1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng (SDD) đang là hiện tượng phổ biến của bệnh nhân nằm
viện. Ngày nay tại các nước phát triển, suy dinh dưỡng cộng đồng không còn
là vấn đề được quan tâm thì SDD trong bệnh viện vẫn chiếm tỉ lệ khá cao.
Nghiên cứu của Pirlich tại Đức cho thấy 22% bệnh nhân nằm viện bị SDD
[1], tỉ lệ SDD của bệnh nhân nằm viện ở Argentina là 47% trong đó SDD
nặng chiếm 12% [2] , tỉ lệ SDD của bệnh nhân nằm viện ở Brazil là 56,5%
trong đó SDD nặng là 17,4%, SDD trung bình là 39,1% [3].
Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ các biến chứng như nhiễm khuẩn,
viêm phổi, chậm liền sẹo sau phẫu thuật, suy hô hấp [4], [5], [6]. Detsky AL
nghiên cứu 202 bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hoá ở bệnh viện thực hành
Torento cho thấy 10% bị biến chứng liên quan đến dinh dưỡng [6], nghiên
cứu của Detsky AS cho thấy tỷ lệ biến chứng ở bệnh nhân SDD nặng là 67%
[7]. SDD liên quan chặt chẽ với thời gian nằm viện.Thời gian nằm viện càng
kéo dài thì tỷ lệ suy dinh dưỡng càng cao [8].
Suy dinh dưỡng làm tăng biến chứng, làm kéo dài thời gian nằm viện
do đó làm tăng chi phí điều trị [9], [10]. Năm 1992, The King’s Fund ước tính
dinh dưỡng hỗ trợ cho bệnh nhân SDD sẽ tiết kiệm cho dịch vụ sức khoẻ quốc gia
226 triệu bảng Anh mỗi năm [11]. Tuy nhiên, SDD trong bệnh viện lại thiếu sự
quan tâm của bác sĩ lâm sàng. Nghiên cứu của Roubenoff cho biết có khoảng 2550% bệnh nhân nhập viện vì những bệnh lý cấp tính có biểu hiện của SDD nhưng
nhân viên y tế chỉ phát hiện được 12,5% trong số đó [12], [13].
Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy, chức năng bình thường của dạ
dày, ruột non, ruột già được phục hồi sau phẫu thuật khoảng 48 giờ [14]. Nuôi
đường ruột sớm cho thấy có hiệu quả làm ngăn ngừa teo niêm mạc dạ dày ruột, duy trì hệ vi khuẩn bình thường, ngăn ngừa sự di chuyển vi khuẩn từ
ruột vào dòng máu và nhiễm trùng bắt nguồn từ ruột [15], [16].
- Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của
bệnh nhân phẫu thuật. Tuy nhiên các nghiên cứu thấy rằng suy dinh dưỡng là
tình trạng phổ biến ở bệnh nhân khoa ngoại. Trong các bệnh ngoại khoa, dinh
2
dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, vì bệnh nhân ngoại khoa phải đủ sức
vượt qua được cuộc phẫu thuật do mất máu, dịch thể, stress... Để phẫu thuật
đạt kết quả tốt, bệnh nhân cần được nuôi dưỡng tốt cả trước và sau phẫu thuật.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: ở những bệnh nhân nuôi dưỡng kém sẽ có tỷ
lệ nhiễm khuẩn tăng, tỷ lệ tử vong cao và gặp nhiều biến chứng hơn so với
những bệnh nhân được nuôi dưỡng tốt. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thu
Hương (2010) cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân khoa ngoại với
BMI <18,5 là 51,3% và theo SGA là 66,4% [17]. Cũng theo nghiên cứu của
Pham NV (2005) [18], trong số 274 bệnh nhân trải qua phẫu thuật ổ bụng lớn
được đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo SGA thì có 35,4% bệnh nhân được
xếp vào nhóm suy dinh dưỡng mức độ nhẹ (B) và 42,3% bệnh nhân đã được
phân loại như vào mức suy dinh dưỡng nặng (C). Tỷ lệ biến chứng sau phẫu
thuật lây nhiễm cao ở những bệnh nhân được phân loại là suy dinh dưỡng nặng
(C) là (33,6%) cao hơn nhóm bệnh nhân không có nguy cơ suy dinh dưỡng (A)
là 6% và nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng mức độ nhẹ (B) là 11%.
- Chính những vấn đề cấp thiết đòi hỏi phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý
cho bệnh nhân phẫu thuật, đặc biệt là trên những bệnh nhân phẫu thuật liên
quan đến đường tiêu hóa, nhằm hạn chế những biến chứng liên quan đến dinh
dưỡng như nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, tăng thời gian nằm viện và
chi phí y tế. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng
dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng – đường tiêu hóa tại
khoa Ngoại, bệnh viện Bạch Mai' với mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật của bệnh nhân
phẫu thuật ổ bụng đường tiêu hóa có chuẩn bị tại khoa Ngoại,
Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.
2. Mô tả các liệu pháp nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật ổ
bụng đường tiêu hóa có chuẩn bị tại khoa Ngoại, Bệnh viện Bạch
Mai Hà Nội.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Vai trò của dinh dưỡng đối với nuôi dưỡng bệnh nhân phẫu thuật
1.1.1. Vai trò của nuôi dưỡng bệnh nhân trong bệnh viện.
Ăn điều trị có tác dụng trực tiếp tới căn nguyên bệnh và căn nguyên
sinh bệnh như đối với các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, suy dinh
dưỡng, thiếu vitamin...
Ăn điều trị còn nhằm nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể chống
lại bệnh tật. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh là sự phát triển của
các quá trình sinh bệnh trong tất cả các bệnh nhiễm khuẩn và phụ thuộc vào
phản ứng của cơ thể.
Ăn điều trị cũng ảnh hưởng đến các cơ chế điều hòa thần kinh thể
dịch, sự rối loạn của cơ chế điều hòa này ảnh hưởng đến quá trình diễn
biến của bệnh và thường gây ra các rối loạn chức năng ở một số cơ quan
và hệ cơ quan. Trong số các cơ chế điều hòa, đặc biệt phải kể đến sự điều
hòa nội tiết và hệ thần kinh [19].
1.1.2. Vai trò của dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch
1.1.2.1. Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn
Mối quan hệ giữa tình trạng dinh dưỡng của cá thể với các bệnh nhiễm
khuẩn được diễn ra theo hai chiều (sơ đồ 1). Thiếu dinh dưỡng làm giảm sức
đề kháng của cơ thể làm cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ngược lại,
các bệnh nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm tình trạng suy dinh dưỡng sẵn có
[20] [21].
4
Cơ thể thiếu dinh dưỡng
Kém ngon miệng
Chất dinh dưỡng hao hụt
Hấp thu kém
Cân nặng giảm
Tăng trưởng kém
Giảm miễn dịch
Tăng khả năng mắc bệnh
Tăng mức độ nặng của bệnh
Kéo dài thời gian bị bệnh
Sơ đồ 1.1. Mỗi quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn
1.1.2.2. Ảnh hưởng thiếu dinh dưỡng protein – năng lượng với hệ miễn dịch
Thiếu protein năng lượng hay gặp nhất ở bệnh nhân phẫu thuật... Thiếu
protein và năng lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, đặc biệt là miễn
dịch qua trung gian tế bào, các chức phận diệt khuẩn của bạch cầu đa nhân trung
tính, bổ thể và bài xuất các globulin miễn dịch nhóm IgA [20], [22].
1.1.2.3. Vai trò của một số vitamin đối với hệ miễn dịch
Vitamin A: Còn có tên gọi là "Vitamin chống nhiễm khuẩn" có vai trò
rõ rệt cả với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào như: tham gia chức năng
cảm nhận thị giác, duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, biệt hóa
tế bào...
Vitamin C: Vitamin C tham gia quá trình hình thành chất tạo keo
(collagen), là chất cần để gắn kết tế bào và làm liền vết thương, làm vững bền
thành mạch. VTM C giúp tăng cường hấp thu sắt không Hem, tham gia quá trình
tạo kháng thể và làm tăng sức đề kháng của cơ thể với bệnh nhiễm trùng.
Các Vitamin nhóm B: trong các Vitamin nhóm B, vai trò các folat và
pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Folat cần cho quá trình tổng hợp ADN và
chuyển hóa protein. Thiếu folat làm chậm sự tổng hợp các tế bào tham gia vào
5
các cơ chế miễn dịch. Tương tự như thiếu sắt, miễn dịch dịch thể ít bị ảnh hưởng
hơn miễn dịch qua trung gian tế bào [23] [24].
1.1.2.4. Vai trò của một số khoáng chất đối với hệ miễn dịch.
Sắt: Thiếu máu là một dạng thiếu dinh dưỡng thường hay gặp nhất ở
người. Thiếu sắt gây nên tình trạng thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ. Tùy
mức độ thiếu máu mà bệnh nhân có biểu hiện khác nhau, từ mệt mỏi, hay cáu
giận, hay quên, giảm khả năng lao động [19].
Kẽm: Khi thiếu kẽm tuyến ức nhỏ đi, các lympho bào giảm số lượng và
kém hoạt động. Thymulin, một hormon của tuyến ức có chứa kẽm. Kẽm là
coenzym của một số men như ADN và ARN polymerase, cũng như carbonic
anhydrase của hồng cầu. Thiếu kẽm thường ít đơn thuần mà hay kèm theo
thiếu sắt và các Vitamin [19].
Đồng: Là coenzym của cytochrom oxydase và superoxyd dismuatase.
Trẻ thiếu đồng bẩm sinh thường chết do nhiễm khuẩn, nhất là bệnh viêm
phổi [19].
Selen: Là thành phần thiết yếu của glutation – peroxydase là men góp
phần giải phóng sự hình thành các gốc tự do. Thiếu selen, nhất là khi kèm
theo thiếu Vitamin E làm giảm sản xuất kháng thể [19].
1.2. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng trong bệnh viện
1.2.1. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bệnh viện
- Suy dinh dưỡng liên quan tới bệnh tật, thiếu khẩu phần ăn uống,
nghèo đói và do thiếu hiểu biết. Suy dinh dưỡng do bệnh tật xảy ra khi khẩu
phần dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, tăng nhu cầu dinh
dưỡng và do rối loạn hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể
- Khẩu phần không đủ là nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng
và tiếntriển của suy dinh dưỡng
Có nhiều yếu tố hạn chế khẩu phần dinh dưỡng có thế được xếp
thành 2 nhóm:
6
- Các yếu tố liên quan tới bệnh tật làm giảm khẩu phần cho dù thực
phẩm sẵn có
- Các yếu tố làm giảm khẩu phần khi không sẵn có thực phẩm hoặc
chất lượng thực phẩm không đảm bảo [25].
Giảm khẩu phần khi thiếu thực
phẩm, chất lượng thực phẩm tốt,
thực phẩm không sẵn có:
-Hệ thống cung cấp thức ăn trong
bệnh viện kém
- Thất bại trong hỗ trợ dinh
dưỡng phù hợp
- Bữa ăn không đảm bảo chất
lượng không ngon miệng
- Thức ăn không phù hợp với văn
hóa, tôn giáo bệnh nhân.
- Môi trường ăn uống không phù
hợp, không có giao tiếp xã hội
trong môi trường ăn uống
- Khó khăn trong mua, chuẩn bị
nấu nướng thực phẩm
- Nghèo đói
Giảm khẩu phần khi thực
phẩm sẵn có
-Chán ăn vì bệnh tật, do triệu
chứng của bệnh tật (VD: nôn)
do điều trị, lo lắng hoặc chán
nản
- Khó đưa thức ăn vào đường
miệng (yếu cơ, rung cơ,phẫu
thuật...)
- Khó nhai (thiếu răng), kém
về vị giác (thay đổi vị giác
khi hóa trị liệu) khó nuốt (thắt
nghẽn thực quản)
- Chống chỉ định ăn đường
miệng (ruột không hấp thu)
- Nhịn ăn để làm xét nghiệm
và điều trị.
- Gây mê, gây tê
Tăng nhu cầu dinh
dưỡng:
-Bệnh tật/điều trị liên
quan tới tăng nhu cầu
năng lượng cơ bản và nhu
cầu các chất dinh dưỡng
khác đ
- Rối loạn hấp thu và mất
các chất dinh dưỡng do
bệnh tật hoặc do điều trị
bằng thuốc
Khẩu phần ăn
thiếu về số
lượng và không
cân đối về chất
lượng
Suy dinh dưỡng
Thiếu nhận thức và điều trị về
dinh dưỡng
-Không quan tâm tới dinh
dưỡng và những số liệu dinh
dưỡng
- Không có thông tin đầy đủ
cho cán bộ tiết chế dinh dưỡng
- Thiếu hiểu biết, thiếu tập
huấn cho bác sỹ, y tá về dinh
dưỡng
- Thiếu các nguồn lực hoặc
không có hoạt động dinh
dưỡng trong bệnh viện
Sơ đồ 1.2. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bệnh viện
7
1.2.2. Hậu quả của suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng có nhiều ảnh hưởng rất đa dạng, tác động tới mỗi cơ
quan và chức phận của cơ thể, suy dinh dưỡng đem lại nhiều hậu quả đối với
cấu trúc và chức năng của cơ thể, sức khỏe thể lực và tinh thần, khả năng hồi
phục, kết quả sau chấn thương, sau phẫu thuật và sau khi khỏi bệnh.
Suy dinh dưỡng dẫn tới giảm cân nặng do mất khối mỡ và khối nạc
của cơ quan và tổ chức mô.
Suy dinh dưỡng dẫn tới những tổn thương về chức phận, sức khỏe
thể lực và tâm lý:
+ Suy giảm hệ thống miễn dịch dẫn tới dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
+ Chậm lành vết thương và tăng nguy cơ loét các điểm tỳ đè của cơ thể
Mất và yếu cơ
+ Chức năng hô hấp: cơ hô hấp yếu đi làm bệnh nhân khó ho và khạc
do vậy làm tăng nguy cơ các nhiễm trùng ở lồng ngực. Yếu cơ hô hấp cũng
làm khó khăn cho việc ngừng thông khí nhân tạo cho bệnh nhân.
+ Chức năng tim mạch: Cơ tim yếu làm giảm khối lượng tuần hoàn
và nguy cơ trụy tim mạch.
+ Chức năng vận động: giảm khối cơ dẫn đến giảm vận động, tăng
nguy cơ huyết khối, tăng nguy cơ loét do tỳ đè.
Thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng đường tiêu hóa dẫn đến rối
loạn tiêu hóa và hấp thu.
Sự lãnh đạm, thờ ơ, buồn chán làm suy sụp tinh thần và giảm khả
năng hồi phục [25].
1.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân.
1.3.1. Khái niệm:
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là xác định chi tiết , đặc hiệu
và toàn diện tình trạng dinh dưỡng người bệnh. Đánh giá TTDD là cơ sở cho
8
hoạt động tiết chế dinh dưỡng. Quá trình đánh giá TTDD giúp xây dựng kế
hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho BN và cũng là cơ sở cho việc theo dõi các
can thiệp về dinh dưỡng cho người bệnh.
- Đánh giá TTDD bệnh nhân giúp cho việc theo dõi diễn biến bệnh
trong quá trình điều trị, tiên lượng bệnh tật cũng như đánh giá hiệu quả can
thiệp dinh dưỡng. Không có một giá trị riêng biệt nào của các kỹ thuật đánh
giá TTDD có ý nghĩa chính xác cho từng bệnh nhân, nhưng khi thực hiện nó
giúp cho các bác sỹ lâm sàng chú ý hơn đến tình trạng dinh dưỡng, giúp gợi ý
để chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết. Việc phát hiện sớm tình
trạng thiếu dinh dưỡng giúp xây dựng chiến lược hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời
hơn là khi bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt dinh dưỡng quá nặng mới can
thiệp [25].
1.3.2. Các phương pháp đánh giá TTDD của bệnh nhân
1.3.2.1. Đánh giá TTDD của BN phẫu thuật thông qua các số đo nhân trắc.
- Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích xác định/đo lường các biến đổi
về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Số đo
nhân trắc được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, để theo dõi thay
đổi về tình trạng dinh dưỡng và tình trạng mất khối cơ.
- Trong thực hành lâm sàng, các số đo thường dùng là: trọng lượng cơ
thể (bao gồm cả tỷ lệ thay đổi trọng lượng), chiều cao (liên quan tới trọng
lượng cơ thể dùng để xác định khối mỡ), khối mỡ (vòng eo, BMI, bề dày lớp
mỡ dưới da), khối cơ (vòng cánh tay), thành phần cơ thể, lượng nước [26].
1.3.2.1.1. Trọng lượng cơ thể
Số đo trọng lượng đơn thuần không được sử dụng đặc hiệu để xác định
tình trạng dinh dưỡng mà thường kết hợp với các số đo khác như chiều cao.
9
Xác định trọng lượng cơ thể thường xuyên có tác dụng quan trọng để ghi
nhận được thay đổi về trọng lượng theo thời gian và để tính toán tỷ lệ tăng
hoặc giảm cân
Tỷ lệ thay đổi trọng lượng cơ thể
Thay đổi(%)= Trọng lượng trước đây (kg) – Trọng lượng hiện tại (kg) x 100
Trọng lượng trước đây
Công thức này được sử dụng để tính toán tỷ lệ trọng lượng cơ thể giảm
đi hơn là là tỷ lệ tặng lên, bởi vì tỷ lệ giảm đi là một chỉ tiêu quan trọng để
xác định nguy cơ suy dinh dưỡng của bệnh nhân. Khi sử dụng ”tỷ lệ giảm cân
” như là một thông số để can thiệp dinh dưỡng khi: bệnh nhân sut cân không
mong muốn > 10% trong vòng 3 đến 6 tháng hoặc bệnh nhân có BMI < 18,5
và có sụt cân không mong muốn > 5% trong 3 đến 6 tháng [26].
1.3.2.1.2. Chiều cao
- Chiều cao đứng: có thể đo bằng thước đo chiều cao riêng biệt hoặc
loại gắn trên tường.
- Trường hợp chiều cao đứng không thể đo được có thể ước tính bằng
cách sử dụng bằng các biện pháp thay thế như:
+ Người bệnh tự khai chiều cao, đặc biệt là người già thường
không nhận thấy quá trình giảm chiều cao theo tuổi và thường ước tính chiều
cao của họ thấp hơn bình thường khoảng 2 cm.
+ Đo chiều cao khi nằm cũng rất chính xác nhưng thường dài hơn
chiều cao đứng 2%.
+ Ước đoán chiều cao của bệnh nhân bởi người nhà hoặc người
chăm sóc với sai số là 1%.
10
+ Một số đo khác có thể giúp ước tính được chiều cao như chiều dài
xương cẳng tay, xương cẳng chân [26].
1.3.2.1.3. Chiều dài cẳng tay:
Là phương pháp dễ dàng và nhanh nhất với bệnh nhân nặng. Tính hợp
thức khi đo cẳng tay trái
1.3.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân thông qua đo khối mỡ.
1.3.2.2.1. Vòng eo: là chỉ số dự báo chính xác về khối mỡ bụng khi nó dùng
một mình hoặc kết hợp với chỉ số BMI. Béo bụng là chỉ số sự báo nguy cơ
cho những người có BMI trong ngưỡng vượt quá giới hạn bình thường. Đối
với người già, người châu Á vòng eo là chỉ số tốt hơn BMI [26].
1.3.2.2.2. Chỉ số BMI (WHO,1995).
Trong phương pháp nhân trắc, chỉ số thường được sử dụng là chỉ số
khối cơ thể (BMI) = cân nặng(kg)/chiều cao(m)2
Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng BMI để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng ở người trưởng thành (WHO,1995) [27].
Thuận lợi của phương pháp này là:
+ Các bước tiến hành đơn giản, an toàn.
+ Các phương tiện không quá đắt, thuận tiện cho việc di chuyển.
+ Thu được những thông tin về tình trạng dinh dưỡng một cách tin cậy.
- Có thể dùng để đánh giá thay đổi tình trạng dinh dưỡng theo thời
gian.
- Có thể được dùng như một test sàng lọc để phát hiện các cá thể có
nguy cơ cao với suy dinh dưỡng.
11
- Hạn chế của phương pháp: không thể dùng để phát hiện các trường hợp
có sự thiếu hụt dinh dưỡng trong một thời gian ngắn, hoặc thiếu hụt các chất
dinh dưỡng đặc hiệu. Những yếu tố không phải là dinh dưỡng như bệnh tật, di
truyền, giảm tiêu hao năng lượng, có thể làm giảm độ nhạy và độ đặc hiệu.
Bảng 1.1. Tình trạng dinh dưỡng (BMI) ở người trưởng thành theo WHO 1995
BMI
< 16,0
Suy dinh dưỡng nặng
16,9 – 17
Suy dinh dưỡng trung bình
17 – 18,4
Suy dinh dưỡng nhẹ
25 – 29,9
Thừa cân
30 – 34,9
Béo phì độ I
35 – 39,9
Béo phì độ II
>40
Béo phì độ III
1.3.2.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân thông qua dự trữ năng
lượng của cơ thể
1.3.2.3.1. Dự trữ Lipid:
- Có khoảng 50% mô mỡ của cơ thể nằm dưới da. Bằng cách đo bề
dày nếp gấp da (BDNGD) cơ tam đầu, dưới cơ bả vai, bụng, hông đánh giá
được dữ trữ lipid của cơ thể.
- Trung bình nếp gấp da cơ tam đầu
Nam giới:
12,5 mm
Nữ giới:
16,5 mm
Nếu số đo được ở dưới mức 60% coi là giảm dự trữ Lipid. [26], [28]
1.3.2.3.2. Dự trữ protein cơ vân
Thường được đánh giá thông qua cơ cánh tay:
12
Khối cơ cánh tay = Chu vi VCT (cm) – (3,14 x BDNGD cơ tam đầu)
Trung bình:
Nam giới : 25,5 cm
Nữ giới:
23 cm
Số đo được < 60% coi là có sự giảm sút khối cơ [26], [28].
1.3.2.3.3. Dự trữ Protein nội tại
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật đường
tiêu hóa bằng phương pháp hoá sinh thường sử dụng các chỉ số như: Albumin
huyết thanh, creatinin huyết thanh, ni tơ Ure trong máu, transferrin... Nồng độ
albumin thấp kèm theo những dấu hiệu về suy dinh dưỡng Protein năng lượng
khác, được quan sát thấy ở nhiều bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa trên thế
giới [8].
Đánh giá Protein nội tại thông qua các chỉ số sinh hóa (theo Seltzer và CS)
Albumin huyết thanh (35 – 48g/l):
Bình thường
Albumin huyết thanh (từ 28 – 35g/l):
Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ.
Albumin huyết thanh (từ 21 – 27g/l):
Suy dinh dưỡng mức độ vừa.
Albumin huyết thanh < 21g/l:
Suy dinh dưỡng mức độ nặng
Tuy nhiên, nồng độ Albumin huyết thanh bị ảnh hưởng bởi một số yếu
tố khác ngoài yếu tố dinh dưỡng như giảm nhanh trong trạng thái stress và
tình trạng nhiễm trùng; albumin bị mất trong một số trường hợp bệnh lý khác
[6], [29].
1.3.2.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân thông qua phương pháp
điều tra khẩu phần:
Các phương pháp chính là phương pháp hỏi ghi khẩu phần 24 giờ,
điều tra tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm. Đây là một phương pháp sử
13
dụng để phát hiện sự bất hợp lý (thiếu hụt hoặc thừa) dinh dưỡng ngay ở giai
đoạn đầu tiên. Thông qua việc thu thập, phân tích số liệu về tiêu thụ lương
thực, thực phẩm và tập quán ăn uống (chỉ số về dinh dưỡng của các thực
phẩm dựa vào bảng thành phần hóa học Việt Nam của viện dinh dưỡng) từ đó
cho phép rút ra các kết luận về mối liên quan giữa ăn uống và tính trạng sức
khỏe [22] [26] [30].
1.3.2.5. Đánh giá TTDD bệnh nhân thông qua các công cụ sàng lọc.
1.3.2.5.1. Phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (Subjective Global
Assessment – SGA)
- Phương pháp SGA là một công cụ để sàng lọc suy dinh dưỡng đối với
bệnh nhân nằm viện, không cần phân tích chính xác thành phần cơ thể. Đây là
phương pháp phân loại chủ quan bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt, suy
dinh dưỡng vừa và nặng dựa vào các kết quả thay đổi cân nặng, khẩu phần,
các triệu chứng dạ dày- ruột, các thay đổi chức năng và các dấu hiệu lâm sàng
liên quan đến thiếu dinh dưỡng. SGA lần đầu tiên được Detsky, trường đại
học Toronto, Canada, mô tả năm 1982. Từ đó nó được phát triển và sử dụng
rộng rãi trong các quần thể bệnh nhân khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
SGA hiện nay là công cụ tốt để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người lớn
trong nhiều loại bệnh nhân khác nhau như trong phẫu thuật [29] , bệnh thận
[31] [32], ung thư [33], bệnh xơ gan [34], bệnh nhân nặng [35]. SGA xác định
suy dinh dưỡng tốt hơn và độ nhậy cao khi so sánh với nhiều chỉ số như
protein nội tạng, số đo nhân trắc và thành phần cơ thể [36][37].
`- Các nghiên cứu cho rằng SGA là một kĩ thuật lâm sàng đơn giản, không
tốn kém, phương pháp đáng tin cậy nhất và hiệu quả để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng và suy dinh dưỡng, ngoài ra nó còn tiên đoán các biến chứng và
14
tử vong liên quan đến dinh dưỡng [6] [38] [39]. Có thể hướng dẫn SGA một
cách dễ dàng cho các cán bộ lâm sàng [40] [41] [42].
- Ưu điểm của phương pháp là có thể đánh giá nhiều số liệu khách quan
từ giai đoạn bệnh, đến thay đổi về cân nặng, những biểu hiện của tình trạng
dinh dưỡng kém, những đánh giá về lâm sàng của thầy thuốc
- Phương pháp đánh giá bằng SGA được sử dụng để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân lúc nhập viện trong vòng khoảng 48 giờ.
SGA là công cụ đánh giá ”nhẹ nhàng”, không tốn kém, nhạy, tin cậy và đặc
hiệu. SGA được sử dụng rộng rãi trong nhiều bệnh viện, nhiều loại hình chăm
sóc y tế.
Theo Detsky AS (1987) [6] SGA là một kỹ thuật kết hợp dữ liệu từ
các khía cạnh chủ quan và khách quan. SGA có 2 phần đánh giá.
Phần 1: Kiểm tra bệnh sử (Thay đổi cân nặng, chế độ ăn uống, các
triệu chứng tiêu hóa, và những thay đổi chức năng)
Phần 2: Kiểm tra lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, phù mắt cá
chân và cổ chướng) giúp sàng lọc dinh dưỡng khi bệnh nhân vào viện. Hiệu
quả của ưu điểm này là biết rõ được thời điểm gần đây bệnh nhân có thay đổi
tình trạng dinh dưỡng. (phụ lục số III)
* Cách tính điểm
- Phương pháp SGA không phải tính điểm bằng số
- Điểm nguy cơ dinh dưỡng không thể không dựa vào mối nguy cơ
riêng lẻ
- Không nên sử dụng hệ thống tính điểm cứng nhắc dựa trên các tiêu
chuẩn cụ thể.
15
* Hầu hết tính điểm từ
Phần 1:
-Sụt cân
- Khẩu phần ăn
Phần 2
-Giảm khối cơ
- Giảm dự trữ mỡ
* Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm ”A” hoặc ít nguy cơ dinh dưỡng
- Cân nặng bình thường hoặc gần đây tăng cân trở lại.
- Khẩu phần ăn bình thường hoặc cải thiện khẩu phần ăn
- Mất lớp mỡ dưới da tối thiểu hoặc không mất.
- Không giảm khối cơ hoặc giảm tối thiểu
* Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm ”B” hoặc tăng nguy cơ dinh dưỡng
- Sụt cân tổng thể mức độ vừa đến nặng trước khi nhập viện (5 – 10%)
- Khẩu phần ăn có thay đổi (ăn ít hơn bình thường < 50%).
- Mất lớp mỡ dưới da, giảm nhiều hoặc mất khoảng 2cm.
* Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm ”C” hoặc tăng nguy cơ dinh dưỡng
- Sụt cân rõ hoặc tiến triển (thường ít nhất 10% cân nặng bình
thường).
- Khẩu phần ăn có thay đổi nhiều (ăn ít hơn bình thường > 50%).
- Mất lớp mỡ > 2cm, giảm khối lượng cơ nặng.
16
* Mức đánh giá SGA
- Mức A: Không có nguy cơ suy dinh dưỡng.
- Mức B: Nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ đến trung bình.
- Mức C: Nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nặng.
Chú ý:
Khi do dự giữa điểm A hoặc B, chọn B.
Khi do dự giữa điểm B hoặc C, chọn B.
1.3.2.4.2. Phương pháp đánh giá MUST (Malnutrition Universal Screening Tool).
Phương pháp đánh giá MUST là công cụ sàng lọc dinh dưỡng gồm có 5
bước được sử dụng cho người trưởng thành, gồm những người bị suy dinh
dưỡng hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, hoặc béo phì. MUST là công cụ
”dựa trên bằng chứng” để xác định đối tượng người trưởng thành có nguy cơ
suy dinh dưỡng, nguy cơ béo phì, gồm các hướng dẫn quản lý có thể được sử
dụng để triển khai kế hoạch chăm sóc y tế. MUST là công cụ thỏa mãn mọi
đặc điểm cần thiết của một công cụ sàng lọc. MUST được ”nhóm tư vấn về
suy dinh dưỡng” và các chuyên gia của Hội dinh dưỡng đường tĩnh mạch và
đường ống thông của Anh xây dựng. MUST xác định tình trạng thiếu protein
– năng lượng mãn tính (BMI), tình trạng thay đổi (giảm cân không mong
muốn) và hiện trạng của bệnh tật có tính cấp tính dẫn đến không có khẩu phần
ăn > 5 ngày.
MUST được xây dựng để sử dụng cho tất cả các đối tượng trưởng
thành, bệnh nhân nội, ngoại trú, đa khoa, cộng đồng. MUST là công cụ cấu
thành bởi 5 bước để xác định SDD, nguy cơ SDD của người trưởng thành và
bao gồm hướng dẫn xử trí dinh dưỡng [25].
17
Bước 1: Cân cân nặng và đo chiều cao để tính toán BMI. Nếu không
thể cân đo trực tiếp dùng các phương pháp thay thế như:
+ Sử dụng số liệu ghi chép trước đây.
+ Nếu đối tượng không thể biết chiều cao, sử dụng phương pháp thay
thế như đo chiều dài cẳng tay.
+ Nếu cân nặng và chiều cao không thể có, thay thế bằng đo vòng cánh
tay (MUAC) để ước tính BMI. Nếu MUAC < 23,5 cm, BMI < 20, nếu
MUAC > 32cm, BMI > 30.
Bước 2: Ghi nhận tỷ lệ giảm cân không mong muốn và cho điểm mức
độ giảm cân, nếu không thể tính toán được mức độ giảm cân thì:
Áp dụng cách tự khai mức giảm cân (tin cậy và hiện thực)
Bước 3: Tính điểm cho các bệnh cấp tính.
Bước 4: Cộng điểm cho các bước 1, 2 và 3 để xác định nguy cơ chung
của SDD.
Bước 5: Sử dụng thông tin về hướng dẫn quản lý đối tượng và điều
kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch chăm sóc thích hợp.
Với BMI: Ghi nhận/đánh giá trên lâm sàng khi đối tượng rất gầy, bình
thường, thừa cân béo phì.
1.3.4.2.3. Phương pháp đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (MNA)
Được xây dựng nhằm đánh giá nhanh và hiệu quả để sàng lọc dinh
dưỡng ở người già. Áp dụng cho bệnh nhân 65 tuổi, tương tự như phương
pháp SGA tính điểm để xác định bệnh nhân nguy cơ suy dinh dưỡng [25].
18
Các loại nguy cơ
Các nguy cơ
Năng lượng và protein khẩu phần cao hơn hoặc thấp hơn
nhu cầu theo tuổi và mức độ hoạt động
Khẩu phần VTM và chất khoáng cao hơn hoặc thấp hơn
nhu cầu theo tuổi và mức độ hoạt động
Khó nuốt
Những vấn đề về đường tiêu hóa
Thực phẩm và
Thói quen ăn uống thay đổi
dinh dưỡng
Suy nhược cơ thể
Không ăn uống đường miệng hơn 3 ngày
Không thể ăn hoặc không muốn ăn
Tăng hoặc giảm hoạt động hàng ngày
Tiêu chảy hoặc táo bón
Kiêng cữ khắt khe
Chế độ ăn hạn chế
Các yếu tố xã hội Học vấn thấp
Yếu tố văn hóa và tôn giáo
và tâm lý
Yếu tố tình cảm, chán nản
Thiếu ăn
Nghiện ngập
Thu nhập thấp
Thiếu hoặc không có khả năng giao tiếp về nhu cầu
Người già
Phụ nữ
Thay đổi các số đo nhân trắc
Mất khối mỡ khối cơ
Thừa cân, béo phì
Bệnh tim mạch hoặc tiết niệu mãn tính có biến chứng
Bệnh đái tháo đường và các biến chứng
Vết loét do tỳ đè, tổn thương da
Ung thư và tác dụng phụ của điều trị
Rối loạn đường tiêu hóa
Điều kiện thể lực Tăng dị hóa, tăng chuyển hóa
Các vấn đề bất Giảm khả năng vận động
Bệnh loãng xương
thường về xét
Tổn thương thần kinh
nghiệm
Tổn thương thị giác
Protein huyết thanh (Albumin, Transfein...)
Mỡ máu
19
Sử dụng/điều trị
bằng thuốc
Hemoglobin, hematocrite
Ure trong máu,creatinin, điện giải
Đường máu lúc đói
Sử dụng/điều trị lâu dài
Sử dụng/điều trị đồng thời bằng nhiều loại thuốc
Tác động qua lại của thuốc với thức ăn, tác dụng phụ của
thuốc
1.4. Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân phẫu thuật nói chung [23] [43].
1.4.1. Nhu cầu DD cho BNPT đường tiêu hóa giai đoạn khởi động ruột.
Nguyên tắc
Cơ cấu khẩu phần
1. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
E (Kcal): 300 – 500
- Năng lượng: 35 – 40Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày
P (g): < 10
- Protid: 1 – 1,2g/kg cân nặng hiện tại.
L (g): < 5
- Lipid: 15 – 20% tổng năng lượng
G (g): 50 – 100
2. Đường nuôi
a. Nuôi qua đường ruột:
- Năng lượng: 300 – 500 Kcal/ngày
- Protid: < 10 g/ngày
- Lipid: < 5g/ngày
- Số bữa ăn: 6 – 8 bữa/ngày
- Ăn lỏng hoàn toàn (nước cháo, nước quả chín)
b. Nuôi qua đường tĩnh mạch
Số lượng chất dinh dưỡng = nhu cầu – số lượng chất
dinh dưỡng nuôi qua đường ruột
1.4.2. Nhu cầu DD cho BNPT đường tiêu hóa, giai đoạn chuyển tiếp
Nguyên tắc
1. Nhu cầu các chất dinh dưỡng
Cơ cấu khẩu phần
E (Kcal): 700 – 1000
- Năng lượng: 35 – 40Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày
P (g): < 10 - < 25
- Protid: 1 – 1,2g/kg cân nặng hiện tại.
L (g): < 15
- Lipid: 15 – 20% tổng năng lượng
G (g): 158 – 225
2. Đường nuôi
20
a. Nuôi qua đường ruột:
- Năng lượng: 700 – 1000 Kcal/ngày
- Protid: < 25 g/ngày
- Lipid: < 15g/ngày
- Thực phẩm: gạo, khoai tây, quả chin, sữa đã thủy
phân protein và Lipid chuỗi trung bình. Trong các
trường hợp đặc biệt, tùy theo độ cắt giảm thể tích hấp
thu mà lựa chọn các thực phẩm công thức có chứa các
chuỗi peptid, hoặc ở các dạng acid amin và Lipid ở
dạng chuỗi trung bình.
- Ăn mềm (cháo, súp, sữa, nước quả)
- Số bữa ăn: 6 – 8 bữa/ngày
b. Nuôi qua đường tĩnh mạch
Số lượng chất dinh dưỡng = nhu cầu – số lượng chất
dinh dưỡng nuôi qua đường ruột
21
1.4.3. Nhu cầu DD cho BNPT đường tiêu hóa, giai đoạn chuyển tiếp 2
Nguyên tắc
Cơ cấu khẩu phần
1.Nhu cầu các chất dinh dưỡng
E (Kcal): 1200 – 1300
- Năng lượng: 35 – 40 Kcal/kg cân nặng hiện tại/ngày.
P (g): < 30 - 45
– Protid: 1 – 1,2g/kg cân nặng hiện tại. Trong đó: Nuôi L (g): < 20
qua đường ruột 30 – 45g, phần còn lại nuôi qua đường G (g): 250 – 330
tĩnh mạch
- Lipid: 15 – 20% tổng năng lượng, nuôi qua đường
ruột < 20g, phần còn lại nuôi qua đường tĩnh mạch.
2. Đường nuôi
a. Nuôi qua đường ruột
- Năng lượng: 1200 – 1300 Kcal/ngày
- Protid: 30 – 45g/ngày
- Lipid < 20 g/ngày
- Số bữa ăn: 4- 6 bữa/ngày
b. Nuôi qua đường tĩnh mạch
Số lượng chất dinh dưỡng = nhu cầu – số lượng chất
dinh dưỡng nuôi qua đường ruột
1.4.4 .Nhu cầu DD cho BNPT đường tiêu hóa, giai đoạn hồi phục
Nguyên tắc
Cơ cấu khẩu phần
- Năng lượng: 1800 – 1900Kcal/ngày
E (Kcal): 1800 – 1900
- Protid: 12 – 14% tổng năng lượng
P (g): < 55 - 65
– Protid: 15 – 25% tổng năng lượng. Acid béo chưa L (g): < 40 - 50
no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và G (g): 275 – 325
acid béo no chiếm 1/3 trong tổng số Lipid
Natri (mg): < 2400
- Số bữa ăn: 4 – 6 bữa/ngày
Nước (l): 2 – 2,5
22
1.5. Các phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật.
1.5.1. Phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đường bằng
đường miệng.
- Đa số bệnh nhân trong bệnh viện, tình trạng dinh dưỡng tốt có thể
đạt được nhờ ăn uống qua đường miệng bằng các thực phẩm thông thường để
đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Về năng lượng có thể giảm bớt
so với bình thường vì hoạt động thể lực ít đi nhưng nhu cầu về protein và
VTM không thay đổi hoặc thậm chí cần tăng do vậy các chế độ ăn trong bệnh
viện cần đáp ứng các yêu cầu đó.
- Một số bệnh nhân do mệt nhọc, do vị trí tổn thương nên gặp khó
khăn trong nhai nuốt cần tán nhuyễn thức ăn, xay nát, thức ăn sệt hoặc lỏng
hoặc các loại bột sữa...
- Một số người bệnh cần được bổ sung thức ăn, thức uống có năng
lượng cao, giàu các chất dinh dưỡng phụ thêm vào các bữa ăn để đảm bảo
cung cấp đủ nhu cầu.
- Bệnh nhân cần hạn chế lượng nước như bệnh tim, thận cần các thức
ăn có mức năng lượng cao (lượng Kcal/g thức ăn) để số lượng thức ăn (lượng
nước) thấp mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu. Những bệnh nhân có nhu cầu protein
trên 70g/ngày cần được bổ sung thêm bằng các thức ăn có đạm cao. Các dung
dịch Polycose, dextrimaltose bổ sung vào chế độ ăn cần hạn chế protein và
các chất điện giải nhưng cần đủ năng lượng để tránh thoái biến protein nội
sinh như bệnh nhân suy thận. Các chất dinh dưỡng bổ sung thêm có thể cho
vào thức ăn thông thường hoặc uống vào các bữa riêng [19].
1.5.2. Phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật bằng đường
ống thông.
- Nuôi ăn qua ống thông là cách nuôi dưỡng bổ sung hoặc thay thế
cho ăn qua đường miệng khi lượng thức ăn, ăn vào của bệnh nhân quá thấp.
23
Đây là phương pháp được ưu tiên chọn lựa khi không đạt được dinh dưỡng
qua đường miệng là đường tiêu hóa vẫn còn hoạt động.
- Bốn phương pháp nuôi qua ống thông là: Mũi – dạ dày, mũi – tá
tràng, mở thông dạ dày, mở thông hỗng tràng. Trong đó 2 phương pháp đầu
thường dùng trong nuôi ngắn hạn và hai phương pháp sau thường dùng để
nuôi dài hạn (> 3 tuần).
- Nuôi ăn qua ống thông đòi hỏi phải lựa chọn thức ăn phù hợp nhất
và tính toán nhu cầu nước và các chất dinh dưỡng cần thiết. Chất xơ trong
thức ăn nuôi qua ống thông làm tăng sự chấp nhận của đường tiêu hóa. Dù
lượng nước trong một số trường hợp hạn chế thì nhu cầu VTM và khoáng
chất vẫn phải được cung cáp đầy đủ.
- Lựa chọn công thức nuôi ăn qua ống thông.
- Đường nuôi qua ống thông.
Việc lựa chọn đường nuôi dựa vào 4 yếu tố: Tình trạng sinh lý của
đường tiêu hóa, nguy cơ hít sặc, thời gian phải nuôi qua ống thông, kỹ thuật
phù hợp. Ống thông mũi – dạ dày thường dùng với bệnh nhân có tình trạng
tương đối ổn định, nuôi ngắn ngày không có các biến chứng như nôn, trào
ngược... Nuôi qua ống thông mũi – ruột non chỉ định trên những bệnh nhân
đường tiêu hóa còn hoạt động nhưng không được nuôi qua dạ dày. Mở thông
thực quản có chỉ định nếu không đặt qua đường mũi. Nuôi qua mở ống thông
dạ dày được thực hiện khi thực quản bị tổn thương trong khi dạ dày bình
thường hoặc có trào ngược thực quản mà không có rối loạn nhu động dạ dày,
tá tràng, hoặc khi cần nuôi ống thông dài ngày trên 3 tuần.
- Phương pháp nuôi ăn
Ba phương pháp nuôi ăn chính: nhỏ giọt liên tục, nhỏ thức ăn từng
lúc và bơm thức ăn. Nhỏ giọt liên tục áp dụng đối với trẻ sơ sinh, khi mới bắt
đầu tiến hành nuôi qua ống thông, khi bệnh quá nặng...Nhỏ thức ăn từng lúc
24
từ 5 – 8 lần/ngày tương tự các bữa ăn thông thường, phương pháp này đưa
thức ăn bằng trọng lực. Dùng bơm tiêm bơm có bất lợi nếu thức ăn vào nhanh
gây trào ngược nên mỗi lần bơm không dưới 15 – 20 phút [19].
1.5.3. Phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật bằng tĩnh mạch.
- Là phương pháp điều trị thiết yếu đối với các bệnh nhân nặng trong
phòng cấp cứu. Tuy nhiên nuôi ăn hoàn toàn qua đường tĩnh mạch là một vấn
đề phức tạp về kỹ thuật, một phương pháp nuôi ăn không sinh lý, tốn kém và
có nhiều biến chứng. Các dưỡng chấp qua đường tĩnh mạch có thể làm thay
đổi các đáp ứng sinh lý bình thường. Khi nuôi ăn qua tĩnh mạch, các chất dinh
dưỡng không qua hàng rào bảo vệ của thành ruột làm tăng nguy cơ gây độc
hại cho cơ thể nên không an toàn bằng đường tiêu hóa. Các tai biến cần quan
tâm như: nhiễm khuẩn huyết, viêm tắc tĩnh mạch... Các chất dinh dưỡng được
đưa vào trực tiếp tĩnh mạch có nguy cơ gây các rối loạn chuyển hóa. Mặt khác
do không có các chất dinh dưỡng kích thích nên dẫn đến teo các nhung mao
đường ruột, tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn vào tế bào thành ruột và dễ
bị thiếu glutamin.
- Tuy nhiên trường hợp không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng
qua đường miệng và đường ống thông thì cần tiến hành nuôi qua đường tĩnh
mạch bổ sung hoặc thay thế hoàn toàn.
- Hiện nay người ta áp dụng cả hai phương pháp nuôi qua tĩnh mạch
trung tâm và tĩnh mạch ngoại vi. Nuôi qua tĩnh mạch ngoại vi dễ thực hiện, ít
biến chứng hơn nhưng phải thay đổi nơi tiêm nhiều lần do vậy thường áp dụng
khi nuôi ăn ngắn ngày hoặc chỉ nuôi hỗ trợ. Nuôi qua tĩnh mạch trung tâm
thường được tiến hành khi cần kéo dài trên 1 – 2 tuần và có thể cung cấp nhiều
năng lượng hơn nhưng kỹ thuật phức tạp và có nhiều biến chứng hơn. Các chế
độ nuôi qua đường tĩnh mạch cũng cần cân đối đủ các nhóm chất dinh dưỡng:
acid amin, chất béo, đường glucose, VTM, khoáng chất và nước [19].
25
1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tình trạng suy dinh
dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật.
1.6.1. Trên thế giới
- Theo nghiên cứu của trường Đại học Minnesoltra (Mỹ): có tới 25 –
50% bệnh nhân nhập viện bị suy dinh dưỡng, 25 – 30 % bệnh nhân bị suy
dinh dưỡng trong thời gian nằm viện, 69 % bệnh nhân nội trú có sự giảm sút
về dinh dưỡng, nhìn chung suy dinh dưỡng dẫn tới 25% biến chứng, 5% tử
vong và kéo dài thời gian điều trị, suy dinh dưỡng dẫn tới giảm khối lượng và
chức năng của tất cả các cơ quan: tim, phổi, tế bào máu, thận, hệ miễn dịch
[44] [45] [46].
- Nghiên cứu của Pirlich tại Đức cho thấy 22% bệnh nhân nằm viện bị
SDD [81], tỉ lệ SDD của bệnh nhân nằm viện ở Argentina là 47% trong đó
SDD nặng chiếm 12% [2], tỉ lệ SDD của bệnh nhân nằm viện ở Brazil là
56,5% trong đó SDD nặng là 17,4%, SDD trung bình là 39,1% [3] [47].
- SDD gặp ở tất cả các nhóm bệnh, dao động từ 20-70% ở nhóm bệnh
phổi mạn tính [48], [49], [50] [51], từ 10-25% ở nhóm suy tim mạn [52], [53]
[54] [55], 8-16% ở bệnh nhân đột quỵ, 30-76% ở bệnh nhân suy thận mạn
[56], [57], [58] [59].
- SDD làm tăng nguy cơ các biến chứng như nhiễm khuẩn, viêm phổi,
chậm liền sẹo sau phẫu thuật, suy hô hấp. Detsky nghiên cứu 202 bệnh nhân
phẫu thuật đường tiêu hoá ở bệnh viện thực hành Torento cho thấy 10% bị
biến chứng liên quan đến dinh dưỡng [6], nghiên cứu của Detsky cho thấy tỷ
lệ biến chứng ở bệnh nhân SDD nặng là 67% [6]. SDD liên quan chặt chẽ với
thời gian nằm viện. Thời gian nằm viện càng kéo dài thì tỷ lệ suy dinh dưỡng
càng cao [8].
1.6.2. Tại Việt Nam
-
Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của
bệnh nhân phẫu thuật. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ rõ suy dinh dưỡng là tình