Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Chuyên đề kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân Thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1..................................................................................................................1
GIỚI THIỆU.................................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:.............................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............2
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định :...................................................................................2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................3
1.4.1 Phạm vi không gian ............................................................................................3
1.4.2 Phạm vi thời gian ................................................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................................3
CHƯƠNG 2..................................................................................................................5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN........................................................................................5
2.1.1 Những khái niệm cơ bản của du lịch ..................................................................5
2.1.3 Khái niệm nhu cầu và nhu cầu du lịch ...............................................................6
2.1.4 Hành vi du lịch.....................................................................................................7
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch ..............................................7
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................................................................8
2.2.1 Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................8
2.2.2 Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch.....................9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................9
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................10
2.2.3 Phương pháp xác định cở mẫu...........................................................................10
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................11


CHƯƠNG 3................................................................................................................12
THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH ĐI DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ
CẦN THƠ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI DU LỊCH
CỦA NGƯỜI DÂN....................................................................................................12
3.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐÁP VIÊN................................12
3.2 THỰC TRẠNG ĐI DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN.............................................14
3.2.1 Quyết định đi du lịch .........................................................................................14
3.2.2 Số lần đi du lịch ................................................................................................14
3.2.3 Hình thức đi du lịch và sở thích du lịch ............................................................14
3.2.4 Thời điểm du lịch ..............................................................................................14
3.2.5 Chi phí cho chuyến đi .......................................................................................14
3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI DU LỊCH CỦA NGƯỜI
DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.................................................................................15
CHƯƠNG 4................................................................................................................18
KẾT LUẬN ................................................................................................................18
4.1 KẾT LUẬN...........................................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................20
i


PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................21
BẢNG CÂU HỎI “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH ĐI DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ”......................21
I. PHẦN GIỚI THIỆU ...............................................................................................21
II. PHẦN QUẢN LÝ..................................................................................................21
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................24
BẢNG SỐ LIỆU SPSS...............................................................................................24

ii



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập mô hình hồi qui Binary logistic..........14
Bảng 3.1 Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary logistic.............19

iii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Ngày nay, du lịch được biết đến như một phần không thể thiếu trong đời
sống văn hóa, xã hội ở các nước. Điều đó cho thấy chất lượng cuộc sống ngày
càng được nâng cao thì nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở ăn và mặc
mà còn có nhu cầu thỏa mãn về tinh thần như vui chơi giải trí. Từ đó họ tìm
đến du lịch, bên cạnh mục đích giải tỏa mệt mỏi, giải trí, con người đi du lịch
còn để học hỏi, để giao lưu, trao dồi kinh nghiệm... Theo dự báo của Tổ chức
du lịch Thế giới (UNWTO), số người đi du lịch đến năm 2020 là 1,6 tỉ người.
Nhìn lại chặng đường phát triển của ngành du lịch Việt Nam, ta có thể
tự hào khi Việt Nam ngày càng gặt hái được nhiều thành tựu, hoạt động du
lịch trong nhiều năm liên tục có sự phát triển và hiện nay ngành du lịch được
xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp một phần không
nhỏ vào GDP của đất nước. Theo thống kê của tổng cục du lịch năm 2013,
Việt Nam đón 7,57 triệu lượt khách quốc tế tăng 10,6% so với cùng kì năm
2012; lượng khách nội địa cũng đạt con số kỷ lục 35 triệu lượt; tổng doanh thu
toàn ngành đạt 200 nghìn tỉ đồng. Với sự phát triển cùng nguồn thu mà du lịch
mang lại, chỉ cần hoạch định chính sách đúng và thích hợp thì du lịch sẽ tiếp
tục mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế cũng như đóng góp cho sự phát triển xã
hội ở Việt Nam.

Thành phố Cần Thơ, một thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1
và thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long.
Theo ước tính, GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt gần 63 triệu đồng,
tăng gấp 6 lần so với năm 2004, thuộc hàng cao nhất toàn vùng. Dân số Cần
Thơ cũng ngày một gia tăng 1222,4 nghìn người tính đến năm 2013 ( Tổng
cục thống kê 2013 ). Với dân số ngày một gia tăng và thu nhập người dân
ngày càng được cải thiện cho thấy nhu cầu du lịch của người dân cũng không
nhỏ, dẫn đến Cần Thơ trở thành một mảnh đất màu mỡ cho các công ty du lịch
khai thác. Đầu tư vào thị trường khách du lịch ở thành phố Cần Thơ là điều
mà các công ty du lịch đang đẩy mạnh. Dẫn đến việc xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định du lịch của người dân là một việc làm cần thiết, giúp
công ty du lịch hiểu thêm về khách hàng của mình tại địa bàn này, cũng như
giúp nhà nước hiểu rõ nhu cầu của người dân, để đề ra chính sách phù hợp
giúp người dân có thể thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của mình đồng thời thúc
đẩy các công ty du lịch phát triển. Do đó, việc “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân Thành phố Cần Thơ” là thực
sự cần thiết nhằm phân tích nhu cầu, hành vi du lịch của người dân, tìm ra các
1


yếu tố ảnh hưởng đến quyết định du lịch, từ đó làm cơ sở đề xuất một số
khuyến nghị làm tăng cầu du lịch, đáp ứng nhu cầu của người dân Thành phố
Cần Thơ đồng thời giúp các công ty du lịch đưa ra được các chính sách sản
phẩm, giá cả, các quy trình phục vụ hợp lý mang lại sự thỏa mãn cho khách
hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu hành vi du lịch của người dân Thành phố Cần Thơ và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch, khả năng chi tiêu cho du
lịch của người dân từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nhằm giúp các công

ty du lịch đưa ra được các chính sách sản phẩm, giá cả, các quy trình phục vụ
hợp lý mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng quyết định đi du lịch của người dân Thành phố
Cần Thơ.
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người
dân.
(3) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các công ty du lịch đưa ra
được các chính sách sản phẩm, giá cả, các quy trình phục vụ hợp lý mang lại
sự thỏa mãn cho khách hàng.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN
CỨU
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định :
Giả thuyết: quyết định đi du lịch của người dân phụ thuộc vào các yếu
tố như: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thu nhập hàng
tháng.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Quyết định đi du lịch của người dân Thành phố Cần Thơ như thế
nào?
(2) Quyết định đi du lịch của người dân Thành phố Cần Thơ phụ thuộc
vào những yếu tố nào và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó ra sao.

2


1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại địa bàn thành phố Cần Thơ, tập trung tại hai
quận trung tâm thành phố như quận Bình Thủy, quận Ninh Kiều.
1.4.2 Phạm vi thời gian

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người dân trong độ tuổi từ 18
tuổi trở lên đang sinh sống tại hai quận thuộc địa bàn Thành phố Cần Thơ là
quận Bình Thủy, quận Ninh Kiều.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Phạm Thanh Vân (2010). “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ vào dịp tết Nguyên
Đán 2010”, luận văn tốt nghiệp, Đại Học Cần Thơ. Tác giả sử dụng phương
pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng “cầu” du lịch của người dân
Thành phố Cần Thơ và “cung” du lịch của các công ty du lịch vào dịp tết; Sử
dụng phương pháp phân tích hồi qui Binary Logistic để tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định đi du lịch trong dịp tết của người dân Thành phố Cần
Thơ. Bên cạnh đó, sử dụng mô hình hồi qui đa biến để xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến mức chi tiêu cho du lịch vào dịp tết. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch vào dịp tết của
người dân Thành phố Cần Thơ như: độ tuổi, trình độ học vấn, địa bàn cư trú,
thu nhập hàng tháng có tác động dương đến quyết định du lịch; các yếu tố còn
lại như tình trạng hôn nhân và số lần đi du lịch trong năm có tác động âm.
Trong đó, tình trạng hôn nhân và địa bàn cư trú là hai yếu tố có mức ảnh
hưởng nhiều nhất, thu nhập hàng tháng chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ đến quyết
định đi du lịch vào dịp tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó, mức chi tiêu cho chuyến
du lịch của người dân vào dịp tết có thể tăng hoặc giảm chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố cụ thể như: tuổi, trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, số lần du
lịch trong năm, tình trạng hôn nhân có tác động dương đến chi tiêu du lịch và
những yếu tố như địa bàn cư trú, mức độ du lịch trong các dịp tết trước đây có
tác động âm. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải
quyết tốt nhu cầu du lịch của người dân Thành phố Cần Thơ vào dịp Tết
Nguyên Đán 2010.
- Sharon Sarmiento (1998). “Hộ gia đình, giới tính và du lịch”, Kỷ
yếu hội nghị quốc gia lần thứ hai: Những vấn đề du lịch của phụ nữ, Hoa Kỳ,

1998. Nghiên cứu sử dụng mô hình logit giảm hình thức đa thức (reduced3


form multinomial logit) cho thấy sự khác nhau của nhu cầu và hành vi du lịch
giữa nam và nữ phụ thuộc vào các đặc điểm nhân khẩu học, thành phần hộ gia
đình và phân công lao động trong gia đình. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du
lịch cụ thể như: giới tính, tuổi tác, giáo dục, tình trạng hôn nhân, thu nhập, đặc
điểm nghề nghiệp và lịch trình làm việc, qui mô hộ gia đình, số người làm
việc, số người phụ thuộc, số trẻ em trong gia đình. Dựa vào các mô hình lựa
chọn riêng biệt, kết quả cho thấy sự khác biệt giới tính quan trọng trong xác
suất của một chuyến đi. Và những khác biệt giới tính phát sinh chủ yếu là từ
các tác động khác nhau của thành phần hộ gia đình của nam giới và phụ nữ.
Đặc biệt, có trẻ em làm tăng xác suất của một chuyến đi cho phụ nữ, nhưng
không phải cho nam giới. Nam giới ít có khả năng để thực hiện một chuyến đi
khi có một người lớn trong gia đình, đặc biệt là khi người lớn đó không làm
việc.
Nhận xét: Qua các nghiên cứu trên, bằng các phương pháp như thống kê
mô tả, phương pháp phân tích hồi qui Binary Logistic, các mô hình ước lượng
hồi qui để phân tích nhu cầu và ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du
lịch của du khách bao gồm các yếu tố về kinh tế xã hội như: tuổi, giới tính,
tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thu nhập, qui mô gia đình và số lần đi
du lịch trước đó... Đồng thời đánh giá tác động của các yếu tố đó đến quyết
định đi du lịch. Đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp phân tích hồi qui Binary Logistic.

4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những khái niệm cơ bản của du lịch
2.1.1.1 Khái niệm du lịch
Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người lưu hành , tạm
trú, trong mục đích tham quan, khám phá và t́ìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong
mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên
ngoài môi trường sống như định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục
đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong
môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
2.1.1.2 Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Có hai loại du khách cơ bản :
- Những người mà chuyến đi của họ có mục đích là nâng cao hiểu biết tại
nơi đến về các điều kiện tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, văn hóa được gọi là
du khách thuần túy.
- Những người thực hiện chuyến đi vì những mục đích khác như đi công
tác, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hội họp trên đường đi hay tại nơi đến những
người này sắp xếp được thời gian cho việc nghỉ ngơi, tham quan. Để nói lên
sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao,
du lịch tôn giáo...
2.1.1.3 Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng
nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ
sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên
du lịch.
Theo Michael M. Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ
thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ,
bầu không khí tại nơi nghỉ mát.

Cơ cấu của sản phẩm du lịch:

5


+ Những thành phần tạo lực hute (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm
nhóm tài nguyen tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
+ Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ
sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
+ Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa
những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động
tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ
chức cung ứng du lịch.
2.1.3 Khái niệm nhu cầu và nhu cầu du lịch
2.1.3.1 Nhu cầu
Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả
mãn cơ bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của
cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Chúng tồn tại như một bộ
phận cấu thành cơ thể con người. Nhu cầu có liên quan đến sức mua và khả
năng chi trả của nhóm khách hàng mục tiêu. Nhu cầu thị trường đối với một
sản phẩm hay dịch vụ là tổng khối lượng sẽ được mua hay được chọn bởi:
- Một nhóm khách hàng đã được xác định
- Trong một vùng đã được xác định
- Trong một thời điểm xác định
-Dưới một chương trình tiếp thị đã được xác định.
Theo Maslow, con người có 5 nhóm nhu cầu tăng từ thấp lên cao. Tuy
các nhóm nhu cầu có thể cùng tồn tại trong mỗi cá nhân, nhưng nguyên tắc
chung là con người sẽ cố gắng tìm cách thỏa mãn những nhóm nhu cầu cấp
thấp như nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn trước, rồi đến nhu cầu cao hơn như
nhu cầu xã hội, nhu cầu tự thể hiện và nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự hoàn

thiện chính mình.
2.1.3.2 Nhu cầu du lịch
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là
một đòi hỏi tất yếu của người lao động. Du lịch trở thành nhu cầu của con
người khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí đã phát triển.
“Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người,
nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý
(sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định nhận
thức,giao tiếp)”.
6


Nhu cầu du lịch gồm có 3 nhóm: nhu cầu cơ bản, thiết yếu (đi lại, ăn
uống, lưu trú); nhóm nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm
hiểu, thưởng thức, giao tiếp...) và nhóm nhu cầu bổ sung (thông tin, làm đẹp...)
2.1.4 Hành vi du lịch
Khi đã có nhu cầu đi du lịch, con người với ý thức cá nhân cộng với tác
động của văn hóa và xã hội sẽ mong muốn được đi du lịch cuối cùng để thỏa
mãn nhu cầu và mong muốn đó con người đã thực hiện hành động quyết định
đi du lịch.
Hành vi của người tiêu dùng được định nghĩa như là hành động mà
người tiêu dùng biểu hiện trong việc tìm kiếm, mua, dùng, đánh giá và sử
dụng các sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn các nhu cầu của
họ. Con người đi du lịch với mục đích sử dụng tài nguyên du lịch mà nơi ở
thường xuyên của mình không có. Do đó, khi muốn sử dụng được tài nguyên
du lịch ở nơi nào đó buộc họ phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa và dịch
vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình của mình. Do đó, hành vi tiêu dùng du
lịch cũng chịu sự tác động và ảnh hưởng của 4 nhóm nhân tố chính sau:
-Nhân tố văn hóa
-Nhân tố xã hội

-Nhân tố cá nhân
-Nhân tố tâm lý
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch
Theo Phan Thị Kim Liên: “trình độ văn hóa và thu nhập của du khách có
ảnh hưởng rất lớn đến cầu du lịch của du khách”. Những người có thu nhập
cao sẽ có xu hướng đi du lịch nhiều hơn những người có thu nhập thấp (Phan
Thị Kim Liên, 2010).
Nguyễn Quốc Nghi (tạp chí khoa học số 1, 2011) một lần nữa thể hiện
chi tiết: “Các yếu tố cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu du lịch của
người dân. Khi tuổi càng cao, trình độ học vấn càng cao, cư trú ở khu vực
thành thị và có thu nhập càng cao thì cầu du lịch càng lớn. Nếu trong tình
trạng đã kết hôn và đi du lịch nhiều lần trong năm sẽ có nhu cầu đi du lịch
càng giảm”.Các nghiên cứu của Bramwell & Sharman (2000), Liu (2006),
Kalsom (2009), đã chỉ ra các yếu tố quyết định đến việc tham gia đi du
lịch của người dân địa phương là: ảnh hưởng của địa bàn cư trú, vốn xã hội
(tham gia vào các chuyến du lịch,…), đặc điểm của kinh tế gia đình (việc làm,
thu nhập,…) và các yếu tố thuộc về chủ hộ (trình độ học vấn, tuổi tác,...).
7


Qua các kết quả nghiên cứu trên cho ta thấy quyết định đi du lịch của du
khách ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu về nhân khẩu học, đặc tính kinh tế xã
hội, và thái độ tiêu dùng du lịch của du khách.
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1 Cơ sở lý thuyết
Theo Phan Thị Kim Liên: “trình độ văn hóa và thu nhập của du khách có
ảnh hưởng rất lớn đến cầu du lịch của du khách”. Những người có thu nhập
cao sẽ có xu hướng đi du lịch nhiều hơn những người có thu nhập thấp (Phan
Thị Kim Liên, 2010).
Nguyễn Quốc Nghi (tạp chí khoa học số 1, 2011) một lần nữa thể hiện

chi tiết: “Các yếu tố cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu du lịch của
người dân. Khi tuổi càng cao, trình độ học vấn càng cao, cư trú ở khu vực
thành thị và có thunhập càng cao thì cầu du lịch càng lớn. Nếu trong tình trạng
đã kết hôn và đi du lịch nhiều lần trong năm sẽ có nhu cầu đi du lịch càng
giảm”.
Các nghiên cứu của Bramwell & Sharman (2000), Liu (2006), Kalsom
(2009), đã chỉ ra các yếu tố quyết định đến việc tham gia đi du lịch của người
dân địa phương là: ảnh hưởng của địa bàn cư trú, vốn xã hội (tham gia vào các
chuyến du lịch,…), đặc điểm của kinh tế gia đình (việc làm, thu nhập,…) và
các yếu tố thuộc về chủ hộ (trình độ học vấn, tuổi tác,...).
Qua các kết quả nghiên cứu trên cho ta thấy quyết định đi du lịchcủa
người dâm ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu về nhân khẩu học, đặc tính kinh tế
xã hội. Mặt khác, tác giả đề xuất thêm thêm yếu tố chính trị vào mô hình
nghiên cứu do yếu tố chính trị biến động (cụ thể là tình hình về chủ quyền
biển đảo hiện nay) cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định đi du lịch của người dân. Sự ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến du lịch
có thể thấy qua các minh chứng cụ thể như: Số liệu thống kê cho thấy lượng
du khách quốc tế đến Thái Lan giảm khoảng 5% trong 4 tháng đầu năm 2014
do tình hình chính trị bất ổn kéo dài. Lượng du khách Trung Quốc đến Việt
Nam giảm do tình hình chính trị về chủ quyền biển đảo bất ổn. Xác định mức
độ ảnh hưởng của tình hình chính trị còn giúp chúng ta xác định được nhận
thức và thái độ của người dân về tình hình biển đảo, đồng thời có thể đề ra
được các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân và các chiến lược phù
hợp để hạn chế sự ảnh hưởng của vấn đề này đến du lịch.

8


2.2.2 Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du
lịch

Mô hình Binary Logistic được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ.Dựa vào các tài
liệu đã được lược khảo, trong nghiên cứu này mô hình Binary Logistic được
xây dựng như sau :
[

]=

+

+

+

+

+

+

Trong đó: Y là quyết định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ,
được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có đi du lịch, 0 là không đi du lịch).
Các biến

,

,

hằng số;


,

,

,

,

là các biến độc lập (biến giải thích). Giá trị:

,

,

,

là các hệ số.



Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập mô hình hồi qui Binary logistic
Biến số
Tuổi đáp viên(
Giới tính (

Nghề nghiệp (

)
)


)

Tình trạng hôn nhân (
)

Diễn giải

Kỳ vọng

Tính từ năm sinh cho
đến thời điểm phỏng vấn

+

Biến giả, giá trị 0 là nữ,
1 là nam

+/-

Nghề nghiệp hiện tại
của đáp viên

+

Biến giả, giá trị 1 nếu đã
kết hôn, 0 là chưa

+

Tổng thu nhập 1 tháng


+

Thu nhập hàng tháng (
)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài tập trung phân tích các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách
thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp người dân sống tại Thành phố
Cần Thơ.
9


Số liệu thứ cấp: được thu từ các báo cáo, số liệu thống kê của Tổng Cục
Thống Kê; Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ; Báo Cần
Thơ…
Số liệu sơ cấp: Để đảm bảo tính chính xác và khoa học của dữ liệu tác
giả tiến hành thu thập số liệu thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Đối tượng để tiếp cận, thu thập số liệu của đề tài là người dân đang sinh sống
tại địa bàn Thành phố Cần Thơ ở hai quận trung tâm là quận Ninh Kiều và
quận Bình Thủy.
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tổng thể nghiên
cứu là người dân đang sinh sống tại địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling) là phương
pháp lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng,
ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Lấy
mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, ước lượng sơ
bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Trong quá trình thu thập số liệu, tác giả tiến hành thu thập theo từng
tuyến đường thuộc hai quận trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Đối với mỗi
tuyến đường, tác giả tiến hành tiếp cận đến từng hộ gia đình, cơ quan để tiến
hành xin phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý trả lời thì
chuyển sang đối tượng khác.
2.2.3 Phương pháp xác định cở mẫu
Theo Lưu Thanh Đức Hải (2007), để xác định cỡ mẫu của một tổng
thểcần phải dựa vào 3 yếu tố sau:
(1) Độ biến động của dữ liệu (Variation: V = p(1-p), với p là tỷ lệ xuất
hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu và 0 ≤ p ≤ 1)
(2) Độ tin cậy trong nghiên cứu (Confidence level, kí hiệu là Z)
(3) Tỷ lệ sai số (Margin of error: MOE).
Tổng hợp 3 yếu tố trên ta có công thức sau:

Bây giờ ta sẽ đi vào phân tích cụ thể từng yếu tố này:
Ta thấy, nếu tổng thể ít biến động thì Var → 0 hay p → 1và ngược lại
tổng thể biến động lớn thì Var → max hay p → 0. Vì vậy, p luôn nằm trong
10


khoảng [0,1]. Như vậy thì thông thường p sẽ là bao nhiêu?Bây giờ ta chọn
trường hợp xấu nhất, nghĩa là tổng thể biến động cao nhất. Ta có:
V = p(1 – p) → max <=> p –

→ max (*)

Ta sử dụng điều kiện hàm số đạt cực trị thì đạo hàm bậc nhất phải bằng
0, từ phương trình (*) ta được: 1 – 2p = 0 => p = 0,5. Ngoài ra, độ tin cậy
được sử dụng nhiều nhất trong thực tế là 95% (hay α = 5% =>


=

% <=>

=1,96) và sai số cho phép là 10%. Do đó, cỡ mẫu tối đa sẽ được xác định
như sau: n = (0,25)*

/

= 96,04 (sau khi tính toán về cỡ mẫu, do

hạn chế về mặt thời gian và kinh phí hạn hẹp nên tác giả chọn 60 mẫu để
nghiên cứu).
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê kinh tế như SPSS để hỗ trợ trong việc phân
tích số liệu. Tác giả tiến hành các phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ
thể như sau:
Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả
quyết định du lịch của người dân Thành phố Cần Thơ theo từng nhóm đối
tượng.
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp hồi qui binary logistic để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân
thành phố Cần Thơ. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để chạy mô hình hồi
quy logistic và tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình dựa trên chỉ tiêu
-2LL. Sử dụng đại lượng Wald Chi-bình phương được sử dụng để kiểm định ý
nghĩa thống kê của hệ số hồi quy tổng thể. Kiểm định sự phù hợp tổng quát
cũng được thực hiện nhằm kiểm định xem tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn
bộ các hệ số trong mô hình ngoại trừ hằng số xem có thực sự có ý nghĩa trong
việc giải thích cho biến phụ thuộc không.
Đối với mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả phân tích ở các mục tiêu trên

làm cơ sở đề xuất các khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của người
dân Thành phố Cần Thơ.

11


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUYẾT ĐỊNH ĐI DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN.
3.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐÁP VIÊN
Sau khi khảo sát 60 đáp viên về các thông tin cá nhân bao gồm tuổi tác,
giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thu nhập hàng tháng. Kết quả thu
được như sau:
Về độ tuổi, độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi là 30 đáp viên chiếm 50%, có
30 đáp viên với độ tuổi từ 24 đến dưới 50 chiếm 40%, độ tuổi từ 50 trở lên
chiếm 10% với 6 đáp viên.
Về giới tính, trong 60 đáp viên thì đáp viên nữ chiếm 41,7% với 25 đáp
viên, còn lại là đáp viên nam chiếm 58,3%.
Về nghề nghiệp, đa số là công nhân viên chiếm 41,7%, theo sau là buôn
bán và kinh doanh với 17 người chiếm 28,3% , đứng thứ 3 với 11 người chiếm
18,3% là nghề nghiệp khác (sửa xe, thợ may , thợ hàn ..), bên cạnh đó nội trợ
xếp cuối với 7 người chiếm 11,7 %.
Về tình trạng hôn nhân, 29 đáp viên còn độc thân chiếm 48.3%, số còn
lại đã kết hôn lên đến 51,7%.
Về địa bàn cư trú, có đến 36 đáp viên cư trú ở quận Ninh Kiều (chiếm
đến 60% ), số đáp viên cư trú tại quận Bình Thủy là 24 chiếm 40%.
Về thu nhập, mức thu nhập thấp nhất bằng 0 đối với phần nhỏ đối tượng
nội trợ, mức thu nhập cao nhất là 20 triệu, thu nhập trung bình của người dân
là 5,14 triệu đồng/tháng. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ

đến quyết định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ.

12


Bảng 3.1 Mô tả đặc tính kinh tế - xã hội của đáp viên
Tần số

Tỉ lệ

(Người)

(%)

Đặc điểm
18 đến dưới 30

30

50

30 đến dưới 50

24

40

6

10


Nam

35

58,3

Nữ

25

41,7

7

11,7

Buôn bán

17

28,3

Công nhân viên

25

41,7

Khác


11

18,3

Tình trạng hôn Độc thân

29

48,3

nhân

Đã kết hôn

31

51,7

Địa bàn cư trú

Ninh Kiều

36

60

Bình Thủy

24


40

Tuổi tác

50 trở lên
Giới tính

Nội trợ
Nghề nghiệp

Đặc điểm
Thu nhập

Cao nhất
20

Thấp nhất
0

Trung bình
5,14

Độ lệch chuẩn
3,8

(Triệu
đồng/tháng)
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 10/2014.


Những thông tin về đặc điểm kinh tế xã hội của người dân là những
thông tin vô cùng quan trọng và cần thiết, ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch
của người dân. Vì thế việc nghiên cứu vấn đề này là hết sức cần thiết nhằm
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch để xác định được cầu du
lịch của người dân và tìm ra các giải pháp phù hợp để công ty du lịch có thể

13


đáp ứng được nhu cầu một cách dễ dàng. Sau đây là phần phân tích về thực
trạng du lịch của người dân thành phố Cần Thơ.
3.2 THỰC TRẠNG ĐI DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN
3.2.1 Quyết định đi du lịch
Qua khảo sát, 28 trong số 60 đáp viên quyết định đi du lịch vào năm
2015 (chiếm 46,7%), 32 đáp viên còn lại khi được hỏi thì quyết định không đi
du lịch vào năm sau (chiếm 53,3%).
3.2.2 Số lần đi du lịch
Chúng ta có thể thấy, trong 60 đáp viên có 8 người chưa từng đi du lịch
(chiếm 13,3%), tương đương với ý nghĩa số lần đi du lịch trên 1 năm bằng 0.
Số lượng đáp viên đi du lịch từ 1 đến 2 lần chiếm đa số 36 người tương đương
60% trên tổng số, số lượng đáp viên đi du lịch lớn hơn hoặc bằng 3 lần 1 năm
là 16 người chiếm 27,7%.
3.2.3 Hình thức đi du lịch và sở thích du lịch
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người dân thành phố Cần Thơ
thích đi du lịch theo tour (chiếm 46,7%) , tiếp theo là du lịch tự tổ chức
(31,7%) và cuối cùng có 21,7 % thích cả hai hình thức đi du lịch.
Về địa điểm du lịch, có 31 đáp viên (chiếm 51,7%) chọn đi du lịch trong
nước, số còn lại thích đi du lịch nước ngoài (chiếm 8,3 %) và cả hai địa điểm
du lịch (chiếm 40%).
3.2.4 Thời điểm du lịch

Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch đối với người dân thành phố Cần
Thơ là vào dịp hè ( chiếm 46,7%), vì hè là kì nghỉ lễ dài nhất, dễ dàng sắp xếp
công việc để gia đình có cơ hội cùng nhau đi du lịch. Trái với thời điểm mùa
hè, cuối tuần có sự lựa chọn thấp nhất với 5%, điều này là hợp lý vì nghỉ cuối
tuần thời gian ngắn, rất khó cho những chuyến đi du lịch xa. Sự lựa chọn đứng
thứ hai là đi du lịch bất kỳ khi nào ( chiếm 23,3% ), hai thời điểm còn lại là
dịp lễ và các ngày trong tuần lần lượt chiếm 15% và 10 %.
3.2.5 Chi phí cho chuyến đi
Qua khảo sát, chi phí mà người dân sẵn sàng bỏ ra để đi du lịch lớn nhất
là 15 triệu, nhỏ nhất là 1 triệu, chi phí trung bình là 4,716 triệu.

14


3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI DU LỊCH CỦA
NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng mô
hình Binary logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du
lịch của người dân thành phố Cần Thơ. Phần mềm thống kê SPSS được
sửdụng để hỗ trợ phân tích, kết quả mô hình đạt được như sau”
Bảng 3.1 Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary logistic
Biến giải thích

B

Hằng số
Tuổi đáp viên(
Giới tính (

)


)

Nghề nghiệp (

)

Tình trạng hôn nhân (

Sig.

Exp(B)

-0,524

0.760

0,592

-1,022

0,074

0,360

1,894

0,017

6,646


-0,038

0,927

0,962

-2,527

0,003

0,080

0,000

0,019

1,00

)
Thu nhập hàng tháng (
)
Nguồn: Kết quả xử lí số liệu của tác giả bằng SPSS 16.0, 10/2014.

Chú thích: Exp (B) được xác định dựa trên tính mũ cơ số e của hệ số
tương quan (B) và được xem là odd ratio. Exp (B) =
Theo kết quả phân tích từ phần mềm thống kê SPSS 16.0, ta có phương
trình hồi quy logistic sau:
[


]= -0,524-1,022(

)+1,894(

)-0,038(

)-2,527(

)+0,000(

)
Trong đó: Y là quyết định đi du lịch của ngƣời dân thành phố Cần Thơ,
được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có đi du lịch, 0 là không đi du lịch).
Các biến

,

,

,

,

là các biến độc lập (biến giải thích).

15


• Kiểm định Chi-bình phương được dùng để kiểm định giả thuyết về độ
phù hợp tổng quát của mô hình, ta thấy mức ý nghĩa quan sát sig. của mô hình

rất nhỏ (0,000 < 0,050) nên ta bác bỏ giả thuyết

là hệ số hồi quy của các

biến độc lập bằng không.
• Giá trị -2LL = 47,914 không cao lắm, như vậy thể hiện một độ phù hợp
khá tốt của mô hình tổng thể.
• Mức độ dự báo trúng của toàn bộ mô hình là 76,7%.
• Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể ta thấy biến
nghề nghiệp có mức ý nghĩa sig.=0,926 lớn hơn 0,05. Vì vậy biến này không
có ý nghĩa về mặt thống kê. Hay nói cách khác là nghề nghiệp không ảnh
hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân Cần Thơ ở mức ý nghĩa 5%.
Các biến còn lại là tuổi (sig.=0,074), giới tính (sig.=0,017), tình trạng hôn
nhân (sig.=0,003) và thu nhập (sig.=0,019) ,chính trị (đều có mức ý nghĩa sig.
nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến này có ý nghĩa thống kê.
• Theo kết quả phân tích trên, phương trình hồi quy logistic với mức ý
nghĩa 5% có dạng như sau:
[

]= -0,524-1,022(

)+1,894(

)-0,038(

)-2,527(

)+0,000(

)

Trong đó: Y là quyết định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ,
được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có đi du lịch, 0 là không đi du lịch).
Các biến

,

,

,

,

là các biến độc lập (biến giải thích).

• Các biến có ý nghĩa được giải thích cụ thể như sau:
- Biến tuổi: Biến tuổi có hệ số hồi quy âm cho thấy biến này tỷ lệ nghịch
với quyết định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ. Biến tuổi có hệ số
B1=-1,022 có nghĩa là khi tuổi người dân càng tăng, với điều kiện các yếu tố
khác là như nhau thì log của tỷ lệ xác suất đi du lịch và xác xuất không đi du
lịch sẽ tăng thêm 1,022 lần. Để hiểu rõ hơn, ta thấy Exp(B1) là 0,36 điều này
có nghĩa là khi tuổi người dân tăng với điều kiện các nhân tố khác là như nhau
thì xác suất đi du lịch so với không đi du lịch sẽ giảm đi 0,36 lần.
- Biến giới tính: Biến giới tính có hệ số hồi quy dương cho thấy biến này
tỉ lệ thuận với quyết định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ. Hay
nói cách khác, nam có khả năng đi du lịch cao hơn nữ. Biến giới tính có
16


Exp(B2) là 6,646 điều này có nghĩa là giới tính là nam thêm một lớp với điều
kiện các nhân tố khác là như nhau thì xác suất đi du lịch so với không đi du

lịch sẽ tăng thêm 6,646 lần.
- Biến tình trạng hôn nhân: Biến tình trạng hôn nhân có hệ số hồi quy
âm cho thấy biến này tỉ lệ nghịch với quyết định đi du lịch của người dân
thành phố Cần Thơ. Điều này có nghĩa là những người độc thân sẽ có cầu du
lịch cao hơn những người đã kết hôn.. Biến tình trạng hôn nhân có hệ số
Exp(B4) là 0,080 điều này có nghĩa là với điều kiện các nhân tố khác là như
nhau, số người có gia đình càng tăngthì xác suất đi du lịch so với không đi du
lịch sẽ giảm đi 0,080 lần.
- Biến thu nhập: biến tổng thu nhập trong một tháng của đáp viên có hệ
số hồi quy dương cho thấy biến này tỷ lệ thuận với quyết định đi du lịch của
người dân thành phố Cần Thơ. Điều này cho thấy, khi thu nhập của người dân
càng cao thì cầu du lịch của họ càng cao. Biến thu nhập có hệ số Exp(B5) là
1,000 điều này có nghĩa là với điều kiện các nhân tố khác là như nhau, người
dân có thu nhập tăng thêm thì xác suất đi du lịch so với không đi du lịch sẽ
tăng thêm 1,000 lần.

17


CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
4.1 KẾT LUẬN
Hiện nay việc nắm bắt cầu du lịch của người dân đang được các công ty,
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch luôn quan tâm. Vì vậy
việc nghiên cứu quyết định du lịch của người dân rất quan trọng đối với các
công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch ở các thành
phố lớn, trong đó có Cần Thơ.Nghiên cứu về quyết định đi du lịch xác định
được cầu du lịch của người dân thành phố Cần Thơ để các công ty dễ dàng
đưa ra các chiến lược phù hợp. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô tả :
thời gian đi du lịch, hình thức tổ chưc, loại hình du lịch,… và các nhân tố ảnh

hưởng đến quyết định du lịch của người dân thành phố Cần Thơ. Theo kết quả
nghiên cứu cho thấy, người dân Cần Thơ đi du lịch vào các dịp nghỉ hè và bất
kì khi nào, với hình thức du lịch theo tour là chủ yếu.
Đa số người dân thích đi du lịch trong nước, và lựa chọn cả hai địa điểm
trong nước và nước ngoài. Chi phí trung bình cho mỗi người trong chuyến đi
tương đối cao (4,716 triệu/người). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các nhân
tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết du lịch của người dân thành phố Cần Thơ là
tuổi đáp viên, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập. Cuối cùng, nghiên cứu
đã đề xuất các giải pháp kích cầu du lịch của người dân thành phố Cần Thơ
như sau: cần xây dựng chương trình du lịch đa dạng về thời gian trong tuần,
các chương trình du lịch mang tính chất mạo hiểm, khám phá dành cho giới
trẻ, xây dựng chính sách giá phù hợp vào các thời điểm trong năm, cần tạo ra
thêm nhiều điểm đến mới, lạ với giá cả hấp dẫn trong các chuyến du lịch nước
ngoài nhằm làm tăng mức độ hấp dẫn ở nơi đến đồng thời có những đợt
khuyến mãi, giảm giá nhằm kích cầu du lịch, tạo điều kiện cho người dân
tham gia. Tận dụng tốt nguồn khách trẻ tuổi có nhu cầu du lịch cao, xây dựng
các chương trình tiếp thị, quảng cáo nhanh, kịp thời bằng các phương tiện
truyền thông. Thiết kế các chiến lược giá và chất lượng dịch vụ khác nhau cho
các phân khúc khác nhau và có chính sách giảm giá, tích lũy điểm thưởng cho
khách quen, tham gia du lịch nhiều lần trong năm. Với kết quả nghiên cứu và
các giải pháp được đề xuất, nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các nhà lãnh đạo
Tỉnh nắm bắt được tình hình nội bộ để đưa ra các chính sách hợp lí, tạo điều
kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, đáp
ứng cầu du lịch của người dân nơi đây. Đồng thời cung cấp thông tin cho các
doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiểu rõ hơn về quyết
định du lịch của người dân thành phố Cần Thơ, để từ đó hoạch định những
18


chiến lược phù hợp nhằm đưa công ty phát triển vững mạnh, nâng cao vị thế

trên thương trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Lê Hồng Nhung, 2009. Hướng dẫn thực hành SPSS cơ bản, Đại học
Cần Thơ.
2. Lưu Thanh Đức Hải, 2007. Bài giảng nghiên cứu marketing, Đại học Cần
Thơ.
3. Võ Hồng Phượng, 2009. Bài giảng kinh tế du lịch, Đại học Cần Thơ.
4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.
5. Phạm Thanh Vân, 2010. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ vào dịp tết Nguyên Đán 2010,
Đại học Cần Thơ.
6. Abraham Maslow, 1943. A Theory of Human Motivation, Psychological
Review 50, p370-396.
7. Sharon Sarmiento, 1998. Household, Gender, And Travel, Unison
Consulting Group. Women’s Travel Issues Proceedings from the Second
National Conference.
8. Tổng cục thống kê, 2014. Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5
năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
9. />
20


PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ĐI DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ CẦN

THƠ”
I. PHẦN GIỚI THIỆU
Xin chào, tên tôi là Nguyễn Thái Quỳnh Như, sinh viên ngành Quản
trịdịch vụ du lịch thuộc Khoa Kinh tế & QTKD trường Đại học Cần Thơ. Tôi
hiện đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đi du lịch của người dân thành phố Cần Thơ”. Xin Anh (Chị) vui lòng
dành chút thời gian quý báu để giúp tôi trả lời một số câu hỏi liên quan dưới
đây. Chúng tôi rất hoan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của anh (chị). Các ý
kiến trả lời của anh (chị) sẽ được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối và chỉ sử dụng
ở mức độ phân tích tổng hợp trong đề tài này.
II. PHẦN QUẢN LÝ
Thông tin đáp viên
-Họ và tên :…………………………………Tuổi:……..Giới tính:…......
-Địa chỉ:……………………………………………………………..........
-Điện thoại:……………………………………………………………….
Q1.Anh ( chị ) vui lòng cho biết nghề nghiệp của anh ( chị ) là gì ?
1.Nội trợ
2.Buôn bán/Kinh doanh
3.Công nhân viên
4.Khác..............................
Q2. Anh (chị ) vui lòng cho biết thu nhập hàng tháng của anh chị là bao
nhiêu ?
......................................................................................................................
Q3.Tình trạng hôn nhân của anh chị là ?
1. Độc thân
2. Đã kết hôn
I. PHẦN NỘI DUNG

21



Q4. Xin anh (chị ) vui lòng cho biết anh( chị ) có quyết định đi du lịch vào
năm nay hay không ?
1. Có
2. Không
Q5. Anh ( chị ) vui lòng cho biết anh (chị)thích đi du lịch theo tour hay tự tổ
chức đi riêng ?
1. Đi theo tour
2. Tự tổ chức đi riêng
3. Cả đi theo tour và tự tổ chức đi riêng.
Q6. Anh (chị) vui lòng cho biết trong một năm anh (chị) đi du lịch bao nhiêu
lần?.......lần/năm
Q7. Anh (chị) vui lòng cho biết khoảng thời gian nào thích hợp để đi du lịch?
(Vui lòng chỉ chọn 1 đáp án )
1. Các ngày Lễ
2. Cuối tuần
3. Các ngày trong tuần
4.Bất kỳ khi nào
5. Mùa hè.
Q8. Anh (chị) vui lòng cho biết anh chị thích đi du lịch trong nước hay ngoài
nước?
1. Trong nước
2. Ngoài nước
3. Cả trong và ngoài nước
Q9.Anh (chị) vui lòng cho biết chi phí chuyến đi phù hợp nhất mà anh chị sẵn
lòng bỏ ra để đi du lịch là bao nhiêu ?
………………………………………………………………………
Q10.Anh (chị) cho biết mức độ ảnh hưởng của tình hình chính trị bất ổn như
tình hình về chủ quyền biển đảo có ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của
anh/chị hay không ?

1. Ảnh hưởng
2.Không ảnh hưởng
22


×