Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải tuyến luồng cảng nghi sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 80 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, có sự
giúp đỡ, hƣớng dẫn hỗ trợ từ Nhà giáo Ƣu tú, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Viết
Thành. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kể công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Ngƣời cam đoan

Kỹ sƣ Trần Văn Cƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Đến nay tác giả đã hoàn thành nội dung, yêu cầu của luận văn. Tác giả xin
chân thành cảm ơn tới Nhà giáo ƣu tú, Phó giáo sƣ, tiến sỹ Nguyễn Viết Thành
là ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp. Đồng thời tác giả xin cảm ơn các thầy cô giáo đã
tham gia giảng dạy khoá học cao học. Các thầy cô đã giúp đỡ tác giả trong quá
trình làm đề tài, Viện Đào tạo sau đại học, Khoa Điều khiển tàu biển - Trƣờng
Đại học Hàng hải Việt Nam.
Tuy nhiên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc
sự góp ý của các thầy, cô và các đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện tốt
hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả

Kỹ sƣ Trần Văn Cƣơng

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN, VỀ HỆ THỐNG BÁO HIỆU ................................ 5
1.1. Các khái niệm cơ bản về hệ thống báo hiệu hàng hải .................................... 5
1.2. Giới thiệu tổng quan về hệ thống báo hiệu tuyến luồng hàng hải ............... 17
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA DUY TRÌ HOẠT
ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO HIỆU HÀNG HẢI TUYẾN LUỒNG NGHI
SƠN - THANH HÓA .......................................................................................... 20
2.1. Hiện trạng công tác bảo đảm an toàn hàng hải ............................................ 20
2.2. Hiện trạng về tổ chức quản lý và kiểm tra hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng
hải tuyến luồng Nghi Sơn -Thanh Hóa ............................................................... 21
2.3. Công tác công tác kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải hiện nay tại đơn vị
quản lý báo hiệu hàng hải .................................................................................... 25
2.4. Đánh giá chung: ........................................................................................... 35
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC PHƢƠNG ÁN, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KIỂM TRA HỆ THỐNG BÁO HIỆU TUYẾN LUỒNG NGHI SƠN THANH HÓA ..................................................................................................... 36
3.1. Nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra,
quản lý báo hiệu hàng hải .................................................................................... 36
3.2. Một số phƣơng pháp, giải pháp để kiểm tra và quản lý tốt các báo hiệu ... 46
3.3. Một số giải pháp khác .................................................................................. 52
3.4. Hiệu quả ứng dụng của việc trang bị các máy định vị máy định vị cầm tay
cho trạm quản lý báo hiệu dẫn luồng. Lắp đặt các báo hiệu chớp đồng bộ tại khu


iii


vực khống chế vũng quay tàu. ............................................................................. 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 55
1. Kết luận ........................................................................................................... 55
2. Kiến nghị. ........................................................................................................ 55
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 57
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 59

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

và ký hiệu
KHCN

Khoa học công nghệ

BHHH

Aids to Navigation

IALA


International

Báo hiệu hàng hải

Association

of Hiệp hội báo hiệu hàng hải

Lighthouse Authorities
DGPS

quốc tế

Differential Global Positioning Hệ thống vi phân định vị vệ
System

tinh toàn cầu

VHF

Very High Frequency

Tần số rất cao

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị vệ tinh toàn

cầu

IMO

International

Maritime Tổ chức hàng hải quốc tế

Organization
SOLAS

Công ƣớc quốc tế về an toàn

Safety of life at sea

sinh mạng con ngƣời trên
biển
AIS

Automatic Identification System

v

Hệ thống nhận dạng tự động


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Bảng phân cấp đèn biển

6

2.1

Số lƣợng Báo hiệu hàng hải trên tuyến luồng Nghi Sơn

23

2.2

Thống kê lƣợng hàng thông qua cảng Nghi Sơn 03 năm
gần nhất

24

2.3

Số lần kiểm tra tổng quan, bảo trì báo hiệu các luồng

28

2.4


Số lần sơn bảo dƣỡng báo hiệu trong 01 năm

31

2.5

Định mức nhân công thƣờng trực trạm quản lý luồng

33

2.6

Định mức nhân công trực thông tin liên lạc

34

2.7

Số lần tiếp tế, kiểm tra trong năm

34

3.1

Thông số liên quan các báo hiệu luồng Nghi Sơn

51

vi



DANH MỤC HÌNH VẼ
Số
hình
vẽ

Tên hình vẽ

Trang

1.1

Báo hiệu hai bên luồng

14

1.2

Báo hiệu chuyển hƣớng luồng

14

1.3

Báo hiệu phƣơng vị

14

1.4


Báo hiệu chƣớng ngại vật biệt lập

14

1.5

Báo hiệu vùng nƣớc an toàn

15

1.6

Báo hiệu chuyên dùng

15

1.7

Một số thông số cơ bản của luồng hàng hải

18

1.8

Biểu diễn quan hệ của các thông số LĐB, L và B

19

2.1


Hệ thống luồng hàng hải Nghi Sơn

22

2.2

Trạm quản lý luồng

25

2.3

Công tác bảo trì phao trên luồng

26

2.4

Tàu công trình có công suất dƣới 260HP thực hiện công
tác thay, thả và điều chỉnh phao báo hiệu hàng hải trên
luồng hàng hải

28

2.5

Phao đầu luồng

32


3.1

Máy định vị GPS cầm tay Ma-gien-lăng phục vụ cho công
tác quản lý vị trí báo hiệu luồng tàu biển

47

3.2

Sơ đồ bố trí tạo chớp đồng bộ cho 3 cặp phao liên tiếp

51

3.3

Sơ đồ bố trí tạo chớp đồng bộ cho 01 cặp chập tiêu

52

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3
lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260 km. Từ bao đời nay, vùng biển, ven
biển và hải đảo của non sông, đất nƣớc ta đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động
sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam.
Trong nhiệm vụ chung thực hiện Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020

và mục tiêu phát triển kinh tế biển thì ngành Hàng hải đƣợc xem là một ngành
kinh tế đặc thù, có vai trò và tiềm năng rất lớn, mang tính quốc tế hóa cao, cần
đƣợc phát huy tƣơng xứng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ hiện
nay. Công tác bảo đảm an toàn hàng hải là một trọng tâm gắn liền với sự phát
triển của ngành hàng hải Việt Nam.
Xuất phát từ vị trí, vai trò rất quan trọng của công tác bảo đảm an toàn hàng
hải trong việc thực hiện chiến lƣợc biển và hội nhập quốc tế nhằm đƣa ngành
Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam ngang bằng với các nƣớc tiên tiến trong
khu vực và trên thế giới. Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 658/QĐBGTVT ngày 19/3/2009 cho phép lập đề án phát triển bảo đảm an toàn hàng hải
đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.
Theo nhu cầu phát triển không ngừng của ngành hàng hải nói chung và
ngành bảo đảm an toàn hàng hải nói riêng, các thiết bị hỗ trợ cho ngƣời hành hải
ngày càng phong phú về chủng loại, phƣơng pháp báo hiệu và không ngừng
nâng cao chất lƣợng nhờ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.
Sau một thời gian dài phát triển, đến nay các chủng loại báo hiệu hàng hải
đã phát triển rất đa dạng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực
hàng hải.
Hiện nay trên thế giới với các quốc gia có biển nhƣ Việt Nam việc phát
triển ngành hàng hải đƣợc quan tâm chú trọng đặc biệt. Nó quyết định lƣu lƣợng
hàng hoá thông qua các cảng biển và là thƣớc đo vô cùng quan trọng trong việc
đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia nói chung hay một địa phƣơng

1


nói riêng.Để đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền khi đi vào và ra khỏi luồng, thì
trên các tuyến luồng đƣợc bố trí các báo hiệu hàng hải dẫn luồng cho các
phƣơng tiện hàng hải có thể hành hải ra, vào các Cảng biển an toàn và hiệu quả .
Do đó việc bố trí báo hiệu hàng hải hợp lý, tăng cƣờng công tác kiểm tra, sử
dụng các phƣơng pháp quản lý hiện đại sẽ là tiền đề cho việc vận hành hệ thống

báo hiệu hàng hải một cách khoa học, hiệu quả và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho
các con tàu đang ngày đêm hành trình trên các tuyến luồng và vùng lãnh hải của
Việt Nam nói chung và của khu vực Nghi Sơn nói riêng là rất cần thiết.
Trong nội dung luận văn tốt nghiệp này tác giả sẽ trình bày về:
“ Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm tra hệ
thống báo hiệu hàng hải tuyến luồng cảng Nghi Sơn - Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiện trạng hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải nhƣ hiện trạng
công tác tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ công tác đảm
bảo an toàn hàng hải để đánh giá khả năng đáp ứng của bảo đảm an toàn hàng
hải Việt Nam trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
Nghiên cứu tính toán, đề xuất đƣa ra các phƣơng pháp, giải pháp quản lý và
kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải một cách khoa học cho tuyến luồng Nghi Sơn.
Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu sẽ đƣa ra đƣợc các phƣơng pháp kiểm
tra, quản lý báo hiệu hàng hải áp dụng vào thực tiễn sản xuất cụ thể.
Căn cứ vào kết quả tính toán nghiên cứu đề tài làm tƣ liệu tham khảo cho
ngƣời quản lý và vận hành hệ thống báo hiệu hàng hải tại các đơn vị quản lý
Bảo đảm an toàn hàng hải.
Triển khai nghiên cứu đầu tƣ phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải; quản lý
báo hiệu hàng hải; đầu tƣ phát triển công tác khảo sát, thông báo hàng hải và hệ
thống thông tin hỗ trợ hàng hải; đầu tƣ phát triển, duy trì chuẩn tắc hệ thống
luồng hàng hải; đầu tƣ phát triển công tác chế tạo, thiết bị báo hiệu hàng hải; đầu
tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất phụ trợ; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho
công tác bảo đảm an toàn hàng hải.

2


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hệ thống đèn biển Việt

Nam và hệ thống báo hiệu hàng hải dẫn luồng ra, vào các cảng biển Việt Nam.
Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, quản lý hệ thống báo hiệu hàng
hải.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cở sở đánh giá chung về các báo hiệu hàng hải hiện nay và những tai
nạn thƣờng xuyên xảy ra trên các tuyến luồng hàng hải gần những vị trí có bố trí
các báo hiệu nổi và báo hiệu cố định, bằng phƣơng pháp tính toán kết hợp giữa
lý thuyết và thực nghiệm nhằm đƣa ra các giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả
kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải đƣợc bố trí trên các tuyến luồng hàng hải
Việt Nam. Thống kê đánh giá hiện trạng hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải nhƣ
hiện trạng công tác tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ
công tác bảo đảm an toàn hàng hải để đánh giá khả năng đáp ứng của bảo đảm
an toàn hàng hải Việt Nam trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu xây dựng các phƣơng pháp, giải pháp cụ thể
cho việc kiểm tra các thông số cơ bản của báo hiệu: Vị trí, đặc tính ánh sáng…
Phân tích và tính toán đơn giản các phép tính toán để phù hợp với chƣơng trình
tính và phù hợp với khả năng của ngƣời quản lý, vận hành hệ thống báo hiệu
hàng hải một cách khoa học.
Trong đó xây dựng các phƣơng pháp, giải pháp cụ thể cho việc cải tạo nâng
cấp và phát triển hệ thống báo hiệu hàng hải phù hợp với điều kiện địa lý, tự
nhiên của vùng biển Việt Nam và nâng cao năng lực của ngƣời quản lý, vận
hành hệ thống báo hiệu hàng hải một cách thuận tiện nhất.
Đề tài đã nghiên cứu, đƣa ra một số tiêu chuẩn để đào tạo nguồn nhân lực
trực tiếp thực hiện công tác quản lý, kiểm tra báo hiệu hàng hải tại các trạm
quản lý vận hành, quản lý báo hiệu.

3



5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xác định lại và rõ ràng hơn vài trò, chức năng, nhiệm vụ của Bảo đảm An
toàn Hàng hải trong quá trình thực hiện chiến lƣợc biển Việt Nam và trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế; Đánh giá hiện trạng hệ thống đảm bảo an toàn
hàng hải nhƣ hiện trạng công tác tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, nguồn nhân
lực phục vụ công tác đảm bảo an toàn hàng hải để đánh giá khả năng đáp ứng
của Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
Với tình hình hiện nay hệ thống báo hiệu hàng hải của các tuyến luồng còn
mỏng cùng với những biến động về khí hậu thời tiết, địa hình địa chất ngày một
phức tạp. Vậy nên việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp cụ thể cho việc kiểm
tra các thông số cơ bản của báo hiệu là rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị thực tiễn cao cả về mặt quản lý và
mặt kinh tế khi áp dụng cho các đơn vị làm công tác bảo đảm an toàn hàng hải.
Đáp ứng kịp thời cập nhật các công nghệ mới vào công tác quản lý, kiểm
tra báo hiệu hàng hải. Đặc biệt đã đƣa ra đƣợc tiêu chuẩn hoá nguồn nhân lực
cho công tác đào tạo của ngành Bảo đảm an toàn hàng hải.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN, VỀ HỆ THỐNG BÁO HIỆU
Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc đƣợc hình thành trên cơ
sở bộ máy quản lý của Bảo đảm An toàn Hàng hải Việt Nam và các đơn vị kinh
tế trực thuộc đóng trên địa bàn từ cây đèn Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) trở ra đến hết
địa phận tỉnh Quảng Ninh, có nhiệm vụ quản lý bảo đảm an toàn hàng hải từ cây
đèn Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) trở ra đến hết địa phận tỉnh Quảng Ninh bao gồm
đất liền, bờ biển và hải đảo.
1.1. Các khái niệm cơ bản về hệ thống báo hiệu hàng hải
1.1.1. Báo hiệu thị giác

a, Đèn biển
Đèn biển là một tổ hợp công trình gồm tháp đèn và các kiến trúc khác,
đƣợc bố trí tại một vị trí địa lý đƣợc thiết kế để phát ra tín hiệu ánh sáng nhằm
giúp ngƣời đi biển định hƣớng và xác định vị trí của tàu mình.
* Yêu cầu đối với đèn biển:
Vị trí đặt đèn biển phải bảo đảm thuận lợi cho ngƣời đi biển định hƣớng và
xác định vị trí;
Màu sắc, hình dạng và kích thƣớc của đèn biển phải đảm bảo khả năng
nhận biết dễ dàng bằng mắt thƣờng hoặc bằng máy, thiết bị hàng hải;
Độ cao của đèn biển đƣợc tính từ mực nƣớc “số 0 hải đồ”;
Đặc tính ánh sáng của đèn biển phải rõ ràng, dễ phân biệt với ánh sáng của
các báo hiệu hay nguồn sáng khác xung quanh. Trong phạm vi 70 hải lý, đặc
tính ánh sáng của các đèn biển không đƣợc trùng lặp. Đặc tính ánh sáng sử dụng
cho đèn biển là ánh sáng trắng, chớp đơn hoặc chớp nhóm, chớp nhóm hỗn hợp;
Tầm hiệu lực ánh sáng của đèn biển từ 10 hải lý đến 25 hải lý với hệ số
truyền quang của khí quyển T = 0,74.
Trên đèn biển có thể lắp đặt kết hợp các báo hiệu vô tuyến điện, báo hiệu
âm thanh.
Dựa trên các yêu cầu về chức năng, tác dụng và tầm hiệu lực, đèn biển
đƣợc phân làm 3 cấp.

5


Bảng 1.1. Bảng phân cấp đèn biển
Cấp đèn

Chức năng

Tầm hiệu lực


Tấm hiệu lực

danh định (HL)

ban ngày (HL)

Cấp I

Báo hiệu nhập bờ

20  R  25

8  R  10

Cấp II

Hành hải ven biển

15  R < 20

6R<8

Cấp III

Báo cửa, báo cảng

10  R < 15

4R<6


Tầm hiệu lực danh định của đèn biển (Nominal Range) là tầm hiệu lực ánh
sáng của đèn biển trong điều kiện khí quyển có tầm nhìn xa khí tƣợng là 10 hải
lý với ngƣỡng cảm ứng độ sáng của mắt ngƣời quan sát quy ƣớc bằng 0,2
microlux.
Tầm hiệu lực ban ngày của đèn biển (Visual Range) là khoảng cách lớn
nhất mà ngƣời quan sát có thể nhận biết đƣợc đèn biển vào ban ngày trong mọi
trƣờng hợp. Tầm hiệu lực ban ngày của đèn biển bị hạn chế bởi độ truyền quang
của khí quyển và ngƣỡng cảm ứng tƣơng phản của mắt ngƣời quan sát.
Báo hiệu nhập bờ: Báo hiệu cho tàu thuyền hành hải trên các tuyến hành
hải xa bờ nhận biết, định hƣớng nhập bờ để vào các tuyến hành hải ven biển
hoặc vào các cảng biển.
Hành hải ven biển: Báo hiệu cho tàu thuyền hành hải ven biển định hƣớng
và xác định vị trí.
Báo cửa, báo cảng: Báo hiệu cửa sông, cửa biển nơi có tuyến luồng dẫn vào
cảng biển; cửa sông, cửa biển có nhiều hoạt động hàng hải khác nhƣ khai thác
hải sản, thăm dò, nghiên cứu khoa học…; vị trí có chƣớng ngại vật nguy hiểm
hoặc các khu vực đặc biệt khác nhƣ khu neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải…
để chỉ dẫn cho tàu thuyền định hƣớng và định vị.
b. Đăng tiêu
* Yêu cầu đối với đăng tiêu:
Màu sắc của đăng tiêu phải dễ nhận biết và không gây nhầm lẫn với các
báo hiệu khác xung quanh;

6


Độ cao của đăng tiêu đƣợc tính từ mực nƣớc “số 0 hải đồ”;
Đặc tính ánh sáng của đăng tiêu khi đƣợc lắp đèn phải rõ ràng, dễ phân biệt
với ánh sáng của các báo hiệu hay nguồn sáng khác xung quanh;

Tầm hiệu lực ánh sáng của đăng tiêu nhỏ hơn 10 hải lý với hệ số truyền
quang của khí quyển T = 0,74.
Đối với đăng tiêu dùng để báo hiệu chƣớng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay
báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó (đƣợc gọi là đăng tiêu độc lập) thì đặc tính
ánh sáng sử dụng cho đăng tiêu là ánh sáng trắng, chớp đơn hoặc chớp nhóm,
chớp nhóm hỗn hợp. Nếu đăng tiêu độc lập đƣợc lắp đèn hƣớng nhiều màu thì
ánh sáng trắng chỉ vùng an toàn, ánh sáng xanh lục chỉ biên phía phải vùng an
toàn, ánh sáng đỏ chỉ biên phía trái vùng an toàn hoặc vùng có chƣớng ngại vật
nguy hiểm.
c. Chập tiêu
* Tác dụng của chập tiêu:
Báo hiệu trục luồng hàng hải;
Báo hiệu phần nƣớc sâu nhất của một tuyến hàng hải;
Báo hiệu luồng hàng hải khi không có báo hiệu hai bên luồng hoặc báo
hiệu hai bên luồng không đảm bảo yêu cầu về độ chính xác;
Báo hiệu hƣớng đi an toàn vào cảng hay cửa sông;
Báo hiệu phân luồng giao thông hai chiều.
* Yêu cầu đối với chập tiêu:
Chiều cao của các tiêu trong một chập phải bảo đảm sao cho góc đứng từ
mắt ngƣời quan sát tại bất kỳ điểm nào trong phạm vi tác dụng của chập tiêu đến
điểm cao nhất của tiêu trƣớc và tiêu sau vào ban ngày hoặc đến tâm đèn vào ban
đêm phải nằm trong khoảng từ 3’ đến 15’;
Các tiêu trong một chập khi đƣợc lắp đèn phải có đặc tính ánh sáng giống
nhau và chớp đồng bộ. Đặc tính ánh sáng sử dụng cho chập tiêu là ánh sáng
trắng, chớp đơn hoặc chớp nhóm, chớp nhóm hỗn hợp.
d. Báo hiệu hai bên luồng

7



* Báo hiệu phía phải luồng:
Tác dụng: Báo hiệu giới hạn luồng về phía phải, tàu thuyền đƣợc phép
hành trình ở phía trái của báo hiệu;
Vị trí: Đặt tại phía phải luồng;
Hình dạng: Hình nón, hình tháp hoặc hình cột;
Màu sắc: Màu xanh lục;
Dấu hiệu đỉnh: Một hình nón màu xanh lục, đỉnh hƣớng lên trên;
Số hiệu: Là các chữ số lẻ (1-3-5…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo
hƣớng luồng;
Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng xanh lục, chớp đơn chu kỳ
2,5 giây hoặc 3,0 giây, 4,0 giây.
* Báo hiệu phía trái luồng:
Tác dụng: Báo hiệu giới hạn luồng về phía trái, tàu thuyền đƣợc phép
hành trình ở phía phải của báo hiệu;
Vị trí: Đặt tại phía trái luồng;
Hình dạng: Hình trụ, hình tháp hoặc hình cột;
Màu sắc: Màu đỏ;
Dấu hiệu đỉnh: Một hình trụ màu đỏ;
Số hiệu: Là các chữ số chẵn (2-4-6…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo
hƣớng luồng;
Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng đỏ, chớp đơn, chu kỳ 2,5
giây hoặc 3,0 giây, 4,0 giây.
e. Báo hiệu chuyển hướng luồng
* Báo hiệu hƣớng luồng chính chuyển sang phải
Tác dụng: Báo hiệu hƣớng luồng chính chuyển sang phải;
Vị trí: Đặt tại phía trái luồng;
Hình dạng: Hình trụ, hình tháp hoặc hình cột;
Màu sắc: Màu đỏ với một dải màu xanh lục nằm ngang ở giữa có chiều cao
bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;


8


Dấu hiệu đỉnh: Một hình trụ màu đỏ;
Số hiệu: Là các chữ số chẵn (2-4-6…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo
hƣớng luồng;
Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng đỏ, chớp nhóm 2+1, chu kỳ
5,0 giây hoặc 6,0 giây, 10,0 giây, 12,0 giây.
* Báo hiệu hƣớng luồng chính chuyển sang trái
Tác dụng: Báo hiệu hƣớng luồng chính chuyển sang trái;
Vị trí: Đặt tại phía phải luồng;
Hình dạng: Hình nón, hình tháp hoặc hình cột;
Màu sắc: Màu xanh lục với một dải màu đỏ nằm ngang ở giữa có
chiều cao bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
Dấu hiệu đỉnh: Một hình nón màu xanh lục, đỉnh hƣớng lên trên;
Số hiệu: Là các chữ số lẻ (1-3-5…) màu trắng, số thứ tự tăng dần
theo hƣớng luồng;
Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng xanh lục, chớp nhóm 2+1,
chu kỳ 5,0 giây hoặc 6,0 giây, 10,0 giây, 12,0 giây.
f. Báo hiệu phương vị
* Báo hiệu an toàn phía Bắc
Tác dụng: Báo hiệu an toàn phía Bắc, tàu thuyền đƣợc phép hành
trình ở phía Bắc của báo hiệu;
Vị trí: Đặt tại phía Bắc khu vực cần khống chế;
Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
Màu sắc: Nửa phía trên màu đen, nửa phía dƣới màu vàng;
Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều
thẳng đứng, đỉnh nón hƣớng lên trên;
Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “N” màu trắng trên nền
đen;

Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp đơn rất nhanh
chu kỳ 0,5 giây hoặc chớp đơn nhanh chu kỳ 1,0 giây.

9


* Báo hiệu an toàn phía Đông
Tác dụng: Báo hiệu an toàn phía Đông, tàu thuyền đƣợc phép hành trình ở
phía Đông của báo hiệu;
Vị trí: Đặt tại phía Đông khu vực cần khống chế;
Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
Màu sắc: Màu đen với một dải màu vàng nằm ngang ở giữa có chiều
cao bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều
thẳng đứng, đáy hình nón nối tiếp nhau;
Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “E” màu đỏ trên
nền vàng;
Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh nhóm
3 chu kỳ 5,0 giây hoặc chớp nhanh nhóm 3 chu kỳ 10,0 giây.
* Báo hiệu an toàn phía Nam
Tác dụng: Báo hiệu an toàn phía Nam, tàu thuyền đƣợc phép hành trình ở
phía Nam của báo hiệu;
Vị trí: Đặt tại phía Nam khu vực cần khống chế;
Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
Màu sắc: Nửa phía trên màu vàng, nửa phía dƣới màu đen;
Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều
thẳng đứng, đỉnh nón hƣớng xuống dƣới;
Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “S” màu đỏ trên
nền vàng;
Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh nhóm

6 với một chớp dài chu kỳ 10,0 giây hoặc chớp nhanh nhóm 6 với một chớp dài
chu kỳ 15,0 giây.
* Báo hiệu an toàn phía Tây
Tác dụng: Báo hiệu an toàn phía Tây, tàu thuyền đƣợc phép hành
trình ở phía Tây của báo hiệu;

10


Vị trí: Đặt tại phía Tây khu vực cần khống chế;
Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
Màu sắc: Màu vàng với một dải màu đen nằm ngang ở giữa có chiều
cao bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều
thẳng đứng, đỉnh hình nón nối tiếp nhau;
Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “W” màu trắng trên
nền đen;
Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh nhóm
9 chu kỳ 10,0 giây hoặc chớp nhanh nhóm 9 chu kỳ 15,0 giây.
* Báo hiệu chƣớng ngại vật biệt lập
Tác dụng: Báo hiệu chƣớng ngại vật biệt lập, tàu thuyền có thể hành
trình xung quanh vị trí đặt báo hiệu.
Vị trí: Đặt tại vị trí nguy hiểm cần khống chế.
Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột.
Màu sắc: Màu đen với một hay nhiều dải màu đỏ nằm ngang.
Dấu hiệu đỉnh: Hai hình cầu màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều
thẳng đứng.
Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực và có màu trắng.
Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng trắng chớp nhóm 2 chu kỳ
5,0 giây.

g. Báo hiệu vùng nước an toàn
Tác dụng: Báo hiệu vùng nƣớc an toàn, tàu thuyền có thể hành trình xung
quanh vị trí đặt báo hiệu.
Vị trí: Đặt tại đầu tuyến luồng hoặc đƣờng trục luồng hàng hải.
Hình dạng: Hình cầu, hình tháp hoặc hình cột.
Màu sắc: Sọc thẳng đứng màu trắng và đỏ xen kẽ.
Dấu hiệu đỉnh: Một hình cầu màu đỏ, chỉ áp dụng đối với báo hiệu hình
tháp hoặc hình cột.

11


Số hiệu: Theo số thứ tự (0-1-2...), màu đen.
Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng trắng chớp đều, chớp dài
đơn chu kỳ 10,0 giây hoặc chớp theo tín hiệu Morse chữ “A” chu kỳ 6,0 giây.
h. Báo hiệu chuyên dùng
* Tác dụng:
Báo hiệu phân luồng giao thông tại những nơi mà nếu đặt báo hiệu hai bên
luồng thông thƣờng có thể gây nhầm lẫn;
Báo hiệu vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt;
Báo hiệu vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản;
Báo hiệu vùng công trình đang thi công;
Báo hiệu vùng đặt đƣờng cáp hoặc đƣờng ống ngầm;
Báo hiệu vùng diễn tập quân sự;
Báo hiệu vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dƣơng;
Báo hiệu vùng giải trí, du lịch.
Hình dạng: Hình nón hoặc hình tháp, hình cột.
Màu sắc: Màu vàng.
Dấu hiệu đỉnh: Một chữ “X” màu vàng.
Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực và có màu đỏ.

Đặc tính ánh sáng khi đƣợc lắp đèn: Ánh sáng vàng, đặc tính chớp
không đƣợc trùng lặp với đặc tính chớp của các báo hiệu hàng hải xung quanh
i. Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện
Trong trƣờng hợp báo hiệu những chƣớng ngại vật nguy hiểm mới phát
hiện nhƣ bãi bồi, bãi đá ngầm, xác tàu đắm và các chƣớng ngại vật khác mà
chƣa đƣợc ghi trên các tài liệu hàng hải thì đặt báo hiệu hai bên luồng với đặc
tính chớp nhanh hoặc rất nhanh, hoặc báo hiệu phƣơng vị. Nếu chƣớng ngại vật
có mức độ nguy hiểm cao thì có thể đặt bổ sung một báo hiệu. Báo hiệu bổ sung
phải giống hệt báo hiệu mà nó ghép cặp. Báo hiệu bổ sung này có thể đƣợc hủy
bỏ khi những thông tin về chƣớng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện đã đƣợc
thông báo theo quy định.

12


Tại chƣớng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện có thể lắp đặt thêm
Racon có mã tín hiệu phản hồi là mã Morse chữ “D”. Chiều dài toàn bộ tín hiệu
của mã Morse chữ “D” hiển thị trên màn hình
k. Đặc tính ánh sáng của báo hiệu thị giác
* Ánh sáng chớp đơn
Chu kỳ chớp từ 2,0 giây đến 15,0 giây;
Thời gian tối giữa hai lần chớp sáng không đƣợc nhỏ hơn ba lần thời gian
của một chớp sáng.
* Ánh sáng chớp nhóm
Chu kỳ chớp từ 2,0 giây đến 20,0 giây đối với ánh sáng chớp nhóm 2; đến
30,0 giây đối với ánh sáng chớp nhóm 3 trở lên;
Thời gian tối giữa các chớp sáng trong một nhóm bằng nhau và nhỏ hơn
thời gian tối giữa các nhóm;
Thời gian tối trong một nhóm không đƣợc nhỏ hơn thời gian của một chớp
sáng;

Thời gian tối giữa các nhóm không đƣợc nhỏ hơn 3 lần thời gian tối trong
một nhóm;
Đối với ánh sáng chớp nhóm 2, tổng thời gian sáng và thời gian tối trong
nhóm không đƣợc nhỏ hơn 1,0 giây;
Đối với ánh sáng chớp nhóm 3 trở lên, tổng thời gian sáng và thời gian tối
trong một nhóm không đƣợc nhỏ hơn 2,0 giây;
Ánh sáng chớp nhóm sử dụng cho đèn biển, đăng tiêu và chập tiêu gồm ánh
sáng chớp nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.
Ánh sáng chớp nhóm hỗn hợp có chu kỳ chớp tối đa không lớn hơn 30,0
giây. Ánh sáng chớp nhóm hỗn hợp sử dụng cho đèn biển, đăng tiêu và chập tiêu
gồm ánh sáng chớp nhóm (2+1) và nhóm (3+1).

13


Hình 1.1. Báo hiệu hai bên luồng

Hình 1.2. Báo hiệu chuyển hƣớng luồng

Hình 1.3. Báo hiệu phƣơng vị

Hình 1.4. Báo hiệu chƣớng ngại
vật biệt lập

14


Hình 1.5. Báo hiệu vùng nƣớc an toàn

Hình 1.6. Báo hiệu chuyên dùng


1.1.2. Báo hiệu vô tuyến điện
a. Báo hiệu hàng hải AIS
Tác dụng của báo hiệu hàng hải AIS:
Nhận dạng báo hiệu hàng hải trên màn hình AIS, radar tàu hoặc trạm radar
hàng hải khác khi đƣợc kết nối với AIS;
Giám sát và điều khiển từ xa hoạt động của báo hiệu hàng hải;
Báo hiệu luồng hàng hải, vùng nƣớc, phân luồng giao thông;
Báo hiệu công trình trên biển;
Cung cấp dữ liệu về thời tiết, thủy triều và các đặc điểm khí tƣợng thủy văn
khác.
Báo hiệu hàng hải AIS đƣợc phân ra làm 3 loại:
Báo hiệu hàng hải AIS "thực" đƣợc đặt trên báo hiệu hàng hải và truyền
phát thông tin về báo hiệu hàng hải đó;
Báo hiệu hàng hải AIS "giả" đƣợc đặt bên ngoài báo hiệu hàng hải và
truyền phát thông tin về báo hiệu hàng hải đó;
Báo hiệu hàng hải AIS “ảo” đƣợc dùng để truyền phát thông tin về báo
hiệu hàng hải không có thực.
Thông tin truyền phát của báo hiệu hàng hải AIS:
Thông tin về báo hiệu hàng hải bao gồm loại báo hiệu hàng hải, tên của báo
hiệu hàng hải, vị trí của báo hiệu hàng hải, độ chính xác vị trí của báo hiệu hàng
hải, chỉ báo sai lệch vị trí của báo hiệu hàng hải nổi, kích thƣớc của báo hiệu
hàng hải, các thông số khác và tình trạng kỹ thuật của báo hiệu hàng hải;
15


Thông tin liên quan đến an toàn hàng hải;
Thông tin về tình hình khí tƣợng, thủy văn và các đặc điểm khác của vùng
lân cận báo hiệu hàng hải;
Thông tin giám sát báo hiệu hàng hải.

Thời gian hoạt động của báo hiệu hàng hải AIS là 24 giờ/ngày.
b. Tiêu radar (Racon)
Tác dụng của Racon:
Báo hiệu ven biển, báo hiệu nhập bờ;
Báo hiệu chƣớng ngại vật nguy hiểm;
Báo hiệu chập tiêu vô tuyến điện hàng hải;
Báo hiệu các điểm quan trọng trên luồng hàng hải;
Báo hiệu vị trí trên vùng biển khó nhận biết bằng radar tàu;
Báo hiệu tuyến hàng hải dƣới cầu;
Báo hiệu công trình trên biển.
Mã nhận dạng của Racon:
- Mã nhận dạng của Racon đƣợc đặt theo dạng mã Morse, bao gồm toàn bộ
chiều dài tín hiệu phản hồi của Racon;
- Mã nhận dạng của Racon phải bảo đảm dễ nhận biết, đƣợc bắt đầu với
một dấu gạch (). Các mã nhận dạng của Racon đƣợc quy định trong Phụ lục II
của Quyết định này;
- Mã Morse chữ “D” là mã nhận dạng đặc biệt của Racon đƣợc dùng để
báo hiệu chƣớng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện hoặc công trình trên biển
chƣa đƣợc đánh dấu trên hải đồ. Chiều dài toàn bộ tín hiệu của mã Morse chữ
“D” hiển thị trên màn hình radar tàu tƣơng đƣơng 1 hải lý;
Khi sử dụng Racon để báo hiệu khoảng thông thuyền dƣới chân cầu cắt
ngang luồng hàng hải, mã Morse chữ "T" báo hiệu bên phải khoảng thông
thuyền, mã Morse chữ "B" báo hiệu bên trái khoảng thông thuyền.
Chu kỳ phát tín hiệu của Racon nhƣ sau:
15s ON + 30s OFF = 45s;

16


30s ON + 15s OFF = 45s;

20s ON + 40s OFF = 60s;
40s ON + 20s OFF = 60s;
15s ON + 45s OFF = 60s;
45s ON + 15s OFF = 60s;
30s ON + 30s OFF = 60s.
(ON là thời gian phát tín hiệu, OFF là thời gian ngừng phát tín hiệu trong
một chu kỳ hoạt động của Racon, s là giây).
Thời gian hoạt động của Racon là 24 giờ/ngày.
1.1.3. Báo hiệu âm thanh
a. Còi báo hiệu
Tác dụng: Còi báo hiệu đƣợc lắp đặt tại các vị trí nguy hiểm cho hàng hải ở
khu vực thƣờng xuyên có sƣơng mù dày đặc làm giảm tầm nhìn xa.
Tần số âm: Lớn hơn 75Hz và nhỏ hơn 1.575Hz.
Đặc tính phát âm: Âm thanh đƣợc phát theo tín hiệu Morse; khoảng thời
gian tối thiểu của âm ngắn là 0,75 giây.
Các tín hiệu âm thanh đặc biệt:
Mã Morse chữ “U” dùng để báo hiệu công trình trên biển;
Mã Morse chữ “D” dùng để báo hiệu chƣớng ngại vật nguy hiểm.
Điều kiện hoạt động: Còi báo hiệu sƣơng mù đƣợc sử dụng khi tầm nhìn xa
khí tƣợng trong khu vực nhỏ hơn hoặc bằng 2 hải lý.
1.2. Giới thiệu tổng quan về hệ thống báo hiệu tuyến luồng hàng hải
1.2.1. Luồng hàng hải
Sau đây, tác giả sẽ trình bày một số khái niệm và các thông số cơ bản của
luồng hàng hải

17


A
R


R

m.ho

B

m.ho

Ht

ho

Hình 1.7. Một số thông số cơ bản của luồng hànghải
Chiều dài luồng: Là chiều dài tính theo đƣờng tim luồng của luồng tàu
biển.
Chiều dài đoạn luồng: Là chiều dài tính theo đƣờng tim luồng của đoạn
luồng.
Bề rộng luồng: Là bề rộng của đáy luồng hàng hải theo chuẩn tắc thiết kế
(là độ rộng B nhƣ trên hình vẽ 1.7).
Độ sâu luồng thiết kế: Là chiều sâu tính từ mực nƣớc số “0” hải đồ đến độ
sâu theo chuẩn tắc thiết kế (độ sâu đƣợc tính toán theo yêu cầu thiết kế luồng
hàng hải).
Độ sâu luồng theo thông báo hàng hải: Là chiều sâu của điểm cạn nhất
trong phạm vi bề rộng luồng theo bình đồ khảo sát độ sâu tuyến luồng, đoạn
luồng đó.
Bán kính quay vòng của phao (R): Là khoảng cách xa nhất tính theo
phƣơng ngang từ báo hiệu nổi đến vị trí thả phao báo hiệu.
A là khoảng cách trung bình giữa hai báo hiệu theo phƣơng ngang luồng
hàng hải.

- Độ dài tuyến luồng
Nếu tạo chớp đồng bộ bằng vô tuyến điện trên toàn bộ chiều dài tuyến
luồng thì yêu cầu máy phát phải có công suất rất lớn, chiều cao ăng ten phải cao

18


×