Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Đánh giá tác dụng thủy châm Alton CMP trong hỗ trợ phục hồi chứcnăng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 94 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai biến mạch máu não (TBMMN) chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh
thần kinh trung ương và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong và tàn tật phổ
biến trên thế giới [1], [2].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization WHO) TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau ung thư và
tim mạch [3]. Ở Việt Nam theo số liệu thống kê của Lê Văn Thành (2003) tại
thành phố Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ hiện mắc khá cao là 6060/1.000.000 dân [4].
TBMMN có hai thể chính: chảy máu não và nhổi máu não (NMN) trong
đó NMN chiếm đa số với tỷ lệ 75% đến 80% [5]. TBMMN có thể xảy ra đối
với mọi lứa tuổi, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, sắc tộc, địa dư, hoàn
cảnh kinh tế - xã hội. Những năm gần đây nhờ sự tiến bộ của y học trong chẩn
đoán và điều trị, tỷ lệ tử vong do TBMMN đã giảm nhưng tỷ lệ sống sót và
tàn phế cũng tăng lên dẫn đến nhu cầu phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau
TBMMN cũng tăng theo. Bên cạnh đó TBMMN còn liên quan chặt chẽ với
các yếu tố nguy cơ (YTNC) như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo
đường, các bệnh rối loạn chuyển hóa, rối loạn các yếu tố đông máu…. Điều
trị các YTNC trong cộng đồng có thể giảm tới 80% TBMMN [6],[7]. Do vậy
hiện nay thường kết hợp điều trị phục hồi chức năng và điều trị các YTNC
trong điều trị TBMMN.
Y học hiện đại (YHHĐ) đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc
chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cũng như điều trị dự phòng cho bệnh
nhân TBMMN. Y học cổ truyền (YHCT) cũng có những đóng góp không nhỏ
trong điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMMN. Nhiều bài thuốc
cổ phương được ghi trong các y văn kinh điển như: Bổ dương hoàn ngũ


2
thang, Đại tần giao thang, An cung ngưu hoàng, …đã và đang được các thầy


thuốc dùng điều trị cho bệnh nhân đạt kết quả tốt [8],[9],[10],[11].
Phục hồi chức năng với nhiều phương thức nhằm giúp cho bệnh nhân
nhanh chóng trở lại cuộc sống cộng đồng, là niềm vui cho người bệnh và góp
phần phục hồi sức lao động cho người bệnh, gia đình và cho xã hội.
Bên cạnh những thành tựu to lớn trong việc chẩn đoán, điều trị, phục
hồi chức năng cũng như dự phòng cho bệnh nhân TBMMN của YHHĐ.
Y học cổ truyền cũng đã góp phần rất lớn trong việc điều trị phục hồi di
chứng tai biến mạch máu não, bằng các phương pháp rất phong phú và đa
dạng: thuốc, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh. Đã có rất nhiều đề tài khoa học
áp dụng các bài thuốc Y học cổ truyền, các phương pháp châm cứu, hoặc kết
hợp cả hai phương pháp dùng thuốc và châm cứu để điều trị di chứng do
TBMMN có kết quả rất khả quan.
Hiện nay tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai áp dụng
phương pháp thủy châm sử dụng các chế phẩm thuốc như Epinosin B,
Neurobion, gần đây khoa đang sử dụng chế phẩm Alton CMP để hỗ trợ điều
trị cho người bệnh sau giai đoạn cấp của TBMMN nói chung và Nhồi máu
não nói riêng cho kết quả khả quan. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu
khoa học nào đánh giá tác dụng của thủy châm chế phẩm Alton CMP vào
huyệt để điều trị di chứng TBMMN. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài
“Đánh giá tác dụng thủy châm Alton CMP trong hỗ trợ phục hồi chức
năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp”.
Với hai mục tiêu cụ thể:
1/ Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng vận động ở bệnh
nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp bằng thủy châm Alton CMP
2/ Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuỷ châm Alton CMP trong hỗ
trợ điều trị phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não sau
giai đoạn cấp.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHỒI MÁU NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Tình hình tai biến mạch máu não
1.1.1.1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 4,5
triệu người tử vong do TBMMN. Riêng ở châu Á, hàng năm tử vong do
TBMMN là 2,5 triệu người [3].
Năm 2006, tỷ lệ bệnh nhân bị TBMMN tại Tây Ban Nha là 176/100000
người [12].
Năm 2008, tại Hoa Kỳ, có tổng cộng khoảng 5.800.000 trường hợp
TBMMN, với 780.000 người TBMMN mỗi năm [13]. Tổng số ca tử vong do
TBMMN ở 48 quốc gia châu Âu ước tính khoảng 1.239.000 người, số ca tử
vong TBMMN mỗi năm trong 27 nước thành viên Liên minh châu Âu là
508.000 ca [14].
Trong năm 2009, ước tính có khoảng 381.400 người Úc (1,8% tổng dân
số) bị TBMMN [15].
Theo các dữ liệu được công bố từ các nước EU, Iceland, Na Uy và
Thụy Sĩ, WHO ước tính số người bị TBMMN ở những quốc gia trên có khả
năng tăng hơn 1,5 triệu người vào năm 2025 [16].
1.1.1.2. Tình hình tai biến mạch máu não ở Việt Nam
Tại Việt Nam, những năm gần đây tỉ lệ bệnh nhân bị TBMMN tăng
nhanh.


4
Lê Văn Thành điều tra tình hình TBMMN tại thành phố Hồ Chí Minh
năm 2003 thấy tỷ lệ mắc là 6060/1.000.000 dân, tăng hơn năm 1993 với tỷ lệ

4106/1.000.000 dân [17].
Đặng Quang Tâm (2004) tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ
học TBMMN tại thành phố Cần Thơ, kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc tăng dần
hàng năm: từ 75,57 BN/100.000 dân năm 2002 lên 129,56 BN/100.000 dân
năm 2004 [18].
Nhồi máu não chiếm khoảng 70-81% các trường hợp TBMMN, gặp ở
mọi lứa tuổi, thường gặp ở những người cao tuổi [19].
Tỷ lệ nhồi máu não gần đây có xu hướng gia tăng ở những người trẻ
1.1.2. Định nghĩa, cơ chế bệnh sinh của nhồi máu não
1.1.2.1. Định nghĩa tai biến mạch máu não
Định nghĩa: “Tai biến mạch máu não là dấu hiệu phát triển nhanh trên
lâm sàng các rối loạn chức năng của não phần lớn nguyên nhân do mạch máu.
Các tổn thương thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ
diễn biến có thể tử vong hoặc để lại di chứng” [19].
Tùy thuộc vào bản chất tổn thương, TBMMN được chia thành 2 thể
lớn: Chảy máu não và nhồi máu não.
1.1.2.2. Khái niệm về nhồi máu não
 Định nghĩa:
Nhồi máu não là hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn não
do tắc một phần hoặc toàn bộ một động mạch não. Về mặt lâm sàng tai biến
thiếu máu não biểu hiện bằng sự xuất hiện đột ngột các triệu chứng thần kinh
khu trú, hay gặp nhất là liệt nửa người [19],[20].
 Phân loại nhồi máu não: Theo WHO năm 1989 [21],[22],[23].
- Loại 1: Cơn thiếu máu não thoáng qua diễn ra dưới 24 giờ, không để
lại di chứng.


5
- Loại 2: Thiếu máu não cục bộ hồi phục, diễn tiến bệnh quá 24 giờ, để
lại di chứng nhẹ hoặc không có di chứng.

- Loại 3: Thiếu máu não cục bộ hình thành, là nhồi máu não nặng và để
lại nhiều di chứng.
- Loại 4: Nhồi máu não tiến triển, là thiếu sót thần kinh cục bộ, do thiếu
máu, tính chất nặng nề, kéo dài quá một vài giờ hoặc một vài giờ sau khởi bệnh.
 Nguyên nhân của nhồi máu não
Nhồi máu não thường do 2 nhóm nguyên nhân chính: Huyết khối động
mạch và tắc mạch. Ngoài ra co thắt mạch máu cũng có thể là nguyên nhân
gây ra nhồi máu não ở người trẻ [19], [24], [25].
- Huyết khối mạch: Vữa xơ động mạch là nguyên nhân chính gây huyết
khối. Khi thành mạch bị vữa xơ, đặc biệt là lớp áo trong dày lên làm hẹp lòng
mạch, đồng thời thành mạch trở nên thô ráp làm cho tiểu cầu dễ bám vào. Cục
tắc tiểu cầu không bền, nếu có thêm hồng cầu và sợi tơ huyết bám vào, cấu
trúc sẽ bền chắc hơn và lớn dần lên. Khi cục tắc gây nghẽn trên 75% lòng
động mạch hoặc khi chúng bong ra và trôi theo dòng máu, gây tắc mạch sẽ
xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Ngoài vữa xơ động mạch còn có một số
nguyên nhân khác như viêm động mạch, bóc tách động mạch, các bệnh máu
như đông máu rải rác, bệnh hồng cầu hình liềm, loạn phát triển xơ...[19],[26].
- Tắc mạch: Do cục máu đông di chuyển từ một mạch máu ở xa não,
nguồn gốc do bệnh lý tim mạch như hẹp van hai lá, rung nhĩ, viêm nội tâm
mạc nhiễm khuẩn..., hoặc do các mảng vữa xơ ở các mạch máu bị vữa xơ
động mạch bong ra, theo dòng máu di chuyển lên não, gây tắc mạch. Các
nguyên nhân khác như tắc mạch não do mổ, do không khí... [19],[27].
- Co thắt mạch: là do sự mất cân bằng các chất giãn mạch của tế bào
nội mô và sự tăng tổng hợp của các chất gây co mạch trong động mạch não,
gây co thắt mạch não, làm cản trở lưu thông máu. Co thắt mạch có thể do dị


6
dạng mạch máu ở người trẻ tuổi, co thắt mạch não hồi phục không rõ nguyên
nhân, co thắt mạch sau đau nửa đầu, sau sang chấn, sau sản giật [19].

1.1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của TBMMN
Theo WHO, có hơn hai mươi yếu tố nguy cơ của nhồi máu não như:
Tuổi, giới, chủng tộc, các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn
lipid máu, hút thuốc lá, uống rượu... Trong đó, ba yếu tố quan trọng nhất là
tăng huyết áp, bệnh tim mạch và vữa xơ động mạch [3].
Tăng huyết áp và vữa xơ động mạch: có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết
hợp với nhau, là nguy cơ hàng đầu của TBMMN. Theo Bousser M, nhồi máu
não do vữa xơ động mạch chiếm 60-70%, trong đó tỷ lệ có kèm tăng huyết áp
là 40-50% [28].
1.1.2.4. Chẩn đoán nhồi máu não
Bệnh khởi phát đột ngột, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người, nói khó, liệt
các dây thần kinh sọ não, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn ý thức… [19],[29].
Các triệu chứng như: Nhức đầu, buồn nôn, nôn, các triệu chứng xuất
hiện nặng ngay từ đầu, rối loạn ý thức, rối loạn cơ tròn, huyết áp khi khởi phát
tăng cao... Các triệu chứng này ít thấy ở bệnh nhân nhồi máu não mà thường
gặp ở bệnh nhân chảy máu não.
1.1.2.5. Xét nghiệm cận lâm sàng
* Chụp cắt lớp vi tính sọ não
- Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân nhồi máu não có các biểu hiện rất kín đáo.
- Sau giai đoạn cấp tính, bệnh nhân nhồi máu não có các ổ giảm đậm độ, ổ
này thường thấy rõ từ ngày thứ hai trở đi. Trường hợp điển hình: có ổ giảm đậm
độ thuần nhất, hình thang, hình tam giác đáy quay ra ngoài, hình tròn nhỏ, hình
bầu dục hoặc hình dấu phẩy phù hợp với vùng phân bố của động mạch não.
Trường hợp hội chứng ổ khuyết: có các ổ giảm đậm độ hình tròn hoặc hình bầu
dục trong chất trắng và hạch nền não, đường kính nhỏ hơn 1,5cm.


7
- Hình ảnh nhồi máu – chảy máu: Sự kết hợp một hình ảnh tăng tỷ
trọng tự nhiên ở trong một vùng giảm tỷ trọng.

* Hình ảnh CHT và chụp mạch CHT: Đây là phương pháp hiện đại
nhất, rõ ràng những vùng não tổn thương, có độ nhạy cao, không bị nhiễu ảnh
ở hố sau, có thể dựng ảnh nhiều chiều, phương pháp chụp mạch cộng hưởng
từ không phải tiêm thuốc cản quang và mạch não. Nhưng có nhược điểm là:
khó phân định, dễ gây nhầm lẫn với một số tổn thương khác không do thiếu
máu não những cũng có thay đổi tương tự như u não, các tổn thương viêm
nhiễm. Hình ảnh: chủ yếu tăng tín hiệu trong thì T2.
* Chụp động mạch não: Chụp động mạch số hóa xóa nền cho hình ảnh
động mạch não rõ nét, phát hiện được tắc, hẹp mạch máu, phình mạch, dị
dạng mạch, co thắt mạch não.
* Xạ hình tưới máu não bệnh lý trên máy chụp cắt lớp phát điện tử
dương (SPECT) và chụp cắt lớp phát photon đơn (PET): Cung cấp những
hình ảnh động học về quá trình tưới máu não, các tổn thương mạch máu não.
Giúp chẩn đoán sớm, chính xác các tổn thương mạch não, bổ sung thêm các
thông tin về hình ảnh giải phẫu và hình thái của chụp cắt lớp vi tính và cộng
hưởng từ. Ngoài ra còn giúp theo dõi sự thay đổi của các tổn thương do
TBMMN theo thời gian và có thể phát hiện tốt hơn chụp CLVT và CHT các
thiếu máu cục bộ trong những giờ đầu sau khi mắc TBMMN. Các kích thước
tổn thương trên chụp cắt lớp phát điện tử dương (SPECT) thông thường lớn
hơn so với chụp CLVT và chụp CHT.
* Siêu âm Doppler: Để phát hiện dấu hiệu tắc, hẹp hệ động mạch cảnh
trong và ngoài sọ.
* Xét nghiệm dịch não – tủy: Dịch não – tủy không có hồng cầu, bạch
cầu và các thành phần khác không biến đổi.


8
* Ghi điện não:
* Các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,
chụp X quang tim phổi, điện tâm đồ và siêu âm tim mạch.

1.1.2.6. Điều trị phục hồi bệnh nhân sau giai đoạn cấp
 Nguyên tắc điều trị
- Phục hồi chức năng sớm.
- Phòng bệnh cấp hai nhằm giảm tỷ lệ tai biến tái phát, kiểm soát tốt
tăng huyết áp, sử dụng thuốc chống đông.
- Phòng và điều trị các biến chứng (chảy máu thứ phát...), viêm phổi,
loét do tỳ đè, tắc mạch phổi...
- Điều trị đặc hiệu, mục tiêu điều trị chủ yếu là tái lập lại tuần hoàn,
mặt khác dùng các thuốc bảo vệ thần kinh với mục đích dự phòng.
 Phục hồi chức năng ở bệnh nhân TBMMN
Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân TBMMN được quan tâm
nhiều vì chức năng vận động ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sống và lao
động hàng ngày của người bệnh. Điều này cần phải được tiến hành ngay từ
giai đoạn sớm tại bệnh viện. Việc hướng dẫn người bệnh và gia đình để tập
luyện tại nhà là cần thiết để đạt hiệu quả tốt và lâu dài [30],[31],[32],[33].
* Nguyên tắc:
- Điều trị phục hồi sớm ngay khi tình trạng tổn thương não đã ổn định.
- Kế hoạch phục hồi phù hợp với từng bệnh nhân.
- Phục hồi vận động là quá trình từ đơn giản đến phức tạp, cần có sự
phối hợp giữa thầy thuốc với người bệnh, gia đình.
* Những bước cơ bản trong quá trình phục hồi chức năng [19],[34],
[35],[36].
- Lượng giá và xử trí những vấn đề chung.
- Chăm sóc nâng cao thể trạng.


9
- Phòng chống các biến chứng khác như teo cơ, cứng khớp, chống loét
do tỳ đè, phòng thuyên tắc, kết hợp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị
liệu để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

1.2. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Trong YHCT không có bệnh danh TBMMN nói chung và NMN nói
riêng. Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và tính chất xuất hiện đột ngột như
trong giai đoạn cấp của YHHĐ thì YHCT xếp TBMMN vào chứng Trúng
phong, giai đoạn sau cấp của YHHĐ với triệu chứng liệt nửa người nổi bật thì
YHCT xếp vào chứng Bán thân bất toại [37],[38],[39],[40],[41].
1.2.1. Quan niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
1.2.1.1. Quan niệm và nguyên nhân của chứng trúng phong
Trúng phong là chứng bệnh phát sinh cấp, đột ngột và rất nặng. Bệnh
nhân đột nhiên ngã ra bất tỉnh hoặc vẫn còn tỉnh, bán thân bất toại hoặc tứ chi
không cử động được, miệng méo, mắt lệch, nói khó.
Trúng phong là chứng bệnh được đề cập tới từ hơn 2.000 năm nay
trong các y văn cổ như Nội kinh, Kim quỹ yếu lược và qua các thời kỳ lịch sử
được bổ sung và hoàn thiện dần.
Theo Nội kinh, tà khí xâm phạm vào nửa người làm dinh vệ bị hao tổn
mất chân khí, chỉ còn tà khí lưu lại gây nên thiên khô. Phong khí ẩn ở khoảng
bì phu, trong không thể thông, ngoài không thể tiết [40].
Trương Trọng Cảnh cho nguyên nhân là lạc mạch hư rỗng, tà khí xâm
phạm vào nửa người gây miệng méo, nửa người không cử động được [42].
Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã nói: “Trúng phong là đầu mối các
bệnh, biến hóa lạ thường và phát bệnh khác biệt. Triệu chứng là thình lình
ngã ra, hôn mê bất tỉnh, miệng méo mắt lệch, sùi bọt mép, bán thân bất toại,
nói năng ú ớ, chân tay cứng đờ không co duỗi được. Các chứng trạng như thế
đều là trúng phong cả” [43].


10
Bệnh danh trúng phong xuất hiện trong sách Nội kinh, ngoài ra còn có
tên gọi khác: Thiên phong, thiên khô, thiên thân bất dụng, phúc kích... Trong
“Kĩm quỹ yếu lược” của Trương Trọng Cảnh cũng nêu bệnh danh trúng

phong và được dùng liên tục đến nay [42]. Ngày nay chủ yếu dùng bệnh
danh: Trúng phóng, bán thân bất toại và phân chia thành hai loại: Trúng
phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ.
Nguyên nhân của chứng trúng phong:
• Ngoại phong: Phong tà xâm nhập vào kinh lạc gây trúng phong kinh
lạc, trúng phong đơn kinh lạc gây khẩu nhãn oa tà, trúng phong đa kinh lạc
gây bán thân bất toại.
• Nội phong: Do rối loạn chức năng của can gây nên, gọi là “Can
phong nội động”. Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: “Trên trời là phong, dưới
đất là mộc, ở người là can... do đó, can khí và phong khí có liên hệ với nhau.
Các bệnh về phong khí, đều thuộc về can”.
Triệu chứng thường gặp là hoa mắt chóng mặt, tứ chi co giật hoặc tê bì,
run rẩy, co cứng, nặng thì có thể bất tỉnh, miệng méo, mắt xếch, bán thân bất
toại. Nội phong do trong cơ thể sinh ra, do âm dương mất cân bằng, chính khí
suy kém làm hao tổn chân âm, ảnh hưởng đến can thận, can là tạng thuộc
phong, nếu can huyết suy kém sẽ sinh nhiệt, nhiệt hóa hỏa, hỏa thịnh thì
phong động, che lấp các khiếu, rối loạn thần minh gây nên chứng trúng
phong. Nhẹ là trúng phong kinh lạc, nặng là trúng phong tạng phủ, chữa
không kịp thời sẽ để lại chứng bán thân bất toại.
Nội phong làm cho chức năng của tạng can bị rối loạn. Can chủ cân,
can khí cang thịnh gây ra co giật. Can dương vượng lên, gây ra nhức đầu,
chóng mặt, hoa mắt. Can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ, sinh ra
liệt, chân tay co quắp. Can phong nội động gây hoa mắt chóng mặt, tứ chi co
giật hoặc tê bì hoặc run rẩy, co cứng, nặng hơn có thể bất tỉnh, khẩu nhãn oa


11
tà, bán thân bất toại. Can phong thường kết hợp với đàm để gây bệnh, đàm
hỏa uất kết sinh phong hoặc can phong nội động đàm trọc cũng nhân đó mà
thượng nghịch làm cho xuất hiện triệu chứng ngất xỉu, khò khè.

Nội phong gây trúng phong thường do: Can thận âm hư, thủy không
nuôi dưỡng được mộc làm can dương thịnh, can phong kết hợp với đàm thành
phong đàm đưa lên trên gây tắc trở thanh khiếu. Nhiệt cực sinh phong do
nhiệt tà quá thịnh làm tổn thương dinh huyết, thiêu đốt can kinh. Âm hư và
huyết hư làm cân mạch không được nuôi dưỡng mà gây chứng âm hư phong
động và huyết hư sinh phong.
1.2.1.2. Cơ chế bệnh sinh
Nguồn gốc lý luận của bệnh trúng phong bắt đầu từ sách Nội kinh, Kim
quỹ yếu lược từ thời Đông Hán thế kỷ II – III sau Công nguyên, phát triển
vào thời Kim Nguyên và khá phổ biến vào thời Minh – Thanh.
Nội kinh, Kim quỹ coi nguyên nhân gây bệnh là “Nội hư trúng tà”.
Trong Linh Khu nói: Hư tà xâm nhập nửa người, khu trú ở dinh vệ, dinh vệ
yếu thì chân khí mất, còn mình tà khí ở lại trở thành khô cứng nửa người [44].
Kim quỹ yếu lược nói: “Kinh mạch hư không phong tà thừa cơ xâm nhập gây
chứng trúng phong, tùy theo bệnh nặng nhẹ mà biểu hiện chứng hậu ở kinh
lạc hay tạng phủ” [42].
1.2.2. Điều trị chứng trúng phong và phục hồi vận động sau giai đoạn cấp
1.2.2.1. Phân loại
Theo sách Kim quỹ yếu lược, các thể lâm sàng ở giai đoạn cấp tùy theo tà
khí xâm phạm ở phần nông là trúng phong kinh lạc, ở phần sâu có hôn mê là
trúng phong tạng phủ.
- Trúng phong kinh lạc: Mức độ nhẹ, liệt nửa người không có hôn mê.
Bỗng nhiên da thịt tê dại, đi lại nặng nhọc, mắt miệng méo, tê liệt nửa người,
rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế hay phù sác.


12
- Trúng phong tạng phủ: Bệnh xuất hiện đột ngột, liệt nửa người có hôn
mê, có hai chứng:
Chứng bế: Bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai bàn tay nắm

chặt, da mặt đỏ, tay chân ấm, không có rối loạn cơ tròn, mạch huyền lữu lực.
Chứng thoát: Bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, tay duỗi, chân tay lạnh, có
rối loạn cơ tròn, mạch trầm huyền vô lực.
Trúng phong được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn cấp tính, giai đoạn
phục hồi, giai đoạn di chứng.
1.2.2.2. Điều trị phục hồi sau giai đoạn cấp
Giai đoạn cấp tính của trúng phong bệnh biến chuyển rất phức tạp, nếu
điều trị tích cực bệnh chuyển sang giai đoạn phục hồi, tuy nhiên còn để lại
nhiều di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, nói khó, miệng méo, mắt xếch.
Cần tích cực điều trị, nên phối hợp giữa điều trị bằng phương pháp dùng
thuốc và không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập luyện. Đây
là giai đoạn can thiệp điều trị tốt nhất để phục hồi các di chứng. Ngoài nguyên
tắc tuân theo biện chứng luận trị còn cần phải kết hợp với hoạt huyết hóa ứ,
thông kinh lạc, ích khí. Song song với việc khôi phục công năng tạng phủ còn
cần phải đề phòng bệnh tái phát.
* Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng phương pháp
dùng thuốc
Tùy thuộc vào thể bệnh mà sẽ có bài thuốc phù hợp [37],[38],[40],[41].
• Liệt nửa người
+ Khí hư huyết ứ, kinh lạc trở trệ:
Triệu chứng: Khí hư không vận hành được huyết, huyết không vinh
dưỡng được, khí huyết ứ trệ, mạch lạc tắc trở làm cho các chi thể không vận
động được.


13
Pháp điều trị: Ích khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc.
Phương dược: Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm (Hoàng kỳ, đào
nhân, địa long, xích thược, đương quy, hồng hoa, xuyên khung).
+ Thận âm dương đều hư:

Triệu chứng: Bán thân bất toại, thất ngôn, ù tai, lưng gối lạnh đau, chân
tay lạnh, chóng mặt, choáng váng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì.
Pháp điều trị: Tư thận âm, bổ thận dương, khai khiếu.
Phương dược: Địa hoàng ẩm tử (Tuyên minh luận) gia giảm: Can địa
hoàng, sơn thù, ba kích, nhục thung dung, nhục quế, phụ tử, thạch hộc, mạch
môn, ngũ vị tử, bạch linh, xương bồ, viễn trí.
+ Chính khí hư, phong tà trúng vào kinh lạc:
Triệu chứng: Bán thân bất toại, miệng méo mắt xếch, lưỡi cứng nói khó
hoặc không nói được, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn.
Pháp điều trị: Bổ chính trừ phong, điều hòa khí huyết.
Phương dược: Tiểu tục mệnh thang (Thiên kim phương) gia giảm:
Phòng phong, phòng kỷ, hạnh nhân, cam thảo, nhân sâm, phụ tử, quế chi,
bạch thược, xuyên khung, hoàng cầm.
+ Âm hư dương xung, mạch lạc ứ trở:
Triệu chứng: Bán thân bất toại, chân tay co cứng, hoa mắt chóng mặt,
mặt đỏ, phiền táo không yên, nói khó, tê tay chân, chất lưỡi đỏ, rêu vàng,
mạch huyền hữu lực.
Pháp điều trị: Bình can tiềm dương, tức phong thông lạc.
Phương dược: Thiên ma câu đằng ẩm (Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa)
gia giảm: Thiên ma, câu đằng, thạch quyết minh, tang ký sinh, đỗ trọng, ích
mẫu, phục thần, dạ giao đằng, chi tử, hoàng cầm, ngưu tất.


14
• Rối loạn ngôn ngữ:
+ Phong đàm trở trệ kinh lạc:
Triệu chứng: Lưỡi to bè, nói ngọng, nói khó, rêu lưỡi trắng mỏng, dính.
Mạch huyền tế.
Pháp điều trị: Tức phong thông lạc, trừ đàm tuyên khiếu.
Phương dược: Giải ngữ đan gia giảm (Thiên ma, toàn yết, nam tinh,

bạch phụ tử, viễn trí, xương bồ, mộc hương, thiên trúc hoàng, uất kim).
+ Thận tinh hư tổn:
Triệu chứng: Không nói được, hồi hộp, đánh trống ngực, đoản khí, lưng
gối mỏi yếu, mạch trầm tế nhược.
Pháp điều trị: Bổ thận tinh, khai âm lợi khiếu.
Phương dược: Địa hoàng ẩm tử gia giảm (Sinh địa, ba kích, sơn thù,
bạc hà, thạch hộc, nhục dung, ngũ vị tử, sinh khương, hạnh nhân, cát cánh,
bạch linh, mạch môn, xương bồ, viễn trí, đại táo).
+ Miệng méo, mắt lệch:
Triệu chứng: Miệng méo mắt lệch, kèm theo chi thể tê bì, hoặc nói khó,
nhức đầu chóng mắt.
Pháp điều trị: Khu phong hóa đàm, tức phong thông lạc.
Phương dược: Khiên chính tán (Bạch phụ tử, cương tàm, toàn yết).
* Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng phương pháp
không dùng thuốc:
- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng châm cứu
+ Thể châm:
Xây dựng phác đồ huyệt theo biện chứng luận trị:
Phong đàm huyết ứ bế trở kinh lạc: Phong trì, Thái dương, Thiên đột, Kiên
ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Thái xung.


15
Phong đàm thượng nhiễu, đàm nhiệt phủ thực: Chi câu, Đại hoành,
Phong long, Trung phủ, Xích trạch, Kiên ngung, Hợp cốc, Âm lăng tuyền,
Túc tam lý, Thái xung.
Can thận âm hư, phong dương thượng nhiễu: Thái dương, Phong trì, Thái
xung, Thái khê, Tam âm giao, Khúc trì, Ngoại quan, Dương lăng tuyền, Túc tam lý.
Khí hư huyết ứ, lạc mạch trở trệ: Trung quản, Túc tam lý, Khí hải, Đại
chùy, Kiên ngung, Ngoại quan, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý,

Tam âm giao.
Can dương thượng nhiễu, mạch lạc ứ trở: Can du, Thận du, Phong trì,
Kiên ngung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Dương lăng tuyền, Túc tam lý.
Có liệt mặt thêm huyệt: Giáp xa, Địa thương.
Chọn huyệt ở kinh dương là chính:
Huyệt chính: Kiên ngung, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Dương trì,
Hợp cốc, Hoàn khiêu, Phong thị, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Giải khê.
Thủ pháp bổ, hoặc bình bổ bình tả.
Huyệt phối hợp: Âm huyết hư tổn: Châm bổ huyết hải, Tam âm giao,
Thái khê. Đàm che lấp tâm khiếu: châm tả Bách hội, Nhân trung. Liệt mặt:
Chọn các huyệt: Hạ quan, Địa thương, Giáp xa. Đàm trọc trở trệ: Châm
Liêm tuyền. Nói khó: Châm Á môn, Liêm tuyền, Thiên đột, thủ pháp bình
bổ bình tả. Bệnh lâu ngày dẫn tới thận hư, khí huyết bất túc: Châm bổ Can
du, Thận du, Quan nguyên.
Mỗi lần châm bốn đến năm huyệt chính, một đến hai huyệt phối hợp.
Trong thời kỳ hồi phục, đàm ứ rõ, chính khí dần hư suy, châm cứu
nhằm tăng dinh dưỡng tứ chi, bổ dương minh, hóa đàm trừ thấp, sơ thông


16
kinh mạch, hành khí hoạt huyết với nguyên tắc huyết hành thì phong tất diệt,
khôi phục chức năng vận động.
+ Mãng châm: Mãng châm phát triển từ lý luận của “Cửu châm” mà
người xưa đã ghi trong sách Linh khu (770 – 221 trước Công nguyên). Châm
tức là điều khí, khí huyết lưu thông thì không có bệnh.
Kỹ thuật châm: Dùng kim dài và to với kỹ thuật châm Thông kinh –
Liên kinh – Thấu kinh để điều hòa khí huyết nhanh và mạnh hơn.
Mãng châm trong điều trị phục hồi sau trúng phong
Bệnh do phong gây ra thường tác động vào các kinh dương và các kinh
mạch âm dương đa khí đa huyết. Trong điều trị châm huyệt ở các kinh thủ túc

dương minh, kết hợp với các huyệt ở kinh đởm, tỳ và bàng quang… để khu
phong, trừ thấp, bình can, kiện tỳ, thông kinh hoạt lạc, khai khiếu, điều hòa
khí huyết. Mỗi lần châm chọn dùng thay đổi các huyệt dưới đây, lưu kim từ
20 – 40 phút, dùng thủ pháp bổ hay tả tùy theo bệnh lý.
Công thức huyệt: Trật biên – Hoàn khiêu, Túc tam lý – Phong long,
Tam âm giao – Âm lăng tuyền, Huyết hải – Âm liêm, Thái xung – Giải khê,
Tam âm giao – Trung đô, Kiên ngung – Tý nhu, Khúc trì – Kiên ngung, Hợp
cốc – Lao cung, Ngoại quan – Tam dương lạc, Kiên chinh – Cực tuyền, Thừa
khấp – Địa thương, Quyền liêu – Nghinh hương, Toản trúc – Tình minh….
+ Thủy châm: Thường tiêm vào huyệt các loại thuốc vitamin nhóm B:
B1, B6, B12.
+ Đầu châm: Đây là phương pháp đặc thù chọn huyệt vị trên đầu.
Phương pháp này dựa trên cơ sở công năng của vỏ não, lớp trên da đầu có những
vùng liên hệ mật thiết với chức năng các trung khu của vỏ não, do đó khi kích


17
thích sẽ truyền tín hiệu tới vỏ não để đạt hiệu quả chữa bệnh. Nguyên tắc là chọn
vùng vận động trên da đầu tương ứng với khu vực tổn ở thương não.
+ Nhĩ châm: Dùng các huyệt thần môn, tâm, thận, não, chẩm.
+ Cứu: Khi bệnh nhân có biểu hiện của chứng hàn.
- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng xoa bóp bấm huyệt:
+ Kỹ thuật: Thủ thuật phải nhẹ nhàng, song có tác dụng thấm sâu vào
da thịt, làm được lâu và có sức. Tác dụng bổ tả của thủ thuật: thường làm nhẹ,
chậm rãi, thuận đường kinh, có tác dụng bổ, làm nặng, nhanh, ngược đường
kinh có tác dụng tả.
+ Áp dụng xoa bóp bấm huyệt trong điều trị di chứng trúng phong
Một số thủ thuật thường dùng: Xát, xoa, day, ấn, miết, hợp, véo, bấm,
đấm, điểm, lăn, phát, vờn, rung, vê, vận động.
Mục đích: Tăng cường dinh dưỡng, chống teo cơ, cứng khớp, giúp

nhanh chóng phục hồi chức năng vận động nửa người bên liệt.
- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng phương pháp
luyện tập khí công: Áp dụng cho những bệnh nhân liệt đã phục hồi hoặc hồi
phục một phần, đã tự đi lại được.
- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng các phương pháp
tập luyện phục hồi chức năng: Sau khi bệnh nhân bị trúng phong đã điều trị
qua giai đoạn cấp, bệnh tương đối ổn định, thường sau một đến bảy tuần có
thể luyện tập được. Luyện tập từ nhẹ rồi tăng dần theo tình trạng từng bệnh
nhân và cần kiên trì luyện tập thường xuyên, đều đặn.


18

Trong điều trị trúng phong cần chú ý:
Giai đoạn cấp tính cần kết hợp YHCT và YHHĐ điều trị sớm, hạn chế
những biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn hồi phục: Để phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh từ
vận động đến ngôn ngữ cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị, để người
bệnh hòa nhập lại với cuộc sống gia đình và xã hội ở mức cao nhất có thể và
đồng thời luôn phòng bệnh tái phát.
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ
TRUYỀN ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP
1.3.1. Một số nghiên cứu ở Trung Quốc
+ Khúc Hải Nguyên (1985) – Bệnh viện Trung y Cát Lâm, dùng “Địa
long đan sâm thang”. Kết quả: tốt 4 trường hợp, khá 27 trường hợp, không kết
quả 1 trường hợp, tỷ lệ đạt 96% [45].
+ Trương Văn Học (1987) – Học viện Trung y Thiểm Tây, dùng
“Thông mạch sơ lạc phương”. Điều trị 110 trường hợp nhũn não. Kết quả:
loại tốt 47,3%, khá 32,7%, trung bình 18,2%, không kết quả 1,8%. Tỷ lệ có
kết quả là 92% [46].

+ Hà Tiếu Tiên (1989) ở Bệnh viện Tuyên Vũ Bắc Kinh đã điều trị cho
46 bệnh nhân bằng “Đào hồng thông mạch phương”. Kết quả như sau: 29 bệnh
nhân phục hồi tốt (63,3%), 14 bệnh nhân phục hồi khá (30,4%), 3 bệnh nhân có
tiến bộ (6,5%), sau điều trị có 13 bệnh nhân huyết áp trở về bình thường trong
số 23 bệnh nhân có tăng huyết áp [47].
+ Tác dụng điều trị cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua của xuyên
khung và aspirin trên 158 trường hợp, xuyên khung 111 trường hợp, aspirin


19
47 trường hợp, tỷ lệ hiệu quả lần lượt là 89,2 và 61,7%, sự khác biệt trước và
sau điều trị (p < 0,001) [48].
1.3.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Nguyễn Đức Vượng (2002) dùng “Kiện não hoàn” điều trị nhồi máu não
sau giai đoạn cấp. Kết quả theo thang điểm Rankin: 50% bệnh nhân phục hồi độ
1; 36,7% còn lại di chứng nhẹ; 10% di chứng vừa; 3,3% liệt độ 4 [49].
Tôn Chi Nhân (2004) đã “Nghiên cứu điều trị phục hồi chức năng vận
động cho bệnh nhân TBMN bằng điện châm kết hợp thuốc YHCT nghiệm
phương”. Kết quả: phục hồi hoàn toàn 68%; di chứng nhẹ 22%; và 10% di
chứng vừa [48].
Năm 2005, Vũ Thu Thuỷ và cộng sự “Nghiên cứu tác dụng điều trị của
Hoa Đà tái tạo hoàn đối với nhồi máu bán cầu đại não sau giai đoạn cấp”. Kết
quả phục hồi mức độ tốt 23,7%; khá 39,5%; trung bình 36,8% [50].
Năm 2005, Nguyễn Văn Vụ điều trị 103 bệnh nhân bị NMN sau giai đoạn
cấp bằng Kỷ cúc địa hoàng hoàn và Tứ vật đào hồng. Kết quả: 88,35% giảm độ
liệt trong đó 11,7% hồi phục hoàn toàn; 18,3% đỡ nhiều và 58,3% đỡ ít [51].
Trần Thị Quyên (2005) “Đánh giá điều trị phục hồi chức năng vận động
do NMN sau giai đoạn cấp bằng bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang kết hợp
với điện châm”. Kết quả: 100% bệnh nhân cải thiện độ liệt, loại tốt 66,7%,
khá 20,0% [10].

Trương Mậu Sơn (2006) đã “Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận
động do NMN sau giai đoạn cấp bằng thuốc Ligustan kết hợp với điện châm".
Kết quả: cải thiện độ liệt Rankin: loại tốt và khá đạt 86,7% (tốt 26,7% và khá
60%). Điểm trung bình Orgogozo từ 38,0 ± 11,3 điểm trước điều trị tăng lên
69,8 ± 20,4 điểm (p < 0,01) [52].


20
Nguyễn Bá Anh (2008) “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Nattospes
trên bệnh nhân NMN sau giai đoạn cấp”. Kết quả: mức tăng điểm trung bình
Barthel sau điều trị là 32,78 ± 10,0 so với trước điều trị (p < 0,05) [53].
Nguyễn Công Doanh (2011) sử dụng bài Thông mạch dưỡng não ẩm và
điện châm trên bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa sau giai đoạn cấp.
Kết quả: 86,5% chuyển dịch một độ, chuyển dịch hai độ là 13,5% theo thang
điểm Henry. Điểm trung bình Barthel tăng được 41,58 ± 6,90 điểm [54].
Ngô Quỳnh Hoa (2013) “Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc
“Thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp”.
Kết quả: có 51,11% dịch chuyển được 1 độ và 40% dịch chuyển được 2 độ
theo thang điểm Barthel, Điểm trung bình Barthel tăng được 34,22 ± 11,28
điểm [55].
Galbaa Davkharbayar (2011) “Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng
vận động ở bệnh nhân nhồi máu não bằng thủy châm Epinosin B”.Điểm
Bathel trung bình sau điều trị của nhóm NC 82,26 ± 15,06 cao hơn trước điều
trị 44,45 ± 14,69 điểm. (p<0,05) [56]
Nguyễn Phương Đông (2011) “ Đánh giá tác dụng của viên Loutai trong
hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp”. Sau điều trị điểm
trung bình Barthel của nhóm NC là 71,17 ± 21,18 cao hơn có ý nghĩa so với
trước điều trị là 25,29 ± 16,80 (p < 0,01) [57]
Trần Quang Hưng (2010). "Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận
động ở bệnh nhân nhồi máu não bằng thủy châm Neurobion”. Điểm Bathel

trung bình sau điều trị của nhóm NC 84,26 ± 12,06 cao hơn trước điều trị
46,76 ± 16,69. (p<0,01) [58].


21
1.4. CHẾ PHẨM ALTON CMP:
1.4.1. Thành phần và liều lượng cho một ống thuốc:
* Chế phẩm thuốc dùng trong nghiên cứu
- Tên sản phẩm: Alton CMP
- Nhà sản xuất: công ty dược và trang thiết bị y tế Bình Định
- Thành phần: Mỗi lọ bột đông khô chứa
+ Cytidine-5-disodium monophotphat: 10mg
+ Uridin -5-trisodium triphotphat
+ Uridin -5 –disodium diphotphat
+ Uridin -5 – disodium monophotphat: 6mg
Mỗi hộp 5 lọ bột đông khô đi kèm 5 ống dung môi.
1.4.2. Tác dụng của từng thành phần chế phẩm:
- Alton CMP cung cấp các nhóm photphate cần thiết cho sự liên kết của
những monosacharite với các ceramine để tạo nên các cerebroside và các acid
photphat vốn cấu thành shingomyelin và các glycerophotpholipide là những
thành phần chính của bao myelin nhờ đó có thể có được đặc tính dinh dưỡng
tốt hơn cho sự trưởng thành và tái tạo sợi trục mô thần kinh. từ dó tham gia
tích cực vào quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh kích thích hoạt động
trí óc và trí nhớ.
1.4.3. Ứng dụng của chế phẩm Alton CMP:
Sự phối hợp này tạo ra một tác dụng giảm đau, hồi phục tổn thương rõ rệt
bằng cách .
- Kích thích cơ thể sửa chữa tổn thương
- Cải thiện quá trình tái tạo sợi thần kinh
- Tăng tốc độ dẫn truyền của sợi thần kinh

- Tái tạo mô thần kinh bị tổn thương.


22
 Chỉ định:
• Bệnh lý đau dây thần kinh: do nghiện rượu, tiểu đường
• Bệnh cơ do dây thần kinh ngoại biên
• Bệnh lý thần kinh ngoại biên do thiếu dinh dưỡng
• Đau dây thần kinh, viêm rễ thần kinh: đau thần kinh hông to, đau thần
kinh cổ, đau thần kinh gian sườn, đau thần kinh sinh ba
• Phục hồi chức năng vận động dây thần trong các trường hợp TBMMN
do nhồi máu não.
1.4.4. Dạng sản phẩm và cách dùng:
- Alton CMP phân phối bởi: công ty dược và trang thiết bị y tế
Bình Định (BIDIPHAR).
- Sản phẩm được trình bày dưới dạng Alton CMP bột đông khô
mỗi hộp 5 ống
- Dung môi 5ống đi kèm 5 lọ bột đông khô
- Cách dùng: bơm hết dung môi vào ống bột đông khô lắc đều cho
đến khi tan hoàn toàn. Dùng tiêm bắp
 Liều lượng: tiêm bắp sâu 1 – 2 lọ / ngày.


23

Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thuốc điều trị


 Chế phẩm dùng trong nghiên cứu
Alton CMP tiêm bắp do công ty dược và trang thiết bị y tế Bình Định
(BIDIPHAR) cung cấp.
Thành phần:
+ Cytidine-5-disodium monophotphat: 10mg
+ Uridin -5-trisodium triphotphat
+ Uridin -5 –disodium diphotphat
+ Uridin -5 – disodium monophotphat: 6mg
Mỗi hộp 5 lọ bột đông khô đi kèm 5 ống dung môi .
Mỗi ống dung môi 2ml.

Hình 2.1. Chế phẩm Alton CMP


24

 Thuốc YHHĐ trong phác đồ điều trị nền Theo hướng dẫn của Khoa Y
học cổ truyền Bệnh viện Bạch Mai (Trang 26).
2.1.2. Dụng cụ phục vụ nghiên cứu
- Kim châm cứu các loại độ dài từ 5 – 12 cm do việt nam sản xuất.
- Máy điện châm do viện trang thiết bị Y tế Hà Nội sản xuất E=6v
chạy bằng pin.
- Kim và ống tiêm loại 5 ml.
- Bông vô khuẩn, cồn 700, khay, panh.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa YHCT Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 12 năm 2014
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Là những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên không phân biệt giới, nghề

nghiệp. Được chẩn đoán là NMN sau giai đoạn cấp được điều trị nội trú tại
Khoa YHCT – Bệnh viện Bạch Mai.
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
- Lâm sàng:
+ Bệnh nhân có di chứng liệt nửa người ở các mức độ khác nhau.
+ Tỉnh táo, nghe và hiểu được lời nói.
+ Không có các biến chứng loét, bội nhiễm.
+ Các chỉ số sinh tồn: mạch, nhiệt độ, nhịp thở ổn định.


25
+ Huyết áp tâm thu dưới hoặc bằng 160 mmHg, huyết áp tâm trương
dưới hoặc bằng 100 mmHg.
- Cận lâm sàng:
+ CT- scan hoặc MRI sọ não – chấn đoán xác định là nhồi máu bán cầu
não: Hình ảnh giảm tỷ trọng tại ổ nhồi máu.
- Đánh giá mức độ liệt theo Rankin, Barthel:
+ Theo độ Rankin: chọn bệnh nhân có di chứng độ II đến độ IV
+ Theo chỉ số Barthel chọn bệnh nhân từ độ II (65-90đ) đến độ IV
(0-25đ)

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền
Bệnh nhân NMN đã được tuyển chọn theo tiêu chuẩn của YHHĐ, sau
đó tiếp tục được phân loại bằng YHCT thông qua tứ chẩn chọn những bệnh
nhân có biểu hiện chứng bán thân bất toại. Trên lâm sàng có bốn thể tuy
nhiên Chúng tôi tập trung nghiên cứu hai thể bệnh khí hư huyết trệ và can
dương cang thịnh bởi vì trên lâm sàng chủ yếu gặp hai thể bệnh này.
1) Khí hư huyết trệ lạc mạch ứ trở:

- Triệu chứng: liệt nửa người, chân tay mềm vô lực, nói ngọng, miệng
mắt méo xếch, mặt vàng ải hoặc tối không tươi. Rêu trắng mỏng lưỡi tím nhợt
hoặc lệch. Mạch tế sác vô lực.
2) Can dương thịnh lên lạc mạch ứ trở:
- Triệu chứng: liệt nửa người, chân tay cứng đờ co lại choáng nhức
đầu, mặt đỏ tai ù. Rêu lưỡi vàng mỏng. Mạch huyền có lực


×