Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Bước đầu tìm hiểu về nhu cầu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc của bệnh nhân tại xã thanh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.83 KB, 36 trang )

秋韵
BỘ
Y012
TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC
BỘ YCỔ
TẾ TRUYỀN VIỆT NAM
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT
VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
KHÔNG DÙNG THUỐC
CỦA BỆNH NHÂN
Tên đề tài
XÃ THANH
HÒA
NHƯTRẠNG
XUÂN THANH
HOÁ
NĂM
KHẢO SÁT
THỰC
CUNG CẤP
DỊCH
VỤ2014
Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI TRẠM Y TẾ XÃ VẠN XUÂN VÀ
THỌ THANH-HUYỆN CẨM THỦY-TỈNH THANH HÓA

Chủ nhiệm đề tài:


BS.CKII. NGUYỄN MẠNH HẢI

Chủ nhiệm đề tài: THS. LÊ THỊ LAN

HÀ NỘI - 2014


BỘ Y TẾ
HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM BỆNH TẬT
VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
KHÔNG DÙNG THUỐC CỦA BỆNH NHÂN
XÃ THANH HÒA NHƯ XUÂN THANH HOÁ NĂM 2014

Chủ nhiệm đề tài: THS. LÊ THỊ LAN
Tham gia đề tài:

BS. Nguyễn Văn Hoàng
Các SV. Y6
Các SV. Liên thông

HÀ NỘI - 2014


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSSK


: Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

: Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CP

: Chi phí

ĐTV

: Điều tra viên

KCB

: Khám chữa bệnh

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

TYTX

: Trạm y tế xã

TTYTH

: Trung tâm y tế huyện


TTB

: Trang thiết bị

TTBYT

: Trang thiết bị y tế

THA

: Tăng huyết áp

TK

: Thần kinh

TB

: Trung bình

TE

: Trẻ em

XBBH

: Xoa bóp bấm huyệt

YTTB


: Y tế thôn bản

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
CHƯƠNG 1.....................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
1.1. Một số phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh tật...........................3
1.1.1. Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại cộng đồng..............................3
1.1.2. Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện............................4
1.1.3. Mô hình bệnh tật dựa trên gánh nặng bệnh tật của cộng đồng5
1.2. Mô hình bệnh tật của một số nước trên thế giới...............................7
1.3. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam..............................................................8
1.4. Một số phương pháp phân loại bệnh tật .............................................9
1.4.1. Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật..................................9
1.4.2. Phân loại bệnh tật theo chuyên khoa sâu....................................10
1.5. Giới thiệu sơ lược ICD-10 [1,14]........................................................11
1.5.2. Cấu trúc một Chương...................................................................12
1.5.3. Cấu trúc một nhóm .......................................................................12
1.5.4. Cấu trúc một bệnh trong mỗi nhóm.............................................12
1.5.5. Bộ mã 4 ký tự ...............................................................................13

1.6. Phân loại mô hình bệnh tật theo ICD 10[1,14]..................................13
1.7. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu..........................................14
1.7.1. Thông tin chung về huyện Như Xuân và xã Thanh Hòa ..........14
1.7.2. Khái quát về tình hình y tế huyện Như Xuân và xã Thanh Hòa.
........................................................................................................................14
CHƯƠNG 2...................................................................................................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu :........................................................................16
2.2. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................16


2.3. Phương pháp đánh giá:........................................................................16
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu.............................................................................16
2.5. Phương pháp thu thập số liệu:............................................................16
2.6. Phạm vi nghiên cứu............................................................................16
2.7. Địa điểm nghiên cứu:...........................................................................16
2.8. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................16
CHƯƠNG 3...................................................................................................17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................17
3.1. Mô hình bệnh tật tại xã Thanh Hòa Như xuân Thanh Hóa .............17
3.2. Nhu cầu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc ..................19
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................22
BÀN LUẬN.....................................................................................................22
4.1. Đặc điểm bệnh tật bệnh nhân tới khám bệnh tại trạm y tế xã
Thanh Hòa tại đợt khám chữa bệnh tình nguyện............................22
4.2. Nhu cầu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc của người
dân tại xã Thanh Hòa Như Xuân Thanh Hoá....................................22
KẾT LUẬN.....................................................................................................25
KIẾN NGHỊ....................................................................................................27



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tỷ lệ phần trăm các mặt bệnh theo tiêu
chuẩn ICD 10[1]...............................................................17
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm các mặt bệnh theo nhóm
bệnh...................................................................................18
Bảng 3.3: Số lượt điều trị bằng phương pháp không
dùng thuốc.........................................................................19
Bảng 3.4: Tỷ lệ các mong muốn của người dân với việc
điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc tại trạm y
tế xã Thanh hòa ...............................................................20

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ một số nhóm bệnh của bệnh nhân đến khám bệnh tại
TYTX Thanh Hòa.......................................................................18
Biểu đồ 3.2: Số lượng bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp không
dùng thuốc tại xã Thanh Hòa....................................................19
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các mong muốn của người dân trên một số khía cạnh
về việc điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc của
YHCT..........................................................................................20


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đặc điểm bệnh tật của một cộng đồng phản ánh tình hình sức khỏe chung
của cộng đồng đó, việc xác định được mô hình bệnh tật giúp cho ngành y tế
xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện. Mô
hình bệnh tật cũng thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội và

mang tính địa dư.
Việc xác định mô hình bệnh tật cũng như tìm hiểu về nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ của người dân là một trong những việc làm cần thiết giúp cho ngành
y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện,
đầu tư cho công tác phòng chống và điều trị bệnh tật có chiều sâu và trọng
điểm, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trong các phương pháp điều trị, phương pháp không dùng thuốc tương đối
đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện ở tuyến cơ sở nhưng hiện nay chưa có những
nghiên cứu về tỷ lệ bệnh nhân có nhu cầu điều trị bằng những phương pháp
này ở tuyến xã. Trong nước, đã có một số nghiên cứu về mô hình bệnh tật
như: Nguyễn Thị Thanh Hải đã nghiên cứu mô hình bệnh tật và hoạt động
KCB tại các bệnh viện đa khoa tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long từ năm
2001-2003

[1]

.Nguyễn Thanh Hồng với Mô hình bệnh tật và hoạt động KCB

qua báo cáo thống kê các BV tuyến tỉnh trong 4 năm của tỉnh Ninh Bình

[2].

Phạm Ngọc Minh nghiên cứu Tình hình ốm đau và sử dụng dịch vụ y tế của
người dân Ba Vì, Hà Tây [3].Lê Thị Khánh Tâm. Tình hình ốm đau của TE 1114 tuổi thuộc một số phường của quận Hoàn Kiếm [4].
Tuy vậy, hiện nay chưa có những mô hình nghiên cứu về đặc điểm bệnh
tật cũng như nhu cầu được điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc của
bệnh nhân cụ thể cho từng xã. Việc nắm bắt được đặc điểm bệnh tật và bước
đầu tìm hiểu nhu cầu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc của người
1



dân trong xã góp phần định hướng giúp cho việc bổ sung nhân lực YHCT,
trang bị các thiết bị y tế cũng như cơ số thuốc men phù hợp với đặc điểm của
từng địa phương là một công tác cần được thực hiện.
Vì vậy, qua đợt khám chữa bệnh tình nguyện tại xã Thanh Hòa Như Xuân,
chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm bước đầu tìm hiểu mô hình bệnh tật
chung và nhu cầu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc của người dân
xã Thanh Hòa.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1. Nhận xét đặc điểm bệnh tật của bệnh nhân tại xã Thanh Hòa
Như Xuân Thanh Hoá và phân loại theo ICD 10.
2. Bước đầu tìm hiểu về nhu cầu điều trị bằng phương pháp không
dùng thuốc của bệnh nhân tại xã Thanh Hòa.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số phương pháp nghiên cứu mô hình bệnh tật
1.1.1. Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại cộng đồng
Các kỹ thuật thu thập thông tin được áp dụng là phỏng vấn (phỏng vấn
nhóm, phỏng vấn cá nhân), quan sát trực tiếp, khám lâm sàng, xét nghiệm môi
trường, sử dụng số liệu có sẵn...
1.1.1.1. Thu thập thông tin bằng phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được áp dụng khá rộng rãi. Người ta thường
sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn toàn bộ các thành viên trong gia đình hoặc
một người đại diện gia đình về tình hình bệnh tật của gia đình đó


[7].

Ưu điểm

của phương pháp này là trong một thời gian ngắn có thể đưa ra được các
thông số cần thiết mà nghiên cứu đòi hỏi, so sánh được với các nghiên cứu ở
các vùng địa lý khác nhau trong cùng một thời điểm, từ đó đưa ra được các
kết luận về mô hình bệnh tật của cộng đồng tại thời điểm nghiên cứu. Đó là
những căn cứ quan trọng của việc đề ra các giải pháp thích hợp, đặc biệt trong
phòng bệnh. Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng phiếu
điều tra theo mục đích của nghiên cứu, độ nhạy, độ đặc hiệu của bộ câu hỏi,
cách khai thác thông tin của điều tra viên (ĐTV), trình độ của ĐTV, thời gian
tiếp xúc của ĐTV với người tham gia nghiên cứu và đặc biệt là trình độ nhận
thức, văn hoá, kinh tế, xã hội của đối tượng điều tra. Những người khá giả, có
trình độ học vấn cao thường nhạy cảm hơn và báo cáo kịp thời tình hình mắc
bệnh của mình. Thời gian phỏng vấn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
kết quả nghiên cứu. Quá trình điều tra thường khai thác thông tin về bệnh tật
của đối tượng trong vòng hai tuần tính từ thời điểm điều tra trở về trước. Nếu
3


thời gian điều tra càng dài, tần xuất phát hiện các bệnh mạn tính càng tăng, các
bệnh cấp tính càng giảm. Thời điểm phỏng vấn cũng là một yếu tố ảnh hưởng
đến mô hình bệnh tật, vì nhiều bệnh liên quan đến mùa, thời tiết, khí hậu...
Kết quả phỏng vấn trực tiếp từng người trong hộ gia đình tốt hơn là
phỏng vấn gián tiếp một người đại diện cho cả gia đình. Với trẻ em, thông tin
từ phỏng vấn bà mẹ thường chính xác hơn những người khác trong gia đình.
1.1.1.2. Thu thập thông tin bằng khám lâm sàng
ĐTV tiến hành khám lâm sàng toàn diện hoặc khám sàng lọc (tuỳ thuộc
yêu cầu nghiên cứu và kinh phí thực hiện), để phát hiện những bệnh hiện mắc.

Phương pháp này tương đối đắt và tốn công. Kết quả phụ thuộc vào đánh giá
chủ quan của các ĐTV do không có các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ. Kết
quả điều tra bằng khám lâm sàng thường cho tỷ lệ mắc cao hơn phỏng vấn.
1.1.1.3. Dựa trên các số liệu sẵn có
Có thể thu nhập thông tin dựa trên sổ lưu của trạm y tế xã, cộng tác
viên y tế… Những số liệu này thường không đầy đủ và thiếu chính xác trong
hoàn cảnh các nước đang phát triển vì chưa có hệ thống ghi chép và lưu trữ
chuẩn xác.
1.1.2. Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện
Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện chủ yếu dựa vào hồ sơ
lưu trữ tại các bệnh viện theo bệnh án mẫu thống nhất toàn ngành y tế. Có
nhiều loại bệnh án khác nhau cho từng chuyên khoa nhưng vẫn đảm bảo tính
thống nhất ở những thông tin chính, thuận lợi cho nghiên cứu. Việc xây dựng
mô hình bệnh tật dựa vào chẩn đoán ra viện hoặc tử vong, theo những tiêu
chuẩn chẩn đoán, sự hỗ trợ của xét nghiệm... Chẩn đoán này phụ thuộc trình
độ chuyên môn của nhân viên y tế và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán của
từng cơ sở y tế. Độ tin cậy của chẩn đoán trong bệnh viện cao hơn hẳn ngoài
cộng đồng do được các Giáo sư, Bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm xác
4


định, với sự hỗ trợ đắc lực của các xét nghiệm cận lâm sàng và các phương
tiện chẩn đoán khác. Việc theo dõi người bệnh liên tục giúp củng cố chẩn
đoán, phát hiện ra các bệnh kèm theo và đánh giá được hiệu quả điều trị. Các
kết quả thống kê thường là hồi cứu, phụ thuộc bệnh sử của bệnh nhân khi ra
viện, phụ thuộc người làm công tác thống kê, sắp xếp mã số, do đó có thể có
một số khác biệt về chất lượng giữa các bệnh án và phân loại bệnh tật, giữa
các bệnh viện Trung ương và địa phương. Do điều kiện hạn hẹp về cơ sở vật
chất, các bệnh viện chỉ có thể tiếp nhận một số lượng bệnh nhân giới hạn,
nhiều bệnh chỉ điều trị ngoại trú nên mô hình bệnh tật tại bệnh viện không

phản ánh hết thực chất tình hình sức khoẻ của nhân dân. Nhiều bệnh tại cộng
đồng tỷ lệ mắc còn tương đối cao nhưng ở bệnh viện thường chiếm tỷ lệ thấp
như các bệnh về răng miệng, viêm đường hô hấp trên, ghẻ lở...
1.1.3. Mô hình bệnh tật dựa trên gánh nặng bệnh tật của cộng đồng
Từ những năm đầu của thập kỷ 90, WHO và Ngân hàng thế giới đề
xuất các phép đo lường mới, quan tâm tới đánh giá nặng bệnh tật của cộng
đồng. Hiện nay tuy vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng đã sử dụng ở
một số nước, đặc biệt các nước phát triển, có hệ thống quản lý sức khoẻ, bệnh
tật tốt. Gánh nặng bệnh tật được đo lường bởi các chỉ số:
- DALY (Disability Adjusted Life Years): Số năm cuộc sống điều
chỉnh theo mức độ tàn tật.
- YLD (Years Lived with Disability): Số năm sống chung với bệnh tật.
- YLL (Years of Life Lost): Số năm tiềm năng sống bị mất đi vì tử
vong sớm.
* DALY biểu thị số năm của cuộc sống bị mất đi do người bệnh bị tử
vong và cả số năm sống trong tàn tật. Nếu không tính khấu hao tuổi và hệ số
tỷ trọng tuổi, DALY có thể tính theo công thức:
DALY = YLD + YLL
5


* YLD là số năm sống bị mang bệnh hoặc bị chấn thương và được tính
theo công thức: YLD= I x DW xL (1 − e ) 0,03L
0,03
Trong đó:
I: Số trường hợp mới mắc ở thời gian nghiên cứu.
L: Số năm trung bình sống cùng tàn tật.
e: hằng số bằng 2,71.
DW: Hệ số tàn tật. DW có giới hạn từ 0 – 1 (0 là hoàn toàn khoẻ mạnh,
1 coi như chết). Khi bệnh càng nặng hệ số này càng lớn. DW xác định bằng

hai phương pháp: Hoặc dựa vào bảng tra sẵn. hoặc dựa vào các định nghĩa về
mức độ mất khả năng. Theo Murray CJL và cộng sự, hệ số mất khả năng và
bệnh tật chia làm 6 mức, với DW từ 0,096 đến 0,920.
Để tính YLD cần biết thời gian mang bệnh, mức trầm trọng của bệnh
và loại bệnh mà phân ở các mức độ khác nhau. Mức trầm trọng của bệnh có
thể tính một cách tương đối dựa trên cách xử trí. Murray CJL vμ cộng sự đã
đưa ra một bảng tra hệ số tàn tật và thời gian mang bệnh dựa trên ba mức trầm
trọng của bệnh.
Gánh nặng bệnh tật có thể tính theo YLD hiện mắc hoặc YLD mới mắc
YLL được tính theo công thức:
YLL = 1 (1 –e0,03L )
0,03
Trong đó:
L: Kỳ vọng sống cụ thể theo tuổi lúc tử vong.
e: Hằng số bằng 2,71.
YLL là hiệu số giữa hy vọng sống khi sinh và tuổi lúc chết. Người ta
quy định lấy hy vọng sống khi sinh của nước có tuổi thọ cao nhất là Nhật
6


Bản, nữ là 82,5 và nam là 80 tuổi. ở Việt Nam, nên tính riêng gánh nặng bệnh
tật do chết non (YLL) và gánh nặng bệnh tật do mang bệnh và thương tích
(YLD) theo số hiện mắc bởi lẽ chúng ta chưa quản lý sức khoẻ toàn dân, nên
không thể tính số mới mắc được. Đánh giá vai trò của bệnh tật với chất lượng
cuộc sống các nhà nghiên cứu còn đưa ra các chỉ số: số năm sống bị ốm nặng,
ốm vừa, ốm nhẹ và sống khoẻ mạnh để đánh giá ảnh hưởng của bệnh tật với
chất lượng cuộc sống (QALY: Quality Adjusted Life Years).
1.2. Mô hình bệnh tật của một số nước trên thế giới
Ở một số nước trên Thế giới cũng đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá
gánh nặng bệnh tật và xác định các yếu tố nguy cơ chính trên cơ sở đó có kế

hoạch giải quyết ưu tiên từng vấn đề theo khả năng nguồn lực của mình. Một
số các yếu tố nguy cơ chính mà kết quả các nghiên cứu đã nêu ra như các
bệnh tim mạch, cao huyết áp, thuốc lá, nghiện rượu.
Mô hình bênh tật và tử vong ở các nước đang phát triển khác rõ rệt so
với các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển tỷ lê mắc các bênh nhiễm
khuẩn và tử vong vẫn chiếm môt tỷ lệ lớn. Nhờ chương trình chăm sóc sức
khoẻ ban đầu, tỷ lệ các bệnh này đang có xu hướng ngày càng giảm. Tỷ lệ các
bệnh không lây như tim mạch, dị tật bẩm sinh, ung thư, rối loạn nội tiết và
chuyển hoá, tai nạn thương tích ngày càng tăng lên. Nhìn chung trong mười
năm qua, mô hình bệnh tật chủ yếu của người dân nước ta vẫn là bệnh nhiễm
khuẩn và dinh dưỡng như của các nước đang phát triển; mặt khác những bệnh
tật phổ biến của các nước phát triển như ung thư, tim mạch, tâm thần, béo phì,
tai nạn... đã dần xuât hiện và có xu hướng tăng lên [6] .
Ở Brunei, một trong những nước có thu thập bình quân đầu người cao
nhất thế giới và đầu tư cho y tế lớn nhất thế giới, trong mười bệnh hàng đầu
hay gặp, chỉ có một bệnh nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn đường hô hấp, còn lại
chủ yếu là bệnh tim mạch, đái đường, hen... những bệnh không lây... Ngược
7


lại ở Campuchia, một đất nước nghèo, các bệnh thường gặp lại là sốt rét, lao,
tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp cấp... là các bệnh còn phổ
biến ở các nước đang phát triển [6]. Cùng là các vùng lãnh thổ của Trung Quốc,
những mô hình bệnh tật ở Hồng Kông và Ma Cao có sự khác biệt rõ rệt. ở
Hồng Kông trước năm 1997 là thuộc địa của Anh, do đó mô hình bệnh tật của
Hồng Kông gần giống mô hình bệnh tật của các nước phát triển. Ở Hồng
Kông trong năm bệnh hàng đầu chỉ có hai bệnh nhiễm trùng là viêm đường hô
hấp cấp và bệnh da. Ngược lại, ở Ma Cao cả năm bệnh hàng đầu là các bệnh
lây: Lao, viêm gan B, C, nhiễm HIV... Mặc dù tất cả trẻ em đều được tiêm
phòng BCG [6].

1.3. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình bệnh tật
đã được triển khai từ trung ương tới một số tỉnh trong cả nước như trong Đề
tài của GS. Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự về thực trạng sức khoẻ và mô hình
bệnh tật của trẻ em Việt Nam

[7]

; Nghiên cứu chỉ ra rằng về cơ bản mô hình

bệnh tật của nước ta vẫn là mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển.
Theo niên giám thống kê Y tế trong 10 bệnh phổ biến nhất thì bệnh nhiễm
trùng chiếm 6 bệnh, trong đó 5 bệnh đứng hàng đầu: viêm phổi, viêm họng và
amidan, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản, ỉa chảy và viêm dạ dày, ruột
có nguồn gốc nhiễm khuẩn, cúm [2].
Vào cuối thế kỷ 20, mô hình bệnh tật ở nước ta đã có xu hướng phát
triển, mang tính chất giao thoa khá rõ. Các bệnh lý đặc trưng của các nước
đang phát triển như nhiễm khuẩn, SDD đang giảm dần, thay vào đó là một số
bệnh lý gần giống với các nước phát triển trên thế giới. Mô hình bệnh tật của
nước ta đã có những thay đổi đáng kể. Các bệnh nhiễm khuẩn tuy tỷ lệ mắc
vẫn còn cao nhưng có xu hướng ngày càng giảm. Năm 1976, tỷ lệ mắc bệnh
nhiễm khuẩn là 55,5%, đến năm 1996 còn 37,63%, năm 2000 là 32,11%, và
8


năm đầu tiên của thế kỷ XXI chỉ còn 25,02%

[2].

Đặc biệt các bệnh trong


chương trình tiêm chủng mở rộng giảm rõ rệt. Chúng ta đã thanh toán được
bệnh bại liệt và uốn ván rốn sơ sinh; viêm gan B và viêm não Nhật Bản B mới
đưa vào chương trình tiêm chủng những năn gần đây đã thu được kết quả khả
quan: Tỷ lệ viêm gan virut trên 100.000 trẻ em năm 1998 là 16,42; đến năm
2001 chỉ còn 10,07. Viêm não giảm chưa nhiều: năm 1998 là 2,94; năm 2001 là
2,36. Nhưng đây là tỷ lệ viêm não chung, còn viêm não Nhật Bản B đã giảm hẳn
[2].

Bệnh dinh dưỡng cũng giảm đáng kể. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ

51,5% năm 1985 xuống còn 44,9% năm 1994 và 33,16% năm 2000.
Có sự khác biệt mô hình bệnh tật ở nông thôn, thành phố, ở vùng núi và
đồng bằng. Nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn cho thấy ở Vạn Phúc là một
làng ngoại thành Hà Nội, tỷ lệ trẻ SDD là 7,7%, còn ở xã Nam Sơn là xã vùng
gò đồi cũng thuộc Hà Nội, tỷ lệ SDD là 30,6%, trong đó 1,4% là SDD nặng.
Các tỉnh đồng bằng tỷ lệ trẻ em mắc bướu cổ rất thấp, nhưng ở miền núi Thái
Nguyên, Đắk Lắc, tỷ lệ mắc rất cao (trên 40%)[2].
Yếu tố môi trường cũng có ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật như vùng
núi cao, ẩm ướt, đầm lầy khí hậu khắc nghiệt có mô hình bệnh tật trẻ em khác
những nõi đồng bằng, khô ráo. Ô nhiễm môi trường sống do sự phát triển của
công nghiệp và đô thị hoá nhanh cũng đưa đến nhiều bệnh tật ở cả những
nước phát triển và đang phát triển[2].
1.4. Một số phương pháp phân loại bệnh tật
Mô hình bệnh tật được xây dựng từ những hồ sõ bệnh tật riêng rẽ. Tuỳ thuộc
mỗi cách phân loại bệnh tật, mô hình bệnh tật cũng có những sắc thái riêng.
1.4.1. Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật
Theo cách phân loại này bệnh tật được chia thành ba nhóm chính [2,14]:
- Bệnh lây
- Bệnh không lây

9


- Tai nạn, ngộ độc, chấn thương.
Cách phân loại này cho ta cái nhìn bao quát, tổng thể mô hình bệnh tật
ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền địa lý, nó mang tính chất xác định xu hướng
phát triển của bệnh tật. Nhìn vào mô hình bệnh tật này chúng ta sơ bộ đánh
giá được sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, vùng miền. Việt
Nam trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, mô hình
bệnh tật đang từng býớc tiến tới gần giống mô hình bệnh tật của các nước
phát triển. Bệnh lây nãm 1976 chiếm 55,5% tỷ lệ mắc bệnh và 53,06 % tỷ lệ
chết thì đến nãm 2000 chỉ còn 32,11% mắc bệnh và 26,08% chết. Ngược lại
bệnh không lây tãng từ 42,65% nãm 1976 lên đến 54,2% nãm 2000. Nhóm
bệnh tai nạn, ngộ độc, chấn thýõng tãng gần 7 lần (1,84% nãm 1976 và
13,69% nãm 2000). Kèm theo tỷ lệ mắc là tỷ lệ tử vong cũng tãng lên tương
ứng [2]. Cách phân loại này số liệu đõn giản, tương đối chính xác do số liệu đủ
lớn. Nó rất thích hợp cho việc so sánh giữa các quốc gia các vùng miền cũng
nhý có cái nhìn bao quát chung về mô hình bệnh tật của một đất nước, là một
số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vùng miền đó.
Nó có tính chất dự báo xu hướng bệnh tật tương lai và giúp chúng ta có cái
nhìn tổng thể để hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô.
1.4.2. Phân loại bệnh tật theo chuyên khoa sâu
Một số chuyên khoa còn có các cách phân loại khác mang tính chuyên
sâu nhýng thường chỉ áp dụng ở một số nước có nền y học phát triển và trình
độ khoa học kỹ thuật cao do tính chất phức tạp của chuẩn đoán (ngành ung
bướu phân loại dựa trên ICD – O liên quan đến hình thái học của khối u) hay
chưa thống nhất được các tiêu chuẩn chẩn đoán (hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ có
các tiêu chuẩn phân loại riêng về các bệnh lý tâm thần). Những cách phân loại
này khó có điều kiện áp dụng ở Việt Nam, chỉ mang tính chất tham khảo [1,14]


10


1.5. Giới thiệu sơ lược ICD-10 [1,14]
1.5.1. Cấu trúc của ICD – 10
ICD -10 được chia thành 21 Chương:
Chương I : Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.
Chương II : Bướu tân sinh.
Chương III : Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan
đến cơ chế miễn dịch.
Chương IV : Bệnh nội tiết – dinh dưỡng – chuyển hoá.
Chương V : Rối loạn tâm thần và hành vi.
Chương VI : Bệnh hệ thần kinh.
Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ.
Chương VIII : Bệnh tai và xương chũm.
Chương IX : Bệnh hệ tuần hoàn.
Chương X: Bệnh hệ hô hấp.
Chương XI : Bệnh hệ tiêu hoá.
Chương XII : Các bệnh da và mô dưới da.
Chương XIII: Bệnh hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết.
Chương XIV: Bệnh hệ sinh dục - tiết niệu.
Chương XV : Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản.
Chương XVI: Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh.
Chương XVII : Dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc thể.
Chương XVIII : Các triệu chứng, dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng
và cận lâm sàng bất thường, không phân loại ở nõi khác.
Chương XIX : Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do
nguyên nhân bên ngoài.
11



Chương XX : Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong.
Chương XXI : Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và tiếp
xúc dịch vụ y tế
1.5.2. Cấu trúc một Chương
Mỗi chương chia thành nhiều nhóm:
Ví dụ: Chương I chia thành 21 nhóm:
- Nhóm 1: Nhiễm khuẩn đường ruột.
- Nhóm 2: Lao
- Nhóm 21: Bệnh nhiễm khuẩn khác.
1.5.3. Cấu trúc một nhóm
Trong mỗi chương trong mỗi nhóm bao gồm các bệnh
Ví dụ: Thiếu máu dinh dưỡng:
- Thiếu máu do thiếu sắt.
- Thiếu máu do thiếu Vitamin B12.
- Thiếu máu do thiếu acid Forlic.
- Thiếu máu do dinh dưỡng khác.
1.5.4. Cấu trúc một bệnh trong mỗi nhóm
Mỗi bệnh phân loại chi tiết hơn theo nguyên nhân gây bệnh hay tính
chất được trưng của bệnh đó.
Ví dụ: Lị trực khuẩn (A03) được phân thành:
- Lị trực khuẩn do Shigella dysenteriae (A03.0).
- Lị trực khuẩn do Shigella flexneri (A03.1).
- Lị trực khuẩn do Shigella boydii (A03.2).
- Lị trực khuẩn do Shigella sonnei (A03.3).
- Nhiễm Shigella khác (A03.8).
12


- Nhiễm Shigella, không xác định và lỵ trực khuẩn KXĐK (A03.9)

1.5.5. Bộ mã 4 ký tự
- Ký tự thứ nhất (chữ cái) mã hoá Chương bệnh.
- Ký tự thứ 2 (số thứ nhất) mã hoá nhóm bệnh.
- Ký tự thứ 3 (số thứ hai) mã hoá tên bệnh.
- Ký tự thứ 4 (số thứ ba) mã hoá một bệnh chi tiết theo nguyên nhân
hay tính chất đặc thù của một bệnh.
Ký tự thứ nhất có 25 chữ cái từ A đến Z, trừ chữ cái U không sử dụng.
Giữa ký tự thứ 3 và thứ 4 có một dấu thập phân (.).
1.6. Phân loại mô hình bệnh tật theo ICD 10[1,14]
Cách phân loại được WHO khuyến khích sử dụng trên toàn thế giới và
là một báo cáo bắt buộc cho từng nước xây dựng mô hình bệnh tật theo phân
loại bệnh tật quốc tế và các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ (ICD). Qua
nhiều lần sửa đến nay, sau lần hiệu đính thứ 10, ICD - 10 được đưa ra sử dụng
ngày càng rộng rãi và đã chứng minh được tính ưu việt của nó. Đặc điểm nổi
bật của ICD là phân loại theo từng chương bệnh, trong mỗi chương lại chia ra
từng nhóm bệnh. Từ mỗi nhóm bệnh chia nhỏ thành các tên bệnh và cuối
cùng là các bệnh chi tiết theo nguyên nhân hay tính chất đặc thù của bệnh.
Như vậy, một bệnh theo ICD được mã hoá bởi 3 ký tự chính và ký tự thứ 4
mã hoá bệnh chi tiết (không bắt buộc nếu không đủ điều kiện).
Với điều kiện cụ thể của Việt Nam và một số nước đang phát triển
WHO chỉ yêu cầu mã hoá đến tên bệnh (3 ký tự), các chuyên khoa sâu có thể
vận dụng hệ thống mã hoá 4 ký tự để phân loại chi tiết hơn, phù hợp với từng
chuyên khoa. Hệ thống phân loại này giúp chúng ta có một mô hình bệnh tật
đầy đủ, chi tiết. Nó giúp các nhà hoạch định chính sách cũng nhý các nhà
quản lý có cái nhìn bao quát, toàn dịện và cụ thể về mô hình bệnh tật để từ đó
đưa ra các chiến lýợc, chính sách, giải pháp thích hợp, đnh giá hiệu quả của
13


các chương trình chãm sóc sức khoẻ đã và đang được triển khai. Nó giúp các

bác sỹ lâm sàng có cái nhìn tổng thể mô hình bệnh tật của đõn vị mình đang
công tác. Với sự trợ giúp của máy vi tính chúng ta có thể dễ dàng xây dựng
mô hình bệnh tật theo các cách phân loại đã trình bày ở trên bởi bản thân ICD
đã bao hàm các cách phân loại đó. Phân loại theo ICD giúp người quản lý dễ
dàng so sánh, đánh giá mô hình bệnh tật giữa các quốc gia, các vùng miền,
các bệnh viện, từ đó đưa ra các đầu tư đúng đắn cũng nhý các chương trình
hành động thiết thực nhằm cải thiện tình trạng của từng bệnh lý cụ thể nhất là
khi kinh phí chi cho ngành y tế còn eo hẹp, chưađáp ứng được nhu cầu thực
tiễn. Đây là cách phân loại khá chi tiết, đi hỏi người làm công tác thống kê
phải có trình độ nhất định để tránh nhầm lẫn cũng như đi hỏi các bác sỹ lâm
sàng cần có chẩn đoán chính xác, chi tiết. Điều này có thể khắc phục bằng
việc nâng cao trình độ cho bác sỹ lâm sàng và đào tạo, tập huấn cho những
người trực tiếp mã hoá bệnh.
1.7. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu.
1.7.1. Thông tin chung về huyện Như Xuân và xã Thanh Hòa
Huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá là một trong 07 huyện miền núi
nghèo của tỉnh Thanh Hóa, nằm phía Tây nam của tỉnh Thanh Hóa, gần
đường Hồ Chí Minh. Huyện có diện tích 860 km2, có 01thị trấn Yên Cát và
17 xã; dân số năm 2010 là gần 70.000 người, có 5 dân tộc sinh sống là
Mường, Tày, Thái, Thổ, Kinh
1.7.2. Khái quát về tình hình y tế huyện Như Xuân và xã Thanh Hòa.
1.7.2.1. Trung tâm y tế huyện:
Huyện Như Xuân có Bệnh viện huyện Như Xuân với Quy mô 90
giường bệnh, có 16 bác sỹ. Có Trung tâm y tế dự phòng huyện mới chia tách,
có trụ sở nằm gần bệnh viện huyện. Mạng lưới Trạm Y tế xã, các xã đều có
nhà trạm và cán bộ y tế hoạt động, đầu năm 2010 huyện còn 04 Trạm Y tế xã
14


chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. 100% thôn bản đều có cán bộ y tế thôn

hoạt động. Như Xuân là huyện miền núi nghèo thuộc diện ưu tiên để đầu tư
phát triển giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/NQCP của
Chính phủ, có mạng lưới y tế khó khăn, thiếu thốn nhất cả về trang thiết bị y
tế, nhân lực y tế và cơ sở hạ tầng. Để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y
tế của người dân tới các dịch vụ y tế có chất lượng, cần thiết phải có ngay các
can thiệp vào huyện Như Xuân bằng các nguồn vốn có thể để đầu tư nâng cấp
và củng cố mạng lưới y tế cho huyện nghèo này. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế và Sở
Y tế tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên và bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu
tư cho y tế huyện Như Xuân.
1.7.2.2. Trạm y tế xã Thanh Hòa
Trạm y tế xã Thanh Hòa (TYTX) với cơ sở mới được xây dựng là các
nhà đã được kiên cố hóa, lợp mái bằng. Vườn thuốc nam của TYTX có
khoảng hơn 50 cây thuốc nam nhưng chưa được quan tâm chăm sóc, vun xới.
Trang thiết bị của TYTX chưa được đồng bộ, về cơ bản là giống nhau.
Dụng cụ để phục vụ công tác khám chữa bệnh thông thường đầy đủ, đảm bảo
vô trùng tuy nhiên một số đã cũ.
Hiện nay, trạm có 6 nhân viên y tế. TYTX có 1 bác sỹ đảm nhiệm
chính công việc chuyên môn và là bác sỹ đa khoa.
Bộ phận khám chữa bệnh bằng YHCT chưa có cán bộ chuyên trách nên
trang thiết bị cơ sở vật chất chưa được trang bị.

15


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu :
Bệnh nhân tới khám bệnh tại trạm y tế xã Thanh Hòa- Như Xuân- Thanh
Hoá
2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang.
2.3. Phương pháp đánh giá:
Tỷ lệ phần trăm các mặt bệnh theo ICD 10.
Tỷ lệ bệnh nhân đến khám bệnh của 6 thôn thuộc địa bàn xã Thanh Hòa
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bằng phương pháp YHCT.
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Thu thập tất cả bệnh nhân đến khám bệnh tại trạm xá Thanh Hòa trong đợt
tình nguyện .
2.5. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập và thống kê toàn bộ số bệnh nhân đến khám bệnh tại TYTX
Thanh Hòa trong thời gian diễn ra đợt khám chữa bệnh tình nguyện.
2.6. Phạm vi nghiên cứu
Chiến dịch khám chữa bệnh tình nguyện của HVYDHCTVN năm 2014
từ tháng 2/2014 - 3/2014.
2.7. Địa điểm nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến hành tại trạm y tế xã Thanh Hòa – Như Xuân- Thanh Hóa.
2.8. Xử lý và phân tích số liệu
Kết quả được xử lý bằng toán thống kê y học trên phần mềm SPSS
17.0, số liệu có ý nghĩa thống kê khi P < 0.05.
Định tính: theo phương pháp tổng hợp.

16


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình bệnh tật tại xã Thanh Hòa Như xuân Thanh Hóa
Bảng 3.1: Tỷ lệ phần trăm các mặt bệnh theo tiêu chuẩn ICD 10[1]
Tên bệnh
Viêm đường hô

hấp trên
Cao huyết áp
Bệnh Đĩa đệm
cột sống cổ
Đau lưng
TNTH não
Đau thần kinh
tọa
Viêm Amidan
Viêm
quanh
răng
Viêm họng
Cảm cúm
Thoái hóa khớp
gối
Viêm DD -TT
Rối loạn tiền
đình
Viêm phế quản
Suy nhược cơ
thể
Viêm đại tràng


Tỷ lệ
SL
ICD 10
%
J06


53 12.86

I10

Đau nửa đầu


Tỷ lệ
SL
ICD 10
%
G43

4

0.97

46 11.16 D/C TBMMN

G81

3

0.72

M50

44 10.67


J31

3

0.72

M47
G45

30
30

E43
H10

3
2

0.72
0.48

M54

29

7.28 Suy dinh dưỡng
9.46 Đau mắt
Hen phế quản
7.03


J45

2

0.48

J03
K04

24

L50
H52

Viêm mũi

J02

21

D10

20

M16

19

5.82 Dị ứng
Bệnh khúc xạ và

10.07
rối loạn điều tiết
Vết thương phần
5.09 mềm
Thoái hóa khớp
4.84
háng
Rối loạn giấc ngủ
4.60

K29
H81

15
12

3.64 Thiếu máu huyết tán
2.91 Chảy máu cam

D56
D69

7

1.69

M75

6


1. 45

Viêm quanh khớp
vai
D/c zona thần kinh

5

1.21 Xơ gan
Đau bụng sau mổ
1.21
VRT
0.97 Hội chứng lỵ
0.48

J20

K59

Gan nhiễm mỡ
Viêm xoang
Viêm kết mạc

Tên bệnh

22

5
J03
H10


4
2

17

2

0.48

2

0.48

2

0.48

M17

2

0.48

G47

1

0.24


1

0.24

1

0.24

1

0.24

1

0.24

K74

1

0.24

K38

1

0.24

K63


1

0.24


Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm các mặt bệnh theo nhóm bệnh
STT

Nhóm bệnh

Tỷ lệ %

1.

Hô hấp

32.47

2.

Cơ xương khớp

23.27

3.

Thần kinh

21.57


4.

Tiêu hóa

14,06

5.

Tim mạch

11.16

6.

Răng hàm mặt

10.07

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ một số nhóm bệnh của bệnh nhân đến khám bệnh tại
TYTX Thanh Hòa
Nhận xét: Dựa trên số liệu ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 và bảng 3.2 và
biểu đồ 3.2 ta thấy: Trên tổng số 830 bệnh nhân đến khám bệnh trong đợt
khám chữa bệnh tình nguyện tại Thanh Hòa Như Xuân Thanh Hóa, thống kê
có tới 37 mặt bệnh, nhưng tỷ lệ nhóm bệnh nhân bị bệnh lý về hô hấp là cao
nhất chiếm 32.47% sau đó đến bệnh lý về xương khớp chiếm 23,27% trong
đó hội chứng cổ vai tay chiếm 10.67%, đau lưng 7.28% , bệnh lý thần kinh

18



chiếm 21.57%. Bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý thần kinh là 2 nhóm bệnh
áp dụng phương pháp không dùng thuốc để điều trị có hiệu quả cao.
3.2. Nhu cầu điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc
Bảng 3.3: Số lượt điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc
Tỷ lệ % trên
STT

Số BN làm TT

∑ BN làm
TT

Tổng số
lượt thực hiện

Châm cứu

175

41.86%

875

Chiếu tia hồng ngoại

175

41.86%

875


Xoa bóp bấm huyệt

135

32.30%

675

Khám cấp thuốc

412

412

Biểu đồ 3.2: Số lượng bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp không
dùng thuốc tại xã Thanh Hòa
Nhận xét: Từ bảng số liệu 3.3 và biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ số bệnh
nhân được điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc ở nhóm dùng phương

19


×