Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân Công ty cổ phần bao bì Kinh Bắc – Từ Sơn – Bắc Ninh năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.22 KB, 61 trang )

LỜI CÁM ƠN
Với tình cảm chân thành, sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin
vô cùng cám ơn:
Thầy giáo PGS.TS. Trần Như Nguyên, người đã dìu dắt, hướng dẫn,
chỉ bảo, truyền thụ những kiến thức vô cùng quý báu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các thầy, cô trường Đại học Y Hà
Nội, Viện Đào tạo Y học Dự Phòng và Y tế Công cộng và Bộ môn Sức Khỏe
Nghề Nghiệp đã hết mình truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện học tập
tốt nhất trong suốt khóa học và trong thời gian em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới lãnh đạo và toàn thể Công ty cổ phần Bao bì
Kinh Bắc – Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh, đặc biệt là chị Đỗ Thị Phương
Quý đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho việc thu thập số liệu của tôi
được nhanh chóng và thuận tiện.
Xin cám ơn BSCK I Phan Văn Huyên – Phó giám đốc Trung tâm Y tế
Dự phòng – Từ Sơn – Bắc Ninh đã liên hệ và tạo điều kiện cho quá trình thu
thập số liệu của tôi được dễ dàng hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng biết ơn tha thiết tới gia đình và những
người bạn đã luôn sát cánh, ủng hộ, động viên tôi rất nhiều trong học tập,
phấn đấu và rèn luyện.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

Phòng Quản lý Đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội.


Bộ môn Sức Khỏe Nghề Nghiệp – Viện Đào tạo Y học Dự phòng
và Y tế Công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội.
Hội động chấm khóa luận tốt nghiệp.

Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học, chính xác và trung thực. Các kết quả thu được trong khóa luận là có thực
và chưa được công bố trên bất kì tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI:
IARC:
MTLĐ:
NLĐ:
TCCP:
TCVS:
TMH:
TSM:
TTTT:
WHO:

Body Mass Index
International Agency for Research on Cancer
Môi Trường Lao Động
Người Lao Động
Tiêu Chuẩn Cho Phép

Tiêu Chuẩn Vệ Sinh
Tai Mũi Họng
Tổng Số Mẫu
Thu Thập Thông Tin
World Health Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH & BIỂU ĐỒ


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH & BIỂU ĐỒ
PHỤ LỤC


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước đã và đang được đẩy mạnh hơn nữa. Đảng và Nhà nước ta đã đề
ra nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của đất nước nhằm đạt được mục
tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong các khối
ngành kinh tế, ngành công nghiệp của Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn
nhưng cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn, một mặt phải

tăng năng suất lao động, tăng nhu cầu lao động để đáp được nhu cầu của đất
nước, một mặt khác phải khắc phục được tình trạng thiếu trang thiết bị, máy
móc hiện đại và đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề .
Cùng với sự phát triển đó, ngành công nghiệp sản xuất bao bì ở nước ta
cho tới nay đã bước một bước dài trong sự phát triển, từ chỗ không được chú
trọng phát triển đến nay đã được đầu tư và khuyến khích phát triển. Năm
2012 cả nước ta mới có gần 500 doanh nghiệp sản xuất bao bì, nhưng tới năm
2013 cả nước đã có khoảng 1000 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho
khoảng 200.000 người lao động và doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng/tháng .
Với sự phát triển nhanh chóng về năng suất, quy mô và nhân lực như
vậy, kéo theo vấn đề môi trường và các yếu tố nguy cơ tác hại nghề nghiệp
ảnh hưởng trưc tiếp tới sức khỏe của công nhân lao động tồn tại nhiều. Trong
khi đó, công tác kiểm tra, kiểm soát môi trường lao động và kiểm tra sức khỏe
định kỳ của công nhân còn nhiều hạn chế và bất cập. Hiện tại, chưa tìm thấy
những nghiên cứu về tình trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở
những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất giấy, bao bì một cách đầy đủ và
có hệ thống.


2
Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng
môi trường lao động và sức khỏe công nhân Công ty cổ phần bao bì Kinh
Bắc – Từ Sơn – Bắc Ninh năm 2014” với 2 mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng môi trường lao động của công nhân Công ty cổ
phần bao bì Kinh Bắc – Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh năm
2014.
2. Mô tả tình hình sức khỏe của công nhân Công ty cổ phần bao bì
Kinh Bắc – Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh năm 2014.
Từ đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị có cơ sở khoa học và có
tính khả thi nhằm cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khỏe cho công

nhân ngành sản xuất bao bì.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm và đặc điểm chung
1.1.1. Một số khái niệm liên quan tới môi trường lao động
1.1.1.1. Môi trường - Môi trường lao động

Theo định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường của nước ta: “Môi trường
là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động tới sự tồn tại
và phát triển của con người và sinh vật” .
MTLĐ là tổng thể các yếu tố bao quanh một sinh thể hay một quần thể
sinh vật tác động lên cuộc sống. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên (đất
đai, khí hậu), hệ sinh vật, động thực vật, cùng các yếu tố kinh tế xã hội (các
hoạt động sản xuất, các quan hệ, phong tục tập quán, văn hóa…).
1.1.1.2. Điều kiện lao động

Khái niệm điều kiện lao động được nhắc đến nhiều trong các công trình
khoa học trong và ngoài nước với nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng đều
thống nhất ở khái niệm: “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự
nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện
lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, MTLĐ và sự sắp xếp, bố
trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong
mối quan hệ với NLĐ tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho
con người trong qua trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của NLĐ trong khi
lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện
lao động”.
1.1.1.3. Vi khí hậu trong sản xuất


Vi khí hậu trong lao động là điều kiện khí tượng môi trường trong một
khoảng không gian thu hẹp, có liên quan tới quá trình điều hòa nhiệt của cơ
thể. Nó bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ vận chuyển không khí và bức xạ


4
nhiệt . Những thay đổi về vi khí hậu: vi khí hậu nơi ở, nơi làm việc có ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất lao động. Môi trường quá lạnh, quá
nóng, quá ẩm, quá khô làm căng thẳng quá trình điều hòa nhiệt, suy giảm sức
đề kháng, gây cho công nhân các bệnh theo mùa, tăng các bệnh liên quan đến
thời tiết .
a) Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ là sự nóng hay lạnh của không khí trong môi trường làm việc
được đo bằng độ C (Celsius) hay độ K (Kelvin) hay độ F (Farenheit). Nhiệt
độ không khí ảnh hưởng tới nhiệt độ da và nhiệt độ trung tâm của cơ thể.
Trong MTLĐ không khí thường tăng cao, có thể đến 40-50 oC đôi khi còn cao
hơn. Ở Việt Nam, tại một số nhà máy cơ khí tại Hà Nội nhiệt độ không khí về
mùa hè thường từ 38,6 đến 38,8 oC. Đây là điều kiện bất lợi cho sức khỏe của
NLĐ thường xuyên phải lao động trong điều kiện môi trường này.
Tiêu chuẩn tối đa cho phép tại nơi làm việc:
Không vượt quá 32oC
Tại các lò công nghiệp không được vượt quá 35 – 45oC , .
b) Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là khái niệm chỉ lượng nước có trong không khí nơi
làm việc. Độ ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tress nhiệt trên
cơ thể. Mọi sự mất cân bằng về độ ẩm đều có tác hại đến NLĐ: độ ẩm cao kết
hợp với nhiệt độ cao sẽ gây khó chịu và say nóng; ngược lại, độ ẩm cao, nhiệt

độ thấp sẽ gây lạnh buốt và cảm lạnh.
Các chỉ số thường được dùng trong đo đạc độ ẩm của MTLĐ:
Độ ẩm tuyệt đối: là độ ẩm được tính bằng số gam hơi nước có trong
1m3 không khí.
Độ ẩm tối đa: là độ ẩm được tính bằng lượng hơi nước đã bão hòa tối
đa ở một nhiệt độ nhất định.


5
Độ ẩm tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa.
Tiêu chuẩn tối đa cho phép độ ẩm tương đối ở nơi lao động là ≤ 80%.
c) Chuyển động không khí

Chuyển động của không khí là sự thay đổi vị trí luồng không khí từ nơi
cơ áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Gió nóng làm tăng nhiệt độ của bề mặt
cơ thể. Gió lạnh làm giảm nhiệt độ bề mặt cửa cơ thể.
Trong công nghiệp, ngoài gió tự nhiên người ta thường sử dụng gió nhân
tạo từ các quạt gió công nghiệp để làm mát không khí và đưa không khí sạch
vào nơi làm việc.
Vận tốc gió được tính bằng m/s. Tiêu chuẩn vận tốc gió nơi làm việc
không quá 2m/s. Tiêu chuẩn thông gió công nghiệp: đạt 30m 3/giờ đối với lao
động nhẹ, 40m3/giờ đối với lao động trung bình và 50m 3/giờ đối với lao động
nặng .
1.1.1.4. Chiếu sáng trong sản xuất

Ánh sáng trong sản xuất là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh
giá MTLĐ. Có 2 loại ánh sáng trong sản xuất là ánh sáng tự nhiên và ánh
sáng nhân tạo, trong ánh sáng nhân tạo có thể phân thành 3 loại: ánh sáng
chung, ánh sáng bổ sung, ánh sáng khẩn cấp
Ánh sáng chung là ánh sáng cung cấp cho toàn bộ phân xưởng, nhà

máy, văn phòng,…
Ánh sáng bổ sung là ánh sáng được cung cấp bổ sung cho những vị trí
lao động cần độ chiếu sáng cao hơn hoặc những vị trí mà ánh sáng
chung không cung cấp đủ.
Ánh sáng khẩn cấp là ánh sáng được sử dụng khi có sự cố mất điện xảy
ra, được lấy từ nguồn ac-qui hay máy phát điện .
Ánh sáng tốt là ánh sáng cần đạt đủ 5 yêu cầu: chiếu sáng đủ, không gây
chói, độ tương phản thích hợp, màu sắc chuẩn, không gây xung và sấp bóng.


6
Ánh sáng tốt sẽ đảm bảo điều kiện vệ sinh nơi làm việc, đảm bảo an toàn
lao động, nâng cao hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm, giảm bớt sự
mệt mỏi về mắt và sự căng thẳng thần kinh của NLĐ, từ đó làm giảm tai nạn
lao động. Theo một số nghiên cứu, nếu ánh sáng được bố trí đầy đủ, màu sắc
ánh sáng thích hợp thì năng suất lao động tăng 20-30%. Nếu không đảm bảo
về ánh sáng, mắt phải điều tiết quá nhiều trở nên mệt mỏi dẫn tới cận thị,
giảm khả năng làm việc và có thể gây tai nạn lao động , .
1.1.1.5. Tiếng ồn trong sản xuất

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau,
được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe,
cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi hay là những âm thanh mà người ta
không mong muốn.
Các đặc điểm của tiếng ồn bao gồm:
Tần số âm thanh là số lần dao động của âm thanh đầy đủ trong một
giây. Đơn vị đo là Hz (Hertz). Thính giác người cảm thụ được tần số
âm thanh từ 16-20.000Hz. Trong sức khỏe nghề nghiệp và thính học,
thường đo tần số âm thanh ở 8 octave là 63, 125, 250, 500, 1000, 2000,
4000, 8000Hz. Trong đó, các âm thanh dưới 300Hz là âm hạ tần, từ

300-1000Hz là âm trung tần, trên 1000Hz là âm cao tần. Những âm
thanh có tần số dưới 16Hz và trên 20.000Hz (siêu âm) tai người không
nghe thấy được.
Biên độ (cường độ âm thanh): mỗi âm thanh có một năng lượng âm
(cường độ) nhất định, năng lượng này phụ thuộc vào biên độ dao động
của sóng trên đường truyền âm. Đơn vị đo là dB (decibel) . Hiện nay,
các máy đo độ ồn đều có khả năng đo mức vang của âm tính theo đơn
vị dBA (decibel A). Thang đo độ ồn có mức áp âm từ 0-130dBA. Mức


7
áp âm lơn hơn 120dBA gây cảm giác chói tai, trên 140dBA thường gây
thủng màng nhĩ , .
Tiếng ồn giải hẹp có năng lượng phân bố không đều ở các dải tần số, gây
kích thích mạnh hơn tiếng ồn giải rộng; tác hại của tiếng ồn tăng khi tiếng ồn
có tần số cao, biên độ lớn, không ổn định, tiếng ồn xung, thời gian tiếp xúc
dài và khi kết hợp với các điều kiên bất lợi khác của MTLĐ như nhiệt độ cao,
độ ẩm lớn, hơi khí độc,… Ngoài ra, tác hại của tiếng ồn còn phụ thuộc vào
tính cảm thụ cá nhân NLĐ .
Tiếng ồn gây nhiều tác hại đối với NLĐ: gây điếc nghề nghiệp, gây ảnh
hưởng tới cơ quan thính giác và các tác hại toàn thân như: ù tai, đau đầu,
chóng mặt, giảm tập trung, rối loạn tiền đình, tác động lên tim mạch, sút cân,
gầy yếu, ngủ hay giật mình,….
1.1.1.6. Bụi trong sản xuất

Bụi trong MTLĐ là bụi phát sinh từ quá trình sản xuất. Bụi là một tập
hợp nhiều phân tử có kích thước nhỏ bé và tồn tại lâu trong không khí dưới
dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù, được
hình thành từ sự vỡ vụn của vật chất do lực tự nhiên hoặc do quá trình sản
xuất gây nên .

1.1.1.7. Hơi khí độc trong sản xuất

Chất độc công nghiệp là những chất gặp trong quá trình hoạt động lao
động của con người. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể dù với một lượng
nhỏ cũng gây ra các biến đổi sinh lý, sinh hóa, phá vỡ thế cân bằng sinh học,
gây rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ
quan hệ thống và toàn bộ cơ thể .


8
a) Khí SO2
Khí SO2 là một trong những chất ô nhiễm hàng đầu được quy kết là một
trong những nguyên nhân quan trọng gây tác hại cho sức khỏe NLĐ. SO 2 kích
ứng niêm mạc mắt và đường hô hấp trên. Ở nồng độ rất cao, SO 2 gây viêm kết
mạc, bỏng và đục giác mạc. Trường hợp tiếp xúc ào ạt với SO 2 có thể làm
chết người do nguyên nhân ngừng hô hấp. Tác hại của SO 2 đối với chức năng
phổi nói chung là rất mạnh khi có mặt của các hạt bụi trong không khí hô hấp.
Ngoài ra SO2 còn gây tác hại cho cơ quan tạo máu (tủy, lách) gây nhiễm độc
da, gây rối loạn chuyển hóa protein – đường, gây thiếu các vitamin B và C, ức
chế enzym oxydaz (là chất khí không màu, không mùi và có cảm giác tê ở
nồng độ thấp gây nên các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt
mỏi và có thể ngất, ở nồng độ cao có thể gây ngất ngay). Nồng độ tiêu chuẩn
trong không khí là ≤1800 mg/m3 .
b) Khí CO2
Khí CO2 là chất khí không màu, không mùi, không cháy, chỉ gây nguy
hiểm ở nồng độ cao do nó thường gắn liền với các vụ cháy nổ, tạo vị chua
trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng.
c) Khí CO
Khí CO là loại khí độc, không gây kích thích, không màu, không mùi,
không vị. Mặc dù bản thân nó không có mùi nhưng nó thường hòa lẫn với vài

loại khí khác có mùi. Khí CO phát sinh do sự đốt không hoàn toàn các chất có
thành phần carbon. CO cạnh tranh với oxy trong việc kết hợp với hemoglobin
(Hb), làm giảm sự bão hòa oxy Hb và giảm sự vận chuyển oxy tới các mô gây
ức chế sự oxy hóa ở các mô. Số lượng CO lên quá cao có thể gây hôn mê và
chết ngạt trong vài phút .


9
1.1.2. Một số khái niệm liên quan tới sức khỏe người lao động
1.1.2.1. Khái niệm sức khỏe
a) Sức khỏe

Khái niệm về Sức khỏe đã được nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới
định nghĩa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là tình
trạng thoải mái về tinh thần, thể chất và xã hội của con người chứ không phải
chỉ là không có bệnh hoặc tật” . Theo Bộ Y tế định nghĩa trong “Chiến lược
bảo vệ sức khỏe nhân dân 1990-2000” đã nêu rõ: “Sức khỏe là trạng thái thoải
mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội chứ không chỉ bó hẹp vào nghĩa là
không có bệnh hay thương tật, đây là một quyền cơ bản của con người. Khả
năng vươn lên đến một sức khỏe cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội
quan trọng liên quan đến toàn thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức
xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là của riêng ngành y tế” .
b) Sức khỏe người lao động

Sức khỏe người lao động là tình trạng sức khỏe của từng người trong các
vị trí lao động khác nhau, chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp trong
điều kiện lao động của họ.
1.1.2.2. Phân loại Sức khỏe người lao động

Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cho khám tuyến và khám định kỳ cho

NLĐ được Bộ Y tế ban hành với đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam
trên 15 tuổi và không mắc bệnh mãn tính . Trong đó, có 5 mức phân loại sức
khỏe bao gồm:
Loại I: Rất khỏe
Loại II: Khỏe
Loại III: Trung bình
Loại IV: Yếu
Loại V: Rất yếu


10
Đối tượng được phép lao động là các đối tượng từ loại I đến loại III. Một
số đối tượng đặc biệt ở loại IV phải được bố trí vào những công việc phù hợp.
Loại V khuyến cáo không được lao động .
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe dựa vào tiêu chí:
Thể lực chung: chiều cao, cân nặng, căn cứ để tính BMI nếu cần thiết
và chỉ số vòng ngực.
Bệnh tật: các bệnh liên quan đến: Mắt, Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm
– Mặt, thần kinh, Tuần hoàn, Hô hấp, Tiêu hóa, Tiết niệu, Sinh dục, Hệ
vận động, Da liễu, Nội tiết, …
Bác sỹ khám sẽ phân loại sức khỏe riêng lẻ cho từng mục trên , sau đó
đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe dựa trên tổng hợp chung:
Loại I: cả 13 chỉ số đều đạt loại I.
Loại II: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại II, xếp loại II.
Loại III: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại III, xếp loại III.
Loại IV: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại IV, xếp loại IV.
Loại V: chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại V, xếp loại V.
1.1.2.3. Bệnh nghề nghiệp

Từ ngày 15/01/2012 Bộ Y tế bổ sung thêm 3 bệnh nâng số bệnh nghề

nghiệp được Bảo hiểm Y tế chi trả lên thành 28 bệnh. Tuy vẫn chỉ bằng 1/3
trung bình số bệnh của các nước phát triển nhưng đây là nỗ lực lớn của ngành
và của cả xã hội trong công cuộc chăm sóc sức khỏe NLĐ.
Phân loại 28 bệnh nghề nghiệp bao gồm:
Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản: bệnh bụi phổi – silic nghề
nghiệp, bệnh bụi phổi amiăng, bệnh bụi phổi bông, bệnh viêm phế quản
mãn tính nghề nghiệp, bệnh hen phế quản nghề nghiệp.
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp: bệnh nhiễm độc chì và các
hợp chất chì, các bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng


11
của benzen, bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân,
bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan, bệnh nhiễm độc
TNT (trinitro toluen), bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất của asen,
bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu
nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc carbonmonoxit nghề nghiệp, bệnh nhiễm
độc Cacdimi nghề nghiệp.
Nhóm III: các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý: Bệnh do quang tuyến
X và các chất phóng xạ, bệnh điếc do tiếng ồn, bệnh rung chuyển nghề
nghiệp, bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung
toàn thân.
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp: bệnh sạm da nghề nghiệp, bệnh loét
da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc, bệnh nốt dầu nghề
nghiệp, bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp: bệnh lao nghề nghiệp,
bệnh viêm gan virut nghề nghiệp, bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề
nghiệp, nhiễm HIV do tai nạn rủi do nghề nghiệp .
1.2. Tình hình môi trường lao động trong ngành công nghiệp giấy.


Nghiên cứu của IARC (Cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế) về dịch
tễ học NLĐ trong ngành công nghiệp giấy tại 12 quốc gia (2004) cho thấy hầu
hết các nhà máy giấy, các-tông có các tác nhân amiăng, CO, NO 2, bụi giấy và
một số dung môi khác đều vượt quá giới hạn phơi nhiễm. Tuy nhiên, phân lớn
các phép đo cho thấy nồng độ SO2 đều thấp hơn TCCP .
Szadkowska – Stanczy I (1996) tiến hành nghiên cứu đo đạc tại các nhà
máy giấy và các-tông ở Ba lan đều cho thấy nồng độ bụi trong môi trường lao
động đều vượt quá TCCP .


12
Nghiên cứu của P.E.Ologe và cộng sự (2008) đo được mức tiếng ồn tại
các khu vực làm việc dao động từ 91,5 – 98,7dBA, mức tiếng ồn này vượt
quá TCCP (<85dBA) rất nhiều .
Theo Vũ Thị Giang (2002) khi nghiên cứu ở khu công nghiệp Đồng Nai
cho thấy cường độ tiếng ồn trong các ngành nghề như dệt sợi, cơ khí, tỷ số
mẫu đo tiếng ồn vượt TCCP là 53,4-85,71% cao nhất trong số đó là ngành cơ
khí, đúc (85,71%) .
Bùi quang Bình (2005), nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động ở một số
doanh nghiệp kết luận rằng tại nhiều phân xưởng của doanh nghiệp sản xuất,
việc bố trí bóng đèn sai quy cách, thiếu độ sáng. Điều này khiến công nhân
hoa mắt, chóng mặt… không thể làm việc có hiệu quả. Thậm chí ở những
doanh nghiệp mắc rất nhiều đèn trên trần nhưng chỉ tập trung rọi lối đi là
chính, trong khi nơi làm việc của công nhân cần tập trung ánh sáng lại là nơi
thiếu ánh sáng nhất. Rất nhiều công nhân lao động tại xưởng máy đều có hiện
tượng nhức đầu, chóng mặt .
Theo Phạm Tiến Dũng (2006) nghiên cứu môi trường lao động tại một
số ngành nghề công nghiệp ở phía Nam đã đưa ra kết luận: có 50%-60% các
mẫu đo nhiệt độ vượt quá TCCP, nhiệt độ trong xưởng thường cao hơn bên
ngoài khoảng 4-5oC .

Theo báo cáo của Cục y tế dự phòng – Bộ Y tế (2007) về kết quả giám
sát môi trường lao động của các cơ sở sản xuất trên phạm vi toàn quốc, số
mẫu đo nồng độ bụi vượt TCVS cho phép là 23,9% (2003); 17,5% (2004). Tỷ
lệ % mẫu đo hơi khí độc vượt TCCP là 13,4% (2002); 13,5% (2003); 11,9%
(2004) .
Theo nghiên cứu của Hà Lan Phương và cộng sự (2007) về thực trạng và
yếu tố nguy cơ điếc nghề nghiệp do tiếng ồn cho kết quả như sau: Cường độ
tiếng ồn trong môi trường lao động của cả 5 cơ sở nghiên cứu đều vượt


13
TCVSCP từ 1 – 40 dB chiếm tỷ lệ 24,1% - 85,6%. Phân tích theo 8 dải tần số
từ 63 – 8000 Hz cũng cho thấy nhiều vị trí lao động tiếng ồn vượt trị số giới
hạn ngưỡng, đặc biệt ở tần số 4000Hz .
Theo báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt I của công ty cổ phần bao
bì Việt An (2013) đã nêu ra tại một số vị trí lao động còn chịu tác động của
nhiệt độ cao vượt quá TCCP như vị trí máy Ghim, lò hơi; mức độ ồn tại một
số vị trí như cạnh máy sóng, máy in gần bằng TCCP (85dBA) . NLĐ làm việc
lâu trong điều kiện tiếng ồn sát với TCCP như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng
giảm thính lực, về lâu dài dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.
Nghiên cứu về điều kiện MTLĐ của Công ty cổ phần giấy Sài Gòn
(2013) đã chỉ ra: nhiệt độ tại hầu hết các vị trí làm việc đều vượt từ 0,5 – 1 oC,
sự thông gió tại các khu vực lao động chưa được chú ý nên tốc độ gió trong
MTLĐ rất thấp, điều kiện chiếu sáng trong nhà xưởng là đèn huỳnh quang
chưa đáp ứng được yêu cầu chiếu sáng > 200lux đặc biệt là những khâu đòi
hỏi độ chính xác cao, tiếng ồn đo được tại các vị trí dao động từ 68 – 88dBA
tại một số vị trí mức tiếng ồn cao hơn từ 1-3dBA so với TCCP .
1.3. Tình hình sức khỏe người lao động ngành công nghiệp giấy

K.Toren, B.Jarvholm (1994) tiến hành điều tra mối liên quan giữa bụi

giấy và nguy cơ gia tăng các triệu chứng hô hấp hoặc hen suyễn bằng một
nghiên cứu thuần tập đã khẳng định sau khi điều chỉnh tỷ lệ tiếp xúc với bụi
giấy ở NLĐ dẫn đến làm gia tăng tỷ lệ NLĐ mắc các triệu chứng về hô hấp
như: ho mãn tính, đờm mãn tính, thở khò khè và khó thở. Nhưng đối với bệnh
hen suyễn thì chưa có được kết luận rõ ràng về mối tương quan . Trong một
nghiên cứu khác của K. Toren và cộng sự (1996) cho thấy NLĐ tiếp xúc với
nồng độ bụi giấy cao (>5mg/m3) sẽ gây suy giảm chức năng phổi .
Theo nghiên cứu tại Bristish Colombia (1997) đã chỉ ra những công
nhân lao động trong lĩnh vực sản xuất giấy Kraft có tỷ lệ tử vong do ung thư


14
màng phổi, xương, thận cao. Đối với NLĐ có trên 15 năm tuổi nghề tỷ lệ tử
vong do ung thu thận tăng từ 1,72% (95%CI: 0,80-3,22) lên 1,92% (95%CI:
1,04-3,26) .
Trong nghiên cứu của W.E. Daniell, S.S. Swan và cộng sự (2006) đã đưa
ra tỷ lệ NLĐ khiếu nại về việc giảm thính lực từ năm 1992 tới 1998 ở 9 ngành
công nghiệp được chọn trong đó có ngành sản xuất giấy và bột giấy, có tỷ lệ
NLĐ khiếu nại/1000 NLĐ là 19,7%. Tỷ lệ này cao thứ 2 trong 9 ngành công
nghiệp (phay gỗ, xây dựng, sản xuất kim loại nặng, chế biến rau-quả, sản xuất
các sản phẩm từ gỗ, in ấn, cửa hàng điện máy, sản xuất kim loại tấm).
Nghiên cứu các công nhân lao động tại nhà máy đóng chai tại năm 2003
và 2005 (2008) cho thấy tỷ lệ mất thính giác ở NLĐ lần lượt là 64,9% và
86,9%. Tỷ lệ này là rất cao đối với một nhà máy sản xuất công nghiệp. Hơn
nữa, trong nghiên cứu này cũng chỉ rõ 53,6% NLĐ không có bất cứ một thiết
bị bảo vệ thính giác nào, 46,4% NLĐ có thiết bị bảo vệ thính giác nhưng có
tới 38,5% NLĐ khẳng định không thường xuyên sử dụng thiết bị bảo vệ thính
giác. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ cao NLĐ mất thính giác .
Theo nghiên cứu của A. Sancini (2014) ở 72 công nhân ngành công
nghiệp giấy có tiếp xúc với tiếng ồn có nhóm chứng. Kết quả điều tra cho

thấy, những công nhân có tiếp xúc với tiếng ồn (cả những công nhân đã bị
khiếm thính) so với nhóm chứng không tiếp xúc với tiếng ồn thì giá trị huyết
áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung bình đều tăng mạnh (p<0,001), tần số
huyết áp, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương cũng gia tăng (p<0,01 và
p<0,001), ngoài ra còn thấy sự bất thường về điện tâm đồ (p<0,05). Do vậy,
các nhà nghiên cứu đã cho rằng tiếng ồn là một rủi nghề nghiệp tác động tới
tim mạch ở NLĐ trong ngành công nghiệp giấy .
Các nghiên cứu y học lao động ở nước ta như nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hồng Tú, Trần Văn Quang và cộng sự (2003) ở 3 tỉnh Nam Định, Nghệ


15
An, Hải Phòng tại 135 doanh nghiệp cho thấy nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố
như bụi, hóa chất, tiếng ồn, vi khí hậu bất lợi lần lượt chiếm 96%, 92%, 29%,
81%. Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh về tai mũi họng trên 50%, về mắt là 65%,
về thần kinh chiếm 30% .
Trong nghiên cứu của Trần Đình Bắc (2000) và cộng sự cho thấy 63%
người lao động chịu tác động của 3 yếu tố độc hại, 60% làm việc trong điều
kiện nóng, 57% trong điều kiện ồn, 80% trong điều kiện chiếu sáng. Ngoài ra
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: có 59% người lao động bị bệnh mãn tính, trong
đó có 47% viêm họng; 31% viêm phế quản; 17% giảm thị lực; 11% giảm
thính lực và 15% giảm trí nhớ .
Theo Lưu Đức Hòa (2003), Nguyễn Thị Hồng Tú (2003) làm việc trong
điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc các bệnh thấp khớp, viêm được hô
hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khô
làm rối loạn vận mạch, gây khô niêm mạc, da nứt nẻ. Vi khí hậu nóng ẩm làm
giảm khả năng bay hơi của mồ hôi, gây rối loạn thăng bằng nhiệt, làm mệt
mỏi xuất hiện sớm, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển bên ngoài gây bệnh
về da , .
1.4. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu.

1.4.1. Đặc điểm Công ty Bao bì cổ phần Kinh Bắc – Từ Sơn – Bắc Ninh.

Công ty cổ phần Bao bì Kinh Bắc thành lập năm 2009, tọa lạc tại cụm
công nghiệp đa nghề Đình Bảng thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh. Công ty được thành lập với tên Công ty cổ phần bao bì Tân Thành
Đồng II, nay đã được đổi tên thành Công ty cổ phần bao bì Kinh Bắc. Nằm
trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với lợi thế giao thông thuận lợi, môi
trường cạnh tranh mạnh mẽ. Từ khi thành lập tới nay, Công ty đã không
ngừng nỗ lực và phấn đấu với chỉ tiêu “Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”.
Với vốn đầu tư hơn 10 triệu USD, công ty được xây dựng trên tổng diện tích


16
25.000m2, diện tích nhà xưởng 18.000m2. Các dây chuyền sản xuất như máy
tạo sóng, máy in, máy bế, máy dán tự động…. hiện đại, đồng bộ được nhập
khẩu mới từ Đức, Nhật Bản, Đài Loan. Công suất nhà máy đạt 60 triệu m 2 sản
phẩm mỗi năm. Công ty đã và đang cung cấp các sản phẩm thùng Carton cho
các hãng và các công ty có uy tín trong và ngoài nước như: Unilever,
Vinamilk, Masan, Micoem, Tân Á Đại Thành…

Hình 1. 1: Bên ngoài xưởng xản xuất của công ty bao bì Kinh Bắc


17
1.4.2. Quy trình sản xuất bao bì Carton của công ty

Nguyên liệu chính để sản xuất bao bì Carton là giấy Kraft, giấy bao gói
có định lượng từ 130 – 300g/m2, keo dán được pha chế từ bột sắn.
Dây chuyền sản xuất bao bì Carton tại nhà máy Bao bì Kinh Bắc trải qua
5 công đoạn chính. Quy trình này được vận hành khép kín và chuyên nghiệp

trong mỗi khâu vận hành.
Công đoạn 1: Nguyên liệu giấy Karft được bảo quản trong kho nguyên
liệu trong điều kiện môi trường đạt tiêu chuẩn về nhiệt dộ, độ ẩm giúp nguyên
liệu giấy luôn đạt chất lượng cao nhất trước khi đưa vào quy trình sản xuất.
Công đoạn 2: Công đoạn gia công đầu tiên trong sản xuất bao bì Carton
là gia công sóng. Trong giai đoạn này, nguyên liệu giấy được phun hồ trước
khi đi vào trục tạo sóng, sau đó máy tạo sóng sẽ thực hiện tạo gân sóng cho
giấy nguyên liệu và bồi dán với lớp giấy bề mặt thành mặt bìa Carton cứng rồi
nguyên liệu được đưa đi sấy khô với nhiệt độ khác nhau. Các loại sóng: 5 lớp,
3 lớp (sóng A, sóng B, AB...) được tạo ra bởi công đoạn tạo sóng này. Cuối
công đoạn là máy xẻ và xén tự động, tạo thành những tấm Carton theo khổ
định sẵn.
Công đoạn 3: Những khổ bìa Carton sẽ được đưa vào máy in Flexo 7
màu hiện đại và in nội dung, màu sắc của bao bì đồng thời khuôn bế được tích
hợp trong máy để tạo ra sản phẩm bao bì thô.
Công đoạn 4: Kết thúc quá trình in và bế bao bì thô sẽ được chuyển tiếp
đến máy hoàn thiện hộp tự động công nghệ cao. Sau công đoạn này bao bì sẽ
hoàn chỉnh và được đóng gói thành phẩm.
Công đoạn 5: Sau quy trình sản xuất, bao bì thành phẩm đạt chất lượng
cao được lưu trữ trong kho thành phẩm với môi trường bảo quản tiêu chuẩn
trước khi được giao cho khách hàng.


18
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

• Thời gian tiến hành nghiên cứu
+ Thu thập và xử lý số liệu: vào tháng 3 năm 2015

+ Phân tích số liệu và viết luận văn: từ tháng 3 tới cuối tháng 5
năm 2015
• Địa điểm: Công ty cổ phần bao bì Kinh Bắc, Thôn Xuân Đài, phường
Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.

Hình 2.1: Bản đồ Tỉnh Bắc Ninh


19
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON
Nguyên liệu
(giấy Kraft)

Keo tinh bột

Máy tạo sóng 1

ồn, nhiệt

Máy dán sóng 05
lớp
Hơi nóng

Sấy nóng

ồn, nhiệt

Máy bổ dọc

Máy cắt ngang


Mực in

In bao bì

ồn, nhiệt

Máy chạp

Máy đóng ghim

ồn

Kho thành phẩm

Hình 2.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ


×