng được coi là
một kiệt tác, góp phần không nhỏ trong việc đưa Faulkner trở thành một nhà
văn quan trọng nhất của thế kỉ XX. Tác phẩm này mặc dù đặt ra cho độc giả
không ít khó khăn khi lĩnh hội nhưng giá trị tự thân và ảnh hưởng lớn lao của
nó đối với văn học hiện đại đã được khẳng định ngày càng mạnh mẽ. Cho đến
nay, ý nghĩa tư tưởng cũng như những cách tân táo bạo về mặt nghệ thuật của

8



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

cuốn tiểu thuyết vẫn là thách đố đầu quyến rũ và trở thành đề tài cho nhiều
công trình nghiên cứu khoa học. Có thể kể ra một số ý kiến đánh giá, những
nghiên cứu ở nhiều công trình với các cấp độ khác nhau như sau:
Các tác giả Mĩ trong "Dẫn luận phê bình văn học" đặc biệt nhấn mạnh
tính chất hiện đại của dòng tâm tư ở những sáng tác của Faulkner và các nhà
văn xuất sắc khác: "Một biến thái hiện đại của điểm nhìn ở ngôi thứ nhất đó là
một phương tiện được gọi là dòng tâm tư (...) Phương tiện này sử dụng bởi
James Joyce trong "Ulysses", bởi Virginia Wolf, và đôi khi bởi Faulkner,
thường không giống nhau và không nên đồng nhất nó với lời giải thích thêm
của người kể chuyện về suy nghĩ của nhân vật" [42, tr. 26].
R. Sezơ trong bài viết "Tiểu thuyết Mĩ và truyền thống" đã đánh giá:
"Tác phẩm của W. Faulkner mang sắc thái trừu tượng hoá ít nhiều về mặt
hình thức (...) một xu hướng nhằm khai thác mặt trái của lương tri, một ý định
có lúc rời bỏ những vấn đề đạo lí hoặc có hoặc không tính đến hiện tượng con
người trong xã hội, có lúc chỉ xem xét những vấn đề ấy một cách gián tiếp
hoặc trừu tượng" [30, tr. 49].
Đánh giá về những đóng góp của Faulkner đối với cách tân thể loại tiểu
thuyết, nhà văn Pháp A.R. Grillet viết: "Tuy rằng sự tan rã của cốt truyện mới
hiện rõ được mấy năm nhưng từ lâu cốt truyện đã không còn là nền tảng của
tiểu thuyết nữa; chỉ cần nhìn vào các tiểu thuyết lớn ở Pháp, Mĩ từ đầu thế kỉ
là đủ rõ; những yêu cầu của cốt truyện đối với Proust không nghiêm ngặt như
đối với Flaubert thế kỉ trước; đến Faulkner lại không nghiêm ngặt bằng
Proust; đến Beckett lại không nghiêm ngặt như đối với Faulkner" [47, tr. 182
- 183].
John Updike vẫn xác nhận vai trò của W. Faulkner hơn là các nhà văn

đương đại: "Thế hệ đương đại Mĩ cho tôi một ấn tượng về đầu óc hẹp hòi,
thiếu vắng âm hưởng (...) Về văn chương chúng tôi đã chạm tới độ tan vỡ ảo

9


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

mộng trong nền văn hóa từng khiến nảy sinh tiểu thuyết Mới tại Pháp vào
những năm 50" [46, tr. 33].
Bàn về sự cách tân điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết phương Tây
thế kỉ XX, Phùng Văn Tửu viết: "Về đại thể, người ta tìm cách vượt ra khỏi
lối viết truyền thống xây dựng thế giới tác phẩm từ một điểm nhìn duy nhất.
Điểm nhìn được phân tán ra thành hai, ba hoặc nhiều điểm nhìn khác nhau
gắn với những người kể, các địa điểm và thời điểm phân biệt... Hiện tượng kể
trên ta bắt gặp rải rác khắp nơi nếu không phải là phổ biến. Nhà văn James
Joyce người Ailen được thế giới phương Tây tôn là bậc thầy của văn xuôi thế
kỉ XX bên cạnh các bậc thầy khác là nhà văn Tiệp Khắc F. Kafka, nhà văn Mĩ
W. Faulkner, nhà văn Pháp M. Proust." [39, tr. 212].
Trong bài: "Âm thanh và cuồng nộ" và sự cách tân tiểu thuyết Gothic
của W. Faulkner" đăng trên vn.360 plus.yahoo/ thứ 4.25.03.09, tác giả Hoàng
Thị Quỳnh Trang khẳng định: "Âm thanh và cuồng nộ" là tiểu thuyết Gothic
của thời hiện đại, mang đậm hơi thở của Hoa Kì trong nỗi đau của buổi giao
thời. Không còn những yếu tố rùng rợn trong một không gian rùng rợn, nhưng
khi đọc "Âm thanh và cuồng nộ" ta thấy được đóng góp của Faulkner trong
việc đổi mới và cách tân tiểu thuyết Gothic. Ông đã kết hợp với những yếu tố
của tiểu thuyết trinh thám và tiểu thuyết lịch sử tạo cho câu chuyện thành
công ở nhiều phương diện, không những đóng góp cách tân đối với văn

chương, nghệ thuật mà còn ở phương diện lịch sử và tư tưởng" [37].
Bài "Nhân vật trùng tên trong "Âm thanh và cuồng nộ" và "Trăm năm
cô đơn" của thạc sĩ Trần Thị Anh Phương đăng trên nguyentuyet.violet.vn/
thứ 5.01.10.09 có viết: "Nằm trong trào lưu của tiểu thuyết hiện đại, hai nhà
văn kiệt xuất W. Faulkner và G.G. Marquez đã cố tìm tòi những thử nghiệm
mới trong kĩ thuật viết, góp phần cách tân tiểu thuyết trên nhiều phương diện.
Sáng tác của hai ông đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết đã mang lại sự phục
sinh kì diệu mà bản thân tiểu thuyết phương Tây trước đó chưa thể vươn tới.

10


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

Dấu ấn hiện đại trong tiểu thuyết được hai tiểu thuyết gia tài hoa này thể hiện
trên nhiều bình diện thi pháp như đồng hiện thời gian, độc thoại nội tâm dòng
ý thức, thủ pháp trùng tên nhân vật, những huyền thoại trong Kinh thánh...
Bằng kĩ thuật viết độc đáo, hai ông đã mê dụ người đọc, đưa họ vào một khu
rừng đầy phù chú của trí tưởng tượng" [28].
Ngoài ra, người viết còn tham khảo một số bài viết giới thiệu về cuốn
tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ" được đăng trên mạng Internet như:
"Đọc "Âm thanh và cuồng nộ" của William Faulkner"
(site.voila.fr/vietart - thứ 3.22.02.05)
"Âm thanh và cuồng nộ" - tiếng nói tiêu biểu của văn học dòng ý thức"
(www.cand.com.vn/ vanhoa/ thứ 5.06.03.08)
Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu trên, các nhà phê bình đã
chỉ ra những đóng góp to lớn của W. Faulkner trong việc cách tân thể loại tiểu
thuyết trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Tuy nhiên chưa có công

trình nào đi vào tìm hiểu cụ thể về điểm nhìn nghệ thuật - một phương diện
quan trọng trong đổi mới kĩ thuật của ngòi bút W. Faulkner. Chính vì lẽ đó,
trên cơ sở những gợi ý của người đi trước, tác giả khoá luận mong muốn tập
trung khám phá những nét độc đáo, mới mẻ trong kết cấu điểm nhìn ở cuốn
tiểu thuyết dữ dội của ông: "Âm thanh và cuồng nộ".
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phát hiện ra những nét độc đáo,
mới lạ trong việc tổ chức các điểm nhìn nghệ thuật qua tiểu thuyết "Âm thanh
và cuồng nộ" (W. Faulkner) đồng thời thấy được ý nghĩa của những cách tân
ấy đối với việc tạo dựng nội dung giá trị tư tưởng cho tác phẩm. Bên cạnh đó
còn thấy được vai trò của W. Faulkner với tư cách là một trong những cây bút
tiên phong cho những đổi mới về kĩ thuật trần thuật của văn học phương Tây
hiện đại.

11


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Tìm hiểu những lí luận cơ bản về tổ chức điểm nhìn nghệ thuật trong
tác phẩm tự sự.
3.2.2. Tìm hiểu hệ thống điểm nhìn trong "Âm thanh và cuồng nộ" (W.
Faulkner).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ" của W.

Faulkner (từ góc độ điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn người trần thuật).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp và khả năng làm chủ tư
liệu có hạn, chúng tôi không có tham vọng đi vào tìm hiểu điểm nhìn nghệ
thuật trong tất cả các tiểu thuyết của W. Faulkner mà chỉ giới hạn ở cuốn tiểu
thuyết "Âm thanh và cuồng nộ".
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả khoá luận sử dụng chủ yếu những
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống;
- Phương pháp hệ thống lịch sử - chức năng;
- Phương pháp quan sát đối tượng theo quan điểm loại hình;
- Phương pháp so sánh.
6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần nghi thức mang tính bắt buộc, phần mở đầu, phần kết luận
và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận được triển khai như sau:
Chương 1: Khái quát về điểm nhìn nghệ thuật và những cách tân về
điểm nhìn trong tiểu thuyết phương Tây hiện đại.
Chương 2: Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết "Âm thanh và
cuồng nộ" (từ góc độ điểm nhìn nhân vật và điểm nhìn người trần thuật).

12


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT
VÀ NHỮNG CÁCH TÂN VỀ ĐIỂM NHÌN
TRONG TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
1.1. Về khái niệm “điểm nhìn” trong nghiên cứu lí luận văn học
1.1.1. Thuật ngữ “điểm nhìn”
Trong bài “Lí thuyết về điểm nhìn của R. Scholes và R. Kellogg” in
trên tạp chí “Nghiên cứu văn học” số 10 – 2008, tác giả Cao Kim Lan viết:
“Thuật ngữ “điểm nhìn” đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu văn học nói
chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng, tuy nhiên tầm quan trọng, vị trí và
vai trò của nó trong việc tạo dựng, xác lập mô hình cấu trúc tác phẩm, sự chi
phối của điểm nhìn trong nghệ thuật kể chuyện đến mức độ nào thì vẫn là một
vấn đề còn gây nhiều tranh luận khá gay gắt” [17, tr. 26]. Cũng trong bài viết
này, tác giả đã đưa ra cách hiểu đơn giản nhất về điểm nhìn nghệ thuật:
“Điểm nhìn chính là một “mánh khoé” thuộc về kĩ thuật, một phương tiện để
chúng ta có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể.
Và dù có sử dụng cách thức nào thì mục đích cuối cùng của người sáng tạo
cũng chỉ là mê hoặc độc giả, buộc anh ta phải đọc” và lưu ý thêm “điểm nhìn
là điểm xuất phát của cấu trúc nghệ thuật chứ không phải bản thân cấu trúc
đó. Cấu trúc nghệ thuật vốn là hằng số không đổi của những quan hệ của các
yếu tố nghệ thuật được lựa chọn để đưa vào tác phẩm. Điểm nhìn nghệ thuật
chiếu cái nhìn vào các yếu tố được lựa chọn, thêm bớt hoặc nhấn mạnh và chỉ
được suy ra từ cái nhìn tổng thể đối với tác phẩm nghệ thuật, theo yêu cầu của
người tiếp nhận” [17, tr. 26].

13


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn


Lại có người xác lập điểm nhìn chính là: “mô tả cách thức tồn tại của
tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự
trị đối với cá nhân nhà văn” [15] và “điểm nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật
nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào sự kiện được miêu tả và cho
phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [15].
“Từ điển thuật ngữ văn học” đưa ra một khái niệm chung nhất về
“điểm nhìn nghệ thuật” (tiếng Nga: khudojestvennaya tochka zreniya; tiếng
Anh: point of view): “điểm nhìn nghệ thuật là vị trí từ đó người trần thuật
nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm” [13, tr. 113].
1.1.2. Phân loại “điểm nhìn nghệ thuật”
1.1.2.1. Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả; của nhân vật trữ tình và
của nhân vật trong tác phẩm tự sự
“Trong tác phẩm, mọi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra song
để tạo nên hình tượng nghệ thuật, tác giả thường tạo ra những kẻ môi giới
đứng ra kể chuyện, miêu tả” [33, tr. 182]. Đó có thể là người trần thuật theo
ngôi thứ ba ẩn mình và người trần thuật theo ngôi thứ nhất lộ diện đồng thời
là nhân vật. Trong hồi kí, tuỳ bút, người trần thuật thường là tác giả hoặc gần
với tác giả, thường trực tiếp xưng “tôi”. Trong thơ trữ tình có thể xưng “tôi”
hoặc không. “So với nhân vật điểm nhìn tác giả thường là của người đứng
ngoài vì tác giả thường có vấn đề suy nghĩ riêng không trùng với nhân vật”
[33, tr. 182].
“Điểm nhìn nhân vật thường là điểm nhìn theo cá tính, địa vị, tâm lí
nhân vật. Điểm nhìn người trần thuật có thể tựa vào điểm nhìn nhân vật để
miêu tả thế giới, theo cảm nhận chủ quan của nhân vật” [33, tr. 182].
1.1.2.2. Điểm nhìn không gian - thời gian
Điểm nhìn ở đây là vị trí của chủ thể trong không gian, thời gian thể
hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn và ở đặc điểm của khách thể

14



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

được nhìn. Điểm nhìn không gian, thời gian thể hiện qua các từ chỉ thị
phương vị, từ chỉ thị thời điểm như: ở đây, đây, kia, hôm nay, nay… khi điểm
nhìn người trần thuật trùng với điểm nhìn nhân vật.
Khi điểm nhìn người trần thuật không trùng với điểm nhìn nhân vật,
người ta có các hình thức:
- Điểm nhìn được lược thuật ở tầm khái quát, tầm xa
- Điểm nhìn của người trần thuật vận động theo hướng của mình, khi lùi về
quá khứ, khi ở phía này, khi ở phía kia trong các tuyến nhân vật.
- Khi nhìn trên cao có thể có cảnh câm: chỉ thấy mà không nghe, hoặc chỉ
nghe mà không thấy.
1.1.2.3. Điểm nhìn bên ngoài, bên trong
Điểm nhìn bên ngoài là người trần thuật miêu tả sự vật từ phía bên
ngoài nhân vật.
Điểm nhìn bên trong thể hiện cái tự cảm thấy của nhân vật biểu hiện
bằng hình thức tự quan sát, tự biểu hiện của nhân vật, bằng hình thức người
trần thuật tựa hẳn vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về
thế giới.
Tuy vậy sự phân biệt bên ngoài, bên trong có tính bản thể luận này có ý
nghĩa đặc thù đối với nghệ thuật: cái bên ngoài không phải là cái ở bên ngoài
mà là cái có thể quan sát từ bên ngoài, còn cái bên trong là cái tự cảm thấy,
không thể tự quan sát từ bên ngoài được. Hai mặt này không phải bao giờ
cũng nhất trí với nhau do đó phải có điểm nhìn bên trong mới thể hiện được
con người hoàn chỉnh.
1.1.2.4. Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc

Đây là hệ thống quan điểm cảm nhận thế giới, khác với điểm nhìn bên
ngoài chỉ ghi nhận đặc điểm nhân vật, đồ vật, điểm đánh giá xuất phát từ
trung tâm giá trị, thường là nhân vật chính, người trần thuật. Quan điểm đánh

15


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

giá thể hiện ở thái độ của chủ thể lời nói đối với khách thể được bộc lộ qua
các tính từ đánh giá, cách nhấn mạnh. Bản thân việc lựa chọn người trần thuật
mang tư cách, tâm lí xã hội như thế nào đã là thể hiện quan điểm này.
1.1.2.5. Điểm nhìn ngôn từ, quán ngữ
Dùng phương tiện ngôn từ thể hiện quan điểm:
- Cách gọi tên, xưng hô: hắn, nàng, ông, anh…
- Sự phân biệt ngôn từ người trần thuật, nhân vật và tương quan của hai
yếu tố này.
Bản thân mỗi hình thức ngôn từ đã là một quan điểm: lời trần thuật của
người trần thuật luôn đứng trên, đứng ngoài nhân vật. Lời độc thoại nội tâm
đứng trong nhân vật. Lời nửa trực tiếp kết hợp hai điểm nhìn trên với nhau.
Phải kết hợp các điểm nhìn mới tạo ra điểm nhìn nghệ thuật.
Điểm nhìn nghệ thuật là một phạm trù của thi pháp học lịch sử. Khái
niệm điểm nhìn giúp người ta giải phẫu cấu trúc nội tại của tác phẩm, phân
tích cách cảm thụ, miêu tả và thái độ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm.
1.2. Một số cách tân về điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết phương
Tây hiện đại
1.2.1. Nhu cầu đổi mới kĩ thuật trần thuật
Văn chương nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng là một loại hình

thái ý thức xã hội đặc thù. Nó có nhiệm vụ phản ánh tồn tại xã hội nói cách
khác là phản ánh hiện thực cuộc sống đang lưu chuyển ngổn ngang, bề bộn
xung quanh. Mối quan hệ giữa văn học và đời sống là mối quan hệ biện
chứng. Nói như vậy cũng có nghĩa là những đổi mới trong văn học mà cụ thể
là những đổi mới về nghệ thuật bao giờ cũng có một điểm xuất phát từ chính
nhu cầu của thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống. Thế kỉ XX, văn học phương
Tây chứng kiến sự bùng nổ của một loạt cuốn tiểu thuyết với những đổi mới,
cách tân táo bạo về kĩ thuật trần thuật: “Dịch hạch” (A. Camus); “Lâu đài”,

16


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

“Vụ án” (F. Kafka); “Đêm Lisbonne” (E.M. Remarque)… Nguyên nhân của
những thay đổi này là ở đâu nếu không phải là ở những biến chuyển có tính
chất bước ngoặt của bối cảnh lịch sử - xã hội?
Thế kỉ XX là thế kỉ đầy biến động không chỉ đối với phương Tây mà
đối với cả nhân loại. Người ta gọi thế kỉ này là “thời lo âu”, “thời kì quặc”,
“thời dùng thuốc an thần”,… Bên cạnh vô số những phát minh sáng tạo,
người ta cũng thấy không ít những cái xấu xa, đáng lên án: chủ nghĩa đế quốc,
chủ nghĩa thực dân mới, chủ nghĩa phát xít… Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật
thế kỉ XX đã giúp con người phát hiện ra những bí mật của tự nhiên vũ trụ,
con người có thể giải đáp những điều mà triết học duy lí trước đó không thể
giải quyết được. Tuy nhiên điều này lại kéo theo sự lung lay nghi ngờ vào
những nền tảng tinh thần cũ. Con người bắt đầu đối diện với sự hoài nghi và
lo âu.
Bên cạnh đó sự ra đời của những học thuyết tư tưởng đã ảnh hưởng sâu

sắc đến một loạt trào lưu văn học, nghệ thuật, một loạt nghệ sĩ lớn như triết
học hiện sinh của Kiêckêga (Đan Mạch) và thuyết phân tâm học của Freud.
Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh cho rằng trong thế giới ngày nay
mọi giá trị tinh thần đang mất hết ý nghĩa mà không thể bù đắp lại được. Điều
đó sẽ dẫn tới thảm kịch truyền kiếp “thân phận con người”. Theo họ con
người sẽ bị bỏ rơi trong nỗi cô đơn giữa cái hiện hữu thù nghịch cho nên cuộc
đời chỉ là một sự vô nghĩa, “sự vô nghĩa sinh ra từ sự đối chiếu giữa lời kêu
gọi của con người và sự im lặng của cuộc đời” [13, tr. 75].
Còn thuyết phân tâm học của Freud “xem nghệ thuật như là kết quả của
sự thăng hoa của sự ám ảnh vô thức của con người. Chủ nghĩa Freud xem xét
quá trình sáng tác nghệ thuật qua sự điều tiết nguyên tắc thoả mãn và nguyên
tắc thực tại. Theo Freud, bản chất của sáng tác nghệ thuật đồng thời là cơ chế
của quá trình sáng tác, là sự chạy trốn vào thế giới tưởng tượng, phiên dịch

17


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

những ham muốn vô thức thành các hình tượng nghệ thuật mà xã hội có thể
chấp nhận, thái độ “chơi đùa” đối với đời sống như là sự “hiện thực hoá”
những ham muốn không được thoả mãn thời thơ ấu và gắn với những trải
nghiệm tình dục nhằm giải thoát những ám ảnh bản năng” [13, tr. 91- 92].
Thuyết phân tâm học của Freud là cơ sở của văn chương dòng ý thức rất thịnh
hành ở phương Tây thế kỉ XX.
Tất cả những nét ghi danh cho một thời đại như trên tất yếu đã làm biến
đổi thị hiếu của độc giả và vì thế tác động sâu sắc đến người sáng tạo. Michel
Butor đã ví các tiểu thuyết gia như nàng Sheherazade trong “Nghìn lẻ một

đêm” phải luôn luôn tìm ra chuyện gì mới để kể mới mong sống sót. Tiểu
thuyết muốn tồn tại phải không ngừng đổi mới. Đó là qui luật tất yếu của sự
sinh tồn. Bản thân những nghệ sĩ chân chính một khi đã ý thức được sâu sắc
sứ mệnh của nghệ thuật, yêu cầu của thời đại họ sẽ không ngừng tìm tòi, cách
tân thể loại. Các nhà tiểu thuyết ấy không muốn dẫm chân tại chỗ mà muốn
từng ngày từng giờ làm đổi thay bộ mặt của tiểu thuyết, mang lại những giá
trị tư tưởng mới mẻ cho sáng tác nghệ thuật và cải tiến, đổi mới kĩ thuật trần
thuật để theo kịp thời đại đang tiến những bước rất dài trên tất cả các lĩnh vực.
“Những hiện tượng đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây vừa là
sản phẩm của những truyền thống, vừa chịu sự chi phối của những đổi mới
trong đời sống vật chất và tinh thần của con người hiện đại. Đằng sau đó là cả
một thế giới đầy đổ vỡ và hoài nghi, là một thế giới của những con số, của
thông tin, của những phát minh mới về thời gian, về nguyên tử, của nhịp sống
công nghiệp, xã hội tiêu dùng, thời đại kĩ trị” [39, tr. 11]. E. Fromm giới
thuyết về con người trong nền văn minh kĩ trị như sau: “Vấn đề của thế kỉ
XIX là “Chúa đã chết” (như Nietzsche đã nói). Vấn đề của thế kỉ XX là con
người đã chết trong một phần của ý thức nhân bản. Sự phản ứng với chủ
nghĩa duy lí diễn ra trên bình diện tinh thần đã hắt cái bóng lên triết học và

18


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

nghệ thuật. Như một qui luật tất yếu, tầng lớp văn nghệ sĩ cũng bị xô dạt bởi
những trận cuồng phong xã hội” [28]. Tiểu thuyết hiện đại để phản ánh sâu
sắc cuộc sống muôn màu, muôn vẻ đó đành phải khước từ cách miêu tả của
tiểu thuyết truyền thống. Các nhà văn nỗ lực tìm tòi, thể nghiệm những sáng

tạo trong kĩ thuật viết góp phần mang lại sự phục sinh kì diệu mà tiểu thuyết
phương Tây trước đó chưa thể vươn tới. Dấu ấn hiện đại trong tiểu thuyết
được thể hiện trên nhiều phương diện thi pháp: sự di động các điểm nhìn, thời
gian đồng hiện, độc thoại nội tâm dòng ý thức, thủ pháp trùng tên nhân vật,
thủ pháp huyền thoại hoá…
1.2.2. Một số biểu hiện cách tân về điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết
phương Tây hiện đại
1.2.2.1. Tăng thêm các điểm nhìn
Một dạng thức phổ biến của tiểu thuyết truyền thống là người kể
chuyện giấu mặt (hay người kể chuyện ở ngôi thứ ba số ít). Người đó đứng
bên ngoài, ở một vị trí nào đó quan sát và thấu suốt toàn bộ diễn biến của câu
chuyện rồi kể lại cho chúng ta nhưng không tham gia vào các sự kiện được
kể. Dù nhân vật người kể chuyện không xuất hiện, ta cũng không thể biết
ngoại hình, tâm lí, tính cách ra sao nhưng ta hiểu rằng trước sau vẫn chỉ là
một người. Đó là loại tiểu thuyết một điểm nhìn.
Trong tiểu thuyết truyền thống, những đoạn đối thoại giữa các nhân vật
với nhau không phải là không có nhưng chúng không đủ tư cách để tạo nên
những điểm nhìn độc lập bởi lẽ, đối thoại chỉ xuất hiện như “những lời trích
dẫn” và “không thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của điểm nhìn duy nhất”. Nói
như Phùng Văn Tửu: “Từ một điểm nhìn dẫn đến một giọng là điều khó tránh
khỏi, trừ phi nhà văn là người có bản lĩnh, thoát ra được sự chi phối hết sức
mãnh liệt của cái bản ngã như một vật thể vượt ra ngoài sức hút của trái đất để
hoá thân hoàn toàn vào các nhân vật khác như trường hợp Đôtxtôiepxki với

19


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn


tiểu thuyết phức điệu như M. Bakhtin đã phân tích một cách sâu sắc” [39, tr.
208]. Lối kể chuyện từ một điểm nhìn của người kể chuyện toàn năng không
những làm cho câu chuyện giảm đi sức hấp dẫn mà còn thiếu đi “bề dày lịch
sử cần thiết”.
Một dạng thức phổ biến khác của tiểu thuyết trước kia là việc sử dụng
mô hình người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Người kể chuyện này
đóng vai một nhân vật trong câu chuyện được kể, tham gia vào các sự kiện
trong câu chuyện ấy. Mô hình này nhìn chung có phần tạo được cảm giác
đáng tin cậy hơn nhưng nó vẫn là loại tiểu thuyết một điểm nhìn. R. Garaudy
trong “Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến” đã có phát hiện khá thú vị
khi ông dùng lí thuyết điểm nhìn để giải thích “sự biến dạng” trong tranh lập
thể của Picasso. Hội hoạ lập thể dựa trên nguyên tắc “nhiều điểm nhìn” để
thay cho nguyên tắc “một điểm nhìn” kiểu “nhòm qua lỗ khoá” của phép vẽ
phối cảnh. Có thể liên tưởng điều này tới sự cách tân trong lĩnh vực tiểu
thuyết phương Tây hiện đại. Về đại thể, người ta tìm cách vượt ra khỏi lối viết
truyền thống xây dựng thế giới từ một điểm nhìn duy nhất. Điểm nhìn được
phân tách thành hai, ba hoặc nhiều điểm nhìn khác nhau gắn với những người
kể, địa điểm và thời điểm phân biệt.
Tiểu thuyết “Đêm Lisbonne” (1965) của nhà văn Đức E.M. Remarque
(1898 – 1970) là một ví dụ. Tác phẩm được cấu tạo bởi hai điểm nhìn với hai
người kể chuyện đan xen, lồng ghép vào nhau. Câu chuyện được đặt vào
trong bối cảnh không gian châu Âu từ Đức, Áo đến Thuỵ Sĩ, Pháp, Bồ Đào
Nha trong khoảng thời gian từ 1938, 1939 đến đầu những năm 40 khi quân
đội phát xít Hitler chà đạp khắp nơi và bao người Đức chân chính phải sống
lưu vong, trốn tránh, chui lủi hết chỗ này đến chỗ khác mong thoát khỏi lưỡi
lê , họng súng và những trại tập trung khủng khiếp. Người kể chuyện xưng
“tôi” thứ nhất xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm là một người Đức, một dân tị

20



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

nạn đang băn khoăn không biết làm cách nào có được tấm hộ chiếu và tiền
mua vé để cùng vợ là Ruth sang lánh nạn ở Hoa Kì. Người kể chuyện xưng
“tôi” thứ hai cũng là một người đàn ông Đức tị nạn có hộ chiếu ghi tên là
Josef Schwarz và có cả hai tấm vé tàu để ngày mai rời bến. Tấm hộ chiếu ấy
thực chất là do một người Áo trước khi chết nhường lại chứ tên ông không
phải là Josef Schwarz. Người đàn ông này sẵn sàng nhường hộ chiếu cùng
tấm vé cho người Đức kia (chồng Ruth) với điều kiện phải dành đêm còn lại
này làm bạn trò chuyện với ông cho ông khỏi cô đơn. Ông đã kể lại cho chồng
Ruth nghe biết bao sóng gió, gian nguy của đời mình suốt năm năm qua. Vậy
là có hai câu chuyện đan xen vào nhau trong “Đêm Lisbonne”. Hai điểm nhìn
đã tạo nên một bức tranh đa diện bổ sung, lồng ghép cho nhau. Hai nhân vật
người kể chuyện có vị trí hoàn toàn bình đẳng trước độc giả khi kể lại câu
chuyện của mình. Thời gian mà câu chuyện được kể lại chỉ diễn ra trong một
đêm của năm 1942 tại thành phố cảng Lisbonne - thủ đô của Bồ Đào Nha
nhưng thời gian của những sự kiện được nhắc tới lại kéo dài suốt nhiều năm
trên nền không gian rộng mở từ Đức qua Pháp, từ Thuỵ Sĩ qua Ý, từ những
viện bảo tàng đến các trại tập trung… Cấu trúc độc đáo này có được rõ ràng là
do việc Remarque đã thiết tạo nên hai điểm nhìn trần thuật đan xen nhau. Từ
câu chuyện của những cá nhân nhỏ lẻ, cuốn tiểu thuyết muốn khắc hoạ thật
đậm nét thân phận của những người dân Đức sống lưu vong trong những năm
chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ khi mà bóng đen của chủ nghĩa phát xít
đang bao trùm lên khắp châu Âu. Những nhân vật trong tác phẩm đều là
người dân tị nạn, họ có số phận, có hoàn cảnh riêng nhưng cũng chỉ là “các
hình bóng vật vờ trong cuộc sống, đang sống đấy mà như đã chết rồi, ngay

đến cả cái tên cũng không có nữa” [29, tr.215]. Shwart nói : “Nghĩ cũng lạ
lùng cho cái cảnh ngộ vô vọng thật. Cái tên của anh ta biến mất. Ta không
còn biết ta là ai” [29, tr. 225 - 226]. Câu nói của nhân vật gợi ta nhớ tới lời

21


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

nhận định của Rôlăng Bactơ: “Thế giới phương Tây đã đi vào ngõ cụt, người
ta chỉ còn có thể đặt câu hỏi “Ta là ai?” chứ không thể đặt câu hỏi “Vì sao?”
[9, tr. 660].
1.2.2.2. Di động điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật
Người đi tiên phong cho sự đổi mới này chính là Franz Kafka – nhà
tiểu thuyết vĩ đại người Tiệp Khắc. Trong số ba tiểu thuyết của F. Kafka chỉ
có “Vụ án” được coi là đã hoàn thành theo nghĩa đã có một kết thúc. Tác
phẩm được kể ở ngôi thứ ba số ít với mở đầu là tiếng nói của một người thứ
ba giấu mặt: “Hẳn là người ta đã vu oan cho K. bởi lẽ chẳng làm gì nên tội
anh đã bị bắt vào một buổi sáng” [16, tr. 75]. Nhưng nó hoàn toàn khác với
tiểu thuyết truyền thống: điểm nhìn không còn đặt ở ngôi kể nữa, nó đã có sự
dịch chuyển rõ rệt từ người kể chuyện sang nhân vật. Thế giới trong cuốn tiểu
thuyết này chỉ xuất hiện qua mối ám ảnh duy nhất của nhân vật K. đó là việc
anh vô cớ bị kết tội. Điểm nhìn nghệ thuật đã bị thu hẹp đến cực điểm, nó bị
đông cứng trong một câu hỏi “vì sao”. Ám ảnh về cái phi lí, về bản án vô cớ
chụp lên đầu khiến nhân vật quay cuồng trong những phán đoán, những nghi
hoặc, những lo âu, khắc khoải. “Giữa người bị kết tội và thế giới quanh anh
có một bức tường ngăn cách không thể nào vượt qua được. Anh chỉ còn cách
thích nghi với cái phi lí” [9, tr. 660].

Việc chuyển dịch từ điểm nhìn người trần thuật sang điểm nhìn nhân
vật sẽ tạo ra một hiệu quả nghệ thuật đó là làm cho đối tượng được miêu tả trở
nên khách quan hơn, đáng tin cậy hơn. Nhưng chính điểm nhìn của nhân vật
Kafka cũng như đang phân thân. Vẫn là điểm nhìn của nhân vật đấy mà
dường như không còn là cảm giác của người trong cuộc nữa. Những giọng
nói vô cảm, dửng dưng, lạnh lùng vang lên vào những giây phút gay cấn nhất,
quyết định nhất khi nhân vật đang cận kề giữa sự sống và cái chết. Hình như
“có một ai đó đứng ngoài ám ảnh để kể lại và nhìn nhận sự vật một cách xa

22


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

lạ”. Chính từ nét độc đáo ấy đã đưa tới tiếng nói đa thanh, đa giọng mang đầy
màu sắc mơ hồ, khó định dạng nhân vật trong tiểu thuyết Kafka.
Cái đêm cuối cùng trong cuộc đời Josef K. (cái đêm trước ngày sinh
nhật lần thứ 31 của anh) được miêu tả lại dưới điểm nhìn nhân vật nhưng sắc
giọng hoàn toàn không biểu hiện chút lo lắng, sợ hãi thường thấy. Nó mang
sắc thái thản nhiên trung hoà như là giọng của một người khác chứ không
phải của nạn nhân đang chuẩn bị lãnh án tử hình. Khi bị hai tên đao phủ giải
đi đến nơi hành quyết, K. có cảm giác “mình chưa đi dạo với ai như vậy bao
giờ” và thậm chí khuôn mặt của hai tên đao phủ còn được miêu tả đầy hóm
hỉnh dưới cái nhìn của K.: “Có lẽ chúng là những đứa hát giọng nam cao, anh
nghĩ khi nhìn thấy những cái cằm hơn hai ngấn của chúng”. Cảm giác cuối
cùng vẫn thuộc về nhân vật: K. cảm nhận rất rõ “đứa kia thọc dao vào tim anh
ngoáy ngoáy hai lần” và dường như cảm giác ấy còn sống cả sau khi anh đã
chết. Khi thốt lên câu cuối cùng: “Như một con chó”, tất cả chưa phải đã

chấm dứt. Nỗi nhục nhã vẫn đeo đẳng cho đến khi K. trút hơi thở cuối cùng:
“Anh nói như để gửi lại nỗi nhục nhã ở đời” [16, tr. 300]. Cảm giác của nhân
vật tồn tại ở bên ngoài nhân vật. Mọi sự kiện, diễn biến trong câu chuyện đều
được soi rọi dưới điểm nhìn của K. trong mối ám ảnh thường trực về bản án
phi lí, về cái chết, thêm vào đó là cảm giác “đóng kín về không gian”, thời
gian hạn hẹp và sự “tẩy trắng các đường viền lịch sử ” của nhân vật đã đưa tới
ấn tượng về thân phận con người trong xã hội phương Tây hiện đại - một thân
phận cô đơn, lạc loài, bất lực trước sức mạnh vô hình nhưng khủng khiếp của
bộ máy kinh tế, luật pháp, cảnh sát. Con người trở thành nạn nhân của thế
giới.
1.2.2.3. Di chuyển điểm nhìn trên trục thời gian
Theo Phùng Văn Tửu: “Chuyển dịch xen kẽ các điểm nhìn từ người kể
chuyện này sang người kể chuyện khác trong cùng một tác phẩm khiến cho

23


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

các sự kiện được kể từ nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau, trở nên chân
thực, đa dạng, sinh động hơn lên như thế nào thì việc di chuyển điểm nhìn
trong không gian và nhất là trong thời gian cũng nhằm hiệu quả thẩm mĩ ấy
chứ không thuần tuý chỉ là trò chơi hình thức” [39, tr. 251 - 252]. Về phương
diện này,nhà văn Colombia G.G. Marquez – tác giả của cuốn tiểu thuyết
“Trăm năm cô đơn” (1967) đã có những đóng góp độc đáo.
Điểm nhìn trong “Trăm năm cô đơn” trải ra trên trục thời gian dài một
trăm năm gắn với bảy thế hệ của dòng họ Buendia tại ngôi làng Macondo.
Bằng giọng kể gần giống như giọng kể cổ tích: “Rất nhiều năm sau này, trước

đội hành hình, đại tá Aureliano Buendia đã nhớ lại buổi chiều xa xưa ấy, cái
buổi chiều cha chàng dẫn chàng đi xem nước đá. Thời ấy Macondo là một
làng gồm vài chục nóc nhà tranh vách đất…” [21], Marquez thể hiện các vòng
tròn đồng dạng của những thế hệ khác nhau trong dòng họ Buendia với kĩ
thuật đồng hiện vô cùng độc đáo. Bảy thế hệ nối tiếp nhau với những con
người, cuộc đời, số phận riêng nhưng tất cả cuối cùng cũng chỉ là những vòng
tròn cô đơn, khép kín vô vọng: khởi đầu bằng loạn luân và kết thúc cũng bằng
loạn luân giống như đại tá Aureliano “đi ra khỏi cuộc chiến tranh đẫm máu
trong cô đơn để rồi một ngày kia ông trở về với hình ảnh ngây thơ của một
chú bé lần đầu tiên được cha dẫn đi xem nước đá”.
Điểm nhìn của người kể chuyện không chỉ trôi miên man trên dòng
thời gian dài một trăm năm, soi tỏ số phận của bảy thế hệ dòng họ Buendia
mà còn nhuốm đầy màu sắc huyền ảo khi tạo ra hai miền thế giới hiện tại và
quá khứ hòa quyện với nhau. Đó là lúc Marquez miêu tả cái chết của cụ Hose
Accadio Buendia. Cụ được vợ là Uscula chăm sóc nhưng lại cứ ngỡ là
Prudenxio Aghila - người mà cụ đã giết chết thời trai trẻ. Hiện tại và quá khứ
do đó đan bện vào nhau trong “nỗi cô đơn huyễn hoặc”. Lúc này người đọc có
cảm giác hai dòng thời gian song song cùng tồn tại. Thời gian quá khứ gắn

24


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

với Prudenxio Aghila còn thời gian hiện tại gắn với Buendia. Khi cái chết dần
đến với Hose Accadio thì cũng là lúc hai dòng thời gian này bắt đầu chạm vào
nhau bởi những hình ảnh lẫn lộn giữa thực và mơ.
Điểm nhìn thời gian trong “Trăm năm cô đơn” di chuyển rất linh hoạt

lại có sự pha trộn đầy tinh tế giữa yếu tố hiện thực và huyền ảo đã tạo ra hiệu
quả tối ưu trong việc thể hiện nỗi cô đơn của con người trong thế giới hiện
đại, những khát khao được sống đúng với bản chất của mình, vượt qua mọi
định kiến, thành kiến cá nhân để hoà đồng với xã hội.
1.2.2.4. Sự lưỡng hoá điểm nhìn của người kể chuyện đóng hai vai
Lưỡng hoá điểm nhìn thực chất là một biến thể độc đáo của sự gia tăng
điểm nhìn. Nhưng nét khác biệt giữa chúng ở chỗ: nếu gia tăng điểm nhìn là
việc thiết tạo nên hai hay nhiều điểm nhìn thuộc về những chủ thể khác nhau
thì lưỡng hóa điểm nhìn lại là các điểm nhìn thuộc về cùng một chủ thể chỉ có
điều chủ thể này sẽ đóng những vai trò khác nhau trong câu chuyện được kể.
“Nói chung nhân vật trong tiểu thuyết thường là những chủ thể đơn,
dù người kể chuyện đứng ngoài hay là một nhân vật trong truyện, dù chỉ là
một người kể chuyện hay nhiều người kể chuyện, dù người kể chuyện chọn vị
trí cố định để quan sát hay di chuyển điểm nhìn… Nhưng có khi nhà văn tạo
ra nhân vật người kể chuyện là các chủ thể kép khá độc đáo, người kể chuyện
cùng lúc đóng hai vai trò vừa giấu mặt vừa lộ diện xưng “tôi”, vừa kể chuyện
mình ở ngôi thứ ba số ít vừa là chuyện mình ở ngôi thứ nhất, vừa hoà mình
vào câu chuyện vừa đứng ngoài mọi diễn biến của tiểu thuyết” [39, tr. 239 240]. “Dịch hạch” của A. Camus là một cuốn tiểu thuyết như thế.
Truyện được kể ở ngôi thứ ba số ít với người kể chuyện giấu mặt.
Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết này là bác sĩ Rieux. Sẽ chẳng có gì
đáng để bàn nếu như kết thúc tác phẩm, nhà văn không viết: “Kí sự này đã
gần kết thúc. Đã đến lúc bác sĩ Bernard Rieux thú nhận rằng ông là tác giả.

25


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn


Nhưng trước khi thuật lại những sự kiện cuối cùng, ít ra ông cũng muốn biện
bạch cho sự can thiệp của mình và để cho mọi người hiểu rằng ông cố ý lấy
giọng của một người chứng kiến khách quan” [6, tr. 241]. Vậy là khi câu
chuyện sắp kết thúc, người đọc mới vỡ lẽ người kể chuyện giấu mặt trong tác
phẩm chính là bác sĩ Rieux. Người kể chuyện và nhân vật trung tâm trong
“Dịch hạch” chỉ là một nhưng ta vẫn nghe thấy hai giọng phân biệt hoà vào
nhau. Ngay ở đoạn trích đã dẫn bên trên cũng thật khó mà xác định dứt khoát
chủ thể kể chuyện chỉ là một trong hai người.
Vì điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết “Dịch hạch” đã bị lưỡng hoá
do người kể chuyện sắm hai vai nên khi đứng trước nhân vật bác sĩ Rieux, hai
điểm nhìn của chủ thể kể chuyện kép không còn đồng hướng với nhau mà
hoàn toàn tách biệt, trái chiều nhau: một điểm nhìn hướng ra bên ngoài, một
điểm nhìn rọi chiếu vào bên trong nhân vật. Nhờ có sự sáng tạo điểm nhìn
nghệ thuật này mà ta mới vỡ lẽ tại sao người kể chuyện giấu mặt lại biết rõ
tâm tư của nhân vật trung tâm đến như thế và luôn có xu hướng khám phá, thể
hiện thế giới tâm trạng của nhân vật ở bất cứ thời điểm nào. Đây là cảnh bác
sĩ Rieux và Granot từ tiệm cà phê đi ra: “Ra đến ngoài Rieux cảm thấy dường
như đêm tối đấy những tiếng rên rỉ. Đâu đó trong bầu trời đen, phía trên
những cây đèn đường có tiếng rít đùng đục khiến ông nhớ tới cái thảm họa vô
hình” [6, tr. 82]. Còn đây là cảnh Rieux cùng với Tarrou ra tắm biển: “Trước
mặt họ là đêm tối mịt mùng. Cảm thấy dưới ngón tay mình là khuôn mặt lỗ
chỗ của các mỏm đá, Rieux tràn ngập một niềm hạnh phúc kì lạ” [6, tr. 206].
Hai điểm nhìn khách quan và chủ quan vừa có những nét khu biệt vừa hoà
hợp, thống nhất, tương trợ cho nhau đem đến dáng vẻ mới cho tiểu thuyết.
Nhưng không nên hiểu đây chỉ là sự cách tân thuần tuý về mặt hình thức mà
nó đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện cảm quan của con người về
thế giới và về chính bản thân mình. Đó là “sự mâu thuẫn vĩnh viễn giữa con
người và cuộc sống, giữa khát vọng hạnh phúc và thực tại đoạ đày thân phận
phận con người" [9, tr. 751].


26


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thu Hà - K32D Văn

CHƯƠNG 2
ĐIỂM NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
"ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ"
(TỪ GÓC ĐỘ ĐIỂM NHÌN NHÂN VẬT
VÀ ĐIỂM NHÌN NGƯỜI TRẦN THUẬT)
“Âm thanh và cuồng nộ” của W. Faulkner là một cuốn tiểu thuyết có
cấu trúc đặc biệt, tác phẩm được chia làm bốn chương, mỗi chương là những
sự kiện đứt nối được đặt dưới bốn điểm nhìn khác nhau. Thoạt nhìn, "Âm
thanh và cuồng nộ" giống như sự lắp ráp của những mẩu tâm trạng rời rạc
nhưng càng quan sát kĩ ta càng nhận thấy giữa chúng có những mạch ngầm
nối kết logic, bền vững.
Tuy cấu tạo là bốn độc thoại nội tâm nhưng Faulkner không đặt tên
chương theo tên nhân vật mà theo thời gian. Dòng thời gian bị đảo lộn liên tục
không chỉ giữa chương này với chương kia mà ngay trong nội dung từng
chương truyện. Chương đầu tiên là chuyện xảy ra vào ngày mùng 7 tháng 4
năm 1928. Chương thứ hai lùi lại 18 năm – ngày mùng 2 tháng 6 năm 1910.
Chương ba lại là ngày mùng 6 tháng 4 năm 1928 và chương cuối cùng là hai
ngày sau đó – ngày mùng 8 tháng 4 năm 1928. Ba chương đầu là độc thoại
nội tâm của ba nhân vật đồng thời cũng là ba thành viên trong gia đình
Compson: Benjy - thằng khùng, Quentin và Jason, chỉ có chương cuối mới
được kể ở ngôi thứ ba số ít. Mạch truyện vận động nương theo những hồi
tưởng, những dòng kí ức đầy hỗn loạn của các nhân vật, đi từ những vùng mờ
tối, khuất lấp đến sự sáng tỏ. Câu chuyện về thảm trạng suy sụp, tan vỡ của

gia đình Compson vốn một thời quyền quý, giàu sang được đặt dưới điểm
nhìn của những nhân vật khác nhau đã tạo nên một thế giới nghệ thuật mang

27


×