Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Nhận xét hiệu quả phẫu thuật cắt phanh môi trên bằng diode laser trên trẻ em tại viện đào tạo răng hàm mặt năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.68 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

ĐỖ HOÀNG VIỆT

NHẬN XÉT HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT CẮT PHANH MÔI
TRÊN BẰNG DIODE LASER TRÊN TRẺ EM
TẠI VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT NĂM 2015

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

ĐỖ HOÀNG VIỆT

NHẬN XÉT HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT CẮT PHANH MÔI
TRÊN BẰNG DIODE LASER TRÊN TRẺ EM
TẠI VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT NĂM 2015

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.BSNT. Võ Trương Như Ngọc



HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................1
Chương 1...........................................................................................................................................3
TỔNG QUAN......................................................................................................................................3
1.1. Đại cương phanh môi.............................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................................................3
1.1.2. Giải phẫu.........................................................................................................................3
1.1.3. Sinh lý..............................................................................................................................4
1.1.4. Mô học phanh môi trên...................................................................................................4
1.1.5. Phân loại phanh môi........................................................................................................5
1.1.6. Ảnh hưởng của phanh môi bám sai vị trí lên tổ chức nha chu và sự mọc các răng cửa
giữa...............................................................................................................................7
1.1.7. Vài nét về tình, hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề phanh môi và ảnh
hưởng:........................................................................................................................11
1.2. Đại cương laser.....................................................................................................................12
1.2.1. Định nghĩa......................................................................................................................12
1.2.2. Phân loại Laser...............................................................................................................12
1.2.3. Cơ chế tác dụng của Laser.............................................................................................13
1.3. Điều trị phanh môi bám thấp...............................................................................................16
1.3.1. Chỉ định phẫu thuật phanh môi bám sai vị trí :..............................................................16
1.3.2. Phẫu thuật cắt bỏ bằng dao mổ thông thường..............................................................17
1.3.3.Đốt điện..........................................................................................................................17
1.3.4. Laser..............................................................................................................................17
Chương 2.........................................................................................................................................19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................19

2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................19
2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2015 đến 12/2016..........................................................19
2.3. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt tại nhà A7
trường Đại học Y Hà Nội...................................................................................................19
2.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................19
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................................19
2.4.2. Cỡ mẫu..........................................................................................................................19
2.4.3. Các biến số nghiên cứu..................................................................................................21
2.4.4. Phương pháp thu thập thông tin...................................................................................22


2.4.5. Phương pháp khám lâm sàng........................................................................................22
2.4.6. Phương pháp can thiệp lâm sàng..................................................................................22
2.4.7. Các chỉ số nghiên cứu cần thu thập...............................................................................23
2.4.8. Các bước tiến hành nghiên cứu.....................................................................................25
2.4.9. Kế hoạch thực hiện........................................................................................................26
2.4.10. Dự kiến chi phí.............................................................................................................26
2.5. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................................................26
2.6. Sai số....................................................................................................................................26
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu:...................................................................................................27
Chương 3.........................................................................................................................................28
DỰ KIẾN KẾT QUẢ............................................................................................................................28
3.1. Đặc trưng của đối tượng nghiên cứu....................................................................................28
3.2.Tình hình phanh môi trên nhóm nghiên cứu.........................................................................28
Chương 4.........................................................................................................................................30
DỰ KIẾN BÀN LUẬN.........................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................31


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


VAS

Visual Analog Scale

YSGG

Yttrium scandium gallium garnet

YAG

Yttrium aluminum garnet

Er

Erbium


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Phanh môi trên (a) và phanh môi dưới (b).........................................................................3
Hình 1.2: Phân loại phanh môi theo Sewerin (1971).........................................................................5
Hình 1.3: Phân loại phanh môi trên theo Placek (1974)....................................................................6
Hình 1.4. Tương tác laser với mô mềm............................................................................................15
Hình 2.1: Ranh giới niêm mạc miệng – lợi dính sau nhuộm dung dịch Lugol’s Iodine 3%................24


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt nghiệp này là do
tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Trương Như Ngọc.

Mọi tài liệu tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác
giả, tên công trình, thời gian, thời gian, địa điểm công bố. Mọi sao chép
không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian dối tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.

Bác sĩ nội trú

Đỗ Hoàng Việt


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay với nhu cầu thẩm mỹ cao cho con em mình, các bậc cha mẹ
luôn để ý tới con em mình trong thời gian này để biết được con em mình liệu có
được hàm răng đều đặn hay không? Bởi rất nhiều em học sinh khi còn hàm răng
sữa thì khá đẹp nhưng khi thay răng thì lại bị lệch lạc. Một trong những nguyên
nhân gây cản trở răng mọc đúng vị trí là do phanh môi bám không đúng vị trí và
ngăn cản hai răng cửa giữa mọc khít lại với nhau. Tỷ lệ phanh môi bám không
đúng vị trí dẫn đến ảnh hưởng đến sự mọc răng là tương đối nhiều nên khi chăm
sóc sự mọc răng cho trẻ trong lứa tuổi thay răng sữa sang răng vĩnh viễn các bậc
cha mẹ cũng như nha sĩ cần quan tâm nhiều hơn tới vị trí bám của phanh môi
trên và ảnh hưởng của nó tới mọc răng và nha chu của trẻ.
Các nha sĩ cần phát hiện sớm vấn đề phanh môi bám không đúng vị trí
nói riêng để có hướng xử trí kịp thời giúp trẻ có một hàm răng đẹp mà không
cần can thiệp quá nhiều sau này. Theo nghiên cứu của Vũ Duy Tùng năm
2013 [1] vị trí bám dính niêm mạc (phanh bám và ranh giới niêm mạc lợi –
niêm mạc miệng) chiếm tỷ lệ lớn nhất (51.1%); vị trí phanh môi trên bám vào
lợi dính chiếm 32.7 %; vị trí phanh môi trên bám vào nhú lợi chiếm 13.3%; vị

trí phanh môi bám dính quá nhú vào lợi liên kẽ răng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất
(2.6%). Theo Phạm Hoàng Tuấn năm 2014 [2] phanh môi trên có vị trí bám
lợi dính chiếm đa số (56,0%); vị trí bám phanh môi hiếm gặp nhất là bám quá
nhú lợi (3,3%).
Các phương pháp phẫu thuật cắt phanh môi trên cho trẻ em truyền
thống là sử dụng dao mổ thông thường hoặc dao điện thường gây ra sự sợ hãi
cho trẻ em và những khó chịu sau phẫu thuật cắt phanh môi như sưng, đau
hay chảy máu. Ngày nay với Laser nha khoa các nha sĩ có thể dễ dàng cắt


2

phanh môi cho trẻ em với nhiều ưu điểm: ít cần gây tê, giảm đau, giảm sưng
nề giúp cho trẻ có thể phối hợp dễ dàng với nha sĩ hơn.
Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả
của việc sử dụng Laser trong cắt phanh môi trên cho trẻ em nên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nhận xét hiệu quả phẫu thuật cắt phanh môi trên
bằng Diode laser trên trẻ em tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt năm 2015”
với hai mục tiêu chính:
1. Khảo sát hình thái lâm sàng phanh môi HT trên trẻ em tại Viện đào
tạo Răng Hàm Mặt năm 2015.
2. Nhận xét hiệu quả của Diode laser trong phẫu thuật phanh môi
trên trên trẻ em tại Viện đào tạo Răng Hàm Mặt năm 2015.


3

Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. Đại cương phanh môi
1.1.1. Khái niệm
Phanh môi theo mô tả cổ điển là một nếp gấp dài chạy từ niêm mạc môi
đến thành xương ổ răng. Mô tả giải phẫu phanh môi trên cũng giống với
phanh môi HD, phanh bên và phanh lưỡi [3],[4].

a
b
Hình 1.1: Phanh môi trên (a) và phanh môi dưới (b)
(Nguồn trích: Vũ Duy Tùng (2013), Khảo sát hình thái lâm sàng và ảnh
hưởng của phanh môi hàm trên tới nhóm răng cửa, trên học sinh lớp 3,4, 5
tại trường tiểu học Phúc Tiến, Phú Xuyên, Hà Nội, Trường Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội)[1]
1.1.2. Giải phẫu
Phanh môi trên là một nếp gấp niêm mạc có dạng tam giác [5]. Nó xuất
phát từ bề mặt phía trong của môi, tạo ra một vách ngăn biểu mô nhẵn, hẹp
ngăn tiền đình thành hai nửa đối xứng nhau qua đường giữa khi nó tiến ra sau
và dính tại đường giữa ở lớp ngoài màng xương, mô liên kết của đường khớp
hàm trên, xương ổ răng [6].


4

1.1.3. Sinh lý
Các cơ mặt tác động phối hợp trong khi phát âm, nhai và tạo các lực
đáng kể. Bằng phương tiện trung gian niêm mạc môi - má và xương ổ răng,
các cơ này truyền sự co kéo cơ học đến lợi bám dính tại đường nối lợi - niêm
mạc, trừ trường hợp chính phanh môi chui trực tiếp vào lợi bám dính [7].
1.1.4. Mô học phanh môi trên
Phanh môi cấu tạo từ 4 dạng mô cơ bản ở người: biểu mô, mô liên kết,

thần kinh, mô cơ [5].
Cấu trúc mô học của phanh môi đơn giản, nhưng biểu mô hay thay đổi.
Phụ thuộc vào vị trí bám dính mà biểu mô của phanh môi có thể từ biểu mô
lát tầng không sừng hóa đến bán sừng hóa ở vị trí bám dính với niêm mạc
xương ổ răng, hay từ biểu mô lát tầng sừng hóa đến bán sừng hóa ở vị trí bám
dính với lợi của nó [8].
Mô liên kết của phanh môi chứa các sợi collagen không bình thường,
dày đặc, sắp xếp lỏng lẻo, đặc biệt ở vị trí niêm mạc xương ổ răng; các sợi
chun tập trung nhiều ở phía niêm mạc xương ổ răng hơn phía lợi. Các mô mỡ
được tìm thấy ở phanh môi phía niêm mạc xương ổ răng, nhưng không xuất
hiện về phía lợi [9]. Thành phần tế bào của mô liên kết gồm: tế bào sợi, đại
thực bào, tế bào lympho [7].
Các phanh đều có những sợi thần kinh có myelin kích thước từ nhỏ đến
trung bình, và mạng mạch máu nhỏ [8].
Về cấu trúc sợi cơ của phanh môi còn đang gây nhiều tranh cãi. Henry,
Levis và Tsakinis khẳng định không có sợi cơ trong phanh [5]. Nghiên cứu
của Gatner và Schein cho kết quả cấu tạo của phanh môi có sợi cơ, sắp xếp
dọc theo chiều dài, không bao giờ xuất hiện theo hướng bên, cũng như không
mở rộng tới lớp nhú của mô liên kết, nhưng tỉ lệ tìm thấy sợi cơ là 35% có thể


5

giải thích sự gây tranh cãi trong y văn [8]. Các sợi cơ này có thể xuất phát từ
cơ vòng môi [5].
1.1.5. Phân loại phanh môi
1.1.5.1. Phân loại theo hình thể phanh môi:
* Phân loại theo Sewerin (1971) [10]: chia 8 loại
1. Phanh môi đơn giản
2. Phanh môi hình vòm liên tục

3. Phanh môi có mẩu thừa
4. Phanh môi có nốt
5. Phanh môi đôi
6. Phanh môi có chỗ lõm vào
7. Phanh môi chẻ đôi
8. Kết hợp của 2 hoặc nhiều hơn các loại phía trên

Phanh môi đơn giản

Phanh môi có nốt

Phanh môi hình vòm

Phanh môi có mẩu thừa

Phanh môi đôi Phanh môi có chỗ lõm Phanh môi chẻ đôi

Hình 1.2: Phân loại phanh môi theo Sewerin (1971)


6

(Nguồn trích: Janice A., Robert B., Toby C., Joseph H. (2013). Prevalence
and variations of the median maxillary labial frenum in children, adolescents,
and adults in a diverse population.General Dentist)[10]
1.1.5.2. Phân loại theo vị trí bám
Phân loại theo Placek và cộng sự năm 1974 [11]
-

Độ I: Phanh bám vào niêm mạc.

Độ II: Phanh bám vào lợi dính.
Độ II: Phanh bám vào nhú lợi mặt ngoài.
Độ IV: Phanh bám vào lợi giữa 2 răng hoặc tới nhú lợi mặt trong (Bám
dính quá nhú)

Bám niêm mạc

Bám nhú lợi

Bám lợi dính

Bám quá nhú

Hình 1.3: Phân loại phanh môi trên theo Placek (1974)
(Nguồn trích: Boutsi, Tatakis. (2011). Maxillary labial frenum attachment in
children. International J Paediatric Dent, 21(4), 284-8)[12]


7

1.1.6. Ảnh hưởng của phanh môi bám sai vị trí lên tổ chức nha chu và sự
mọc các răng cửa giữa
Bình thường phanh môi trên bám vào vị trí ranh giới giữa niêm mạc lợi
bám dính và niêm mạc miệng, cách đường viền lợi vài mm. Nếu phanh môi
bám sai vị trí vào lợi dính hoặc nhú lợi hoặc thậm chí bám quá nhú lợi
có thể gây co kéo làm co lợi, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn
hơn, cho phép tích tụ mảng bám:
- Kéo mô lợi về phía chóp tạo ra khởi đầu cho sự co lợi.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười, đặc biệt trong những trường hợp
cười hở lợi.

- Khe thưa răng cửa: thường gặp trong trường hợp phanh môi
bám vào nhú lợi hoặc vào nhú liên kẽ răng đến mặt vòm miệng.
1.1.6.1. Khe thưa đường giữa
Khe thưa bệnh lý giữa hai răng cửa có nhiều nguyên nhân: sự đóng khít
không hoàn toàn của xương hàm trên, sự quá phát phanh môi, chân răng bất
thường, thiếu răng, kích thước răng nhỏ. Thông thường, phanh môi không kéo
dài xuống theo sự phát triển của xương ổ răng. Điều này dẫn đến vị trí bám
của phanh môi trên càng ngày càng hướng về phía mũi. Shashua và Artun
(1999) đã chỉ ra mối tương quan giữa khe thưa răng cửa bất thường và phanh
môi bám bất thường [13].
Tổ chức xơ trong phanh môi đôi khi có thể bám vào màng xương và
khớp giữa hàm trên. Trong trường hợp này, phanh môi sẽ không di chuyển về
phía mũi và khe thưa răng cửa sẽ không thể đóng lại sau khi răng nanh mọc.
Diaz-Pizan (2006) đã nghiên cứu và cho rằng phanh môi càng bám sâu vào tổ
chức bên dưới càng có khả năng gây ra khe thưa [14].


8

Khe thưa nằm giữa 2 răng cửa giữa trên, thường xảy ra trong giai đoạn
răng hỗn hợp.Tuy nhiên, khe thưa giữa rộng hơn 2 mm hiếm khi tự động đóng
trong tương lai. Tình trạng đó được xem như bệnh thực thể và bất thường
răng miệng [15].
Ở trẻ em 5 tuổi, giai đoạn răng sữa, khe thưa giữa hàm trên xuất hiện
97% và tiên lượng sự phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn không có chen
chúc.
Sự xuất hiện của khe thưa răng cửa giữa là đặc điểm bình thường trong
quá trình phát triển giai đoạn răng hỗn hợp, đặc biệt trong giai đoạn đầu tiên
mọc răng cửa giữa trên (giai đoạn vịt con xấu xí), dù chúng ta có nhận thấy
một phanh môi bất thường. Răng cửa giữa hàm trên có thể mọc ra với khe

thưa, nhưng khe thưa này thường sẽ tự động giảm đi với sự mọc của răng cửa
bên và biến mất hoàn toàn khi răng nanh vĩnh viễn mọc. Trong suốt giai đoạn
đầu của bộ răng hỗn hợp tình trạng này xuất hiện phổ biến (88% ở 7 tuổi,
48% ở 10-11 tuổi) và giảm dần theo tuổi (chỉ còn 7% ở 12-18 tuổi) [16].
Có sự nhất trí giữa các nhà khoa học cho rằng có hệ quả giữa phanh
môi bất thường và khe thưa giữa. Gardiner (1967) tiến hành nghiên cứu 1000
trẻ 5 -15 tuổi, tìm thấy 80% số trường hợp có khe thưa đường giữa liên quan
tới phanh môi bất thường; ông coi đây là bằng chứng chứng minh rằng phanh
môi là nguyên nhân phổ biến gây ra khe thưa, ủng hộ quan điểm của Angle
(1907) [17].
Nguyên nhân được giải thích do: các sợi của phanh môi có thể dính
với vỏ xương, mô liên kết ở đường khớp giữa của xương hàm trên, cản trở sự
liên tục giữa các sợi dây chằng khe răng. Nghiên cứu mô học nhận thấy bó
dây chằng xuyên vách thường thấy giữa 2 răng cửa giữa. Những sợi collagen
của phanh môi phá vỡ những sợi dây chằng xuyên vách và sự rối loạn này có


9

liên hệ với khe thưa đường giữa. Ở những trường hợp này, sự bám dính của
phanh môi sẽ không thay đổi theo tuổi, và khe thưa sẽ không tự động đóng lại
với sự mọc của răng cửa bên và răng nanh vĩnh viễn như nó thường xảy ra.
Dường như phanh môi bám vào các mô càng sâu và càng gần nhú lợi thì càng
trở thành nguyên nhân gây khe thưa [13].
Tuy nhiên, Tait (1924) báo cáo phanh môi không ảnh hưởng lên răng
cửa hàm trên. Ceremelo (1933) so sánh phanh môi của 2 nhóm: có khe thưa
và không có khe thưa, ông tìm ra: không có mối quan hệ giữa sự bám dính
của phanh môi hay độ rộng, chiều cao, hình thể của phanh môi với sự hiện
diện hay độ rộng khe thưa, và ông kết luận sự hiện diện của phanh môi không
liên quan tới khe thưa giữa [18]. Dewel cũng tìm ra kết quả như vậy trong

một nghiên cứu tương tự. Phanh môi bám thấp và rộng tồn tại với sự vắng
mặt của khe thưa. Cũng như vậy, khe thưa có thể xuất hiện khi không có
phanh môi bất thường [19].
Cuối cùng, Broadbent (1941), Bergstrom và cộng sự (1973) cho rằng
khả năng tự động đóng lại của khe thưa với phanh môi bất thường là như bình
thường, bất chấp phanh có được phẫu thuật hay không [17].
Những kết quả này gợi ý rằng phanh môi tạo ra lực chống lại đường
giữa, là một yếu tố ảnh hưởng nhưng không phải là nhân tố gây bệnh quan
trọng gây ra khe thưa đường giữa [19]. Đây cũng là xu hướng được tán thành
nhiều trên thế giới hiện nay.
Tuy nhiên những nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để xác định rõ
mối quan hệ giữa phanh môi bất thường và khe thưa đường giữa.
1.1.6.2. Tình trạng co lợi, mảng bám và viêm lợi
Vị trí bám bất thường khác nhau của phanh môi trên có ảnh hưởng đến
tình trạng tụt lợi ở vùng hai răng cửa giữa hàm trên theo Placek và cộng sự


10

(1974) [11]. Đã có những báo cáo rằng khi sự bám dính của phanh môi rõ rệt
và bộc lộ rõ điểm bám dính dạng mào gần với viền lợi của răng cửa, nó có thể
gây co nhú lợi và viền lợi. Nguyên nhân do trong qúa trình chuyển động,
phanh môi bị kéo căng gây tình trạng thiếu máu cục bộ mô xung quanh, và
lực kéo có thể làm bong viền lợi, khiến cho quá trình co lợi ở phía tiền đình
tiến triển và đây được đề cập như là hội chứng kéo (“pull syndrome”) [20]
Chấn thương quanh răng giữa hai răng cửa hàm trên liên quan đến vị
trí bám bất thường của phanh môi. Phanh môi loại I theo phân loại của Placek
là dạng hay gặp nhất lên đến 46,6% và không có mối tương quan với tình
trạng quanh răng cũng như hội chứng kéo (pull syndrome). Hội chứng kéo
này chỉ có thể gặp ở những phanh môi có vị trí bám bất thường.Phanh môi

loại II là loại hay gặp chỉ sau loại I là 34,4% ở hàm trên. Hội chứng kéo có thể
quan sát ở loại phanh môi này.Phanh môi loại III theo phân loại Placek, loại
phanh môi bám tới nhú lợi giữa hai răng cửa luôn gây ra hội chứng kéo và tỷ
lệ làm co nhú lợi cao nhất trong tất cả các loại phanh môi lên đến 45,5% ở
hàm trên. Phanh môi loại IV theo phân loại Placek, có 16,1% gây ra hội
chứng kéo, tuy nhiên tình trạng co nhú lợi giữa hai răng cửa chỉ là 9,4% ở
hàm trên.Tổn thương nhẹ hơn của phanh môi bám quá nhú có thể giải thích
như sau. Các sợi xơ của phanh môi bám xuyên qua nhú lợi và bám vào mặt
trong xương ổ răng. Dẫn đến lực kéo bị chặn lại hoặc bị giảm đi. Phanh môi
vị trí bám bát thường đều được coi là nguyên nhân tiềm tàng gây ra tinh trạng
co nhú lợi giữa hai răng cửa.
Nghiên cứu mô học của Ezedin & Ronald (1984) [21] cho kết quả hầu
hết phần phanh môi quá phát bám dính ở phía lợi có hiện tượng viêm, trong
khi đó tỉ lệ này ở phía niêm mạc xương ổ răng lại rất ít, do đó họ ủng hộ mạnh
mẽ quan điểm phanh môi bất thường liên quan tới tình trạng tích tụ mảng bám
và vệ sinh răng miệng kém.


11

Tại thời điểm hiện tại, những cơ sở chứng minh một cách chắc chắn
mối quan hệ nhân quả giữa sự hiện diện của phanh môi bất thường và sự co
lợi, mảng bám, viêm lợi đang còn thiếu.
1.1.7. Vài nét về tình, hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề
phanh môi và ảnh hưởng:
- Năm 1980, Jańczuk Z và Banach J [22] đã nghiên cứu trên 1542 học
sinh nam và nữ trong độ tuổi từ 15- 17 tuổi và nhận thấy rằng phanh môi bám
sai vị trí thì thường thấy ở HD( 23% ) hơn là HT (2%). Đồng thời, phanh môi
dạng ban đầu (dạng bám dính vào niêm mạc) cũng thường thấy nhất và cũng
thường là ở HD ( 71%).

- Năm 2006, nhóm các nhà nghiên cứu Díaz-Pizán ME [14] đã nghiên
cứu về vấn đề “Khe hở giữa 2 răng cửa giữa và hình thái phanh môi ở bộ răng
sữa. Nghiên cứu được thực hiện trên 1355 trẻ trong độ tuổi từ 0 – 6 tuổi tại
Peru. Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thái phanh môi phổ biến nhất là loại
phanh môi đơn giản (chiếm 59%) và phanh môi hình vòm liên tục (chiếm
25%). Nghiêm cứu cũng cho thấy khe hở giữa hai răng cửa thì rộng hơn ở
những trẻ nhỏ và giảm dần đi theo tuổi.
- Năm 2011, 2 tác giả Boutsi EA và Tatakis DN [12] đã thực hiện
nghiên cứu về “Các dạng phanh môi và liên quan vị trí bám của phanh môi
trên với độ tuổi” trên 226 trẻ trong độ tuổi từ 5,5 đến 11,5 tuổi có quốc tịch
từ các nước Hy Lạp (51%), Albani(20%), Thổ Nhĩ Kỳ (12%) và Afghanistan
(11%) đến khám tại Phòng khám nha khoa, thuộc Trung tâm y tế công cộng,
thành phố Lavrion, Hy Lạp. Kết quả cho thấy các dạng phanh môi như sau:
bám dính vào niêm mạc chiếm 10,2 %; bám dính vào lợi chiếm 41,6 %; bám
dính vào nhú lợi chiếm 22,1% và bám dính quá nhú lợi vào niêm mạc miệng
chiếm 26,1%. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy trẻ có phanh môi bám vào


12

niêm mạc và bám vào lợi dính có độ tuổi lớn hơn hẳn trẻ có phanh môi bám
quá nhú lợi. Nhận định của 2 nhà nghiên cứu rằng: màu da và giới tính không
có ảnh hưởng rõ rệt nhưng ngược lại tuổi lại có ảnh hưởng lớn đến hình thái
lâm sàng và vị trí bám của phanh môi trên ở trẻ.
1.2. Đại cương laser
1.2.1. Định nghĩa
Laser là

tên


viết

tắt

của

cụm

từ “Light Amplification

by Stimulated Emission of Radiation” trong tiếng Anh, và có nghĩa là
"khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích" [23].
Electron tồn tại ở các mức năng lượng riêng biệt trong một nguyên tử.
Các mức năng lượng có thể hiểu là tương ứng với các quỹ đạo riêng biệt của
electron xung quanh hạt nhân. Electron ở bên ngoài sẽ có mức năng lượng cao
hơn những electron ở phía trong. Khi có sự tác động vật lý hay hóa học từ bên
ngoài, các hạt electron này cũng có thể nhảy từ mức năng lượng thấp lên mức
năng lượng cao hay ngược lại. Các quá trình này có thể sinh ra hay hấp thụ các
tia sáng (photon) theo giả thuyết của Albert Einstein. Bước sóng (do đó màu
sắc) của tia sáng phụ thuộc vào sự chênh lệch năng lượng giữa các mức.
1.2.2. Phân loại Laser
Laser được sử dụng trong thực hành nha khoa có thể được phân loại theo
các phương pháp khác nhau: Theo các phương tiện truyền phát laser được sử
dụng, chẳng hạn như, laser khí và laser rắn; theo áp dụng lâm sàng, mô cứng
và laser mô mềm, theo phạm vi bước sóng và tất nhiên các rủi ro liên quan
đến ứng dụng laser.
1.2.2.1. Carbon dioxid laser
Laser CO2 có ái lực rất cao với nước, kết quả trong việc loại bỏ các mô
mềm nhanh chóng và cầm máu và khả năng đâm xuyên cao. Laser CO2 có



13

khả năng hấp thụ cao nhất [24] nhưng nhược điểm của laser CO 2 có kích
thước lớn và chi phí cao và tương đối có hại với mô cứng .
1.2.2.2. Neodymium Yttrium Aluminum Garnet Laser
Laser Nd: YAG được hấp thụ tốt bởi các mô sắc tố, là một tia laser
phẫu thuật rất hiệu quả để cắt và làm đông mô mềm nha khoa, với sự cầm
máu tốt. Ngoài những ứng dụng phẫu thuật của nó, [25 ] đã có nghiên cứu về
việc sử dụng laser Nd: YAG mở ổ áp xe trong kiểm soát bệnh nha chu [ 26] .
1.2.2.3. Erbium Laser
Erbium laser có hai bước sóng khác nhau, Er, Cr: YSGG (yttrium
scandium gallium garnet) laser và Er: YAG (yttrium aluminum garnet)
laser. Các bước sóng erbium có ái lực cao với hydroxyapatite và có sự hấp thu
cao nhất với nước trong trong các loại laser nha khoa. Do đó, nó là laser của
sự lựa chọn cho điều trị các mô cứng răng [27]. Ngoài các điều trị mô cứng,
laser erbium cũng có thể được sử dụng để cắt bỏ mô mềm, bởi vì mô mềm
cũng chứa một tỷ lệ phần trăm cao của nước [28].
1.2.2.4. Diode Laser
Nguồn phát của laser diode bán dẫn là một vật liệu rắn gồm nhôm, gali,
arsenide, và indium tạo ra các bước sóng laser dao động từ khoảng 810 nm
đến 980 nm. Tất cả các bước sóng diode được hấp thu chủ yếu của sắc tố như
melanin và hemoglobin. Ngược lại, diode laser kém hấp thụ bởi
hydroxyapatite và nước. Ứng dụng của diode laser là tạo hình lợi thẩm mỹ
mềm tiếp xúc của răng ảnh hưởng mô mềm, loại bỏ viêm và phì đại mô,
phanh môi bám thấp, các tổn thương apthous và Herpes [29].
1.2.3. Cơ chế tác dụng của Laser
Laser là một ánh sáng đơn sắc và bao gồm các bước sóng của ánh
sáng. Máy laser bao gồm ba phần chính: Một nguồn năng lượng, một bộ phát



14

laser hoạt động, và hai hoặc nhiều gương mà tạo thành một buồng quang học
hoặc cộng hưởng. Để hoạt động, năng lượng được cung cấp cho các hệ thống
laser bởi một thiết bị đèn flash nhấp nháy, một dòng điện, hoặc một lõi
điện. Năng lượng này được đưa vào một môi trường hoạt động chứa trong
một hộp cộng hưởng quang học, sản xuất một phát xạ tự phát của các
photon. Sau đó, khuếch đại xảy ra khi các photon bị phản xạ trở lại bằng bề
mặt phản chiếu cao của hộp cộng hưởng quang học, trước khi thoát ra bằng
đầu ra Trong laser nha khoa, ánh sáng laser được truyền qua một sợi cáp
quang, ống dẫn sóng rỗng Ngoài ra hệ thống còn gồm ống kính tập trung, hệ
thống làm mát và các thiết bị điều khiển. Bước sóng và đặc tính của laser
được xác định chủ yếu bởi các thành phần của môi trường hoạt động, đó có
thể là một chất khí, một tinh thể, hoặc một chất bán dẫn trạng thái rắn.
Năng lượng ánh sáng của laser có bốn tương tác khác nhau với mô:
[30], [31] phản xạ, đâm xuyên, phân tán và hấp thụ.

a. Tương tác phản xạ của laser


15

b. Tương tác hấp thụ của laser

c. Tương tác đâm xuyên của laser

d. Tương tác phân tán của laser
Hình 1.4. Tương tác laser với mô mềm.
(Nguồn trích: Kirpa Johar (2011). Fundamental of laser dentistry. Jaypee

Brothers Medical Pub)[32]


16

Tương tác phản xạ là khi laser gặp bề mặt mô phản xạ ngược lại và
không có tác dụng gì với mô đích.Tương tác hấp thụ laser là khi mô đích hấp
thụ tia laser, đây là tương tác quan trọng của laser để có tác dụng.Tương tác
đâm xuyên laser là khi tia laser đi xuyên qua mô đích và không tác dụng vào
mô đích.Tương tác phân tán là khi laser đi vào mô phân tán thành nhiều tia
với mức năng lượng nhỏ và không có tác dụng sinh học.
Khi một tia laser được hấp thụ, nó làm tăng nhiệt độ và tạo hiệu ứng
quang hóa tùy thuộc vào hàm lượng nước trong mô. Khi nhiệt độ trong mô
đạt 100°C, sự bay hơi của nước trong mô xảy ra, một quá trình được gọi
là cắt bỏ. Ở nhiệt độ dưới 100 ° C, nhưng trên khoảng 60 ° C, protein bắt đầu
biến tính, không xảy ra bay hơi nước trong mô dưới da. Ngược lại, ở nhiệt độ
trên 200 ° C, các mô bị mất nước và sau đó bị đốt cháy, dẫn đến một hiệu ứng
không mong muốn được gọi là cacbon hóa.
Sự hấp thụ laser đòi hỏi một chất hấp thụ ánh sáng, gọi là sắc thể, và có
quan hệ nhất định với các bước sóng ánh sáng cụ thể. Các sắc thể chính trong
các mô mềm miệng là melanin, hemoglobi nước, và trong mô cứng là nước và
Hydroxyapatite. Bước sóng laser khác nhau có hệ số hấp thụ khác nhau đối
với các thành phần chính với mô, làm cho việc lựa chọn tia laser phụ thuộc
thủ thuật. [33], [34], [35].
1.3. Điều trị phanh môi bám thấp
1.3.1. Chỉ định phẫu thuật phanh môi bám sai vị trí :
- Sau khi hai răng nanh hàm trên đã mọc: phanh môi bám sai vị trí là
nguyên nhân cản trở mọc răng và gây khe thưa giữa hai răng cửa giữa.
- Trước khi răng nanh hàm trên mọc:
+ Phanh môi bám sai vị trí là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu (type

III và IV).


17

+ Phanh môi bám sai vị trí làm trẻ khó ăn và khó phát âm [36], [37].
1.3.2. Phẫu thuật cắt bỏ bằng dao mổ thông thường
Bệnh nhân được gây tê tại chỗ, phẫu thuật viên dùng dao mổ cắt bỏ
phanh môi bám thấp và các thành phần sợi giữa hai răng cửa, cầm máu vết
rạch, khâu lại bằng chỉ phẫu thuật.
Ưu điểm của phương pháp này: không sử dụng các loại máy móc,
không cần các trang thiết bị đặc biệt.
Nhược điểm: gây chảy máu, có sự tiếp xúc giữa dụng cụ và đường rạch
dễ nhiễm khuẩn, tạo sẹo xấu.
1.3.3.Đốt điện
Bệnh nhân được gây tê tại chỗ, phẫu thuật viên dùng dao điện cắt
phanh môi.
Ưu điểm: cầm máu tốt hơn so với dao mổ.
Nhược điểm:
- Thương tổn nhiệt lan rộng ra mô lành
- Không khống chế được độ nông sâu của tổn thương nhiệt dễ tổn thương
tổ chức lành.
1.3.4. Laser
Bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc không, phẫu thuật viên dùng laser
cắt phanh môi.
Ưu điểm:
- Kỹ thuật đơn giản.
- Ít đau hơn so với phẫu thuật dùng dao mổ.
- Giảm cảm giác khó chịu, nhai khó, nuốt khó sau phẫu thuật [38].



18

- Giảm thiểu việc gây tê. [39], [40]
- Giảm thời gian lành thương [ 41].
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Cần đeo kính khi làm thủ thuật.


×