1
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn khứu giác bao gồm giảm, mất khứu, loạn khứu làm ảnh hưởng
đến sinh hoạt, tiêu hóa và sức khỏe. Theo thống kê ở Hoa Kỳ có khoảng trên
2 triệu người bị mất khứu giác, mỗi năm có trung bình 200000 người đi khám
bệnh vì mũi không nhận thức được mùi. Một số người bi quan chán nản và
suy sụp tinh thần sau khi bị triệu chứng này.
Theo Y học hiện đại, rối loạn khứu giác tiên phát có thể do các tổn
thương thực thể ở mũi xoang (polyp mũi, K mũi, u xơ, viêm mũi xoang vận
mạch, dị ứng, nhiễm khuẩn…) triệu chứng luôn kèm theo ngạt mũi, tắc mũi.
Rối loạn khứu giác thứ phát sau các bệnh toàn thân như đái tháo đường, suy
thận, thiểu năng tuyến giáp, zona, viêm não, sau chấn thương sọ não, chấn
thương vùng hàm mặt. nhiễm độc hơi khí…
Theo Y học cổ truyền, rối loạn khứu giác thứ phát thuộc phế khí hư: phế
khai khiếu ra mũi, phế khí thông với mũi, bệnh mũi và phế có quan hệ mật thiết
với nhau. Cơ thể hư nhược hoặc bệnh lâu không khỏi làm phế âm hao tổn nên
các khiếu không được nuôi dưỡng dẫn đến công năng thất thường.
Hiện nay có rất ít nghiên cứu về điều trị rối loạn khứu giác thứ phát kể
cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Qua thực hành lâm sàng tại khoa khám
bệnh bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an bằng phương pháp châm cứu điều
trị rối loạn khứu giác thứ phát với số lượng bệnh nhân hữu hạn đã cho kết quả
khả quan nên chúng tôi mạnh dạn đưa ra nghiên cứu này với mục tiêu:
Đánh giá tác dụng của phương pháp châm cứu trong điều trị chứng
rối loạn khứu giác thứ phát.
2
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KHỨU GIÁC THỨ PHÁT
1. Đại cương:
- Rối loạn khứu giác thứ phát là một chứng bệnh bao gồm giảm, mất
hoặc loạn khứu giác sau các bệnh lý toàn thân như rối loạn khứu giác do
thuốc (liệu pháp xạ trị, tiếp xúc với chất độc chất…), rối loạn khứu giác thần
kinh do AIDS, nghiện rượu, Alzheimer, trầm cảm, đái tháo đường, bệnh múa
giật Huntington, giảm năng tuyến giáp, hội chứng Kallman, loạn tâm thần
Korsakoff, suy dinh dưỡng, Parkinson, thiếu vitamin B12, thiếu kẽm, do sự
lão hóa cơ thể gây nên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, tiêu hóa và sức khỏe
người bệnh.
- Theo Y học cổ truyền, rối loạn khứu giác thứ phát thuộc phế khí hư: phế
khai khiếu ra mũi, phế khí thông với mũi, bệnh mũi và phế có quan hệ mật thiết
với nhau. Cơ thể hư nhược hoặc bệnh lâu không khỏi làm phế âm hao tổn nên
các khiếu không được nuôi dưỡng dẫn đến công năng thất thường.
Con người là một tiểu vũ trụ, sức sống bên trong của nó luôn luôn biến
động để đảm bảo sự phát triển theo quy luật: sinh, trưởng, hóa, thu, tang của
vạn vật. Trong quá trình sống con người có lúc khỏe, lúc yếu, lúc có bệnh, khi
âm dương cân bằng thì khỏe, yếu khi sức chống đỡ của cơ thể suy yếu lúc này
dễ bị bệnh. Cơ thể yếu thể hiện sự biến động âm dương đến giới hạn sinh lý
tối đa, dễ chuyển sang trạng thái âm dương mất cân bằng. Âm dương mất cân
bằng thì sinh bệnh.
Con người sống trong môi trường thiên nhiên, gia đình và xã hội luôn
luôn thay đổi, với các hoạt động sống phong phú của bản thân. Những điều
3
3
kiện sống này đã thúc đẩy sức sống bên trong mạng lên theo quy luật chung.
Song nếu trái thường chúng làm sức sống yếu đi, nặng hơn thì gây bệnh. Mặt
khác mỗi con người có sức chống đỡ của cơ thể (chính khí), khi chính khí yếu
tác động môi trường vượt quá ngưỡng chịu đựng cơ thể thì các yếu tố trên trở
thành nguyên nhân gây bệnh
Bệnh phát sinh là do ngoại tà (tà khí) xâm phạm vào cơ thể, tà chính giao
tranh, chính khí hư không đủ mạnh để thắng tà khí, hoặc thất tình thái quá,
hoặc ẩm thực thất thường, lao lực… tất cả đều dẫn đến âm dương mất cân
bằng biểu hiện bệnh.
Tạng phủ khí huyết hư tổn: do bẩm sinh không đủ, bệnh lâu không khỏi,
lao dộng nghỉ ngơi, phòng dục quá độ dẫn đến khí huyết, tạng phủ hư tổn mà
sinh bệnh.
2. Các phương pháp điều trị:
- Y học hiện đại: vitamin, bổ thần kinh, corticoid…
- Y học cổ truyền: châm cứu (điện châm, thủy châm), bấm huyệt, các bài thuốc
cổ phương gia giảm…
II. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU
Châm cứu là thủ thuật chèn và thao tác kim vào một điểm cụ thể trên cơ
thể để giảm đau hoặc cho các mục đích điều trị. Ở đây chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đánh giá tác dụng của việc châm cứu trên 2 huyệt : Thái xung và
Thượng tinh để điều trị chứng rối loạn khứu giác thứ phát.
CƠ CHẾ TÁC DỤNG CHÂM CỨU
1. Giải thích theo y học hiện đại:
1.1. Phản ứng tại chỗ:
- Châm cứu vào huyệt gây kích thích 1 cung phản xạ mới có tác dụng ức
chế cung phản xạ bệnh lý: làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ.
4
4
- Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến
sự vận mạch, nhiệt và sự tập trung bạch cầu... làm thay đổi tính chất của tổn
thương, giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau...
- Phản ứng tại chỗ hay xung quanh nơi bị tổn thương Đông y gọi là
thống điểm, A thị huyệt hay Thiên ứng huyệt.
1.2. Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh:
Cơ thể có 31 tiết đoạn, mỗi đoạn gồm đôi dây thần kinh tủy sống, một
khoanh tuỷ, đôi hạch giao cảm và 1 số cơ quan bộ phận thuộc tiết đoạn đó,
khi một bộ phận trong tiết đoạn có bệnh sẽ gây nên sự thay đổi bất thường ở
da (ấn đau điện trở giảm) ở cơ co rút gây đau.
Bất cứ 1 kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động vỏ não, như vậy sự
phân chia phản ứng cục bộ, phản ứng tiết đoạn chỉ có giá trị về mặt vị trí cơ thể
vµ sự liên quan cục bộ từng vùng thông qua hoạt động của não với nội tạng
1.3. Phản ứng toàn thân:
Bất cứ một kích thích nào, từ ngoài cơ thể hoặc từ trong các nội tạng đều
được truyền lên vỏ não. Dựa vào phản ứng toàn thân ở vỏ não:
- Dùng những huyệt ở xa vùng bệnh nhưng có tác dụng đặc hiệu tới vùng
bệnh
- Khi châm kim vào huyệt đạt "cảm giác đắc khí" (căng, tê, tức, nặng)
dấu hiệu báo kích thích đã đến mức độ cần thiết (ngưỡng kích thích).
2. Giải thích theo y học cổ truyền:
Châm cứu có tác dụng điều khí, làm thông kinh lạc do đó lập lại sự cân
bằng âm dương trong cơ thể và giảm đau.
5
5
2.1. Về sinh lý:
Dưới sự thúc đẩy của kinh khí, khí huyết, tuần hoàn không ngừng trong
kinh lạc đưa dinh dưỡng đến lục phủ ngũ tạng, làm cho cơ thể trong ngoài trên dưới giữ được cân bằng sinh lý trong trạng thái bình thường.
2.2. Về bệnh lý :
Kinh lạc là đường liên hệ nối thông phần ngoài cơ thể với nội tạng.
Trong trạng thái bình thường kinh lạc có thể giữ được sự cân bằng, điều khiển
nhịp nhàng hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu sự điều hòa tổng hợp của kinh
lạc không bình thường sẽ xuất hiện bệnh.
2.3. Về chẩn đoán:
Mỗi nhánh của kinh lạc đều có bộ vị tuần hành nhất định và liên hệ với
các tạng phủ nào đó. Cho nên bệnh của tạng phủ có thể biểu hiện qua kinh lạc
trên bề mặt da cơ thể.
2.4. Về trị liệu:
Nếu một tạng phủ nào đó bị bệnh ta có thể theo 1 kinh đại diện tạng phủ
mà dùng huyệt khôi phục lại công năng bình thường của kinh lạc
* Sự mất cân bằng âm dương phản ánh qua 4 trạng thái:
+ Hư là chính khí suy giảm.
+ Thực tà là khí quá mạnh.
+ Hàn là sức nóng của cơ thể giảm sút.
+ Nhiệt là sức nóng của cơ thể quá tăng.
* Dựa vào các trạng thái trên để định phép châm cứu.
+ Hư châm bổ (châm sâu - lưu lâu - kích thích nhẹ...)
+ Thực châm tả (châm nông - kích thích mạnh ...).
+ Hàn thì cứu hoặc ôn châm.
+ Nhiệt bốc hỏa không cứu chỉ châm hoặc nặn máu.
- Mối quan hệ giữa các tạng phủ: tuân theo quy luật âm dương, ngũ
hành. Các chức năng hoạt động của các tạng phủ được tiến hành đều đặn, ăn
6
6
khớp nhịp nhàng là nhờ khí huyết lưu chuyển trong các kinh lạc. Nếu kinh lạc
bị bế tắc sẽ sinh bệnh. Châm cứu là thông kinh hoạt lạc, làm cho khí huyết lưu
thông, nhờ vậy điều chỉnh được sự mất cân bằng âm dương.
Châm cứu điều trị chứng rối loạn khứu giác thứ phát bằng phương pháp
châm bổ huyệt Thượng tinh và châm tả huyệt Thái xung
Huyệt Thượng tinh
+ Tên khác: thần đường, minh đường, quỷ đường
+ Đặc tính: huyệt thứ 23 của mạch Đốc
+ Vị trí: trên đường dọc giữa đầu, chính giữa đoạn nối huyệt Bách hội và
Ấn đường (nơi mé tóc phía trước sâu vào 1 thốn có lỗ sủng là vị trí của huyệt)
+ Giải phẫu: dưới da là cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ, da vùng huyệt
chi phối bởi dây thần kinh sọ não số 5 chi phối cảm giác ở mặt trong đó
nhánh 1 và nhánh 2 chi phối cảm giác niêm mạc mũi.
+ Tác dụng: trong chứng rối loạn khứu giác thứ phát nguyên nhân do phế
khí hư, mà phế khí chủ dương khí nên phế khí hư làm dương khí không đầy
đủ trong khi đó huyệt Thượng tinh lại có tác dụng bài tiết dương khí, Đốc
7
7
mạch bài tiết hơi nóng làm kinh mạch lưu thông. Sách Đồng nhơn dạy mũi
không biết mùi, chóng mặt nên bổ châm huyệt này.
Huyệt Thái xung:
Đây là huyệt nguyên, huyệt du của kinh Can, nơi nguyên khí sở cư, khí
huyết hưng thịnh là yếu đạo để khí huyết thông hành
+ Đặc tính: huyệt thứ 3 của kinh Can ( kinh túc quyết âm can)
+ Vị trí: sau khe giữa ngón 1,2 đo lên 1,5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi
2 đầu xương ngón 1,2 hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm
xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này
+ Giải phẫu: dưới da là gân cơ duỗi dài riêng ngón cái, cơ duỗi ngắn các
ngón chân, cơ gian cốt mu chân, khe giữa các đầu sau của các xương bàn
chân 1,2. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày trước
và nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn
thần kinh L5.
8
8
+ Tác dụng: chứng rối loạn khứu giác thứ phát nguyên nhân do phế khí
hư, âm dương mất cân bằng, khí huyết hư tổn. Bình thường phế kim khắc can
mộc nhưng khi có bệnh thì can phản khắc phế, phế khí hư không chế được
can do đó can khí thượng nghịch làm cho phế khí túc giáng bị vướng. Chính
vì vậy việc châm tả huyệt Thái xung có tác dụng bình can, lý huyết, sơ tiết
thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh can hỏa tức can dương, điều hòa khí huyết
Theo Châm cứu học đại thành, Hoàng đế nội kinh phần linh khu, Nam
kinh, Chủ bệnh nguyên hậu luận nói việc kết hợp của 2 huyệt trên có tác dụng
điều hòa khí huyết, thông kinh hoạt lạc, khai khiếu có tác dụng tốt trong điều
trị chứng rối loạn khứu giác.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
-
Các bệnh nhân bị chứng rối loạn khứu giác thứ phát sau sau các bệnh toàn
thân như đái tháo đường, suy thận, thiểu năng tuyến giáp, zona, viêm não, sau
chấn thương sọ não, chấn thương vùng hàm mặt. nhiễm độc hơi khí…
-
Đang được điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh
-
Đồng ý tham gia nghiên cứu
2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
-
Bệnh nhân có các tổn thương thực thể ở mũi xoang (polyp mũi, K mũi, u xơ,
viêm mũi xoang vận mạch, dị ứng, nhiễm khuẩn…)
9
9
-
Cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm
Viêm nhiễm vùng da định châm
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mở, lựa chọn ngẫu
nhiên, so sánh trước và sau điều trị.
2. Cớ mẫu: 20 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn khứu giác thứ
phát, điều trị tại khoa Khám bệnh trong thời gian từ tháng 3/2014
đến tháng 11/2014.
3. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
-
Các đặc điểm chung.
+ Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh..
+ Các yếu tố liên quan khởi phát bệnh: sau các bệnh lý toàn thân như rối
loạn khứu giác do thuốc (liệu pháp xạ trị, tiếp xúc với chất độc chất…), rối
loạn khứu giác thần kinh do AIDS, nghiện rượu, Alzheimer, trầm cảm, đái
tháo đường, bệnh múa giật Huntington, giảm năng tuyến giáp, suy dinh
dưỡng, Parkinson, thiếu vitamin B12, thiếu kẽm, do sự lão hóa cơ thể
+ Mức độ rối loạn khứu giác: giảm, mất
+ Đánh giá hiệu quả điều trị: Theo các mức độ tốt, khá, trung bình, kém
4. Phương pháp đánh giá kết quả:
- Đánh giá khả năng khứu giác bằng phương pháp nhận biết mùi ( ở đây
ta sử dụng 1 lọ đựng hạt cà phê mới rang), khi đánh giá bảo bệnh nhân nhắm
mắt, tiến hành mở nắp lọ, ở mỗi khoảng cách để mở trong khoảng 5 giây,
đánh giá theo thang điểm sau:
-
+ 0 điểm: khứu giác bình thường (thấy mùi ở khoảng cách trên 30 cm)
+ 1 điểm: khứu giác hơi kém (thấy mùi ở khoảng cách dưới 30 cm)
+ 2 điểm: khứu giác kém (thấy mùi ở khoảng cách dưới 15cm)
+ 3 điểm: khứu giác rất kém (để xa không thấy, để sát mũi thì thấy mùi)
+ 4 điểm: mất khứu giác hoàn toàn (để sát mũi bệnh nhân không thấy mùi)
Đánh giá kết quả điều trị:
10
10
(điểm TĐT- điểm SĐT)/ điểm TĐT x 100%
+ Tốt: điểm sau điều trị giảm > 70% so với trước điều trị
+ Khá: Tổng điểm sau điều trị giảm 51 - 70% so với trước điều trị
+ Trung bình: Tổng điểm sau điều trị giảm 21 - 50% so với trước điều trị
+ Kém: Tổng điểm sau điều trị giảm < 20% so với trước điều trị
11
11
III. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
1. Chuẩn bị dụng cụ gồm:
-
Kim châm cứu kích thước 40x0.3mm
-
Panh kẹp bông
-
Bông cồn
-
Hộp chống vượng châm
2. Chuẩn bị bệnh nhân
-
Bệnh nhân được đo mạch, nhiệt độ, huyết áp.
-
Tiến hành bộc lộ vùng định châm.
-
Xác định vị trí huyệt định châm.
3. Các bước tiến hành
-
Sát khuẩn vùng da định châm
-
Châm bổ huyệt Thượng tinh: châm luồn kim dưới da sâu 0,2 – 0,5 thốn, mũi
kim hướng về phía trán, châm hết kim.
Phương pháp châm: khi người bệnh thở ra thì châm kim vào, gây được
cảm giác đắc khí, sau khi đạt cảm giác đắc khí, hướng mũi kim đi theo chiều
vận hành của kinh mạch (hướng về phía trán) để dẫn khí, do đó có tác dụng
bổ. Lưu kim 20 phút , cứ 5 phút vê kim theo chiều kim đồng hồ một lần.Hết
12
12
thời gian rút kim, bệnh nhân hít vào thì rút kim nhanh, sau khi rút kim thì day
ấn để bịt ngay lỗ châm không cho khí thoát ra ngoài.
-
Châm huyệt tả Thái xung 2 bàn chân: châm thẳng, châm hết kim.
Phương pháp châm: khi người bệh hít vào thì châm kim vào, gây được
cảm giác đắc khí. Lưu kim 20 phút, cứ 5 phút vê kim ngược chiều kim đồng
hồ một lần. Hết thời gian rút kim, bệnh nhân thở ra thì rút kim ra từ từ, sau
khi rút kim không day bịt lỗ châm để cho khí tản ra ngoài.
-
Sát trùng da chỗ kim châm
4. Yêu cầu kĩ thuật
- Đắc khí: theo Đông y, khi châm đạt được cảm giác đắc khí chứng tỏ khí
của bệnh nhân được huy động đến thông qua mũi châm đạt kết quả tốt. nếu
châm mà không đạt được cảm giác đắc khí chứng tỏ khí của bệnh nhân đã suy
kém thì ta sẽ không áp dụng phương pháp châm để điều trị. Có thể hiểu đây là
đáp ứng của người bệnh thông qua hệ thần kinh đối với kích thích của mũi
châm. Có thể xác định cảm giác đắc khí của bệnh nhân thông qua 1 trong 2
cách:
•
Cảm giác của người bệnh: thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại
chỗ châm hoặc lan xung quanh nhiều hoặc ít
•
Cảm giác ở tay thầy thuốc: thấy kim như bị da thịt vít chặt lấy, tiến
hay lui kim có sức cản (cảm giác tương tự như khi châm vào cục
gôm tẩy)
- Các cách thường dùng để tạo cảm giác đắc khí:
•
•
•
Búng kim: búng vào cán kim nhiều lần
Vê kim: ngón cái và ngón trỏ vê đốc kim theo hai chiều nhiều lần
Tiến và lui kim: vừa châm vừa kéo kim lên xuống
- Rút kim:
13
13
•
•
nếu kim lỏng lẻo cầm kim rút lên nhẹ nhàng
nếu kim còn rút chặt: vê kim nhẹ trước khi rút lên sau đó sát trùng
chỗ châm
5. Các tai biến khi châm và cách đề phòng:
5.1. Kim bị vít chặt không rút ra được:
- Thường do cơ tại chỗ co lại khi châm hoặc do sợi cơ xoắc chặt thân kim.
- Xử trí: ấn nắn, xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh để làm giãn cơ hoặc vê
nhẹ kim, rút ra từ từ
5.2. Kim bị cong, không vê kim được:
- Xử trí: lựa chiều cong rút ra, vuốt thẳng kim lại
- Ngừa: cầm kim đúng cách hoặc để bệnh nhân ở tư thế thích hợp
5.3. Gãy kim:
- Do kim gỉ sắt hoặc gấp khúc nhiều lần
- Xử trí: giữ nguyên tư thế người bệnh khi kim gãy.
•
•
Nếu đầu kim gãy thò lên mặt da: rút kim ra
Nếu đầu kim gãy sát mặt da: dùng hai ngón tay ấn mạnh hai bên
•
kim để đầu kim ló lên, dùng kẹp rút ra
Nếu đầu kim gãy lút vào trong da: can thiệp ngoại khoa
- Phòng ngừa: kiểm tra kỹ mỗi cây kim trước khi châm
5.4. Say kim (choáng do châm, vượng châm)
−
Biểu hiện:
• nhẹ: mặt nhợt, vã mồ hôi, hoa mắt, bồn chồn có thể buồn nôn
• nặng: ngất, chân tay lạnh
- Xử trí:
•
nhẹ: rút hết kim, cho bệnh nhân nằm đầu thấp
14
14
•
nặng: rút kim, nằm đầu thấp, bấm day huyệt Nhân trung, Hợp cốc,
có thể chích nặn máu 10 đầu ngón tay( nhóm huyệt Thập tuyên)
hoặc hơ nóng: Khí hải, Quan nguyên, Dũng tuyền.
- Phòng ngừa: không châm kim khi đói quá hoặc no quá, mới đi xa đến
còn mệt, quá sợ
5.5. Rút kim gây chảy máu hoặc tụ máu dưới da:
- Xử trí: dùng bông vô trùng chặn lên lỗ kim day nhẹ
- Phòng ngừa: rút bớt kim lên, đổi chiều khi xuất hiên cảm giác đau buốt
dưới da vì kim đã châm trúng mạch máu
5.5. Châm trúng dây thần kinh: thường có cảm giác tê như điện giật theo
đường dây thần kinh
- Xử trí: tương tự như khi châm trúng mạch máu
- Lưu ý: nếu đã châm trúng dây thần kinh mà vẫn tiếp tục vê kim có thể
làm tổn thương sợi thần kinh
15
15
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm phân bố giới tính của bệnh nhân
Bảng 1: Đặc điểm phân bố giới tính của bệnh nhân
Giới
Nam
Nữ
N
n
7
13
20
%
35
65
100
Nhận xét: Số BN bị chứng rối loạn khứu giác giới tính nữ chiếm tỷ lệ cao hơn
nam giới
2. Đặc điểm phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân.
Bảng 2: Đặc điểm phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân
Lứa tuổi
20- 30
31- 40
41- 50
51- 60
n
1
3
7
9
%
5
15
35
45
Nhân xét: Độ tuổi bị bệnh nhiều nhất là từ 51 – 60 chiếm tỷ lệ 45%, tiếp theo
là độ tuổi 41 - 50 chiểm 35%, độ tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ thấp.
16
16
3. Đặc điểm lao động, nghề nghiệp
Bảng 3: Đặc điểm lao động, nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Lao động tay chân
Lao động trí óc
Số Bn
8
12
Tỷ lệ (%)
40
60
Nhận xét: Trong tổng số 20 BN, thì có 8 BN nghề nghiệp lao động chân tay
bị chứng rối loạn khứu giác chiếm tỷ lệ 40%, có 12 BN nghề nghiệp lao động
trí óc bị chứng rối loạn khứu giác chiếm tỷ lệ 60%.
4. Phân loại rối loạn khứu giác
Bảng 4: Phân loại rối loạn khứ giác
Mức độ rối loạn khứu giác
Mất hoàn toàn
Rất kém
Kém
Hơi kém
Bình thường
Tổng số
Số bệnh nhân
8
7
4
1
0
20
Tỷ lệ
40%
35%
20%
5%
0%
100%
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 BN bị mất khứu giác hoàn toàn,
chiếm tỷ lệ 40%, có 7BN khứu giác rất kém, chiếm 35%, có 4 BN khứu giác
kém chiếm tỷ lệ 20%, có 1 BN khứu giác hơi kém chiếm tỷ lệ 5%
17
17
III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Sau một liệu trình châm cứu (15 ngày) ta thu được kết quả sau:
-
8 BN mất khứu giác hoàn toàn sau điều trị:
+ Vẫn mất khứu giác hoàn toàn: 2 BN
+ Khứu giác rất kém: 2 BN
+ Khứu giác kém: 3 BN
+ Khứu giác hơi kém: 1 BN
+ Khứu giác bình thường: 0 BN
-
7 BN khứu giác rất kém sau điều trị:
+ Khứu giác vẫn rất kém: 0 BN
+ Khứu giác kém: 2 BN
+ Khứu giác hơi kém: 2 BN
+ Khứu giác bình thường: 3 BN
-
4 BN khứu giác kém sau điều trị:
+ Khứu giác vẫn kém: 0 BN
+ Khứu giác hơi kém: 1 BN
+ Khứu giác bình thường: 3 BN
-
1 BN khứu giác hơi kém sau điều trị:
+ Khứu giác vẫn hơi kém: 0 BN
+ Khứu giác bình thường: 1 BN
18
18
Bảng so sánh mức độ rối loạn khứu giác trước và sau điều trị sau:
Bảng 5: So sánh mức độ rối loạn khứu giác
Mức độ rối loạn khứu
giác
Mất hoàn toàn
Rất kém
Kém
Hơi kém
Bình thường
Trước điều trị
Sau điều trị
Số BN
Tỷ lệ
Số BN
Tỷ lệ
8
7
4
1
0
40%
35%
20%
5%
0%
2
2
5
4
7
10%
10%
25%
20%
35%
Nhận xét: Mức độ mất khứu giác hoàn toàn của BN trước điều trị chiếm 40%,
sau điều trị đã giảm xuống còn 10%, mức độ khứu giác rất kém cũng giảm từ
35% xuống 10%, mức độ khứu giác kém tăng từ 20% lên 25%, mức độ khứu
giác hơi kém tăng từ 5% lên 20%, khứu giác bình thường từ 0% tăng lên 35%
Kết quả điều trị rối loạn khứu giác
Bảng 6: Kết quả điều trị rối lọan khứu giác
Kết quả
Tốt
Khá
Trung bình
Kém
Tổng số
Số BN
8
6
4
2
20
Tỷ lệ (%)
40
30
20
10
100
Nhận xét: Kết quả điều trị rối loạn khứu giác tỷ lệ tốt chiếm 40%, khá chiếm
30%, trung bình chiếm 20%, kém chiếm 10%
KẾT LUẬN
Phương pháp châm cứu trong điều trị rối loạn khứu giác thứ phát là
phương pháp mới đầu tiên được áp dụng tại Viêt Nam đã làm phong phú thêm
19
19
phương pháp điều trị không dùng thuốc trong điều trị chứng rối loạn khứu
giác thứ phát, đây là phương pháp mới, đơn giản hiệu quả, mang lại cảm giác
thư giãn thoải mái cho người bệnh trong quá trình điều trị
Ý nghĩa và tính sang tạo của đề tài
-
Lần đầu tiên phương pháp châm cứu của đề tài được ứng dụng trong điều trị
chứng rối loạn khứu giác thứ phát
-
Đây là một kỹ thuật đơn giản có thể áp dụng được ở tất cả các tuyến y tế cơ
sở
TÀI LIỆU THAM KHẢO
−
Châm cứu đại thành (1999), tr. 45.
−
Hoàng đế nội kinh phần linh khu (2000), tr. 67.
−
Nam kinh (1997), tr. 89.
−
Chủ bệnh nguyên hâu luận (2002), tr. 12
BỘ CÔNG AN
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
ĐỀ TÀI SÁNG TẠO
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
CHÂM CỨU TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN
KHỨU GIÁC THỨ PHÁT
HÀ NỘI – 2014
BỘ CÔNG AN
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
ĐỀ TÀI SÁNG TẠO
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
CHÂM CỨU TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN
KHỨU GIÁC THỨ PHÁT
Người hướng dẫn: BSCKI Vũ Thị Thanh
Kíp kỹ thuật:
1. Bs Nguyễn Hồng Minh
2. KTV. Lê Thị Bích Ngọc
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG