Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy hở hai xương cẳng chân tại bệnh viện việt đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.81 KB, 59 trang )

1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Gãy hở thân hai xương cẳng chân (XCC) là loại gãy xương mà ổ gãy mở
thông ra môi trường bên ngoài qua vết thương phần mềm (VTPM). Trong đó, ổ gãy
nằm trong giới hạn từ dưới lồi củ trước xương chày 1cm đến trên khớp cổ chân 2
khoát ngón tay [16].
Gãy hở hai XCC là loại gãy khá phổ biến. Theo thống kê tại bệnh viện Việt
Đức gãy hở hai XCC chiếm 37,72% trong các trường hợp gãy hở xương dài,
nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông (TNGT). [1]
Trong giai đoạn hiện nay số lượng bệnh nhân (BN) gãy hở hai XCC đang có
xu hướng ngày càng tăng mà trong đó nguyên nhân phần lớn là do TNGT, tai nạn
lao động (TNLĐ), tai nạn sinh hoạt (TNSH). BN chủ yếu trong độ tuổi lao động,
nam nhiều hơn nữ. Những điều này càng làm thêm gánh nặng cho xã hội, cho mỗi
gia đình, mỗi BN cả về mặt tinh thần, thể chất và kinh tế. Do đó, vấn đề đặt ra đòi
hỏi các biện pháp điều trị và công tác chăm sóc BN trước trong và sau mổ phải thật
toàn diện, phối hợp chặt chẽ trong mỗi khâu. Hiện nay các phương pháp điều trị
gãy hở hai XCC cũng có nhiều tiến bộ, và cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về điều
trị gãy hở hai XCC, nhưng ít có nghiên cứu về công tác điều dưỡng chăm sóc BN
trước và sau mổ [3], [8], [13], [20]
Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc chăm sóc của điều dưỡng viên cũng
đóng góp một phần quan trọng. Công tác chăm sóc sau mổ đúng quy trình như theo
dõi, thay băng vết mổ, dùng thuốc, hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng
(PHCN) sau mổ… giúp BN hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, nhận định đánh giá
lên kế hoạch chăm sóc sai về BN, thao tác không đúng kĩ thuật sẽ dẫn đến biến
chứng nguy hiểm. Chính vì thế, trong công tác chăm sóc sau mổ gãy hở hai XCC
đòi hỏi người điều dưỡng viên phải có trình độ chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, kỹ
năng thực hành thành thạo.




2

2

Xuất phát từ thực trạng hiện tại và công tác chăm sóc, theo dõi BN sau phẫu
thuật gãy hở hai XCC, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy hở hai xương cẳng chân tại
Bệnh viện Việt Đức”
Mục tiêu đề tài:

1. Mô tả đặc điểm tổn thương trên lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí điều trị
gãy hở hai xương cẳng chân ở người lớn tại Bệnh việt Việt Đức
2. Nhận xét kết quả chăm sóc và một số yếu tố liên quan đến điều trị gãy hở hai
xương cẳng chân ở người lớn tại Bệnh việt Việt Đức


3

3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÙNG CẲNG CHÂN
1.1.1. Giải phẫu xương vùng cẳng chân
Xương: vùng cẳng chân (CC) gồm hai xương: xương chày và xương mác.
Xương chày lớn hơn, hơi cong và lõm vào trong ở 2/3 trên có hình lăng trụ
tam giác ở 1/3 dưới có hình ống điểm nối giữa hai phần này là một điểm yếu dễ gẫy

khi chấn thương. Xương chày là xương chịu lực chính toàn bộ sức nặng của cơ thể.
Mặt trước xương chày nằm ngay dưới da, khi gẫy xương dễ rách da và hoại tử da
trở thành gãy hở, còn xương mác có các lớp cơ che phủ gần như hoàn toàn
Xương mác nhỏ hơn nằm ngoài xương chày, là một xương dài tiếp giáp với
xương chày ở hai đầu, ít có tác dụng chịu lực. Xương mác là chỗ bám của cân cơ,
dây chằng, tham gia cấu tạo nên khớp cổ chân và làm vững khớp gối
Vùng thân XCC được giới hạn bởi: Phía trên là dưới lồi củ trước xương chày
1cm và phía dưới là trên khớp cổ chân 2 khoát ngón tay.

Hình 1.1. Xương chày và xương mác bên phải [23].


4

4

1.1.2. Các cơ và khoang cơ ở khu CC.
Khối cơ vùng CC được chia thành 4 khoang: khoang trước, khoang bên,
khoang sau nông và khoang sau sâu. Giữa các khoang có vách gian cơ dầy, chắc.
Khoang trước gồm 4 cơ: Cơ chày trước, cơ duỗi dài ngón cái, cơ duỗi dài các
ngón chân, cơ mác trước.
Khoang bên gồm 2 cơ: Cơ mác bên dài và cơ mác bên ngắn.
Khoang sau nông gồm: Cơ tam đầu do (3 cơ chập lại là: cơ sinh đôi trong, cơ
sinh đôi ngoài và cơ dép) và cơ gan chân.
Khoang sau sâu gồm 4 cơ: Cơ khoeo, cơ gấp dài ngón cái, cơ gấp dài các
ngón chân và cơ chày sau [18].

Hình 1.2. Giải phẫu các cơ mặt trước và mặt sau CC [23].
1.1.3. Động mạch và tĩnh mạch vùng CC.
- Động mạch vùng CC:


+ Động mạch chày trước : Cấp máu thứ yếu của CC
+ Động mạch chày sau: Cấp máu chủ yếu của CC


5

5

- Tĩnh mạch vùng CC:

+ Vùng CC có 5 cấu trúc tĩnh mạch chia thành hai hệ thống tĩnh mạch nông
và tĩnh mạch sâu
+ Hệ thống tĩnh mạch này dễ bị ứ trệ khi bất động dài ngày.[18], [23]
1.1.4. Thần kinh.

- Thần kinh chày sau: Đi cùng động mạch chày sau chi phối vận động và một
-

phần cảm giác cho khu CC sau.
Thần kinh mác chung chia làm hai nhánh: Thần kinh mác nông và thần kinh
mác sâu (thần kinh chày trước). [18], [23].

Hình 1.3 Thiết đồ cắt ngang 1/3 giữa CC [23]
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG TRONG GÃY HỞ HAI XƯƠNG CC
1.2.1. Tổn thương ở xương.

- XCC ở ngay sát dưới da, khi gãy xương dễ thông với môi trường bên ngoài
thành gãy hở. Đặc biệt là xương chày khi gãy hở phức tạp dễ khuyết da, nhiễm


-

trùng (NT) trên diện rộng do không có thành phần che phủ
Hệ thống mạch nuôi xương đặc biệt đoạn 1/3 dưới rất nghèo nàn, ít phần mềm
xung quanh nên khó liền, chậm hồi phục, lộ xương.


6

6

1.2.2. Tổn thương phần mềm.

- Nguyên phát: là tổn thương có sớm ngay từ khi bị chấn thương do tác nhân gây
-

chấn thương và sự di lệch của các đầu xương gãy gây ra
Thứ phát là những tổn thương xuất hiện muộn, nguyên nhân có thể do nhiễm
khuẩn, hoại tử do thiểu dưỡng hoặc tắc mạch do bầm dập tổ chức phần mềm,
chèn ép khoang… [2], [12], [7].

1.3. CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG HỞ
1.3.1. Lâm sàng

- Triệu chứng cơ năng: trong tai nạn BN có thể nghe thấy tiếng xương gãy, rất
-

đau vùng gãy, mất cơ năng hoàn toàn CC.
Triệu chứng toàn thân: đa số ít thay đổi, có thể shock do đau do chảy máu.
Triệu chứng thực thể:

+ Nhìn:CC sưng nề tụ máu, biến dạng gấp góc, cẳng bàn chân xoay đổ ra mặt
đường, có thể thấy đầu xương gãy, dịch tuỷ xương qua VTPM
+ Sờ:Mất sự liên tục của mào chày, ấn điểm đau chói tương ứng với ổ gãy, sờ
thấy đầu xương ngay dưới da, dấu hiệu lạo xạo xương và cử động bất
thường.
+ Gõ: gõ dồn chân BN đau nhói.
+ Đo: ngắn chi.
+ Gãy xương hở đến muộn: mủ chảy qua vết thương, lộ đầu xương viêm.
+ Không cố tìm các triệu chứng khi đã rõ chẩn đoán. [9]

1.3.2. Cận lâm sàng

- X-quang: chẩn đoán xác định có gãy xương.
- Doppler mạch khi nghi ngờ tổn thương mạch máu.
- Xét nghiệm máu cơ bản: Công thức máu, sinh hoá máu [9]
1.4. PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG
1.4.1. Dựa theo đường gãy

- Đường gãy đơn giản: Gãy ngang, gãy chéo vát


7

7

- Đường gãy phức tạp: Gãy có mảnh thứ 3 hình cánh bướm, nhiều mảnh vụn, gãy
chéo xoắn, gãy hai tầng.[20]
1.4.2. Phân loại gãy hở theo Gustilo

- Độ I: Rách da dưới 1cm

- Độ II: Rách da 1-10cm kèm tổn thương phần mềm vừa
- Độ IIIA: Rách da trên 10cm kèm tổn thương phần mềm phức tạp
- Độ IIIB: Thương tổn phần mềm phức tạp phải chuyển vạt che xương
- Độ IIIC: Gãy xương kèm tổn thương mạch máu, thần kinh lớn [16]
Hiện nay có nhiều tác giả đưa ra cách phân loại gãy hở như: Gustilo, Hansen,
Muler AO, FESSA… Tuy nhiên, bảng phân loại của Gustilo do có nhiều ưu điểm
trong việc áp dụng lâm sàng, lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng.
1.5. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ GÃY HỞ THÂN HAI XƯƠNG CC
1.5.1. Xử trí VTPM cẳng chân
Loại trừ hoặc làm giảm bớt những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát sinh
và phát triển. Tạo điều kiện tốt cho cơ thể có sức đề kháng, đào thải tổ chức hoại tử,
phục hồi tổ chức đã bị tổn thương.
1.5.2. Cố định xương
Các phương pháp cố định xương trong điều trị gãy hở hai XCC:

- Phương pháp cố định ngoài (CĐN): Đây là phương pháp ưu thế trong điều trị
-

gãy hở 2 XCC.
Phương pháp cắt lọc vết thương, bột đùi cẳng bàn chân
Phương pháp cắt lọc vết thương, xuyên đinh kéo liên tục trên khung Brown.

1.6. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ
Cần nắm vững kế hoạch chăm sóc cũng như chuyên môn nhằm phát hiện
sớm các biến chứng để xử trí kịp thời và tư vấn tốt cho BN


8

8


1.6.1. Theo dõi BN

- Toàn thân: theo dõi dấu hiệu sinh tồn, màu sắc da niêm mạc 15 phút / 1 lần
trong 3 đến 6 giờ đầu

- Tư thế BN: Đặt đầu nằm đầu thấp, không gối đầu cao, nghiêng, không ngồi dạy
trong 6-8 giờ đầu.

- Tình trạng đau: thang điểm VAS
- Tại chỗ:
+ Theo dõi tình trạng chi thể, băng vết thương, dẫn lưu (DL) vết mổ.
+ Theo dõi diến biến đau, chảy máu.
+ Theo dõi những biến chứng của phương pháp gây tê, mê: đau đầu, đau lưng,
nhu động ruột

- Ghi lại bilan cân bằng dịch vào ra: nước tiểu, dịch các ống dẫn lưu..
1.6.2. Dinh dưỡng sau mổ

- Chế độ ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và cân đối các thành
-

phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Dinh dưỡng sau mổ có tầm quan trọng đến quá trình liền vết thương, tăng
cường sức đề kháng chống lại nguy cơ nhiễm trùng sau mổ.

1.6.3. Thuốc sau mổ
Dùng thuốc sau mổ đúng quy trình theo chỉ định: thuốc kháng sinh, thuốc
giảm đau,thuốc cầm máu, thuốc bổ, thuốc chống đông
1.6.4. Chăm sóc vết mổ

Chăm sóc vết thương cho BN là một việc làm không thể thiếu được của
người điều dưỡng đối với BN phẫu thuật. Kĩ thuật chăm sóc vết thương cho BN,
nếu thực hiện tốt sẽ kiềm chế được nhiễm khuẩn thứ phát tạo điều kiện cho vết
thương hồi phục nhanh chóng, hạn chế những tổn thất về kinh tế và tạo được niềm
tin đối với BN [21]
Quy trình chăm sóc VTPM

a)

Mục đích


9

9

- Làm sạch vết thương, phòng ngừa nhiễm khuẩn.
- Theo dõi đánh giá tình trạng vết thương.
- Bảo vệ vết thương, thúc đẩy quá trình liền xương.[19]
b)

Chỉ định

- Theo y lệnh của phẫu thuật viên.
- Theo nhận định của điều dưỡng về tình trạng vết thương
c)

Nguyên tắc chăm sóc
- Chăm sóc VTPM theo công thức: TIME
T: Tissue management (xử lý mô).

I: Inflammation and Infection control (kiểm soát tình trạng viêm nhiễm).
M: Moisture balance (cân bằng độ ẩm).
E: Epithelial edge advancement (phát triền biểu mô).
- Cụ thể là:
+ Loại bỏ dị vật, mô giập.
+ Mở rộng DL vết thương tốt: tránh nhiễm khuẩn và kích thích mô hạt mọc
đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
+ Thay băng. Nên thực hiện thuốc giảm đau nếu nhận định có thể thay băng
làm BN đau.
+ Giúp vết thương mau lành điều trị toàn thân. Vết thương luôn tiết dịch nên
việc giữ ẩm vết thương là cần thiết xong không phải là làm ướt vết thương,
do đó cần thay băng khi thấm ướt.

d)

Đánh giá vết thương và chân đinh
-

Theo định nghĩa NT vết thương của CDC, và thang điểm ASEPSIS,
Southampton. [34]

e)

Chăm sóc ống DL và cắt chỉ


10

10


- Chăm sóc ống DL: ống DL phải đảm bảo đúng nguyên tắc một chiều vô trùng.
Theo dõi số lượng màu sắc, tính chất dịch chảy vào ống DL. DL thường sau 24-

-

48 giờ thì rút.
Cắt chỉ khi vết mổ liền tốt (2tuần)

1.6.5. Tập luyện PHCN sau mổ
Tập luyện PHCN sau mổ có ý nghĩa rất quan trọng: lưu thông mạch máu, tránh
ứ trệ tuần hoàn, tránh các biến chứng: loét tì đè, cứng khớp, nâng cao tinh thần

- Tập vận động thụ động khớp cổ chân có thể thực hiện ngay sau khi vết mổ ổn
định bao gồm: tập gấp duỗi cổ chân, tập xoay trong xoay ngoài bàn chân.

- Co duỗi khớp gối, luyện tập cơ khớp nhẹ nhàng trong biên độ không đau.
- Kê chân cao, xoa bóp nhẹ nhàng chống phù nề sau mổ và lưu thông mạch máu ở
chân mổ.

- Kết hợp với kỹ thuật viên PHCN hướng dẫn và tập luyện cho BN
1.6.6. Các thang điểm đánh giá

1.6.6.1. Thang điểm VAS (Visual analog scale)
Bảng 1.1 Đánh giá mức độ đau
Mức độ đau
Đau nhẹ
Trung bình
Nhiều

Điểm

0 – 30
40 – 60
70 – 100


11

11

Hình 1.4. Thước đo VAS

1.6.6.2. Đánh giá VT theo định nghĩa của CDC
- NT nông: ở da và tổ chức dưới da quanh VT
+ Tiết dịch vàng, rỉ viêm
+ Sưng, tấy , đỏ, tăng cảm giác đau
- NT sâu: ở phần mềm lớp sâu, cân cơ
+ VT hở, há miệng
+ Đau tại chỗ nhiều, tấy đỏ, mưng mủ, chảy mủ
+ Áp xe tại chỗ
- NT sâu: trong xương
+ Mủ chảy từ trong xương qua VT
+ Áp xe, ổ mủ sâu trong xương.[34]


12

12

1.6.6.3. Đánh giá vết VT theo ASEPSIS
Bảng: 1.2 Đánh giá VT theo ASEPSIS [34]

Tiêu chuẩn

Điểm

Kháng sinh

10

Dẫn lưu mủ tại chỗ

5

Cắt lọc phần mềm

10

Chảy dịch vàng

0-5 (hàngngày)

Tấy đỏ

0-5 (hàngngày)

Chảy dịch mủ

0-10 (hàngngày)

Lóc tách phần mềm lớp sâu


0-10 (hàngngày)

Nuôi cấy được vi khuẩn

10

Nằm viện > 14 ngày

5

Đánh giá:

0 – 10: VT liền tốt
11 – 20: VT không ổn định
20 – 30: Mức độ NT nhẹ
31 – 40: Mức độ NT trung bình
>40: Mức độ NT nặng


13

13

1.6.6.4. Đánh giá VT theo Southampton
Bảng 1.3 Đánh giá VT theo Southampton [34]
Bậc

Diễn biến

0


Liền VT bình thường

I. Liền VT bình thường với vết thâm nhẹ hoặc ban đỏ
A

Một vài vết thâm

B

Nhiều vết thâm

C

Ban đỏ nhẹ

II. Đỏ tấy và các dấu hiệu nhiễm khuẩn khác
A

Một vị trí

B

Quanh vùng phẫu thuật

C

Dọc VT

D


Quanh VT

III. Chảy dịch trong hoặc dịch máu
A

Chỉ ở một vị trí (<2cm)

B

Dọc theo VT (>2cm)

C

Lượng lớn

D

Kéodài (>3 ngày)

A

Chỉ ở một vị trí (<2cm)

B

Dọc theo VT (>2cm)

IV. Mủ


V. Nhiễm khuẩn sâu, lan rộng, có thể kèm hoại tử phần mềm, tụ máu phải DL


14

14

1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ GÃY
HỞ HAI XCC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.7.1. Trên thế giới
Từ 2400 năm trước, Hippocrates đã đề xuất phương pháp xử lý gãy hở XCC
bằng hệ thống cố định bằng gỗ.
Năm 1840, Jean – Francois Malgaigne dùng hệ thống móc được buộc với
nhau để cố định xương gãy
Năm 1902, Albine Lambotte thiết kế hệ thống CĐN đầu tiên mở đường thay
cho phương pháp cố định bột đơn thuần
Cùng với đó là các nghiên cứu của điều dưỡng về chăm sóc VT sau mổ gãy hở
chi. Năm 2009, Modin Ramos Stomberg đã đánh giá về sự ảnh hưởng của chăm sóc
sau khi phẫu thuật điều trị gãy hở đầu gần xương chày bằng phương pháp CĐN. [31]
Năm 1987, Santy Vincent Duffield đã nghiên cứu mục đích của chăm sóc
BN với khung CĐN [32].
Năm 1983, Orthop Nurs đã đánh giá chăm sóc BN cố định ngoại vi [33]
1.7.2. Ở Việt Nam
Năm 2012, Đào Thị Thu Thảo [21], đã đánh giá về quy trình chăm sóc VT
cho 71 BN sau mổ gãy hở XCC có khung CĐN tại Bệnh viện Việt Đức, có 31% BN
NT sau mổ, biến chứng NT chân đinh sau trong khi nằm viện đến khi ra viện từ
54,5% giảm xuống còn 28,8%.
Năm 2014, Mãn Thị Chinh [5]. Báo cáo kết quả tình trạng chân đinh cho 30
BN gãy hở hai XCC được điều trị bằng khung CĐN Fessa tại bệnh viện Việt Đức.
BN có VT khô liền sẹo chiếm tỉ lệ cao nhất 73,3%, VT tiến triển tốt chiếm 20%, chỉ

có 6,7% BN có VTPM có biểu hiện NT.
Năm 2014, Phan Thanh Nam [15], đã đánh giá kết quả chăm sóc sau mỗ cho
30 BN gãy XCC tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Trung Ương Huế. Có
29 BN có VT khô (chiếm 96,67%) và 1 BN có vết mổ NT (chiếm 3,33%).


15

15

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân sau phẫu thuật gãy hở hai XCC tại khoa Chấn thương chỉnh hình
I và khoa Chấn thương chỉnh hình II, Viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt
Đức từ 20/3/2015 đến 20/5/2015
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn BN.

- BN được chẩn đoán gãy hở hai XCC theo phân loại của Gustillo và được phẫu
thuật

- Có đầy đủ các tiêu chuẩn:
+ Có đủ phim chụp XQ quy ước cẳng chân: thẳng và nghiêng. Trước và sau mổ
+ Có hồ sơ bệnh án rõ ràng, có địa chỉ và số điện thoại liên lạc.
- BN >=18 tuổi
- BN hợp tác và tự nguyện tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- BN < 18 tuổi.

- Gãy xương do bệnh lý
- Bệnh lý toàn thân
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu và mô tả cắt ngang
2.3. CỠ MẪU, CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện gồm
42 BN.


16

16

2.4. CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU

- Xây dựng bệnh án mẫu đầy đủ các chỉ tiêu nghiên cứu được mã hóa
- Thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng
- Phiếu thu thập thông tin (Phụ lục 1)
- Thước đo VAS đánh giá mức độ đau.
2.5. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU VÀ CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.5.1. Đặc điểm chung
Họ tên, tuổi, giới, nguyên nhân gãy xương, tổn thương phối hợp, sơ cứu ban đầu.
2.5.2. Đặc điểm lâm sàng, X quang, điều trị

- Vị trí gãy xương: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.
- Hình thái gãy xương đánh giá trên X-quang: Gãy đơn giản, gãy phức tạp.
- Phân độ gãy xương hở theo Gustilo.
- Thời gian từ khi chấn thương đến khi được phẫu thuật.
- Phương pháp phẫu thuật.
2.5.3. Tình trạng chăm sóc sau mổ


- Tình trạng VTPM/ vết mổ sau khi cố định xương.
- Tình trạng đau sau mổ
- DL vết mổ.
- Tình trạng chân đinh trong quá trình điều trị.
- Một số yếu tố liên quan đến VTPM trong quá trình điều trị.
2.6. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUNG
- Tình trạng đau: theo thang điểm VAS


17

17

Bảng 2.1 Đánh giá mức độ đau
Mức độ đau
Đau nhẹ
Trung bình
Nhiều
- Tình trạng VT: dựa theo định nghĩa của CDC

Điểm
0 – 30
40 – 60
70 - 100

Bảng 2.2 Đánh giá VT theo định nghĩa của CDC
VT
Ổn định
NT nông


Kết quả

NT sâu
- Kết quả chung
Bảng 2.3 Đánh giá kết quả
Mức độ đau
Đau nhẹ
Trung bình
Nhiều
2.7. XỬ LÝ SỐ LIỆU.

VT
Ổn định
NT nông
NT sâu

Kết quả
Tốt
Trung bình
Kém

Sau khi thu thập, các số liệu được kiểm tra, xử lý và mã hóa theo thuật toán
thống kê y học bằng phần mềm spss 20.0.
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục đích
của nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.


18


18

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ đến chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thu thập được 42
bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Kết quả thu được theo các
bảng số liệu và biểu đồ sau:
3.1. Đặc điểm chung
3.1.1. Đặc điểm giới tính.
Bảng 3.1. Tỷ lệ gãy hở CC theo giới
Giới

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

33

78,6 %

Nữ

9

21,4 %

Tổng


42

100 %

Nhận xét: Tỷ lệ chấn thương theo giới: Nam/Nữ = 3.67/1
3.1.2. Đặc điểm về tuổi
Biểu đồ 0. Tỷ lệ gãy hở CC theo nhóm tuổi
Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 35,5 ± 18,5 tuổi
Nhóm tuổi gãy hở hai XCC chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm trong độ tuổi lao
động từ 20 đến 60 (88,1%).
3.1.3. Nguyên nhân gãy xương
Biểu đồ 0. Phân bố nguyên nhân gãy xương
Nhận xét: TNGT là nguyên nhân chủ yếu gây ra gãy hở CC (chiếm tỷ lệ 81%).
3.1.4. Tổn thương phối hợp
Bảng 0.2. Tổn thương phối hợp
Tổn thương phối hợp

n

Tỷ lệ (%)



10

23,8 %

Không


32

76,2 %

Tổng số

42

100%


19

19

Nhận xét: Tỷ lệ có tổn thương phối hợp kèm theo là 23,8 %
3.1.5. Đặc điểm sơ cứu ban đầu
Bảng 0.3. Đặc điểm sơ cứu ban đầu
Sơ cứu

n

Tỷ lệ (%)



29

69 %


Không

13

31 %

Tổng số

42

100 %

Nhận xét: Tỷ lệ BN được sơ cứu trước khi tới viện là 69 %.
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ CỦA GÃY
HỞ HAI XCC
3.2.1. Vị trí gãy xương trên X-Quang
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ vị trí gãy xương trên phim X-Quang
Nhận xét: Kết quả cho thấy vị trí gãy thường gặp nhất là gãy 1/3 giữa và gãy 1/3
trên (47% và 47%).
3.2.2. Phân loại gãy hở theo Gustilo
Biểu đồ 3.4 Phân bố BN gãy hở theo tác giả Gustilo
Nhận xét: Kết quả cho thấy BN gãy hở độ III chiếm tỷ lệ cao nhất (59,5%), trong
đó tỷ lệ gãy hở IIIC là 11,9%, có nguy cơ cắt cụt cao.
3.2.3. Thời gian từ khi BN bị chấn thương đến khi được phẫu thuật
Biểu đồ 3.5 Thời gian từ khi BN bị chấn thương đến khi được phẫu thuật
Nhận xét: Đa phần BN được phẫu thuật sau khi bị tai nạn từ 6 đến 24 tiếng (chiếm
64,3%). Chỉ 3 BN được phẫu thuật sớm trước 6 tiếng kể từ khi bị tai nạn (chiếm 7.1%).
3.2.4. Phương pháp phẫu thuật
Bảng 3.4. Các phương pháp phẫu thuật



20

20

Phương pháp

n

Tỷ lệ (%)

Cắt lọc, bó bột

15

35,7 %

CĐN

23

54,8 %

Xuyên kim kéo liên tục trên khung Brown

4

9,5 %

Tổng số


42

100%

Nhận xét: Phương pháp CĐN là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong gãy
xương hở (chiếm 54,8 %). 15 BN cắt lọc, bó bột đùi (chiếm 35,7 %) và 4 BN xuyên
kim kéo liên tục trên khung Brown.
3.3. Đặc điểm chăm sóc sau mổ gãy hở hai XCC
3.3.1.Tình trạng VTPM sau mổ.
Biểu đồ 0.6 Phân bố tình trạng vết mổ sau phẫu thuật
Nhận xét: Trong 42 BN, có 21 BN được tiến hành khâu da thưa (chiếm 50%). 16
BN còn khuyết da (chiếm 37%), và 13% BN để hở da.
3.3.2. Cảm giác đau sau mổ
Bảng 3.5. Cảm giác đau sau mổ
Cảm giác đau sau mổ

n

Tỷ lệ (%)

Đau nhẹ

4

9,5

Trung bình

30


71,4

Nhiều

8

19,1

Tổng số

42

100

Nhận xét: Trong 42 BN, có 30 BN đau trung bình (chiếm 71,4%), chỉ có 9,5% BN
không hoặc đau nhẹ.
3.3.3. Đặc điểm DL vết mổ
Bảng 3.6. Thời gian rút DL vết mổ


21

21

Xử trí rút DL

n

Tỷ lệ (%)


<24h

2

4,8 %

24-48h

39

92,8 %

>48h

1

2,4 %

Tổng số

42

100%

Nhận xét: Trong 42 BN, đa số BN được rút DL trong khoảng thời gian 24-48h sau
mổ chiếm 92,8%. 2 BN được rút trước 24h (chiếm 4,8%) và 1 BN rút sau 48h
(chiếm 2,4%).
3.3.4. Thời gian thay băng VTPM lần đầu sau mổ


Biểu đồ 3.7 Phân bố thời gian thay băng VT lần đầu
Nhận xét: Trong 42 BN, có 33 BN thay băng lần đầu sau mổ trong khoảng 12 – 24
tiếng (chiếm 78,6%). 4 BN được thay băng lần đầu trước 12 tiếng (chiếm 9,5%). 5
BN sau 24 tiếng mới được thay băng lần đầu (chiếm 11,9%).
3.3.5. Chăm sóc VT trong khi nằm viện

Biểu đồ 3.8. Chăm sóc VT khi nằm điều trị sau mổ
Nhận xét: Trong 42 BN, có 31 BN được thay băng cách ngày (chiếm 73,8%). 11
BN được thay băng hàng ngày (chiếm 26,2%).
3.3.6. Tình trạng VT trong quá trình điều trị
Bảng 3.7. Tình trạng VT trong quá trình điều trị
VT

n

Tỷ lệ (%)

Ổn định

38

90,5%

NT nông

2

4,75%

NT sâu


2

4,75%

Tổng số

42

100%


22

22

Nhận xét: Kết quả cho thấy VT ổn định chiếm đa phần 90,5%, NT nông chiếm
4,75% và NT sâu chiếm 4,75%.
3.3.7. Tình trạng chân đinh trong quá trình điều trị
Bảng 3.8. Đặc điểm tình trạng chân đinh trong quá trình điều trị
Chân đinh

n

Tỷ lệ

Ổn định

20


74 %

NT nông

5

18,5 %

NT sâu

2

7,5 %

Tổng số

27

100 %

Nhận xét: Trong số 27 BN, có 20 BN có chân đinh ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất 74
%, 5 BN bị NT nông chân đinh (chiếm 18,5%). Chỉ 2 BN bị NT sâu chân (chiếm
7,5 %).


23

23

3.3.8. Đánh giá kết quả chung

Bảng 3.9. Kết quả chung

VT
Mức đau
Đau nhẹ
Trung bình
Nhiều
Tổng

Ổn định

NT nông

NT sâu

Tổng

4

0

0

4

(100%)
28

(0,0%)
2


(0,0%)
0

(100%)
30

(93,33%)
6

(6,67%)
1

(0,0%)
1

(100%)
8

(75,0%)
38

(12,5%)
3

(12,5%)
1

(100%)
42


(2,4%)

(100%)

(90,5%)
(7,1%)
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu trong 42 BN cho thấy:

- Đau nhiều: có 6 BN có VT ổn định (chiếm 75%) cao gấp 6 lần số BN bị NT
nông và sâu (12,5% và 12,5%) .

- Đau trung bình: có 28 BN có VT ổn định chiếm (93,33%), có tỷ lệ cao gấp 14
lần so với 2 BN bị NT nông (6,67%).

- Đau nhẹ: có 4 BN có VT ổn định.
3.4. CÁC MỐI LIÊN QUAN VỚI CHĂM SÓC VTPM.
3.4.1. Liên quan giữa tình trạng sơ cứu ban đầu và VTPM trong quá trình điều trị
Bảng 3.10. Liên quan giữa tình trạng sơ cứu ban đầu và VTPM trong quá trình
điều trị
VT
Sơ cứu
Không

Tổng số

Ổn định

NT


n (%)
12

n (%)
1

(92,3%)
26

(7,7%)
3

(100%)
29

(89,7%)
38

(10,3%)
4

(100%)
42

Tổng số

p

χ2


13
0,787

0,073

(90,5%)
(9,5%)
(100%)
Nhận xét: Kết quả của chúng tôi cho thấy, χ2 = 0,073 có mối liên quan giữa tình
trạng sơ cứu ban đầu với tình trạng VT trong điều trị, nhưng không có ý nghĩa thống
kế (vì p = 0,787 > 0,05).


24

24

3.4.2. Liên quan giữa phân độ gãy hở và VTPM trong quá trình điều trị
Bảng 3.11 Liên quan giữa phân độ gãy hở và VTPM trong quá trình điều trị
VT
Phân độ
Độ I
Độ II
Độ III
Tổng số

Ổn định

NT


n (%)
9

n (%)
0

(100%)
7

(0,0%)
1

(100%)
8

(87,5%)
22

(12,5%)
3

(100%)
25

(88,0%)
38

(12,0%)
4


(100%)
42

(90,5%)

(9,5%)

(100%)

Tổng số

p

χ2

0,547

1,208

9

Nhận xét: Kết quả của chúng tôi cho thấy, χ2 = 1,208 vậy có mối liên quan giữa
tình trạng VT trong quá trình điều trị với phân độ gãy hở nhưng không có ý nghĩa
thống kê (vì p = 0,547 > 0,05).
3.4.3. Liên quan giữa chăm sóc thay băng và VTPM trong quá trình điều trị.
Bảng 3.12 Liên quan giữa chăm sóc thay băng và VT trong quá trìnhđiều trị
VT
Thay băng
Hàng ngày
Cách ngày

Tổng số

Ổn định

NT

n (%)

n (%)

9

2

11

(81,8%)
29

(18,2%)
2

(100%)
31

(93,5%)
38

(6,5%)
4


(100%)
42

Tổng số

p

χ2

0,255

1,296

(90,5%)
(9,5%)
(100%)
Nhận xét: Kết quả của chúng tôi cho thấy, χ2 = 1,296 vậy có mối liên quan giữa
chăm sóc thay băng với tình trạng VT trong điều trị nhưng không có ý nghĩa thống
kê (vì p = 0,255 > 0,05).


25

25

3.4.4. Liên quan giữa thời gian từ khi bị chấn thương đến khi được phẫu thuật
và VTPM trong quá trình điều trị.
Bảng 3.13. Liên quan giữa thời gian từ khi bị chấn thương đến khi được phẫu
thuật và VTPM trong quá trình điều trị

VT
Thời gian
<6h
6-24h
> 24h
Tổng số

Ổn định

NT

n (%)

n (%)

3

0

3

(100%)
25

(0,0%)
2

(7100%)
27


(92,6%)
10

(7,4%)
2

(100%)
12

(83,3%)
38

(16,7%)
4

(100%)
42

Tổng số

p

χ²

0,558

1,167

(90,5%)
(9,5%)

(100%)
Nhận xét: Kết quả của chúng tôi cho thấy, χ² = 1,167 vậy có mối liên quan giữa
VTPM trong quá trình điều trị với thời gian từ khi bị tai nạn đến khi được phẫu
thuật nhưng không có ý nghĩa thống kê (vì p = 0,558 > 0,05).
3.4.5. Liên quan giữa cảm giác đau và tình trạng VTPM trong quá trình điều trị
Bảng 3.14. Liên quan giữa cảm giác đau và VTPM trong quá trình điều trị
TTVM
Cảm giác đau
Đau nhẹ
Đau trung bình
Đau nhiều
Tổng số

Ổn định
n (%)

NT
n (%)

Tổng số

4

0

4

(100%)
28


(0,0%)
2

(100%)
30

(93,3%)
6

(6,7%)
2

(100%)
8

(75,0%)
38

(25,0%)
4

(100%)
42

p

χ²

0,234


2,929

(90,5%)
(9,5%)
(100%)
Nhận xét: Kết quả của chúng tôi cho thấy, χ² = 2,929 vậy có mối liên quan giữa
cảm giác đau với tình trạng VT trong điều trị nhưng không có ý nghĩa thống kê (vì p
= 0,234 > 0,05).


×