Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Khoá luận tốt nghiệp lễ hội lồng tồng nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc tày tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

MAI THỊ CHINH
t

LẺ HỘI LỒNG TỒNG - NÉT ĐẸP VĂN HÓA
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN

Tộc TÀY

TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Chuyên ngành: Việt Nam học

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. VŨ NGỌC DOANH

HÀ NỘI, 2015

rf



MỤC LỤC

MỞ Đ Ầ U ................................................................................................................
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đ ề ..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún............................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.......................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
6. Đóng góp của khóa luận..............................................................................4
7. Bố cục khóa luận......................................................................................... 4
NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VÁN ĐÈ CHUNG
1.1 Khái quát về dân tộc T ày........................................................................... 5
1.1.1

Tộc danh và địa bàn phân bố của dân tộc Tày...................................5

1.1.2 Hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc T ày ....................................5
1.1.3 Quan hệ xã hội của đồng bào dân tộc Tày.........................................6
1.1.4 Tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc Tày................................8
1.1.5 Văn hóa vật chất của đồng bào dân tộc T ày ......................................9
1.2 Khái quát về tỉnh Lào Cai và dân tộc Tày ở Lào Cai..........................15
1.2.1

Khái quát về tỉnh Lào C ai..................................................................15
1.2.1.1 Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu................................................... 16
1.2.1.2 Tiềm năng kinh t ế .....................................................................16

1.2.2 Khái quát về người Tày ở Lào Cai..................................................... 17

Chương 2: LẺ HỘI LÒNG TÒNG - NÉT ĐẸP VĂN HĨA CỦA ĐỊNG
BÀO DÂN TỘC TÀY TỈNH LÀO CAI
2.1 Khái niệm lễ hội............................................................................................19
2.1.1 Khái niệm “Lễ” .................................................................................... 20
2.1.2 Khái niệm “Hội” ...................................................................................21
2.2 Khái quát về Lễ hội Lồng Tồng................................................................ 22


2.2.1 Tên lê hội: Lê hội Lông Tông.............................................................. 22
2.2.2 Lịch sử hình thành lễ hội.......................................................................22
2.2.3 Thời gian và địa điểm tổ chức lễ h ộ i...................................................22
2.2.4 Công tác chuẩn bị lễ hội........................................................................23
2.3 Nội dung Lễ hội Lồng Tồng.........................................................................23
2.3.1 Phần lễ .................................................................................................... 23
2.3.2 Phần hội..................................................................................................26
2.4 Lễ hội Lồng Tông của đồng bào dân tộc Tày ở xã Phú Nhuận, huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào C ai................................................................................... 28
2.4.1 Vị trí và vai trị của các thành phần tham gia lễ h ộ i...........................28
2.4.2 Lễ vật....................................................................................................29
2.4.3 Không gian tổ chức lễ hội.................................................................... 29
2.4.4 Diễn trình tổ chức lễ h ộ i.......................................................................29
2.4.4.1 Khai m ạc...................................................................................... 30
2.4.4.2 Trò diễn và trò chơi diễn ra trong lễ hội....................................30
2.5 So sánh Lễ hội Lông Tồng của đông bào dân tộc Tày ở Lào Cai với Lễ
hội xuống đồng của các dân tộc khác.............................................................. 31
2.5.1 Lễ hội Roóng Poọc của đồng bào dân tộc Giáy ở Tả Van (SaPa)... 31
2.5.2 Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên Quang............................................................................................33
Chương 3: GIÁ TRỊ, THựC TRẠNG YÀ MỘT SỔ GIẢI PHÁP GIỮ
GÌN NÉT VĂN HĨA Ở LẺ HỘI LỊNG TỊNG ......................................... 36

3.1 Giá trị của lễ hội Lồng Tồng.......................................................................36
3.1.1 Giá trị văn hóa.....................................................................................36
3.1.2 Giá trị Lịch s ử .....................................................................................37
3.1.3 Giá trị kinh t ế ...................................................................................... 38
3.1.4 Giá trị xã hội trong đời sống đương đại............................................ 38
3.2 Thực trạng và giải pháp giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội Lồng Tồng38
3.2.1 Thực trạng..............................................................................................38
3.2.1 Giải pháp giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội Lồng Tồng...................... 39


3.2.1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nângcao nhận thức

về

giữu gìn nét văn hóa trong lễ hội Lồng Tồng................................. 39
3.2.1.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vàbiện pháp quản lí của
lãnh đạo của Tỉnh đối với Lễ hội Lồng Tồng................................. 40
KẾT LUẬN.........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đề tài
Từ xưa đến nay lễ hội là một món ăn tinh thần khơng thế thiếu đối với
mỗi người dân Việt. Lễ hội cũng là nơi thế hiện truyền thống quý báu cho dân
tộc, đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, là nơi mọi người cùng sinh
hoạt văn hóa, giao lưu cộng cảm trong khơng khí thiêng liêng nhưng cũng
khơng kém phần nhộn nhịp. Lễ hội được tổ nhằm tưởng nhớ và tôn vinh
những hiện tượng tự nhiên được định danh là các vị thần, các vị anh hùng có

thật trong lịch sử dân tộc, các vị tố nghề...
Đen với bất kì vùng miền nào trên đất nước Việt Nam vào bất kì một
khoảng thời gian nào trong năm đều thấy sự xuất hiện và tồn tại của các lễ
hội. Lễ hội là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc về nhiều mặt
của đời sống (chính trị, văn hóa xã hội, tơn giáo tín ngưỡng ...) của cư dân
vùng lúa nước. Đa phần các lễ hội đều diễn ra trong khoảng thời gian vào
mùa xuân. Đó là mùa chuyển giao thời vụ, cũng là thời điểm giao mùa hết
đông sang xuân, khi tiết trời đẹp, ngày tháng nông nhàn, cư dân có điều kiện
về thời gian cũng như về tinh thần để tổ chức lễ hội. Bởi thế mà dân gian có
câu " Tháng giêng là tháng ăn chơi ". Lễ hội ngồi mục đích tưởng nhớ cơng
ơn, tri ân các vị thần để cầu cho một năm mới may mắn, một vụ mùa bội
thu, một cuộc sống sung túc, cịn là nơi đế người dân giải trí, nghỉ ngơi sau
một vụ mùa, một năm lao động vất vả.
Mỗi lễ hội lại có những đặc trưng, những nét văn hóa riêng biệt. Lễ hội
Lồng Tồng là một lễ hội như vậy. Lồng Tồng theo cách gọi của người Tày Nùng là lễ hội xuống đồng với nhiều nghi thức và thành phần lễ hội sinh
động. Vào ngày hội, tất cả mọi người trong thôn, bản đều tham gia làm lễ.
Nhà nào cũng có mâm cúng, gà luộc, bánh chưng, xôi đỏ, xôi vàng, trứng
nhuộm màu...những ước mơ, những khát vọng về cuộc sống ấm no, sinh sôi

1


nảy nở, an lành đều được gửi gắm vào đó. Qua lễ hội Lồng Tồng cho chúng ta
thấy được nhiều nét văn hóa, phong tục của dân tộc Tày như hát Then (hát
hội), các điệu múa... Lễ hội Lồng Tồng đã có từ rất lâu đời, được truyền từ
đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc Tày. Lễ hội Lồng Tồng
cũng như lễ xuống đồng của người Kinh đều mang đậm dấu vết tín ngưỡng
phồn thực và thành phần lễ hội sinh động. Tại Lễ hội, mỗi sản vật được dâng
lên cúng trời đất, Thần Nông đều mang một ý nghĩa thể hiện được sự giao hoà
của trời đất, là thành quả lao động của những bàn tay cần cù, chịu khó, chắt

chiu làm lụng, thể hiện sự cảm tạ trời đất, các vị tiền nhân, thánh thần luôn
phù hộ, che chở cho nhân dân được thuận lợi và bội thu trong sản xuất, an
khang trong đời sống.
Lễ hội Lồng Tồng là một lễ hội dân gian giàu bản sắc và sinh động
trong các dạng thức biểu hiện, tuy nhiên trước nguy cơ đồng nhất về văn hố
cần có sự phục dựng và bảo tồn kịp thời để không mất đi một lễ, hội đầy ý
nghĩa trong ngày xuân và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở các
tỉnh miền núi phía Bắc. vấn đề bảo tồn và phát huy những đặc điểm đặc sắc
của văn hóa lễ hội Lồng Tồng là cần thiết.
Tuy không phải là người dân tộc Tày, nhưng tôi đang sinh sống ở Lào
Cai, đã được chứng kiến quá trình chuẩn bị lễ hội Lồng Tồng và thưởng thức
văn hóa trong lễ hội, với những giá trị truyền thống tốt đẹp, đã làm cho tôi
thêm yêu con người và mảnh đất nơi đây, thêm yêu cái tưng bừng, sinh động
của khơng khí lễ hội mỗi khi xn về. Với tình yêu văn hóa lễ hội, phong tục
tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tày, tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Lễ hội Lồng Tồng - Nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh
Lào Cai” làm đề tài khóa luận.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiếu về lễ hội Lồng Tồng có rất nhiều bài viết, nghiên cứu, những
thước phim trên các bài báo, tạp chí, Internet...Tuy nhiên, chưa có bài viết nào

2


đi sâu nghiên cứu về đề tài này. Dưới đây là một số bài viết, nghiên cứu về lễ
1_ ^ *

T

Л


_

ГТЧ Ạ

hội Lông Tong:
“Các lễ hội ở Lào Cai” trên trang Web “Du lịch SaPa”; “Lễ hội Lồng
Tồng đặc sắc của SaPa” trên trang Web “Du lịch Khát Vọng Việt”...
Còn rất nhiều các nguồn tư liệu khác cũng tìm hiểu và nghiên cứu về đề
tài này. Tuy nhiên, trên các bài viết được kế ra ở trên chủ yếu nói rất chung
chung về lễ hội. Hầu hết các bài báo chỉ trình bày tóm tắt nội dung của lễ hội
thơng qua phần lễ và phần hội của lễ hội Lồng Tồng cùng với một số hình ảnh
minh họa cho lễ hội. Các bài báo chỉ khai thác lễ hội ở một khía cạnh hẹp, chỉ
mang tính chất liệt kê những trò chơi, trò diễn trong lễ hội mà chưa khai thác
sâu vào những nét văn hóa nổi bật, những giá trị văn hóa cần được lưu giữ và
bảo tồn. Ngồi ra, các bài viết, tư liệu trên chưa đánh giá được kĩ thực trạng
phát triển được lễ hội để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm khơi phục
những giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một hoặc các biện pháp
để phát triển lễ hội, biến lễ hội thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.
Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được của
những người đi trước, cùng với việc nghiên cứu, tìm hiếu của bản thân.
Thơng qua bài khóa luận của mình em mong muốn góp phần nào đó cơng sức
vào việc bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống cũng như đưa ra
một số giải pháp nhằm phát triển và biến lễ hội Lồng Tồng từ phạm vi lễ hội
bản địa trở thành một điểm du lịch văn hóa hấp dẫn khách du lịch.
3. Mục đích và nhiệm yụ nghiên cún
3.1.Mục đích nghiên cứu
Khắng định giá trị văn hóa của lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai.
Góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống
của đồng bào dân tộc Tày ở Lào Cai.


3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát văn hóa lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Lào Cai.
Tìm hiểu và chỉ ra những nét văn hóa đặc sắc, đặc điểm riêng biệt trong
lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở Lào Cai với các tỉnh khác ở phía Bắc.
Tìm ra phương hướng, giải pháp để bảo tồn và phát huy những nét văn
hóa đặc sắc của lễ hội Lồng Tồng ở Lào Cai.
4. Đối tượng nghiên cún và phạm vi nghiên cún
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lễ hội Lồng Tồng - nét đẹp văn hóa của đồng
bào dân tộc Tày ở Lào Cai.
4.2. Phạm vỉ nghiên cún
Địa bàn: tỉnh Lào Cai
5. Phương pháp nghiên cún
Phương pháp thu thập tài liệu: Áp dụng khi bắt đầu nghiên cứu đề tài.
Nguồn tư liệu được lấy từ Internet và tài liệu sách, báo, tạp chí...
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Thực hiện trên cơ sở nguồn
tài liệu đã thu thập, tiến hành xử lí và chọn lọc tài liệu liên quan phục vụ cho
đề tài “Lễ hội Lồng Tồng - nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tày ở Lào
Cai”.
Phương pháp so sánh - đối chiếu: so sánh sự thay đối của lễ hội Lồng
Tồng xưa và nay, nét khác biệt so với các tỉnh khác trong khu vực phía Bắc có
lễ hội Lồng Tồng.
Phương pháp điền dã và tổng kết thực tiễn: thực hiện quan sát, phỏng
vấn, tìm hiếu, nghiên cứu và tống kết trong q trình điền dã thực tế.
6. Đóng góp của khóa ỉuận
Nâng cao hiểu biết về lễ hội Lồng Tồng.

Đánh giá thực trạng của lễ hội Lồng Tồng.

4


Sử dụng kết quả đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp giữ gìn nét
văn hóa trong lễ hội Lồng Tồng.
Quảng bá hình ảnh của lễ hội chùa Lồng Tồng ra phạm vi cả nước.
7. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Khóa luận tốt nghiệp được
chia làm 3 chương. Cụ thể đó là:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Lễ hội Lồng Tồng - Nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tày ở
tỉnh Lào Cai
Chương 3: Giá tộ, thực trạng và một số giải pháp gìn giữ nét văn hóa ở lễ hội
T

À

ГТЧ A

Long Tong

5


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐÈ CHƯNG

1.1 KHÁI QUÁT VẺ DÂN TỘC TÀY

1.1.1 Tộc danh và địa bàn phân bố của dân tộc Tày
Tên gọi: Thổ.
Nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí.
Ngơn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái Kadai).
Lịch sử: người Tày có mặt ở Việt Nam rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên
niên kỉ thứ nhất trước Công Nguyên.
Địa bàn cư trú: người Tày chủ yếu phân bố ở các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc (hơn 1,4 triệu người), đông nhất ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Son,
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Cạn. Trong thời gian gần đây
người Tày bắt đầu di cư tới một số tỉnh như Tây Nguyên, Đăk Lăk, Lâm
Đồng.
1.1.2 Hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc Tày
Kinh tế nông nghiệp
Người Tày là cư dân nơng nghiệp có truyền thống làm mộng nước, từ
lâu đời đã biết thâm canh và biết áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như
đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có tập qn
đập lúa ở ngồi ruộng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng
dậu gánh thóc về nhà. Ngồi lúa nước người Tày còn làm nương rẫy, soi bãi
và phát triển vườn tược theo lối truyền thống. Nương rẫy là một hình thức sản
xuất cổ truyền, có nguồn gốc từ lâu đời. Trên nương rẫy, đồng bào tiến hành
trồng các cây ngũ cốc như: ngô, khoai, sắn. Những nương đã trồng một hai vụ
lúa, ngô người ta dùng đế trồng đậu đế tận dụng được đất, vừa tái tạo đất.

6


Sau trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế quan trọng. Trước đây,
người Tày vẫn chú ý đến việc chăn ni các loai gia súc, gia cầm như: trâu,
bị, lợn, gà...nhưng chủ yếu là chăn thả chứ ít làm chuồng trại kiên cố. Từ khi
có chính sách khuyến nơng của Đảng và Nhà nước, đồng bào đã biết áp dụng

các thành tựu khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi. Các loại gia súc, gia cầm đã có
chuồng trại on định, nuôi các giống vật nuôi cho năng suất cao như: lợn siêu
nạc, gà siêu nạc... Nhờ vậy, chăn nuôi khơng chỉ phục vụ nhu cầu của đồng
bào mà cịn tạo ra sản phấm để trao đổi, buôn bán tạo thêm thu nhập cho gia
đình. Có thể nói đồng bào dân tộc Tày đã đưa kinh tế hàng hóa vào trong chăn
ni. Ngồi ra đồng bào cịn chú trọng ni cá. Hầu như gia đình nào cũng có
ao ni cá, vừa để cải thiện đời sống vừa để tạo cảnh quan mơi trường đẹp
hơn. Neu là ao chun canh thì đồng bào thả nhiều loại cá khác nhau như: cá
chép, cá trôi, cá mè, cá rô phi...
Bên cạnh trồng lúa và chăn ni người Tày cịn săn bắn, hái lượm. Sau
buối làm nương rẫy người Tày hái thêm rau rừng, nấm, măng, bắt cá suối, đây
là hoạt động kiếm sống tự nhiên khá phát triển của đồng bào dân tộc Tày.
Kinh tế thủ cơng nghiệp
Ngồi ra, người Tày cịn phát triển nghề dệt. Nghề dệt đã gắn chặt với
phong tục cưới xin truyền thống của người Tày từ bao đời. Đe chuẩn bị về
nhà chồng, các thiếu nữ người Tày phải tự tay dệt nhiều vỏ gối, vỏ chăn, vỏ
đệm để biếu những người thân trong gia đình chồng. Ngồi ra, nghề đan lát
của người Tày tạo ra các sản phấm phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt như: dần,
sàng, gùi, phên...
1.1.3 Quan hệ xã hội của đồng bào dân tộc Tày
Quan hệ cộng đong làng bản
Người Tày có tập quán cư trú thành làng bản. Bản là đon vị tụ cư của
nhiều dòng họ lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và quy

7


định riêng. Quy mô của các bản vừa và nhỏ, mỗi bản có từ 30 đến 60 nóc nhà.
Làng bản của người Tày thường được tạo dựng ở các thung lũng ven suối hay
có đồi núi bao quanh. Mỗi bản có phạm vi cư trú, đất đai trồng trọt riêng,

đường phân giới thường là đường mòn, khe núi, con suối được công nhận
theo quy ước của dân bản. Mặc dù, các quy định đó khơng được thành văn
nhưng do sự tôn trọng và tin tưởng nhau nên dân bản đều công nhận. Ý thức
về địa vực cư trú ấy được truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi bản thường có
các nghi lễ chung liên quan đến nghề nơng, chăn nuôi, lễ cúng thổ thần, lễ
xuống đồng... nhằm cầu mong cho con người, cây trồng, vật nuôi được phát
triển, ấm no, hạnh phúc. Thông qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hóa tinh
thần mà mỗi thành viên trong bản dù đồng tộc hay khác tộc đều đoàn kết,
giúp đỡ, tương trợ, hịa thuận với nhau.
Quan hệ dịng họ
Thơng thường những người có cùng dịng họ trong một bản hoặc vài
bản khác nhau luôn giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất.
Chẳng hạn, khi con gái của gia đình nào trong dịng họ có người đến dạm hỏi,
gia đình phải có lời mời anh em thân tộc đến hỏi ý kiến. Trong quan hệ dòng
họ, về nguyên tắc hôn nhân thực hiện nguyên tắc hôn nhân ngoại tộc. Điều
này có nghĩa là phải thực hiện hơn nhân với người ngồi dịng họ, những
người cùng dịng họ khơng được kết hơn với nhau.
Quan hệ gia đình
Gia đình của người Tày là gia đình phụ hệ, quan hệ huyết tộc theo dịng
họ của cha, tính chất phụ quyền ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến Nho giáo.
Trước đây, gia đình người Tày cịn tồn tại nhiều gia đình lớn với nhiều thế hệ
chung sống cùng với nhau. Ngày nay, các gia đình chủ yếu là hai thế hệ bố
mẹ và con cái. Con cái sinh ra lấy theo họ của bố. Mỗi gia đình là một đơn vị
kinh tế độc lập, có tài sản riêng, đồng mộng riêng, tiêu dùng riêng. Chủ gia


đình là người cha, người chồng. Chủ gia đình là chủ tất cả các tài sản, là
người quyết định tất cả mọi việc trong gia đình. Điều khiến hoạt động sản
xuất, sinh hoạt, cúng bái và người thay mặt gia đình giải quyết các cơng việc
bên ngồi. Trong khi tiến hành cơng việc người chủ gia đình có thể bàn bạc

với các thành viên trong gia đình, song quyền quyết định vẫn là do người chủ
gia đình.
Tính chất phụ quyền trong gia đình người Tày khơng chỉ thể hiện qua
vai trò của người cha, người chồng mà còn thể hiện qua việc thừa kế tài sản chỉ có con trai mới được thừa hưởng tài sản. Tài sản để phân chia bao gồm:
ruộng đồng, trâu, bò, lợn, lúa gạo, rừng, tài sản trong gia đình, cơng cụ sản
xuất... Người Tày có tục nhận con ni, nhận bạn Tồng kể cả trong trường
họp khác dân tộc.
1.1.4 Tín ngưỡng dân gian
Người Tày khơng có một tơn giáo chính thống nào nhưng là xã hội ảnh
hưởng của đa giáo, trong đó có Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo kết hợp với các
tín ngưỡng dân gian.
Thờ cúng tố tiên và các vị thần che chở trong gia đình
Một hình thức thờ cúng quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của
người Tày đó là thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, gia đình nào cũng có một bàn thờ
cúng tổ tiên được đặt ở gian giữa nhà, đây là nơi tôn nghiêm nhất. Người Tày
thường thắp hương thờ cúng tổ tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
với những đồ lễ đơn giản như: hoa quả, rượi hay nước sạch. Vào các ngày lễ
tết, lớn nhất là Tet nguyên đán và Rằm tháng Giêng thì cỗ cúng thường được
sắm sửa, bày biện đầy đủ, thịnh soạn, đủ các loại bánh trái, thịt gà, thịt lợn...
Bên cạnh đó, người Tày cịn thờ cúng thần bếp: người Tày cho rằng
thần bếp là vị thần cai quản theo dõi công việc làm ăn trong nhà trong suốt cả
năm để cuối năm lên trình với Ngọc Hồng. Người Tày thờ thần bếp ngay

9


trong bếp nhà mình, ngày mùng 1 và rằm chỉ thắp hương, khấn vái và cho đến
23 tháng Chạp mới phải có lễ vật.
Thờ thổ cơng: đây là vị thần che chở, bảo vệ cho cả bản làng. Theo
quan niệm của người Tày thì vị thần này có thật, có công lao xây dựng bản

làng. Khi qua đời được nhân dân nhớ ơn, thờ làm thần bản mệnh của cacr
làng. Thờ thố công ở đầu hay cuối bản đều được, ở nơi thờ có cây to, nơi có
nhiều người qua lại.
Một sô nghỉ lê liên quan đên sản xuât
Vào dịp đầu xuân người Tày thường tổ chức lễ hội Lồng Tồng nhằm
cầu mong mưa thuận gió hịa, một năm mùa màng bội thu, gia đình yên ấm no
đủ. Khi cày bừa xong, khi gieo mạ, lúc lúa ra đòng, khi gặt hái đồng bào cũng
đều tổ chức một lễ cúng nhỏ cho thần ruộng và thần lúa. Đặc biệt là lễ cơm
mới. Khi lúa bắt đầu chín, gia chủ hái vài bông đặt lên bàn thờ tố tiên với ngụ
ý mời tổ tiên về chứng giám. Sau đó, họ thổi cơm từ những bông lúa gặt về để
cúng tố tiên và thần thánh, mời anh em, họ hàng đến ăn uống mừng cho mùa
vụ bội thu.
Khơng chỉ có tín ngưỡng dân gian phong phú mà người Tày cịn có đời
sống văn hóa tinh thần hết sức đa dạng thể hiện qua các làn điệu dân ca như:
hát then, hát lượn, phong slư, truyện nơm, tục ngữ, câu đố...
1.1.5 Văn hóa vật chất của đồng bào dân tộc Tày
Văn hóa âm thực
Trước kia, ở một số nơi người Tày ăn nếp là chủ yếu và hầu như gia
đình nào cũng có ninh và chõ đồ xôi. Trong các ngày tết, ngày lễ thường làm
nhiều loại bánh trái như bánh chưng, bánh giày, bánh gai, bánh dợm, bánh
gio...đặc biệt có món bánh hấp dẫn nhân bằng trứng kiến và cốm được làm từ
thóc nếp non hơ lửa rồi rang hoặc giã.

10


Bữa ăn quen thuộc trong ngày được phân bố như sau: có hai bữa chính
(bữa trưa và bữa tối), bữa phụ thì có người ăn người khơng, bữa phụ thường
là bữa dành cho người già và trẻ nhỏ. Bữa ăn hàng ngày thường có các món
như: món thịt, cá, rau tự trồng hoặc hái trên nương rẫy... Phương thức chế

biến món ăn của người Tày cũng đa dạng bao gồm chế biến dùng lửa (món
rán, nướng, xào, quay...) và khơng dùng lửa (thịt lạp, thịt chua,...).
Các món ăn từ rau rừng ngồi giá trị ẩm thực cịn chữa bệnh rất tốt. Có
thể kể đến hàng chục loại rau rừng thường xuyên được dùng trong các bữa ăn
của người Tày như: rau bò khai, rêu đá, rau chuối rừng, hoa ban... Trong số
đó, có rất nhiều loại mà du khách khơng thể bỏ qua khi được thưởng thức
hoặc mua về cho người thân. Cách chế biến của người Tày cũng rất đa dạng,
vừa đem lại cảm giác mới lạ, vừa tạo mỹ quan lại kết hợp hài hòa giữa các vị
đắng - cay - mặn - ngọt. Nhiều loại rau rừng dùng để ăn ghém như cỏ mần
trầu, rau bò khai, rau ngót rừng... Người Tày thường ăn các món như:
Cơm tẻ: cơm là món ăn chính hàng ngày của người Tày. Gạo tẻ vào nồi
nấu cùng nước. Khi nước cạn đem đặt nồi cạnh bếp đến khi chín.
Xơi: là món ăn đặc trưng của người Tày. Gạo nếp đồ trong chõ xơi.
Người Tày thường ăn xơi trắng, ngồi ra cịn một số loại xơi khác như: xơi
màu, xơi rau ngót rừng, xôi trứng kiến... Xôi màu là xôi mà gạo nếp được
nhuộm thành các màu xanh, tím, vàng. Gạo được trộn bằng nhiều loại lá cây
khác nhau thành nhiều màu khác nhau.
Cơm lam: là món ăn đặc trưng của người Tày. Trước tiên, người ta
ngâm gạo nếp rồi cho vào ống tre non cùng một ít nước. Đậy nút lá chuối kín
rồi nướng trên bếp lửa hoặc đồ lên cho chín. Đe ống tre nguội, bóc vỏ ống tre
để lại lóp lót mỏng của tre bao quanh cơm. Khi ăn dùng dao sắt thành từng
khúc nhỏ.

11


Cá nướng và cá sấy: là cách chế biến thường thấy nhất của người Tày.
Cá làm sạch rồi xiên vào que nướng, khi chín gỡ cá ra và chấm với nước
chấm. Khi có nhiều cá thì người ta đem sấy khô.
Thịt lợn tái: thịt lợn lạc thái mỏng rồi trộn với ít muối, vắt chanh vừa

đủ cho thịt tái. Món này thường để nhắm rượu.
Bánh chưng: đồ lên sẽ được xơi nhiều màu. Ngun liệu chính làm
bánh là gạo nếp, nhân bánh làm bằng đỗ, thịt, hành hoặc lạc. Gạo nếp vo đãi
sạch, sau đó gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Bánh ăn trong Tet Nguyên đán
và Rằm tháng Bảy.
Bánh dày: thường làm vào dịp lễ hội, cưới xin. Bánh to, tròn, thường
làm để biếu. Bánh nhỏ làm để nhà ăn hoặc cúng. Bánh có thể có nhân hoặc
khơng, nhân làm bằng đậu, lạc, vừng, đường... Có loại bánh được nhuộm đỏ,
có loại được vẽ hoa văn trên mặt bằng phẩm đỏ, vàng. Có loại làm bằng bột
gạo và lá ngải để ăn vào Tet Thanh minh.
Một so đồ uống của người Tày
Người Tày thường ngày uống nước xôi để nguội, lá vỏ cây rừng. Khi đi
lên nương hay rừng thì họ thường uống nước khe suối.
Trong đời sống của người Tày, rượu là một nét văn hóa ẩm thực đặc
sắc và gắn bó với cuộc sống đồng bào từ lâu đời. Rượu của người Tày được
làm từ gạo, ngơ, khoai, sắn, có khi làm từ mật mía, chuối... men dùng ủ rượu
thường làm từ lá rừng nên rượu uống rất êm. Với người Tày, rượu là cách để
chủ nhà thế hiện lịng hiếu khách của mình. Dù quen hay lạ, trước khi bắt đầu
một câu chuyện bao giờ người chủ nhà cũng mời rượu. Có thể nói rượu của
người Tày như “miếng trầu” mở đầu câu chuyện của người Kinh. Điều đặc
biệt trong các cuộc rượu của người Tày đó là hiếm khi xảy ra hiện tượng quá
chén dẫn đến mất tự chủ, xô xát mà thường kết thúc trong sự vui vẻ, thân ái.
Trang phục

12


Bộ trang phục truyền thống của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt,
nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần,
có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngồi. Nhóm Ngạn mặc áo ngắn

hơn một chút, nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao quán khăn thành
chóp nhọn trên đỉnh đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà cịn nhóm Thổ
mặc như người Thái ở Mai Châu (Hịa Bình).
Nhà ở
Người Tày cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh Đông Bắc từ Quảng Ninh,
Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, đến
Lào Cai... Họ thích sống thành bản làng đơng đúc, có bản có hàng trăm nóc
nhà. Ngơi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn, nhà đất lợp mái gianh
và một số vùng giáp biên giới có nhà phịng thủ. Xưa kia nhà sàn được sử
dụng một cách tống hợp, bên trong gồm hai phần: phần trong và phần ngoài,
gắn với nó là tập qn của gia đình. Ở những gia đình khá giả, nhà sàn được
xây dựng bằng gỗ có ván bưng xung quanh và lót sàn, mái lợp ngói, trơng rất
khang trang. Tuy nhiên, ngày nay nhà gạch được xây dựng ngày càng nhiều.
Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn có bộ sườn làm theo
kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, gianh hay
lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc ken bằng liếp nứa.
Khi làm nhà phải chọn đất xem hướng, xem tuổi, chọn ngày tốt. Trong
ngày vào nhà mới, chủ gia đình phải nhóm lửa và giữ ngọn lửa cháy suốt đêm
đến sáng hơm sau.
Trong nhà phân biệt phịng nam ở ngồi, nữ ở trong buồng. Phố biến là
loại nhà đất 3 gian 2 mái (khong có chái), tường trình bằng đất hoặc đan liếp
nứa, bưng gỗ xung quanh, mái lợp lá cọ, gianh hoặc ngói hoặc tấm
Prơximăng. Bố trí mặt bằng sinh hoạt một cách thống nhất qua từng vị trí

13


trong ngôi nhà. Người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15
đến 20 hộ, có quan hệ gần gũi.
Вер của người Tày rất quan trọng. Tùy theo nhà rộng hay hẹp mà họ

thường bố trí từ 1 đến 2 cái bếp. Вер bên ngoài giành cho chủ và khách là
nam giới, bếp bên trong giành cho bà chủ và khách nữ giới. Thông thường,
người Tày thường làm bếp mới khi dựng nhà mới. Và bếp đó sẽ được sử dụng
theo đúng tuổi thọ của ngôi nhà. Sàn nhà sẽ được khoét xuống một ô vuông
để làm bếp. Tùy theo nhà lớn hay nhỏ để tạo kích thước bếp, nhưng thông
thường mỗi bề khoảng lm và được kê chắc chắn bằng loại gỗ tốt. Những
người đàn ông trong gia đình sẽ dùng đất sét nhuyễn nện chặt vào ô vuông để
làm nền. Nen bếp thường nằm thấp hơn sàn nhà khoảng 5 cm. Theo truyền
thống, người Tày dùng ba hòn đá để kê lại làm đầu rau bếp. Tuy nhiên, hiện
nay nhiều gia đình đã dùng kiềng ba chân. Phía trên bếp là giàn bếp gồm hai
tầng. Tầng trên là nơi chứa những đồ dùng cồng kềnh, ít sử dụng đến. Tầng
dưới treo lọ muối, lọ mở, hạt giống... hoặc đồ mới đan lát xong.
Giống như người Kinh, người Tày cũng thờ Táo quân và lập bàn thờ
ngay bên bếp. Họ không bao giờ gõ vào đầu rau bếp hay nhố bọt vào bếp lửa.
Người Tày cũng cúng tiễn ông Táo về chầu Trời vào ngày 23 tháng Chạp.
Nhưng họ khơng đón ơng Táo vào chiều 30 mà đón vào tối mùng 1 tết. Người
Tày cho rằng nếu đón ơng Táo q sớm, dễ gặp phải ơng Táo “háu ăn” sẽ
thường xuyên quấy rầy gia đình, nên cúng muộn hơn về tối mong đón được
ơng Táo “điềm đạm” hơn trong năm mới.
Cưới xin
Nam nữ được tự do tìm hiếu, u đương nhưng có thành vợ thành
chồng hay khơng lại tùy thuộc vào bố mẹ hai bên và số mệnh của họ có hợp
nhau hay khơng. Vì thế, trong q trình đi tới hơn nhân phải có bước nhà trai
tới xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình. Sau khi cưới cơ dâu ở

14


nhà bố mẹ đẻ cho tới khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hắn bên nhà
chồng.

Sinh đẻ
Khi có mang cũng như thời gian đầu sau khi đẻ, người phụ nữ phải
kiêng cữ nhiều thứ khác nhau với ước muốn được mẹ trịn, con vng, đứa bé
chóng lớn khỏa mạnh và tránh được những vía độc hại. Sau khi sinh được ba
ngày thì làm lễ cúng tẩy vía và lập bàn thờ bà mụ. Khi đầy tháng làm lễ ăn
mừng và đặt tên cho bé.
Ma chay
Đám ma thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục
đích báo hiếu và đưa linh hồn người chết về thế giới bên kia. Sau khi chôn cất
được 3 năm làm lễ mãn tang, đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên. Hàng
năm, họ tố chức cúng giỗ vào một ngày nhất định.
h ễ tết
Hằng năm, người Tày có nhiều lễ tết với những ý nghĩa khác nhau. Tet
Nguyên Đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng Bảy cúng các vong hồn là các
ngày tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả. Lễ hội Lồng Tồng mở đầu cho
mùa vụ mới tổ chức vào tháng Giêng, Tet gọi hồn trâu, bò được tổ chức vào
ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cày cấy và tết cơm mới được tổ chức
trước khi thu hoạch là cái tết rất đặc trưng cho dân nông nghiệp lúa nước.
Văn học, văn nghệ
Người Tày có nhiều làn điệu dân ca như lượn, phong slư, là lối hát giao
duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng. Người ta thường lượn trong hội
Lồng Tồng, trong đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản. Ngồi
múa trong nghi lễ ở một số nơi cịn có múa rối bằng gỗ khá độc đáo và hấp
dẫn.

về trò chơi, trong ngày hội Lồng Tồng nhiều trò chơi được tổ chức như

15



ném còn, đấu vật, kéo co, trẻ con đánh củ quay, đánh khăng, đánh chất, chơi
/V

0 ...

1.2. Khái quát về tỉnh Lào Cai và dân tộc Tày ở Lào Cai
1.2.1. Khái qt về tĩnh Lào Cai

Bản đơ hành chính tỉnh Lào Cai
Lào Cai là bắt nguồn từ địa danh khu đơ thị cổ “Lão Nhai” có nghĩa là
“Phố cổ”. Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được thành lập, tên đô thị cổ trở
thành tên của tỉnh Lào Cai. Thời dựng nước, Lào Cai là trung tâm kinh tế,
chính trị quan trọng của vùng thượng lưu sông Hồng. Nhiều nhà sử học cho
rằng, Lào Cai là quê hương của Thục Phán An Dương Vương. Thời phong
kiến, Lào Cai là địa bàn của châu Thủy Vĩ, Châu Văn Bàm và một phần đất
Chiêu Tấn, phủ Qui Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được
thành lập với hai châu là Thủy Vĩ và Bảo Thắng và các đại lý Mường
Khương, Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà và đặc khu Sapa. Năm 1955, huyện

16


Phong Thố chuyến sang khu tự trị Thái Mèo về sau thuộc tỉnh Lai Châu.
Ngày 1/1/1976, ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ được sáp nhập thành tỉnh
Hoàng Liên Sơn. Ngày 1/10/1991, tỉnh Lào Cai được tái thành lập.
1.2.1.1. Vi trớ ia lớ, ia hỡnh, khớ hõu
ã

ã


7

ã

7

ô

Lo cai l một tỉnh miền núi nằm ở phái Bác Việt Nam, cách Hà Nội
296 km theo đường sất và 375 theo đường bộ. Tỉnh có 203,5 km đường biên
giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sơng suối và 59,2
km là đất liền. Phía Bắc tỉnh Lào Cai giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc;
phía Nam giáp tỉnh n Bái; phía Đơng giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp
tỉnh Sơn La và Lai Châu. Hiện nay tỉnh có 10 đơn vị hành chính (1 thành phố,
1 thị xã và 8 huyện).
Địa hình tỉnh Lào Cai đặc trưng là núi cao xen kẽ với đồi núi thấp, bị
chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ,
đường sắt chạy qua vùng trung tâm của tỉnh. Các huyện miền núi nằm bao
quanh hành lang trung tâm này từ Đông - Bắc sang Tây - Nam, gồm nhiều
dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống.
Những vùng có độ dốc trên 25 độ chiếm tới 80% diện tích đất đai của tỉnh.
Địa hình tựu nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi từ 80 m trên mực nước biển
lên tới 3.143 m trên mực nước biển tại đỉnh Phan Si Păng, đỉnh núi cao nhất
Việt Nam. Địa hình núi với các kiểu khí hậu đã tạo nên một mơi trường đa
dạng.
Khí hậu có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rất rõ rệt do bị chi phối
bởi nhiều yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một
số tiểu vùng á nhiệt đới và ôn đới thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp,

c, cao nhất là 36 độ с và thấp

nhất là 10 độ c. Riêng Sapa nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ c.
chăn ni... Nhiệt độ trung bình từ 22 - 24 độ

17


1.2.1.2. Tiềm năng kỉnh tế
Lào Cai có vị trí địa lí thuận lợi, nơi có hai con sơng Hồng và sơng
Chảy, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Lào Cai nối tiếng với khu du lịch
SaPa là nơi có khí hậu và thời tiết mát mẻ vào mùa hè hấp dẫn khách du lịch.
Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên
rừng rất phong phú là cơ sở để phát triển nông - lâm nghiệp.
Cặp cửa khấu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang
kinh tế Cơn Minh - Hải Phịng, là cửa ngõ lớn thuận lợi phát triến du lịch và
thương mại giữa Việt Nam với phái Tây Nam Trung Quốc. Lào Cai hội tụ tất
cả thuận lợi về đường sắt, đường bộ, đường sơng và tương lai có cả đường
hàng khơng. Là cửa khẩu duy nhất nằm ngay tỉnh lỵ, có hệ thống hạ tầng và
dịch vụ khá phát triển.
Tiềm năng phát triển du lịch: Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển du
lịch với các loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hóa. Thiên nhiên ban
tặng cho Lào Cai nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh
như Sapa, Bắc Hà, Bát Xát... Trong đó, khu du lịch Sapa nổi tiếng trong nước
và quốc tế, là trọng điểm du lịch quốc gia. số khách du lịch đến Lào Cai năm
2002 là 350.000 khách, khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tết đạt 1,4
triệu người năm 2002. Tiếp giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, một trong
4 tỉnh, thành phố có kinh tế du lịch phát triển nhất Trung Quốc, du khách Vân
Nam đều muốn qua du lịch ở Việt Nam qua cửa khấu quốc tế.
1.2.2 Khái quát về nguxri Tày ở Lào Cai
Lào cai là một tỉnh có 27 dân tộc anh em chung sống. Trong đó, người

Tày chiếm 82.516 người (chiếm 15,84% dân số toàn tỉnh).
Dân tộc Tày ở Lào Cai chủ yếu phân bố tại các huyện Bảo Thắng, Bảo
Yên, Văn Bàn.

18


T R U N G

g u ố c

Dân tộc Tày ở Lào Cai cũng giống như dân tộc Tày ở các nơi khác có
nền kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu. Họ thường định cư ở các thung lũng ven
sông, suối. Họ canh tác lúa nước là chính. Bên cạnh đó, họ cịn phát triển
trồng trợt các cây như ngơ, khoai, sắn và các loại hoa màu, chăn nuôi. Mà
nông nghiệp lại phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Vì vậy, việc cầu cho mùa
màng tốt tươi là nguyện vọng tha thiết của họ, chính vì vậy từ xa xưa họ đã
tin vào các vị thần linh, mong được thần linh phù hộ. Trời có cho mưa thuận
gió hịa thì mùa màng mới tươi tốt, nhân dân mới no ấm, do vậy ngoài việc
thờ thần linh, tin tưởng vào sức mạnh của thần linh, người Tày còn tiến hành
các nghi lễ cầu mưa, cầu phúc, cầu lành.
Dân tộc Tày ở Lào Cai hằng năm tổ chức lễ hội Lồng Tồng vào sau tết
Ngun Đán, đây chính là nghi lễ nơng nghiệp cổ xưa của họ.

19


CHƯƠNG 2
LỄ HỘI LỊNG TỊNG - NÉT ĐẸP VĂN HĨA CỦA ĐÒNG BÀO
DÂN TỘC TÀY Ờ LÀO CAI

2.1 Khái niệm lễ hội
Trên thế giới, dân tộc nào cũng có lễ hội. Nó như là một loại hình sinh
hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt manh tính tập thế nhằm thỏa mãn nhu cẩu tâm
linh, củng cố ý thức cộng đồng. Lễ hội chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của
đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội - tâm lí, tính cách và tín ngưỡng, tơn giáo
của các tộc người trên khắp hành tinh của chúng ta.
Tuy nhiên, lễ hội phát huy giá trị và phát triến mạnh mẽ nhất ở những
vùng cư dân quần tụ trong tinh thần cộng đồng làng xã, như cư dân nông
nghiệp ruộng nước, nông nghiệp nương rẫy và cả cư dân ở những vùng ven
biển, đầm phá... Đối với cư dân nương rẫy, do sống trong môi trường khắc
nghiệt của vùng rừng núi, họ phải cố kết với nhau để chống lại sự hiểm trở,
hung vĩ của tự nhiên; đối với cư dân nông nghiệp ruộng nước, do nhu cầu thời
vụ và trị thủy họ phải sống quần tụ thành những làng xã ổn định; đối với cư
dân vùng đầm phá ven biển, do nhu cầu nghề nghiệp họ cũng phải cố kết với
nhau trong quan hệ cộng đồng bền chặt... Và chính tinh thần cộng đồng đó là
cái nơi ni dưỡng các hình thức lễ hội; nơi đó dân cư của làng có dịp vui
chơi, giao lưu tình cảm xóm làng, quê hương và gửi gắm cho nhau những ước
vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc...
Lễ hội (hay hội lễ) là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên họp mang
tính cộng đồng cao của nơng dân hay thị dân, diễn ra trong một chu kì khơng
gian và thời gian nhất định. Lễ hội gồm có hai phần: Một là phần lễ, có tính
cách nghiêm trang, vừa để tưởng niệm cơng lao của người mà ngày lễ hội đó
đề cập đến, đồng thời thể hiện sự tôn sùng của nhân dân với đối tượng được
thờ phụng; Hai là phần hội: Là tố chức vui chơi cho cộng đồng. Ví dụ Lễ hội

20


đình Phù Liễn tố chức vào ngày mùng 8 tháng Giêng là một lễ hội.
Như vậy ta nhận thấy lễ hội là một hoạt động văn hóa cố truyền của

làng xã Việt Nam, góp phần tạo nên văn hóa truyền thống. Văn hóa làng
truyền thống là sự lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trải qua bao thăng trầm
của lịch sử dân tộc, kẻ thù của dân tộc có thể cướp được nước, thậm chí có
hàng nghìn năm biến nước ta thành châu, quận như phương Bắc, hàng trăm
năm biến dân ta thành nơ lệ, áp dụng chính sách nơ dịch văn hóa với sức
mạnh của một nền văn minh công nghiệp như thực dân Pháp nhưng không thể
đồng hóa được văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam là nhờ sức sống của
văn hóa làng truyền thống. Việc điều tra khảo sát, nghiên cứu về văn hóa lễ
hội đã góp phần trả về cho lễ hội những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc,
khẳng định vai trò của lễ hội truyền thống của các làng cổ trong điều kiện
hiện nay.
2.1.1 Khái niệm “Lễ”
Theo Từ điển Việt Nam thì “Lễ” là hình thức được tiến hành nhằm
đánh dấu hay kỉ niệm một sự việc, sự việc có ý nghĩa lịch sử. Trong thực tế
“Lễ” có nhiều ý nghĩa và một lịch sử hình thành khá phức tạp.
Theo “Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam” thì “ Lễ” là khái niệm đạo
đức Khổng học có ý nghĩa là hình thức cúng tế, cầu thần ban phát, nghĩa rộng
là những qui tắc của cuộc sống chung trong cộng đồng xã hội. Lễ ở Việt Nam
chú ý tập trung trong các liên quan đến cầu mùa, người an vật thịnh. Có thể
nói, “Lễ” là phần đạo, phần tâm linh của cộng đồng nhằm đáp ứng cho nhu
cầu tín ngưỡng và đảm bảo nền nếp xã hội được hoàn thiện hơn.
Chữ “Lễ” được hình thành từ thời nhà Chu (thế kỉ XII). Lúc đầu “Lễ”
được hiểu là lễ vật của các gia đình quý tộc nhà Chu cúng tế thần, tổ tong gọi
là lễ. Dần dần chữ “Lễ” được mở rộng nghĩa là hình thức, phép tắc để phân
biệt trên, dưới, sanh, hèn hay thứ bậc lớn nhỏ, thân sơ trong xã hộ phân hóa

21



×