Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua phát hành cổ phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.85 KB, 16 trang )

CHƯƠNG I: LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam năm 2010 đạt mức tăng trưởng 6,78%, đang trong giai đoạn
phát triển sôi động. Một đất nước được coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài chính
của nước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân trung tâm của Thị trường tài
chính, thị trường chứng khoán luôn thế hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh
hoạt hơn trong nền kinh tế, là cầu nối giữa một bên là các nhà đầu tư với bên kia là các
doanh nghiệp cần vốn kinh doanh.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới, thị trường
chứng khoán Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ và đó cũng là xu
thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Để có một bước tiến như thế thì yếu tố nguồn vốn giữ vai trò quan trọng, điều đó
đòi hỏi cần đẩy nhanh việc huy động nguồn vốn dài hạn thì việc phát triển thị trường vốn
trong thời gian sắp tới là rất cần thiết. Đặc biệt là phát triển thị trường chứng khoán, đây
là kênh dẫn vốn quan trọng đế phát triến nhanh nền kinh tế đất nước
Vừa qua, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển đáng kể cá về quy
mô và chất lượng hàng hóa trên thị trường, và đặc biệt là chú trọng phát triến thị trường
cổ phiếu. Đó là lý do thôi thúc chúng em thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua phát hành cổ
phiếu” để có thể giải thích nguyên nhân trên.


CHƯƠNG II: NỘI DUNG
2.1. Thị trường chứng khoán
2.2.1. Khái niệm
Chứng khoán là hàng hóa trên thị trường chứng khoán, là bằng chứng xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối vời tài sản hoặc phần vốn của tổ chức
phát hành. Là một phương tiện có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho
một giá trị tài chính, được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu
điện tử.
2.2.2 Các loại chứng khoán
Chứng khoán bao gồm: cố phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán


phái sinh.
-

Cổ phiếu là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích họp pháp của người sở hữu

đối với tài sản hoặc vồn của một công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành cổ
đông của công ty cổ phần đó.
-

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ trả nợ (cả vồn gốc và lãi )

của tố chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu
sẽ trở thành trái chủ, tức là chủ nợ của một tô chức phát hành (có thê là chính phủ, chính
quyền địa phương, công ty).
-

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sơ hữu của nhà đầu tu - đối với

một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu
tư chứng khoán mà ngành nghề hoạt động chính là chơi chứng khoán.
-

Chứng khoán phát sinh là công cụ được phát hành trên cở sở những công cụ đã có:

cố phiếu, trái phiếu, là đòn bấy, làm tăng nhiều lần giá trị các đối tượng đầu tư như cố


phiếu, trái phiếu, hoặc đế đảm bảo nếu giá của cố phiếu, trái phiếu có thay đối bao nhiêu
thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầ


2.2. Cổ phiếu
2.2.1 Khái niệm cổ phiếu
Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng
nhau gọi là cố phần. Người mua cố phần gọi là cổ đông, cổ đông được cấp một giấy
chứng nhận sở hừu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mói phát hành cổ
phiếu. Như vậy, cố phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cố
đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cá nhân tối thiểu là ba và không hạn
chế số lượng tối đa. cố đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, cổ đông có
quyền tự do chuyến nhượng cố phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của luật doanh nghiệp 2005.
Tài sản của cố đông = tài sản của công ty sở hữu - các khoản nợ của công ty
Cổ tức là hình thức chia sẻ lợi nhuận của công ty dựa trên tỉ lệ sở hữu.TỈ lệ và hình
thức chia cổ tức do HĐND quyết định.Chỉ được chia cổ tức khi có lãi hoặc tù' lợi nhuận
để lại.
Tỉ suât cô tức hiện hành — Cô tức nhận trong cả năm/giả thị trường của cô phiêu.
♦> Các nội dung chủ yếu của cố phiếu là


Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty.



Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh



Số lượng cố phần và loại cố phần




Mệnh giá (par value/face value/norminal value) mỗi cố phần và tong mệnh giá



Họ tên địa chỉ và các chi tiết khác của cố đông



Thủ tục chuyển nhượng cổ phần




Chữ kí mẫu của đại diện công ty và dấu của công ty



Số đăng kí và ngày phát hành cổ phiếu



Các nội dung khác nếu đó là cố phiếu uu đãi

Cố phiếu của Baltimore and Ohio Railroad ở Mỹ, phát hành năm 1903

2.2.2 Đặc điểm cùa cổ phiếu
- Tính thanh khoăn cao: cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng.
Tuy nhiên tính thanh khoản của cố phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

• Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tố chức phát hành (công ty có cố phiếu
niêm yết). Neu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cố tức cao, cố
phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tu' và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường.
Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cố tức hoặc cố tức thấp, cố phiếu
của công ty sẽ giảm giá và khó bán.
• Thứ hai là mối quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường
cố phiếu cũng như các loại thị truòng khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu.
Giá cố phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất luợng công ty mà còn phụ
thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tu. Tuy một loại cố phiếu rất tốt nhung thị trường
đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cố phiếu đó cũng khó tăng giá. Ngược lại
khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng
có thể bán dễ dàng.


-

Có tính lưu thông: Tính lưu thông khiến cố phiếu có giá trị như một loại tài sản

thực sư, nếu như tính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cố phiếu chuyển cổ phiếu thành
tiền mặt khi cần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cố phiếu thực hiện được nhiều
hoạt động như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
-

Tính tư bản giả: cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền.

Tuy nhiên cố phiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền.
Mệnh giá của cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu.
-

Tính rủi do cao: Phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triên, chính trị. Giá trị


cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này.
2.2.3 Phân loại cổ phiếu
Có nhiều cách phân loại cổ phiếu.
-

Căn cứ vào việc lưu hành trên thị trường
• Cố phiếu lưu hành (out standing): số cố phiếu đang nằm trong tay cố đông của

công ty.
• Cổ phiếu ngân quỹ (treasury): là cố phiếu công ty đã phát hành và mua lại từ
cổ đông trên thị trường thứ cấp. cố phiếu ngân quỹ không có quyền bầu cử và không
được nhận cô tức. Công ty có thê giữ cô phiêu vô hạn,huỷ hay bán ra.
-

Căn cứ vào việc phát hành vốn điều lệ
• Cổ phiếu sơ cấp (primary) là cố phiếu được phát hành lần đầu tiên và tiền

thuộc về công ti phát hành.
• Cố phiếu thứ cấp (secondary) là cổ phiếu lưu hành sau khi đã phát hành cổ
phiếu sơ cấp.
-

Căn cứ vào quyền của cổ đông (cách phổ biến nhất)
• Cổ phiếu phố thông (cố phiếu thường): là loại cố phiếu cơ bản của công ty, cho

phép cố đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ti, được phát hành ra
đầu tiên và thu hồi về cuối cùng, cố đông có quyền biểu quyết và tham gia quyết định tất
cả các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, được hưởng cổ tức theo
kết quả kinh doanh.



• Cổ phiếu un đãi (perfected): là loại cố phiếu phát hành sau cổ phiếu thường,
cho phép người nắm giữ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hon so với cố phiếu
thường.

4- Phân tích ưu nhược điểm của cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi
Thứ nhất, cố phiếu thường
• Ưu điểm:
• Một người giữ cổ phiếu thường có thể tham gia bầu ban giám đốc công ty tại
cuộc họp các cố đông hàng năm và có quyền phát biếu về những vấn đề khác, như đạo
đức công ty, việc sát nhập, việc mua lại và nắm quyền kiểm soát công ty khác (tiếp quản
một công ty bằng cách mua đa số cố phần của nó).
• Những người chủ cổ phiếu thường có thể kiếm đươc nhiều tiền, nếu như giá cổ
phiếu tăng lên và có thu nhập từ cố tức.
• Có quyền ủy quyền cho người khác đại diện cho mình khi họp Đại hội đồng cố
đông.
• Có quyền ưu tiên mua cố phiếu phát hành thêm đế tránh bị loãng quyền sở
hữu.
-

Nhược điêm:
• Các cổ đông giừ cổ phiếu thường nhận cổ tức sau các cổ đông giữ cổ phần ưu

đãi, những người giữ phiếu nợ hoặc trái phiếu. Khi công ty bị thanh lý, những người giữ
cố phiếu thường nhận tài sản cuối cùng so với các thành phần khác.
• Cố phiếu thường không on định nên có tính rủi ro cao
Thứ hait cố phiếu ưu đãi
Ưu điểm:
• Chúng được ưu đãi về lợi tức cố phần. Lợi tức cổ phần của những cổ phiếu ưu

đãi phải được trả trước bất kì cổ tức nào được trả cho các cổ phiếu thường.


• Chúng được ưu đãi về tài sản. Nếu một công ty thất bại, các cổ đông có cổ
phiếu ưu đãi được quyền nhận phần của họ về bất cứ tài sản gì còn lại (sau khi nợ của
công ty đã thanh toán), trước khi các cố đông giữ cố phiếu thường nhận được phần bồi
thường nào đó.
• Một số công ty phát hành nhũng cố phiếu uu đãi chuyển đổi được, nó cho cố
đông quyền chọn đế chuyến cố phiếu ưu đãi thành cố phiếu thường. Theo quan điếm của
cổ đông thì việc chuyển đối đó sẽ là mong muốn nếu như giá trị của cổ phiếu thường đã
tăng vượt lên giá trị của cổ phiếu uu đãi. Do đó bao gồm cả một điều khoản về có thể
chuyển đối được, làm cho việc phát hành cổ phiếu ưu đãi hấp dần hơn đối với nhũng
người mua trong tương lai.
• Phần lớn cố phiếu un đãi tích lũy cổ tức nếu công ty không trả chúng trong một
giai đoạn xác định. Công ty phải trả số tiền tích lũy này trước khi họ trả bất kì lợi tức cố
phần nào cho cố phiếu thường. Ví dụ, nếu General Motors quyết định không trả cố tức 5
USD cho cố phần ưu đãi của họ trong năm 1996 và 1997 thì họ sẽ không thế trả cố tức
cho bất kì cố phần thường nào trong 2 năm đó. Họ cũng không thế trả cố tức cho cố phần
thường nào đó trong năm 1998 trước khi họ trả 15USD cổ tức cho cổ phiếu uu đãi
(10USD tích lũy cộng 5USD hiện tại).
• Cố phiếu ưu đãi có tính tin cậy và ổn định. Chủ sở hữu có thế tính được lợi tức
cổ phần của mình.
-

Nhược điêtti:
• Các cố đông cổ phiếu un đãi giữ một vai trò nhỏ hơn trong các vấn đề của công

ty so với các cố đông cố phiếu thường:
• Hoàn toàn không có quyền bỏ phiếu và quyền ưu tiên mua. Họ chỉ nhận được
đặc quyền bỏ phiếu hạn chế, thường là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi

của họ như bán đi một phần lớn công ty hoặc thay đổi một điều khoản trong bản điều lệ
có lien quan đến cô phiếu ưu đãi.
• Tuy cổ tức của cổ phiếu uu đãi là cố định, nhưng cổ đông ưu đãi cũng chỉ được
nhận cổ túc khi công ty làm ăn có lợi nhuận.
2.2.4 Thị trưòng cổ phiếu


2.2.4. / Tại sao công ty phát hành cồ phiếu?
Công ty huy động vốn khi thành lập hoặc đế mở rộng kinh doanh bằng hình thức
phát hành cố phiếu thì nguồn vốn huy động đó không cấu thành một khoản nợ mà công ty
phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công
ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phưong thức khác như phát hành trái phiếu
công ty, vay nợ tù' các tổ chức tín dụng... thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, mỗi phương
thức huy động đều có những ưu nhược điếm riêng và nhà quản lý công ty phải cân nhắc,
lựa chọn tùy từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh
của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp.
Tác dụng của việc phát hành cổ phiếu
-

Đối với Công ty phát hành:
Việc phát hành cố phiếu sẽ giúp cho Công ty có thể huy động vốn khi thành lập

hoặc đế mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn huy động này không cấu thành một khoản nợ
mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh
khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát
hành trái phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng ...thì hoàn toàn ngược lại. Tuy
nhiên, mỗi phương thức huy động đều có những ưu nhược điếm riêng và nhà quản lý
công ty phải cân nhắc, lựa chọn tùy từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như
chiến lược kinh doanh của công ty đế quyết định phương thức áp dụng thích hợp.
-


Đối vói nhà Đầu tư cổ phiếu:
Các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng mua cố phiếu được công ty phát hành.

Giấy chúng nhận sở hũu cố phần được phát hành dưới dạng chúng thư có giá và được
xác định thông qua việc chuyên dịch, mua bán chúng trên thị trường chúng khoán giữa
các chủ thể đầu tư và được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, người mua cổ phiếu nghĩ rằng
đồng vốn họ đầu tư được các nhà quản lý công ty sử dụng có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi
nhuận hoặc đánh giá hoạt động cũng như tiềm năng phát triến, sinh lợi của công ty dự


định đầu tư là cao, và đương nhiên họ sẽ được hưởng một phần từ những thành quả đó
thông qua việc thanh toán cố tức cho các cố đông, đồng thời giá trị cố phần sở hữu cũng
sẽ gia tăng trên cơ sở thực tại và triển vọng phát triển của công ty mình đã chọn. Thông
thường, khả năng sinh lợi, thu hồi vốn đầu tư cổ phiếu tỷ lệ thuận với giá cả giao dịch cổ
phiếu trên thị trường.
2.2.4.2 Khi nào phút hành cổ phiếu?
Cố phiếu là một hình thức của chứng khoán. Việc phát hành cố phiếu khi thành lập
công ty cổ phần được quy định tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của
Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Do vậy, căn cứ Điều 6 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP thì điều kiện phát hành cố
phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Mức vốn điều lệ tối thiếu là 10 tỷ đồng Việt Nam
2. Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất
3. Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tống giám đốc) có kinh nghiệm
quản lý kinh doanh
4. Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được tù’ đợt phát hành cổ phiếu.
5. Tối thiếu 20% vốn cố phần của tố chức phát hành phải được bán cho trên 100
người đầu tư ngoài tố chức phát hành; trường hợp vốn cố phần của tố chức phát hành từ
100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiếu này là 15 % vốn cố phần của tố chức phát hành.

6. Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20 % vốn cổ phần của tổ chức phát hành
và phải nắm giữ mức này tối thiếu 3 năm kế từ ngày kết thúc việc phát hành.
7. Trường họp cố phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng
thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
Hai trong bảy điêu kiện đê một công ty có thế phát hành chứng khoản ra công
chủng ỉà:
1. Mức vốn điều lệ tối phiếu là 10 tỷ đồng Việt Nam.
2. Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100


người đầu tư ngoài tố chức phát hành. Trường hợp vốn cố phần của tố chức phát hành từ
100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành
Theo Điều 7 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về điều kiện phát hành thêm cố phiếu
quy định: Tố chức phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn, ngoài việc phải
đáp ứng các quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 6 Nghị định 48 này, còn phải
đáp ứng các điều kiện sau:
1. Lần phát hành thêm phải cách 1 năm sau lần phát hành trước.
2. Giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu
hành.
2.2.4.1 Thị trường cồ phiếu
a. Cơ cẩu tô chức của thị trường cô phiêu
Bất cứ thị trường cố phiếu nào, dù mới thành lập hay đã phát triến, đề được cấu
thành bởi 2 bộ phận thị trường có tổ chức khác nhau:
- Thị trường sơ cấp: là nơi các cổ phiếu lần đầu tiên được phát hành. Việc phát hành
cố phiếu trên thị trường sơ cấp nhằm huy động vốn cho tố chức phát hành, qua thị trường
này những nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng và các tố chức kinh tế xã hội có thế
chuyến thành vốn đầu tư dài hạn cho tố chức phát hành cố phiếu. Như vậy, thị trường sơ
cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của thị trường cố phiếu, đó là chức năng kinh tế:
mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần sử dụng, đưa nguồn tiết kiệm vào công cuộc
đầu tư.

- Thị trường thứ cấp: là nơi mua đi bán lại các cổ phiếu đã được phát hành trên thị
trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp thực hiện vai trò điều hòa, lưu thông các nguồn vốn,
đảm bảo chuyển hóa các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn, để đưa vào đầu tư phát triển
kinh tế. Thị trường thứ cấp là thị trường cạnh tranh tự do, các nhà đầu tư và các công ty
môi giới , kinh doanh cố phiếu được tự do tham gia vào thị trường. Giao dịch trên thị
trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá cố phiếu trên thị trường này do
quan hệ cung cầu quyết định.


Thị trường cố phiếu sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ tương tác gắn bó
chặt chẽ với nhau. Thị trường cổ phiếu sơ cấp tạo ra hàng hóa cho thị trường cổ phiếu thứ
cấp. Thị trường cổ phiếu thứ cấp phát triển, có tính thanh khoản cao sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc huy động vốn ở thị trường sơ cấp và định giá chứng khoán theo cơ chế
thị trường.
Hai thị trường này có điếm khác nhau cơ bản về nội dung và mục đích. Việc phát
hành chứng khoán ở thị trường sơ cấp nhằm thu hút vốn đầu tư cho các đơn vị phát hành.
Còn việc giao dịch ở thị trường thứ cấp không góp phần làm tăng thêm một đồng vốn huy
động nào, mà chỉ mua bán những chứng khoán đã phát hành ở thị trường sơ cấp mà thôi.
b. Chủ thế tham gia của thị trường cố phiếu
- Tố chức phát hành: tố chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành cổ phiếu ra
công chúng. Các doanh nghiệp phát hành cố phiếu để huy động vốn từ công chúng phục
vụ cho việc đối mới công nghệ, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc tái cơ cấu
tài chính doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư: là tố chức cá nhân Việt Nam và tố chức cá nhân nước ngoài tham gia
đầu tư trên thị trường cố phiếu. Các nhà đầu tư là những người trực tiếp mua cố phiếu
trên thị trường sơ cấp và mua bán lại cố phiếu trên thị trường thứ cấp, họ là chủ thế tạo
nên cầu trên thị trường cổ phiếu.
- Các tố chức tài chính trung gian: là cầu nối giữa người mua và người bán cố phiếu.
Các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường cố phiếu bao gồm:
• Các tố chức bảo lãnh phát hành:có chức năng thay mặt cho các tổ chức phát

hành chào bán cố phiếu ra công chúng. Các tổ chức bảo lãnh phát hành thường là các
công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư.
• Tố chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán: thực hiện vai trò làm trung gian
giữa người mua và nguời bán cố phiếu để hưởng phí môi giới hay tư vấn cho khách hàng
về việc đầu tư cố phiếu.


Tố chức định mức tín nhiệm: thực hiện việc đánh giá và xếp hạng tín nhiệm

của một tố chức phát hành cố phiếu về khả năng thanh toán nợ vay hoặc là đánh giá mức


độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau (như rủi ro về cố phiếu, về hoạt động đầu
tư của doanh nghiệp...)
c. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cố phiếu
ị- Thứ nhất, yếu tổ kinh tế:
-

Yếu tố vĩ mô:


Tăng trưởng kinh tể: Giá cố phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triến

và giảm khi nền kinh tế kém phát triển.


Sự tiến triền của nên kinh tê quôc dân, tình hình kinh tể khu vực và thê giới:

Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng
giảm khi nền kinh tế yếu đi.



Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ: Khi chính phủ sử dụng

các công cụ chính sách của mình để ốn dịnh và thúc đấy sự tăng trưởng của nền kinh tế
thì sẽ tác động tích cực và làm cho giá cố phiếu tăng.


Chỉnh sách thuế của Nhà nước đôi với thu nhập từ chứng khoản: Nêu khoản

thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số người đầu tư
giảm xuống, tù- đó làm cho giá chúng khoán giảm.


Lạm phát



Tình hình hiên động của lãi suất



Các yêu tô kinh tế khác

Trong những năm gần đây, các chỉ số hàng đầu thường được các nhà dự báo
chứng khoán nhắc tới bao gồm số liệu về việc làm, những thay đối về hàng tồn kho, và
nhừng biến động về lượng cung tiền. Các chỉ số quan trọng khác bao gồm vốn vay liên
ngân hàng, các khoản vay thương mại và dịch vụ, giao dịch vốn trên thị trường tiền tệ, và
các số liệu về giao dịch và thanh toán của quỹ tương hỗ.
-


Yếu tố vi mô:


Thu nhập của doanh nghiệp phát hành cô phiếu: Xét về phương diện dài hạn,

giá cổ phiếu thực sự phụ thuộc vào thu nhập của doanh nghiệp cho dù giá cổ phiếu có thể
sẽ tăng, giảm hay chững lại trong một khoảng thời gian.




LượmỊ hàng bán (doanh thu): Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất đế

đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng.


Cô tức: Cổ tức là nhân tố cơ bản, chủ yếu thứ hai sau thu nhập, trong việc xác

định giá chứng khoán.


Vốn và cơ cấu von của doanh nghiệp:cơ cấu sở hữu vốn, vốn chủ sở hừu. Quá

trình tăng vốn của doanh nghiệp: vốn hiện tại cũng như nhu cầu tăng vốn trong thời gian
tới cũng khiến giá cố phiếu biến động khá mạnh.


Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp: Nhừng doanh nghiệp có thương hiệu


và sản phẩm uy tín trên thị trường cùng với hệ thống phân phối và dịch vụ tốt thì giá cổ
phiếu của doanh nghiệp thường ở mức cao hơn so với mặt bằng chung.


Cơ cấu tô chức của doanh nghiệp: Doanh nghiệp chịu sự quản lý và điều hành

bởi các nhà lãnh đạo tài ba.


Rủi ro kỉnh doanh

ị- Thứ hai, các yêu tô phi kinh tế:
Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là nhừng yếu tố phi kinh tế
nhưng cũng ảnh hưởng không nhở đến giá cố phiếu trên thị trường.
Neu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh
của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên. Còn ngược lại thì giá cổ phiếu của DN sẽ
giảm xuống.
i- Thứ ba, yếu to thị trường:
- Những biến động về lượng cung tiền:


Thay đôi lãi suât chiết khâu:

Ngân hàng Trung ương (TW) tăng lãi suất, lượng tiền cơ sở giảm. Mức cho vay
của Ngân hàng hạn chế và lãi suất cho vay cao. Người chơi chứng khoáng sẽ chủ yếu
dùng tiền của mình, hạn chế không đi vay đế chơi chứng khoán nữa. Giảm lượng số
lượng người và lượng tiền đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Ngân hàng TW tăng lãi suất. Lượng tiền cơ sở giảm. Lãi suất tiền gửi của Ngân
hàng cao, hấp dẫn (vì muốn thu hút thêm tiền gửi từ dân khi lượng tiền cơ sở giảm).



Cộng thêm nếu thị trường chứng khoán không ốn định, rủi ro lớn. Nhà đầu tư chứng
khoán sẽ thích gửi tiền Ngân hàng hơn là chơi chứng khoán.
Khi chính phủ thay đối lãi suất chiết khấu thì thị trường chứng khoán cũng thay
đổi theo.


Quy định mức dự trữ hắt buộc: Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng nhưng

không đáng kể.


Nghiệp vụ thị trường mở: Thực chất về vĩ mô và lâu dài thì nghiệp vụ thị

trường mở có ảnh hưởng tới sự dao động của thị trường chứng khoán về lượng tiền đầu
tư chứ không ảnh hưởng đến giá cả các cố phiếu. Vì nghiệp vụ này khi tiến hành thì hầu
hết chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, nay có thêm ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và chỉ rất ít các lọai trái
phiếu dân bở tiền ra mua.
- Biến động của thị trường: Sự biến động đó là một thước đo thống kê cho thấy
khuynh hướng của một thị trường hoặc một chứng khoán sẽ tăng giá hay rớt giá mạnh
trong một khoảng thời gian ngắn nào đó.
- Tâm lý nhà đầu tư: Vào bất cứ thời điếm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2
nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan
đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan
nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá.

CHƯƠNG 3. KÉT LUẬN

Ở những nước có nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam, thị trường cổ phiếu

thường phát triến mạnh do việc phát hành dễ dàng. Từ năm 2003 đến nay thị trường
chứng khoán của Việt Nam đã có bước phát triển thần kỳ. Hiện nay thị trường cố phiếu
vẫn trên đà phát triến, hàng loạt các công ty đã cố phần hóa và “lên sàn”, đồng thời hình
thành hiện tượng người người, nhà nhà mua cổ phiếu.
Tuy nhiên các sản phấm dịch vụ của thị trường cố phiếu Việt Nam còn khá đơn
giản so với khu vục và thế giới. Đa số các nhà đầu tư tham gia trên thị trường cố phiếu


đều có xu hướng hành động bầy đàn và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các tin tức thất thiệt
dẫn đến tình hình trên thị trường cố phiếu luôn biến động, và thậm chí khiến cho giá trị
của cố phiếu rời xa giá trị thực của chúng do chịu ảnh hưởng của tác động cung cầu. Nhìn
chung thị trường cố phiếu ở nước ta tuy có sự phát triến mạnh mẻ nhưng đồng thời vẫn
tồn tại một số hạn chế nhất định.
Hiện nay khủng hoảng tài chính cũng đã qua đi, nền kinh tế các nước đang từng
bước khối phục và phát triển trở lại, việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước của
Việt Nam vẫn và đang đạt được những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên không vì vậy
mà chúng ta lại chủ quan trong công cuộc hoàn thiện và phát triển các hình thức huy
động vốn. Tuy có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, tìm hiếu thông tin nhưng chúng
em không thể tránh khỏi nhũng sai sót. Mong quý thầy cô, và các bạn giúp đỡ, góp ý để
bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Thị trường chúng khoán” - GS.TS. Lê Văn Tư, NXB Thống kê, 2003.
2. “Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” - Nguyễn Văn Luân, Trần
Viết Hoàng, Cung Trần Việt, NXB ĐHQG-HCM, 2007.
3. “Tìm hiếu về chứng khoán và thị trường chứng khoán” - Nguyễn Minh, NXB Lao
động xã hội, 2007
4. “Chứng khoán đầu tư và quản lý” - Nguyễn Đỗ, NXB Lao động xã hội, 2006.

5. “Cấm nang đầu tư chứng khoán” - Phan Lan, NXB Văn hóa thông tin, 2005.
6. “Hướng dẫn đầu tư cổ phiếu” - Đào Công Bình, Minh Đức, NXB Trẻ, 2006.
7. Luật doanh nghiệp năm 2005 - NXB Thống kế
8. phi%El%BA%BFu
9. http://www,saga. vn/dictview.aspx?id= 1235 (Có phiếu thường và co phiếu mỉ đãi
(Common stock and preferred stock - Người gửi Nguyên Châu Hà)
10. (Cổ Phiếu Kiến


thức cơ bản - Theo BSC, Việt Báo (Theo 24h).
11 ■ t. vn/printa.aspx?id=630



×