Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.07 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO NGUYÊN DŨNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG,
TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO NGUYÊN DŨNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG,
TỈNH THANH HOÁ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HỢI

NGHỆ AN - 2013


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự chân thành, tình cảm sâu sắc, xin bày tỏ lòng biết ơn đối
với Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hợi, người thầy đã tận tình, chu đáo
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Giáo dục học trường Đại
học Vinh cùng tất cả các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các Thầy Cô là giảng
viên của trường đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.
Xin cảm ơn lãnh đạo phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ, cán bộ chuyên
viên PGD&ĐT, phòng Nội vụ huyện Quảng Xương; Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng và cán bộ giáo viên các trường tiểu học huyện Quảng Xương đã quan
tâm, góp ý, tạo điều kiện trong công tác xem xét thực tiễn, điều tra thực
trạng, đánh giá tính khả thi cũng như tư vấn khoa học trong quá trình học
tập, nghiên cứu;
Cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, người thân đã động viên, khích lệ giúp đỡ
tôi hoàn thành khoá học cũng như hoàn thành Luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết. Tôi kính mong sự chỉ dẫn, góp ý chân thành của các thầy giáo,
cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Đào Nguyên Dũng


MỤC LỤC
Trang
MỞĐẦU.................................................................................................................8

1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................10
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..........................................................10
4. Giả thuyết khoa học...................................................................................10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................11
7. Những đóng góp mới của luận văn...........................................................13
8. Cấu trúc luận văn.......................................................................................13
Chương 1 CƠSỞLÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀQUẢN LÍ ĐỘI NGŨGIÁO VIÊN TIỂU
HỌC....................................................................................................................15
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu......................................................................15
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài...................................16
1.2.1. Giáo viên và giáo viên tiểu học......................................................16
1.2.2. Đội ngũ và đội ngũ giáo viên tiểu học............................................17
1.2.3. Quản lí và quản lí đội ngũ giáo viên............................................18
1.2.4. Đổi mới và đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên................24
1.2.5. Giải pháp, giải pháp đổi mới quản lý đội ngũ giáo viên...............25
1.3. Người giáo viên tiểu học trong bối cảnh hiện nay................................26
1.3.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên tiểu học....................................26
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học.......................26
1.3.3. Yêu cầu phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên tiểu học....27
1.4. Vấn đề đổi mới công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học...............28
1.4.1. Sự cần thiết đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học 28
1.4.2. Nội dung đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học....30
1.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đổi mới quản lý đội ngũ
giáo viên tiểu học.......................................................................................35
Kết luận chương 1..........................................................................................38
Chương 2 CƠSỞTHỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀQUẢN LÍ ĐỘI NGŨGIÁO VIÊN
TIỂU HỌC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA.............................39
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội và GD&ĐT

của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa...................................................39
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên.....................................................39
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội..............................................................40
2.1.3. Khái quát tình hình GD&ĐT của huyện Quảng Xương..............40
2.2. Thực trạng công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa..................................................................................43
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học...............43
2.2.2. Thực trạng đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học..66
2.3. Nguyên nhân của thực trạng..................................................................70
2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được.....................................70
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém...................................71
Kết luận chương 2..........................................................................................72
Chương 3 MỘT SỐGIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐỘI NGŨGIÁO
VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.....................................................................................74
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp..........................................................74
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu................................................74
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết................................................74


5
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...................................................75
3.2. Một số giải pháp đổi mới công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa..........................................................75
3.2.1. Hoàn thiện các quy định phục vụ công tác quản lí đội ngũ giáo
viên phù hợp với tình hình địa phương...................................................75
3.2.2. Đổi mới công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới.......................................79
3.2.3. Đổi mới công tác tuyển chọn hợp đồng, điều động, luân chuyển
đội ngũ giáo viên tiểu học.........................................................................85

3.2.4. Đổi mới công tác phân công phân nhiệm, sử dụng đội ngũ giáo
viên tiểu học...............................................................................................90
3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên tiểu học...94
3.2.6. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học 101
3.2.7. Đổi mới công tác quản lý tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tiểu
học............................................................................................................108
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp...........................................................114
3.4. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.....................114
3.4.1. Khái quát về việc đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các giải
pháp...........................................................................................................114
3.4.2. Kết quả thăm dò............................................................................116
KẾT LUẬN.........................................................................................................119
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................122
PHỤ LỤC..........................................................................................................124


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGH
BCH
CBQL
CBGV
CĐSP
CNH - HĐH
CQG
ĐHSP
GDCD
GD&ĐT
GDTX-DN
GDTH
GVG

HSG
KHTC
KHCN
NCKH
PCGD
QL
QLGD
SHTT
SNGD
SKKN
TĐKT
THCS
THPT
TPT
UBND
%
X

Ban giám hiệu
Ban chấp hành
Cán bộ quản lý
Cán bộ giáo viên
Cao đẳng sư phạm
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Chuẩn Quốc gia
Đại học sư phạm
Giáo dục công dân
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục thường xuyên – Dạy nghề
Giáo dục tiểu học

Giáo viên giỏi
Học sinh giỏi
Kế hoạch tài chính
Khoa học công nghệ
Nghiên cứu khoa học
Phổ cập giáo dục
Quản lý
Quản lý giáo dục
Sinh hoạt tập thể
Sự nghiệp giáo dục
Sáng kiến kinh nghiệm
Thi đua khen thưởng
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tổng phụ trách
Ủy ban nhân dân
Phần trăm
Giá trị trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thực trạng số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học

Bảng 2.2.

Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học

Bảng 2.3.


Thống kê đánh giá thực trạng quản lý việc quy hoạch, xây dựng
kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học của phòng
GD&ĐT

Bảng 2.4.

Kết quả khảo sát đánh giá về thực trạng quản lý tiếp nhận, tuyển
dụng, hợp đồng giáo viên của Phòng GD&ĐT.

Bảng 2.5.

Kết quả điều tra đội ngũ giáo viên về thực hiện công tác quản lý
tạo động lực cho đội ngũ giáo viên

Bảng 3.1.

Các tiêu chí đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các giải pháp

Bảng 3.2.

Kết quả đánh giá tính cần thiết của các giải pháp

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp


8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác

định nguồn lực con người là nhân tố quyết định mục tiêu phát triển bền vững.
Đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), để đạt được mục tiêu, đội
ngũ giáo viên là lực lượng có tính quyết định. Chỉ thị số 40 CT/TW ngày
15/6/2004 của Ban Bí thư khóa IX đã chỉ rõ "Mục tiêu là xây dựng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá đảm bảo chất lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống,
lương tâm, tay nghề của nhà giáo". Kết luận của Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương khóa IX đã yêu cầu “xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD), đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân
đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kì đổi mới; hoàn thiện chế độ chính sách
đối với nhà giáo và cán bộ quản lý”; trong kết luận số 51-KL/TW ngày
29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XI về Đề
án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng đã chỉ ra “Triển khai thực hiện Quy
hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và quy hoạch phát
triển nhân lực của các tỉnh, thành và bộ, ngành để thực hiện chuyển đổi mô
hình tăng trưởng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, làm cho
nhân lực trở thành lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài, nhất là từ các nước có nền khoa học công nghệ và giáo dục hiện
đại. Triển khai mạnh mẽ quy hoạch nhân lực ngành giáo dục của mỗi địa
phương”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ
sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách của con người,
đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo


9
dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên tiểu học phải hội tụ được một cách đầy đủ
những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ sư phạm, trình độ chuyên môn

để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng và mục tiêu giáo dục phổ
thông nói chung.
Đối với ngành GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, huyện Quảng Xương nói
riêng, trong những năm gần đây, nhiều giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên
được áp dụng vào thực tiễn đã góp phần từng bước hạn chế những bất cập về
tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của
đội ngũ giáo viên đã được cải thiện, nhất là trình độ đào tạo của đội ngũ giáo
viên nói chung, giáo viên trong các trường tiểu học nói riêng được nâng lên,
tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn không ngừng tăng, góp phần nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Tuy nhiên, yêu cầu về quản lý đội ngũ đáp ứng trước sự biến động quy
mô lớp học ở từng trường, yêu cầu tỷ lệ giáo viên trên lớp, cơ cấu trình độ
đào tạo của giáo viên có những khác biệt giữa trường đạt Chuẩn quốc gia
(CQG) các mức độ, trường tham gia các chương trình dự án (mô hình trường
tiểu học mới, đề án dạy ngoại ngữ); những biến động trong nội bộ đội ngũ,
việc tạm thời ngừng tuyển dụng và điều động luân chuyển trên phạm vi toàn
tỉnh trong những năm qua đã dẫn đến nhiều bất cập, nhiều tồn tại chưa được
giải quyết như:
Mất cân đối cơ cấu bộ môn, trình độ đào tạo dẫn đến tình trạng thừa thiếu
cục bộ trong các trường tiểu học hoặc giữa các trường trên địa bàn huyện;
Cơ cấu độ tuổi không cân đối, do trong giai đoạn 2007 - 2012, huyện
Quảng Xương không chính thức tuyển mới giáo viên. Từ đó dẫn đến nguy cơ
"già hoá" đội ngũ giáo viên tiểu học trong 10 năm tới.
Công tác quản lý, phân công nhiệm vụ, sử dụng giáo viên thiếu linh
hoạt, nặng tính nguyên tắc bằng cấp, không phát huy tối đa được thế mạnh
mỗi con người.


10
Trình độ đào tạo, tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp của đội ngũ giáo viên chưa

tương xứng với năng lực biên soạn chương trình giảng dạy, chất lượng học sinh,
những yêu cầu đổi mới giáo dục. Đánh giá xếp loại hàng năm của Hiệu trưởng
chưa chỉ ra rõ nét sự khác biệt trong năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, kết quả
dạy học và giáo dục của mỗi giáo viên, ở mỗi lĩnh vực và nhiệm vụ được giao.
Chưa phát huy hết tiềm năng, tâm huyết với nghề của đội ngũ giáo viên.
Yêu cầu đòi hỏi phải có những đổi mới trong các giải pháp nhằm phát
huy hiệu quả công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học, từng bước giải quyết
triệt để những vấn đề còn tồn tại nêu trên. Qua khảo sát bước đầu cho thấy
hiện nay chưa có công trình nghiên cứu toàn diện thực trạng và đề xuất giải
pháp đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Quảng
Xương. Xuất phát từ lý luận, thực tiễn và đòi hỏi khách quan của công tác
quản lý giáo dục, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Một số giải pháp đổi mới công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các giải
pháp đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa .
4. Giả thuyết khoa học
Các giải pháp đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa hiệu quả, góp phần nâng cao chất



11
lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay có thể được xác định trên cơ sở
nghiên cứu lí luận và thực tiễn của công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu
học trên địa bàn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
5.2. Thực trạng công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
5.3. Đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên
tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa lý thuyết từ các công trình
nghiên cứu, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành
GD&ĐT, các tài liệu, giáo trình tham khảo và thông tin chính thống trên
mạng Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu
6.2.1.1 Đối tượng điều tra: Tất cả 37 trường tiểu học, gồm:
- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) các trường tiểu học: 86 người;
- Đội ngũ giáo viên: 254 người, cụ thể như sau:
Giáo viên là nguồn CBQL kế cận quy hoạch đến 2015: 74 người
Giáo viên không phải nguồn CBQL: Mỗi trường 5 giáo viên, trong đó
có ít nhất 1 giáo viên có kiêm nhiệm(Tổ trưởng hoặc tổ phó chuyên môn;
công tác thư viện thiết bị; công đoàn...), cụ thể:
Trường không có giáo viên dạy môn năng khiếu(đặc thù): 04 giáo viên văn
hóa và 01 giáo viên Tổng phụ trách(TPT) Đội hoặc giáo viên kiêm nhiệm TPT Đội.
Trường có giáo viên đặc thù: không quá 2 giáo viên đặc thù, TPT Đội
hoặc giáo viên kiêm nhiệm TPT Đội, còn lại là giáo viên văn hóa.



12
6.2.1.2. Nội dung, hình thức điều tra:
- Thực trạng đội ngũ giáo viên; thực trạng về công tác quản lí đội ngũ
giáo viên của Phòng GD&ĐT và nhà trường; những giải pháp mà các trường
tiểu học và Phòng GD&ĐT đã áp dụng để quản lí đội ngũ giáo viên; tính khả
thi của các giải pháp và những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý đội
ngũ giáo viên trong các trường tiểu học huyện Quảng Xương.
- Sử dụng phiếu điều tra, các phiếu được hướng dẫn chi tiết, nội dung
phiếu điều tra được trình bày ở phần Phụ lục.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập
thông tin và làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra.
- Đối tượng phỏng vấn:
Cán bộ phòng Tổ chức và biên chế Sở Nội vụ;
Lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ, phòng Giáo dục tiểu học và phòng Kế
hoạch tài chính (KHTC) Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Trưởng phòng Nội vụ, phòng Tài chính – Kế hoạch, cán bộ phòng
GD&ĐT huyện Quảng Xương.
Một số cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường tiểu học.
6.2.3. Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động quản lý của CBQL trường tiểu học về quản lý hồ
sơ, phân công sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ, đánh giá xếp loại giáo viên trong
các đơn vị cụ thể để có thông tin đầy đủ hơn về thực trạng công tác quản lí
đội ngũ giáo viên tiểu học.
6.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến các lãnh đạo địa
phương, các nhà quản lý giáo dục (QLGD), các nhà giáo ưu tú, nhà giáo có
nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về khoa học QLGD và giảng dạy trên địa bàn
nhằm bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho việc thực
hiện đề tài.
6.3. Phương pháp thống kê:

Sử dụng phương pháp toán thống kê và các phần mềm bổ trợ để phân
tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết quả nghiên cứu.


13
- Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học: Sau khi thu thập
các phiếu thăm dò ý kiến, dùng phương pháp thống kê toán học để tính:
Độ trung bình: X ; Tính tỷ lệ %
Các câu hỏi về nội dung tiếp nhận và tuyển dụng, phân công sử dụng,
đánh giá giáo viên, bồi dưỡng đội ngũ, chế độ chính sách tạo động lực cho
giáo viên theo 5 mức độ đánh giá (Phục lục 01, 02).
- Sử dụng phần mềm EMIS, PMIS và các công cụ trong Excel để thống
kê, theo dõi, thu thập kết quả xếp loại giáo viên hàng năm, thâm niên, cơ cấu
độ tuổi, giới, cơ cấu bộ môn, trình độ đào tạo, tính toán nhu cầu biên chế hàng
năm. Sử dụng bộ công cụ VanPro cấp huyện để tính toán và dự báo quy mô
đến 2015 và giai đoạn 2015-2020.
7. Những đóng góp mới của luận văn
7.1. Hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến đổi mới công tác quản lý
đội ngũ giáo viên tiểu học. Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về quản lý đội
ngũ giáo viên.
7.2. Khái quát được thực trạng đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo
viên tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; đánh giá nguyên nhân
của những hạn chế và yếu kém.
7.3. Đề xuất được một số giải pháp đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo
viên tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
Luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lí đội ngũ giáo viên tiểu

học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa


14
Chương 3: Một số giải pháp đổi mới công tác quản lí đội ngũ giáo viên
tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa


15
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về quản lý đội ngũ giáo viên là một vấn đề hết cấp thiết đối
với sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều công trình nghiên
cứu, đề tài khoa học đề cập đến vấn đề quản lý nguồn lực, quản lý nhà trường,
quản lý đội ngũ giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên của các tác giả như:
"Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam" của Vũ Bá Thể (2005) đã đưa ra một
số giải pháp phát triển nguồn nhân lực để công nghiệp hóa- hiện đại hóa(CNH
- HĐH) đất nước trong giai đoạn đến năm 2020.
“Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI” của Phạm Minh
Hạc(1999) đã khẳng định: “đội ngũ giáo viên là một yếu tố quyết định sự phát
triển sự nghiệp GD&ĐT” và đã đưa ra những “chuẩn quy định đào tạo giáo
viên”.
"Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp" của
Đảng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng (2004)...
- Nhiều Luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài quản lý giáo dục. Trong
số các luận văn đã tìm hiểu, tác giả chú trọng đến các luận văn của những tác
giả nghiên cứu về các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên như:

Luận văn “Thực trạng và biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THCS ở
huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” của Nguyễn Thanh Dân (2010) đã đề xuất
được một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học cơ sở (THCS) phù
hợp, khả thi góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học bậc THCS;
Công trình "Thực trạng và một số giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu
học của một số trường tiểu học ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh" của Trần
Thị Lan (2010) đã đề xuất được một số giải pháp hiệu quả trong xây dựng đội


16
ngũ giáo viên tiểu học ở Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài "Một số giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bình Thuận" của
Hoàng Tấn Rư (2002), trong đó tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về
giáo dục Tiểu học, giáo viên tiểu học và đề ra các giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên...
- Hội thảo toàn quốc “Quản lý giáo dục còn hạn chế - thực trạng và giải
pháp” tại Hà Nội(tháng 04/2005) đã nêu lên các nguyên nhân khách quan, chủ
quan của những hạn chế, yếu kém trong quản lý giáo dục (QLGD). Trong đó,
có nguyên nhân năng lực đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế, đội ngũ giáo
viên thiếu đồng bộ, bất hợp lý về cơ cấu bộ môn, loại hình đào tạo.
Những công trình, đề tài nghiên cứu trên đã đề cập đến một một mảng
hoặc chỉ đưa ra những giải pháp chung trong công tác quản lý nguồn nhân
lực, quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ giáo viên, xây dựng và phát triển đội
ngũ giáo viên, đã có những giải pháp mang tính đặc thù về xây dựng và phát
triển đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng và các giải
pháp về quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học. Tuy nhiên, do đặc thù điều kiện
kinh tế xã hội, địa lí, sự khác biệt điều kiện, mức sống, chính sách của địa
phương đối với giáo viên, phân cấp quản lý, hình thức tuyển dụng giáo viên,
cơ cấu đội ngũ giáo viên của huyện, biến động về quy mô trường lớp, yêu cầu
phát triển trong tình hình mới... việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp đổi mới

công tác quản lí đội ngũ giáo viên tiểu học chưa nhiều, thiếu những giải pháp
quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học mang tính đột phá, hiệu quả, phù hợp có
thể áp dụng ở huyện Quảng Xương trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài
1.2.1. Giáo viên và giáo viên tiểu học
1.2.1.1. Giáo viên
Luật giáo dục sửa đổi năm 2005, Ðiều 70. Nhà giáo:
"1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác.
2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:


17
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Ðạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Ðủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên[7].
Tóm lại, Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân. Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp gọi chung là giáo viên.
1.2.1.2. Giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học là “người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh
trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục
tiểu học”[2].
Trong đề tài này, chúng tôi không đề cập đến đội ngũ nhà giáo là Hiệu
trưởng, phó Hiệu trưởng Trường tiểu học.
1.2.2. Đội ngũ và đội ngũ giáo viên tiểu học

1.2.2.1. Đội ngũ
Theo Hoàng Phê (1992): "Đội ngũ là khối đông người được tập hợp và
tổ chức thành một lực lượng có quy củ; là tập hợp một số đông người có cùng
chức năng hoặc nghề nghiệp”.[13]
Cũng có thể hiểu đội ngũ là một tập hợp có trật tự bên trong (hay bên
ngoài), có liên hệ hoặc tác động lẫn nhau.
Đội ngũ là một tập hợp những cá nhân có liên hệ với nhau, tạo thành sự
thống nhất ổn định, có tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy luật
tích hợp.
Đội ngũ không chỉ là một tập hợp đơn giản các cá nhân, mà có sự liên
kết và tương tác theo chiều sâu tạo nên tính trồi và tính nhất thể hóa, nghĩa là
tạo ra cái mới. Mặt khác, bởi vì sự liên kết và tương tác giữa các cá nhân nên


18
tạo ra sự kiềm chế, nghĩa là làm giảm bậc tự do của các cá nhân so với trước
khi là thành viên của đội ngũ.
1.2.2.2. Đội ngũ giáo viên tiểu học
“Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ
nắm tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng
cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho sự nghiệp giáo dục... Nếu
chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo
viên và đội ngũ CBQL.” [7, tr.10]
Như vậy, có thể hiểu là: Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người
tham gia công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục
khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được tổ chức thành một lực lượng, có
cùng nhiệm vụ là giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học(NCKH). Lao
động của đội ngũ giáo viên là lao động trí óc, lao động khoa học, lao động đặc
thù nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là con người đã được giáo dục và đào tạo.
Đội ngũ giáo viên tiểu học được hiểu là là tập hợp những người tham

gia công tác giảng dạy, giáo dục trong trường tiểu học.
1.2.3. Quản lí và quản lí đội ngũ giáo viên
1.2.3.1. Quản lí.
Quản lý(QL) là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội. Do đối tượng quản lý phong phú, đa dạng tùy thuộc
vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Theo quan điểm triết học: quản lý được xem như một quá trình liên kết
thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan để đạt mục tiêu nào đó.
Xét trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, thì quản lý một đơn vị, một
lớp học với tư cách là một hệ thống, là khoa học và nghệ thuật tác động vào
hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp
nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong quá trình hoạt động: “Quản lý là sự
tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý


19
nhm s dng hiu qu nht tim nng, cỏc c hi ca h thng t c
mc tiờu t ra trong iu kin bin i ca mụi trng. [20, Tr 43].
Theo Nguyn Minh o(1997): Qun lý l s tỏc ng liờn tc cú t
chc, cú nh hng ca ch th (ngi qun lý, ngi t chc qun lý) lờn
khỏch th (i tng qun lý) v cỏc mt chớnh tr, vn hoỏ, xó hi, kinh
t...bng mt h thng lut l, cỏc chớnh sỏch, cỏc nguyờn tc, cỏc phng
phỏp v cỏc bin phỏp c th nhm to ra mụi trng v iu kin cho s
phỏt trin ca i tng[10, Tr7]
Theo Nguyn Bỏ Sn (2000): Qun lý l s tỏc ng cú hng ớch ca
ch th qun lý n i tng qun lý v khỏch th qun lý bng mt h thng
cỏc gii phỏp nhm thay i trng thỏi ca i tng qun lý, a h thng tip
cn mc tiờu cui cựng, phc v cho li ớch ca con ngi. [19, tr.15]
Theo Hong Ton (1996): Qun lý l nhng tỏc ng ca ch th
qun lý trong vic huy ng, phỏt huy, kt hp, s dng, iu chnh, iu phi

cỏc ngun lc (nhõn lc, ti lc, vt lc) trong v ngoi t chc (ch yu l
ni lc) mt cỏch ti u nhm t mc ớch ca t chc vi hiu qu cao
nht. [22, tr.8]
Theo Phạm Minh Hạc (1998) thỡ Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể ngời lao động (nói chung là khách
thể quản lý), nhằm thực hiện các mục tiêu dự kiến[11, Tr.24]. Cũn Nguyễn
Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996) quan nimQuản lý là quá trình đạt
đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối u các chức năng kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra [8, Tr.1].
Mt s tỏc gi cho qun lý l hot ng nhm m bo s hon thnh
cụng vic thụng qua s n lc ca ngi khỏc hoc qun lý l mt hot ng
thit yu nhm m bo s phi hp nhng n lc cỏ nhõn nhm t c
mc ớch ca nhúm: Qun lý chớnh l cỏc hot ng do mt hoc nhiu
ngi iu phi hnh ng ca nhng ngi khỏc nhm thu c kt qu
mong mun.


20
Nói chung, các khái niệm quản lý trên tuy có khác nhau, nhưng có
chung những dấu hiệu chủ yếu sau:
- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống hoàn chỉnh. Nó được
cấu tạo liên kết hữu cơ từ nhiều yếu tố, theo một quy luật nhất định; phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh khách quan.
- Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ. Đó là sự liên kết hữu cơ giữa chủ
thể quản lý và khách thể quản lý.
- Tác động quản lý thường mang tính chất tổng hợp, hệ thống tác động
quản lý gồm nhiều giải pháp khác nhau, thường được thể hiện dưới dạng tổng
hợp của một cơ chế quản lý.
- Cơ sở của quản lý là các quy luật khách quan và điều kiện thực tiễn
của môi trường. Quản lý phải phù hợp với quy luật.

Thực chất quản lý là xác định mục tiêu và hướng mọi nỗ lực của cá
nhân, của tổ chức vào mục tiêu đó. Mục tiêu cuối cùng của quản lý là “tạo ra,
tăng thêm và bảo vệ lợi ích của con người”.
Từ những ý chung của các khái niệm, định nghĩa trích dẫn trên, xét
quản lý với tư cách là một hành động, chúng tôi đồng ý với khái niệm được
Thái Văn Thành (2007) trình bầy: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề
ra”.[20, Tr 05]
1.2.3.2. Chức năng quản lí trong công tác quản lí đội ngũ giáo viên
i. Chức năng hoạch định
Hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện
pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.
Căn cứ vào yếu tố thời gian, có thể chia hoạch định thành 2 loại:
- Hoạch định dài hạn: là những hoạch định kéo dài từ 1 đến 5 năm;
- Hoạch định ngắn hạn: là những kế hoạch cho từng ngày, từng tháng
hay từng năm. Các nhà quản lý lập kế hoạch ngắn hạn để hoàn thành những
bước đầu hoặc những khâu việc trong tiến trình dài hạn đã được dự trù.


21
Chức năng hoạch định bao gồm các quá trình: dự báo, xác định mục
tiêu và xây dựng kế hoạch thực hiện để đạt mục tiêu đó.
+ Dự báo: “Dự báo là báo trước về tình hình có nhiều khả năng sẽ xảy
ra, dựa trên cơ sở những số liệu, thông tin đã có” [17].
“Một trong những bộ phận quan trọng nhất của chức năng quản lý là
việc tiên đoán, lập các dự báo có tính đến quá trình phát triển của hệ thống”
[9, tr12].
+ Xác định mục tiêu
Mục tiêu là “đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ” [17].
Mục tiêu quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học là dự kiến trước kết quả

theo yêu cầu khách quan và mong đợi mà nhà quản lý muốn đạt được trong
tương lai cho tổ chức của mình, là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực thực hiện sứ
mạng của cả đội ngũ quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học trong các nhà trường
tiểu học và nhà quản lý.
Mục tiêu trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học có các vai
trò: làm nền tảng cho hoạch định, nhằm xây dựng hệ thống quản lý (mặt tĩnh);
quyết định toàn bộ diễn biến của tiến trình quản lý (mặt động).
+ Kế hoạch hoá
Kế hoạch hóa trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học là quá
trình dự báo, xác định các mục tiêu quản lý và quyết định những biện pháp tốt
nhất để thực hiện mục tiêu đó.
Kế hoạch hóa trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học là cơ sở
để huy động, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý; căn
cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ
chức, đơn vị và từng giáo viên.
Như vậy, kế hoạch hóa trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu
học là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học vào công
tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các
nguồn lực để đạt tới các mục tiêu của tổ chức.


22
ii. Chức năng tổ chức
“Tổ chức nghĩa là liên hiệp nhiều người lại để thực hiện một công tác
nhất định” [14, tr9].
“Tổ chức là định hình cơ cấu các bộ phận tạo thành, xác lập chức năng,
quyền hạn, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của từng bộ phận, đặt các bộ phận
trong quan hệ đối tác phù hợp trong một tổng thể hoàn chỉnh” [13, tr61].
Chức năng tổ chức trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học là
quá trình phân phối và sắp xếp đội ngũ này theo những cách thức nhất định để

đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Nội dung của chức năng tổ chức trong công tác quản lý đội ngũ giáo
viên tiểu học bao gồm:
- Cấu trúc tổ chức: là tổng hợp các bộ phận, đơn vị và từng giáo viên
khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nhưng cùng nhằm bảo đảm
thực hiện các chức năng quản lý và cùng hướng vào mục đích chung.
- Cơ chế quản lý là các chế độ quy phạm cho tổ chức vận dụng trong
hoạt động thực tiễn quản lý đội ngũ giáo viên hiện có.
- Tổ chức lao động cho đội ngũ một cách khoa học.
iii. Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là sự điều khiển, đôn đốc đội ngũ (giáo viên) trong quá trình
thực hiện mục tiêu (của nhà trường, của ngành), nhằm điều chỉnh kịp thời
những sai lệch xuất hiện so với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Do vậy, công tác
chỉ đạo là sự tích cực nhất, linh hoạt nhất của phương pháp quản lý. Tuy
nhiên, công tác chỉ đạo vẫn phải dựa vào tác động tổ chức, xuất phát từ tổ
chức; nếu không sẽ làm tăng thêm sự mất cân đối, mang tính ngẫu nhiên, cá
biệt trong quản lý.
Chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý tới các
giáo viên khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức, của nhà trường
thành nhu cầu của họ, trên cơ sở đó mỗi giáo viên đều tích cực, tự giác và
mang hết khả năng để làm việc.


23
Công tác chỉ đạo trong quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học liên quan đến
việc chỉ đạo tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên. Nội
dung chủ yếu của công tác chỉ đạo trong quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học:
iiii. Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh
giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch

và đưa ra những quyết định để điều chỉnh nhằm giúp đội ngũ giáo viên hoàn
thành nhiệm vụ và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý tới một trình
độ cao hơn.
Quy trình thực hiện kiểm tra trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên
gồm 4 khâu: chuẩn bị kiểm tra, tiến hành kiểm tra, kết thúc kiểm tra và sau
kiểm tra:
- Người quản lý đặt ra những chuẩn mực của hoạt động.
- Đối chiếu, đo lường kết quả so với chuẩn mực đã đặt ra.
- Tiến hành điều chỉnh những sai lệch.
- Hiệu chỉnh, sửa lại những chuẩn mực nếu cần.
iiiii. Thông tin trong quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học
Thông tin quản lý là dữ liệu (tình hình) về việc thực hiện các nhiệm vụ
đã được xử lý giúp cho người quản lý hiểu đúng về đội ngũ giáo viên mà họ
đang quan tâm để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lý. Do đó
thông tin quản lý không những là tiền đề của quản lý mà còn nuôi dưỡng quá
trình quản lý.
Quyết định quản lý là sản phẩm của người quản lý trong quá trình thực
hiện các chức năng quản lý.
1.2.3.3. Quản lí đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giáo viên là toàn thể giáo viên, người làm công tác dạy học,
giáo dục trong các nhà trường trên địa bàn huyện.
Chủ thể sử dụng đội ngũ giáo viên ở trong mỗi nhà trường là Hiệu
trưởng; trên địa bàn huyện, theo thẩm quyền quản lý được phân cấp, chủ thể
quản lý là Chủ tịch UBND huyện, Phòng GD&ĐT là cơ quan tham mưu cho


24
UBND huyện trong quản lý nhà nước về GD&ĐT, các phòng chuyên môn
khác thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được
giao, ở các lĩnh vực có liên quan.

Có thể hiểu: Quản lý đội ngũ giáo viên là sự tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý lên đội ngũ giáo viên nhằm đạt các mục tiêu
quản lý đề ra.
1.2.4. Đổi mới và đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên
1.2.4.1. Đổi mới
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên, 2000): “đổi mới là
sự thay đổi hoặc làm thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước”[17].
Trong quản lý giáo dục ở nhiều nước phát triển và nhiều nước trong
khu vực, khái niệm “đổi mới” được hiểu là thường xuyên đưa cái mới vào
quản lý để tạo ra sự phát triển mới, để nâng cao hiệu quả quản lý mà vẫn giữ
được sự ổn định. Như thế, “đổi mới” không phủ nhận cái hiện hành mà kế
thừa và phát huy những thành tựu đã được thử thách qua nhiều thế hệ, đồng
thời tìm cách phối hợp một cách hợp lí giữa truyền thống và hiện đại để đáp
ứng những yêu cầu đối với giáo dục trong tình hình mới.
1.2.4.2. Đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên.
Đổi mới công tác quản lý là đổi mới kỹ thuật thực hiện việc quản lý,
giải pháp quản lý hiện đang sử dụng, đổi mới cách tiến hành các giải pháp,
đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai giải pháp quản lý trên cơ sở
khai thác triệt để ưu điểm của các giải pháp quản lý đang thực hiện và vận
dụng linh hoạt một số giải pháp mới nhằm phát huy tối đa hiệu quả đội ngũ
giáo viên hiện có, khắc phục những vấn đề tồn tại chưa được giải quyết hoặc
giải quyết chưa triệt để, góp phần đưa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý
đội ngũ giáo viên đi lên một tầm cao mới.
Đưa giải pháp đổi mới vào quá trình quản lý là sự kế thừa và sử dụng
một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống các giải pháp hiện còn có giá trị
tích cực trong việc quản lý đội ngũ giáo viên đồng thời với việc áp dụng


25
những cải tiến, những thay đổi hoặc bổ sung điều chỉnh những giải pháp đó

cho phù hợp với yêu cầu quản lý đội ngũ giáo viên trong tình hình mới, đáp
ứng yêu cầu mới của giáo dục và xã hội.
Đổi mới giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên cần phải đặt trong mối
quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học;
điều kiện kinh tế xã hội địa phương và điều kiện cơ sở vật chất (CSVC) nhà
trường; cơ chế chính sách đối với giáo viên và giáo dục ở địa phương; thực
trạng đội ngũ giáo viên hiện có.
Tóm lại, đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên là quá trình phối
hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm và thành tựu, cải tiến các giải
pháp quản lý đội ngũ giáo viên đang được vận dụng với việc đề xuất và vận
dụng các giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên mới đã được thử thách kiểm
chứng trong thực tiễn quản lý.
1.2.5. Giải pháp, giải pháp đổi mới quản lý đội ngũ giáo viên
1.2.5.1. Giải pháp.
Theo từ điển Tiếng Việt (1998) của tác giả Hoàng Phê:
"giải pháp" là “Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó” [17].
Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi,
chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng thái nhất định ..., tựu
chung lại nhằm đạt được mục đích hoạt động. Giải pháp càng thích hợp, tối
ưu càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra. Tuy
nhiên cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy.
1.2.5.2. Giải pháp đổi mới quản lý đội ngũ giáo viên.
Từ những khái niệm trên, có thể trình bầy như sau:
Giải pháp đổi mới công tác quản lý đội ngũ giáo viên là cách thức phối
hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm và thành tựu sử dụng, cải tiến các
phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên đang được vận dụng với việc đề xuất
và vận dụng các phương pháp quản lý đội ngũ giáo viên mới đã được thử
thách trong thực tế quản lý đội ngũ giáo viên.



×