Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn trên đất dốc tại tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.5 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
- -----------------

HỒ VĂN LỢI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CANH TÁC SẮN TRÊN ðẤT DỐC TẠI TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG

HÀ NỘI - 2007


LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñều ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Hồ Văn Lợi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i



LỜI CÁM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự ñộng viên và giúp ñỡ
của rất nhiều người, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất của mình ñến:
- Thầy Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng - Chủ nhiệm khoa Nông
học, trường ðại Học Nông nghiệp I – Hà Nội. Người ñã trực tiếp hướng dẫn
và giúp ñỡ tôi trong suối quá trình thực hiện luận văn.
- Tiến sĩ Trình Công Tư – Phó giám ñốc Trung tâm nghiên cứu ðất,
Phân bón và Môi trường Tây nguyên ñã rất nhiệt tình chỉ bảo và giúp ñỡ tôi
trong suối quá trình thực hiện luận văn.
- Ban giám ñốc Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Miền
Trung, ðoàn Quy hoạch II – ðak Lak, các ñồng nghiệp ñã tin yêu và tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi về vật chất cũng như tinh thần giúp tôi hoàn thành ñề tài.
- Tiến sĩ Dave D’Haeze - Trưởng ñại diện Văn phòng tư vấn E.D.E, các
bạn ñồng nghiệp, người ñã luôn cổ vũ và hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn.
- Các Thầy, Cô giáo Trường ðại học Nông nghiệp I – Hà Nội, Trường
ðại học Tây Nguyên ñã giảng dạy và giúp ñỡ tôi trong suối quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
- Các bà con nông dân huyện Ea Kar và ðak Song ñã hỗ trợ và giúp ñỡ
tôi hoàn thành ñề tài.
- Luận văn này ñược hoàn thành nhờ có sự ñộng viên giúp ñỡ của gia
ñình, bạn bè và ñồng nghiệp, những người luôn hỗ trợ, chia sẽ và giúp ñỡ tôi
hoàn thành ñề tài.
Tác giả luận văn

Hồ Văn Lợi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC


1.

Lời cam ñoan

i

Lời cám ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

viii

MỞ ðẦU

1


1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

2

1.4. Giới hạn của ñề tài

2

2.

3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cây sắn - giới thiệu chung

3

2.2. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới và trong nước

11


2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam

24

2.4. Thực trạng trồng sắn ở vùng Tây Nguyên

28

3.

30

NỘI DUNG, ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu

30

3.2. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu

30

3.3. Phương pháp nghiên cứu

30

4.

35


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ðiều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu và ảnh hưởng của nó ñến sự
phát triển cây sắn

35

4.1.1. ðiều kiện tự nhiên huyện ðak Song tỉnh ðak Nông

35

4.1.2. ðiều kiện tự nhiên huyện Ea Kar tỉnh ðak Lak

39

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


4.2. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến sinh trưởng
và phát triển của cây sắn

44

4.2.1. Tỷ lệ mọc

44

4.2.2. Chiều cao sắn


46

4.2.3. ðường kính thân

49

4.3. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến các yếu tố
cấu thành năng suất

52

4.3.1. Số củ/gốc

52

4.3.2. Khối lượng củ/gốc

53

4.3.3. ðường kính củ

54

4.3.4. Năng suất

56

4.3.5. Hàm lượng tinh bột

59


4.4. Hiệu quả kinh tế

59

4.5. Ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn ñến ñộ phì nhiêu ñất

65

4.5.1. Ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn ñến xói mòn và
rửa trôi dinh dưỡng ñất

65

4.5.2. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật canh tác ñến ñộ phì ñất

68

4.5.3. ðộ phì ñất trước và sau thí nghiệm

70

4.6. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn

73

4.6.1. Kết quả mô hình vùng ðak Song

74


4.6.2. Kết quả mô hình vùng Ea Kar

76

5.

81

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

81

5.2. ðề nghị

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

PHỤ LỤC

88

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIAT

:

CLAYUCA :

Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt ñới quốc tế
Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu phát triển sắn
của Châu Mỹ La Tinh và Caribe

CTV

:

Cộng tác viên

ðVT

:

ðơn vị tính

FAO

:

Tổ chức nông lương thế giới

IIAT


:

Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt ñới quốc tế

IRAT

:

Viện nghiên cứu cây nhiệt ñới của Pháp

Sau TN

:

Sau thí nghiệm

SPSS

:

Phần mền xử lý thông kế SPSS

STT

:

Số thứ tự

Tntb


:

Nhiệt ñộ trung bình tối thấp

Trước TN

:

Trước thí nghiệm

Ttb

:

Nhiệt ñộ trung bình

Txtb

:

Nhiệt ñộ trung bình tối cao

Un

:

Ẩm ñộ tối thấp

Utb


:

Ẩm ñộ trung bình

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1.

Kết quả của sự phát triển củ sau 16 tuần lễ

7

2.2.

Ảnh hưởng của chế ñộ mưa ñến năng suất sắn

8

2.3.

Tình hình sản xuất sắn của Việt Nam giai ñoạn 2000 - 2006

25

2.4.

Diễn biến tiêu dùng sắn trong nước qua các năm


28

2.5.

Diễn biến diện tích sắn các tỉnh Tây Nguyên

29

4.1.

Diện tích phân theo ñộ cao huyện ðak Song

35

4.2.

Các loại ñất chính của huyện ðak Song

36

4.3.

Diện tích ñất theo các ñộ dốc và tầng dày huyện ðak Song

37

4.4.

Các ñặc trưng khí hậu tại ðak Song


38

4.5.

Các loại ñất chính huyện Ea Kar

40

4.6.

Diện tích ñất theo các ñộ dốc và tầng dày huyện Ea Kar

41

4.7.

Các ñặc trưng khí hậu tại Ea Kar

42

4.8.

Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến tỉ lệ mọc của
hom sắn sau 20 ngày trồng (%) và tỉ lệ sống của cây sắn sau 40
ngày trồng

4.9.

45


Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến chiều cao
cây sắn

48

4.10. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến ñường kính
thân cây sắn

50

4.11. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến số lượng
củ/gốc

52

4.12. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến khối lượng
củ/gốc

53

4.13. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến ñường kính củ

55

4.14. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến năng suất củ tươi

56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi



4.15. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến hàm lượng
tinh bột trong củ sắn

59

4.16. Chi phí cho cây trồng chính và cây trồng xen huyện ðak Song

60

4.17. Chi phí cho cây trồng chính và cây trồng xen huyện Ea Kar

60

4.18. Thu nhập từ cây sắn và cây ñậu ñen

61

4.19. Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng sắn

63

4.20. Năng suất chất xanh của cây trồng xen

64

4.21. Ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật canh tác sắn ñến lượng ñất bị
xói mòn

66


4.22. Thành phần dinh dưỡng trong ñất trôi

68

4.23. Lượng dinh dưỡng mất do xói mòn

68

4.24. Tính chất vật lý ñất trước và sau thí nghiệm ở ðak Song

70

4.25. Tính chất hoá học ñất trước và sau thí nghiệm ở ðak Song

70

4.26. Tính chất vật lý ñất trước và sau thí nghiệm ở Ea Kar

71

4.27. Tính chất hoá học ñất trước và sau thí nghiệm ở Ea Kar

72

4.28. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và yếu tố cấu thành năng suất của
các mô hình trồng sắn ở ðak Song
4.29. Năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng sắn ở ðak Song

75

75

4.30. Một số tính chất ñất trước và sau thí nghiệm của các mô hình
trồng sắn ở ðak Song

76

4.31. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và yếu tố cấu thành năng suất của
các mô hình trồng sắn ở Ea Kar
4.32. Năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng sắn ở Ea Kar

77
79

4.33. Một số tính chất ñất trước và sau thí nghiệm của các mô hình
trồng sắn ở Ea Kar

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii

80


DANH MỤC HÌNH
4.1.

Diễn biến lượng mưa tại ðak Song và Ea Kar

44

4.2.


Chiều cao cây sắn lúc thu hoạch

49

4.3.

Diễn biến ñường kính thân sắn theo từng giai ñoạn

52

4.4.

Một số yếu tố cấu thành năng suất sắn

56

4.5.

Năng suất sắn tại ðak Song và Ea Kar

58

4.6.

Lượng dinh dưỡng mất do xói mòn

69

4.7.


Năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng sắn

79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Cho ñến nay sắn vẫn là cây lương thực cần thiết ñối với người và gia
súc, là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp.
Tây Nguyên, với ñiều kiện diện tích ñất ñai rộng lớn, khí hậu thuận lợi
cho trồng trọt nên ngoài việc phát triển cây công nghiệp, ñây còn là nơi có
tiềm năng phát triển cây sắn với qui mô lớn. Sắn là cây chịu hạn tốt, năng suất
sinh vật khá cao, thích hợp với hầu hết các loại ñất ñồi. Tuy nhiên, sắn là cây
ñược trồng thưa, tán mỏng, rễ ăn nông, ít có tác dụng chống xói mòn ñất; Về
hàm lượng dinh dưỡng, cây sắn trả lại cho ñất không ñáng kể nhưng lại hút từ
ñất một lượng dinh dưỡng lớn. Trong khi ñó ñịa hình Tây Nguyên chủ yếu là
ñồi núi, ñộ dốc cao, lượng mưa tập trung, cường ñộ mưa lớn nên mức ñộ xói
mòn xảy ra ở ñây rất mạnh làm suy thoái ñộ phì nhiêu của ñất, ảnh hưởng xấu
tới sinh trưởng phát triển và năng suất nhiều loại cây trồng trong ñó có cây
sắn. Tập quán canh tác sắn của người dân Tây Nguyên chủ yếu theo kiểu bóc
lột ñộ phì nhiêu tự nhiên của ñất. Việc bồi dưỡng ñất bằng các yếu tố phân
bón vẫn còn khá khiêm tốn, nên xu hướng sụt giảm ñộ phì nhiêu ñất ñã và
ñang diễn ra ở mức báo ñộng.
Việc nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp chống thoái hóa bạc màu,
bảo vệ ñộ phì nhiêu ñất trồng sắn ñã ñược tiến hành rất có hiệu quả trên thế
giới cũng như nhiều ñịa phương ở nước ta. Song ñối với vùng Tây Nguyên về
lĩnh vực này chưa ñược các nghiên cứu ñầy ñủ. Vai trò khoa học kỹ thuật

trong canh tác sắn bền vững ở vùng Tây Nguyên còn khá mờ nhạt. Do vậy,
ñặt vấn ñề "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn trên ñất dốc
tại Tây nguyên" là hoàn toàn cần thiết và cấp bách.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm ra một số biện pháp kỹ thuật canh tác sắn trên vùng ñất dốc ñạt
năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác ñến xói mòn
và rửa trôi ñất trồng sắn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
*Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung về cơ sở khoa học về kỹ thuật canh tác
sắn tại Tây nguyên và làm .- phong phú thêm cơ sở dữ liệu cho kỹ thuật trồng
sắn bền vững trên ñất dốc.
*Ý nghĩa thực tiễn
- Xác ñịnh kỹ thuật canh tác sắn cho hiệu quả cao, tăng thu nhập, cải
thiện ñời sống nhân dân ñồng thời - góp phần hạn chế xói mòn rửa trôi và duy
trì ñộ phì ñất vùng trồng sắn.
1.4. Giới hạn của ñề tài
ðề tài này chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ
thuật canh tác ñến sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây sắn và ñộ phì ñất
trong 2 vụ (2005 - 2006) của 2 huyện Ea Kar tỉnh ðak Lak và ðak Song tỉnh
ðak Nông.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cây sắn - giới thiệu chung
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
Cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz. Nhiều tài liệu
nghiên cứu cho biết sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới của Châu Mỹ La Tinh
(Crantz, 1976), và ñược trồng cây ñây khoảng 5000 năm (CIAT, 1993) [10].
Các nghiên cứu về nguồn gốc cây sắn cho rằng trung tâm phát sinh cây
sắn ñược giả thuyết tại ñông bắc Braxin thuộc khu vực sông Amazon, nơi có
nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại. Trung tâm phát sinh phụ có thể là
Mêxico, Trung Mỹ và ven biển phía Bắc Nam Mỹ, bằng chứng là những di
tích khảo cổ ở Venezuela niên ñại 2.700 trước công nguyên, những lò nướng
bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía bắc Columbia niên ñại khoảng 1.200
trước công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch ñược phát hiện
tại Mêxico có tuổi khoảng năm 900 ñến năm 200 trước công nguyên (Rogers
1963, 1965).
Theo tài liệu của Phạm Văn Biên và Hoàng Kim, (1996) cây sắn ñược
người Bồ ðào Nha ñưa ñến trồng ở Châu Phi vào thế kỷ XVI, ở Châu Á sắn
ñược trồng ñầu tiên ở ấn ðộ vào khoảng thế kỷ thứ XVII (P.G. RayJendron et
al, 1995) và ñược ñưa ñến Srilanka ñầu thế kỷ XVIII, sau ñó sắn ñược trồng ở
Trung Quốc, Myanma và các nước Châu Á vào khoảng thế kỷ XVIII ñầu thế
kỷ XIX và du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ XVIII [10].
Về phân loại có nhiều ý kiến khác nhau, ñến nay ñã thống nhất rằng:
cây sắn trồng (Manihot Esculenta Crantz) thuộc lớp 2 lá mần, chi Manihot, họ
thầu dầu (Euphobiaceae), bộ ba mảnh vỏ Euphobiales. Tất cả các loài trong
chi ñều có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 36.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


2.1.2. ðặc ñiểm hình thái và ngoại hình lý tưởng của cây sắn

2.1.2.1. Rễ sắn
Rễ của cây sắn mọc từ mắt và mô sẹo của hom, lúc ñầu mọc ngang sau
ñó cắm sâu xuống ñất.
Rễ sắn mọc từ hạt gồm một rễ cọc cắm thẳng xuống ñất và những rễ
phụ lúc ñầu mọc theo chiều ngang sau ñó ăn sâu xuống ñất. Rễ cọc và rễ phụ
có thể phát triển thành củ.
Rễ sắn có thể ăn sâu theo các tầng ñất ẩm và có khả năng hút nước từ
tầng ñất sâu. Nhờ có ñặc ñiểm này mà cây sắn có thể vượt qua ñược những
khi khô hạn kéo dài.
Củ sắn ñược hình thành từ một số rễ phình to lên, củ sắn thường có
hình trụ dài. Hình dáng, số lượng cách sắp xếp của củ phụ thuộc chủ yếu vào
giống và kỹ thuật canh tác, củ sắn có cuống, ñộ dài của cuống phụ thuộc vào
giống. Giống có cuống dài thường nhiều sơ và hàm lượng tinh bột thấp, cắt
ngang củ sắn tươi ta thấy có ba phần rõ rệt: vỏ củ (bao gồm vỏ gỗ, vỏ thịt),
thịt củ và lõi củ.
Sắn có thể sống nhiều năm, ñến mùa thu hoạch không dỡ củ thì cây vẫn
sống bình thường và năm sau sẽ ra ñợt mới và củ sẽ tiếp tục phát triển bằng
cách hình thành những vòng bột mới, lúc này củ to hơn nhưng cũng nhiều
tinh bột hơn. Nắm vững quy luật này ñể thu hoạch lúc sắn có năng suất củ
tươi cao nhất và hàm lượng bột cao.
2.1.2.2. Thân sắn
Thân sắn cao từ 1 – 5 m, có nhiều lóng, có phân nhánh hoặc không
phân nhánh. ðặc tính phân cành tùy thuộc vào giống và ñiều kiện sinh thái.
Việc nghiên cứu góc ñộ phân cành và tập tính phân cành của các giống sắn có
ý nghĩa quan trọng trong việc xác ñịnh mật ñộ trồng thích hợp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


2.1.2.3. Lá sắn

Lá ñơn, lá phân thùy sâu, lá mọc so le xếp trên thân có hình xoắn ốc. Lá
chóng rụng. Dạng lá, tai lá, màu sắc lá non, màu sắc cuống lá là những ñặc
tính quan trọng ñể nhận biết giống. Mặt trên lá có rất nhiều khí khổng, với số
lượng khổng 700 lổ/mm2, những ñặc tính này giúp cho cây sắn có khả năng
quang hợp cao và rất hiệu quả, ñặc biệt có khả năng quang hợp tốt trong ñiều
kiện khô hạn kéo dài.
2.1.2.4. Hoa – Quả
Hoa sắn là hoa ñơn tính, hoa ñực và hoa cái nằm trên cùng chùm hoa.
Hoa cái thường ít, mọc ở dưới cụm hoa và nở trước. Hoa ñực có số lượng
nhiều hơn. Hoa ñực nhỏ hơn hoa cái và mọc ở phía trên và nở sau. Một số
nghiên cứu cho rằng có một số giống sắn có hoa lưỡng tính (Ninnan và
Abraham, 1972) [7], cũng không phải các giống sắn ñều có hoa. Tập tính ra
hoa của sắn phụ thuộc rất nhiều vào ñặc tính giống và ñiều kiện sinh thái nơi
trồng.
Ở nước ta, sắn trồng ở miền Nam thường có nhiều hoa hơn ở miền Bắc.
ðặc biệt vùng ðức Trọng (Lâm ðồng), sắn rất dễ ra hoa và tỷ lệ ñậu hoa cao
hơn các vùng khác (Phạm Văn Biên và Hoàng Kim, 1996) [10].
Quả sắn là loại quả mọng, quả chia 3 ngăn, mỗi ngăn có một hạt. Vỏ
hạt cứng, khó thấm nước, hạt có dầu nên khó bảo quản. Hạt sắn ñược quan
tâm nhiều trong công tác chọn giống.
Tỷ lệ mọc của hạt bị giảm nhiều khi thời gian lưu trữ tăng và giữ hạt ở
nhiệt ñộ 20 - 300C tốt hơn ở nhiệt ñộ thấp hơn (P. Silvestrre và Marrandcan,
1978 [7].
2.1.3. Sinh thái cây Sắn
Sắn ñược coi là cây dễ tính, có khả năng thích ứng lớn với các ñiều
kiện rất khác nhau và thường bất lợi cho các loại cây trồng khác.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5



Nghề trồng sắn trải ra khoảng giữa 2 vĩ tuyến 30 ñộ Bắc và Nam và
trong giới hạn ñó cho ñến ñộ cao 2000 m.
2.1.2.1.+ Chế ñộ nhiệt
Nhiệt ñộ trung bình thích hợp nhất cho cây sắn sinh trưởng là: 23 250C. Sinh trưởng ngừng lại nếu nhiệt ñộ thấp hơn 100C và rất chậm ở 400C.
Nhiệt ñộ nước ñóng băng làm cho cây chết. Ở những vùng nhiệt ñộ xuống
dưới 100C một thời gian, một số bộ phận hoặc toàn bộ các bộ phận trên mặt
ñất sẽ chết, sau ñó mầm mọc lại khi trời ấm dần lên. Người ta chưa biết rõ ảnh
hưởng của sự chênh lệch nhiệt ñộ giữa ngày và ñêm ñối với cây sắn. Montado
(1972) cho biết ở Maracay, Vênêsuêla với nhiệt ñộ trung bình tối cao 300C và
tối thấp 180C thì ñạt năng suất cao. Theo ông giới hạn nhiệt ñộ giữa 150C và
290C là thích hợp nhất cho cây sắn [12].
2.1.2.2+ Ánh sáng
Cây sắn ưa nắng, giảm bức xạ mặt trời thì chiều dài lóng tăng lên, tốc
ñộ ra lá mới giảm ñồng thời với tuổi thọ của lá và diện tích lá. Phần chất khô
ñược hình thành chuyển về rễ, củ cũng giảm. Nếu giảm một nữa lượng chiếu
sáng thì phần chất khô ñi về rễ giảm 30% (CIAT, 193) [12].
Mặt khác sắn ñược coi là cây ngắn ngày. Ảnh hưởng của ngày dài,
ngắn không rõ trong những ngày ñầu của thời gian sinh trưởng. Theo Lowe và
cộng sự (1996) nếu 8 giờ chiếu sáng một ngày thì sự hình thành xảy ra sớm
hơn 14 giờ và 20 giờ/ngày nhưng không ảnh hưởng tới số lượng củ sau 16
tuần lễ [7].
Ngược lại Nair và cộng sự (1968) gợi ý là ngày dài làm tăng số lượng
củ nhưng sau ñó không thuận lợi cho củ lớn lên. Nói chung kết quả các thí
nghiệm thống nhất ở chỗ: ngày ngắn thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển
của củ (Bolhuis, 1996; Lowe và cộng sự 1976; Nair và cộng sự 1968). Ngày
dài thuận lợi cho sự phát triển cành lá và cản trở sự phát triển của củ [7].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6



Bảng 2.1. Kết quả của sự phát triển củ sau 16 tuần lễ

Giờ chiếu sáng/ngày

Trọng lượng củ (g)

Trọng lượng cây (g)

8

75

18

14

30

47

20

35

41

Nguồn: Lowe và cộng sự, 1976
Người ta chưa rõ ảnh hưởng của chu kỳ ánh sáng ñến sự ra hoa. Theo
Brulin (1977) ngày dài thúc ñẩy sự phân hoá hoa. Tuy nhiên những thông tin
về vấn ñề này xuất phát từ sự quan sát ñược thực hiện trong ñiều kiện sản xuất

với diện tích lớn. Trong ñiều kiện tự nhiên và ở các thời gian khác nhau, do
ñó ra hoa sớm hay muộn có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái khác
hoặc tình trạng khác nhau của hoa (tuổi sinh lý của hom) [7].
2.1.2.3+ Chế ñộ nước
Nói chung sắn ñược xem là cây chịu hạn, do ñó nó thường ñược trồng ở
các vùng, nơi khí hậu ít mưa, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng từ
1000 mm – 2000 mm thường là thích hợp. Khi hom phục hồi ra rễ và cây bắt
ñầu sinh trưởng, nhu cầu nước thấp nhưng phải cung cấp ñều (nước trời hay
nước mưa hoặc dự trữ nước trong ñất ñầy ñủ). Khi cây ñã phát triển, yêu cầu
về nước lớn hơn ñồng thời sức chịu ñựng tốt hơn ñối với những thời gian hạn
kéo dài. Giai ñoạn này sắn cũng chịu ñựng ñược mưa nhiều thừa nước nếu ñất
thoát nước tốt. Nhưng bị úng củ sẽ thối và sinh trưởng chậm lại.
Người ta chưa ño trực tiếp trong những ñiều kiện có kiểm soát ñược
những yêu cầu nước thật sự của cây sắn ñối chiếu với sự bốc hơi nước tiềm
tàng ở những giai ñoạn phát triển khác nhau của cây sắn, cũng không có
những số liệu về sự ảnh hưởng của sự thiếu nước tới năng suất. Montaldo
(1972) ñã tính cho từng tháng một lượng bốc thoát hơi nước thực tế của cây
sắn so với lượng mưa ñã quan sát ñược, lượng bốc thoát hơi nước tiềm tàng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


ñược tính theo công thức Garcia và Lopez và so với những ñặc trưng của ñất
có liên quan ñến nước trong phạm vi rễ phát triển. Từ những số liệu ñó, tác
giả ñã tính ra tổng số lượng nước thiếu và thừa trong thời gian sinh trưởng và
so với năng suất [7].
Bảng 2.2. Ảnh hưởng của chế ñộ mưa ñến năng suất sắn

Lượng
Lượng

Bốc
nước
nước
thoát hơi
thừa
thiếu
nước
(mm)
(mm)
ETP
(mm)
12
917
922
886
0
12
929
988
910
0
12
1.158
1.034
691
123
18
2.020
1.757
993

123
18
1.714
1.646
870
0
18
1.001
1.010
1.328
0
Nguồn: P.Silvestre và M.Arraudeau, 1986

T/gian
sinh
trưởng
(tháng)

Lượng
nước
(mm)

Năng
suất
trung
bình
(tấn/ha)
23,3
12,8
14,5

14,0
41,2
14,9

Số
tháng
thiếu
nước
(tháng)
7
8
7
10
7
13

Qua bảng trên cho thấy rõ một ñiều là: sắn có thể cho năng suất cao
mặc dù lượng bốc hơi nước nhiều hơn mưa. Có lẽ không phải là thiếu nước
nhiều quan trọng hơn mà là số lần thiếu, số tháng thiếu nước ảnh hưởng lớn
hơn ñến năng suất sắn. Năng suất cao nhất trong trường hợp số tháng thiếu
nước so với thời gian sinh trưởng thấp nhất.
Mặc dù số liệu chưa chính xác nhưng có lẽ sự luân phiên những thời
gian mưa nhiều và khô hạn dẫn ñến sự kìm hãm sinh trưởng tiếp theo sự tăng
tốc ñộ sinh trưởng của thân lá tạo những ñiều kiện bất thuận nhất cho năng
suất cao. Trong thực tế, sắn ít ñược tưới nước. Những thí nghiệm tưới nước
cho sắn, năng suất thường tăng lên rất nhiều [7].
2.1.2.4+ Yếu tố thổ nhưỡng và phân bón
- Thổ nhưỡng
Người ta thường trồng sắn trên những loại ñất rất khác nhau như: phù


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


sa cổ, phù sa, ñất feralit, ñất bazan... sắn chịu ñất ñẫy nước kém, có thể chịu
ñựng tốt ñất chua tới pH = 4, trung bình hoặc hơi kiềm pH = 7,5. ðộ pH tối
thích vào khoảng 5,5 (Edwards và cộng sư 1977) [12].
Lý tính của ñất (kết cấu hạt ñất) phải giúp cho nước và không khí lưu
thông dễ dàng và khi thu hoạch dễ hơn dù vào mùa khô.
- Yếu tố phân bón
Như tất cả các thực vật bậc cao khác, trong quá trình sinh trưởng và
phát triển sắn ñã lấy ñi từ ñất những khoáng chất, ô xy và cácboníc cần thiết
ñể hình thành nên chất khô. Khả năng ñặc biệt của cây sắn là có thể mọc ñược
trên nhiều loại ñất ngay cả trên những chân ñất xấu, sử dụng ñược những ñất
ñã trồng liên tiếp nhiều cây hàng năm khác nhau, mặc dù bộ rễ sắn thường ăn
nông và thường không ñược bón phân.Tuy nhiên trong bộ rễ sắn vẫn có một
số rễ ăn khá sâu, nhưng theo quan ñiểm của một số nhà nghiên cứu thì các rễ
này chỉ có tác dụng hút nước mà thôi. Sự hút dinh dưỡng ở tầng ñất sâu của
sắn, nếu có thì cũng rất kém do rễ sắn rất ít lông hút, ñiều này có thể phụ
thuộc vào sự liên kết giữa rễ sắn với một số loài nấm sống cộng sinh với rễ
thực hiện (R.Howerler, 1978) [7].
Dù sao do khả năng chiết xuất dễ dàng các khoáng chất từ ñất và cũng
do trong ña số trường hợp, người ta trồng sắn liên tục trên cùng một thửa
ruộng nhưng không bón trả lại chất khoáng ñã bị cây sắn lấy ñi, vì vậy sắn nổi
tiếng là cây làm kiệt ñất. Do ñó, hiện nay trong ñiều kiện thâm canh, muốn
giữ ñược ñộ phì cho ñất thì nên phải nghĩ ngay ñến việc bù ñắp lượng chất
khoáng ñã bị cây huy ñộng thì mới trồng sắn ñược lâu dài.
Tính trung bình, có thể ước lượng là: cứ một tấn sắn tươi ñã lấy ñi 4,5
kg N/ha; 2,5 kg P2O5/ha; 7,5 kg K2O/ha; 2,5 kg CaO và 1,5 kg MgO/ha. Tuy
nhiên rất khó tính chính xác lượng khoáng chất cây sắn ñã lấy ñi từ ñất vì:
một mặt, lá già luôn rụng trả lại cho ñất một phần những chất ñã lấy ñi, mặt


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


khác tuỳ theo ñiều kiện môi trường mà khả năng hút N, P và nhất là K bị thay
ñổi mạnh mẽ. Vì vậy lấy ñi nhiều khoáng chất không nhất thiết là sẽ cho năng
suất cao, và ở ñất tốt, cây sắn lấy ñi một lượng thừa thãi các yếu tố ña lượng,
nhất là kali (P.Silvestre, M.Arraudeau, 1986) [7]. Khi trả lại cho ñất thân,
cành, lá... trung bình 1 tấn củ tươi lấy ñi một lượng chất khoáng tương ñương:
N = 2 kg, P2O5 = 1 kg; K2O = 4,5 kg; CaO = 0,7 kg; MgO = 0,5 kg.
Vai trò của các chất khoáng trong từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển
của cây sắn.
+ ðạm: Cần thiết cho sự cấu thành vật chất sống (Protein). Các bộ phận
như thân, cành, lá, (nhất là lá non) rất giàu ñạm.
Nhìn chung cây sắn phản ứng rất mạnh với phân ñạm, tới một lượng tối
thích nào ñó còn phụ thuộc vào mức ñộ cung cấp các dinh dưỡng khác. Cao
hơn mức tối thích, ñạm thúc ñẩy sự phát triển thân lá, hạn chế sự phát triển
của củ, tăng tỷ lệ HCN (Acid Cyanhydric) của cả củ và cây, ñồng thời làm
giảm hàm lượng tinh bột trong củ.
Thời gian ñòi hỏi nhiều nhất của cây sắn là lúc phát triển cành, lá,
thường là sau thời kỳ chiếm chỗ, vì vậy phải bón ñạm khi trồng và ñặc biệt là
bón thúc.
+ Lân: Là một trong những thành phần quan trọng của tế bào sống, ñặc
biệt các trong thành phần Nucleoprotein và phospholipid. Lân giúp cho quá
trình phosphorin hoá cabohydrat diễn ra nhanh và hiệu quả hơn và biến chúng
thành tinh bột. ðó là những chất hết sức quan trọng cho cây sắn nhưng chỉ
cần một lượng nhỏ và cây sắn có thể sử dụng tốt lượng lân dự trữ nhỏ trong
cây trong lúc các cây trồng khác thì nhất thiết phải bón.
+ Kali: ðóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hydratcacbon từ
thân lá về rễ (củ), ñây chính là lý do quan trọng nhất của việc bón kali cho cây

sắn. Cũng giống như những cây lấy củ khác kali là yếu tố hạn chế ñến năng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


suất sắn. Vì vậy trong canh tác sắn người ta thường xuyên yêu cầu bón kali
với một liều lượng thích hợp cân ñối với lượng ñạm.
Nếu bón nhiều kali không những không giúp tăng năng suất mà ngược
lại sẽ làm cho quá trình hút Mg bị kém ñi, kết quả là hàm lượng Mg trong lá
kém ñi và ảnh hưởng xấu ñến năng suất.
2.2. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới và trong nước
2.2.1. Những nghiên cứu sắn trên thế giới
Sắn là một trong số 15 cây trồng chiếm diện tích lớn trong sản xuất
nông nghiệp của loài người. Hiện nay có nhiều quan ñiểm khác nhau ñang
ñược tranh cãi về cây sắn có nhiều ý kiến nhấn mạnh ưu ñiểm, nhưng cũng có
nhiều ý kiến nhấn mạnh nhược ñiểm (cây làm kiệt ñất, cây sử dụng tốt ñất ñai
ñã kiệt, cây chống ñói, sản lượng ổn ñịnh, sử dụng lao ñộng tối thiểu, cây thực
phẩm nghèo protein và vitamin nhưng nhiều năng lượng và cho tinh bột dễ
tiêu [19].
Các nghiên cứu về cây sắn trên thế giới ñã có từ lâu, nhiều công trình
nghiên cứu về cây sắn trước ñây ñến nay vẫn còn có giá trị như công trình của
G. Cours tiến hành ở Madgasca từ năm 1935 ñến 1960. Từ thập kỹ 70 ñến nay
các ñề tài nghiên cứu về cây sắn ñã ñược nhiều trung tâm nghiên cứu trên thế
giới quan tâm nhiều công trình nghiên cứu ñã ñược công bố, như các nghiên
cứu của Viện nghiên cứu cây nhiệt ñới của Pháp (IRAT), Trung tâm nghiên
cứu nông nghiệp nhiệt ñới quốc tế (CIAT), Viện nghiên cứu nông nghiệp
nhiệt ñới quốc tế (IIAT)...[12].
Hiện nay, việc nghiên cứu kỹ thuật canh tác sắn ñã ñược thực hiện bởi
các chương trình quốc gia trong sự hợp tác với CIAT và sự ủng hộ tài chính
từ Nippon Foundation. Sự nhấn mạnh chủ yếu trong những nghiên cứu ở ñây

là bảo tồn ñộ phì nhiêu của ñất và chống xói mòn với mục ñích tăng cường
tính bền vững của sản xuất sắn ở Châu Á.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


Tại Châu Á, sắn ñược xem là ñiểm sáng trong tương lai trong việc sản
xuất Ethanol, là sản phẩm thay thế cho nguyên liệu hoá thạch, công nghiệp
tinh bột và sản xuất thức ăn gia súc [35].
Với mục tiêu là cải tiến tiêu chuẩn sống và quản lý bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên của vùng Châu Mỹ La Tinh và Caribbean, ñây là nơi sắn
ñóng vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp. Tổng quan,
chuyển giao, chia sẽ kỹ thuật, thông tin và các kiến thức khoa học giữa các cơ
quan nghiên cứu quốc gia, tư nhân và nhóm nông dân. Một phương pháp ñổi
mới là phát triển vật liệu nhân nhanh giống sắn, là phương pháp dùng 1 chồi
và 2 chồi rút ngắn thời gian trồng khi kết hợp việc sử dụng ñồng ruộng và nhà
lưới, phương pháp này ñã ñược kiểm nghiệm và cho kết quả rất tốt ở 3 vùng
khác nhau (Columbia, Negeria và Nam phi). Phương pháp này ñã chứng minh
cho chiến lược sản xuất giống sắn lớn trong thời gian ngắn là có ý nghĩa. Tuy
nhiên, Tổ chức hỗ trợ nghiên cứu phát triển sắn của Châu Mỹ La Tinh và
Caribe (CLAYUCA) tiếp tục ñánh giá ảnh hưởng của việc nhân giống nhanh
trên qui mô nhỏ ñến năng suất sắn, kết quả sơ bộ ñã chứng tỏ việc nhân giống
này có lẽ là không có ý nghĩa. Do vậy về cơ bản có thể thực hiên việc nhân
giống sắn nhanh, ñặc biệt là khi nông dân ñang cần mở rộng việc trồng các
giống sắn mới [36].
Từ năm 1981, chương trình canh tác sắn Châu Á ñã hình thành một
mạng lưới các nhà nông học sắn ở các quốc gia khác nhau thuộc Châu Á,
những nhà khoa học trong các chương trình quốc gia ñã tiến hành các thí
nghiệm về quản lý ñất và nông học trong sự hợp tác với CIAT, nhấn mạnh
chủ yếu vào sự duy trì ñộ phì nhiêu của ñất và chống xói mòn. Kết quả của

nhiều thí nghiệm cho thấy: Cây sắn rất có thể làm giảm dinh dưỡng ñất nếu
nó ñược trồng liên tục mà không bón ñầy ñủ dinh dưỡng ở dạng phân hữu cơ
hay phân hóa học; trồng sắn trên ñất dốc có thể gây xói mòn nghiêm trọng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


nếu cây trồng này không ñược quản lý thích hợp. Bên cạnh ñó các nghiên cứu
cũng cho thấy: Sự xói mòn có thể ñược hạn chế ñáng kể bằng các kỹ thuật
canh tác thông dụng như ít cày bừa, trồng theo ñường ñồng mức ở khoảng
cách tương ñối gần, áp dụng phân bón, trồng xen và áp dụng các biện pháp
bảo vệ ñất, ñặc biệt như che phủ ñất, trồng các hàng cỏ hay cây họ ñậu chống
xói mòn theo ñường ñồng mức ñể làm giảm ảnh hưởng của mưa trên lớp ñất
mặt và làm chậm dòng chảy trên ñất dốc [15].
Thông qua hợp tác với chương trình giống sắn ñược tài trợ của Chính
phủ Nhật Bản. CIAT ñã nhận ñược sự giúp ñỡ và tạo ra ñược một thế hệ
giống mới năng suất cao, giống có hàm lượng tinh bột cao và có tác dụng
ñáng kể trong hệ thống canh tác sắn và công nghiệp chế biến sắn tại Châu Á.
Theo dự báo của các Chính phủ về việc cải tiến giống trong sản xuất. CIAT
ñã trồng khoảng 1,3 triệu ha hay khoảng 40% tổng diện tích sắn Châu Á bao
gồm: hầu như tất cả diện tích sắn của Thái Lan và khoảng 25% diện tích sắn
của Việt Nam [37].
Từ năm 1983, CIAT (trụ sở chính tại Columbia) ñã hợp tác với các
Viện nghiên cứu quốc gia vùng ðông Nam Á và ðông Châu Á. Là trung tâm
khoa học ñầu tiên bắt tay vào chương trình lớn về quản lý sắn tốt hơn và cây
lấy củ có nguồn gốc từ Châu Mỹ La Tinh.
Những năm ñầu 1990, CIAT cũng ñã bắt tay vào dự án về cải tiến
giống tổng hợp về thức ăn gia súc vùng nhiệt ñới (với sự tham gia của các
chuyên gia từ Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi) thành hệ thống canh tác trên ñất
dốc, sử dụng phương pháp có sự tham gia của nông dân. Một dấu hiệu quan

trọng trong công việc của trung tâm sắn và thức ăn gia súc tại Châu Á, là
chuyển giao công việc nghiên cứu ñến các hộ sản xuất nhỏ [30].
Trong nghiên cứu chuyên sâu về chăm sóc sắn và ảnh hưởng ñối với
khả năng sản xuất của ñất trong khu vực Châu Á theo Howeler [20] cho rằng:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của ñất sắn cho một ñơn vị sản xuất chất khô
thấp hơn rất nhiều so với hầu hết các loại cây trồng khác ngoài trừ kali. Thực
tế, sắn là loại cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng của ñất rất cao, ñặc biệt
là kali trong ñiều kiện ở dưới mức thích hợp. Cũng theo Howeler việc tiếp tục
trồng sắn mà không bón phân thì chắc chắn sẽ gây nên cạn kiệt dinh dưỡng
ñất, nhưng ñiều này có thể ñược khắc phục bằng cách bón phân cân ñối.
Ngoài ra, trồng với mật ñộ thấp là nguyên nhân cho xói mòn ñất tăng,
ñiều này không những làm tổn hại về mặt lý tính ñối với sắn mà còn làm trôi
ñi hầu hết ñộ phì của ñất (bao gồm cả dinh dưỡng trong ñất và cả lượng phân
bón vào). ðể khắc phục xói mòn nên trồng thành luống theo ñường ñồng
mức, mật ñộ dày, bón phân cân ñối sẽ ngăn cản ñược xói mòn ñất.
- Hàng năm sắn lấy ñi một lượng dinh dưỡng khá lớn bao gồm các
nguyên tố ña lượng và vi lượng. Theo Howeler [16], trên một ñơn vị sản
phẩm thì sắn hút N và P ít hơn các cây trồng khác, nhưng cứ tiếp tục trồng sắn
qua nhiều vụ sẽ dẫn ñến giảm ñi các chất dinh dưỡng có trong ñất và tất nhiên
năng suất sẽ giảm ñi rất nhanh. Như vậy sắn là cây trồng rất khó giải quyết,
nếu áp dụng kỹ thuật canh tác thích hợp. Nó có thể phát triển tốt như các loại
cây trồng khác.
Trồng sắn trên ñất dốc có thể gây xói mòn nghiêm trọng nếu cây trồng
này không ñược quản lý thích hợp, tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy: sự
xói mòn có thể ñược hạn chế ñáng kể bằng các kỹ thuật canh tác thông dụng
như ít cày bừa, trồng theo ñường ñồng mức với mật ñộ dày, bón phân, trồng

xen và áp dụng các phương pháp bảo vệ ñất ñặc biệt như che phủ ñất, trồng
các hàng cỏ hay họ ñậu chống xói mòn. Theo Howeler và Guy Henry [21].
Các thí nghiệm về ñộ phì nhiêu dài hạn ñã ñược tiến hành ở 14 vùng
trong 4 nước Châu Á. Trong vụ mùa gần ñây nhất cho thấy phản ứng có ý
nghĩa ñối với N ở 10 ñịa ñiểm, với P ở 6 ñịa ñiểm và với K ở 11 ñịa ñiểm,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


khẳng ñịnh tầm quan trọng của việc bón phân K và N ñầy ñủ và sự cần thiết
ñối với P. ðặc biệt phản ứng với K tăng ở những vụ trồng sắn tiếp sau.
Những kiểu thí nghiệm chống xói mòn khác nhau ñã ñược tiếp tục ở 13
ñịa ñiểm trong 5 nước. Nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy rằng thời ñiểm trồng
có ảnh hưởng lớn ñến xói mòn, với lượng ñất bị xói mòn nhiều nhất khi sắn
ñược trồng vào ñầu mùa mưa. ðối với sắn trồng thuần trên luống theo ñường
ñồng mức, ở khoảng cách hẹp và với việc bón phân ñầy ñủ có sự gia tăng
năng suất và giảm xói mòn. ðể tăng thêm thu nhập thì việc trồng xen sắn với
bí hoặc bầu là khá hiệu quả nhưng xen dưa hấu, dưa gang và dưa chuột thì
khó khăn hơn. Trong số các loại cây chống xói mòn ñã ñược thử thì cây thích
hợp nhất là Flemingia congesta và Gliricidia sepium ở Malang; E.java ở
Indonesia; Gliricidia và leucaena Leucocephala ở miền Nam Việt Nam;
Thephrosia candida ở miền Bắc Việt Nam; cỏ Vetiver ở Nam Ninh (Trung
Quốc) và Leyte ở Philippines. Che phủ ñất bằng cỏ cũng rất có hiệu quả tại
Philippines. Hiệu quả của các băng chống xói mòn bằng các loại cỏ khác nhau
hiện ñang ñược khảo sát ở Thái Lan.
Bảo tồn ñộ phì nhiêu của ñất bằng cách không bón hay bón ít phân hóa
học ñang ñược khảo sát ở Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. Luân canh sắn
với lạc hay ñậu triều cho thấy có hiệu quả ở vùng ðông Nam Thái Lan. Bón
phân xanh từ các loài Crotalaria Juncea và Canavalia ensiformis trước khi
trồng sắn hay trồng xen sắn với các loài trên cũng có hiệu quả nhất ñịnh trong

việc duy trì năng suất cao. Công thức trồng xen tương tự ñối với loài
Tephrosia candida cũng có hiệu quả ở miền Nam Việt Nam.
Trong chương trình nghiên cứu sắn và triển khai những tiến bộ trồng
sắn tại Thái Lan ñã nghiên cứu 3 vấn ñề lớn từ năm 1965 - 2000.
Thứ nhất: Các phương pháp canh tác như thử nghiệm và phát triển tất
cả những yếu tố trong sản xuất sắn truyền thống như khâu chuẩn bị ñất, thời

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


vụ trồng, tuổi thu hoạch, khoảng cách, mật ñộ và phương pháp trồng, kích
thước hom trồng, kiểm soát cỏ dại...
Thứ hai: Sắn và hệ thống cây trồng cơ bản ñã chứng tỏ khả năng ứng
dụng trồng xen sắn với các cây trồng ngắn ngày như ñậu ñen, ñậu ñỏ, lạc, ñậu
tương, ngô...
Thứ ba: Bảo tồn ñất trồng sắn và duy trì ñộ phì như thí nghiệm và phát
triển các tập quán sản xuất mà nó vừa giảm trôi ñất do xói mòn và duy trì
năng suất sắn cao. Theo Anuchit Tongglum, Preecha Surijapan and Reinhardt
H. Howeler [23]. Cũng tại Thái Lan từ năm 1970 việc nghiên cứu hiệu quả sử
dụng ñất và phục hồi ñộ phì ñất thông qua cây trồng xen ñã ñược thực hiện
như trồng xen sắn với lạc, với ñậu ñen, ñậu tương... Từ năm 1976 - 1978 ñể
cải tiến hệ thống sắn trồng xen ñã thực hiện các thử nghiệm, trồng 1, 2 hoặc 3
hàng cây trồng xen giữa hai hàng sắn (1 m x 1 m) kết quả cho thấy công thức
trồng hai hàng cây trồng xen giữa hai hàng sắn là công thức tốt nhất (Charoen
rath, 1983). 1982 - 1983 nghiên cứu về khoảng cách trồng giữa sắn với cây
trồng xen và sắn trồng thuần cho thấy hệ thống sắn trồng xen cho hiệu quả tốt
nhất (Tongglum, 1990).
Tại Indonesia, ñã áp dụng việc giảm thiếu tác ñộng trong làm ñất canh
tác ñã giảm ảnh hưởng của xói mòn, mặc dù nó không có ý nghĩa về mặt năng
suất khi so sánh với phương pháp làm ñất kỹ, nhưng kiểm soát cỏ dại thì khó

khăn hơn [26]. Kết quả nghiên cứu ở Indonesia cũng cho thấy sắn trồng xen
có thể làm giảm năng suất sắn, nhưng xét tổng thể nó lại ñược bù ñắp bằng
năng suất thu ñược từ cây trồng xen, do vậy trồng xen không ảnh hưởng ñến
tổng giá trị cây trồng. Về mật ñộ trồng của sắn ñã ñược xác ñịnh dựa vào ñộ
phì ñất, loại giống, hệ thống cây trồng và năng suất mong ñợi [26].
Theo Kazuo Kawano [22] bất cứ một phương pháp tốt nào muốn ñạt
kết quả nó phải ñược người nông dân áp dụng. Do ñó người nông dân phải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


×