Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ hẹp NIỆU đạo BẰNG PHƯƠNG PHÁP cắt LẠNH QUA nội SOI tại BỆNH VIỆN XANH pôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.89 KB, 7 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU ĐẠO BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CẮT LẠNH QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN

Phạm Huy Huyên, Ngô Trung Kiên, Vũ Ngọc Thắng
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cắt lạnh niệu đạo qua nội soi.
Đối tượng và Phương pháp: Hồi cứu bệnh án của 34 bệnh nhân hẹp niệu đạo
được cắt nội soi tại bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2013
Kết quả nghiên cứu:
- Trong thời gian từ 8/2010– 8/2013, chúng tôi đã điều trị 34 bệnh nhân bị hẹp
niệu đạo bằng phương pháp cắt lạnh qua nội soi.
- Tuổi trung bình 37,3 ± 12,4. Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương niệu đạo
- Kết quả tốt: 27 bệnh nhân (79,41%), trung bình: 5 bệnh nhân (14,71%), xấu:
2 bệnh nhân (5,88%)
Kết luận: cắt lạnh qua nội soi điều trị hẹp niệu đạo là phương pháp điều trị hiệu
quả.
SUMMARY
Purpose: to evaluate the results of treating the urethral stricture by incising it
transurethrally.
Materials and methods: 34 patients are treated by internal urethrotomy during
8/2010 – 8/2013.
Result: Mean age 37,3 ±12,4. The reasons are usually urethral trauma. The results
include: good: 27 cases (79,41% ), mean: 5 cases (14,71%), ugly: 2 cases (5,88%).
Conclusion: Internal urethrotomy is a simplest and effective method to treat
urethral stricture.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp niệu đạo là bệnh lý do các mô xơ hình thành sau tổn thương niệu đạo gây hẹp
lòng niệu đạo. Nguyên nhân thường gặp nhất là sau các chấn thương niệu đạo do


tai nạn giao thông vỡ xương chậu hoặc tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt bị ngã


kiểu mạn thuyền. Cũng có thể gặp hẹp niệu đạo sau cắt nội soi u phì đại tuyến tiền
liệt hoặc các can thiệp khác qua đường niệu đạo.Trong điều trị hẹp niệu đạo,
người ta thường có khuynh hướng dùng các phương pháp đơn giản trước
(nong niệu đạo, cắt lạnh niệu đạo qua nội soi...), nếu các phương pháp này thất
bại mới mổ mở. Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội đã tiến hành cắt nội soi điều trị hẹp
niệu đạo khoảng hơn 10 năm nay. Qua hồi cứu các bệnh án của các trường hợp
điều trị hẹp niệu đạo bằng cắt lạnh qua nội soi trong 3 năm (8/2010-8/2013), chúng
tôi muốn đánh giá kết quả của phương pháp này và rút ra một số kinh nghiệm trong
quá trình điều trị.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 34 bệnh nhân hẹp niệu đạo được điều trị bằng phương pháp cắt lạnh
qua nội soi tại bệnh viện Xanh Pôn trong 3 năm, từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2013.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu:
Tổng kết bệnh án 34 trường hợp hẹp niệu đạo được điều trị bằng phương pháp
cắt lạnh qua nội soi tại bệnh viện Xanh Pôn. Các bệnh nhân đã được chẩn đoán dựa
trên các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó các xét nghiệm cận lâm sàng
được sử dụng gồm siêu âm hệ tiết niệu, chụp niệu đạo ngược dòng và chụp cắt lớp
vi tính đa dãy dựng hình niệu đạo.
Bằng phương pháp hồi cứu, các dữ liệu được thu thập từ bệnh án chủ yếu tập
trung đánh giá quá trình chẩn đoán, thực hiện phẫu thuật nội soi cắt lạnh niệu đạo
và diễn biến sau mổ dựa trên:
- Tuổi
- Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng
- Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo
- Phương pháp can thiệp
- Thời gian phẫu thuật
- Tai biến
- Diễn biến sau mổ



2. Kỹ thuật cắt lạnh qua nội soi điều trị hẹp niệu đạo
- Vô cảm: tê tủy sống
- Tư thế bệnh nhân: tư thế sản khoa
- Phương tiện: máy nội soi của hãng Karlstorz
- Nước rửa: nước muối sinh lý hoặc sorbitol
- Kỹ thuật:
Tiến hành đặt máy vào niệu đạo, tiếp cận đoạn hẹp, đưa dây dẫn đường qua đoạn
hẹp vào bàng quang, tiến hành cắt tổ chức xơ hẹp dựa trên dây dẫn đường, thường
bắt đầu từ vị trí 12h, sau khi đưa được máy qua đoạn hẹp sẽ cắt thêm tổ chức xơ ở
các vị trí khác, rút máy, đặt sonde niệu đạo, lưu sonde 7 – 10 ngày.
3. Đánh giá kết quả: chia làm 3 mức độ
- Tốt: sau rút sonde tiểu đái dễ, chủ động, lưu lượng dòng tiểu 20ml/giây
không có nhiễm khuẩn niệu
- Trung bình: đái dễ, chủ động, lưu lượng dòng tiểu 10-15ml/giây, nhiễm
khuẩn niệu nhẹ, điều trị khỏi.
- Xấu: đái khó, lưu lượng < 10ml/giây, nhiễm khuẩn niệu kéo dài.
4. Theo dõi sau mổ: các bệnh nhân đều được theo dõi sau mổ định kì 2 tuần/lần
trong 3 tháng đầu và 3 tháng/lần trong 1 năm để đánh giá về tình trạng tiểu tiện và
nong niệu đạo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tuổi bệnh nhân
Độ tuổi

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

20 – 30


5

14,71

31 – 40

11

32,35

41 – 50

9

26,47

51 – 60

6

17,65

>60

3

8,82

Tuổi trung bình 37,3 ± 12,4
Bảng 2: Nguyên nhân



Nguyên nhân

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Chấn thương niệu đạo

31

91,18

Sau CĐNS u TLT

2

5,88

Hẹp niệu đạo sau đặt sonde tiểu

1

2,94

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %


Đái khó

32

94,12

Bí đái

2

5,88

Suy thận

0

0

Nhiễm trùng

1

2,94

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Nhỏ hơn 1 cm


11

32,35

1 – 2 cm

19

55,89

Lớn hơn 2 cm

4

11,76

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

6 giờ

7

20,59

12 giờ

11


32,35

6 + 12 giờ

16

47,06

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

5

14,71

Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng

Bảng 4: Độ dài đoạn hẹp
Độ dài đoạn hẹp

Bảng 5: Đường cắt niệu đạo
Vị trí đường cắt

Bảng 6: Thời gian lưu sonde tiểu
Thời gian (ngày)
5



7

9

26,47

10

20

58,82

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Tốt

27

79,41

Trung bình

5

14,71

Xấu


2

5,88

Bảng 7: Kết quả điều trị
Kết quả

BÀN LUẬN
Ngày nay, trong điều trị hẹp niệu đạo, các tác giả đều thống nhất nên chọn
phương pháp điều trị đơn giản trước. Các trường hợp cắt lạnh qua nội soi nếu có
hẹp tái phát thì vẫn có thể cắt lại lần 2. Năm 1957, Ravanni là người đầu tiên
thực hiện cắt lạnh niệu đạo qua nội soi, sau đó Helmstein và Sache đã phổ biến
rộng rãi phương pháp này. Trong cắt lạnh niệu đạo qua nội soi, ta có thể quan sát
rõ chỗ hẹp, cắt được tổ chức xơ mà không làm tổn thương mô lành, đánh giá được
đoạn hẹp sau khi cắt.
Về nguyên nhân gây hẹp niệu đạo, cũng tương tự như các báo cáo khác, tuyệt
đại đa số là chấn thương niệu đạo (31 bệnh nhân; 91,18%). Chúng tôi gặp 2 bệnh
nhân hẹp niệu đạo sau cắt đốt nội soi u phì đại tiền liệt tuyến (5,88%), 2 trường
hợp này đều có nhiễm trùng tiết niệu sau mổ, phải chăng đây chính là nguyên nhân
gây hẹp niệu đạo sau cắt nội soi u phì đại tiền liệt tuyến.


Hẹp niệu đạo do chấn thương
Về kỹ thuật cắt lạnh niệu đạo qua nội soi: Theo Alain Wein (1994) khi có
nhiều collagen và fibroblast trong thể xốp sẽ làm xơ hóa thể xốp (spongrofibrosis)
và làm hẹp lòng niệu đạo. Trong cắt lạnh niệu đạo, sau khi cắt ngang mô xơ và
về sau được niêm mạc niệu đạo mọc lên trên chỗ cắt mô xơ đó sẽ tránh bị xơ hẹp
lại. Vì vậy, John A.Nesbitt II khuyên nên cắt đến khi thấy mô lành hoặc đến khi
thấy có máu chảy ra là đủ và nên cắt cách xa 2 đầu chỗ hẹp 0,5cm, tất nhiên là
phải tránh cơ thắt ngoài. Với các trường hợp đoạn hẹp ngắn thì thời gian mổ nhanh

và kết quả rất tốt. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 27 trường hợp đoạn hẹp
ngắn hơn 2cm, sau khi cắt lạnh kết quả rất tốt. Với các trường hợp hẹp trên một
đoạn dài, hẹp nhiều chỗ hoặc hẹp hoàn toàn, việc cắt các tổ chức xơ hẹp khó khăn
hơn, thời gian mổ kéo dài, nước rửa thấm ra bìu và tầng sinh môn nhiều. Nếu
không thể đặt được dây dẫn đường qua chỗ hẹp, việc cắt lạnh hẹp niệu đạo trong
các trường hợp này sẽ rất khó khăn do tổ chức xơ hẹp nhiều và không có định
hướng cho việc cắt bỏ các mô xơ có thể dẫn đến lạc đường gây thủng niệu đạo,
hơn nữa khả năng hẹp lại với các trường hợp này cũng rất cao. Vì vậy, một số tác
giả khuyến cáo không nên chỉ định cắt lạnh trong những trường hợp hẹp dài hoặc
hẹp hoàn toàn.
Về kết quả điều trị: Thường dựa vào 3 yếu tố: lâm sàng, chụp niệu đạo ngược
dòng và niệu động học. Trong 34 bệnh nhân của chúng tôi theo dõi thì kết quả
tốt: 27 bệnh nhân (79,41%), trung bình: 5 bệnh nhân (14,71%), xấu: 2 bệnh nhân
(5,88%). Tuy nhiên, theo một số tác giả thì tỉ lệ tái phát sau cắt nội soi cao.


Do đó để hạn chế tỉ lệ tái phát, nhiều phương pháp được áp dụng sau xẻ lạnh như
nong niệu đạo bằng thủy lực (John Nesbitt 1994), đặt thông tiểu kéo dài tự nong
niệu đạo định kỳ. Gần đây một số tác giả đề nghị đặt stent niệu đạo sau khi cắt
lạnh khoảng 2 tuần. Phương pháp đặt stent có kết quả tốt trong các trường hợp có
xơ hóa thể xốp kèm theo hẹp niệu đạo. Tuy nhiên khi đặt stent thường dễ
gây ra nhiễm trùng (Charles J Devine 1992). Nếu hẹp lại có thể cắt lạnh niệu
đạo lần 2, nhưng không nên cắt nội soi quá 2 lần.
KẾT LUẬN
Hẹp niệu đạo là một bệnh thường xảy ra sau chấn thương niệu đạo. Phương
pháp cắt lạnh niệu đạo qua nội soi là phương pháp nhẹ nhàng, kết quả tốt, đặc biệt
trong trường hợp đoạn hẹp ngắn dưới 2cm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Đỗ Trường Thành “ Đánh giá kết quả điều trị hẹp niệu đạo sau bằng phương
pháp nối tận tận”, Tạp chí YHTH 2006, tr 235-239.
2 Alain Wein Urethnal Strictene disease. Clinical manual of urology 1994 pp:
397 – 391
3

Charls J Devine Urethrao Striatune. Campell’s urology 1999 vol 3, pp: 2982 –
2988

4

Devine PC, Hoston CE. Stricture of male urethral. Recontructive plastic
surgey vol 2, pp: 3983 – 3995

5

Jack W Mc Annich, urethnal stricture Smith’s urology 200, pp: 661 – 672

6

Richard Turner Waruick. Urethnal stricture sungey – Glen’s urologic
Surgeny, pp: 716 – 720



×