Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số kinh nghiệm ở vòng phỏng vấn thi tuyển vào các Ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.63 KB, 18 trang )

KINH NGHIỆM VÒNG PHỎNG VẤN THI TUYỂN VÀO NGÂN HÀNG
PHẦN 1
Tôi tham gia trải nghiệm phỏng vấn từ năm thứ 3 đại học và đã trả qua rất nhiều cuộc
phỏng vấn xin việc ở các công ty khác nhau từ hồi thực tập đến khi đi làm chính thức.
Nhiều bạn nghĩ rằng, phỏng vấn chỉ đơn thuần là một cuộc trao đổi giữa mình và nhà
tuyển dụng. Còn tệ hơn nữa, nhiều bạn cho rằng, phỏng vấn là một sự lừa dối bởi vì
phỏng vấn chỉ "làm cảnh thôi", chứ thực chất, người ta đã xếp chỗ xong xuôi hết cả rồi.
Riêng bản thân tôi thì không cho là như vậy, tôi tin rằng, phỏng vấn là một buổi để tôi
thuyết phục nhà tuyển dụng tại sao nên chọn tôi mà không phải là các ứng viên khác,
phỏng vấn cũng là một buổi chia sẻ để tìm hiểu sâu hơn về công ty và ngành nghề mình
đang ứng tuyển và phỏng vấn sẽ giúp tôi trưởng thành hơn.

1. Đánh giá chung về vòng phỏng vấn
1.1 Cạnh tranh khốc liệt nhất:
Vòng phỏng vấn là vòng cạnh tranh khốc liệt nhất với mọi thí sinh tham gia. Theo kinh
nghiệm của tôi, số lượng thí sinh tham gia phỏng vấn vòng cuối cùng thường sẽ gấp 3 lần
số lượng nhà tuyển dụng muốn nhận. Tôi xin dẫn chứng ra 2 dữ kiện để các bạn thấy:
- Trong kỳ thi tuyển vào Vietinbank Hội sở chính quý 2/2013 tổ chức tại trường Đại học
Xây dựng, vị trí thi cán bộ Treasury của Phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh
o Danh sách tham gia thi viết dán tại cửa phòng thi: 80 người
o Số lượng người đến thi thực tế: 60 người
o Số lượng người gọi đi phỏng vấn: 6 người
o Số lượng người trúng tuyển sau vòng phỏng vấn: 2 người
- Trong kỳ thi tuyển vị trí Chuyên viên phát triển khách hàng và định chế tài chính của
Khối nguồn vốn – Ngân hàng TMCP Liên Việt
o Danh sách tham gia thi viết đăng trên web: 150 người
o Số người gọi đi phỏng vấn: 10 người
o Số lượng người trúng tuyển sau phỏng vấn: 1 người.


Qua những số liệu trên, bạn có thể thấy rằng, để được tuyển dụng vào một ngân hàng nào


đó thì thực sự rất khó khăn với tỷ lệ chọi rất cao, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó
khăn như hiện nay.
1.2 Vòng thi có nhiều tiêu cực nhất tuy nhiên cũng là cơ hội nếu bạn tự tin
Vòng phỏng vấn (thường là phỏng vấn cá nhân – nhà tuyển dụng), bạn không thể biết
được rằng ứng viên đang ngồi trong phòng phỏng vấn kia là ai, họ được hỏi những câu gì
và câu trả lời của họ ra sao,... Kể cả đến lượt mình phỏng vấn, những câu hỏi và những
câu trả lời của mình cũng ít khi được nhà tuyển dụng nhận xét là đúng sai cụ thể như thế
nào. Nói tóm lại, nhiều bạn thấy một điều gì đó không được minh bạch khi tham gia
phỏng vấn.
Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố khác chi phối đến một cuộc phỏng vấn xin việc (nhiều
bạn cho rằng đó là tình trạng con ông cháu cha trong tuyển dụng). Điều này thực sự cũng
không ai thống kê được. Mặc dù vậy, vòng phòng vấn sẽ là cơ hội tốt nhất cho bạn nếu
bạn tự tin về khả năng của mình.
Bạn hãy tin rằng vòng phỏng vấn là cơ hội để mình tìm hiểu sâu hơn về công ty và vị trí
mình ứng tuyển, là cơ hội để chinh phục nhà tuyển dụng chứ đừng nên chú trọng vào
những điều tiêu cực của phỏng vấn như một số người vẫn làm.
1.3 Vòng phỏng vấn nhiều điều khó lường nhất
Nhiều bạn sau khi đi phỏng vấn về thấy mình trả lời khá trôi chảy, nhà tuyển dụng cũng
gật gù, nói chung là tất cả đều suôn sẻ, song đến khi nhận được email của phòng nhân sự
gửi nói rằng bạn chưa phù hợp với vị trí này thì quả thật rất sốc và không biết nguyên
nhân tại sao.
Tôi cũng đã từng nhiều lần rơi vào tình huống này (tôi sẽ chia sẻ kỹ hơn về những bài
học của bản thân với các bạn ở phần sau của bài viết). Một câu trả lời có thể sẽ được suy
diễn theo nhiều cách khác nhau mà chính bản thân bạn cũng không thể lường trước được.
Ví dụ như một người bạn của tôi đi thi tuyển vị trí chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân ở
ACB, khi được hỏi làm thế nào để huy động được số tiền 4 tỷ/ tháng. Bạn tôi đã trả lời là
hiện tại đang đi làm vị trí Sales ở một công ty về thiết bị điện tử, bạn có một danh sách
khách hàng hiện tại của công ty, trong đó có nhiều khách hàng rất "đại gia", đó là nguồn
khách hàng để bạn có thể sử dụng khi làm việc ở nơi đây.



Đối với câu trả lời này có hai hướng có thể suy diễn
- Hướng tích cực: Đây là ứng viên có sẵn cơ sở dữ liệu khách hàng, có kinh nghiệm về
bán hàng và có tiềm năng tốt trong tương lai, vì vậy, cần phải thu hút về để khai thách cơ
sở dữ liệu khách hàng đó.
- Hướng tiêu cực: Ứng viên này sẵn sàng lấy những tài liệu mật về khách hàng ở công ty
cũ để mang sang công ty mới sử dụng, vì vậy, có thể một ngày nào đó, anh ta sẽ làm điều
tương tự với công ty mình. Vì vậy, không nên chấp nhận một ứng viên như vậy.
Hai hướng suy diễn này đều có những cái lý của riêng người tuyển dụng, vì vậy, tôi nói
rằng đôi khi phỏng vấn nó là cái duyên chứ không chỉ thuần túy về kiến thức. Nếu bạn
chưa thành công trong phỏng vấn thì chỉ có thể nói là bạn chưa phù hợp mà thôi, vấp
ngã, hãy đứng dậy bước tiếp.
1.4 Vòng phỏng vấn là vòng thi được sử dụng tài liệu
Rất nhiều bạn khi đến dự phỏng vấn thường không mang theo tài liệu gì, hoặc có mang
cũng không lấy ra để sử dụng. Dù bạn có siêu nhân đến mức nào cũng không thể nhớ
được hết tất cả những gì mình đã đọc, không thể dẫn chứng chính xác từ từ từng chữ
trong các văn bản pháp luật,... Bạn chỉ có thể đọc, hiểu và nhớ được nó là cái gì và nó
nằm ở đâu mà thôi.
Tại sao sử dụng những tài liệu đó để tăng tính thuyết phục cho các câu trả lời của bạn?
Tôi sẽ nói thêm ở phần các tài liệu cần chuẩn bị khi tham dự phỏng vấn ở phần sau bài
viết.
2. Những chuẩn bị khi bạn được mởi phỏng vấn.
2.1 Kiến thức và kinh nghiệm
2.1.1 Về bản thân mình
Nhiều bạn nghĩ rằng về bản thân mình thì cần gì phải chuẩn bị, có sao nói vậy cũng
được. Tuy nhiên, tôi nhận thấy, bạn sẽ không thuyết phục được nhà tuyển dụng nếu bạn
không có những số liệu, những ví dụ để minh chứng cho các câu trả lời của mình.
Vì vậy, trước khi đi phỏng vấn bạn hãy:
- Chuẩn bị một bản CV tự viết của mình (không phải là CV điền theo mẫu của nhà tuyển
dụng) trong đó nêu chi tiết các thành tích, công việc mình đã làm.



- Tự tập trả lời trước bộ các câu hỏi thông dụng khi phỏng vấn. (Có thể tìm trên mạng rất
nhiều)
Hãy nhớ rằng với mỗi câu trả lời, bạn phải lấy được ví dụ là những trải nghiệm của bản
thân về vấn đề đó. Tôi nhớ lần mình đi tuyển dụng ở VP bank, sau khi giới thiệu về bản
thân, các điểm mạnh và các thành tích của mình. Tôi đã được hỏi rằng "Điểm yếu của em
là gì?"
Tôi đã trả lời như sau:
- Điểm yếu lớn nhất của em đến thời điểm này đó là tính cầu toàn trong công việc.
- Ngày trước khi đi làm Trợ lý dự án ở Công ty Đào tạo và tư vấn nghiệp vụ ngân hàng
(BTC), khi được giao việc chuẩn bị tài liệu cho giảng viên trước khi lên lớp em thường
đợi đầy đủ tài liệu sau đó mới đóng gói gửi cho giảng viên. Đôi khi trong một số trường
hợp dẫn đến sự chậm trễ (giảng viên không đủ thời gian để đọc tài liệu và chuẩn bị cho
buổi dạy). Khi đó, sếp của em đã khuyên dạy rằng, em là một người khá cẩn thận và cầu
toàn trong công việc là điều tốt, tuy nhiên, mình đã hứa gửi tài liệu hay bất cứ thứ gì cho
người khác thì đến ngày đó em phải gửi và có thể bổ sung sau chứ đừng bao giờ làm như
vậy.
- Sau một số lần như vậy, hiện nay, em đang dần dần khắc phục điểm yếu này của bản
thân.
2.1.2 Về kiến thức chuyên môn nghề nghiệp
Đọc lại đề thi viết phần thi nghiệp vụ và phần tổng kết vòng thi viết của riêng bạn (nếu
có). Thường thì những câu hỏi trong đề thi sẽ phần nào nói lên những kiến thức bạn sẽ áp
dụng trong công việc sắp tới. Nếu may mắn, bạn có thể hỏi được những người làm chính
trong công ty đó hoặc các vị trí tương đương ở các công ty khác về những công việc thực
sự phải làm sau này là gì và cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn.
Đọc lại các kiến thức sách vở có liên quan. Nếu công ty đó có tổ chức thi viết, bạn đã
từng làm điều này rồi, bây giờ chỉ cần xem lại và tóm tắt các điểm cần chú ý ra một tờ
giấy là đủ.
Cập nhật thêm các kiến thức, số liệu, sự kiện về kinh tế vĩ mô diễn ra trong vòng ít nhất 3

tháng trở lại đây. Nếu bạn không cập nhật thường xuyên thì nên xem xét lại các dữ liệu
đó.


Về lâu dài, tôi nghĩ rằng bạn nên rèn luyện thói quen cập nhật tin thức về tình hình tài
chính diễn ra hằng ngày thông qua các kênh truyền thông như các thời báo kinh tế trên
internet, bản tin tài chính trên VTV1, tạp chí kinh tế cuối tuần VTV1,... để có cái nhìn
tổng quan về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế. Một người bạn của tôi khi đi phỏng
vấn vị trí liên quan đến kiểm toán nhưng đã được hỏi một câu là: Em hãy nêu cho anh 3
sự kiện kinh tế tài chính nổi bật của Việt Nam trong thời gian gần đây.
2.1.3 Về Ngân hàng mình ứng tuyển.
Nếu bạn ứng tuyển vào ngân hàng thì thực sự những thông tin này rất dễ tìm kiếm thông
qua bản báo cáo thường niên ngân hàng đó vào năm gần nhất. Hãy đọc và tóm tắt lại báo
cáo thường niên đó trong 1 trang A4 với những số liệu như
- Các chỉ tiêu tài chính có liên quan: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, huy động, dư nợ, các
chỉ số ROA, ROE,..
- Định hướng chiến lược, cơ cấu cổ đông, các lợi thế của ngân hàng đó so với các ngân
hàng khác trong cùng nhóm.
- Các giải thưởng, sự kiện thể hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng đó với cộng đồng.
- Cơ cấu tổ chức các phòng ban và hiểu biết riêng của bạn về vị trí ứng tuyển trong
phòng ban đó.
- Bên cạnh đó, nếu công ty (hoặc ngân hàng) đang niêm yết trên thị trường chứng khoán,
bạn có thể tìm hiểu thêm các báo cáo phân tích, đánh giá của các công ty chứng khoán
khác để có thêm sự hiểu biết và nhận định cho riêng mình.
2.2 Trang phục khi đi dự phỏng vấn.
2.2.1 Nguyên tắc chung
- Các cụ ngày trước đã có câu "Quen thì sợ bụng sợ dạ, Lạ thì sợ áo sợ quần", khoa học
cũng đã thống kê rằng người ta đánh giá bạn chỉ sau 4 giây đầu tiên và đi đến kết luận
ban đầu về bạn ở 30 giây kế tiếp. Vì vậy, trang phục bên ngoài khi đi phỏng vấn thể hiện
rất nhiều về bạn đấy.

- Giới công sở được mệnh danh là khá bảo thủ trong cách ăn mặc, vì vậy không quần bò,
áo phông, giày thể thao khi đi phỏng vấn. Hãy mặc trang phục công sở lịch sự và gọn
gàng và cũng không nên chọn áo sơ mi cộc tay
- Đầu tóc, râu ria, móng tay móng chân cắt tỉa gọn gàng.


2.2.2 Một số chú ý
Đối với Nam:
- Đối với nam, nên mặc vest hoặc ít nhất cũng phải đeo caravat (nếu trời quá nóng và
không thể mặc vest được). Vest nên chọn bộ sẫm màu, theo quan điểm của tôi, vest màu
đen có thể phối hợp được với nhiều kiểu áo sơ mi và giày nhất. Nhiều bạn nghĩ rằng, mặc
vest và đeo caravat như vậy trông có bị "oai quá" hay không? Sếp phỏng vấn ăn mặc giản
dị như vậy mà mình như vậy liệu có bị oai hơn sếp không nhỉ? Tôi nghĩ rằng, chẳng có ai
hơn ai trong tình huống này cả. Trang phục bên ngoài này chỉ thể hiện bạn chuyên
nghiệp hơn trong phỏng vấn mà thôi.
- Giày loại bằng da thuộc, nên chọn màu đen và cố gắng đánh giày sạch sẽ, gót giày
không nên quá mòn. Nên đi tất cổ dài vì trong trường hợp bạn ngồi vắt chân chữ ngũ
cũng không để lộ da chân.
- Nam giới có 2 trang sức chính là nhẫn cưới và đồng hồ. Nhẫn cưới thì có vẻ hơi khó
kiếm đối với một số bạn, tuy nhiên, hãy chọn cho mình một chiến đồng hồ vừa có chức
năng xem giờ và vừa là trang sức vừa đủ cho mình.
Đối với nữ
- Tôi nghĩ rằng, đối với nữ nên là trang phục váy công sở có áo vest bên ngoài, áo sơ mi
nên để nền trắng và mang theo túi xách tay. Trang điểm và nước hoa cũng không nên quá
nặng.
- Cần tránh các quần áo màu quá lòe loẹt, hở hang và mang trên người quá nhiều trang
sức.
- Tôi vẫn ấn tượng nhất đối với một bạn gái đi phỏng vấn cùng mình ở vị trí Trợ lý giám
đốc quan hệ khách hàng ở VP bank, phong cách ăn mặc của bạn ấy rất nhã nhặn nhưng
cũng toát lên một vẻ đẹp sắc sảo của bạn ấy, thực sự trong tất cả những bạn phỏng vấn

cùng mình hôm đó, mình ấn tượng nhất về bạn này (đúng là anh hùng không qua được ải
mỹ nhân)
2.3 Những thứ cần mang theo khi phỏng vấn.
- CV tự viết như tôi đã trình bày ở phần trước.
- Bản mô tả công việc: Copy trên mạng in ra. Nhiều khi bạn vẫn dùng đặc biệt là đối với
các câu hỏi có liên quan như "Em hiểu gì về công việc sắp tới?"


- Báo cáo tài chính của ngân hàng, tự tính toán ra một số chỉ số và bản tóm tắt các thành
tích của ngân hàng đó, lấy trong báo cáo thường niên.
- Bút, sổ tay để có thể ghi lại những điều cần thiết khi nhà tuyển dụng nói. Điều này rất
quan trọng vì đôi khi không chỉ có 1 người phỏng vấn mà đến tận 3 người phỏng vấn,
mỗi người đưa ra một câu hỏi khác nhau bạn không ghi chép lại thì rất dễ phải hỏi lại
anh/chị vừa hỏi câu gì vậy
- Chứng minh thư nhân dân: Bởi vì, có thể bạn sẽ phải để CMT dưới quầy lấy thẻ khách
lên tầng phỏng vấn
- Lược: Đối với cả nam lẫn nữ, khi đội mũ bảo hiểm, tóc bạn sẽ rất bù xù khi đến dự
phỏng vấn, hãy chải đầu và thể hiện mình chuyên nghiệp hơn trước mắt nhà tuyển dụng
nhé
- Bản đồ, và tên địa điểm phỏng vấn: Đầu tiên, bạn phải ghi lại địa điểm phỏng vấn,
search google nếu bạn chưa biết trước và kinh nghiệm của mình, ví dụ người ta hẹn bạn
phỏng vấn 10h, nên đi trước 1 tiếng.
- Tất cả những đồ đạc mang theo nên để trong cặp và bạn nên đặt gọn gàng chiếc cặp này
ở dưới đất cạnh ghế ngồi phỏng vấn.
- Điện thoại buộc phải để chế độ rung hoặc nên tắt máy trước khi đi phỏng vấn. Rất
nhiều ứng viên tôi từng biết đã bị nhà tuyển dụng đuổi thẳng ra ngoài khi điện thoại của
ứng viên đó đổ chuông khi đang nói chuyện.

PHẦN 2
Trong phần này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những câu hỏi phỏng vấn mà đến 99% các

bạn sẽ bị hỏi trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào. Bạn cũng nên tham khảo thêm các câu
hỏi trong bộ 50 câu hỏi thông dụng khi phỏng vấn mà tôi đã giới thiệu ở Kinh nghiệm
phỏng vấn phần 1.
Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ chia sẻ thêm về các phân tích và chuẩn bị yêu cầu công việc
theo bản mô tả công việc có sẵn.
1. Các câu hỏi phỏng vấn thông dụng


Câu hỏi 1. Xin mời em giới thiệu về bản thân mình?
Tôi tin rằng, 100% các bạn đi phỏng vấn thì đây là câu đầu tiên các bạn được hỏi, vì vậy
các bạn nên chuẩn bị rất kỹ lưỡng câu hỏi này và phải tập trước ở nhà. Đối với giới thiệu
bản thân, cần chuẩn bị cả 1 bản bằng tiếng Anh và 1 bản tiếng Việt.
Kinh nghiệm giới thiệu bản thân của tôi, chúng ta cần nói những ý như sau
- Tên em là ..... Em đã tốt nghiệp (hoặc đang học tại) trường .... Hiện tại, em đang làm ở
công ty .... Với chức danh là .... Tại đây, công việc chính của em là ... trong thời gian
làm việc ở đây em đã đạt được một số thành tích như .... (nhớ thể hiện bằng các con số).
Điểm mạnh của em là .... Trong thời gian rảnh, sở thích của em là ... (nhớ nói đến các sở
thích lành mạnh như đọc sách về phát triển con người, thể dục thể thao, xem các chương
trình truyền hình thực tế về tài chính ngân hàng,...)

Câu hỏi 2. Em hiểu gì về công việc sắp tới?
Câu hỏi này cũng là một câu hỏi khó, vì vậy trong bài viết về kinh nghiệm viết CV và
săn việc lần trước của tôi, tôi đã nói, các bạn nên nhờ người quen để xin được bản mô tả
chức năng nhiệm vụ của phòng ban hoặc nơi bạn ứng tuyển, hoặc chí ít bạn cũng nên
hỏi họ về công việc thường ngày của phòng là gì? Họ sẽ quan hệ chính với những phòng
ban nào trong công ty. Khi phỏng vấn, bạn có đồ nghề đó trong tay rồi, hãy nêu một số
tóm tắt về chức năng nhiệm vụ của phòng ban đó.
Nếu các mối quan hệ hiện tại của bạn không thể có được những "tài liệu mật" đó thì hãy
sử dụng bản mô tả công việc mà mình đã chuẩn bị trước, diễn giải các ý đó theo ý hiểu
của mình trước nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm của bản thân
Khi tôi vào phỏng vấn của Vietinbank, câu hỏi thứ 2 sau khi giới thiệu bản thân là "Em
hiểu gì về công việc mình sẽ làm sắp tới?" Tôi đã lấy trong tập tài liệu ra mô hình cơ cấu
tổ chức của Vietinbank và nói: Vâng, em cũng được tìm hiểu qua báo cáo thường niên
của Vietinbank và qua chính đề thi tuyển dụng đầu vào. Về cơ cấu tổ chức của phòng
Thanh quyết toán vốn kinh doanh, nhìn theo cấu trúc này, phòng mình thuộc khối hỗ trợ
- có thể hiểu là bộ phận back office, và qua đề thi tuyển dụng lần trước có 1 câu hỏi là


"Em hiểu, bộ phận Back office của Treasury làm công việc gì?". Vì vậy, công việc chính
của phòng sẽ làm Back office của khối Treasury bao gồm cả kinh doanh vốn và điều hòa
vốn. Công việc chính của BO sẽ là
- Đối chiếu, xác nhận, thanh toán và hạch toán kế toán các giao dịch trên thị trường tiền
tệ và thị trường vốn,
- Quản lý tài khoản NOSTRO của ngân hàng
- Quản lý các khoản vay quốc tế của Vietinbank
- Thực hiện phối hợp với bộ phận Front office, Middle office để thực hiện các dự án có
liên quan.
Nghe xong câu trả lời này của tôi, bộ 3 phỏng vấn lúc đó gồm Phó phòng Đầu tư, Phó
phòng Kinh doanh ngoại tệ và Trưởng phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh gật đầu
và mỉm cười. Tôi biết rằng, bước đầu tiên, mình đã chinh phục được họ.
Câu hỏi 3. Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng tôi làm việc?
Đây cũng là một câu hỏi thường gặp. Nhiều bạn cũng rất băn khoăn về câu hỏi này nên
trả lời như thế nào. Tôi luôn đơn giản hóa mọi việc và nghĩ rằng, đây chỉ là một câu hỏi
xem bạn tìm hiểu về ngân hàng mình đang ứng tuyển mà thôi.
Vì vậy, lời khuyên của tôi là bạn nên mang theo Báo cáo tài chính đó của ngân hàng
đến, tính toán một số chỉ số phân tích ngành ngân hàng và đọc báo cáo thường niên, xem
xét các thành tích mà ngân hàng đó đạt được thể hiện các trách nhiệm xã hội của ngân
hàng đó. Câu trả lời của bạn có thể là
Em lựa chọn ngân hàng bởi vì các yếu tố sau

- Xét trên khía cạnh tài chính, ngân hàng mình được đánh giá là khá mạnh thể hiện qua
các số liệu như vốn chủ sở hữu là.... Tổng huy động là ... tổng dư nợ là.... ROA, ROE
là ....
- Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng một cách rất
tuyệt vời. Qua báo cáo thường niên của ngân hàng em được biết, ngân hàng của mình có
các hoạt động như .....
Thông qua những yếu tố đó, em đã quyết định lựa chọn ngân hàng mình.
Câu hỏi 4. Bạn có nộp hồ sơ vào các ngân hàng khác hay không?
Câu hỏi này cũng khiến nhiều bạn phân vân, nếu giả sử mình nói là có thì lại sợ nhà


tuyển dụng nghĩ mình là người không trung thành, còn mình nói không thì sợ nhà tuyển
dụng nghĩ mình là người giả dối. Quan điểm của tôi : Hãy là chính mình trong bất cứ
hoàn cảnh nào.
Bạn không nên quanh co gì cả trong trường hợp này, bạn hãy nói, em có nộp hồ sơ vào
các ngân hàng khác, cụ thể là em đã nộp các vị trí ..... Tuy nhiên, ngân hàng mình là ưu
tiên số 1 cho sự lựa chọn của em.
Chú ý rằng, trong khi liệt kê các vị trí bạn ứng tuyển phải có liên quan một chút đến vị
trí bạn đang được phỏng vấn, điều này sẽ thể hiện, bạn là một người biết định hướng
nghề nghiệp cho bản thân.
Câu hỏi 5. Khi đang làm việc ở ngân hàng tôi, bạn được một ngân hàng khác mời gọi
với mức lương cao hơn, bạn sẽ xử lý thế nào?
Đây cũng là một câu hỏi hơi khó xử với mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra
trường. Nếu trả lời là em sẽ trung thành với ngân hàng mình, nghe có vẻ giả dối quá, còn
nói là em sẽ chuyển sang ngân hàng kia thì lại làm nhà tuyển dụng phật lòng.
Tôi xin được phép gợi ý cho các bạn như sau:
Điều đầu tiên, em cảm thấy rất vui vì năng lực của mình đã được nhiều nơi biết đến. Tuy
nhiên, để đưa ra một quyết định là ở lại hay chuyển một công việc mới, em dựa trên 3
yếu tố. Một là môi trường làm việc, hai là chế độ lương thưởng, ba là cơ hội thăng tiến.
Nếu ngân hàng đó chỉ cho em một chế độ lương thưởng cao hơn thì chưa chắc em đã rời

đi mà cần phải cân nhắc hai yếu tố còn lại.
Trường hợp của tôi khi ứng tuyển vào Vietinbank
Em nghĩ rằng Vietinbank đáp ứng đủ các điều kiện trên
- Về chế độ lương thưởng, trong báo cáo thường niên năm 2011 vừa rồi, Vietinbank là
ngân hàng đạt lợi nhận cao nhất trong ngành ngân hàng là 8100 tỷ đồng và thu nhập
trung bình của mỗi nhân viên là 20.76 triệu đồng, cao nhất trong toàn ngành ngân hàng
Việt Nam
- Về môi trường làm việc, để đạt được mức lợi nhuận như vậy cao hơn rất nhiều so với
các ngân hàng (như Vietcombank mới đạt 5700 tỷ), thì chắc chắn, mọi người sẽ phải
làm việc rất tích cực và có năng suất cao. Điều này cũng phù hợp với tinh thần sẵn sàng
làm việc của những sinh viên mới ra trường như em.


- Về cơ hội thăng tiến, em tin rằng, ở một môi trường như ngành ngân hàng thì cơ hội
thăng tiến nếu mình làm tốt là hoàn toàn có thể. Mặc dù, để được thăng tiến, mình
không chỉ cần có chuyên môn mà phải thêm nhiều yếu tố khác nữa.
Vì vậy, nếu có một ngân hàng khác mời gọi, chưa chắc em đã chuyển ngay sang ngân
hàng đó.
Câu hỏi 6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu hỏi này khiến nhiều bạn khó xử cũng không kém. Chẳng nhẽ mình lại nói ra các
nhược điểm của công ty cũ như lương thấp, môi trường làm việc kém năng suất, những
mâu thuẫn của mình với sếp hay sao? Có thể bạn cũng sẽ nói ra một số đặc điểm mình
không thích ở công ty cũ, tuy nhiên, hạn chế nói ra những điểm nhạy cảm đặc biệt là vấn
đề tiền lương.
Tôi có một người bạn đã có câu trả lời tạm gọi là phù hợp trong hoàn cảnh này như sau:
Em rời công ty cũ vì môi trường làm việc chưa phù hợp, em là dân học tiếng Anh, em
cũng đã đạt được rất nhiều thành tích trong lĩnh vực tiếng Anh nhưng đi làm lại ít áp
dụng được nó vì công ty này chủ yếu dùng tiếng Nhật. Hơn thế nữa, qua những gì được
học trong trường và những tìm hiểu về ngành ngân hàng, em cũng cảm thấy thích các
công việc trong ngân hàng nên mong muốn chuyển nghề.

Câu hỏi 7. Điểm yếu của bạn là gì?
Khi nghe câu hỏi này, chẳng nhẽ bạn sẽ nói những điểm yếu của mình như tính cẩu thả,
tính hay quên,.. của mình hay sao?
Tôi cũng không biết các bạn có những điểm yếu gì, nhưng quan điểm của tôi, nên chọn
lọc các điểm yếu đó để nói với nhà tuyển dụng. Ví dụ như trường hợp của tôi, tôi đã nói
rằng: Điểm yếu của em là đôi khi quá cầu toàn nên chưa quyết đoán trong công việc.
Tuy nhiên, em đang sửa đổi dần điểm yếu này.
Các bạn nên bổ sung thêm câu: Tuy nhiên, em đang sửa đổi dần điểm yếu này để thể
hiện mình là một con người cầu tiến nhé.
Câu hỏi 8. Bạn còn câu hỏi nào hỏi nào dành cho chúng tôi hay không?
Đây cũng là một câu hỏi đánh giá trình độ ứng viên. Rất nhiều bạn đã đặt ra các câu hỏi
như anh ABC bao nhiêu tuổi ạ? Số điện thoại của anh là gì nhỉ? Rồi muôn vàn các câu
hỏi khác tương tự. Theo tôi, tìm hiểu về thông tin cá nhân của người phỏng vấn như vậy


là hoàn toàn không nên. Thay vào đó, bạn nên đặt ra những câu hỏi có liên quan đến
công ty, những vấn đề bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về công ty đó hay những thành tích
mà công ty đó tự hào.
- Cách 1: Đặt câu hỏi về những thành tích đáng tự hào của công ty
Tôi vẫn còn nhớ một người bạn của tôi phỏng vấn vào Deloitte Việt Nam, khi nhận
được câu hỏi đó bạn ấy đã trả lời: Theo em được biết, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
vinh dự là một trong 10 doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống quản lý tốt nhất nhận giải
thưởng Ngôi sao quản lý do Bộ Ngoại giao Việt Nam trao tặng. Chị có thể cho em biết
thêm những thông tin rằng các anh chị trong Deloitte và đặc biệt là bộ phận nhân sự đã
có những nỗ lực như thế nào để có được những thành tựu như vậy?
Đây được đánh giá là một câu hỏi rất hay, nó vừa thể hiện bạn tìm hiểu về công ty mình
đang ứng tuyển, vừa thể hiện được sự trân trọng của mình với người mình phỏng vấn.
Và sau đó, bạn tôi đã được tuyển dụng thẳng vào Deloitte Việt Nam

- Cách 2: Đặt câu hỏi vấn đề bạn muốn tìm hiểu sâu hơn công ty đó

Tôi cũng nhận được câu hỏi này khi phỏng vấn vào vị trí Trợ lý giám đốc quan hệ khách
hàng của VP bank. Tôi đã trả lời như sau: Chị có thể cho em được biết cấu trúc của khối
ngân hàng bán buôn của VP bank được không? Bởi vì, em nhìn trên báo cáo thường
niên của ngân hàng năm 2010 thì chưa có khối ngân hàng bán buôn. Hơn thế nữa, em
cũng biết đến một thông tin rằng 85% nhân viên bỏ việc vì không hiểu được cấu trúc của
ngân hàng và từ đó không biết được lộ trình mình phải đi là như thế nào?
2. Cách thức chuẩn bị và phân tích mô tả và yêu cầu công việc.
Đây là một lĩnh vực rất rộng và tùy từng chuyên môn của mỗi vị trí, vì vậy, tôi không
thể chia sẻ được hết từng tình huống. Tôi sẽ sử dụng tình huống tôi thi tuyển vào vị trí
ARM của VP bank để phân tích thêm cho các bạn nên chuẩn bị riêng cho từng vị trí như
thế nào.
Bài học: Kinh nghiệm của tôi khi phỏng vấn ở VP bank – Vị trí Trợ lý giám đốc quan hệ
khách hàng (ARM) thuộc khối khách hàng bán buôn.
Với vị trí này VP bank gọi đi phỏng vấn chứ không yêu cầu test đầu vào. Trong bản mô


tả công việc trên trang chủ của VP bank, tôi nhận thấy họ yêu cầu 4 công việc chính như
sau
- Phối hợp với RM (Relationship Manager – Giám đốc quan hệ khách hàng) để hoàn
thành các chỉ tiêu cho Giám đốc Trung tâm quan hệ khách hàng lớn giao
- Quan hệ với khách hàng để lấy thông tin
- Soạn thảo tờ trình tín dụng
- Kết hợp với các chi nhánh để phát triển khách hàng và chăm sóc khách hàng, kết hợp
với bộ phận hỗ trợ, bộ phận sản phẩm để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Kết hợp với tên chức danh là Trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng, tôi nghĩ rằng, ngoài
các công việc chuyên môn như đã nêu, mình còn phải biết cách sắp xếp công việc, lên
lịch làm việc follow up công việc cho RM.
- Điều đầu tiên mà tôi phải làm đó là tìm hiểu thế nào là tờ trình tín dụng, làm sao để
soạn thảo một tờ trình tín dụng một cách ngắn gọn và đầy đủ. Phần này chiếm khá nhiều
thời gian chuẩn bị của tôi cho vị trí này. Nhưng thực sự sau khi tìm hiểu, tôi đã hiểu hơn

về việc soạn thảo tờ trình tín dụng rất nhiều
- Thứ 2, tôi sẽ chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực giao tiếp, quan hệ khách
hàng và thuyết phục khách hàng. Tôi đã lựa chọn cuốn sách kỹ năng bán hàng và biết
đến mô hình bán hàng IMPACT.
- Thứ 3, nhìn vào yêu cầu công việc họ yêu cầu IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL 550, tôi sẽ
phải chuẩn bị tất cả các câu hỏi và câu trả lời bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
- Thứ 4, do trong CV của tôi có một thành tích là tôi đã từng phỏng vấn và tuyển dụng
được 2 cộng tác viên cho chương trình Ecredit, 3 cộng tác viên cho chương trình Future
banker, vì vậy, tôi cũng chuẩn bị 1 tình huống phỏng vấn ngược, có nghĩa là ứng viên
hỏi người phỏng vấn.
Tôi tin rằng, những dự trù như vậy của mình trong buổi phỏng vấn đã là khá đủ và buổi
phỏng vấn hôm đó diễn ra đúng như trong dự tính của tôi.

3. Một số chú ý về tác phong trong quá trình phỏng vấn
- Thoải mái, trả lời các câu hỏi phỏng vấn, bạn đã có phần chuẩn bị các câu hỏi tổng


quan và các câu hỏi chuyên môn một cách kỹ lưỡng như thế rồi cơ mà. Và tôi luôn nhắc
nhở các bạn rằng, "Khi phỏng vấn, hãy là chính mình nhưng phải biết khôn ngoan"
- Nếu gặp câu hỏi nào khó quá mà mình không trả lời được thì nên làm sao? Lúc đó, bạn
nên
- Xin thời gian để chuẩn bị. Anh/chị cho em khoảng 3 phút để chuẩn bị câu trả lời
- Sử dụng từ "Theo quan điểm của em như sau"... trả lời hết sức có thể,
- Còn câu hỏi không thuộc lĩnh vực của bạn, không biết mình phải nói cái gì thì nên nói
thẳng em nghĩ rằng mình cũng chưa tìm hiểu về lĩnh vực này, xin phép được tìm hiểu
sau.
- Đừng ngồi vào mép ghế hay tựa vào bàn trong khi đang phỏng vấn, nhưng cũng đừng
ngồi ngả lưng ra đằng sau trong quá trình phỏng vấn. Kinh nghiệm cho thấy ngồi 2/3
ghế là thích hợp.
- Chú ý đến các cử chỉ về mắt, sự di chuyển của bàn tay, nên giữ lòng bàn tay mở khi di

chuyển. Thực sự điều này khá khó, tuy nhiên, có một cuốn sách rất hay về ngôn ngữ cơ
thể tôi khuyên các bạn nên đọc. Tên đầy đủ của cuốn sách là ''Cuốn sách hoàn hảo về
ngôn ngữ cơ thể"
- Nên ghi chép lại những ý của nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn. Điều này rất
quan trọng, kể cả trong trường hợp bạn trúng tuyển hay không trúng tuyển cũng rất hữu
ích.
- Một điều tôi luôn muốn nhấn mạnh đó là điện thoại di động phải tắt hoặc để chế độ
rung trong suốt quá trình phỏng vấn.

PHẦN 3
Những bài học từ vòng phỏng vấn.
1.1 Chuẩn bị tình huống phỏng vấn ngược.
Đây là một tình huống phỏng vấn khá ít gặp đối với các ứng viên, đó là ứng viên hỏi nhà
tuyển dụng. Rất nhiều bạn khi gặp tình huống này thì ấp úng không biết bắt đầu từ đâu.
Tôi cũng chưa từng gặp tình huống này bao giờ, tuy nhiên, trong CV của tôi có phần


kinh nghiệm làm Trợ lý dự án kiêm Trợ lý Tổng giám đốc ở BTC về kinh nghiệm tuyển
dụng cộng tác viên nên tôi rất hay chuẩn bị tình huống này mỗi khi đi phỏng vấn ở bất
cứ đâu.
Hãy tưởng tượng, bạn đang là nhà tuyển dụng thì bạn sẽ muốn hỏi gì các ứng viên. Bạn
nên sử dụng các câu hỏi tương đương với các câu hỏi mà phần 2 tôi đã chia sẻ.
- Câu đầu tiên có thể hỏi là: Xin mời anh/chị giới thiệu về bản thân mình. Ngay sau câu
hỏi đó, bạn cũng giới thiệu luôn về bản thân mình theo mẫu chuẩn bị trước.
- Câu hỏi thứ 2, theo bản mô tả công việc của vị trí là như thế này, em hiểu các công
việc phải làm là như vậy... liệu có đúng hay không? Nếu không đúng, anh có thể chia sẻ
thêm về các công việc sắp tới của vị trí này.
- Sau câu hỏi thứ 2 này sẽ có rất nhiều các câu hỏi thêm về vị trí đó, mỗi khi nhà tuyển
dụng mô tả xong một vấn đề gì đó liên quan đến vị trí này, bạn nên biết liên kết với
những khả năng, kinh nghiệm mình có để tạo sự gắn kết hơn với nhà tuyển dụng. Ví dụ,

nhà tuyển dụng mô tả vị trí liên quan đến bán hàng, bạn có thể chia sẻ thêm về kinh
nghiệm bán hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục của bản thân.
- Các câu hỏi sau có thể liên quan đến định hướng chiến lược của bộ phận, của toàn
ngân hàng,...
- Thậm chí cuối cùng, bạn cũng có thể hỏi thêm câu hỏi là anh/chị có cần thêm thông tin
gì nữa không.
1.2 Bài học: Đừng bán cái mình có, hãy bán cái thị trường cần.
Đây là một câu nói nổi tiếng trong Marketing, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng
trong phỏng vấn của mình. Tôi muốn kể cho các bạn câu chuyện tôi phỏng vấn với 2
chuyên viên của Công ty chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty chứng khoán MB)
Tôi có tham dự cuộc thi "Thử sức cùng nhà tuyển dụng" do FTMS, Công ty chứng
khoán Thăng Long và Deloitte Việt Nam tổ chức vào khoảng năm 2010, tôi là người
được lựa chọn để phỏng vấn thử trong buổi hôi thảo hôm đó. Tôi phỏng vấn vào vị trí
Chuyên viên phân tích kinh tế của TLS
Anh Phan Thế Anh có hỏi tôi một câu " Bây giờ, anh có khoảng 1 tỷ đồng, em có thể tư
vấn cho anh lựa chọn kênh đầu tư nào không? Vàng, chứng khoán, hay bất động sản"
Hồi đó, tôi có tham gia đầu tư chứng khoán trên thị trường nên cũng khá biết về lĩnh vực


này, tôi đã tư vấn cho anh nên đầu tư vào chứng khoán vì nhiều lý do, tôi có đề cập đến
rằng giá chứng khoán hiện tại đang rất rẻ rồi đấy, anh có thể mua vào đi, tôi còn nói đến
chuyện hôm trước, tôi tư vấn cho chú tôi mua cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ (DPM) và chú
ấy đã được lãi sau khi cổ phiếu tăng trần 5 phiên ....
Cuối buổi, chị Vân – Giám đốc nhân sự có nhận xét rằng: Ưu điểm của tôi là trả lời dứt
khoát, nói năng rất lưu loát và trôi chảy. Tuy nhiên, chị nói rằng "Chúng tôi muốn tuyển
một Chuyên viên phân tích kinh tế, có nghĩa là phải có kiến thức và hiểu biết về tình
hình kinh tế chứ không phải là tuyển một nhân viên môi giới". Thực sự, nghe xong câu
nói này, tôi đã nhận ra được sai lầm của mình. Đúng là đối với câu hỏi đó, tôi cần phân
tích tình hình kinh tế vĩ mô, thuận lợi và khó khăn ra sao rồi đi đến kết luận đầu tư trên
thị trường nào chứ không nên tư vấn theo kiểu "môi giới" như vậy.

Sau này, tôi đã rút được kinh nghiệm và lúc nào cũng nghiên cứu rất kỹ về các vị trí
mình tuyển dụng. Sau đó, tự mình tưởng tượng, mình đang ở vị thế của nhà tuyển dụng
và tự đặt ra các câu hỏi cho mình rồi trả lời.
1.3 Nhà tuyển dụng thân thiện không có nghĩa rằng bạn đã chắc chắn trúng tuyển.
Khi nhà tuyển dụng tỏ ra thân thiện với mình trong quá trình phỏng vấn, đừng nghĩ rằng
bạn sẽ chắc chắn trúng tuyển. Quay trở lại với đợt thi tuyển vị trí ARM của khối khách
hàng bán buôn VP bank, tôi nghiệm thấy mình đạt được gần như hết các tiêu chí của
một buổi phỏng vấn thành công dưới đây. />Hôm đó, chị Phùng Thị Thu Hương – Giám đốc Trung tâm quan hệ khách hàng phía
Bắc đã chia sẻ rất nhiều điều với tôi như
- Nếu vào đây sếp giám đốc khối của em sẽ là anh Vũ Minh Trường, ngày trước anh ấy
làm ở ABN AMRO, sau đó chuyển sang ANZ và mới về VP bank giữ chức vụ phó tổng
giám đốc kiêm giám đốc khối khách hàng bán buôn.
- Ngày trước chị làm ở ngân hàng nào, chị đã từng trải qua những ngân hàng nào và chị
về VP bank từ bao giờ.
- Lộ trình của em nếu vào vị trí ARM này có thể thăng tiến lên RM trong vòng khoảng 5
năm nếu có sự nỗ lực thực sự của bản thân em.
Bên cạnh đấy, chị cũng hỏi thêm về mức lương mong muốn của tôi cho vị trí này. Khi


phỏng vấn xong, tôi gửi email cảm ơn đến chị và được chị trả lời ngay trong ngày cuối
thư có câu, hy vọng sẽ gặp lại em ở VP bank.
Tuy nhiên, khoảng 2 tuần sau đó, tôi nhận được email từ phía nhân sự của VP bank nói
rằng mình không trúng tuyển vì chưa phù hợp với vị trí này.
. Vì vậy, chị mới không nhận nó vào vị trí này.ϑThực sự khi đọc xong email đó tôi rất
sốc, không hiểu mình đã có những lỗi gì trong buổi phỏng vấn mà lại bị trượt như vậy.
Khi hỏi dò một người bạn của tôi trúng tuyển vào vị trí đó (tôi là người trực tiếp viết thư
giới thiệu cho chị Hương), chị Hương có nói rằng: Hùng là đứa có năng lực và hiểu biết,
kỹ năng giao tiếp tốt nhưng không có tố chất về Sales, với tính cách và phong cách như
vậy của nó, chị thấy làm giảng viên là hợp lý nhất
Hiện tại tôi vẫn giữ mối quan hệ này với chị Hương, sau 3 năm đi làm cho đến nay, tôi

nghiệm thấy lời chị nói là rất đúng, tôi thầm cảm ơn chị Hương vì đã không nhận tôi vào
VP bank lần đó, tôi đã cố gắng nỗ lực và có được một vị trí tốt như bây giờ.
1.4 Khi bạn "vượt tiêu chuẩn" của nhà tuyển dụng
Khi thi tuyển vào Vietinbank vị trí Cán bộ Treasury của phòng Thanh quyết toán vốn
kinh doanh, chị trưởng phòng có hỏi tôi một câu: "Chị thấy em là người năng động, tuy
nhiên công việc của phòng liên quan nhiều đến kế toán và thanh toán, nhiều khi sẽ trở
nên nhàm chán đối với em, em có chấp nhận hay không?"
Tôi đã trả lời như sau: Theo em, không có một công việc nào là nhàm chán, tất cả phụ
thuộc vào thái độ của mình. Em rất thích một câu nói trong cuốn sách Triết lý chợ cá
cho cuộc sống là "Chúng ta luôn có thể lựa chọn cho mình một thái độ đúng đắn ngay cả
khi bản thân công việc không là sự lựa chọn tốt nhất của mình".
Sau đó, tôi đã lấy một tình huống trong cuốn sách đó để minh họa: Khi chúng ta bị dồn
vào một đoạn đường kẹt cứng xe, việc này khiến chúng ta rất khó chịu, ta có thể la hét,
bấm còi thậm chí khoa chân múa tay với người khác nhưng không dám làm bất cứ điều
gì khi xung quanh ta là một đám côn đồ săm chổ đầy người. Vì vậy, chúng ta luôn có
cách lựa chọn thái độ và cách ứng xử trong mọi tình huồng của mình.
2. Sau khi phỏng vấn xong
Sau khi phỏng vấn xong, bạn nên gửi một email cảm ơn người đã phỏng vấn mình.
Trong thư, có thể bạn nên viết thêm một vài dòng để diễn giải những gì mình chưa nói


được trong buổi phỏng vấn. Tôi vẫn còn nhớ lần mình đi phỏng vấn vị trí Chuyên viên
phân tích kinh tế và nghiên cứu chiến lược của SHB. Sau buổi phỏng vấn, chị Ngô Thu
Hà – Phó Tổng giám đốc lúc đó nhận xét: "Chị nhận thấy em còn trẻ mà có ý thức tìm
hiểu và học tập rất tốt. Tuy nhiên, kiến thức của em rộng nhưng chưa sâu, vì vậy, chị
cho em một cơ hội nữa. Em hãy về viết một bản báo cáo Phân tích năng lực cạnh tranh
ngành ngân hàng Việt Nam và định hướng phát triển cho SHB. Sau đó, chị ấy hỏi thêm,
thế trình độ tiếng Anh của em thế nào, sao chị nhìn trong bảng điểm thấy điểm tiếng
Anh của em lúc nào cũng thấp nhất vậy".
Do lúc đó, chị ở phòng tuyển dụng gọi ứng viên khác vào, tôi chưa kịp thanh minh cho

câu hỏi của chị. Tuy nhiên, ngay sau buổi phỏng vấn, tôi đã viết một email gửi chị Hà.
Trong nội dung email ngoài những lời cảm ơn vì chị đã dành thời gian phỏng vấn tôi, tôi
còn nhấn mạnh về ý Em khá tự tin về kỹ năng tiếng Anh của mình
- Về kỹ năng đọc hiểu: Em đang học CFA level 1, khối lượng lý thuyết và bài tập bằng
tiếng Anh rất lớn. Em đọc sách CFA cũng không quá gặp khó khăn. Em tự đánh giá khả
năng đọc hiểu đặc biệt về lĩnh vực tài chính của mình là khá tốt.
- Về kỹ năng nghe hiểu, viết và nói: Ngày trước, em đã từng làm trợ lý dự án của BTC,
em cũng tham gia rất nhiều cuộc họp với Tổng giám đốc với đối tác nước ngoài, em hầu
hết là người ghi lại biên bản cuộc họp, viết thư cảm ơn và follow up công việc. Vì vậy,
em tự đánh giá các kỹ năng còn lại của mình ở loại khá.
Bên cạnh đó, tôi có gửi cho chị một bản báo cáo về ngân hàng bán lẻ (báo cáo này chưa
từng đăng ở website Việt Nam nào). Ngay ngày hôm sau, chị Hà đã gửi thư cảm ơn tôi
và chúc tôi có một bản báo cáo thành công.

Chúc các bạn thành công!



×