Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Rào cản kỹ thuật hàng nông sản Nhật Bản và đối sách của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.58 KB, 41 trang )

RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

LỜI MỞ ĐẦU
Nông sản xuất khẩu hiện nay đang là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu ngày càng cao và chiếm tỉ trọng lớn trong các mặt hàng đang xuất khẩu vào Nhật
Bản.
Trong nhiều năm vừa qua, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng
đầu của Việt Nam. Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với kim
ngạch hai chiều đạt 12,2 tỉ USD vào năm 2007. Bên cạnh Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) (Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản
trong khối ASEAN) thì Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản VJEPA được kí
kết và có hiệu lực đã tạo ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản
nói chung và hàng hóa nông sản nói riêng. Nhất là khi nhu cầu nhập khẩu nông sản của
Nhật Bản đang tăng lên, điều này có thể nhận thấy thông qua những ưu đãi đặc biệt đối
với hàng nông sản trong Hiệp định VJEPA.
Tuy nhiên, Nhật Bản là một thị trường khá khó tính với những yêu cầu nghiêm
ngặt vì mục tiêu đảm bảo sức khỏe, vệ sinh và môi trường. Chính vì vậy, để hàng nông
sản Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản không
phải điều dễ dàng đối với sản xuất nông sản Việt Nam.
Với mục tiêu đưa xuất khẩu nông sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam nói chung và trở thành nhà cung cấp nông sản có uy tín trên thị trường Nhật Bản nói
riêng thì sản xuất nông sản Việt Nam cần bắt đầu phải làm quen và tìm hiểu, tuân thủ theo
những quy định về tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
Phục vụ cho nhiệm vụ đó, chúng tôi quyết định chọn “Rào cản kỹ thuật hàng
nông sản Nhật Bản và đối sách của Việt Nam” là đối tượng nghiên cứu cho bài viết của
mình.
Vì điều kiện thời gian cũng như mức độ hiểu biết của nhóm còn hạn chế, bài tiểu
luận khó tránh khỏi những sai sót. Mong thầy giáo và các bạn thông cảm. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!



1


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

• Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đó nghiên cứu tổng quan về rào cản thương mại nói chung và rào cản
kỹ thuật hàng nông sản nói riêng trên các thị trường lớn; đồng thời nghiên cứu đặc điểm
thị trường hàng nông sản 2 nước Việt Nam - Nhật Bản; từ đó rút ra những lợi thế cũng
như những hạn chế đối với hàng nông sản Việt Nam khi muốn gia nhập thị trường Nhật
Bản. Trong đó, hạn chế lớn nhất là rào cản kỹ thuật hàng nông sản Nhật Bản.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề ra những đối sách trong thời gian tới để
nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng như nâng cao chất lượng, nâng cao vị thế hàng
nông sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Rào cản kĩ thuật hàng nông sản của Nhật Bản và những yêu cầu bức thiết đặt ra đối
với chất lượng hàng nông sản Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn ở việc nghiên cứu rào cản kĩ thuật hàng nông sản ở thị trương Nhật Bản
mà không phải toàn bộ rào cản thương mại hay toàn bộ thị trường thế giới.
• Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp thống kê các số liệu xuất nhập khẩu, so sánh các
yêu cầu đối với hàng nông sản; từ đó tổng hợp, phân tích và đánh giá những rào cản kĩ
thuật hàng nông sản Nhật Bản; đánh giá chất lượng hàng nông sản Việt Nam.
• Bố cục của đề tài: gồm 3 chương chính:
Chương I. Khái quát về rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế

Chương II. Thực trạng về rào cản kĩ thuật hàng nông sản Nhật Bản đối với nông
sản Việt Nam
Chương III. Đối sách của Việt Nam trước rào cản kĩ thuật hàng nông sản Nhật
Bản

2


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

Chương I
KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I.

Rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế

1.

Khái niệm và các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế

1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển không chỉ giới hạn ở thương mại hang
hóa mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như dịch vu, sở hữu trí tuệ, đem lại lơi ích cho
tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế phấn đấu cho nền thương mại tự do toàn cầu là
mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà
cụ thể là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều mà các biện pháp bảo hộ
thuế quan và phi thuế quan ra đời nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Do đó, trong thương
mại quốc tế hiện nay, để thâm nhập vào một thị trường, các doanh nghiệp cần phải vượt

qua hai loại rào cản, đó là:


Hàng rào thuế quan ( Custom duties barriers )



Hàng rào phi thuế quan ( Non tariff – Trade barriers )

Tuy nhiên hiện nay với xu hướng tự do hóa thương mại, hang rào thuế quan giữa
các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn. Do đó,
dù thuế quan là một công cụ bảo hộ thị trường quan trọng nhất và từng có hiệu quả tốt
trước đây nhưng hiện nay vai trò của nó đã bị suy giảm. Bên cạnh hàng rào thuế quan,
một số rào cản plhi thuế khác như quota, quy định giá tính thuế cũng sẽ được bãi bỏ. Tuy
nhiên, đieùe đó không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào các thị
trường khác mà việc tiếp cận và thâm nhập thị trường càng trở nên khó khăn hơn do việc
các quốc gia tăng cường sử dụng những quy định và các yêu cầu thị trường trong các khía
cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng và các vấn đề mội trường xã hội. các quy định này
được gọi chung là các rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (Technical Barriers to International
Trade – TBT) là một hình thức bảo vệ mậu dịch thông qua việc các nước nhập khẩu đưa
ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước hết sức khắt khe. Nếu
hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn được đưa ra đều không được nhập
khẩu vào lãnh thổ nước nhập hàng.
3


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10


Rào cản kỹ thuật chính là các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn cho người tiêu dung
của hàng hóa mà các nước đưa ra đẻ hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào nước mình.
Khi chưa hội nhập với các tổ chức thương mại hay quốc tế, các nước thường áp
dụng ba loại hàng rào: thuế quan, phi thuế quan và rào cản kỹ thuật để hạn chế sức cạnh
tranh của hàng hóa nước ngoài với hàng hóa trong nước. Nhưng sau khi hội nhập, tham
gia vào các tổ chức thương mại tự do của khu vực và thế giới thì các nước sẽ phải xóa bỏ
hạn nghạch, thuế xuất nhập khẩu bằng không hoặc áp dụng cùng một loại thuế suất cho
một nhóm hàng. Do đó, hiện nay, rào cản kỹ thuật là biện pháp rất quan trọng và được các
nước sử dụng ngày càng nhiều. Các quốc gia khi áp dụng rào cản kỹ thuật thường đưa ra
những quy định rất nghiêm ngặt và khó vượt qua về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của
hàng hóa. Vì vậy, rào cản kỹ thuật là một biện pháp hết sức tinh vi và hiệu quả.
Sự khác biệt giữa rào cản kỹ thuật với các loại rào cản trước đây là những quy định
và yêu cầu của thị trường được phát triển từ những mối quan tâm chung của cả Chính phủ
và người tiêu dùng về an toàn, sức khỏe, chất lượng và môi trường. Các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan trước đây nhìn chung là nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.
ngày nay, bảo vệ môi trưdờng và bảo vệ ngừoi tiêu dùng ngày càng đưdọc quan tâm và
thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và lao động.
1.2. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là một hình thức bảo hộ hết sức phức
tạp và tinh vi. Các yêu cầu cầu của các thị trường đặt ra cho hàng hóa nhập khẩu liên quan
đến nhiều khía cạnh như tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, về chất
lượng, về vệ sinh, về an tòan cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao động, về mức độ
gây ô nhiễm môi sinh, môi trường. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia những rào cản đó
thành 3 loại cơ bản sau:


Tiêu chuản về chất lượng và quy cách của sản phẩm




Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng



Tiêu chuẩn về môi trường

1.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm
Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu để hàng hóa có thể thâm nhập vào thị
trường các nước. Người tiêu dùng các nước, đặc biệt là người tiêu dùng ở những nước
4


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

phát triển đều có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng thường ưa chuộng
và đạnh giá cao những hàng hóa được cấp giấy chứng nhận chất lượng. Và các nước cũng
đưa ra nhiều các quy định về chất lượng sản phẩm đối với hàng nhập khẩu để bảo vệ lợi
ích cho người tiêu dùng nước mình. Tuy nhiên, chất lượng là một khái niệm rất rộng và
phức tạp do đó có nhiều nước đã lợi dụng việc đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng để dựng
lên những rào cản về chất lượng đối với hàng nhập khẩu.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối
với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vì nhiều thị trường nhập khẩu bây giờ đều
yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng quốc tế. Người
tiêu dụng có thể yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của những doanh nghiệp này. Nói
cách khác, ISO 9000 có thể được coi như một ngôn ngức xác định chữ tín giữa người sản
xuất và người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp với nhau. Và thực tế cho thấy rằng ở mọi
thị trường nhập khẩu hàng hóa của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thì

dễ thâm nhập thị trường hơn nhiều so với hàng hóa của các doanh nghiệp khác. Đối với
một số chủng lạo sản phẩm thì chỉ những hàng hóa nào có đủ các giấy chứng nhận chất
lượng nhất định và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu thì mới được nhập
vào lãnh thổ nước đó.
Trong các tiêu chuẩn về chất lượng có tiêu chuẩn về hàm lượng và các thành phần
cấu tạo nên sản phẩm. Đối với các chất không cso lợ cho sức khỏe của con người và cho
môi trường sinh thái thì các nước quy định hàm lượng tối thiểu của các chất đó.
Về quy cách sản phẩm, các quốc gia cũng đưa ra các quy định rất chặt chẽ liên
quan đến kích thước, hình dáng thiết kế, độ dài, các chức năng của sản phẩm.
Bao bì, nhãn mác của sản phẩm cũng được quy định chặt chẽ. Bao bì sản phẩm
ngoài các yêu cầu phải phù hợp với việc tái sinh, sử dụng lại và không gây ô nhiễm môi
trường, còn phải đáp ứng các quy định về mẫu mã và kích cỡ bao bì. Việc bao gói và bảo
quản phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để có thể đảm bảo chất lượng của hàng
hóa. Trên bao bì phải ghi rõ các hướng dẫn vận chuyển, lưu kho và cac shướng dẫn
chuyên môn khác bằng các ngôn ngữ cần thiết. Luật pháp của các nước thường quy định
hết sức nghiêm ngặt về việc nhãn đối với hàng hóa. Các nước yêu cầu trên nhẫn hàng hóa
phải ghi đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm và nhà sản xuất bằng các ngôn ngữ
theo quy định của từng nước để giúp khách hàng lựa chọn và đảm bảo an toàn cho khách

5


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

hàng khi sử dụng. Nhãn hàng phải đáp ứng đúng quy định thì sản phẩm mới được được
lưu thông trên thị trường.
Mục đích của các quy định và tiêu chuẩn này là nhằm bảo vệ an toàn và sức khỏe
cho con người, cho động thực vật và môi trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên do sự

chênh lệch về trình độ phát triển nên những quy định này cảu các nước phát triển đã tạo ra
một rào cản rấtkhó vượt đối với hàng hóa của các nước đang và kém pát triển vì những
nước này có trình độ khoa học công nghệ chưa cao nên khó có thể đáp ứng được những
yêu cầu này.
1.2.2. Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng
Vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng là những vấn đề được người tiêu
dùng và Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe và
an toàn cho người tiêu dùng. Đối với hàng thực phẩm, vấn đề vệ sinh và an toàn lại càng
quan trọng. Và thực tế thì các quốc gia cũng quản lý rất nghiêm ngặt. Các biện pháp quản
lý về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người tiêu dùng bao gồm tất cả các luật, nghị
định, quy định, yêu cầu và thủ tục liên quan như các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối
cùng; các phương pháp sản xuất chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận
và chấp thuận; những xử lý cách ly bao gồm các yêu cầu liên quan đến việc vận chuyển
cây trồng, vật nuôi, các chất trong quá trình nuôi dưỡng chúng trong quá trình vận
chuyển; những quy định về phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp
đánh giá rủi ro.
Các nước có nên kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU, Canada đều ban hành
Luật vệ sinh an toàn thực phẩm và Luật trách nhiệm sản phẩm hay các quy định tương tự
để bảo vệ cho quỳên lợi người tiêu dùng. Theo đó, thì cac snhà sản xuất phải chịu trách
nhiệm về những tổn thất xảy ra đối với người tiêu dùng nếu đưa ra một sản phẩm có sai
sót. Nước nào cũng thành lập cơ quan kiểm dịch hàng hóa để kiểm tra vệ sinh và các tiêu
chuẩn an toàn của các sản phẩm nhập khẩu.
Trong các quy định về vệ sinh và an taòn cho người tiêu dùng thì giấy chứng nhận
tiêu chuẩn xác định tình trạng nguy hiểm HACCP là một quy định bắt buộc của rất nhiều
thị trường. Nếu các doanh nghiệp không áp dụng và có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
HACCP thì không được phép xuất khẩu hàng sang những thị trường có yêu cầu về đìều
này. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn thực hành sản
xuất tốt GMP – Good Manufacturing Practice ( GMP đòi hỏi người công nhân, nhà máy,
6



RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

các phương tiện chế biến, đồ chứa, nguồn nước phải dảm bảo vệ sinh) và các quy định
trong hiệp định về biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực phẩm của WTO. Ngoài ra, tùy theo
mặt hàng và tùy theo yêu cầu của từng thị trường mà còn có nhiều quy định khác như quy
định về nhãn mác sản phẩm, các chỉ tiêu vi sinh quy định loại, lượng khuẩn có trong sản
phẩm đối với thủy sản, các chỉ tiêu về tiếng ồn, mức phóng xạ đối với người tiêu dùng.
Tóm lại, cũng như các loại rào cản kỹ thuật khác, rào cản về vệ sinh và an tòan cho
người tiêu dùng là một loại rào cản hết sức phức tạp, tinh vi, đa dạng và được sử dụng
ngày càng nhiều khiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó nắm bắt và khó vượt qua
gây cản trở không ít cho thương mại quốc tế.
1.2.3. Tiêu chuẩn về môi trường
Phát triển thương mại gắn với bảo vệ môi trường đang là xu thế thương mại quốc
tế, đó là phát triển thương mại bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quôc tế, đựoc
gọi chung là ‘thương mại – môi trường”. Sau một thời gian dài chạy theo lợi nhuận, phát
triển ồ ạt, không quan tâm đến môi trường sinh thái, các quốc gia đã nhận thấy tầm quan
trọng của môi trường đối với sự phát triển bền vững và đã thực hiện các biện pháp cần
thiết để bảo vệ môi trường, trong đó có việc đưa ra các tiêu chuẩn về môi trường đối với
hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, do các quy định của WTO cho phép các nước sử dụng
biện pháp bảo hộ vì mục đích môi trường nên các quốc gia đã dựng nên những rào cản về
môi trường đối với hàng hóa của nước ngoài nhập khẩu vào nước mịnh. Hiện nay giấy
chứng nhận ISO 14000 đã trở thành một yêu cầu bắt buộc, một giấy thông hành của
doanh nghiệp khi muốn xuất hàng sang nước khác, đặc biệt là khi xuất sang thị trường các
nước phát triển.
Hệ thống rào cản môi trường trong thương mại quốc tế hiện nay rất đa dạng và
được áp dụng rất khác nhau ở các nước tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Nhưng
nhìn chung, các rào cản môi trường thường đựoc áp dụng trong thương mại quốc tế bao

gồm:


Các phương pháp ché biến và sản xuất theo quy định môi trường

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào. Các
tiêu chuẩn này áp dụng cho giai đoạn sản xuất, nghĩa là giai đoạn trứơc khi sản phẩm
được tung ra trên thị trường. Về mặt môi trường, việc xem xét quy trình sản xuất là để
giải quyết một trong những câu hỏi trọng tâm của quá trình quản lý môi trường: sản phẩm
7


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

phải được sản xuất như thế nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào,
những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không. Những quy định và tiêu
chuẩn về phương pháp chế biến đựoc áp dụng để hạn chế chất thải ô nhiểm và lãng phí tài
nguyên không tái tạo. Đây là những tiêu chuẩn đối với công nghê, quá trình sản xuất sản
phẩm nhằm đánh giá xem quá trình sản xuất có gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống
hay không.


Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Vấn đề bao bì sau khi tiêu dùng liên quan đến việc xử lý chất thải rắn. Các chính
sách đóng gói bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những
quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng. Những
tiêu chuẩn và quy định liên quan đến đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng

gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hay dùng lại.


Nhãn môi trường

Sản phẩm đựoc dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng
biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn
sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, một quá trình
còn được gọi là phân tích từ đầu đến cuối. Theo phương pháp này, người ta sẽ đánh giá
mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn
bộ chu kỳ sống của nó. Các giai đoạn này bao gồm giai đoạn tiền sản xuất (chế biến
nguyên liệu thô), sản xuất, phân phối (bao gồm cả đóng gói), sử dụng hoặc tiêu thụ và
loai bỏ sau khi sử dung.


Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trường

Các khoản này gọi chung là phí môi trường và thường được áp dụng nhằm ba mục
tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đỏi cách ứng xử cá nhân
và tập thể đối với các hoạt động có liên quan tới môi trường và thu quỹ cho các hoạt động
bảo vệ mô trường. Thường có các loại phí sau:
- Phí sản phẩm được áp dụng cho các sản phẩm có chứa chất độc hại hoặc một số
thành phần cấu tạo của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.
- Phí đối với khí thải được áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không
khí, nước hoặc đất hoặc gây tiếng ồn. Nó có thể được đánh vào thời điểm tiêu thụ.
8


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM


NHÓM 10

- Phí hành chính được áp dụng với các quy định để trang trải các chi phí và dịch vụ
của Chính phủ và có thể được thu dưới hình thức phí đối giấy phép, đăng ký, phí kiểm
định và kiểm soát.
Tất cả các rào cản môi trường này đều ảnh hưởng đến thương mại quốc tế, tơi sức
cạnh tranh cảu doanh nghiệp, quốc gia. Ngoài các hình thức trên, rào cản kỹ thuật còn tồn
tại dưới những hình thức khác như biện pháp an ninh: các nước đưa ra các quy định hạn
chế nhập khẩu, thậm chí cấm nhập khẩu vì những lý do an ninh hay các tiêu chuẩn an
toàn cho người lao động; một số quốc gia không nhập hàng hóa từ những doanh nghiệp
không đáp ứng được các điều kiện an toàn cho người lao động.
2.

Tác động của rào cản thương mại đến các nước xuất khẩu

Thương mại quôc tế ngày càng phát triển. Tiến trình tự do hóa thương mại đã được
tăng tốc có nghĩa rằng các hang rào phi thuế quan như quota sẽ được bãi bỏ và những
hang rào thuế quan cũng sẽ được cắt giảm. Tuy nhiên, thương mại thế giới vẫn gặp rất
nhiều cản trở, khó khăn do các quốc gia lần lượt dựng lên những rào cản kỹ thuật để bảo
vệ thị trường trong nước, cản trở sự phát triển thương mại tự do. Và các rào cản này thực
sự đã gây ra thiệt hại lớn cho các nước khi gặp phải chúng do đó dẫn đến những cuộc trả
đũa giữa các nước bóp méo thương mại quốc tế.
Do hình thức đa dạng và linh hoạt nên các rào cản kỹ thuật có phạm vi anhur
hưởng rất rộng rãi. Theo điều tra của Trung tâm thương mại quốc tế (INTRACENInternational Trade Centre), chỉ riêng các rào cản liên quan đến moi trường cũng đã ảnh
hưởng trực tiếp đến 3746 sản phẩm trong ssó 4917 sản phẩm được nghiên cứu. Trong khi
đó, nghiên cứu năm 1999 của WTO về rào cản thương mại đã chỉ ra rằng chí cso 11%
trong số 2.300 các thong báo về các rào cản kỹ thuật trong thương mại là có liên quan
đến môi trường. Như vậy, có thể thấy hầu hết thương mại thế giới gặp phải cản trở của
các rào cản kỹ thuật. Một khi, các nước nhập khẩu sử dụng rào cản kỹ thuật thì các nước
xuất khauar sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn: xuất khẩu bị giảm sút, hang hóa bị thiêu hủy

hay trả lại gây tổn thất lớn cho các nước này. Thực tế, thương mại thế giới đã xảy ra nhiều
trường hợp bị cản trở và thiệt hại do gặp phải các rào cản thương mại.
Trong các mặt hàng xuất khẩu thì hàng nông sản là mặt hàng nhạy cảm nhất, có thể
kể đến một số ví dụ như việc xuất hiện bệnh lở mồm long móng ở Hongkong, Indonesia
đã cấm nhập khẩu ngô Trung Quốc dù rằng chưa cso bằng chứng nào về dịch bệnh này ở
đại lục và cũng không có bằng chứng nào chứng minh mối liên hệ giữa bệnh này với ngô
9


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

nhập khẩu. Năm 2002, do bị phát hiện hàm lượng chất chloramphenicol và enrofloxacine
quá cao trong cản sản phẩm nên Trung Quốc đã bị EU ra lệnh cấm nhập khẩu tôm trong 3
thắng và bị loại ra khỏi danh sách I các nước được phép xuất khẩu thủy sản sang EU. EU
cũng cấm nhập khẩu thịt gà, thịt thỏ, mật ong. Cũng như EU, cơ quan vệ sinh dịch tễ Nga
cũng ban hành lệnh cấm tạm thời đối với thịt lợn, thịt bò và thịt gà nhập khẩu từ Trung
Quốc. Theo báo cáo của Bộ thương mại Trung Quốc, năm 2001, có tới 71% các nhà xuất
khẩu Trung Quốc. Trong năm này, thiệt hại của Trung Quốc là 17 tỷ USD, bằng 5.2%
kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, riêng hầng nông sản chiếm tới 90% và thiệt hại của mặt
hàng này lên tới 9 tỷ USD.
Mức độ ảnh hưởng cảu các loại rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế là rất
lớn. Các nước có trình độ phát triển cao, có tiềm lực kinh tế lớn và có ảnh hưởng đối với
thương mại quốc tế là những nước thường áp dụng các rào cản kỹ thuật vì các nước này
có đầy đủ cơ sở vật chất và kỹ thuật để đưa ra các rào cản và cũng có thế dựa vào tiềm
lực của mình để ép các quốc gia khác phải tuân thủ các điều kiện do mình đặt ra. Và thực
tế cugnx chỉ ra rằng các nhà xuất khẩu của các nước đang và kém phát triển là những
nước chịu tác động của rào cản kỹ thuật nhiều nhất bởi hàng xuất khẩu của những nước
này chủ yếu dựa vào thiên nhiên có nguồn gốc đa dạng sinh học mà việc khai thác chế

biến ảnh hưởng đến môi trường, trình độ khoa học công nghệ thấp kém nên các tiêu
chuẩn chất lượng và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn không cao vì vậy khó có thể vượt qua
được các rào cản đó khi mà thậm chí các nước phát triển cũng gặp không ít khó khăn khi
gặp phải. Trong tương lai thậm chí các nước kém phát triển này còn gặp phải những khó
khăn còn lớn hơn khi các nước tăng cường sử dụng rào cản.

Chương II
THỰC TRỰNG VỀ RÀO CẢN HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN
ĐỐI VỚI NÔNG SẢN VIỆT NAM
10


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

I.

NHÓM 10

Khái quát về thị trường Nhật Bản và khả năng thâm nhập của hàng nông sản
Việt Nam
1. Khái quát về thị trường Nhật Bản

Nhật Bản nằm ở phía Tây Bắc lòng chảo Thái Bình Dương được coi là khu vực kinh
tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay. Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế
công nghiệp phát triển ở mức độ cao. Sau sự tàn phá của Đại chiến thế giới lần hai, Nhật
Bản đã vươn dậy, phục hồi và trở thành một cường quốc kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế Nhật Bản trong thập niên 60 và 70 đã làm cả thế giới thán phục. Nhật Bản đã tạo nên
một hiện tượng kinh tế “ thần kỳ “.
Hiện nay, Nhật Bản là nước có nền công nghệ phát triển đứng thứ hai thế giới sau
Mỹ đồng thời cũng là nước có tổng thu nhập quốc dân lớn, thu nhập bình quân đầu người

năm 2008 (PPP) là 34.100 $. Như vậy đây là một thị trường xuất khẩu hứa hẹn tiềm năng
rất lớn.
Thị trường nông sản Nhật Bản có đặc trưng là khu vực nông nghiệp nhỏ bé được
hỗ trợ và bảo hộ chặt chẽ, sản lượng và hiệu suất nông nghiệp được xếp vào loại cao nhất
thế giới. Sản xuất gạo của Nhật đủ cung cấp tiêu dùng trong nước nhưng nước này hàng
năm vẫn phải nhập 40% lương thực thực phẩm cho tiêu dùng và khoảng 50% sản lượng
các loại hạt và thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia
có sản lượng đánh bắt cá cao trên thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng toàn thế
giới nhờ có một vùng biển rộng lớn bao quanh đất nước và sở hữu những phương tiện
đánh bắt tiên tiến, hiện đại.
Nhật Bản có một vai trò hết sức quan trọng trong thương mại thế giới. Năm 2006,
kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đạt 590.4 tỷ USD, nhập khẩu 524,1 tỷ USD, đứng thứ
tư trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật gồm có động cơ, sản phẩm bán
dẫn, máy văn phòng, hóa chất. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Đài Loan, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông. Và Nhật Bản thường nhập khẩu các mặt hàng như nhiên
liệu, thực phẩm, hóa chất, dệt may,… phục vụ sản xuất và tiêu dùng từ các thị trường
chính như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Nhật Bản là nước đông dân thứ bảy trên thế giới với 126,1 triệu dân; GDP đầu
người tương đối cao, chi phí dành cho sinh hoạt rất lớn. Do đó, Nhật Bản là một thị
trường mục tiêu quan trọng của các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng là một thị
11


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

trường khó tính, có yêu cầu rất cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Người tiêu dùng Nhật
Bản đã quen thuộc với những hàng hóa có chất lượng cao và đảm bảo về các điều kiện vệ
sinh, an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn về môi trường, trong đó đặc biệt phải kể đến

các mặt hàng nông sản. Giống như các nước khác, Nhật Bản cũng đưa ra nhiều quy định,
tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu với mục đích bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường trong nước. Và những quy định, tiêu chuẩn này đã dựng lên những rào cản kỹ
thuật thực sự cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản
2. Khả năng tham gia của nông sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tuy đóng góp khoảng 15%
vào GDP nhưng lại tạo ra 55% việc làm. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn như tốc độ tăng
trưởng bình quân của ngành nông nghiệp trong hơn 2 thập kỷ qua lên tới 4 đến 5%/năm.
Không những thế, ngày nay, xuất khẩu nông nghiệp hiện đang trở thành mũi nhọn
phát triển kinh tế của Việt Nam, theo đánh giá của các nhà kinh tế, nông nghiệp không chỉ
là “đòn bẩy”, mà là “phao đỡ”, là hậu phương và chỗ dựa cho nền kinh tế. Việt Nam
chuyển từ nước nhập khẩu lương thực thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, các
mặt hàng nông, lâm và thủy sản Việt Nam hiện có mặt ở hơn 150 quốc gia trên thế giới.
Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu giá trị hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 22% tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thực tế những năm vừa qua cho thấy, một số nông sản Việt Nam chiếm vị trí chi
phối trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê … nhưng vẫn có giá trị xuất khẩu không cao,
nguyên nhân chính là do rào cản về phẩm chất nông sản. Trong khi đó, để hàng nông sản
Việt Nam có thể vào thị trường quốc tế như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… thì phải đáp ứng
được các yêu cầu kỹ thuật hàng nông sản, như GAP của EU hay HACCP của Hoa Kỳ;
đây là một yêu cầu rất quan trọng và được thực hiện nghiêm ngặt nhưng hiện nay lại rất
khó đạt được đối với nông sản Việt Nam.
Bên cạnh hai thị trường lớn là Hoa Kỳ và EU thì hiện nay Nhật Bản là thị trường
mục tiêu của nông sản Việt Nam, nhất là từ khi Hiệp định đối tác Kinh tế Việt Nam –
Nhật Bản được kí kết vào cuối năm 2008 và có hiệu lực từ tháng 10/2009; phát huy
những lợi thế và khắc phục những hạn chế là con đường để nông sản Việt Nam có cơ hội
thâm nhập vào thị trường “khó tính” như Nhật Bản

12



RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

2.1.

NHÓM 10

Lợi thế thúc đẩy hàng nông sản Việt Nam gia nhập thị trường Nhật
Bản

Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập được một mối quan hệ khắng khít trên nhiều
lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế. Nhật Bản hiện nay đang đứng đầu trong danh sách các
đối tác hàng đầu trong quan hệ ngoại thương với Việt Nam, đặc biệt sau khi hiệp định đối
tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản VJEPA được kí kết, mối quan hệ này được nâng lên tầm
cao mới.
Hưởng lợi trực tiếp từ hiệp định VJEPA là ngành xuất khẩu nông sản. Cụ thể, theo
các cam kết của VJEPA, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương
đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Các dòng thuế có lộ trình
giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu như mì chính, đậu
tương, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối, sầu riêng, chôm chôm… Kim ngạch xuất
khẩu những sản phẩm này chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang thị trường Nhật.
Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông
sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong
đó, đáng chú ý là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị,
nước sốt là những mặt hàng mà thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam có khá nhiều
lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường này.
Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng, đã có 64 mặt hàng được giảm
thuế ngay khi hiệp định được thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

sang Nhật Bản. trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2%
ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế
nhập khẩu. Sản phẩm thuỷ hải sản chủ yếu xuất sang thị trường này bao gồm các loại cá
như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc,
ghẹ. Việc miễn thuế cho tôm mở ra cơ hội lớn cho con tôm Việt Nam vào thị trường Nhật
Bản.
Hiện nay, nông sản Việt Nam đã trở nên khá quen thuộc với người tiêu dùng Nhật
Bản, các mặt hàng nông sản xuất khẩu quen thuộc trong những năm gần đây đạt giá trị
lớn như thủy sản, hàng rau quả, gỗ, gạo, cà phê (chiếm 6%):

BẢNG 1: Giá trị mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Nhật Bản 2007 – 2009
13


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

(đơn vị: 1000USD)
Năm

2007

2008

2009

Nông sản

Tổng giá trị XK


1.246.394

1.457.541

1.270.628

Hàng rau quả

26.426

31.157

31.878

Hạt điều

3 .921

3.879

Cà phê

76.422

6.850
127.432

Hạt tiêu


5.816

Gạo

18.719

7.489

90.312
8.371

6.066

1.726

Sắn và các sản
6.58
phẩm từ sắn

2.440

2.471

Cao su

26. 813

34.545

15.900


Chè

845

Quế

589

854

(chưa thống kê)

Thủy - Hải sản

753. 593

830.154

760.725

Sản phẩm mây,
25. 506
tre, cói & thảm
Gỗ và sản phẩm
307. 086
gỗ

928


(chưa thống kê)

26.228
30.787
378.839

355.366

(Nguồn: Tổng Cục thống kê – www.gso.gov.vn)

Nhu cầu nông sản của Nhật Bản ngày càng tăng, hơn nữa nông sản trong nước chỉ
đáp ứng 40% nhu cầu của người tiêu dùng, còn 60% là mảnh đất rộng cho nông sản nhập
khẩu. Trung Quốc là đối tác nhập khẩu nông sản lớn nhất của Nhật Bản, trong 4 tháng
đầu của năm 2009, lượng nhập khẩu rau quả của Nhật Bản từ thị trường này đạt 481
nghìn tấn, kim ngạch đạt 63 tỷ yên. Tiếp đến là Hoa Kỳ với lượng nhập khẩu đạt 342,3
nghìn tấn, kim ngạch đạt 51 tỷ yên…Trong khi đó, lượng và kim ngạch xuất khẩu hàng
rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt khá với lượng xuất đạt 5,3 nghìn tấn,
kim ngạch đạt 948 triệu yên. Đây là thị trường có nhu cầu khá cao về các chủng loại rau
14


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

củ quả, nhất là các loại rau và hoa nhập khẩu từ Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có cơ hội
xuất khẩu sang Nhật Bản vì sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau quả
do khác biệt về vùng khí hậu và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe
người tiêu dùng như chuối, đu đủ, xoài, dứa, bơ….
Bảng 2. Tham khảo nguồn cung hàng rau quả của Nhật Bản 4 tháng năm 2009


Quốc gia

4 tháng/2009
Khối lượng Trị giá
(kg)
(1.000 yên)

Trung Quốc 481.223.127

63.015.650

Hoa Kỳ

342.334.902

51.080.724

Thái Lan

50.895.257

7.641.301

Hàn Quốc

24.327.189

7.378.786


Đài Loan

18.878.565

2.926.190

Việt Nam

5.282.058

948.238

Singapore

12.500

3.482

Malaysia

978.210

143.328

In đô nê xia
Nga

7.086.651
380.843


856.208
93.157

(Nguồn: www.rauhoaquavietnam.vn)

Trong những năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những thị trường lớn nhất của
thủy – hải sản Việt Nam và Việt Nam hiện là nhà cung cấp tôm số 1 của Nhật Bản. Năm
2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với khối lượng
nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và
11% về giá trị so với năm trước.Năm 2009 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật
Bản đạt giá trị 757,9 triệu USD, trong đó tôm đông lạnh xuất khẩu với giá trị đạt 493,6
triệu USD, và cá tra xuất khẩu đạt giá trị 4,03 triệu USD với sự tham gia của 39 doanh
nghiệp.

15


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

Bảng 3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2009
(Đơn vị:USD)
Số TT

Thị trường

Tháng 10

Tổng cộng

XK của DN vốn FDI

10 tháng
3.487.563.581

33.525.149

283.819.587

1

Nhật Bản

81.261.532

620.655.669

2

Hoa Kỳ

76.544.767

595.326.609

3

Hàn Quốc

29.498.658


248.407.091

4

Đức

21.778.724

176.627.435

5

Tây Ban Nha

10.854.332

129.892.140

6

Australia

14.130.776

103.594.647
(Nguồn: www.vasep.com.vn)

Nhóm ngành gỗ chế biến cũng được hưởng lợi lớn. Hiện Nhật Bản là thị trường
lớn thứ 3 đối với sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Đồ gỗ Việt Nam XK sang Nhật

Bản từ năm 2004 – 2006 đạt tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2004: đạt 180 triệu USD; năm
2005: 240 triệu USD; năm 2006: 286 triệu USD. Các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam xuất
vào Nhật Bản khá đa dạng, bao gồm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ công nghiệp ván sàn, khung
tranh, hòm, hộp, đồ gỗ trang trí… Trong đó đồ gỗ nội thất chiếm tỉ trọng áp đảo (từ 72 –
82% từng năm), đứng thứ 2, sau Trung Quốc XK vào Nhật Bản.. Kim ngạch xuất khẩu gỗ
tăng mạnh trong năm 2008 (tăng 21,7%) và từ đầu năm 2009 xuất khẩu sản phẩm gỗ, đặc
biệt là đồ nội thất bằng gỗ ở thị trường Nhật Bản có xu hướng tăng khá bền vững; trong
11 tháng năm 2009 đạt 209 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc thay đổi
xu hướng tiêu dùng từ đồ nội thất cao cấp sang đồ nội thất hạng trung là cơ hội tốt đối với
xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam. Dự kiến kim ngạch XK đồ gỗ sang Nhật Bản tới năm
2010 là khoảng 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm. Trong đó nhóm
hàng đồ gỗ nội thất khoảng 550 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm
Bên cạnh đó, do việc giảm khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp trong
nước và mở cửa của thị trường nhập khẩu, Nhật Bản vẫn tăng đều khối lượng nhập khẩu.

16


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

Như vậy, trong những năm tới nhu cầu nhập khẩu vẫn tăng mạnh do sản xuất nông nghiệp
trong nước dần giảm sút.
2.2.

Hạn chế của hàng nông sản Việt Nam khi gia nhập thị trường Nhật
Bản
Bên cạnh những lợi thế thì các mặt hàng nông sản Việt Nam muốn bước vào thị
trường Nhật Bản vẫn còn gặp rất nhiều rào cản, khó khăn.

Năng lực cung ứng và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn
yếu, ngoài những yếu kém chung như chủng loại hàng hóa nghèo nàn, chất lượng và mẫu
mã chưa phù hợp, giá cả không cạnh tranh thì điểm hạn chế của doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam là đang có xu hướng ngày càng nhỏ, có tình trạng mỗi hộ gia đình là một doanh
nghiệp nên vừa không có đủ kinh nghiệm, kiến thức vừa không có đủ vốn để đầu tư công
nghệ và tiếp thị. Hơn thế nữa khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp lại thiếu nên không
có khả năng đáp ứng các yêu cầu cao về số lượng, kỹ thuật của đối tác Nhật Bản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản chưa được cung cấp đầy đủ các thông tin
liên quan đến ngành nông - lâm - ngư nghiệp của Việt Nam, cách tiếp cận các nhà đầu tư
Nhật Bản của phía Việt Nam chưa có bài bản, trong khi phía Việt Nam cũng thiếu thông
tin về thị trường, tập quán và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
Một khó khăn khác đối với hàng nông sản Việt nam do nhiều chủng loại hàng hoá
của các nước tương đồng với hàng hoá của Việt Nam, trong giai đoạn khó khăn về xuất
khẩu, cạnh tranh do vậy quyết liệt hơn. Như đối với thị trường tôm xuất khẩu, đối với thị
trường Nhật hiện nay, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1. Tuy nhiên, cạnh tranh từ
phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là Thái Lan. Chín tháng đầu năm
2009, nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật tăng 28,7%, trong khi nhập khẩu từ
Việt Nam lại giảm 11%. Năm 2008, Thái Lan là nhà cung cấp tôm lớn thứ 4 cho Nhật sau
Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ thì sang năm 2009, nước này đã nhanh chóng vươn lên vị
trí thứ 3. Số liệu thống kê của cơ quan hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm 2009, xuất
khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD, giảm 34,8% so với cùng kỳ
năm 2008, trong đó thuỷ sản đạt 338 triệu USD, giảm 15,4%.
Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe
cộng đồng. Các tiêu chuẩn của Nhật Bản tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu
chuẩn quốc tế vì vậy, kỹ thuật nông sản là rào cản lớn nhất của xuất khẩu nông sản Việt
17


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM


NHÓM 10

Nam sang Nhật Bản. Nhật Bản thường yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cao, do hệ thống tiêu
chuẩn của họ có những chuẩn riêng, không theo hệ thống ISO, nhằm mục đích bảo vệ sức
khỏe con người, đồng thời bảo vệ các ngành sản xuất và chế biến trong nước, Nhật Bản
áp dụng Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Chống gây nhiễm và kiểm soát các loại
dịch bệnh, Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS), Luật Ngoại thương và Ngoại hối,
Luật Thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào Nhật Bản những
loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không gây hại cho sức khỏe của con
người.
Trong đó quy định rõ những loại thực phẩm không được phép nhập vào Nhật Bản
bao gồm: các loại thực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn có
chứa các thành phần độc tố; các loại thực phẩm bị thối rữa hoặc bị hỏng; các loại thực
phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật trong quá trình chế biến, công
thức chế biến hoặc nguyên liệu chế biến; các loại thực phẩm sử dụng chất phụ gia quá
mức cho phép; các loại thực phẩm không kèm theo các chứng từ chứng minh.
Một số mặt hàng thực phẩm còn phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra
nghiêm ngặt khác mới được nhập khẩu vào Nhật Bản như: không chứa các côn trùng gây
bệnh hoặc có hại tới sức khỏe con người có trong thịt và cá tươi, các sản phẩm thịt chế
biến như hamberger, xúc xích... trái cây, rau quả hoặc ngũ cốc. Nhà nhập khẩu các sản
phẩm này cũng phải chứng minh được rằng chúng không gây hại tới toàn bộ thực vật và
động vật của Nhật Bản. Nhật Bản còn quy định giấy phép nhập khẩu đối với một số loài
cá đánh bắt tại các vùng duyên hải và rong biến ăn được.
Ngoài ra, còn có một số ít các mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu theo
quy định cua Luật Ngoại thương và Ngoại hối yêu cầu Quota nhập khẩu, phải được đồng
ý trước của Bộ trưởng phụ trách chuyên ngành. Khâu đóng gói cũng có những tiêu chuẩn
cụ thể và khắt khe. Xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Nhật Bản nên đóng gói
những sản phẩm có cùng kích cỡ và hình dáng với nhau. Bộ Nông – Lâm và Ngư nghiệp
Nhật Bản đã đưa ra tiêu chuẩn cho 26 mặt hàng để hướng dẫn giúp cho việc phân phối có

hiệu quả. Chẳng hạn với hành tây đường kính từ 8 cm trở lên là cỡ 2L, từ 7 – 8cm cm cỡ
L, từ 6 - 7 cm cỡ M, và nhỏ hơn là cỡ tiêu chuẩn. Khi đóng gói sản phẩm không để thừa
chỗ để tránh va đập giữa các sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Có rất nhiều trường
hợp rau, quả bị hỏng do đóng gói không cẩn thận, dẫn đến phải loại bỏ sản phẩm đó.
Hàng rau, quả muốn nhập khẩu vào Nhật Bản phải được cấp giấy chứng nhận chất
lượng theo các tiêu chuẩn của hệ thống JAS và chứng nhận về bảo vệ sinh thái (ecomark).
18


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

Các giấy chứng nhận này phải do các phòng thí nghiệm của Nhật cấp hoặc nếu cơ quan
kiểm định nước khác cấp thì phải tuân thủ theo quy trình kiểm định sản phẩm của Nhật.
Những thủ tục giấy phép này nhìn chung thường tốn kém và ảnh hưởng đến thời hạn giao
hàng. Rau quả tươi sống vào thị trường Nhật Bản còn phải tuân thủ Luật Bảo vệ cây trồng
và Luật Vệ sinh thực phẩm. Thủ tục nhập khẩu đối với các mặt hàng tươi sống thường lâu
và không rõ ràng. Các tiêu chuẩn của Nhật về độ phân giải thuốc trừ sâu trong hoa quả
tươi, phụ gia thực phẩm, dư lượng thuốc trừ sâu… thường rất cao, thậm chí còn hơn cả
EU, Hoa Kỳ và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam trước tiên phải đầu tư về dây chuyền thiết bị. Tuy nhiên hàng hóa nông sản, hải sản
chế biến của Việt Nam dù có dây chuyền công nghệ tiên tiến, nhưng lại chưa thể kiểm
soát được nguồn nguyên liệu đầu vào, mà đây cũng là đòi hỏi bắt buộc từ phía đối tác
Nhật. Đó là còn chưa kể đến những thông tin về thị trường Nhật Bản và các yêu cầu từ thị
trường này còn nhiều hạn chế (hoặc thậm chí ngay chính bản thân doanh nghiệp cũng
chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này).
Ngành thuỷ sản nước ta thời gian qua là một trong những ngành đón nhận nhiều cơ
hội và thách thức của quá trình hội nhập. Sau vụ cá basa và tôm ở thị trường Mỹ, Nhật

Bản cùng với các nước EU đã trở thành thị trường chuyển đổi cho các doanh nghiệp thuỷ
sản Việt Nam. Nhưng khi Việt Nam trở thành một trong ba khách hàng lớn nhất thì cũng
là lúc Nhật tỏ ra chặt chẽ không kém gì Mỹ và có phần khó khăn hơn cả EU. Hiện có 2 lô
cá tra của Việt Nam đã bị cảnh báo tại Nhật Bản do phát hiện dư lượng Trifluralin vượt
mức cho phép của Nhật Bản (mức cho phép của Nhật Bản 0,001 ppm). Nhật Bản bắt đầu
áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo mức kiểm 30% số lô hàng cá tra nhập khẩu từ
Việt Nam cho chỉ tiêu Trifluralin và trong vòng 30 lô tiếp nếu có 1 lô không đạt sẽ bị
chuyển thành chế độ đặc biệt kiểm 100% lô hàng
Quay lại với thị trường tôm xuất khẩu, thời điểm cuối năm 2006, số lô tôm xuất
khẩu sang Nhật Bản vi phạm đã vượt mức cho phép. Chỉ tính đến ngày 22/11/2006
theo thông báo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tỷ lệ lô tôm bị phát hiện có
chứa kháng sinh cấm đã chiếm đến 6,7% tổng số lô hàng được kiểm tra. Trong khi đó,
theo quy định của Luật Vệ sinh thực phẩm Nhật Bản sửa đổi, nếu trong cùng một nhóm
hàng của cùng một quốc gia có 3 trong tổng số 60 lô hàng liên tiếp được kiểm tra, phát
hiện kháng sinh cấm, chiếm tỷ lệ 5% thì cơ quan chức năng nước này có thể xem xét việc

19


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

cấm nhập khẩu nhóm hàng của quốc gia đó. Như vậy, mặt hàng tôm của Việt Nam xuất
khẩu vào thị trường Nhật Bản đã có tỷ lệ vi phạm vượt mức ngưỡng đến 1,6%.
Từ đó, nếu Việt Nam không xác định được nguyên nhân lây nhiễm và biện pháp
kiểm soát hữu hiệu thì nguy cơ Nhật Bản tiến hành cấm nhập khẩu mặt hàng này. Việc
kiểm tra ngặt nghèo về chất lượng tại Nhật Bản khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, đặc
biệt là mặt hàng tôm, sang thị trường này năm 2007 sụt giảm đáng kể. Số liệu của Tổng
cục Hải quan cho thấy, trong tháng 5/2007, xuất khẩu tôm sang Nhật giảm 15,6% về

lượng và gần 20% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Quyết định 06/2007QĐ-BTS của
Bộ Thủy sản chỉ cho phép những Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn VSATTP của Bộ
Thuỷ sản mới được phép xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Doanh nghiệp phải
thực hiện kiểm tra chứng nhận Nhà nước về dư lượng, hoá chất kháng sinh cấm đối
với 100% lô hàng giáp xác, nhuyễn thể chân đầu.
Hay như đối với mặt hàng chè; xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản chiếm khoảng 5% tổng lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai đoạn 1996 2006. Khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này năm 2003 là cao nhất,
đạt 3,55 nghìn tấn, chiếm gần 6% khối lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, xuất khẩu chè sang thị trường này giảm xuống do chè của Việt Nam
chưa đáp ứng được thị hiếu và chất lượng của người tiêu dùng Nhật khó tính. Nhật Bản là
nước nhập khẩu chè xanh nhiều nhất của Việt Nam với hơn 50% khối lượng chè xuất
khẩu sang thị trường này là chè xanh. Tuy nhiên, chè Việt Nam chỉ chiếm khối lượng nhỏ
trong tổng khối lượng chè nhập khẩu của Nhật Bản (năm 2007 tỷ trọng này là 0,6%) và
giá chè xuất khẩu của Việt Nam ở mức rất thấp so với giá nhập khẩu của Nhật Bản.
Kiểm tra, khống chế dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu
chế biến hàng nông sản, các hóa chất bị nhiễm trong quá trình chăn nuôi thủy hải sản là
điều nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Việt Nam. Nhưng ngược
lại, không vượt qua được những quy định ngặt nghèo về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng
nông thủy sản Việt Nam vào Nhật vẫn tiếp tục manh mún, bị động, và không tận dụng
được lợi thế từ việc miễn giảm thuế (theo cam kết của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt –
Nhật VJEPA). Việc Nhật Bản liên tục cảnh báo và kiểm tra 100% các lô tôm xuất khẩu
của Việt Nam cũng như đưa ra những quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm là
nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Song cũng cần phải nhìn nhận trên thực
tế đó còn có thể là rào cản kỹ thuật mà các doanh nghiệp của chúng ta phải lường trước
khi thâm nhập vào thị trường khó tính này.
20


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM


NHÓM 10

Chất lượng nông sản Việt Nam không riêng chỉ gặp phải khó khăn ở thị trường
Nhật Bản mà đây là rào cản chính của hàng nông sản Việt Nam. Để nông sản Việt Nam
thực sự bước vào thị trường Nhật Bản thì việc nâng cao chất lượng nông sản không chỉ
thỏa mãn được các điều kiện khắt khe về tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn
phải đáp ứng các quy trình sản xuất, dư lượng bảo vệ thực vật, chế độ nuôi trồng, truy
xuất nguồn gốc, tỷ lệ kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản, hay kích thích tăng
trưởng đối với các loại cây trồng
II.

Rào cản kĩ thuật hàng nông sản Nhật Bản đối với thực phẩm nhập khẩu

Hầu hết các sản phẩm trong nước và các sản phẩm nhập khẩu của Nhật đều phải
chịu kiểm tra và không thể tiêu thụ tại thị trường này nếu không được cấp những giấy
chứng nhận sản phẩm đã tuân theo những tiêu chuẩn. Trong đó một số tiêu chuẩn là bắt
buộc, một số là tự nguyện. Nhưng thực tế người tiêu dùng Nhật Bản đã quen với những
hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và đã được cấp dấu chứng nhận. Tiêu chuẩn nông
nghiệp, các quy định về an toàn thực phẩm và quy định về kiểm dịch thực phẩm là ba tiêu
chuẩn chính để đánh giá chất lượng hàng nông sản và cũng là ba rào cản kĩ thuật phải
vượt qua nếu muốn gia nhập thị trường này.
1.

Mục tiêu của rào cản kĩ thuật hàng nông sản

Theo thông tin chính thức trên trang web của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội
Nhật Bản đã đưa ra số liệu theo điều tra của Bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản,
rằng sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm, tính
theo Calorie. Nói một cách khác, 60% nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân Nhật
Bản là từ thực phẩm nhập khẩu.

Chính vì vậy, đảm bảo sự an toàn của nguồn thực phẩm nhập khẩu là một vấn đề hết
sức quan trọng để đảm bảo một chế độ ăn an toàn cho người dân Nhật Bản. Dựa trên cơ
sở đó, Nhật Bản đã xây dựng nên hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp và ghi nhãn sản phẩm
Japanese Agricultural Standard, luật An toàn thực phẩm và các quy định về kiểm dịch
động - thực vật. Chính phủ Nhật bản yêu cầu các nước cung cấp phải tuân thủ Luật Bảo
vệ thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Những quy định được
thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản
(MAFF). Thông tin chi tiết về các quy định kiểm dịch thực vật hoặc hệ thống kiểm
dịch Các sản phẩm trong nước hay nhập khẩu đều phải đảm bảo các yêu cầu khắt khe của
các quy định nói trên.
• Tiêu chuẩn JAS (Japanese Agricultural Standards)
21


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

Các tiêu chuẩn này do Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản - MAFF xây dựng. Hệ
thống này áp dụng cho cả sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
Tiêu chuẩn JAS gồm hai phần: "JAS System" và "the Quality Lebeling Standards
Systems". Các mục tiêu chính của JAS Law:
-

Cải thiện chất lượng sản phẩm
Tăng hiệu quả của quá trình sản xuất
Đưa ra tiêu chuẩn minh bạch, công bằng cho các giao dịch nhập khẩu
Tạo sự thuận lợi trong sự lựa chọn của người tiêu dùng



Luật vệ sinh thực phẩm

Bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn / thông số kỹ thuật cho thực phẩm, phụ gia, và
hộp - gói đựng thức ăn; kiểm tra nguồn gốc các tiêu chuẩn; việc quản lý vệ sinh của nơi
sản xuất và bán thực phẩm; và giấy phép kinh doanh. Mục đích nhằm bảo vệ sức khỏe
của người tiêu dùng thông qua các biện pháp kiểm tra độ an toàn của thực phẩm.


Quy định kiểm dịch thực vật

Nhằm bảo vệ nông nghiệp Nhật Bản khỏi sự xâm hại của dịch bệnh từ nước ngoài,
bằng cách thiết lập hệ thống kiểm dịch ngay tại cảng biển hoạt sân bay trên toàn quốc.
Hoạt động này sẽ ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh địa phương, có thể gây đe dọa
nghiêm trọng đối với cây trồng. Quy định này cũng được tiến hành đối với kiểm dịch xuất
khẩu theo yêu cầu từ các nước khác.


Quy định kiểm dịch động vât

Mục đích ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào Nhật Bản.
Tiêu chuẩn nông nghiệp JAS
Tiêu chuẩn nông nghiệp JAS bao gồm 2 phần: hệ thống JAS (JAS Systems) và tiêu
chuẩn ghi nhãn (the Quality Labeling Standards Systems). Sản phẩm đạt tiêu chuẩn này
sẽ được cấp dấu chứng nhận JAS.
2.1. Hệ thống JAS
2.

"The JAS System" được thiết kế nhằm cho phép các sản phẩm đã qua kiểm tra dựa
trên các tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản được mang biểu tượng JAS. JAS không phải là
một tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như HACCP, GAP mà nó bao gồm:

-

Đánh giá chung về thành phần, kích thước, màu sắc…. của nông sản
Đánh giá cụ thể về phương pháp sản xuất như sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ hay
phi hữu cơ
22


RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

Danh sách các sản phẩm được điểu chỉnh bởi luật JAS bao gồm đồ uống, thực
phẩm chế biến, dầu ăn và mỡ, các nông lâm thủy hải sản chế biến. Mặc dù đây là một tiêu
chuẩn tự nguyện nhưng nó được áp dụng ngày càng rộng rãi và đã trở thành cơ sở cho
người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm chế biến, vì vậy những sản phẩm không có dẫu
chứng nhận chất lượng JAS thì khó có thể thâm nhập thị trường Nhật Bản được.
Đối với các sản phẩm nhập khẩu muốn có tiêu chuẩn JAS thì chúng phải được sản
xuất theo quy trình và nguyên liệu đã được đăng kí và xác nhận với Cơ quan đăng kí xác
nhận đạt tiêu chuẩn ở Nhật Bản hoặc các nước khác. Như đối với thực phẩm hữu cơ nhập
khẩu muốn dán nhãn chứng nhận JAS của Cơ quan đăng kí xác nhận thì yêu cầu chứng
nhận là thực phẩm hữu cơ trong nước phải có tiêu chuẩn tương đương của tiêu chuẩn JAS
và cần phải mang theo giấy chứng nhận xuất khẩu do cơ quan có chức năng, thẩm quyền
của nước xuất khẩu.
Các nước hiện nay có tiêu chuẩn tương đương với Nhật Bản trong chứng nhận
thực phẩm hữu cơ: Ireland, Hoa Kỳ, Argentina, Italy, Anh, Australia, Áo, Hà Lan, Hy
Lạp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Đức, New Zealand, Phần Lan, Pháp,
Bỉ, Bồ Đào Nha và Luxembourg.
Đối với quy trình sản xuất của thực phẩm hữu cơ, các tiêu chuẩn đưa ra làm căn cứ
như sau:

-

Tiêu chuẩn thực vật ( thông báo số 1180 – năm 2009)
Tiêu chuẩn về chế biến thực phẩm hữu cơ (thông báo số 1464 – năm 2006)
Tiêu chuẩn về thức ăn hữu cơ organic feeds (thông báo số 1465 – năm 2006)
Tiêu chuẩn của sản phẩm chăn nuôi (thông báo số 1466 – năm 2006)
Tiêu chuẩn kĩ thuật được chứng nhận trong và ngoài nước về quản lí quy trình quy

-

trình nuôi trồng thực vật (thông báo số 186 – năm 2006)
Tiêu chuẩn kĩ thuật được chứng nhận trong và ngoài nước về quản lí quy trình sản

-

xuất thực phẩm và quy trình nuôi trồng, chế biến (thông báo số 186 – năm 2006)
Tiêu chuẩn kĩ thuật được chứng nhận trong và ngoài nước về quản lí quy trình sản

-

xuất sản phẩm chăn nuôi (thông báo số 186 – năm 2006)
Tiêu chuẩn kĩ thuật chứng nhận việc đóng gói (thông báo số 186 – năm 2006)
Tiêu chuẩn kĩ thuật đối với chứng nhận các nhà xuất khẩu (thông báo số 186 –
năm 2006)

2.2. Hệ thống tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng

23



RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

NHÓM 10

"Hệ thống Tiêu chuẩn Ghi nhãn Chất lượng" được thiết kế nhằm yêu cầu các nhà
sản xuất và bán hàng phải dán nhãn sản phẩm cuả họ phù hợp với các tiêu chuẩn về ghi
nhãn chất lượng.
Các tiêu chuẩn về Ghi nhãn chất lượng được áp dụng cho tất cả các loại thực
phẩm.
-

Theo các tiêu chuẩn này, đối với thực phẩm tươi sống phải có tên và nơi xuất xứ,

-

với thực phẩm chế biến phải có tên, thành phần, hạn sử dụng, cách sử dụng v.v...
Ghi nhãn cho thực phẩm chế biến phải có tên, tên các thành phần, trọng lượng

-

tịnh, hạn sử dụng, tên và địa chỉ nhà sản xuất, hướng dẫn bảo quản…. Ngoài ra có
thể bắt buộc thêm nguồn gốc ghi nhãn nước xuất xứ, nhất là nguồn gốc xuất xứ
của thành phần chính, mức độ đã qua chế biến của thành phần chính (phải gần với
thực phẩm tươi)
Tiêu chuẩn ghi nhãn cho thực phẩm biến đổi gen (GM): bắt buộc phải ghi rõ là sản
phẩm GM, trong đó biến đổi DNA hay protein có nguồn gốc từ DNA

3.

Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm


Để bảo vệ sức khỏe, vệ sinh và an toàn chung của người dân, Nhật Bản đã ban hành
Quy định về an toàn thực phẩm Nhật Bản được quy định trong Luật Vệ sinh thực phẩm Luật số 233, 24 Tháng 12 1947; Lần sửa đổi: Luật số 87, ngày 26 tháng 7 năm 2005, bao
gồm các tiêu chuẩn cho thực phẩm và phụ gia.
Vì tỉ lệ tự đáp ứng lương thực thực phẩm chỉ là 40% nên người Nhật đặc biệt quan tâm
đến việc đảm bảo chất lượng của thực phẩm. Luật Vệ sinh thực phẩm áp dụng cho tất cả
các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng ở Nhật. Luật cấm các loại thực phẩm:
-

Các thực phẩm ôi thiu, mất màu, mất mùi, phân giải hay quá thời hạn sử dụng

-

Thực phẩm có chứa chất độc hại, thực phẩm ( bị nghi ngờ) tiếp xúc với các chất
độc hại

-

Thực phẩm bị nhiễm độc hoặc nghi ngờ có chứa các chất vi khuẩn gây bệnh

-

Thực phẩm có hại cho sức khỏe do chứa tạp chất và các chất bẩn

Bộ Y tế và Phúc lợi có quyền cấm các loại thực phẩm nếu có nghi ngờ vi phạm tiêu chẩn
an toàn vệ sinh. Các hóa chất tổng hợp được sử dụng như thực phẩm gia vị sẽ bị cấm nếu
không được phép của Bộ.
Trong luật nêu rõ các mức tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm như:
24



RÀO CẢN KĨ THUẬT HÀNG NÔNG SẢN NHẬT BẢN VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM

-

NHÓM 10

Danh sách các chất không ảnh hưởng đến sức khỏe (thông báo số 497 của MHLW)
như Kẽm, Azadirachtin, Clo, lưu huỳnh, kali, calcium, acid oleic, acid citric,
glycine, chlorella chiết xuất…..

-

Tiêu chuẩn chung cho thực phẩm (Luật vệ sinh thực phẩm)

-

Tiêu chuẩn và thông số về giới hạn dư lượng hóa chất tối đa trong thực phẩm, phụ
gia thực phẩm và các hóa chất trong nông nghiệp MRLs (Maximum Residue
Limits). Các tiêu chuẩn MRLs được thông báo trên trang
/>Mức hạn chế thống nhất là 0,01ppm.

-

Các tiêu chuẩn đối với thực phẩm sản xuất với kỹ thuật DNA tái tổ hợp (Luật vệ
sinh thực phẩm)

-

Thực phẩm sử dụng cho chế độ ăn uống, dinh dưỡng đặc biệt (Luật vệ sinh thực

phẩm)

Dưới đây là sơ đồ về quản lí an toàn thực phẩm của Nhật Bản:

25


×