Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

NGHIÊN cứu tổ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH TỈNH sơn LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.78 MB, 210 trang )

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động du
lịch không chỉ đem lại lợi nhuận về kinh tế mà còn có ý nghĩa sâu sắc về xã
hội và môi trường. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành du lịch,
Đảng và Nhà nước ta đã có Chiến lược phát triển du lịch tầm nhìn năm 2020
nhằm đưa nước ta trở thành mét điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc
tế. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu: “Liờn kết chặt chẽ
các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du
lịch tổng hợp và trọng điểm, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mòi
nhọn” [87]. Thực hiện chủ trương đó của Đảng, trong Chiến lược phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Sơn La đã xác định: “Khai thác có hiệu quả tiềm năng về
du lịch sinh thái, văn hoá, tham quan di tích lịch sử phát triển kinh tế du lịch,
xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các điểm du lịch vựng Mộc Chõu,
Thị xã, Mai Sơn và vùng hồ sông Đà, tour du lịch vùng Tây Bắc, Hà Nội, Sơn
La, Điện Biên, Lào Cai” và “Phỏt triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá,
tham quan di tích lịch sử. Hình thành rừ cỏc điểm du lịch vựng Mộc Chõu,
Thị xã và vùng hồ Sông Đà, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát
triển, kinh doanh du lịch khách sạn, hình thành các tour du lịch đường dài.
Nâng doanh thu ngành du lịch khách sạn tăng 15 đến 20% trong năm” [86].
Theo định hướng nói trên, ngành du lịch Sơn La bắt đầu khởi sắc và đã
đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tỉnh Sơn La đã xác định các
phương hướng và biện pháp chính để phát triển du lịch nhằm đưa du lịch
thành ngành kinh tế mòi nhọn, đón trước cơ hội du lịch công trình thuỷ điện
Sơn La, một công trình năng lượng điện lớn nhất Đông Nam Á đi vào hoạt
động. Tuy nhiên, trong điều kiện của một tỉnh khó khăn nhiều mặt nh tỉnh
Sơn La, tài nguyên du lịch thì lớn nhưng hiện trạng hoạt động du lịch còn




Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

2

nhiều yếu kém. Mét trong những nguyên nhân của tình trạng đó là chưa cú
cỏc công trình nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về tổ chức lãnh thổ (TCLT) du
lịch. Vì vậy, việc nghiên cứu TCLT du lịch tỉnh Sơn La có một ý nghĩa rất
lớn, vừa phát triển kinh tế vừa bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đÒ tài: “Nghiờn cứu
tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Xác định được các hình thức TCLTDL tỉnh Sơn La và các giải pháp
phát triển chủ yếu, cú tớnh khả thi trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn về
TCLTDL vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du
lịch nói riêng của tỉnh Sơn La.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLT du lịch, xây
dựng hệ thống tiêu chí để xác định các hình thức TCLT du lịch áp dụng vào
địa bàn nghiên cứu.
- Kiểm kê và bước đầu đánh giá tài nguyên du lịch (TNDL) phục vô cho
TCLT ở tỉnh S¬n La.
- Đỏnh giá hiện trạng phát triển du lịch và các hình thức TCLT du lịch ở
Sơn La trên cơ sở các tiêu chí đã được xây dựng.
- Xác định các hình thức TCLT du lịch của tỉnh Sơn La và các giải pháp
phát triển.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn tỉnh Sơn La, ưu tiên

nghiên cứu các địa bàn trọng điểm là: thành phè (TP) Sơn La, các huyện Mộc
Chõu, Yờn Chõu, Mai Sơn, Mường La và Thuận Châu; đồng thời cũng xem
xét mối quan hệ của Sơn La với các lãnh thổ kề cận như Sơn La với Điện
Biên, Lai Chõu, Phỳ Thọ, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Nội, với nước láng giềng
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

3

- Về hình thức TCLT du lịch: Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cỏc
hỡnh thức TCLT du lịch ở cấp tỉnh điểm, côm, tuyến du lịch, đồng thời đánh
giá tiềm năng cũng như thực trạng phát triển du lịch ở Sơn La, đưa ra các giải
pháp khả thi để phát triển du lịch của tỉnh.
- Giới hạn về nguồn tư liệu và bản đồ: Các số liệu về kinh tế xã hội của
tỉnh Sơn La chủ yếu từ năm 1999 đến nay do cục Thống kê, Sở Văn hoá - Thể
thao và Du lịch, các sở, ban ngành khác của tỉnh cung cấp.
- Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu từ năm 1999 đến 2008 và tầm nhìn
đến năm 2020.
3. Lịch sử nghiên cứu
3.1 Trên thế giới
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban
đầu thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm cỏc
vựng đất mới. Tuy nhiên, du lịch là ngành khoa học trong hệ thống các khoa
học địa lí - địa lí du lịch - thỡ cũn tương đối non trẻ. Quá trình hình thành địa
lí du lịch như là một khoa học bắt đầu nửa sau những năm 1930 của thế kỉ
XX. Đối tượng nghiên cứu mở rộng từ việc nghiên cứu địa lớ cỏc luồng du
lịch cho đến việc nghiên cứu TNDL và phân vùng du lịch. Các công trình đầu
tiên trong lĩnh vực địa lí du lịch tập trung nghiên cứu các luồng du lịch và cả

khai thác các địa phương với mục đích tham quan, tìm hiểu, thăm dò thị
trường, tìm cơ hội truyền bá giỏo lớ. Điển hình là các công trình của khoa du
lịch Cracụp 1936 - 1939 thuộc trường Đại học Tổng hợp Iaghenlon.
Từ đầu những năm 1960, các luồng du lịch trong nước và quốc tế tăng
lên mạnh mẽ, đặt trước địa lí nhiều nhiệm vụ cấp thiết, trong đó có vấn đề
đánh giá tài nguyên và TCLT du lịch. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là tác giả
L.I. Mukhina, 1973; N.X Cadanxcaia, 1972; Sepherơ, 1973; các nhà địa lí
cảnh quan của trường Đại học Tổng hợp quốc gia Lụmụnụxụp E.D


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

4

Xnuanụva, V.B Nờphờđơva, L.G Suitchencụ; B.N Likhanụp, 1973 (Liờn Xụ
cũ); Kostrowicki, 1970, Warszyncka, 1973 (Ba Lan), Mariụt, 1971; Sulawicụva
1973 CH Séc và Slovac. Các công trình của các nhà địa lí phương Tây cũng có
những đóng góp nhất định vào lĩnh vực đánh giá TNDL, điển hình là các công
trình đánh giá và xác định các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục
vô nghỉ ngơi du lịch của Đavis 1971 (Hoa Kì), Wolfe 1966, Helleiner 1972
(Canada)[66].
Khi các luồng du lịch thế giới tăng lên đã đặt ra nhiệm vụ lập kế hoạch
và quản lí điều hành các hoạt động du lịch. Một hướng nghiên cứu mới được
đặt ra đó là xác định nguồn lực và mức độ chuyên môn hoá du lịch của cỏc
vựng khác nhau và tiến hành phân vùng du lịch, hay nói cách khác đó là tối
ưu hoá cơ cấu lãnh thổ của ngành du lịch. Điển hình cho hướng nghiên cứu
này là các công trình của các tác giả I.V Dorin 1969; M.X Mirụnencụ 1972;
B.B Rụđụman 1971; M Bưchơvarốp 1970; Sprincụva 1972, Đinộp 1973...[66]
Các nhà địa lí Hoa Kì, Canada, Anh, CHLB Đức giải quyết những nhiệm
vụ hẹp hơn nh đặt trước các khu đất dành cho du lịch, tính toán hiệu quả sử

dụng so sánh với đất nông, lâm nghiệp. Một khía cạnh khác của địa lí du lịch
đã được đặt ra do những cơ cấu nhu cầu du lịch, sự phát triển nhanh chóng
của loại hình nghỉ ngơi ven thành phố trong điều kiện đô thị hoá diễn ra mạnh
mẽ. Các công trình địa lí du lịch đi sâu nghiên cứu khía cạnh xã hội của địa lí
nghỉ ngơi. Tiêu biểu là các công trình của V.X Preobragienxki, I.V Dorin, I.A
Vờdờnin 1972, Knetsch 1966, Wolfe 1972[66].
Các công trình nghiên cứu dưới khía cạnh địa lí xã hội cho thấy tính chất
phức tạp của hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, song vẫn còn hạn chế nếu chỉ
xem xét theo quan điểm tự nhiên hay quan điểm kinh tế khi giải quyết nhiệm
vụ tổ chức lãnh thổ du lịch.
Trong những năm gần đây, khi lợi Ých ngành kinh tế du lịch đem lại


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

5

càng rõ rệt và những tác động của ngành này đối với những vấn đề có tính
toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với việc phát triển vùng lại càng trở
nên cần thiết. Ở Pháp, Jean Pierre Jean – Lozoto (1990) nghiên cứu các tụ
điểm du lịch và dòng du lịch, sau đó phân tích các kiểu dạng không gian du
lịch. Các nhà địa lí Anh, Hoa Kì gắn nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những
dự án du lịch trong giới hạn lãnh thổ một miền hay một vùng cụ thể [66].
Nhìn chung, trên thế giới trong những năm gần đây có rất nhiều các công
trình nghiên cứu về du lịch và TCLT du lịch. Các nghiên cứu này có ý nghĩa
rất lớn đối với việc tổ chức lãnh thổ du lịch của các quốc gia trên thế giới.
3. 2. Ở Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động du lịch
đã trở thành ngành kinh tế mòi nhọn, mang lại nhiều lợi Ých cho đất nước,
đòi hỏi các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu cũng như các nhà quản lí phải

chú ý đến việc hoạch định chiến lược phát triển du lịch, trong đó có vấn đề
TCLT du lịch.
Nhận thức được tầm quan trọng nói trên, các nhà khoa học, đi đầu là một
số nhà địa lÝ chuyên nghiệp hàng đầu của đất nước đã có công trình nghiên
cứu rất cã giá trị. Khởi phát theo hướng gắn du lịch với địa lí học là công trình
của Vũ Tuấn Cảnh với đề tài khoa học cấp Bộ: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt
Nam” [8]; tiếp sau đó, năm 1995, các tác giả Vũ Tuấn Cảnh cựng Lờ Thụng
đặt vấn đề về công tác qui hoạch phát triển du lịch trong bài báo đăng trên tạp
chí Du lịch và Phát triển với tiêu đề “Một số vấn đề về phương pháp luận và
phương pháp quy hoạch du lịch”[10]. Các nhà địa lớ Lờ Thông, Nguyễn
Minh Tuệ, Phạm Trung Lương … đã giải quyết một số vấn đề quan trọng để
định hướng phát triển ngành địa lí du lịch Việt Nam qua các tác phẩm: Tài
nguyờn du lịch [ 28,65]; Tổ chức lãnh thổ du lịch [67]. Mét số luận án tiến sĩ
địa lí về đề tài du lịch đã được thực hiện, kết quả nghiên cứu được công bố,


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

6

góp phần giải quyết một số vấn đề lí luận và thực tiễn phát triển du lịch Việt
Nam. Đó là Đặng Duy Lợi (1992) với đề tài: Đánh giá và khai thác các điều
kiện tự nhiên và TNTN huyện Ba vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”
(1992) [24]; Nguyễn Thị Sơn với đề tài “cơ sở khoa học cho việc định hướng
phát triển du lịch sinh thái ở vường quốc gia Cúc Phương” 2000,[ 46]…
Nổi bật trong các hoạt động nghiên cứu triển khai mảng đề tài về du lịch
là Khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Nghiờn cứu phát triển
Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, gần đây là các khoa Du lịch thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Kết quả rất
đáng khích lệ của sự hợp tác giữa nhà trường và Viện nghiên cứu cũng như

với các địa phương là thúc đẩy sự quan tâm của các nhà khoa học mà sản
phẩm trí tuệ của họ thể hiện qua một số công trình có tầm cỡ chiến lược đối
với phát triển ngành du lịch ở nước ta. Trong số cỏc cụng trỡnh đó phải kể
tới: Nguyễn Minh Tuệ (1992); Phương pháp xác định mức độ tập trung các
di tích lịch sử, văn hoá theo lãnh thổ trong nghiên cứu địa lý du lịch [69];
Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt
Nam [70]; Địa lý du lịch của Nguyễn Minh Tuệ, (chủ biên) (1997), NXB TP
Hồ Chí Minh [71]. Các công trình này đã đưa ra được các tiêu chí để xác định
mức độ tập trung các di tích lịch sử, đánh giá về tài nguyên nhân văn phục vụ
cho mục đích du lịch biển. Đặc biệt trong cuốn địa lý du lịch đã đề cập đến
nhiều nội dung liên quan đến nội dung nghiên cứu trong luận án nh các khái
niệm về du lịch, tài nguyên du lịch, các nhân tố ảnh hưởng, tổ chức lãnh thổ
du lịch…
Từ những năm đầu thế kỉ XXI, các nhà địa lí du lịch Việt Nam đó có một
số công trình nghiên cứu sâu về chiến lược phát triển du lịch đất nước. Đó là
Phạm Trung Lương (1999) với Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội [28]; Phạm Trung Lương (Chủ biên) (2002) với Du


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

7

lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. NXB
Giáo dục, Hà Nội [29]; Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh,
Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh với Tài nguyên và môi trường du
lịch Việt Nam [30]; Du lịch bền vững của Nguyễn Đỡnh Hoố, 2001[18].
Không dõng lại những vấn đề trên đất liền, ngay từ những năm đầu thập
kỉ 90 thế kỉ XX, các nhà địa lí với tầm nhìn của mỡnh đó quan tâm tới vấn đề
du lịch biển. Tiêu biểu là đề tài: Cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hệ

thống du lịch biển Việt Nam (Đề tài cấp nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh,
1993 – 1995); Nguyễn Minh Tuệ với Đề tài nhánh KT 03-18 “Nghiờn cứu
đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt Nam” [70].
Những công trình nghiên cứu trờn đó đặt nền móng cho việc nghiên cứu du
lịch trên phạm vi cả nước. Nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề thuộc
các phạm trù nh: đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở lý luận của TCLT du lịch,
hệ thống phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch… Những nội dung đú
giỳp cho người nghiên cứu có cách nhìn khái quát và toàn diện hơn.
Gần đây, để đáp ứng yêu cầu dạy học chuyên ngành du lịch, một số
nhà xuất bản (NXB Giáo dục, NXB Đại học sư phạm, NXB ĐHQG Hà
Nội, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh) đã xuất bản một số sách chuyên khảo
về du lịch, như: Nhập môn khoa học du lịch, (Trần Đức Thanh (1998),
NXB ĐHQG Hà Nội) [59]; Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Bùi Thị Hải Yến,
NXB Giáo dục, 2005) [91]; Quy hoạch du lịch (Trần Thông (2005), NXB
ĐHQG TP Hồ Chí Minh) [68]...
Không chỉ quan tâm tới những vấn đề chung của đất nước, các nhà khoa
học cũng để tâm nghiên cứu phát triển du lịch cho các địa phương; trong đó
phải kể tới các luận án tiến sĩ, thạc sĩ địa lí đi sâu nghiên cứu về TCLT như:
TCLT du lịch Hải Phòng (Nguyễn Thanh Sơn, 1997)[45], TCLT du lịch
Quảng Nam - Đà Nẵng (Trương Phước Minh, 2002)[36], TCLT du lịch tỉnh


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

8

Hoà Bình (Phạm Lê Thảo, 2006)[62],... Các tác giả đều đi sâu nghiên cứu về
tài nguyên du lịch của các địa phương, đánh giá thực trạng phát triển du lịch,
tổ chức lãnh thổ du lịch, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển và các
giải pháp TCLT du lịch của các địa phương đó.

Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, báo cáo có giá trị của nhà nghiên cứu nh:
Xây dựng cảnh quan văn hoá phục vụ du lịch (Đặng Duy Lợi, 1992)[25], đã
đề cập đến việc xây dựng các cảnh quan văn hoỏ… Du lịch sinh thái ở Việt
Nam, tiềm năng và triển vọng (Phạm Xuân Hậu, 2000)[19] đã đi sâu vào phân
tích những tiềm năng và triển vọng để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam,
Du lịch cộng đồng tại làng cỏ Võn Đồn Quảng Ninh (Đỗ Thị Minh Đức,
2007)[17] còng đã đề cập đến một loại hình du lịch có ý nghĩa lớn đối với
vùng làng cỏ nghốo Võn Đồn, loại hình này có thể giúp cho người nghiên cứu
liên tưởng tới Sơn La, với những bản làng nghèo, có thể phát triển được loại
hình du lịch này. TS - KTS Lê Trọng Bình, Viện Nghiên cứu phát triển Du
lịch, đã đánh giá tổng quan về tổ chức lãnh thổ du lịch trong báo cáo với đề
tài “Thực trạng và định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” với nhiều
tư liệu quý và nhận xét đánh giá sắc sảo [5]. Trong báo cáo này, tác giả đã
tổng kết được các kết quả về TCLT du lịch Việt Nam, những tồn tại và
nguyên nhân trong công tác TCLTDL và cũng đề xuất định hướng TCLTDL
Việt Nam và các giải pháp thực hiện. Công trình này giúp cho người nghiên
cứu có cách nhìn, cách đánh giá sâu sắc và toàn diện hơn về TCLT du lịch ở
S¬n La.
Trong số các công trình này phải kể đến một công trình có ý nghĩa lớn
đối với người nghiên cứu là: “Những công trình khoa học địa lớ tiờu biểu”
[58]. Đây là tập hợp những công trình khoa học tiờu biểu của GS Lờ Bỏ
Thảo. Sau khi GS qua đời, các học trò và đồng nghiệp đã tập hợp một số bài
báo và tham luận khoa học của ông về địa lý tự nhiên và môi trường, đặc biệt


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

9

về tổ chức lãnh thổ. Một số bài báo tiêu biểu và tổ chức lãnh thổ như: “Không

gian lónh thổ, một yếu tố sản xuất”, “Tổ chức lãnh thổ Việt Nam trong những
năm đầu của thế kỉ XXI” Công trình này giúp cho người nghiên cứu có những
phương hướng, có cách nhìn mới, trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch ở Sơn
La.
Về mặt khoa học còng nh thực tiễn, thì điều quan trọng hàng đầu trong
nghiên cứu TCLT du lịch là việc đưa nội dung du lịch vào chương trình giảng
dạy địa lí trong hệ thống nhà trường phổ thông còng nh đại học và sau đại
học. Mã ngành địa lí du lịch đã được chính thức đưa vào hệ thống đào tạo trên
đại học tại Trường ĐHSP Hà Nội. Nhiều thạc sỹ theo mã ngành này đã và
đang phục vụ trong giảng dạy còng nh các cơ quan doanh nghiệp du lịch ở các
thành phố và địa phương.
Nhìn một cách tổng quan, các công trình nghiên cứu về du lịch cũng như
các hoạt động thực tiễn phát triển du lịch không chỉ có tầm quan trọng trong
chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước,
mà còn là nguồn lực mới mẻ, mạnh mẽ tiếp sức cho khoa học địa lí gắn mình
với thực tiễn cuộc sống của xã hội, của đất nước, đem lại cơ hội mới cho địa lí
học đổi mới và phát triển.
3.3. Ở Sơn La
Ở Sơn La đó cú một số công trình nghiên cứu như: “Nghiờn cứu, bổ
sung và viết thuyết minh giới thiệu một số di tích lịch sử văn hoá và danh lam
thắng cảnh dọc đường quốc lé 6 tỉnh Sơn La” (đề tài nghiên cứu khoa học cấp
tỉnh) của Dương Ngọc Hiển và nnk (2003)[21]; “Điều tra đánh giá chất lượng
các hang động thuộc phạm vi tỉnh Sơn La phục vụ cho việc phát triển du lịch
của tỉnh” [84], UBND tỉnh Sơn La, 2003 (dự án); “Quy hoạch phát triển khu
du lịch Mộc Chõu”, [79] Viện nghiên cứu phát triển du lịch, sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Sơn La (1997); “Đề án phát triển Méc Châu thành khu du lịch


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


10

quốc gia”, Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Sơn La, 2007. [49] Có giá trị
trong việc nghiờn cứu luận án là “Chiến lược phát triển du lịch Sơn La
trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 2010 - 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020” [80]. Chiến lược này đã đề xuất các chiến lược phát
triển du lịch đó là: chiến lược về xây dựng cơ sở hạ tầng, chiến lược về cơ
chế quản lý, đầu tư, chiến lược về tuyên truyền quảng bá du lịch, chiến
lược để xây dựng các sản phẩm du lịch của Sơn La. Các chiến lược đó là cơ
sở để có thể đề xuất được các giải pháp thực hiện không xa rời với thực
tiễn.
Các đề tài nghiên cứu về du lịch Sơn La bước đầu đánh giá những
tiềm năng để phát triển du lịch trên từng lĩnh vực và ở một số địa phương
cụ thể. Mặc dù còn Ýt và cũn cú những hạn chế nhất định, nhưng những đề
tài trên cũng có những ý nghĩa nhất định đối với du lịch của tỉnh. Trong các
nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu đó còn là những tư liệu tham khảo
giúp cho người nghiờn cú những tư liệu cần thiết, có cơ sở để có thể TCLT
du lịch của tỉnh hợp lí hơn. Tuy nhiên, nguồn tư liệu khu vực đề tài về
TCLT du lịch Sơn La vẫn là một khoảng trống, mặc dù có thể tìm thấy
nhiều bài viết về du lịch tỉnh Sơn La trên các WEBSITE [96],[97], các bài
báo, tạp chớ… Nhưng, vÊn đề đặt ra là phải xác định hệ thống tiêu chí để
nghiên cứu TCLT du lịch tỉnh này theo hướng phát triển bền vững trong
điều kiện một tỉnh miền núi và vựng dõn tộc khó khăn như tỉnh Sơn La thì
vẫn đang là một khoảng trống. Đề tài này sẽ giải quyết được nội dung đó.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1 Các quan điểm
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Sơn La có diện tích rộng, hệ thống lãnh
thổ du lịch được tạo thành bởi nhiều yếu tố: tự nhiên, văn hoá, lịch sử... Các
yếu tố tự nhiên của Sơn La khá đa dạng cả từ địa hình, khí hậu, cảnh quan...,



Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

11

các yếu tố văn hoá lịch sử rất độc đáo, mang đặc trưng riêng... Tất cả những
yếu tố đó luôn luôn được xem xét, đánh giá trong mối quan hệ tổng thể.
- Quan điểm hệ thống: Du lịch Sơn La được xem là bộ phận của du lịch
Bắc Bộ, là cửa ngõ của tuyến du lịch miền Tây. Vì vậy, giữa chỳng cú mối
quan hệ gắn bó. Trong khu vực, Sơn La còn được xem như chiếc cầu nối giữa
tuyến du lịch Hà Nội - Điện Biên hay Sơn La - Lào Cai - Yờn Bái. Quan điểm
hệ thống cấu trúc cho phép phân tích, tổng hợp và xác định mối quan hệ hữu
cơ trong hoạt động sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn
La.
- Quan điểm lịch sử: Vận dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ
thống lãnh thổ để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, các quá trình diễn biến theo
thời gian và không gian trên từng địa bàn cụ thể, trên cơ sở đó hiểu rõ những
sự kiện có thật trong lịch sử để rót ra được những bài học kinh nghiệm áp
dụng cho hoạt động du lịch. Quán triệt quan điểm lịch sử để có được những
nhận định, những dự báo phát triển không sai lệch và tổ chức du lịch trờn
lónh thổ được thực hiện trong xu thế phát triển chung của Việt Nam và thế
giới.
- Quan điểm phát triển bền vững: Quan điểm này được xuyên suốt trong
nội dung của luận án. Giáo sư Raoul Blanchard (Grenoble 1890) cho rằng:
“Du lịch là một ngành kinh doanh, kinh doanh các danh lam thắng cảnh của
đất nước”[22]. Việc kinh doanh này đã dẫn đến việc gia tăng các thiệt hại về
môi trường như ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn, tài nguyên du lịch có thể
bị xâm phạm, do đó cần phải tính đến yếu tố phát triển bền vững khi sử dụng
tài nguyên du lịch, có nghĩa là phải tính đến hậu quả lâu dài sẽ nảy sinh trong
tương lai.

- Quan điểm thực tiễn: Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá
đặc điểm, hiện trạng sử dụng lãnh thổ cũng như trong việc đề xuất định hướng


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

12

sử dụng hợp lí tài nguyên lãnh thổ với những khuyến nghị và giải pháp có
tính khả thi. Tất cả những giải pháp đưa ra đều được xuất phát từ thực tiễn.
Trên thực tế, công tác TCLT du lịch Sơn La còn nhiều hạn chế. Nhiều điểm
du lịch khai thác không hiệu quả, chưa đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Nhiều điểm du lịch tài nguyên khá hấp dẫn và độc đáo nhưng lại quá xa
đường quốc lé, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật cũn kộm nờn chưa có doanh
thu...
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Đây là
phương pháp quan trọng và xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận án. Những
thông tin, các nguồn tài liệu, văn liệu cho phép chúng ta hiểu biết những thành
tựu nghiên cứu về lĩnh vực này. Việc phân tích, phân loại và tổng hợp các vấn đề
liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ giúp ta dễ dàng phát hiện ra những vấn đề
trọng tâm còng như những vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Trên cơ sở những tài liệu
phong phú đó, việc tổng hợp sẽ giúp chúng ta có một tài liệu toàn diện, khái quát
về vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh,
việc khai thác các nguồn tài liệu quan trọng qua mạng Internet sẽ là nguồn tư
liệu quý hỗ trợ cho việc tổng hợp các vấn đề nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa: Trong quá trình nghiên cứu
thực địa chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở nhiều điểm du lịch của tỉnh. Các
điểm du lịch đều được nghiên cứu ghi chép, đánh giá so sánh về tài nguyên du
lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, trên cơ sở đó có thể đánh giá cụ thể

bằng điểm số. Các điểm du lịch đến thực địa đều có tham khảo ý kiến các
chuyên gia, các già làng, trưởng bản, nhân dân địa phương... Các ý kiến đó
đều được chọn lọc, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá và rót ra những nhận
định sát với thực tiễn.
4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu thống kê


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

13

Nghiên cứu hoạt động du lịch có rất nhiều số liệu ở nhiều lĩnh vực nh
lượng khách, doanh thu, đầu tư... Các số liệu đó đều mang tính định lượng.
Nghiờn cứu, phân tích các số liệu này để có những nhận định, đánh giá khoa
học, phù hợp với thực tế.
Các số liệu được sử dụng trong luận án chủ yếu từ Niên giám Thống kê
tỉnh Sơn La và Sở Thương mại – Du lịch (Nay là sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch) cung cấp. Trên cơ sở nguồn số liệu đó chúng tôi tiến hành sử lí, phân
tích để có những dự báo trong tương lai phù hợp, đồng thời có thể xây dựng
được bản đồ, biểu đồ và đưa ra được những kết luận chân thực, chính xác.
4. 2.4. Phương pháp bản đồ: Việc trình bày những dữ kiện du lịch trên
bản đồ là rất cần thiết giúp cho việc nắm được những thông tin quan trọng, cập
nhật, đáp ứng cho việc đi lại, tham quan, giải trí, ăn ở. Để xây dựng được bản
đồ, đề tài có sử dụng bản đồ chức năng như bản đồ hành chính, bản đồ giao
thông vận tải, dân cư, tài nguyên du lịch... và các số liệu nghiên cứu. Phương
pháp này được áp dụng với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lí GIS.
4.2.6. Phương pháp dự báo: Công tác dự báo dựa trờn việc tính toán của
tác giả trên những cơ sở thực tiễn và những tiềm năng của từng điểm, từng
cụm du lịch, có tham khảo thêm chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH)
của tỉnh, phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành du lịch của Sở Văn hoá,

Thể thao và Du lịch Sơn La. Các tính toán dự báo chủ yếu ở phương án trung
bình, đó là phương án khả thi và phù hợp với thực tiễn của tỉnh Sơn La.
4.2.7 Phương pháp thang điểm tổng hợp
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thang điểm
tổng hợp. Khi nghiên cứu phải lùa chọn các tiêu chí phù hợp để đánh giá. Mỗi
hình thức TCLT du lịch ở tỉnh đều có tiêu chí đánh giá cụ thể. Mỗi tiêu chí cú
cỏc thang điểm đánh giá khác nhau. Việc xây dựng thang điểm đánh giá bao


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

14

gồm chọn yếu tố đánh giá, xác định các bậc của từng yếu tố, xác định chỉ tiêu
của mỗi bậc, cho điểm mỗi bậc, xác định hệ số tính điểm cho các yếu tố.
- Xác định điểm của mỗi bậc và chọn hệ số của các tiêu chí đánh giỏ
Để đánh giá bằng cách tính điểm thì việc xác định điểm số cho mỗi bậc
là rất quan trọng. Trong thang đánh giá, số điểm mỗi bậc của các yếu tố đều
bằng nhau. Điểm mỗi bậc được tính từ cao xuống thấp. Kế thừa các công
trình của nhiều tác giả, mỗi bậc của mỗi tiêu chí được lùa chọn điểm số theo
thang bậc 4,3,2,1.
- Chọn các tiêu chí đánh giá
Trong mỗi hình thức TCLT du lịch cú cỏc tiêu chí đánh giá khác nhau.
Dựa trờn cơ sở khoa học và thực tiễn phải lùa chọn tiêu chí đánh giá như thế
nào để đảm bảo tính phân loại của các hình thức TCLT du lịch.
- Xác định bậc của từng tiêu chí đánh giá
Mỗi tiêu chí đánh giá theo từng bậc, thường gồm 3,4,5 bậc từ cao xuống
thấp, nhiều đến Ýt, tốt đến xấu… ứng với các mức độ thuận lợi khác nhau.
Luận án sử dụng 4 bậc từ cao xuống thấp để chỉ mức độ thuận lợi (rất thuận
lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình và không thuận lợi).

- Xác định hệ số cho mỗi bậc tiêu chí
Việc xác định các tiêu chí cụ thể ứng với mỗi bậc là rất quan trọng. Khi
xây dựng có sự định lượng cụ thể để phân loại các tiêu chí. Trong thực tế, các
tiêu chí được lùa chọn để đánh giá có tính chất, mức độ và giá trị không đồng
đều. Vì thế, cần phải được xác định hệ số cho các tiêu chí quan trọng hơn.
Các hệ số được lùa chọn là 3,2,1.
Khi lùa chọn được cỏc tiờu chí đánh giá, xác định thang điểm và hệ số
thì tiến hành đánh giá. Điểm đánh giá bao gồm điểm đánh giá riêng của từng
yếu tố và điểm tổng hợp. Điểm đánh giá riêng là điểm của các bậc nhân hệ số
của yếu tố đó. Như vậy, tiêu chí đánh giá riêng cao nhất có bậc 4 và hệ số cao


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

15

nhất là 3. Điểm đánh giá sẽ là 4x3=12. Điểm đánh giá riêng thấp nhất và có
hệ số thấp nhất là 1x1= 1. Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số điểm đánh giá
của các yếu tố đó. Căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đã xác định và
kết quả đánh giá cụ thể của mỗi đối tượng để đánh giá và xếp loại đối tượng
đó.
Dùa vào phương pháp này, việc đánh giá điểm cho mỗi hình thức TCLT
du lịch đảm bảo tương đối khách quan dễ thực hiện, có thể nhìn một cách
nhanh chóng và toàn diện những tiềm năng của các điểm, cụm, tuyến du lịch.
5. Những đóng góp của luận án
- Tổng quan có chọn lọc các nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan
đến TCLT du lịch và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu TCLT du lịch tỉnh
Sơn La.
- Xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá cỏc hỡnh thức TCLTDL
(điểm, cụm, tuyến du lịch) để áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích được các nguồn lực chính và thực trạng phát triển du lịch,
đánh giá TCLT du lịch qua các tiêu chí đã được xõy dựng ở địa bàn tỉnh Sơn
La.
- Đề xuất được định hướng và các giải pháp cụ thể để TCLT du lịch tỉnh
Sơn La có hiệu quả hơn.

6. Cấu trỳc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm có 3 chương với
tổng số 167 trang đánh máy.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

16

Chương 2: Đỏnh giỏ các nguồn lực chính và thực trạng tổ chức lãnh thổ
du lịch tỉnh Sơn La
Chương 3: Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch Sơn La đến năm 2020 và
các giải pháp thực hiện.


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

17

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH

Từ xa xưa, du lịch được xem như là một sở thích, một hoạt động nghỉ
ngơi tích cực của con người. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một
hiện tượng khá quan trọng trong đời sống của con người. Ngày nay, du lịch đã
trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá, xã hội
của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, có rất nhiều tác giả quan tâm đến du lịch và
có nhiều khái niệm về du lịch.
Giáo sư Hunziken và giáo sư Krapf (Thuỵ Sĩ) đã đưa ra khái niệm: “Du
lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và
lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích
định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào” [Trích trong
65]. Năm 1985 I.I Pirojnik định nghĩa: “Du lịch là một hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài
nơi thường trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và xã hội” [Trích trong 71].
Về tầm quan trọng của hoạt động du lịch, có lẽ hàm xúc nhất đối với
việc giữ gìn hoà bình thế giới là khái niệm đưa ra trong Tuyên bố Ô-sa-ca
của hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hoà bình,
là phương tiện củng cố hoà bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh
toán quốc tế” [73].
Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liờn vựng và
xã hội hoá cao. Quan điểm này được thể chế thành luật. Luật Du lịch được


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử


18

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kì họp thứ VII Quốc hội
khoá XI đã khẳng định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến việc
chuyển đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả
mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” [26].
Du lịch ngày càng phát triển và càng đa dạng về các hình thức. Trên thế
giới những năm gần đây xuất hiện nhiều khái niệm về du lịch: Du lịch cộng
đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá...
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch của người dân địa phương, họ
tham gia làm du lịch cùng với một tổ chức kinh tế nào đó (có thể cả với tổ
chức nước ngoài) nhằm khai thác những lợi thế (cả tự nhiên và KTXH) để
tăng thu nhập, để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống ở địa phương,
bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên và giữ gìn được bản sắc văn hoá
của địa phương.
Du lịch cộng đồng (Community tourism) là hoạt động du lịch có sự tham
gia tích cực của người dân địa phương từ cỏc khõu quản lí, hoạt động, ra
quyết định bảo vệ. Du lịch cộng đồng được chú trọng ở những vùng nông
thôn thường là vựng nghốo và xa xôi cách trở. Hoạt động du lịch này phải thu
hót cả cộng đồng địa phương và đem lại lợi Ých cho họ. Người dân địa
phương phát triển du lịch trong khu vực của họ được làm việc với các đơn vị
làm du lịch khác họ có cơ hội tạo ra việc làm, cải thiện điều kiện sống [17].
Về loại hình du lịch sinh thái, Hiệp hội du lịch sinh thái Anh – Lindberg,
K và D.E. Hawkins, 1993 đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là lữ hành có
trách nhiệm tới các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và cải thiện phóc lợi
cho nhân dân địa phương” [27]. Theo các tác giả Phạm Trung Lương và
Nguyễn Tài Cung: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức
độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo



Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

19

vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi Ých về tài chính cho
cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” [90].
Hội thảo về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng có quan điểm
thống nhất: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dùa vào thiên nhiên và
văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường và đúng góp cho các nỗ lực bảo
tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương” [90].
“Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dùa vào bản sắc văn hoỏ dõn tộc
với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống” [26].
Du lịch văn hoá đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức, hiểu biết vÒ các
đối tượng văn hoá xã hội, lịch sử kiến trúc, chế độ xã hội, cuộc sống, phong
tục tập quán ở những miền đất xa lạ. Loại hình này liên quan chủ yếu đến
TNDL nhân văn. Mục đích của du lịch văn hoá là nâng cao hiểu biết cho cá
nhân, thoả mãn nhu cầu được hiểu biết về văn hoá, lịch sử, kiến trúc, kinh tế,
chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của đất nước đến du lịch.
Như vậy, du lịch là một dạng hoạt động của con người liên quan đến
việc di chuyển chỗ ở đến một nơi khác trong một khoảng thời gian ngắn để
thoả mãn việc nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá...
Có nhiều hình thức du lịch khác nhau như du lịch cộng đồng, du lịch
sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá... Trong đó, ba hình thức du lịch
cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch văn hoá có ý nghĩa rất lớn đối với Sơn
La. Phát triển các loại hình du lịch này vừa khai thác có hiệu quả tài nguyên
du lịch, vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhanh chúng xoỏ đúi, giảm
nghèo cho địa phương.

1.1.2. TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
1.1.2.1 Khái niệm
- Tổ chức lãnh thổ


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

20

Theo Morrille (1970), “Tổ chức không gian là kinh nghiệm của loài
người về sử dụng có hiệu quả không gian trờn Trỏi đất” [Trích trong 68]. Cỏc
tác giả Pháp như P. Brunet, J. Monod (1980), Jean Paud Gaudemar (1992)
cho rằng: “Tổ chức không gian là sự tìm kiếm một phân bố tối ưu về người,
các hoạt động và tài sản nhằm tránh sự mất cân đối trên lãnh thổ quốc gia hay
một vựng” [Trích trong 68].
Ngay từ những năm 1965, để thúc đẩy phát triển kinh tế có hiệu quả,
các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định sự cần thiết phải kết hợp tối ưu
việc kế hoạch hoá theo ngành và theo lãnh thổ nhằm đảm bảo kế hoạch hoá
tổng hợp và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc dõn to lớn. Khái niệm về
kế hoạch hoá lãnh thổ ở đây chính là vấn đề TCLT. Về khía cạnh địa lí:
TCLT là một hành động của địa lí học nhằm hướng tới một sự công bằng về
mặt không gian để khai thác không gian du lịch hợp lí và có hiệu quả [58].
TCLT là nghệ thuật sử dụng, khai thác lãnh thổ một cách đúng đắn và có
hiệu quả. Nghệ thuật sử dụng này phải đảm bảo được hiệu quả về KTXH và
môi trường.
Ở Việt Nam, Các nhà kế hoạch hoá và các nhà địa lí kinh tế thường dùng
khái niệm TCLT. TCLT được hiểu như toàn bộ quá trình hay hành động của
con người nhằm phân bố các cơ sở sản xuất và dịch vụ, phân bố dân cư, sử
dụng tự nhiên, có tính đến các mối quan hệ, liên hệ của chúng. Các hành động
này được thực hiện phù hợp với các mục tiêu của xã hội và trên cơ sở các quy

luật kinh tế hoạt động trong hình thái KTXH tương ứng. Mục tiêu cơ bản của
nền kinh tế là cải thiện cơ cấu tổ chức sản xuất của đất nước hay của từng
vùng cụ thể. TCLT cũng nhằm phát triển tổng hợp, có hiệu quả cao của nền
sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Có thể nói, TCLT kinh tế xã hội là một biện pháp quan trọng vì
mục tiêu phát triển bền vững.
Tổ chức lãnh thổ, về đại thể, là sự kiến thiết lãnh thổ. Trong một lãnh thổ


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

21

có rất nhiều thành phần (bộ phận) về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội... Vấn
đề ở chỗ là phải tổ chức như thế nào để đạt được mục tiêu phát triển KTXH.
Trên cơ sở đó, TCLT được hiểu là sự sắp xếp các thành phần (đã đang và dự
kiến sẽ có) trong mối liên hệ đa ngành, đa lãnh thổ ở một vùng nhằm sử dụng
hợp lí các nguồn lực để đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi
trường và phát triển bền vững [72].
- Tổ chức lãnh thổ du lịch
Trong nghiên cứu du lịch, TCLT du lịch là một trong những nội dung
được quan tâm hàng đầu. Sở dĩ như vậy vì không thể tổ chức và quản lí có
hiệu quả hoạt động này nếu không xem xét khía cạnh không gian (lãnh thổ)
của nó. Có nhiều quan niệm khác nhau về TCLT du lịch. Theo PGS. TS
Nguyễn Minh Tuệ: “TCLT du lịch là một hệ thống liên kết không gian của
các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trờn việc sử dụng
tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) kết cấu hạ tầng và
các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất”
[71].
TCLT du lịch là hình thức tổ chức sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Do đó

TCLT du lịch đồng thời giải quyết các nhiệm vụ chính là kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trường.
TCLT du lịch là sự phõn hoỏ không gian của du lịch căn cứ trên điều
kiện TNDL, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động
ngành cựng cỏc mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành
khác, với các địa phương và các nước liền kề.
TCLT du lịch là một bộ phận không tách rời với các định hướng của
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và vùng với các định hướng
đô thị hoá, bảo vệ môi trường sinh thái lâu bền với các định hướng khoa học
công nghệ và các yêu cầu của an ninh quốc phòng.


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

22

Như vậy, TCLT du lịch là sự phõn hoỏ không gian của du lịch. Sự phõn
hoỏ không gian này dùa vào TNDL, CSHT, CSVCKT, lao động trong ngành
du lịch, mối liên hệ giữa ngành du lịch với ngành khác, với địa phương khác.
TCLTDL phải hợp lý, khoa học để khai thác có hiệu quả TNDL, đồng thời
phải bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Để khai thác có hiệu quả ngành du lịch thì TCLT du lịch phải hợp lí,
khoa học dựa trờn cỏc điều kiện là tài nguyên du lịch, hiện trạng cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, lao động trong ngành du lịch.
1.1.2.2. Các hình thức biểu hiện của tổ chức lãnh thổ du lịch
TCLT du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ KTXH. Cùng với sự phát
triển của xã hội, trước hết là của sức sản xuất đã dần dần xuất hiện các hình
thức TCLT du lịch. Trên bình diện vĩ mô có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống
lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, vùng du lịch.
+ Hệ thống lãnh thổ du lịch

Hệ thống lãnh thổ du lịch là một thành tạo thống nhất bao gồm hai yếu tố
về hoạt động và lãnh thổ có sự lùa chọn các chức năng xã hội nhất định. Các
chức năng xã hội như giữ gìn sức khoẻ, tăng cường sức sống, hạn chế bệnh
tật, kéo dài tuổi thọ, tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần quốc tế. Vì vậy, hệ
thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ thống xã hội được tạo thành bởi
các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết bao gồm nhóm người du lịch, các tổng
thể tự nhiên, văn hoá lịch sử, các công trình kĩ thuật, đội ngò cán bộ công
nhân viên và bộ phận tổ chức quản lớ. Nột đặc trưng của hệ thống lãnh thổ du
lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và về lãnh thổ.
Về phương diện cấu trúc, hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống bao
gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ. Đó là một hệ thống mở, phức
tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong bao
gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại, còn cấu trúc bên ngoài


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

23

gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và các hệ thống khác.
Xột trên quan điểm hệ thống, hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành
bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Đó là các phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiờn, lịch sử, văn hoỏ, cỏc
công trình kĩ thuật, cán bộ phục vụ và điều khiển.
Phân hệ khách du lịch là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu
với phân hệ khác của hệ thống bởi vì các thành phần này phụ thuộc vào đặc
điểm của khách du lịch. Các đặc trưng của phân hệ khách là cấu trúc, lượng
nhu cầu, tớnh lựa chọn, tính mùa vụ và tính đa dạng của lượng khách du lịch
[71].
Phân hệ tài nguyên du lịch là phân hệ tham gia hệ thống với tư cách là

tài nguyên, là điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và là cơ sở
lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có sức chứa, độ tin cậy,
tính thích hợp, tính ổn định và tính hấp dẫn. Phân hệ này được đặc trưng bằng
lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác.
Phân hệ cơ sở vật chất - kỹ thuật là phân hệ đảm bảo cho cuộc sống
bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ và những nhu cầu giải trí
đặc biệt. Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp,
mức độ sẵn sàng để khai thác.
Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ là phân hệ hoàn thành chức năng
dịch vụ cho du khách và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt động bình thường.
Số lượng, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của đội cán bộ nhân viên và
mức độ sẵn sàng của lực lượng lao động là những yếu tố đảm bảo sự hoạt
động tối ưu của hệ thống. (Hình 1.1).


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

24

4
I

2

1
II

3
5


Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống lãnh thổ du lịch (M.Bưchơvarốp, 1975)
(Trích trong 71)
Chú giải
I. Môi trường và các điều kiện phát sinh môi trường du lịch.
II. Hệ thống lãnh thổ du lịch.
1. Phương tiện giao thông vận tải
2. Phân hệ khách du lịch
3. Phân hệ cán bộ phục vụ
4. Phân hệ tài nguyên du lịch
5. Phân hệ cơ sở vật chất kĩ thuật
Luồng khách du lịch
Các mối liên hệ bên trong hệ thống
Các mối liên hệ với hệ thống khác
Các mối liên hệ thông tin giữa I và II
Nh vậy, TCLT du lịch là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ có mối
quan hệ tương tác và bổ trợ nhau.
+ Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch
Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các xí
nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng được liên kết với nhau bằng các mối liên hệ kinh tế,


Ketnooi.com kết nối công dân điện tử

25

sản xuất và cùng sử dụng chung vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
kinh tế của lãnh thổ (E.A.Koliarov) 1978 [Trong 71]. Thể tổng hợp lãnh thổ du
lịch bắt nguồn từ học thuyết về cá thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ do N.N.
Koloxovxki đưa ra từ những năm 40 của thế kỉ XX. Thể tổng hợp lãnh thổ được
hiểu như là khái niệm để chỉ một thể tổng hợp từ cấp lớn nhất đến cấp nhỏ nhất.

Thể tổng hợp lãnh thổ chỉ xuất hiện ở trình độ phát triển nhất định của
lực lượng sản xuất. Mỗi thể tổng hợp có lịch sử hình thành riêng và ở mỗi giai
đoạn có cấu trúc và TCLT tương ứng. Động lực chủ yếu của nó là nhu cầu du
lịch xã hội. Các tiền đề làm nảy sinh thể tổng hợp là các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội và môi trường [71].
Có 3 giai đoạn hình thành thể tổng hợp lãnh thổ du lịch. Giai đoạn đầu
tiên chỉ là việc tập trung một cách đơn giản các cơ sở xí nghiệp du lịch. Giai
đoạn tiếp theo phát triển các ngành chuyên môn hoá và tập trung các xí
nghiệp du lịch theo dấu hiệu ngành và lãnh thổ. Giai đoạn cuối cùng là sự
hình thành cấu trúc lãnh thổ của thể tổng hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu thể
tổng hợp lãnh thổ du lịch có ý nghĩa quan trọng, nhằm tổ chức tối ưu hoạt
động du lịch trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên du lịch.
+ Vùng du lịch
Theo E.A Kụtliarụv (1978), vùng du lịch là “mét TCLT hoàn chỉnh với
sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chuyên môn hoá du lịch, nó không chỉ
là lãnh thổ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí mà còn là một cơ chế hành chính
phức tạp, đồng thời có cơ sở nông nghiệp, công nghiệp xây dựng và các cơ sở
văn hoá được hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực
phi sản xuất” [trích từ 67].
Theo quan điểm của N.X Mironerko và I.T Tirodokholebok (1981) thỡ
vựng du lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp du lịch chuyên môn
hoá phục vụ du khách có quan hệ về mặt kinh tế nhằm thoả mãn tốt các nhu
cầu của khỏch trờn cơ sở sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hoá lịch sử hiện có


×