Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.88 KB, 7 trang )

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

BIÊN SỌAN: THS.THẠCH NGỌC YẾN

I. NHÓM
1. Nhóm nhỏ trong cuộc sống:
- Khái niệm nhóm nhỏ: Tập hợp những con người có hành vi tương tác nhau trên cơ sở
kỳ vọng chung, bao gồm một số vị trí và vai trò để thể hiện các mục tiêu chung.
- Nhóm tự nhiên: Nhóm được thành lập, nhu cầu gia nhập nhóm của con người trong
cuộc sống.
- Nhóm nhỏ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người
Qua việc liên hệ các nhu cầu cơ bản của Abraham Maslow: Nhu cầu sinh tồn, nhu cầu
được an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện).
- Nhóm nhỏ đóng vai trò thay thế vai trò người MẸ khi ta lớn.
2. Nhóm nhỏ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá nhân theo hướng tích cực và tiêu cực:
- Nhóm tạo sự chuyển biến về mặt tâm lý xã hội ở mỗi cá nhân.
- Nhóm nhỏ giúp cá nhân thay đổi hành vi (tích cực hoặc tiêu cực) để thích nghi với vai
trò và vị trí mong muốn trong nhóm.
* Các yếu tố giúp thay đổi hành vi khi tham gia nhóm:
- Cố gắng thích nghi với nhóm.
- Quy tắc nhóm tạo áp lực lên các thành viên.
- Tự bộc lộ, chia sẻ.
- Khám phá bản thân qua sự phản hồi của người khác về mình.
- Bắt chước người khác.
- Khám phá những Giá trị mới (Giá trị của nhóm).
3- Nhu cầu cá nhân trong nhóm:
Môi trường nhóm nhỏ là môi trường thuận lợi cho sự bộc lộ của cá nhân.
Sau khi gia nhập nhómvà sinh họat và khi nhóm phát triển đến giai đọan ổn định, lúc đó
mối tương tác về mặt tình cảm giữa các nhóm viên trở nên gắn bó hơn, thúc đẩy dễ dàng
sự bộc lộ về mình, tâm tư tình cảm, chia sẻ và thông cảm với các nhóm viên khác.
1




-

Môi trường nhóm cũng là một môi trường đáp ứng nhu cầu của cá nhân, được:
Công nhận, được chấp nhận.
Tnh bạn, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp
Quan tâm đến
An tòan, bảo vệ
Cảm giác “gắn bó”như tổ ấm.
Phát huy năng lực, học hỏi kỹ năng chuyên môn như âm nhạc, nghệ thuật hay tâm
lý xã hội, giao tiếp, lãnh đạo...
Khẳng định mình

II. CÁC MỤC TIÊU CỦA CTXH NHÓM
- Khảo sát về cá nhân: nhu cầu - khả năng - hành vi .
- Hỗ trợ cá nhân: Hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn của cá nhân hay trước
hoàn cảnh xã hội.
- Thay đổi cá nhân: từ những hành vi cá biệt đến phát triển nhân cách do các yếu tố như:
kiểm soát xã hội, xã hội hoá quan hệ tương tác, giá trị và thái độ cá nhân, hoàn cảnh kinh
tế (tìm việc làm cho người thất nghiệp), khám phá bản thân và cảm xúc của mình (nhóm
tăng năng lực), phát triển nhân cách.
- Giáo dục, cung cấp thông tin
- Bù đắp cho người thiếu thốn giải trí.
- Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội.
- Thay đổi nhóm và/hoặc hỗ trợ: nhóm gia đình, nhóm trẻ em
- Thay đổi môi trường: phát triển cộng đồng, nhóm phụ huynh của trường mẫu giáo...
- Thay đổi xã hội: Tăng nhận thức xã hội: tăng nhận thức xã hội về chia sẻ quyền lực..
III. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CTXH NHÓM:
- Hoạt động nhóm là nơi thoả mãn nhu cầu của cá nhân.

- Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm.
- Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề.
- Ảnh hưởng của nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân.
- Nhóm là một môi trường tạo điều kiện cho sự bộc lộ.
- Các yếu tố quan trọng cần quan tâm trong CTXH nhóm:
2


6 yếu tố:
+ Đối tượng là ai.
+ Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt.
+ Nhu cầu gì cần được đáp ứng.
+ Mục tiêu cần đạt được.
+ Giá trị: sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì.
+ Phương thức thực hành: cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối qun hệ bên trong và bên
ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ chức...
IV. CÁC LOẠI HÌNH NHÓM:
- Nhóm giải trí: Rèn luyện và phát triển nhân cách, đáp ứng nhu cầu vui chơi và thư giãn.
- Nhóm giáo dục: Kiến thức và kỹ năng (Nhóm các bà mẹ, nhóm chăn nuôi...)
- Nhóm tự giúp: Nhóm tình nguyện hỗ trợ nhau để vượt khó (nhóm phụ trẻ khuyết tật,
nhóm người nhiễm HIV...)
- Nhóm với mục đích xã hội hóa: Nhóm giúp tăng cường khả năng xã hội.
- Nhóm trị liệu: Nhóm chia sẻ cảm xúc về vấn đề mắc phải.
- Nhóm trợ giúp: Giúp tăng cường khả năng đồng cảm với người khác.
V. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HỌAT ĐỘNG THÔNG QUA
NHÓM:
a.
Những thuận lợi:
- Giúp những kinh nghiệm xã hội.
- Nhóm với nhu cầu chung có thể là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề.

- Thái độ, cảm xúc, hành vi có thể thay đổi trong bối cảnh nhóm do tương tác xã hội, đảm
nhận vai trò, củng cố, phản hồi.
- Trong một nhóm, mỗi thành viên là một người giúp đỡ tiềm năng.
- Một nhóm có thể sinh hoạt một cách dân chủ và tự quyết, cung cấp quyền lực hơn cho
thân chủ.
- Môi trường nhóm thích hợp cho đối tượng thụ hưởng các dịch vụ.
- CTXH nhóm làm giảm thời gian và công việc của cán bộ đoàn thể.
- Nhóm giúp cá nhân thay đổi hành vi nhờ áp lực của nhóm hay tính bắt chước.
b. Những khó khăn:
3


- Vấn đề riêng tư khó được duy trì trong nhóm.
- Nhóm trong tổ chức phức tạp hơn, khó sinh hoạt.
- Nhóm cần nhiều tài nguyên: quỹ, trang bị, tiện nghi, di chuyển...
- Cá nhân ít được quan tâm riêng biệt hơn trong nhóm.
- Cá nhân trong nhóm dễ bị “dán nhãn” hơn.
- Nhóm có thể làm hỏng thiểu số.
* SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CTXH CÁ NHÂN VÀ CTXH NHÓM:
Dù cùng dựa trên cùng một số nguyên tắc hành động, CTXH cá nhân khác với
CTXH nhóm ở một số điểm liên quan đếm mối quan hệ giữa cán bộ đoàn thể và thân
chủ, công cụ thực hành, môi trường làm việc, tính chất của thân chủ và bầu khí sinh hoạt.
* CÁC QUY ĐIỀU ĐẠO ĐỨC TRONG CTXH NHÓM:
Trong Công tác xã hội nhóm, cán bộ đào thể phải tuân thủ các quy điều đạo đức
các giá trị đạo đức nghề nghiệp chung áp dụng cho thực hành công tác xã hội sau khi
phân tích thực hành công tác xã hội nhóm với các dịch vụ hỗ trợ đưa ra một số giá trị cơ
bản của CTXH với nhóm.
PHẦN 2: NĂNG ĐỘNG NHÓM.
Mục tiêu nhóm:
- Tâm lý nhóm: Khi nói đến mối tương tác giữa các nhóm viên và các giai đoạn phát triển

của nhóm.
- Năng động nhóm: Khi nói đến sự biến chuyển của các vai trò và vị trí của các nhóm
viên lúc tham gia sinh hoạt nhóm.
- Vai trò và tác động của nhóm nhỏ trong cuộc sống.
Các vai trò được thể hiện trong nhóm:
- Các đặc điểm tâm lý của nhóm:
+ Mối quan hệ tương tác.
4


+ Chia sẻ mục tiêu chung: Mụctiêu càng rõ thì mối tương tác càng mạnh.
+ Hệ thống các quy tắc: sự tuân thủ.
+ Cơ cấu chính thức và phi chính thức (cơ cấu ngầm)
Các vấn đề của cơ cấu chính thức và phi chính thức.
+ Các vai trò thể hiện trong nhóm: vai trò hướng về công việc, vai trò củng cố nhóm, vai
trò liên quan đến nhu cầu cá nhân (vai trò cản trở hay vai trò thúc đẩy).
Các vai trò này luôn biến đổi làm cho nhóm năng động, ảnh hưởng lên từng con người
trong nhóm.
Các đặc trưng của nhóm bao gồm như:
Tiểu sử, cách thức tham gia, truyền thông giao tiếp, tính đoàn kết, bầu không khí, cơ cấu
và tổ chức, tiêu chuẩn và chuẩn mực, lề lối làm việc và các mục tiêu.
PHẦN 3: TIẾN TRÌNH CTXH NHÓM
Cán bộ đoàn thể cần lưu ý:
Tiến trình bao gồm 4 bước
a. Thành lập nhóm:
- Đánh giá tình hình, vấn đề và nhu cầu của các thành viên.
- Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng và được mọi người chia sẻ.
- Chú ý mục tiêu riêng của cá nhân và mục tiêu chung của nhóm.
- Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm.
- Một số vấn đề khi lập nhóm: tuổi, trình độ văn hoá, giới tính, sở thích.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm, phương cách xây dựng kế hoạch (chú ý là các
hoạt động của nhóm chỉ là công cụ chứ không phải là mục tiêu)
b. Khảo sát nhóm:
- Tìm hiểu mối quan hệ cá nhân.
- Tìm hiểu tiến trình.
- Tìm hiểu chức năng, vai trò của các thành viên nhóm.
- Tìm hiểu môi trường sinh hoạt nhóm.
c. Duy trì nhóm:
- Coi trọng cả hai khía cạnh: Công việc và con người.
5


- Kế hoạch hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và hướng đến mục tiêu thay đổi hành vi,
thái độ thành viên.
- Đánh giá thường xuyên:
+ Hành vi và vai trò của cá nhân trong nhóm.
+ Quá trình phát triển của nhóm.
+ Mối quan hệ trong nhóm.
d. Kết thúc nhóm:
- Các mục tiêu xã hội đã đạt được.
- Công tác đánh giá.
- Nhóm viên được tăng năng lực giải quyết vấn đề.
CÁC KỸ NĂNG TRONG CTXH NHÓM:
- Kỹ năng điều hành nhóm.
- Kỹ năng truyền thông.
- Kỹ năng quan sát.
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Kỹ năng viết báo cáo.
- Kỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG CTXH NHÓM:

a. Hiểu biết một số vấn đề của nhóm để tác động hiệu quả:
- Khi có vướng mắc trong truyền thông.
- Khi có mâu thuẫn trong nhóm.
- Khi có xu hướng thống trị của thiểu số trong nhóm.
- Khi có hiện tượng ngôi sao trong nhóm.
- Khi có hiện tượng cá nhân bị bỏ rơi trong nhóm.
- Khi cơ cấu phi chính thức lấn áp cơ cấu chính thức.
b. Các điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ tương tác và bầu khí tâm lý XH:
- Mọi người tham gia đồng đều và bình đẳng.
- Lấy quyết định một cách dân chủ.
- Các mối tương giao thật sự cởi mở và chân tình.
6


- Xây dựng thói quen hợp tác.
- CB. Đoàn thể trực tiếp điều hành nhóm hoặc một thành viên của nhóm có khả năng với
sự hỗ trợ của CB. Đoàn thể
c. Vai trò của trưởng nhóm:
- Làm rõ các đề nghị.
- Duy trì thảo luận vào trọng tâm.
- Khuyến khích sự bộc lộ tự do và có ý nghĩa.
- Giúp nhóm lường trước hậu quả của các lựa chọn khác nhau.
- Giúp nhóm giải quyết mâu thuẫn.
- Giúp nhóm lấy quyết định.
- Giúp nhóm dấn thân vào hành động.

PHẦN 5: KẾT LUẬN
- Trong CTXH, nhóm là một hệ thống được thiết lập bởi CB. Đoàn thể để phục vụ các
nhu cầu của các thành viên nhóm. Các thành viên này chỉ tham gia vào nhóm khi nhóm
đó thực sự phục vụ nhu cầu của nhóm.

- Nhóm là môi trường giúp đỡ song phương.
- Điều mà CB. Đoàn thể cần tránh là làm nhân vật trung tâm.

Một số ứng dụng nhóm hoạt động
-----------------Tài liệu tham khảo CTXH và Kỹ năng làm việc nhóm, 2006, Ths Nguyễn Ngọc Lâm Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×