Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA ĐCS VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.25 KB, 1 trang )

NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang chìm trong khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5 – 6 –
1911, Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người sang Pháp tìm hiểu tư tưởng
hòa bình, bác ái, xã hội chủ nghĩa, dân chủ mà Pháp nói khi sang xâm lược Việt Nam . Người
nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình và tham gia hoạt động
trong Đảng Xã Hội Pháp, sau đó trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Người đã từng bước rút ra nhiều bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng
của mình. Năm 1923, Người sang Liên Xô gặp Lênin, luận cương của Lênin đã giải đáp trúng
những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc trăn trở, giúp Người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của
đường lối giải phóng dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải
phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải
phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng trong nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới…
và công tác chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Người đã chuẩn bị điều kiện thành lập Đảng như sau: Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Thanh
niên cách mạng đồng chí hội, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á
Đông, sáng lập và viết bài cho báo Thanh Niên, mặt khác tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán,
tiếp tục chuẩn bị về mặt tư tưởng từ nhận thức cách mạng vô sản, Đảng Cộng sản lãnh đạo nền tảng
là chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá tư tưởng Mác – Lênin trong tổ chức, giai cấp công nhân và tổ
chức cho việc thành lập Đảng. Chủ nghĩa Mác – Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái
Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như người đi đường đang khát mà
có nước uống, đang đói mà có cơm ăn. Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con
đường cách mạng vô sản làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó
giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân, nhiều tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, phong trào công nhân đại diện công nhân
đấu tranh từ tự phát lên tự giác đòi hỏi phải có tổ chức Đảng chính trị lãnh đạo. Kết quả là năm
1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc kỳ, mùa thu 1929 An Nam Cộng sản Đảng
được thành lập ở Nam kỳ, 1930 Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung kỳ. Chỉ
trong một thời gian ngắn đã có 3 tổ chức cộng sản được tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu
thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam . Song đó sự tồn tại của 3 tổ chức hoạt
động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ, cạnh tranh phạm vi hoạt động, nhân
sự. Yêu cầu bức thiết phải có một Đảng thống nhất lãnh đạo. Vì vậy quốc tế cử Nguyễn Ái Quốc


thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam . Năm 1930 tại Hương
Cảng, Trung Quốc, Hội nghị nhất trí thành lập Đảng thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam, thông qua chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, chương trình tóm tắt …
Đảng được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong
những năm đầu thế kỷ XX, là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và là
kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng. Đó là cột mốc lớn đánh dấu bước
ngoặc trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam , chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu
nước kéo dài mấy chục năm. Cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất
đúng đắn để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng con người. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với cương lĩnh đường lối cách mạng
đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.



×