Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.84 KB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

ĐOÀN THỊ VUI

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG
MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN –
TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. DOÃN NGỌC ANH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tơi gặp khơng ít những khó khăn
nhƣng nhờ sự cố gắng nỗ lực của bản thân, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cơ giáo cùng với sự động viên, cổ vũ của bạn bè, ngƣời thân đã
giúp tơi hồn thành đƣợc đề tài này.
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo ngành
mầm non trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô thƣ viện đã tạo điều kiện
cho tôi nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, cho tôi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ
giáo Dỗn Ngọc Anh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình
thực hiện đề tài. Tơi xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu cùng toàn thể giáo
viên mẫu giáo trƣờng mầm non Đồng Tâm, trƣờng mầm non Ngô Quyền,


trƣờng mầm non Đống Đa khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc đã
nhiệt tình cộng tác tạo điều kiện cho tơi có thể hồn thành đề tài. Tơi cũng xin
cảm ơn tất cả bạn bè, ngƣời thân đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tơi nỗ
lực hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù, tơi đã cố gắng hết sức xong đây là lần đầu tiên tôi tập dƣợt
công tác nghiên cứu khoa học nên chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong q thầy cơ cùng tồn thể các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến để
đề tài này đƣợc hồn thiện hơn.
Kính chúc thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt…
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn
Sinh viên:
Đồn Thị Vui


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
mình. Các số liệu, kết quả thu thập đƣợc trong khóa luận là: Trung
thực, rõ ràng, chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kì cơng trình nào.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đoàn Thị Vui


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ....................................................................... 3
3. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 3

5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học của đề tài .................................................................. 3
7. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................................ 3
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
8.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận .................................................. 4
8.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................. 4
9. Kế hoạch triển khai nghiên cứu. ................................................................ 5
10. Cấu trúc khóa luận ................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN ............................................................................................. 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài ....................................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới..................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................... 7
1.2.Một số vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức. ..................................... 8
1.2.1. Đạo đức ............................................................................................ 8


1.2.2. Giáo dục đạo đức ........................................................................... 10
1.2.3. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ............................................... 12
Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO
LỚN TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ VĨNH
YÊN- TỈNH VĨNH PHÚC .............................................................................. 28
2.1. Đặc điểm các trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh
Phúc. ............................................................................................................ 29
2.1.1. Cơ sở vật chất. ............................................................................... 29
2.1.3. Thực trạng về số lƣợng trẻ mẫu giáo lớn....................................... 31
2.2.Thực trạng nhận thức của giáo viên tại cơ sở về vấn đề giáo dục đạo
đức cho trẻ mẫu giáo lớn. ............................................................................ 31
2.2.1.Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của giáo dục đạo đức cho

trẻ mẫu giáo lớn. ...................................................................................... 31
2.2.2. Thực trạng hiểu biết của giáo viên về khái niệm đạo đức. ............ 32
2.2.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ giáo dục đạo đức
ở trẻ mẫu giáo lớn. ................................................................................... 34
2. 3. Thực trạng các lực lƣợng tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức cho
trẻ mẫu giáo lớn. .......................................................................................... 35
2.4. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
lớn. ............................................................................................................... 36
2.5. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
lớn. ............................................................................................................... 37
2.6 . Thực trạng cách thức thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo lớn. ............................................................................................... 39


2.7. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
lớn ..........................................................................................................42
2.8. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
lớn. ............................................................................................................... 44
2.9. Những điều kiện đƣợc áp dụng để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
lớn. ............................................................................................................... 45
2.10. Hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số
trƣờng khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc. ............................... 47
Chƣơng 3: NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN- TỈNH VĨNH PHÚC ........................................... 50
3.1. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo lớn tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh
Vĩnh Phúc. ................................................................................................... 50
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu

giáo lớn. ....................................................................................................... 52
3.2.1. Với nhà trƣờng và các cấp quản lí ................................................. 52
3.2.2. Với giáo viên mầm non. ................................................................ 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60
PHỤ LỤC ............................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức là cái gốc của con ngƣời. Từ xƣa đến nay đạo đức luôn đƣợc
coi trọng ở mọi lớp ngƣời.
Theo nội dung giáo dục quan trọng của nho giáo là “Dạy đạo làm người,
dạy cương thường”. Khổng Tử (551- 479 TCN) nhà giáo dục vĩ đại của
Trung Quốc cổ đại quan niệm: “Giáo dục con người phải nhằm tạo nên
những con người nhân nghĩa, có phẩm hạnh”. Chữ “Nhân” là phẩm chất cao
nhất trong các đức của đạo làm ngƣời.[1]
Xô-cơ-rat (469-369 TCN) nhà tƣ tƣởng giáo dục kiệt xuất cổ đại cho
rằng: “Chúng ta phải xem trọng đạo đức, xem đó là triết lý về cuộc sống”.[2]
Đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con ngƣời.Vậy
nên, việc giáo dục đạo đức cho con ngƣời là việc làm có tầm quan trọng và rất
cần thiết đặc biệt trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, với
sự du nhập của nền văn hóa phƣơng tây, thế hệ trẻ đang có những xu hƣớng
suy thối về đạo đức, xuống cấp về lối sống, sống buông thả, thực dụng và
thiếu trách nhiệm. Để góp phần cải thiện tình trạng này thì việc giáo dục đạo
đức cho con ngƣời ngay từ thuở cịn thơ là điều rất cần thiết. Nhƣ ơng cha ta
đã có câu: “Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt” hay “Bé chẳng vin, cả gẫy cành”
cho nên, ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta phải chú ý giáo dục đạo đức cho
trẻ bởi lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thần tiên, là giai đoạn hoàng kim để giáo
dục đạo đức một cách toàn diện nhất cho trẻ.

Về mặt lý luận, các nhà tâm lý học và giáo dục học đều thống nhất nhận
định rằng: “Trong những năm đầu của cuộc đời, hệ thần kinh của trẻ là
mềm mại hơn cả và thƣờng trong quãng thời gian đó rất dễ hình thành những
nét cơ bản của cá tính và hồn thiện những thói quen nhất định. Sau đó những

1


phẩm chất đƣợc hình thành từ thời thơ ấu sẽ tiếp tục phát triển. Những gì đứa
trẻ có đƣợc trƣớc lúc đó là do 90% của q trình giáo dục”[3]
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh đạo đức để phát triển nhân cách cong ngƣời.
Ngƣời khẳng định: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng
Có đức mà khơng có tài làm việc gì cũng khó”.
Những triết lí sâu sắc trên đã khẳng định vai trò của đạo đức và giáo dục
đạo đức đối với quá trình hình thành và hồn thiện nhân cách con ngƣời. Vì
vậy giáo dục đạo đức cho mọi ngƣời là việc làm có tầm quan trọng và rất cần
thiết.
Bởi đạo đức khơng tự có, đạo đức chỉ đƣợc hình thành qua con đƣờng
giáo dục và tự giáo dục. Nhƣ trong bài Nửa Đêm, tuyển tập Nhật kí trong tù
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Câu nói ấy của Ngƣời đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục
đạo đức cho con ngƣời ngay từ thuở cịn thơ.
Chính vì lẽ đó mà giáo dục đạo đức ở mầm non ngày càng đƣợc xã hội
quan tâm nhiều hơn.Việc giáo dục đạo đức cho trẻ đƣợc coi là nội dung thiết
yếu trong dạy học và đƣợc thực hiện với nhiều biện pháp và cách thức khác
nhau. Công tác giáo dục đạo đức cho trẻ là trách nhiệm và sự kết hợp của tất
cả các lực lƣợng giáo dục: Gia đình, nhà trƣờng, xã hội. Trong đó nhà trƣờng
giữ vai trị quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Trẻ mẫu giáo đƣợc

giáo dục đạo đức hằng ngày khi đến trƣờng để phát triển toàn diện nhân cách
trẻ. Lứa tuổi này trẻ dễ dàng tiếp thu đón nhận những gì đƣợc học.
Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nói chung và giáo dục đạo đức cho
trẻ mẫu giáo lớn nói riêng đƣợc thực hiện khác nhau ở mỗi trƣờng mầm non.
Vì vậy tôi chọn đề tài “Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại

2


một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc” để
nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo lớn tại các cơ sở trên.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cơ sở lí luận và tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh
Yên- tỉnh Vĩnh Phúc để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại các cơ sở trên.
3. Khách thể nghiên cứu
Qúa trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non.
4. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian, tôi chỉ giới hạn việc nghiên cứu đề tài trong
phạm vi hẹp là thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số
trƣờng mầm non: Mầm non Đồng Tâm, mầm non Đống Đa, mầm non Ngô
Quyền thuộc khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu phát hiện đúng thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn và

đề xuất đƣợc một số giải pháp giáo dục đạo đức mang tính khả thi thì chất
lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn tại
một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng sẽ đƣợc nâng cao.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Xác định cơ sở lý luận của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.

3


- Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một
số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc .
– Xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng mầm non khu
vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc .
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có
liên quan bao gồm: Sách và tài liệu lí luận, các cơng trình nghiên cứu( Khóa
luận, luận văn, luận án, bài báo cáo khoa học trong và ngoài nƣớc...) để thu
thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
8.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm:
Quan sát các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ của giáo viên nhằm
thu thập các thông tin cần thiết về giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại
một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.
8.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Xây dựng phiếu trƣng cầu ý kiến bao gồm hệ thống câu hỏi đóng và mở
dành cho giáo viên nhằm thu thập thông tin liên quan đến việc giáo dục đạo
đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh

Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.
8.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu:
Xây dựng câu hỏi phỏng vấn giáo viên và trẻ nhằm thu thập thông tin
liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng
mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.
8.2.4. Phƣơng pháp đàm thoại

4


Tiến hành trò chuyện với giáo viên, trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng
mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc nhằm tìm hiểu và thu
thập những thông tin cần thiết về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ.
8.2.5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập đƣợc
qua việc điều tra từ đó rút ra kết luận cần thiết.
9. Kế hoạch triển khai nghiên cứu.
- Từ tháng 11/2014 -12/2014: Nhận đề tài và hồn thành đề cƣơng.
- Tháng 12/2014 – 1/2015: Tìm hiểu cơ sở lí luận.
- Tháng 2/2015- 4/2015: Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo lớn ở một số trƣờng mầm non khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Tháng 5/2015: Tổng kết đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng
giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn và hồn thành khóa luận.
10. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận bao gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn
ở trƣờng mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại

một số trƣờng khu vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.
Chƣơng 3: Nguyên nhân thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng
cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trƣờng khu
vực thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
TRẺ MẪU GIÁO LỚN

1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài
1.1.1. Trên thế giới
Đạo đức là một hiện tƣợng xã hội, phản ánh mối quan hệ hiện thực
hình thành từ trong cuộc sống. Đạo đức là phạm trù thuộc về đời sống tinh
thần, một hình thái của ý thức xã hội. Vì vậy đạo đức và giáo dục đạo đức
luôn đƣợc sự quan tâm của mọi giai cấp, mọi xã hội và mọi thời đại. Có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Có thể kể đến nhƣ:
Francois jullien với Xác lập cơ sở cho đạo đức đã tìm ra những nguyên liệu
để tạo nền tảng, cơ sở cho sự hình thành đạo đức con ngƣời.[4]
Tác giả A.N.Leonchiep lại nói về tác động của giá trị đạo đức về hoạt
động, ý thức hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời trong cuốn Hoạt
động, ý thức, nhân cách.[5]
Xôcơrat (469-399 TCN), ông là nhà Triết học, đồng thời là nhà tƣ
tƣởng giáo dục kiệt xuất thời cổ đại, sống ở thành Aten. Theo ông, cần phải
xem trọng đạo đức, xem nó là triết lý về cuộc sống, còn giáo dục, phải giúp
cho con ngƣời phát hiện ra chính bản thân mình, từ đó mà mỗi ngƣời biết
cách tự khẳng định mình.[2]
Platơng (427-347 TCN), ơng là học trị của Xơcơrat. Theo quan điểm

của Platơng, việc giáo dục trƣớc hết liên quan đến đạo đức. “Đối với ông sống
đạo đức trƣớc hết là sống công bằng”[6]
Cômenxki (1592-1670), ông là nhà sƣ phạm lỗi lạc “Đỉnh cao nhất của
những tƣ tƣởng giáo dục từ thời cổ đại cho đến thế kỷ thứ 17”.[7] Đóng góp
lớn nhất của ơng trong lĩnh vực giáo dục và giáo dục đạo đức là lấy đạo đức

6


của cuộc đời mình làm tấm gƣơng để giáo dục. Đồng thời phƣơng pháp giáo
dục đạo đức của ông rất chú trọng đến hành vi và động cơ có đạo đức.
Nhƣ vậy, mỗi tác giả tìm hiểu nghiên cứu cụ thể từng khía cạnh, nội
dung giáo dục đạo đức.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nƣớc ta cũng đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về đạo đức
cho trẻ mầm non nói riêng nhƣ: Giá trị đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ
lứa tuổi mầm non của Ngô Công Hồn, trong cơng trình nghiên cứu của mình,
tác giả đã đề cập đến vấn đề về phạm trù giá trị đạo đức, giá trị đạo đức và
giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non khu vực phía bắc Tổ quốc.[8]
Trong cuốn 88 cách rèn luyện thói quen tốt cho trẻ của Lê Đức Trung
tác giả đã đƣa ra hàng loạt phƣơng pháp hình thành thói quen tốt cho trẻ, cách
thức thực hiên... để các bậc cha mẹ và thầy cô tham khảo nhƣ: rèn luyện thới
quen trong học tập, rèn luyện thói quên trong sinh hoạt, rèn luyện thói quen
trong giao tiếp.[9]
Tác giả Bùi Thị Việt đã có bài “Dạy trẻ lịng u thương cha mẹ” trong
tạp chí Giáo dục mầm non (số 1-2008) đã nói đến tầm quan trọng của giáo
dục tinh yêu thƣơng đối với cha mẹ cho trẻ ngay từ khi cịn nhỏ và một số ví
dụ để bạn đọc tham khảo. Cùng tạp chí, trong (số 4-2005) có bài “Giáo dục
đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non” của TS Tạ Ngọc Thanh cũng đề cập việc
hình thành đạo đức cho trẻ, những yếu tố tác động đến việc hình thành đó và

một số cách thực hiện...[10]
Nguyễn Văn Tuân, “ Sự hình thành các giá trị đạo đức cho trẻ 5-6
tuổi”, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 1997. Tác giả đã tìm hiểu về vấn đề đạo đức
và các giá trị đạo đức, từ đó đƣa ra những cách thức để hình thành các giá trị
đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi.[11]

7


Năm 2013, Lƣơng Thị Thủy trong khóa luận tốt nghiệp đã nghiên cứu
vấn đề: “Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua
tiết học cho trẻ làm quen với thơ và truyện”. Tìm hiểu cơ sở lí luận có liên
quan đến vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua
truyện, thơ; nghiên cứu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn qua
các tiết học truyện,thơ nhằm tích lũy kinh nghiệm trong việc giáo dục đạo đức
cho trẻ. [12]
Năm 2013,Nguyễn Ngọc Bích nghiên cứu vấn đề: “ Giáo dục tình cảm
đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Hoa Quỳnh Chiểng Bôm- Thuận
Châu- Sơn La thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích”. Trong
khóa luận, tác giả đã nghiên cứu nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện đƣợc sử
dụng để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua việc giúp trẻ
làm quen với truyện cổ tích.[13]
Qua các cơng trình nghiên cứu trên tôi nhận thấy: Vấn đề đạo đức và
giáo dục đạo đức đã và đang đƣợc nhiều nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt ở bậc mầm non. Do đó, để nâng cao chất
lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non thì việc xác định thực trạng giáo dục
đạo đức và đƣa ra một số giải pháp giáo dục là hết sức cần thiết. Cho tới thời
điểm này chƣa có cơng trình nghiên cứu nào về “Thực trạng giáo dục đạo đức
cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non khu vực thành phố Vĩnh YênTỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2.Một số vấn đề về đạo đức và giáo dục đạo đức.

1.2.1. Đạo đức
* Đạo đức là gì?
- Dưới góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt
đƣợc phản ánh dƣới dạng những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực điều chỉnh(
chi phối) hành vi của con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội, đạo đức phản

8


ánh trực tiếp hoặc gián tiếp sự tồn tại xã hội, do đó đạo đức biến đổi theo sự
biến đổi của tồn tại xã hội.[14]
Đạo đức là phƣơng thức điều chỉnh hành vi của con ngƣời. Nếu pháp
luật điều chỉnh hành vi của con ngƣời bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc
thì đạo đức điều chỉnh hành vi của con ngƣời bằng sức mạnh của dƣ luận xã
hội.
- Dưới góc độ cá nhân: Đạo đức chính là phẩm chất, nhân cách của con
ngƣời phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi thói quen và cách ứng xử của
họ trong mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, với xã hội; giữa bản thân
họ với ngƣời khác, với chính bản thân mình.
* Nguồn gốc, chức năng của đạo đức
- Nguồn gốc của đạo đức
Đạo đức là một hiện tƣợng xã hội, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu
tiên khi lồi ngƣời mới hình thành. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin: Đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội , phát triển cùng với sự biến đổi của tồn tại
xã hội, các điều kiện sinh hoạt vật chất , hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau.
Nhƣng đạo đức khác với các hình thức xã hội khác ở chỗ đạo đức điều chỉnh
hoạt động của con ngƣời trong các mối quan hệ xã hội, giúp con ngƣời tự
hồn thiện nhân cách của mình.
Đạo đức là một phạm trù lịch sử, khi điều kiện kinh tế xã hội sinh ra
nó thay đổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi

theo. Đạo đức cá nhân đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình con
ngƣời hoạt động, giao lƣu, giao tiếp với những ngƣời xung quanh. Đạo đức
đƣợc biểu hiện ra bên ngoài ở tri thức, hiểu biết của cá nhân về các yêu cầu
của chuẩn mực hành vi đạo đức và thói quen đạo đức trong quan hệ ứng xử
giữa con ngƣời với con ngƣời , giữa con ngƣời với môi trƣờng xung quanh
trong cuộc sống hàng ngày.

9


- Chức năng của đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức
một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội. Mặt khác nó cũng tác
động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy đạo đức
có chức năng to lớn tác động theo hứng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã
hội. Đạo đức có những chức năng sau:
+ Đạo đức có chức năng giáo dục.
+ Đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng
và là công cụ điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội.
+ Đạo đức có chức năng kiểm tra đánh giá.
1.2.2. Giáo dục đạo đức
*Khái niệm giáo dục[15]
- Giáo dục (nghĩa rộng): là qúa trình hoạt động phối hợp tƣơng tác giữa
chủ thể giáo dục và đối tƣợng giáo dục, đƣợc tổ chức có mục đích, có kế
hoạch, dƣới sự chỉ đạo của chủ thể giáo dục, đối tƣợng giáo dục tự giác, tích
cực, tự lực nắm vững hệ thống những quan điểm, niềm tin thái độ những định
hƣớng giá trị, hình thành những hành vi thói quen phù hợp với chuẩn mực xã
hội.
- Giáo dục(nghĩa hẹp): là quá trình hoạt động phối hợp tƣơng tác giữa chủ thể
giáo dục và đối tƣợng giáo dục,đƣợc tổ chức có mục đích có kế hoạch, dƣới

sự chỉ đạo của chủ thể giáo dục, đối tƣợng giáo dục tự giác, tích cực, tự lực
hình thành nhân cách cho bản thân

.

* Khái niệm giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là q trình tác động có mục đích, có tổ chức từ nhiều
phía với những hình thức khác nhau nhằm hình thành cho con ngƣời những
hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. [3]

10


Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của
giáo dục nhân cách con ngƣời mới. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài
đƣợc diễn ra ngay từ khi còn thơ bé cho đến khi trƣởng thành, thậm chí suốt
cuộc đời.
Đối với trẻ thơ, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của
chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử hàng ngày. Trên cơ
sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức , những nét tính cách của
con ngƣời Việt Nam mới.
- Đặc điểm của q trình giáo dục đạo đức
+ Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên trƣờng, lớp và hoạt
động giáo dục ngồi giờ ở trƣờng lớp
+ Có sự định hƣớng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các
tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.
+ Tính biện chứng, phức tạp trong q trình phát triển, biến đổi về nhân
cách của trẻ.
+Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức.

+ Tính đột biến và khả năng tự biến đổi.
+ Phát triển thông qua các hoạt động giao lƣu tập thể.
+ Tính cá thể hóa cao dƣới nhiều mâu thuẫn.
+Có sự tƣơng tác lâu dài giữa nhà trƣờng và đối tƣợng giáo dục, tính
chất khó khăn trong việc đánh giá kết quả của sự phát triển đạo đức cá nhân.
- Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức
Trong xu thế hội nhập tồn cầu khơng gì cƣỡng lại đƣợc hiện nay, vấn đề
bảo vệ môi trƣờng, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, vấn đề giáo dục nói
chung, giáo dục đạo đức nói riêng đang là mối quan tâm của các quốc gia.
Trong sự phát triển nền giáo dục của mỗi nƣớc, đồng thời với việc cập nhật

11


thơng tin khoa học, cơng nghệ vào nhà trƣờng cịn cần phải quan tâm đến
định hƣớng giáo dục giá trị đạo đức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của chúng ta cũng rất quan
tâm đến việc rèn luyện, giáo dục thế hệ trẻ. Ngƣời đã dạy “ Bây giờ phải học,
học để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức”.
Trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện hiện nay, giáo dục đạo đức
cho trẻ em là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của mỗi nhà trƣờng. Bởi đạo đức là
cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con ngƣời. Nhờ giáo dục đạo đức
mà con ngƣời trau dồi đƣợc những phẩm chất tốt và khơng ngừng hồn thiện
bản thân mình. Thực tiễn đạo đức đã chứng minh, ngƣời đƣợc rèn luyện
những phẩm chất đạo đức tốt có thể khơng thành nhân tài nhƣng nhất định sẽ
hữu ích trong cuộc sống, ngƣời có tài nhƣng thiếu đức chẳng những khó thành
cơng trong cuộc sống mà có khi trở thành kẻ phá hoại. Nhƣ Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng nói: “ Có tài mà khơng có đức là ngƣời vơ dụng, có đức mà
khơng có tài làm gì cũng khó”. Nhất là trong thời đại kinh tế thị trƣờng hiện
nay, nhiều giá trị đạo đức đang có nguy cơ bị mặt trái của cạnh tranh và cơ

chế thị trƣờng làm băng hoại thì giáo dục đạo đức cho mọi ngƣời nói chung
và cho trẻ em nói riêng khơng chỉ là vấn đề quốc gia, mà còn là vấn đề quốc
tế.Trƣớc nguy cơ tấn công và xâm nhập của tiêu cực và tệ nạn xã hội hiện
nay, trƣớc yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm
vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa
thì giáo dục đạo đức cho mọi ngƣời là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn, đặc
biệt là với thế hệ trẻ.
1.2.3. Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
* Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
- Trong quá trình giáo dục đạo đức, việc hình thành những tình cảm đạo
đức có vị trí quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ ở lứa tuổi này mọi hành động của

12


trẻ đều bị chi phối bởi tình cảm. Khi trẻ u mến ai thì trẻ ln nghe theo lời
ngƣời đó và sẵn sàng làm mọi việc để ngƣời đó vui lịng và u q trẻ. Mặt
khác, tình cảm đạo đức là cơ sở, động lực thúc đẩy trẻ có những hành vi, việc
làm tốt.
- Việc hình thành các thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ
quan trọng thứ hai trong quá trình giáo dục đạo đức. Đặc điểm đặc trƣng của
trẻ mẫu giáo là khả năng bắt chƣớc. Khi bắt chƣớc hành vi của ngƣời khác,
nhiều trẻ chƣa hiểu đƣợc nội dung đạo đức hành vi của mình, do vậy dễ dẫn
đến hành vi sai. Bởi vậy,cần hình thành ở trẻ những thói quen hành vi khác
nhau trong quan hệ ứng xử với ngƣời lớn, bạn bè, nơi cơng cộng, với chính
bản thân mình,…
- Nhiệm vụ cơ bản thứ ba là hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩn
mực hành vi đạo đức và động cơ đạo đức đúng đắn.Trên cơ sở có tình cảm
đạo đức đúng đắn, đứa trẻ tích cực, tự giác thực hiện những hành vi phù hợp
với các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức, dần dần nhận ra đƣợc các

yêu cầu của chuẩn mực hành vi( thế nào là ngoan, thế nào là hƣ, là xấu…).
Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành thói quen đạo đức
đƣợc thực hiện thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu
giáo.[16]
* Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ em lứa tuổi mầm non
Giáo dục đạo đức là một phần không thể thiếu trong giáo dục nhân cách
con ngƣời, một bộ phận nền tảng của giáo dục.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đầu tiên trong cuộc đời mỗi con ngƣời.
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong các bậc học của nền giáo dục và
đào tạo – bậc học mà sự phát triển của trẻ đƣợc chứng minh là quan trọng
nhất, quyết định sự phát triển sau này của trẻ. Do vậy nếu ngay từ tuổi mầm
non chúng ta chú trọng giáo dục trẻ những khái niệm, hành vi đạo đức đúng

13


đắn sẽ đặt cơ sở nền tảng cho bộ mặt đạo đức mai sau của trẻ. Đồng thời, tạo
cho trẻ một động lực quan trọng giúp trẻ phát triển và hành động đúng hƣớng
trong quá trình trƣởng thành.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân
cách tồn diện. Nó ln có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt giáo dục khác.
+ Đối với giáo dục trí tuệ: Nó là tiền đề cần thiết để mở rộng hiểu biết về
các quan hệ đạo đức (quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập
thể). Hình thành phát triển kỹ năng nhận xét, đánh giá các thái độ, hành vi đạo
đức của bản thân và ngƣời khác.
+ Đối với giáo dục thẩm mỹ: Trình độ phát triển đạo đức có ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến giáo dục thẩm mỹ. Những xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực,
những hành vi văn minh là cơ sở của giáo dục thẩm mỹ.
Ví dụ: Trong sinh hoạt trẻ thích gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp.
- Trẻ thích làm những việc tốt giúp đỡ mọi ngƣời.

- Trẻ đồng cảm với những ngƣời gặp khó khăn, ngƣời khuyết tật.
Đó chính là giúp trẻ biết hƣớng tới cái đẹp, thích cái đẹp và biết tạo ra
cái đẹp trong cuộc sống.
+ Đối với giáo dục thể chất và lao động: Việc giáo dục cho trẻ những
thói quen hành vi sạch sẽ, văn minh, thích làm cơng việc vừa sức nhƣ tự xúc
cơm ăn, giúp đỡ bạn bè, cha mẹ, cô giáo lấy thìa, rổ đồ chơi, cất bát khi ăn
xong, ...chính là góp phần phát triển thể lực và giáo dục thói quen lao động
cho trẻ.
*Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo
Giáo dục lòng nhân ái và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu quê
hƣơng đất nƣớc
- Giáo dục tình yêu gia đình:

14


+ Trẻ biết kính trọng, vâng lời, lễ phép, yêu quý ông bà, cha mẹ, anh
chị…
+ Trẻ biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị…, tự nguyện làm những việc
tốt cho ngƣời thân vui lòng.
+ Trẻ biết vâng, dạ, biết cảm ơn khi ngƣời lớn cho quà hay giúp đỡ, biết
xin lỗi khi mình có lỗi.
+ Biết quan tâm đến ông bà, cha mẹ…khi ốm đau, không quấy rầy la hét
ồn ào khi mọi ngƣời đang bận việc.
- Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh.
+ Đối với bạn cùng tuổi: Trẻ thân ái, đoàn kết với bạn bè; sẵn sàng
nhƣờng đồ chơi hay quà bánh cho bạn; giúp đỡ, nhƣờng nhịn bạn trong khi
chơi và trong học tập; thông cảm, chia sẻ với bạn khi bạn có chuyện buồn;
khơng trêu chọc, gây gổ với bạn…
+ Đối với em bé hơn mình: Biết chơi hòa thuận và bày cho em bé chơi

cùng; biết nhƣờng nhịn, dỗ dành em bé…
+ Đối với ngƣời tàn tật hay những ngƣời gặp hồn cảnh khó khăn: Biết
u thƣơng, tôn trọng, thông cảm với những ngƣời tàn tật hay những ngƣời
gặp hồn cảnh khó khăn; khơng trêu chọc hay nhại tật của họ, biết giúp đỡ họ
phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Quan tâm đến ngƣời lao động: Biết yêu thƣơng, tôn trọng, lễ phép với
mọi ngƣời lao động nhƣ bác sĩ, chú công nhân, cô cấp dƣỡng…
- Giáo dục tình cảm với trường, lớp, với thầy cơ giáo
+ Trẻ u ngơi trƣờng của mình, thích đƣợc đến trƣờng, yêu quý và thoải
mái khi tới lớp
+ Trẻ yêu thƣơng, kính trọng, lễ phép, biết ơn và nghe lời thầy cơ giáo
- Giáo dục tình u q hương đất nước, Bác Hồ:
+ Trẻ yêu quý, kính trọng Bác Hồ; biết lá cờ Tổ quốc

15


+ Biết quan tâm đến những ngày lễ lớn, những sự kiện quan trọng,
những truyền thuyết lịch sử trong nƣớc hoặc ở địa phƣơng, biết những biến
đổi tích cực trong đời sống địa phƣơng.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên
nhiên.
+ Đối với thế giới đồ vật: Có thái độ nâng niu, giữ gìn, khơng làm bẩn đồ
dùng đồ chơi, biết thu dọn, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp sau khi
chơi.
+ Đối với vật nuôi: Trẻ thƣơng yêu, chăm sóc, khơng đánh mắng chúng
+ Đối với cây trồng: Trẻ nâng niu, chăm sóc cây cối trong vƣờn; khơng
hái hoa bẻ cành; trẻ yêu thích ngắm cảnh thiên nhiên đẹp…
Giáo dục những hành vi, thói quen đạo đức đúng đắn
- Thói quen văn minh trong giao tiếp với những ngƣời xung quanh nhƣ:

chào hỏi lễ phép khi gặp ngƣời lớn, biết cảm ơn khi đƣợc ngƣời khác giúp đỡ,
biết xin lỗi khi làm phiền ngƣời khác; đoàn kết với bạn bè; nhƣờng nhịn giúp
đỡ em nhỏ; biết chia sẻ tình cảm với mọi ngƣời xung quanh.
- Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt: Có hành vi văn hóa vệ sinh( giữ mặt
mũi, chân tay sạch sẽ; ăn uống gọn gàng; đi ngủ đúng giờ…), có tƣ thế đi,
đứng thoải mái, nói năng rõ ràng dứt khốt; có ý thức tự lực trong sinh hoạt
hàng ngày…
- Thói quen bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, thói quen gọn gàng, ngăn
nắp,…
- Thói quen văn minh nơi cơng cộng: khơng vứt rác bừa bãi , không vẽ
bẩn lên tƣờng, không bẻ cành, ngắt hoa nơi cơng cộng, khơng cƣời nói ồn ào
làm ảnh hƣởng đến ngƣời khác…
Trên cơ sở những thói quen, cần hình thành ở trẻ những đức tính cần
thiết:

16


+ Tính tự lập: Thích tự giác làm những việc trẻ tự làm đƣợc, không
nhõng nhẽo, không ỷ lại vào ngƣời lớn.
+ Tính mạnh dạn: mạnh dạn khi giao tiếp với mọi ngƣời, khi đến chỗ xa
lạ, khi uống thuốc, khi hát múa, khơng nhút nhát,e dè…
+ Tính ngăn nắp: ăn mặc gọn gàng, sắp xếp đồ chơi ngăn nắp sau khi
chơi, không bày bừa, vứt đồ chơi lung tung.
+ Tính kỉ luật: biết nghe lời, biết tơn trọng những quy tắc sinh hoạt
chung, biết tự kiềm chế…
Giáo dục ý thức đạo đức
Giáo dục ý thức đạo đức là việc giúp trẻ hiểu đƣợc tính đúng đắn của các
chuẩn mực hành vi đạo đức mà ngƣời lớn yêu cầu trẻ phải thực hiện. Chẳng
hạn, cơ giải thích cho trẻ hiểu ngƣời con ngoan là ngƣời biết vâng lời ông bà,

cha mẹ, cô giáo…ngƣời bạn tốt là ngƣời biết nhƣờng nhịn đồ chơi cho bạn,
biết giúp đỡ bạn khi cần thiết,…Nhƣ vậy, việc hình thành những biểu tƣợng
về các chuẩn mực hành vi đạo đức nhƣ thế nào là tốt, thế nào là xấu, thế nào
là ngoan, thế nào là hƣ,…cần dựa trên những hình ảnh, hành vi cụ thể để trẻ
dễ hiểu, dễ nhớ, dễ bắt chƣớc. Đồng thời, ngƣời lớn cần phải mở rộng, nâng
dần yêu cầu về chuẩn mực hành vi đạo đức trong quá trình rèn luyện thói
quen đạo đức cho trẻ. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng đánh giá và tự đánh
giá thái độ, hành vi đạo đức của ngƣời khác và của bản thân. [16]
* Các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.
Những phẩm chất đạo đức của cá nhân đƣợc hình thành dƣới ảnh hƣởng
của hệ thống tác động có mục đích của giáo dục và điều kiện sống của trẻ ở
trƣờng mẫu giáo và gia đình. Những tác động đó có cơ sở là những nguyên
tắc giáo dục.
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục

17


Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của giáo dục đã đƣợc cụ thể hóa
trong mục tiêu giáo dục của trƣờng mẫu giáo. Theo nghị quyết số 55/QĐ ngày
03 tháng 02 năm 1990, của Bộ giáo dục (nay là Bộ giáo dục và đào tạo), mục
tiêu đó là: “Hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con ngƣời
mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-Khỏe mạnh, nhanh nhẹn cơ thể phát triển hài hòa cân đối.
- Giàu lòng yêu thƣơng, biết quan tâm nhƣờng nhịn những ngƣời gần gũi
(bố mẹ, bạn bè, cô giáo...) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở
xung quanh.
- Thơng minh, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi. Có một số kĩ năng
sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận...) cần thiết để vào

trƣờng phổ thơng, thích đi học.
Trong mục tiêu trên có mục tiêu cụ thể của đức dục. Thực hiện tốt
mục tiêu đó, trƣờng mẫu giáo đã hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của
nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với trình độ
phát triển của trẻ lứa tuổi này.
Nguyên tắc giáo dục trong hoạt động và giao tiếp.
- Phƣơng tiện quan trọng để giáo dục những phẩm chất đạo đức là hoạt
động và giao tiếp của trẻ trong môi trƣờng đời sống xã hội, trƣớc tiên môi
trƣờng gần gũi xung quanh trẻ.Trong quá trình hoạt động cá nhân và tập thể
trẻ tích lũy đƣợc những thói quen đạo đức, các hành vi có văn hóa, tuân theo
những tiêu chuẩn chung sơ đẳng.
Hoạt động của trẻ rất đa dạng, các hoạt động khác nhau có ảnh hƣởng
khơng giống nhau đến sự phát triển của trẻ lứa tuổi này hay lứa tuổi khác.
Nhà tâm lí học nổi tiếng A.N.Leoncheiv cho rằng: “Một số dạng hoạt động
đóng vai trị chủ yếu trong sự phát triển, cịn những dạng khác đóng vai trị

18


thứ yếu. Lứa tuổi mẫu giáo, dạng hoạt động chủ yếu là chơi. Những trò chơi
được sự hướng dẫn sư phạm đúng dắn sẽ chuẩn bị được những tiền đề cần
thiết cho sự phát triển những phẩm chất đạo đức quan trọng”.
-Tập thể trẻ em trong trƣờng mẫu giáo là Xã hội thu nhỏ đầu tiên của
mỗi trẻ trong cuộc đời. Từ đây, những khuynh hƣớng xã hội đầu tiên của nhân
cách trẻ đƣợc hình thành. Trong tập thể đó có trẻ bộc lộ những nét cá tính,
phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động. Đồng thời trẻ cũng bộc lộ thái độ
của mình với bạn bè và mọi ngƣời xung quanh.
- Giáo mẫu giáo coi trẻ em vừa là sản phẩm vừa là chủ thể tích cực của
hoạt động. Hoạt động đƣợc xem nhƣ là sự vận động sinh ra tâm lý, ý thức,
nhân cách. Bởi vậy, việc tổ chức cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động

và giao tiếp trong tập thể trẻ và trong đời sống xã hội là con đƣờng tất yếu để
giáo dục các phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách xã hội cho trẻ mẫu
giáo.
Nguyên tăc tôn trọng nhân cách trẻ kết hợp với yêu cầu cao dần
đối với trẻ.
- Tôn trọng nhân cách trẻ kết hợp với yêu cầu cao dần đối với trẻ là
nguyên tắc quan trọng khi xác định các phƣơng tiện và phƣơng pháp giáo dục.
- Trên bình diện giáo dục, ngun tắc này địi hỏi nhà giáo dục phải tôn
trọng trẻ em, tin tƣởng vào khả năng và sự phát triển của trẻ, tôn trọng tự do
và phẩm giá của trẻ, tôn trọng thân thể trẻ. Thái độ này của nhà giáo dục sẽ
giúp trẻ hình thành ý thức của bản thân, nhân cách xã hội của bản thân trong
mối quan hệ với ngƣời khác. Mặt khác, nguyên tắc này đòi hỏi phải đƣa ra
yêu cầu phù hợp với đặc điểm cá nhân và kinh nghiệm của trẻ, nâng cao yêu
cầu đó nhằm thực hiện tính định hƣớng đúng đắn của giáo dục, tránh sai lầm
về quan điêm Giáo dục tự do. Tuy nhiên, không đƣợc đƣa yêu cầu dƣới dạng
áp đặt thô bạo mà cần sử dụng nghệ thuật sƣ phạm để trẻ thực hiện. Nhƣ vậy,

19


×